1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) quan hệ giữa xã hội với tự nhiên và vấn đềmôi tường ở việt nam hiện nay

24 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan Hệ Giữa Xã Hội Với Tự Nhiên Và Vấn Đề Môi Trường Ở Việt Nam Hiện Nay
Tác giả Nguyễn Phương Thảo
Người hướng dẫn ThS. Trần Huy Quang
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Quảng Ninh
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 2,25 MB

Nội dung

Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng ấy một mặt cải thiện đời sống con người, mặt khác lại tạo áp lực lên môi trường tự nhiên, các tác động tiêu cực của đời sống xã hội lên môi trường tự

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

*****

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

QUAN HỆ GIỮA XÃ HỘI VỚI TỰ NHIÊN VÀ VẤN ĐỀ MÔI TƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Phương Thảo

Lớp tín chỉ : TRI114 Giáo viên hướng dẫn : ThS Trần Huy Quang

Quảng Ninh, 2023

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích của đề tài 1

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 1

PHẦN I: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 3

1 Các khái niệm 3

1.1 Tự nhiên 3

1.2 Xã hội 3

2 Mối quan hệ biện chứng giữa tự nhiên và xã hội 4

2.1 Xã hội – bộ phận đặc thù của tự nhiên 4

2.2 Tự nhiên – nền tảng của xã hội 4

2.3 Tác động của xã hội đến tự nhiên 5

2.4 Tự nhiên – con người – xã hội nằm trong một thể thống nhất 6

2.5 Những yếu tố tác động đến mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội 6

PHẦN II: MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN Ở VIỆT NAM 8

1 Môi trường 8

1.1 Khái niệm 8

1.2 Phân loại 8

1.3 Vai trò 8

2 Ô nhiễm môi trường 9

2.1 Khái niệm 9

2.2 Tại sao phải bảo vệ môi trường? 9

3 Khái quát về tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam 10

3.1 Khái niệm tài nguyên thiên nhiên 10

3.2 Tài nguyên nước 10

3.3 Tài nguyên đất 10

3.4 Tài nguyên khoáng sản 10

3.5 Tài nguyên rừng 10

3.6 Đa dạng sinh vật 11

PHẦN III: VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN 12

1 Thực trạng 12

2 Nguyên nhân 13

2.1 Chủ quan 13

2.2 Khách quan 13

3 Hậu quả 14

4 Giải pháp 15

4.1 Đối với Nhà nước 15

4.2 Đối với mỗi cá nhân 15

KẾT LUẬN 16

TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ông cha ta từ lâu đã có câu rằng “Rừng vàng, biển bạc” Rừng mà lại quý như vàng, biển mà lại có thể sánh ngang với bạc, chẳng phải là do thiên nhiên trù phú

ấy đã mang lại cho con người biết bao ích lợi, đã trở thành một nền tảng thiết yếu

để nền kinh tế, xã hội của chúng ta phát triển như ngày hôm nay hay sao? Câu nói của ông cha tưởng chừng giản đơn mà lại hàm chứa cả mối quan hệ biện chứng giữa tự nhiên và xã hội- mối quan hệ cơ bản đến mức nhiều khi người ta không chú ý hay nhận ra nó

Trong quá trình nỗ lực hòa nhịp với sự tiến bộ của thế giới, chất lượng cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng ấy một mặt cải thiện đời sống con người, mặt khác lại tạo áp lực lên môi trường tự nhiên, các tác động tiêu cực của đời sống xã hội lên môi trường tự nhiên

là sự đánh đổi của con người để lấy về sự phát triển nhất định về mặt kinh tế Chính vì vậy mà trái đất - ngôi nhà chung của chúng ta đang phải gánh chịu những hậu quả nặng nề gắn với tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường ngày càng gay gắt Liệu rằng giờ đây, có ai vẫn có đủ dũng khí để tự tin cất lên câu

“Rừng vàng, biển bạc”, phải chăng đằng sau niềm tự hào của cha ông về thiên nhiên trù phú còn cả lời nhắc nhở đầy nghiêm khắc về ý thức bảo vệ tài sản của dân tộc – điều mà chúng ta chưa thực sự làm tốt?

Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của tất cả chúng ta Là một sinh viên – thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước, đặc biệt, khi là một sinh viên thuộc khối ngành kinh

tế - một trong những khối ngành làm tổn hại nhiều nhất đến tự nhiên và môi trường – chúng em lại càng phải nhận thức điều này rõ hơn bao giờ hết, phải hiểu

để chủ động hành động, bảo tồn, nghiên cứu về mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội cũng như tìm ra lời giải cho bài toán ô nhiễm môi trường có thể được ví như chiếc chìa khóa mở ra một nền kinh tế bền vững, mở ra những cơ hội nghề nghiệp

Trang 4

Qua đó, hy vọng có thể thay đổi nhận thức của mỗi cá nhân và toàn xã hội, giúp mọi người có cái nhìn đúng đắn về mối quan hệ giữa tự nhiên, xã hội và con người,

từ đó sẽ có những chuyển biến, cải thiện trong việc bảo vệ môi trường ở Việt Nam

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Khi chọn thực hiện đề tài nghiên cứu này, trước hết em muốn mang tới những thông tin bổ ích và cần thiết về mối quan hệ biện chứng giữa tự nhiên và xã hội cũng như về môi trường và những nguồn tài nguyên quý giá của đất nước ta Tiếp đó, bài tiểu luận này cũng nhằm rung lên một hồi chuông cảnh tỉnh về sự xuống cấp của chất lượng môi trường cũng như của ý thức con người trong việc bảo vệ môi trường Đồng thời, em cũng muốn đề xuất một số giải pháp hữu hiệu đểlàm giảm nạn ô nhiễm môi trường hay cũng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng

ta Và cuối cùng, em mong rằng thông qua những nghiên cứu này, mỗi chúng ta sẽ

tự nhìn nhận lại những hành động của mình và cùng chung tay góp sức để phủ xanhtrái đất thân yêu

2

Trang 5

PHẦN I: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

1 Các khái niệm

1.1 Tự nhiên

Theo nghĩa rộng nhất, là thế giới hay vũ trụ mang tính vật chất "Tự nhiên" nói

đến các hiện tượng xảy ra trong thế giới vật chất, và cũng nhắc đến sự sống nói chung Phạm vi bao quát của nó từ cấp hạ nguyên tử cho tới những khoảng cách lớn trong vũ trụ Theo nghĩa này, con người, xã hội loài người là một bộ phận, hơn nữa là một bộ phận đặc thù của thế giới tự nhiên

Theo tầm vi mô, tự nhiên là thế giới bao gồm các loài sinh vật và các yếu tố sự

sống, là điều kiện cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của xã hội; chính vì vậy mà

xã hội loài người cũng là một bộ phận của tự nhiên

Theo tầm vĩ mô, tự nhiên là toàn bộ thế giới vật chất tồn tại khách quan Con

người và xã hội loài người là một bộ phận cụ thể của tự nhiên Con người có nguồn gốc từ tự nhiên và sống trong tự nhiên Quá trình tiến hóa của tự nhiên đã sản sinh ra sự sống và tuân theo quy luật tiến hóa, trong những điều kiện nhất định, con người đã xuất hiện từ động vật cũng như mọi sinh vật khác của tự nhiên

1.2 Xã hội

Xã hội là một nhóm những cá nhân liên quan đến tương tác xã hội một cách thường xuyên, hoặc một nhóm xã hội lớn có chung lãnh thổ không gian hoặc xã hội, thường chịu cùng thẩm quyền chính trị và các kỳ vọng văn hóa chi phối

