1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) quan hệ giữa xã hội với tự nhiên và vấn đềbảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay

18 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan Hệ Giữa Xã Hội Với Tự Nhiên Và Vấn Đề Bảo Vệ Môi Trường Ở Nước Ta Hiện Nay
Người hướng dẫn TS. Đào Thị Trang
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Lí Luận Chính Trị
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 2,55 MB

Nội dung

Có lẽ nhiều người vẫn còn nghĩ rằng chuyện bảo vệ môi trường là chuyện củaxã hội, của quốc gia, hành động nhỏ của mỗi người khơng thể giải quyết được.Nhưng điều đó hồn tồn sai lầm, vì hà

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA: LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ o0o

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

QUAN HỆ GIỮA XÃ HỘI VỚI TỰ NHIÊN VÀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Sinh viên thực hiện

Mã sinh viên

Số thứ tự

Khóa

Lớp tín chỉ

Giảng viên hướng dẫn

: : : : K61 : TRIH114.7 : TS Đào Thị Trang

Hà Nội, tháng 11, 2022

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC

LỤC 1

ĐẦU 2 NỘI DUNG 3

nhiên 3

hội 3

hội 3

nhiên 3

1.2 Mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội 4

1.2.a Xã hội - bộ phận đặc thù của tự nhiên 4

1.2.b Tự nhiên - nền tảng của xã hội 5

1.2.c Sự tác động qua lại giữa tự nhiên và xã hội 5

1.2.d Yếu tố tác động đến mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội 6

2 Vấn đề bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay 7

2.1 Các khái niệm môi trường, ô nhiễm môi trường 7

trường 7

trường 7

2.2 Khái quát về thực trạng của một số nguồn tài nguyên ở Việt Nam 7

Trang 3

2.2.a Tài nguyên đất 7

2.2.b Tài nguyên khoáng sản 8

nước 8

2.2.d Tài nguyên rừng và đa dạng sinh học 8

trường 9

2.3.a Trách nhiệm 9 2.3.b Một số biện pháp bảo vệ môi trường 9

trị 9

tế 10

nghệ 10

2.3.b.iv.Biện pháp giáo dục 10 KẾT

LUẬN 12

KHẢO 13

LỜI MỞ ĐẦU

Mặc dù là một nước nông nghiệp đang trong quá trình công nghiệp hóa -hiện đại hóa, với mục tiêu đến năm 2045 kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam) trở thành nước phát triển thu nhập cao theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa, tuy nhiên Việt Nam cũng phải đang đối diện với nhiều vấn đề môi trường gay gắt Với quy

mô dân số gần 100 triệu dân (cụ thể là 99.233.346 người vào ngày 15/11/2022 theo

số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc), chúng ta cần ý thức được ngay những vấn đề

Trang 4

gay gắt về dân sinh, cải thiện đời sống, tăng thu nhập và vấn đề bảo vệ môi trường

Hiện nay, hiểm họa môi trường sinh thái ở nước ta được hình thành dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, biến đổi khí hậu và nhất là mâu thuẫn giữa phát triển - lạc hậu, do sự ảnh hưởng nặng nề của nếp suy nghĩ, thói quen của người sản xuất nhỏ tiểu nông chưa hoàn thiện Không thể phủ định,

nguyên nhân sâu sa nhất nằm ở chính ý thức bảo vệ môi trường của các công dân Có lẽ nhiều người vẫn còn nghĩ rằng chuyện bảo vệ môi trường là chuyện của

xã hội, của quốc gia, hành động nhỏ của mỗi người không thể giải quyết được Nhưng điều đó hoàn toàn sai lầm, vì hành động của mỗi cá nhân cụ thể trong xã hội, dù ít hay nhiều, chắc chắn sẽ mang lại những tác động nhất định đến môi trường, tự nhiên

Nhận thấy đây là một đề tài mang tính cấp bách, em viết tiểu luận này nhằm

nêu lại quan điểm của Triết học Mác-Lênin về mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội đồng thời trên cơ sở: “Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay” Hi vọng tiểu luận này có thể thay đổi nhận thức

về mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội trong mỗi công dân một cách tích cực, góp phần cho công cuộc bảo vệ môi trường ở Việt Nam ngày một thành công Ngoài phần LỜI MỞ ĐẦU, MỤC LỤC, KẾT LUẬN và TÀI LIỆU THAM KHẢO, tiểu luận say đây bao gồm 2 phần: “Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên” và

