Phát triển sáng tạo các giá trị truyền thống trên cơ sở kết hợp hài hòanhững giá trị truyền thống và giá trị hiện đại; bổ sung, phát triển hơn nữanhững hạt nhân hợp lý” trong truyền thốn
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - -
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN
Đề tài:
Phép biện chứng về phủ định và vận dụng phân tích việc
kế thừa và phát triển sáng tạo các giá trị truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay
Sinh viên thực hiện:
Trang 2Hà Nội, tháng 10 năm 2023
LỜI NÓI ĐẦU 3
I-LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3
II-MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 3
NỘI DUNG 3
I-PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ PHỦ ĐỊNH 3
1.1 Các khái niệm cơ bản 3
1.1.1 Phủ định 3
1.1.2 Phủ định biện chứng 4
1.2 Vai trò của phủ định biện chứng đối với sự phát triển 4
1.3 Đặc trưng của phủ định biện chứng 4
1.4 “Phủ định của phủ định” Hình thức “xoáy ốc” của sự phát triển 5
1.5 Ý nghĩa phương pháp luận 6
II-VẬN DỤNG PHÂN TÍCH VIỆC KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO CÁC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY 7
2.1 Một số khái niệm cơ bản 7
2.1.1 Kế thừa 7
2.1.2 Sáng tạo 7
2.1.3 Giá trị truyền thống 8
2.2 Các giá trị truyền thống ở Việt Nam 8
2.3 Vai trò của phép biện chứng về phủ định trong việc kế thừa và phát triển sáng tạo các giá trị truyền thống ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay 9
1
Trang 32.3.1 Kế thừa truyền thống văn hóa của dân tộc ta là sự thống nhất giữa haiquá trình giữ lại và lọc bỏ 92.3.2 Kế thừa truyền thống văn hóa của dân tộc ta trong bối cảnh hiện naychính là quá trình bổ sung, phát triển hơn nữa những “hạt nhân hợp lý” trongtruyền thống văn hóa 102.3.3 Khuynh hướng bảo thủ và khuynh hướng phủ định sạch trơn trong kếthừa, phát triển các giá trị truyền thống của dân tộc ta 102.3.4 Kế thừa và phát triển sáng tạo các giá trị truyền thống gắn liền với quántrình giao lưu, mở rộng, tiếp thu và học hỏi những giá trị văn hóa từ các dântộc khác trên thế giới 112.4 Giải pháp cơ bản cho việc kế thừa và phát triển sáng tạo các giá trị truyềnthống ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay 132.4.1 Kế thừa và phát triển sáng tạo các giá trị truyền thống gắn liền với việcloại bỏ những truyền thống lạc hậu, tệ nạn xã hội; tiếp thu có chọn lọc các giátrị truyền thống của dân tộc 132.4.2 Phát triển sáng tạo các giá trị truyền thống trên cơ sở kết hợp hài hòanhững giá trị truyền thống và giá trị hiện đại; bổ sung, phát triển hơn nữanhững hạt nhân hợp lý” trong truyền thống văn hóa 142.4.3 Kế thừa truyền thống văn hóa dân tộc cần chống lại hai khuynh hướng ailầm: Khuynh hướng bảo thủ, Khuynh hướng phủ định sạch trơn 152.4.4 Kế thừa và phát triển sáng tạo các giá trị truyền thống cần gắn liền vớiquá trình mở rộng giao lưu, học hỏi, tiếp nhận những giá trí truyền thống củacác dân tộc khác trên thế giới 16KẾT LUẬN 18TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
2
Trang 4LỜI NÓI ĐẦU