Xã hội là hình thái vận động cao nhất của vật chất, hình thái này lấy mối quan hệ của con người và sự tác động lẫn nhau giữa người với người làm nền tảng Theo Mác “Xã hội - cho dù nó có hình thức gì đi nữa - là cái gì? Là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa con người.” Như vậy, xã hội được hình thành thông qua những hoạt động có ý thức của con người chứ không tự phát như tự nhiên, và qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài, xã hội cũng có những quy luật của riêng nó mà con người phải tuân theo Đồng thời với sự tiến hoá của

tự nhiên, xã hội cũng có quá trình phát triển lịch sử của mình thể hiện bằng sự vận dộng, biến đổi không ngừng trong cơ cấu của xã hội - ở mỗi giai đoạn lịch

sử cụ thể tồn tại một cơ cấu xã hội đặc thù

Xã hội là hình thái vận động cao nhất của vật chất, hình thái này lấy mối quan hệ gắn bó của con người và sự tác động lẫn nhau giữa người với người làm 3

Trang 6

nền tảng Theo Mác: “Xã hội không phải gồm các cá nhân người Xã hội biểu hiện tổng số mối liên hệ và những quan hệ của các cá nhân với nhau”.

Bởi thế, xã hội tồn tại dưới bất kỳ hình thức nào đều là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa các cá thể Phần còn lại của tự nhiên chỉ có những nhân tố vô thức và bản năng tác động qua lại lẫn nhau còn trong xã hội, nhân tố hoạt động của con người có ý thức, hành động có suy nghĩ và theo đuổi những mục đích nhất định

2 Mối quan hệ biện chứng giữa tự nhiên và xã hội

2.1 Xã hội – bộ phận đặc thù của tự nhiên

Theo định nghĩa tự nhiên là toàn bộ thế giới vật chất tồn tại khách quan, vậycon người và xã hội loài người cũng là một bộ phận của thế giới vật chất ấy – conngười và xã hội cũng là một bộ phận của tự nhiên

Nguồn gốc của con người là tự nhiên Quá trình phát triển của tự nhiên đã sảnsinh ra sự sống và theo quy luật tiến hóa, trong những điều kiện nhất định, conngười đã xuất hiện từ động vật Con người sống trong giới tự nhiên như mọi sinhvật khác bởi con người là một sinh vật của tự nhiên Ngay cả bộ óc con người, cái

mà con người vẫn tự hào cũng chính là sản phẩm cao nhất của vật chất Chính tựnhiên là tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của con người

Xã hội loài người từ khi ra đời đến nay đã và đang trải qua 5 giai đoạn pháttriển bao gồm thời kỳ tiền sử, cổ đại, trung đại, cận đại và hiện đại Con người rađời không chỉ nhờ những quy luật sinh học mà còn nhờ lao động Lao động là mộtquá trình được tiến hành giữa con người và tự nhiên, trong quá trình này, con ngườikhai thác và cải tiến giới tự nhiên để đáp ứng nhu cầu tồn tại của mình Nhờ laođộng, cơ thể con người dần tiến hóa, ban đầu là chuyển từ dáng đi bằng bốn chânsang hai chân, và sau đấy là phát triển khả năng ngôn ngữ Lao động và ngôn ngữ

là hai kích thích chủ yếu chuyển biến bộ não động vật thành bộ não người, tâm lýđộng vật thành tâm lý người Sự hình thành con người đi krm với sự hình thànhmối quan hệ giữa người với người, cộng đồng con người dần thay đổi từ mang tínhbầy đàn sang một cộng đồng mới khác hẳn về chất, ta gọi đó là xã hội Đây cũng làquá trình chuyển biến từ vận động sinh học thành vận động xã hội

Như vậy xã hội là hình thái vận động cao nhất của vật chất cũng là một bộ phậncủa tự nhiên, có nền tảng là mối quan hệ của con người Đối với xã hội, con người

là nhân tố hoạt động, chúng ta có ý thức, hành động có suy nghĩ, có mục đích nhấtđịnh Hoạt động của con người không những tái sản xuất ra chính con người màcòn tái sản xuất ra thế giới tự nhiên