“Vấn đề bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay” để qua đó giúp người đọc hiểu

rõ hơn về tự nhiên, xã hội, mối quan hệ không thể tách rời và các vấn đề về ô nhiễm môi trường cũng như các biện pháp khắc phục của Việt Nam

Trang 5

NỘI DUNG

1 Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên

1.1.Các khái niệm tự nhiên, xã hội

1.1.a Khái niệm xã hội

Theo khái niệm chung (từ Wikipedia tiếng Việt) xã hội là một nhóm những

cá nhân liên quan đến tương tác xã hội một cách thường xuyên, hoặc một nhóm xã hội lớn có chung lãnh thổ không gian hoặc xã hội, thường chịu cùng thẩm quyền chính trị và các kỳ vọng văn hóa chi phối

Còn theo Mác Lê-nin: “Xã hội không phải gồm các cá nhân người Xã hội biểu hiện tổng số mối liên hệ và những quan hệ của các cá nhân với nhau.”

Xã hội là một hình thái vận động cao nhất của thế giới vật chất Hình thái vận động này lấy mối quan hệ của con người và sự tác động lẫn nhau giữa người với người làm nền tảng Xã hội biểu hiện tổng số những mối liên hệ và các quan hệ của các cá nhân với nhau

Con người là sản phẩm cao nhất của tự nhiên, bằng hoạt động của mình con người làm nên lịch sử, xã hội Vì vậy, xã hội chính là bộ phận đặc thù được tách ra một cách hợp quy luật của tự nhiên Xã hội là hình thái tổ chức cao nhất của vật chất trong quá trình vận động tiến hoá lâu dài và phức tạp

1.1.b Khái niệm tự nhiên

Theo khái niệm chung (từ Wikipedia tiếng Việt), tự nhiên (hay thiên nhiên)

là thế giới hay vũ trụ mang tính vật chất Tự nhiên nói đến các hiện tượng xảy ra trong thế giới vật chất, và cũng nhắc đến sự sống nói chung Phạm vi bao quát của

nó từ cấp hạ nguyên tử cho tới những khoảng cách lớn trong vũ trụ

Với nhiều cách sử dụng và ý hiểu ngày nay, "tự nhiên" cũng nhắc đến địa chất và thế giới hoang dã Tự nhiên bao gồm nhiều loại động thực vật sống khác nhau, và trong một số trường hợp liên quan tới tiến trình của những vật vô tri vô giác – cách mà những kiểu riêng biệt của sự vật tồn tại và làm biến đổi môi trường quanh nó, tỉ như thời tiết và hoạt động địa chất của Trái Đất, cũng như vật chất và năng lượng của tất cả mọi thứ mà chúng cấu thành lên

Trang 6

Theo nghĩa rộng thì tự nhiên là toàn bộ thế giới vật chất tồn tại khách quan Với nghĩa này thì con người, xã hội loài người là một bộ phận, hơn nữa là một bộ phận đặc thù của thế giới tự nhiên

Theo nghĩa hẹp thì tự nhiên gồm toàn bộ thế giới vật chất không kể lĩnh vực

xã hội (khi nghiên cứu quan hệ tự nhiên-xã hội ở đây là tự nhiên theo nghĩa hẹp đặc biệt là môi trường tự nhiên)

Môi trường tự nhiên bao gồm: Điều kiện địa lý tự nhiên, của cải tự nhiên, nguồn năng lượng trong tự nhiên

1.2.Mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội

Xã hội và tự nhiên thống nhất với nhau nên chúng tương tác với nhau Đây

là một mối quan hệ biện chứng hai chiều

1.2.a Xã hội - bộ phận đặc thù của tự nhiên

Theo định nghĩa tự nhiên là toàn bộ thế giới vật chất tồn tại khách quan vậy con người và xã hội loài người cũng là một bộ phận của thế giới vật chất ấy - con người và xã hội cũng là bộ phận của tự nhiên Nguồn gốc của con người là tự nhiên