I-LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Toàn cầu hóa Sự giao thoa giữa truyền thống và toàn cầu hóa đã trở thành chủ đềđược quan tâm ngày càng nhiều trong những năm gần đây Khi toàn cầu hóa tiếptục kết nối thế giới và mang lại sự trao đổi văn hóa, các giá trị truyền thống phảiđối mặt với thách thức thích ứng với thời đại thay đổi trong khi vẫn duy trì cácnguyên tắc cốt lõi của chúng Đặc biệt với các nước đang phát triển như Việt Nam,hội nhập toàn cầu hóa là cơ hội mà chúng ta cần tận dụng để phát triển các giá trịtruyền thống văn hóa của mình Nhận thức được tầm quan trọng của hội nhập vănhóa trong việc phát triển và bảo tồn các giá trị truyền thống của dân tộc, tôi xinnghiên cứu đề tài này để tìm cách phân tích sự phát triển sáng tạo của các giá trịtruyền thống trong bối cảnh toàn cầu hóa, bằng cách xem xét phép biện chứng của
sự phủ định trong các giá trị truyền thống, việc vận dụng phân tích sự kế thừa cácgiá trị truyền thống và sự phát triển sáng tạo của các giá trị truyền thống Bằng cáchkhám phá ba khía cạnh này, chúng ta có thể hiểu sâu hơn về cách các giá trị truyềnthống có thể thích ứng với những thách thức của toàn cầu hóa trong khi vẫn bảo tồnđược bản chất của chúng
II-MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Phân tích về phép biên chứng phủ định và vận dụng phân tích việc kế thừa và pháttriển sáng taọ các giá trị truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay
Theo triết học Mác - Lênin thì bất cứ sự vật, hiện tượng nào trong thế giới đều trảiqua quá trình sinh ra, tồn tại, phát triển và diệt vong Sự vật cũ mất đi được thay thế
3
Trang 5bằng sự vật mới Sự thay thế đó là tất yếu trong quá trình vận động và phát triểncủa sự vật Không như vậy sự vật không phát triển được Sự thay thế đó được triếthọc gọi là sự phủ định
Phủ định bao gồm phủ định biện chứng và phủ định siêu hình
1.1.2 Phủ định biện chứng
Phủ định biện chứng là khái niệm dùng để chỉ sự phủ định làm tiền đề, tạođiều kiện cho sự phát triển Phủ định biện chứng làm cho sự vật, hiện tượngmới ra đời thay thế cho sự vật, hiện tượng cũ và là yếu tố liên hệ giữa sự vật,hiện tượng cũ với sự vật, hiện tượng mới Phủ định biện chứng là tự phủđịnh, tự phát triển của sự vật, hiện tượng; là “mắt xích’’ trong “sợi dâychuyền” dẫn đến sự ra đời của sự vật, hiện tượng cũ
Theo quan điểm duy vật biện chứng, sự chuyển hóa từ những thay đổi vềlượng dẫn đến những thay đổi về chất, sự đấu tranh thường xuyên của cácmặt đối lập làm cho mâu thuẫn được giải quyết, từ đó dẫn đến sự vật cũ mất
đi sự vật mới ra đời thay thế Như vậy, phép phủ định biện chứng là sự phủđịnh tự thân, tạo tiền đề cho sự phát triển tiếp theo, cái mới ra đời thay thếcái cũ
1.2 Vai trò của phủ định biện chứng đối với sự phát triển
Phủ định biện chứng tạo ra những điều kiện, tiền đề phát triển của sự vật hiệntượng do phủ định biện chứng là sự tự thân phủ định-xuất phát từ nhu cầu tấtyếu của sự phát triển Đồng thời trong quá trình phủ định đó, một mặt kế thừađược những yếu tố từ sự vật cũ, thiết yếu cho sự phát triển của nó, tạo ra khảnăng phát huy mới của các nhân tố cũ Bên cạnh đó, những mặt hạn chế của sựvật cũ được khắc phục, lọc bỏ và phát triển, từ đó sự vật phát triển đến trình độngày một cao
1.3 Đặc trưng của phủ định biện chứng
Phủ định biện chứng có hai đặc trưng cơ bản là tính khách quan và tính kếthừa
4
Trang 6Thứ nhất, phủ định biện chứng có tính khách quan vì nguyên nhân của sự phủđịnh nằm trong chính bản thân sự vật, hiện tượng Nó là kết quả của quá trìnhđấu tranh giải quyết mâu thuẫn tất yếu, bên trong của bản thân sự vật, tạo ra khảnăng ra đời của cái mới thay thế cái cũ Nhờ việc giải quyết các mâu thuẫn mà