4

Trang 7

Mác… 100% (84)

24

TRIẾT-1 - Phân tích nguồn gốc, bản chấ…Triết học

Mác… 100% (63)

7

2019-08-07 Giao trinh Triet hoc…Triết học

Trang 8

2.2 Tự nhiên – nền tảng của xã hội

Xã hội và tự nhiên thống nhất với nhau, chúng luôn tương tác với nhau Đây là một mối quan hệ biện chứng hai chiều, đầu tiên, ta xét đến chiều thứ nhất là những tác động của tự nhiên lên xã hội loài người

Tự nhiên cực kỳ quan trọng đối với xã hội loài người Tự nhiên là nguồn gốc của sự xuất hiện xã hội và cũng là môi trường cho sự tồn tại và phát triển của xã hội

Tự nhiên là môi trường tồn tại và phát triển của xã hội vì những điều kiện cần thiết nhất cho sự sống của con người và cho các hoạt động sản xuất xã hội đã được

tự nhiên cung cấp, và chỉ có tự nhiên mới có thể cung cấp cho những hoạt động này Theo Mác, con người không thể sáng tạo ra được cái gì nếu không có giới tự nhiên, nếu không có thế giới hữu hình bên ngoài Đó là vật liệu cung cấp cho sản xuất, nhờ đó con người lao động và tạo ra được sản phẩm

Tóm lại, tự nhiên đã cung cấp mọi thứ để con người có thể tồn tại, mọi thứ mà con người cần khi lao động Mà lao động là nhân tố chính giúp tạo ra con người và

xã hội do đó vai trò của tự nhiên với xã hội và với con người là vô cùng to lớn Tự nhiên có thể tác động thuận lợi hoặc gây khó khăn cho sản xuất trong xã hội; có thểthúc đẩy hoặc kìm hãm xã hội phát triển bởi nó là nền tảng của xã hội

2.3 Tác động của xã hội đến tự nhiên

Tự nhiên tác động đến xã hội bao nhiêu thì xã hội cũng tác động lại tự nhiên bấy nhiêu Sự tương tác này thông qua các hoạt động thực tiễn của con người bao gồm:

Xã hội là một bộ phận của tự nhiên nên khi xã hội thay đổi thì tự nhiên cũng thay đổi và ngược lại Bên cạnh đó xã hội còn tương tác với những bộ phận khác của tự nhiên một cách mạnh mẽ Sự tương tác này thông qua các hoạt động thực tiễn của con người trước hết là quá trình lao động sản xuất Bởi lao động là một quá trình diễn ra giữa con người và tự nhiên, một quá trình

mà trong đó con người làm trung gian, con người bằng hoạt động của chính mình điều tiết và kiểm soát sự trao đổi chất giữa mình và tự nhiên

Sự trao đổi chất giữa con người và tự nhiên thể hiện ở: tự nhiên cung cấp chocon người điều kiện vật chất để tồn tại và tiến hành những hoạt động sản xuất Cũng chính trong quá trình sử dụng nguồn cung cấp của tự nhiên này, con người đã tác động và làm biến đổi mạnh mẽ môi trường xung quanh mình Hoạt động sinh sống và lao động sản xuất của con người trong xã hội

vô cùng phong phú và đa dạng, vừa có thể tác động tích cực tới tự nhiên 5

Triết họcMác Lênin 99% (77)QUAN ĐIỂM DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ M…Triết học

Mác… 100% (33)

20

Trang 9

(trồng cây xanh, dọn dẹp phố xá) vừa có thể tác động tiêu cực (chặt phá rừng, xả rác).

