Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA: LÝ LUẬN CHÍNH TRỊTIỂU LUẬN TRIẾT HỌCPHÉP BIỆN CHỨNG VỀ PHỦ ĐỊNH VÀ VẬN DỤNG PHÂN TÍCH VIỆC KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO CÁC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA: LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ PHỦ ĐỊNH VÀ VẬN DỤNG PHÂN TÍCH VIỆC KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO CÁC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG TRONG BỐI CẢNH TOÀN
CẦU HÓA HIỆN NAY
ội, ăm 2023
Sinh viên thực hiện
Số thứ tự
Lớp tín chỉ
Giảng viên hướng dẫn
Nguyễn Ngọc Thủy Linh
Trần Huy Quang
Trang 2MỤC LỤCMỤC LỤC
Khái niệm phủ định biện chứng
Các đặc trưng cơ bản của phủ định biện chứng
Quy luật phủ định của phủ định
Khái niệm phủ định của phủ định
Quy luật phủ định của phủ định – con đường xoáy ốc của sự triển
Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật phủ định của phủ định
VẬN DỤNG PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ PHỦ ĐỊNH TRONG VIỆC KẾ THỪA
VÀ PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO CÁC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN
Giá trị truyền thống
Giá trị truyền thống của dân tộc Việt
của phủ định biện chứng việc kế thừa triển tạo các giá trị truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện
phát huy những giá trị tích cực trong văn hóa truyền thống
Kế thừa các giá trị truyền thống dân tộc là quá trình loại bỏ những nhân tố
quy luật, gạt bỏ những mặt tiêu cực, lạc hậu của cái cũ
thu các giá trị văn hóa truyền thống trên toàn thế giới
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại hiện nay, toàn cầu hóa đã và đang trở thành một xu thế tất yếu và khách quan, là một bước tiến lớn trong sự phát triển của nhân loại Quá trình hội nhập quốc tế, hiện đại hóa đất nước phát triển mạnh mẽ và sâu rộng ở tất cả các khu vực và quốc gia trên thế giới, bao trùm hầu hết các lĩnh vực từ kinh tế đến các khía cạnh của đời sống xã hội như chính trị, an ninh – quốc phòng, khoa học – công nghệ, văn hóa … Chúng ta không thể phủ nhận được một sự thật rằng, kể từ khi xu thế toàn cầu hóa trở thành dòng chảy chính, thế giới đã chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của các quốc gia cũng như sự ra đời của rất nhiều những liên minh kinh tế lớn như WTO (Tổ chức thương mại thế giới), APEC (Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương) hay AFTA (Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN), nhằm tạo nên “chuỗi giá trị toàn cầu”, nâng cao đời sống của con người
Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, Việt Nam cũng không ngừng đẩy mạnh quá trình toàn cầu hóa, mở rộng quan hệ nhiều mặt ra khỏi phạm vi quốc gia, tăng cường các mối quan hệ hợp tác cùng có lợi Như trong Đại hội XI của Đảng, Việt Nam
đã nhấn mạnh đến hội nhập quốc tế: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập,
tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động
và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa mạnh”
Tuy nhiên, toàn cầu hóa là một quá trình có tác động hai chiều, cả tích cực lẫn tiêu cực, đem lại cả thời cơ, vận hội để phát triển lẫn những thách thức, hiểm họa khó lường đối với các quốc gia, dân tộc đặc biệt là trong lĩnh vực văn hóa Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế giúp văn hóa Việt Nam có cơ hội được quảng bá rộng rãi trên thế giới,
mở ra khả năng giao lưu, hợp tác và phát triển toàn diện về văn hóa, tạo nên một “hành lang giá trị” xuyên bản sắc Thế nhưng song song với đó, Việt Nam cũng phải đối mặt với không ít những thách thức trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc bởi trong quá trình “mở cửa” đất nước, sự va chạm và đụng độ giữa các giá trị truyền thống dân tộc là điều khó có
thể tránh khỏi Từ đó, một vấn đề bao trùm được đặt ra là: Làm sao chúng ta có thể vừa bảo tồn, kế thừa, phát huy được các giá trị truyền thống và vừa tiếp thu được những giá trị tốt đẹp của nhân loại, làm cho bản sắc dân tộc thực sự trở thành nguồn sức mạnh nội sinh tạo đà phát triển trong xu thế toàn cầu