Quá trình phát triển của tự nhiên đã sản sinh ra sự sống và theo quy luật tiến hóa, trong những điều kiện nhất định, con người đã xuất hiên từ động vật Con người sống trong giới tự nhiên như mọi sinh vật khác bởi con người là một sinh vật của tự nhiên Ngay cả bộ óc con người, cái mà con người vẫn tự hào cũng chính là sản phẩm cao nhất của vật chất Chính tự nhiên là tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của con người Con người ra đời không chỉ nhờ những quy luật sinh học mà còn nhờ lao động

Lao động là một quá trình được tiến hành giữa con người với tự nhiên, trong quá trình này con người khai thác và cải tiến giới tự nhiên để đáp ứng nhu cầu tồn tại của mình Trong lao động cấu tạo cơ thể người dần hoàn thiện và do nhu cầu trao đổi thông tin ngôn ngữ xuất hiện

Lao động và ngôn ngữ là hai kích thích chủ yếu chuyển biến bộ não động vật thành bộ não người, tâm lý động vật thành tâm lý người Sự hình thành con người đi kèm với sự hình thành các quan hệ giữa người với người, cộng đồng người dần thay đổi từ mang tính bầy đàn sang một cộng đồng mới khác hẳn về chất, ta gọi đó là xã hội

Trang 7

Discover more

from:

TRI114

Document continues below

Triết học Mác

Lênin

Trường Đại học…

999+ documents

Go to course

Triết p1 - vở ghi chép triết học mác lê nin Triết học

Mác… 100% (84)

24

TRIẾT-1 - Phân tích nguồn gốc, bản chấ… Triết học

Mác… 100% (63)

7

2019-08-07 Giao trinh Triet hoc… Triết học

Mác… 99% (122)

248

Tiểu luận Triết học Triết học

Mác… 98% (123)

12

Đề cương Triết 1 CK

-Đề cương Triết 1 CK … Triết học

Mác Lênin 99% (77)

34

Trang 8

Như vậy xã hội cũng là một bộ phận của tự nhiên Song bộ phận này có tính đặc thù thể hiện ở chỗ: phần còn lại của tự nhiên chỉ có những nhân tố vô thức và

mù quáng tác động lẫn nhau; còn trong xã hội, nhân tố hoạt động là của con người

có ý thức, hành động có suy nghĩ và theo đuổi những mục đích nhất định Hoạt động của con người không chỉ tái sản xuất ra chính bản thân mình mà còn tái sản xuất ra giới tự nhiên

1.2.b Tự nhiên - nền tảng của xã hội

Tự nhiên vô cùng quan trọng với xã hội Tự nhiên vừa là nguồn gốc của sự xuất hiện xã hội vừa là môi trường tồn tại và phát triển của xã hội Tự nhiên là nguồn gốc của sự xuất hiện xã hội vì xã hội được hình thành trong sự tiến hóa của thế giới vật chất

Tự nhiên là môi trường tồn tại và phát triển của xã hội vì chính tự nhiên đã cung cấp những điều kiện cần thiết nhất cho sự sống của con người và cũng chỉ có

tự nhiên mới cung cấp được những điều kiện cần thiết cho các hoạt động sản xuất

xã hội

Theo Mác, con người không thể sáng tạo ra được cái gì nếu không có giới tự nhiên, nếu không có thế giới hữu hình bên ngoài Đó là vật liệu trong đó lao động của con người được thực hiện, trong đó lao động của con người tác động, từ đó và nhờ đó, lao động của con người sản xuất ra sản phẩm

Tóm lại tự nhiên đã xung cấp mọi thứ cho sự tồn tại của xã hội, mọi thứ mà lao động của con người cần Mà chính lao động đã tạo ra con người và xã hội do

đó vai trò của tự nhiên với xã hội là vô cùng to lớn Tự nhiên có thể tác động thuận lợi hoặc gây khó khăn cho sản xuất xã hội; có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm xã hội phát triển bởi nó là nền tảng của xã hội

1.2.c Sự tác động qua lại giữa tự nhiên và xã hội

Tự nhiên tác động đến xã hội nhiều như thế nào thì xã hội cũng tác động lại vào

tự nhiên như thế Trước hết phải khẳng định lại rằng xã hội là một bộ phận của tự nhiên như vậy mỗi thay đổi của xã hội cũng có nghĩa là tự nhiên thay đổi Bên cạnh đó xã hội còn tương tác với phần còn lại của tự nhiên một cách mạnh mẽ