sự vật luôn phát triển, vì thế phủ định biện chứng là một tất yếu khách quantrong quá trình vận động và phát triển của sự vật Đồng thời, mỗi sự vật cóphương thức phủ định riêng tùy thuộc vào sự giải quyết mâu thuẫn của bản thânchúng Điều đó cũng có nghĩa, phủ định biện chứng không phụ thuộc vào ýmuốn, ý chí của con người Con người chỉ có thể tác động làm cho quá trìnhphủ định ấy diễn ra nhanh hay chậm trên cơ sở nắm vững quy luật phát triểncủa sự vật
“Không phải sự phủ định sạch trơn, không phải sự phủ định không suy nghĩ,không phải sự phủ định hoài nghi, không phải sự do dự, cũng không phải sựnghi ngờ là cái đặc trưng và cái bản chất trong phép biện chứng…, mà là sựphủ định coi như là vòng khâu của liên hệ, vòng khâu của sự phát triển, với sựduy trì cái khẳng định”
Bởi vậy, phủ định biện chứng là khuynh hướng tất yếu của mối liên hệ bêntrong giữa cái cũ và cái mới, là sự tự khẳng định của các quá trình vận động,phát triển của sự vật
1.4 “Phủ định của phủ định” Hình thức “xoáy ốc” của sự phát triển
Trong sự vận động vĩnh viễn của thế giới vật chất, phủ định biện chứng làmột quá trình vô tận, cái mới phủ định cái cũ, nhưng rồi cái mới lại trở nên cũ
và lại bị cái mới khác phủ định…Cứ như vậy, sự phát triển của sự vật, hiệntượng diễn ra theo khuynh hướng phủ định của phủ định, từ thấp đến cao mộtcách vô tận theo hướng xoắn ốc
Phủ định biện chứng mới nói lên một giai đoạn, một nấc thang trong quá trìnhphát triển Nói một cách khái quát, qua một số lần phủ định, sự vật hoàn thànhmột chu kì phát triển Phủ định lần thứ nhất tạo ra sự đối lập với cái ban đầu, đó
là một bước trung gian trong sự phát triển Sau những lần phủ định tiếp theo, táilập cái ban đầu nhưng trên cơ sở mới cao hơn, nó thể hiện rõ rệt bước tiến của
sự vật Những lần phủ định tiếp theo đó được gọi là sự phủ định của phủ định
5
Trang 7Mác… 100% (84)
24
TRIẾT-1 - Phân tích nguồn gốc, bản chấ…Triết học
Mác… 100% (63)
7
2019-08-07 Giao trinh Triet hoc…Triết học
Trang 8Phủ định của phủ định làm xuất hiện cái mới như là kết quả tổng hơp tất cảnhũng yếu tố tích cực được khôi phục, được duy trì và phát triển Cái tổng hợpnày là sự thống nhất biện chứng tất cả những cái tích cực ở các giai đoạn trước
và ở cái mới xuất hiện trong quá trình phủ định Do vậy, cái mới với tư cách làkết quả phủ định của phủ định có nội dung toàn diện và phong phú hơn so vớicái khẳng định ban đầu và cái kết quả của lần phủ định thứ nhất
Sự phát triển biện chứng thông qua những lần phủ định biện chứng là sựthống nhất giữa loại bỏ, giữ lại (kế thừa) và phát triển Mỗi lần phủ định biệnchứng được thực hiện sẽ mang lại những nhân tố tích cục mới Do đó, sự pháttriển đi lên đó không phai diễn ra theo đường thẳng mà theo đường ‘’xoắn ốc”
Đề cập tới con đường đó của sự phát triển biện chứng, V.I Leenin viết: “Sựphát triển hình như diễn lại những giai đoạn đã qua, nhưng dưới một hình thứckhác, ở một trình độ cao hơn (“phủ định của phủ định”); sự phát triển có thể nói
là theo đường trôn ốc chứ không theo đường thẳng