Xã hội luôn có tác động tới tự nhiên đặc biệt với sức mạnh của khoa học kĩ thuật công nghệ hiện đại, với một lượng dân số khổng lồ, sự tác động này ngày càng trở nên mạnh mẽ Vấn đề hiện nay là trong quá trình tác động nàycon người cần kiểm tra, điều tiết việc sử dụng khai thác, bảo quản các nguồnvật chất của tự nhiên, nếu không thì khủng hoảng sẽ xảy ra, sự cân bằng của

hệ thống tự nhiên - xã hội sẽ bị đe dọa

2.4 Tự nhiên – con người – xã hội nằm trong một thể thống nhất

Tự nhiên và xã hội là hai khái niệm lớn, có mối quan hệ mật thiết chặt chẽ với con người Trong một thời gian rất dài, hai quan điểm đó tự nhiên và xã hội được coi là hoàn toàn tách rời nhau, không liên quan đến nhau Quan niệm này làmột sai lầm lớn, bằng những lí luận và thực tế đời sống, các nhà khoa học đều chứng minh được rằng xã hội và tự nhiên có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau, cả hai đều nằm trong một tổng thể thống nhất bao gồm tự nhiên, xã hội và con người

Theo nguyên lí về tính thống nhất của thế giới thì mặc dù thế giới vô cùng phức tạp và đa dạng vì được cấu thành từ nhiều những yếu tố khác nhau nhưng cuối cùng thì ba yếu tố cốt lõi nhất là tự nhiên, con người và xã hội Ba yếu tố này thống nhất với nhau trong một hệ thống, bởi chúng là môi trường sống, có quan hệ với mọi chất trong vận động, không thể tồn tại mà thiếu một trong ba.Thế giới vật chất luôn vận động và xoay vòng theo những quy luật, tất cả các quá trình trong tự nhiên, con người và xã hội đều chịu sự chi phối của những quy luật phổ biến nhất định Chính các quy luật đó đã nối liền các yếu

tố muôn màu muôn vẻ của thế giới thành một chỉnh thể thống nhất vĩnh viễnkhông thể tách rời, và luôn phát triển liên tục không ngừng trong cả không gian và thời gian

Trong đó, con người chính là hiện thân của sự thống nhất giữa tự nhiên và

xã hội vì con người chính là sản phẩm của tự nhiên Để trở thành một con người đích thực, con người cần được sống trong môi trường xã hội, trong mối quan hệ qua lại giữa người với người Con người mang trong mình những bản tính riêng của tự nhiên và bản chất của xã hội

2.5 Những yếu tố tác động đến mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội

2.5.1 Quan hệ giữ xã hội và tự nhiên vào trình độ phát triển của xã hội

6

Trang 10

Thông qua các hoạt động của con người, lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội đãtrở nên gắn bó và quy định lẫn nhau Sự gắn bó và quy định này phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội mà tiêu chí đánh giá là phương thức sản xuất Sự rađời của những phương thức sản xuất mới quyết định sự biến đổi về chất của xã hội loài người

Chính phương thức sản xuất quy định tính chất của mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội vì mỗi phương thức sản xuất khác nhau sẽ có một công cụ lao động khác nhau để khai thác giới tự nhiên, sẽ có những mục đích tiến hành sản xuất khác nhau Khi công cụ thay đổi, mục đích sản xuất của mỗi chế độ thay đổithì tính chất của mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội cũng thay đổi theo.Ngày nay, khi có sự phát triển của công nghệ hiện đại song với chế độ sở hữu

tư nhân tư bản chủ nghĩa thì con người coi tự nhiên không chỉ là môi trường sống mà còn là đối tượng chiếm đoạt nhằm mục đích lợi nhuận Khủng hoảng môi trường đã xảy ra ở nhiều nơi và đe dọa tới sự sống của chính loài người Để tồn tại và phát triển, con người phải chung sống tồn tại với thiên nhiên, thay đổi cách ứng xử với thiên nhiên, mà quan trọng nhất là xóa bỏ chế độ tư hữu tư nhân

tư bản chủ nghĩa – nguồn gốc sâu xa của phá hoại tự nhiên nhằm mục đích lợi nhuận Nhiệm vụ này không phải của riêng ai mà của tất cả mọi người trong xã hội