Sự tương tác này thông qua các hoạt động thực tiễn của con người trước hết là quá trình lao động sản xuất Lao động là đặc trưng cơ bản đầu tiên phân biệt hoạt động của con người với động vật Song lao động cũng là yếu tố đầu tiên, cơ bản nhất, quan trọng nhất tạo nên sự thống nhất hữu cơ giữa xã hội và tự nhiên

QUAN ĐIỂM DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ M… Triết học

Mác… 100% (33)

20

Trang 9

Bởi "lao động trước hết là một quá trình diễn ra giữa con người và tự nhiên, một quá trình trong đó bằng hoạt động của chính mình, con người làm trung gian, điều tiết và kiểm soát sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên" Sự trao đổi chất giữa con người và tự nhiên thể hiện ở chỗ: tự nhiên cung cấp cho con người điều kiện vật chất để con người sống và tiến hành hoạt động sản xuất

Cũng chính trong quá trình sử dụng những nguồn vật chất này con người đã làm biến đổi nó và các điều kiện môi trường xung quanh tức là làm biến đổi tự nhiên một cách mạnh mẽ Hoạt động sống và lao động sản xuất của con người trong xã hội là vô cùng phong phú nên sự tác động vào tự nhiên cũng vô cùng phong phú nên sự tác động vào tự nhiên cũng vô cùng phong phú như khai thác khoáng sản, đánh bắt cá hay kể cả đốt rừng, đẩy trả rác thải ra tự nhiên

Thực tế xã hội luôn tác động tự nhiên Giờ đây với sức mạnh của khoa học công nghệ, một lực lượng dân số khổng lồ, sự tác động này trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết

1.2.d Yếu tố tác động đến mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội

Có nhiều yếu tố tác động đến mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội trong đó quan trọng nhất là trình độ phát triển của xã hội và sự độ nhận thức, vận dụng qui luật tự nhiên, xã hội vào hoạt động thực tiễn của con người Mối quan hệ tự nhiên

và xã hội phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội: Thông qua các hoạt động của con người, lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội đã trở nên gắn bó và quy định lẫn nhau

Sự gắn bó và quy định này phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội mà tiêu chí để đánh giá là phương thức sản xuất Sự ra đời của những phương thức sản xuất mới quyết định sự biến chuyển về chất của xã hội loài người

Chính phương thức sản xuất quy định tính chất của mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội vì mỗi phương thức sản xuất khác nhau sẽ có những công cụ lao động khác nhau để khai thác giới tự nhiên, sẽ có những mục đích tiến hành sản xuất khác nhau Khi công cụ thay đổi, mục đích sản xuất của mỗi chế độ sản xuất thay đổi thì tính chất của mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên cũng thay đổi theo Ngày nay, khi có khoa học và kĩ thuật phát triển song với chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa thì con người coi tự nhiên không chỉ là môi trường sống mà còn là đối tượng chiếm đoạt nhằm mục đích lợi nhuận Khủng hoảng môi trường

đã xảy ra ở nhiều nơi và đang đe dọa sự sống của nhân loại

Trang 10

Một nhận thức tốt đi kèm với những hành động theo quy luật thì con người

sẽ tạo ra một thế giới hài hỏa, thuận lợi cho sự phát triển lâu dài của xã hội Ngược lại, nếu làm trái quy luật, chỉ khai thác, chiếm đoạt những cái có sẵn trong giới tự nhiên thì sự nghèo nàn đi của giới tự nhiên và việc phá vỡ cân bằng hệ thống tự nhiên - xã hội là không tránh khỏi

2 Vấn đề bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay

2.1.Các khái niệm môi trường, ô nhiễm môi trường

2.1.a Môi trường

Môi trường là tổng hợp các yếu tố vật chất tự nhiên như vật lý, hóa học,

sinh học tồn tại ngoài ý chí chủ quan của con người và các yếu tố nhân tạo bao gồm tổng thể quan hệ giữ người với người có quan hệ mật thiết với nhau, có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật

Ngoài ra, Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã quy định rõ: “Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên” Như vậy, theo cách định nghĩa của Luật bảo vệ môi trường thì con người trở thành trung tâm trong mối quan hệ với tự nhiên và dĩ nhiên mối quan hệ giữa con người với nhau tạo thành trung tâm đó chứ không phải mối liên hệ giữa các thành phần khác của môi trường