Diễn tả quy luật phủ định của phủ định bằng đường “xoắn ốc” chính là hìnhthức cho phép biểu đạt được rõ ràng nhất các đặc trưng của quá trình phát triểnbiện chứng: tính kế thừa, tính chu kỳ, tính đi lên và tính vô tận của sự pháttriển Mỗi vòng mới của đường xoắn ốc thể hiện một trình độ cao hơn của sựphát triển, đồng thời dường như quay lại cái đã qua, dường như lặp lại vòng lặptrước Sự nối tiếp nhau của các vòng thể hiện tính vô tận của sự tiến lên từ thấpđến cao của sự vật, hiện tượng trong thế giới Trong quá trình phát triển của sựvật, phủ định biện chứng đã đóng vai trò là những vòng khâu của quá trình đó Tóm lại, quy luật phủ định của phủ định nói lên mối liên hệ, sự kế thừa giữacái bị phủ định và cái phủ định trong quá trình phát triển của sự vật Phủ địnhbiện chứng là điều kiện cho sự phát triển, cái mới ra đời là kết quả của sự kếthừa những nội dung tích cực từ trong sự vật cũ, phát huy nó trong sự vật mới
và tạo nên tính chu kỳ của sự phát triển
1.5 Ý nghĩa phương pháp luận
Thứ nhất, quy luật này chỉ ra khuynh hướng tiến lên của sự vận động của sựvật, hiện tượng; sự thống nhất giữa tính tiến bộ và tính kế thừa của sự pháttriển; sau khi đã trải qua các mắt xích chuyển hóa, có thể xác định được kết quả
6
Triết họcMác Lênin 99% (77)QUAN ĐIỂM DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ M…Triết học
Mác… 100% (33)
20
Trang 9cuối cùng của sự phát triển Thứ hai, quy luật này giúp nhận thức đúng về xuhướng của sự phát triển, đó là quá trình diễn ra quanh co, phức tạp, không hềđều đặn thẳng tắp, không va vấp, không có những bước thụt lùi Thứ ba, quyluật này giúp nhận thức đầy đủ hơn về sự vật, hiện tượng mới, ra đời phù hợpvới quy luật phát triển, biểu hiện giai đoạn cao về chất trong sự phát triển.Trong tự nhiên, sự xuất hiện của sự vật, hiện tượng mới diễn ra tự phát; nhưngtrong xã hội, sự xuất hiện mới đó gắn với việc nhận thức và hành động có ýthức của a con người Thứ tư, tuy sự vật, hiện tượng mới thắng sự vật, hiệntượng cũ, nhưng trong thời gian nào đó, sự vật, hiện tượng cũ còn mạnh hơn; vìvậy, cần ủng hộ sự vật, hiện tượng mới, tạo điều kiện cho nó phát triển hợp quyluật; biết kế thừa có chọn lọc những yếu tố tích cực và hợp lý của sự vật, hiệntượng cũ làm cho nó phù hợp với xu thế vận động và phát triển của sự vật, hiệntượng mới
II-VẬN DỤNG PHÂN TÍCH VIỆC KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN SÁNG TẠOCÁC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆNNAY
2.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1 Kế thừa
Kế thừa là việc tái sử dụng lại mốt số thuộc tính, phương thức đã có sẵn từ lớp cơ
sở Là một đặc điểm của ngôn ngữ dùng để biểu diễn mối quan hệ đặc biệt tổng quát hóa giữa các lớp
hóa-2.1.2 Sáng tạo
Theo từ điển triết học, sáng tạo là quá trình hoạt động cua con người tạo ra nhữnggiá trị vật chất, tinh thần mới về chất Các loại hình sáng tạo được xác định bởi đặctrưng nghề nghiệp như khoa học, kỹ thuật, văn học nghệ thuật, tổ chức, quân sự…Sáng tạo còn có nghĩa là tạo ra giá trị mới, giá trị mới đó có ích hay có hại là tùytheo quan điểm người sử dụng và đối tượng nhận hiệu quả của việc sử dụng Ở đây,
ta luôn coi giá trị mới là có ích cho đối tượng nhận hiệu quả của việc sử dụng TheoGS.TS Phạm Thành Nghị, sáng tạo có thể được coi là quá trình tiến tới cái mới, là
7
Trang 10năng lực tạo ra cái mới, sáng tạo được đánh giá trên cơ sở sản phẩm mới, độc đáo
và có giá trị
2.1.3 Giá trị truyền thống
Giá trị là phạm trù riêng có của loài người, liên quan đến lợi ích vật chất cũng nhưtinh thần của con người."Truyền thống", theo gốc từ Latinh được viết là "Tradio",gồm động từ "Tradere (traditus) nguyên nghĩa của nó là "truyền lại", "nhường lại",