2.5.2 Quan hệ giữa xã hội và tự nhiên phụ thuộc vào trình độ nhận thức và vận dụng các quy luật trong hoạt động thực tiễn

Mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội phụ thuộc vào hoạt động của con người Song con người hành động theo suy nghĩ do đó mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội phụ thuộc vào trình độ nhận thức, trước hết là nhận thức các quy luật tự nhiên

và vận dụng nó trong đời sống thực tiễn

Khi có nhận thức tốt và hành động theo quy luật thì con người đã tạo ra một thế giới hài hòa, thuận lợi cho sự phát triển lâu dài của xã hội Ngược lại, nếu làm trái quy luật của tự nhiên, chỉ khai thác, chiếm đoạt những cái có sẵn trong giới tự nhiên thì sự nghro nàn đi của giới tự nhiên và việc phá vỡ cân bằng hệ thống tự nhiên - xã hội là không tránh khỏi Con người sẽ sớm phải trả giá, thực tế con người đang phải gánh chịu những vấn nạn về môi trường- ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe Cần nhận thức đầy đủ đúng đắn cả quy luật tự nhiên và cả quy luật của

xã hội, đi krm với đó là cần biết vận dụng chúng trong thực tiễn

Thời đại ngày nay, nhận thức đã được nâng lên nhiều, nhưng như vậy là chưa

đủ, cần đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền hơn nữa và đặc biệt là phải giúp mọi 7

Trang 11

người hiểu được thế nào là hành động cho đúng Để tuân theo các quy luật tự nhiên thì việc xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa là con đường duy nhất.

8

Trang 12

PHẦN II: MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN Ở VIỆT NAM

1 Môi trường

1.1 Khái niệm

Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và nhân tạo bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người như: không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các thể chế có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự phát triển của con người và thiên nhiên

Môi trường tự nhiên được sử dụng với nhiều tên gọi khác nhau như môi trường sinh thái, môi trường sinh quyển Môi trường sinh thái là điều kiện thường xuyên và tất yếu đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội Như vậy trong mối quan

hệ giữa tự nhiên và xã hội thì môi trường sinh thái đại diện cho bộ phận còn lại của

tự nhiên bên cạnh bộ phận đặc thù của tự nhiên là xã hội

Môi trường được tạo thành bởi các yếu tố (hay còn gọi là thành phần môi trường) sau đây: không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông, biển, sinh vật, hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác

Trong đó, không khí, đất, nước, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên là các yếu tố tự nhiên (các yếu tố này xuất hiện và tồn tại không phụ thuộc vào ý chí của con người); khu dân cư, khu sản xuất, di tích lịch sử là yếu tố vật chất nhân tạo (các yếu tố do con người tạo ra, tổn tại và phát triển phụ thuộc vào ý chí của con người) Không khí, đất, nước, khu dân cư là các yếu tố cơ bản duy trì sự sống củacon người, còn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh có tác dụng làm cho cuộc sống của con người thêm phong phú và sinh động

1.2 Phân loại

- Môi trường tự nhiên là tất cả những gì bao gồm tài nguyên thiên nhiên, bề mặt

đất, núi, đồng bằng, nước, đất, sa mạc, bão, lốc xoáy, núi lửa, đại dương, cácyếu tố khí hậu, v.v

- Môi trường nhân tạo là một môi trường được tạo ra do con người để điều

chỉnh và giám sát các điều kiện môi trường nhất định nhưcác khu sản xuất, khu dân

cư, khu bảo tồn thiên nhiên, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh,…

- Môi trường xã hội là bao gồm những quan hệ giữa người với người như: luật lệ,

quy định, cam kết, các hiệp hội, các tổ chức đoàn thể, họ hàng

1.3 Vai trò

9

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w