2.1.b Ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị ô nhiễm, đồng thời các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới sức khỏe con người và các sinh vật khác Ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động của con người gây ra Ngoài ra, ô nhiễm còn do một số hoạt động của tự nhiên khác có tác động tới môi trường

2.2.Khái quát về thực trạng của một số nguồn tài nguyên ở Việt Nam 2.2.a Tài nguyên đất

Năm 2021, tổng diện tích đất của Việt Nam là 331.212 km², xếp hạng thứ

65 trên toàn thế giới Có thể thấy rằng dù diện tích đất lãnh thổ của nước ta không lớn nhưng dân số thì lại một tăng lên Điều này dẫn đến việc diện tích tài nguyên đất cho mỗi công dân Việt Nam ngày càng bị thu hẹp lại

Tài nguyên đất ở Việt Nam hiện nay bị thoái hóa vô cùng nghiêm trọng Ở nhiều tỉnh thành đất bị rửa trôi, ngập lũ, xói mòn, nhiễm mặn, nhiễm phèn, bạc

Trang 11

màu, ô nhiễm, suy kiệt nặng nề chất dinh dưỡng, hoang hóa và khô hạn khiến cho quá trình sản xuất ở Trung du Bắc bộ Việt Nam bị trì trệ và giảm sút

2.2.b Tài nguyên khoáng sản

Việt Nam được coi là quốc gia có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng với hơn 5000 điểm mỏ của 60 loại khoáng sản Trong đó, một số loại có trữ lượng quan trọng như bô xít (672,1 triệu tấn), apatit (0,778 triệu tấn), titan (15,71 triệu tấn), than (3520 triệu tấn), đất hiếm (1,1 triệu tấn) và đá granit (15 tỷ m ) Trữ3 lượng dầu mỏ ước tính khoảng 6 tỷ tấn và khí đốt khoảng 4.000 tỷ m , phân bố chủ3 yếu ở vùng trầm tích từ Nam đến Bắc

Tuy nhiên hoạt động khai khoáng tại Việt Nam cũng gây ra một số tác hại tới môi trường bao gồm: xói mòn, sụt đất, mất đa dạng sinh học, ô nhiễm đất, nước ngầm và nước mặt do hóa chất từ chế biến quặng Trong một số trường hợp, rừng ở vùng lân cận còn bị chặt phá để lấy chỗ chứa chất thải mỏ Bên cạnh việc hủy hoại môi trường, ô nhiễm do hóa chất cũng ảnh hưởng đến sức khỏe người dân địa phương Tại những vùng hoang vu, khai khoáng có thể gây hủy hoại hoặc nhiễu loạn hệ sinh thái và sinh cảnh, còn ở nơi canh tác thì hủy hoại hoặc nhiễu loạn đất trồng cấy và đồng cỏ… Ngoài ra, ở Việt Nam cũng có tồn tại tình trạng khai thác

và xuất khẩu trái phép khoáng sản

2.2.c Tài nguyên nước

Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống

và môi trường, quyết định sự tổn tại và phát triển bền vững của đất nước Mặt khác, nước cũng có thể gây ra tai họa cho con người và môi trường

Xét về thực trạng, tài nguyên nước của Việt Nam đang ở trong tình trạng suy thoái nghiêm trọng do các nguyên nhân đốt phá, khai thác rừng bừa bãi, nạn khai thác khoáng sản ở đầu nguồn gây nên lũ lụt; việc khai thác các nguồn nước một cách quá mức và không đúng quy định, kĩ thuật; nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp và các chất thải lỏng khác không được xử lí trước khi thải ra các nguồn nước đã gây nên ô nhiễm

2.2.d Tài nguyên rừng và đa dạng sinh học

Do đất nước ta trải dài từ bắc xuống nam và điạ hình với nhiều cao độ khác nhau so với mực nước biển nên rừng phân bố trên khắp các dạng địa hình, với nét độc đáo của vùng nhiệt đới và rất đa dạng: có nhiều rừng xanh quanh năm, rừng già nguyên thủy, rừng cây lá rộng, rừng cây lá kim, rừng thứ cấp, truông cây bụi và

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w