"giao lại" và "phân phát" Do vậy, hiểu theo nghĩa đơn giản nhất của từ này, truyềnthống là sự kế thừa di sản xã hội có giá trị được truyền từ thế hệ này sang thế hệkhác Có hai loại truyền thống: cái lạc hậu lỗithời cần khắc phục; cái tạo nên cácgiá trị và bản sắc cần kế thừa, phát huy và phát triển
Vì vậy, "khi nói đến giá trị truyền thống thì hàm ý đã muốn nói tới những giá trịtương đối ổn định, tới những gì là tốt đẹp, là tích cực, là tiêu biểu cho bản sắc dântộc có khả năng truyền lại qua không gian, thời gian, những gì cần phải bảo vệ vàphát triển” Giá trị truyền thống tiêu biểu cho bản sắc của một dân tộc Tuy nhiên,giá trị truyền thống cũng biến đổi chứ không hoàn toàn bất biến Sự biến đối đódiễn ra nhanh hay chậm là tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó, quan trọng nhất làđiều kiện kinh tế, xã hội
2.2 Các giá trị truyền thống ở Việt Nam
Trong suốt chiều dài của lịch sử dân tộc, có biết bao cá giá trị truyền thống củacon người Việt Nam được hình thành, được dự luận xã hội cổ vũ, trở thành bản sắcvăn hóa cảu dân tộc Có thể kể đến một số giá trị truyền thống điển hình như tinhthần yêu nước; tinh thần tự chủ, tự lực, tự cường, ý thức độc lập tự do; lòng nhân
ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý; đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động;
sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống; tinh thần hiếu học, tôn sư trọngđạo…Đó là những giá trị truyền thống cơ bản, vô cùng quý báu, đã tạo nên cốtcách của con người Việt Nam Các giá trị văn hóa truyền thống không chỉ có ýnghĩa trong lịch sử, mà còn có tầm quan trọng trong hiện tại và tương lai Vì thế,việc kế thừa và phát huy cá giá trị truyền thống được đặt ra như một tất yếu mangtính khách quan và cấp thiết, đặc biệt là trong thời kì hiện nay, nước ta đang trongquá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
8
Trang 112.3 Vai trò của phép biện chứng về phủ định trong việc kế thừa và phát triển sángtạo các giá trị truyền thống ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay 2.3.1 Kế thừa truyền thống văn hóa của dân tộc ta là sự thống nhất giữa hai quátrình giữ lại và lọc bỏ
Kế thừa truyền thống văn hóa của dân tộc ở nước ta hiện nay, về thực chất làmột quá trình phủ định biện chứng các mặt, các yếu tốc, thuộc tính và các bộ phậncấu thành của nó Sự kế thừa đó không phải loại bỏ hoàn toàn hay phủ định sạchtrơn truyền thống văn hóa, cắt đứt sợi dây liên hệ giữa quá khứ, truyền thống vớihiện tại và tương lai; nó cũng không phải là bê nguyên xi hoàn toàn truyền thốngvăn hóa mà là sự kế thừa có chọn lọc, kế thừa có điều kiên, tức là chỉ giữ lại những
“hạt nhân hợp lý”, những yếu tốc còn tích cực, tiến bộ, đồng thời loại bỏ những yếu
tố tiêu cực, lỗi thời, lạc hậu trong truyền thống văn hóa
Do điều kiện đặc thù của sự sinh tồn, truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Namtừng bước được hình thành và phát triển Truyền thống đó đã đồng hành và pháthuy sức mạnh của nó trong suốt chiều dài lịch sử hành nghìn năm dựng nước vàgiữ nước của dân tộc Việt Nam Truyền thống đó đã đồng hành và phát huy sứcmạnh của nó trong suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nướccủa dân tộc Việt Nam Truyền thống ấy cũng thường xuyên được các thế hệ ngườiViệt Nam kế tiếp tuyển chọn và sàng lọc, loại bỏ những yếu tố không còn phù hợp,giữ lại những nhân tố tích cực, tiến bộ, những “hạt nhân hợp lý” Nhờ đó, dân tộcViệt Nam luôn đứng vững trước muôn vàn thử thách, chiến thắng tất cả các thế lựcngoại xâm, bảo vệ vững chắc nền độc lập, chủ quyền của dân tộc, bảo vệ bản sắcvăn hóa dân tộc và cuộc sống hòa bình, hạnh phúc của nhân dân
Vì vậy, khi nhận thức và hành động, các chủ thể văn hóa cần có thái độ kháchquan, khoa học trong giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc Tích cực đi sâu nghiêncứu, tìm hiểu, thông qua điều tra, khảo sát, đánh giá phân loại một cách có hệthống, đồng bộ để lưu giữ những truyền thống văn hóa còn tiền bố, còn phát huytác dụng Kiên quyết loại bỉ những gì của truyền thống văn hóa đã trở nên lỗi thời,lạc hậu, không còn phát huy tác dụng Xây dựng một thái độ đúng mực đối vớinhững gì cần được bảo tồn, giữ gìn Cái gì cần được bảo tồn, giữ gìn thì phải bảotồn giữ gìn ngay từ khi nó còn đang tồn tại Hiện nay, trong hệ các giá trị truyền
9
Trang 12thống văn hóa của dân tộc có nhiều giá trị độc đáo, đặc sắc cần phải giữ gìn, kếthừa và phát huy Đó là những giá trị tiêu biểu mang tính ổn định, lâu dài và làđiểm tựa để Việt Nam phát triển đi lên
2.3.2 Kế thừa truyền thống văn hóa của dân tộc ta trong bối cảnh hiện nay chính làquá trình bổ sung, phát triển hơn nữa những “hạt nhân hợp lý” trong truyền thốngvăn hóa
Kế thừa truyền thống văn hóa dân tộc trên tầm cao tư tưởng Mác- Lênin nghĩa làchọn lựa những yếu tố tích cực và phù hợp, nhằm ứng dụng vào các hoạt động sángtạo và xây dựng nền văn hóa mới, khắc phục lỗi kế thừa đơn giản máy móc Trongquá trình phát triển của nước ta, những giá trị truyền thống vẫn không ngừng pháttriển, kế thừa, đổi mới liên tục và đã hình thành truyền thống yêu nước, chống giặcngoại xâm hình thành ở nước ta từ thời đại phong kiến đã được kế thừa và pháttriển trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong thời kỳmới hiện nay Đó chính là tư tưởng đại đoàn kết toàn dân, đại đoàn kết dân tộc,toàn dân tham gia phát triển kinh tế, tham gia xây dựng nên quốc phòng, toàn dânsẵn sàng tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, đảm bảo an toàn xã hội
2.3.3 Khuynh hướng bảo thủ và khuynh hướng phủ định sạch trơn trong kế thừa,phát triển các giá trị truyền thống của dân tộc ta
Phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là chủ trương, quyếtsách đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta Tuy nhiên, trong quá trình vận hành, thựcthi, vẫn còn một số người do thiếu hiểu biết hoặc cố tình hiểu sai, phiến diện về vấn
đề này, dẫn đến tình trạng làm sai, không đúng hoặc lạm dụng, trục lợi chính sách,lợi dụng những kẽ hở về cơ chế để tham nhũng, lãng phí
Đó là tư duy đặt nặng lợi ích kinh tế, đề cao và chạy theo mục tiêu vật chất, lợinhuận mà lãng quên những nhiệm vụ về phát triển văn hóa, bảo đảm công bằng vàtiến bộ xã hội Đó còn là sự phát triển thiếu cân bằng, bền vững khi một số cá nhân,tập đoàn, doanh nghiệp tư nhân vì lợi nhuận mà sẵn sàng xâm phạm không gian disản, di tích, hủy hoại môi trường, môi sinh, làm biến dạng cảnh quan sinh thái thiênnhiên, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và sự pháttriển toàn diện của con người
10