Để giải quyết vấn đề mang tính nền tảng và cấp thiết trên, vận dụng góc nhìn của triết học Mác – Lênin với phép biện chứng phủ định sẽ là cơ sở lí luận xác đáng và đúng đắn nhất Đó là lí do tôi chọn đề tài:
Trang 4để nghiên cứu Bài tiểu luận này tập trung vào việc phân tích phép biện chứng về phủ định và ứng dụng nó vào việc bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp trong quá trình mở cửa hội nhập hiện nay, với mong muốn “hòa nhập nhưng không hòa tan” Đồng thời, thông qua đó đề ra những giải pháp thiết thực nhất nhằm mục tiêu hiện đại hóa đất nước đi đôi với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, giữ gìn cốt cách dân tộc
Trang 5NỘI DUNGPHÉP BIỆN CHỨNG VỀ PHỦ ĐỊNH
niệm
Khái niệm phủ định
Thế giới luôn vận động và phát triển không ngừng nghỉ Bất cứ một sự vật, hiện tượng nào trong thế giới cũng đều phải trải qua những quy luật tự nhiên đó là phát sinh, phát triển và diệt vong Sự vật, hiện tượng sinh ra, tồn tại rồi phát triển, sau đó lại mất đi và được thay thế bằng những sự vật, hiện tượng khác; thay thế hình thái tồn tại này bằng hình thái tồn tại khác của cùng một sự vật, hiện tượng trong quá trình vận động, phát triển của nó Sự thay thế tất yếu đó được triết học
gọi là sự phủ định
ái niệm phủ định biện chứng
Trong tất cả các lĩnh vực từ tự nhiên, xã hội cho đến tư duy, quá trình vận động và phát triển đều diễn ra thông qua những sự phủ định Tùy theo thế giới quan và phương pháp luận, các nhà triết học và các trường phái triết học đưa ra những quan niệm khác nhau về phủ định Pi go cho rằng sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ hầu như lặp lại toàn bộ quá trình của sự vật cũ và phải trải qua một chu kì kéo dài 78 vạn năm Trong khi đó, Phật giáo lại có quan niệm triết học rằng kiếp người tuân theo vòng luân hồi và tùy thuộc vào kiếp trước: “Cát bụi lại trở về với cát bụi” Quan điểm siêu hình thì lại coi sự phủ định là sự diệt vong hoàn toàn của cái cũ, là sự phủ định sạch trơn, chấm dứt hoàn toàn sự vận động
và phát triển của sự vật Theo như chủ nghĩa duy vật biện chứng, sự chuyển hóa
từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất, sự đấu tranh thường xuyên của các mặt đối lập làm cho mâu thuẫn được giải quyết, từ đó dẫn đến sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời Sự thay thế diễn ra liên tục tạo nên sự vận động
và phát triển không ngừng của sự vật Sự vật mới ra đời là kết quả của phủ định
sự vật cũ Điều đó cũng có nghĩa sự phủ định là tiền đề, tạo ra cơ sở, điều kiện cho quá trình vận động và phát triển của sự vật hiện tượng, cho sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ Đó được gọi là phủ định biện chứng Phủ định biện chứng là phạm trù triết học dùng để chỉ sự phủ định tự thân, là “mắt xích” tất yếu trong
“sợi dây chuyền” dẫn đến sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới, tiến bộ hơn so với
sự vật, hiện tượng cũ
Các đặc trưng cơ bản của phủ định biện chứng
Phủ định biện chứng có hai đặc trưng cơ bản đó là tính kế thừa.
Trang 6Phủ định biện chứng có vì nguyên nhân của sự phủ định nằm ngay trong chính bản thân sự vật, hiện tượng Đó là kết quả của quá trình đấu tranh giải quyết những mâu thuẫn tất yếu, bên trong bản thân sự vật, hiện tượng chứ không hề có sự can thiệp từ bên ngoài; tạo khả năng ra đời của cái mới thay thế cái cũ Nhờ đó mà tạo nên xu hướng phát triển của chính bản thân
sự vật, hiện tượng, chính vì vậy, phủ định biện chứng là một tất yếu khách quan trong quá trình vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng Mỗi một sự vật, hiện tượng đều có phương thức phủ định riêng tùy thuộc vào sự giải quyết mâu thuẫn bên trong chính bản thân chúng Điều đó cho thấy rằng phủ định biện chứng tồn tại độc lập, không phụ thuộc vào ý muốn hay ý thức của con người mà con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng, tác động làm
trình phủ định ấy diễn ra nhanh hay chậm trên cơ sở nắm vững quy luật phát triển của sự vật Vì vậy mà phủ định biện chứng cũng chính là sự tự thân phủ định
Tính kế thừa
Kế thừa là sự duy trì một số đặc trưng, đặc điểm của cái bị phủ định Đây
là điểm khác biệt nhất giữa phủ định biện chứng và phủ định siêu hình, nó làm
cho sự phát triển không cắt đứt với quá khứ Phủ định biện chứng mang tính kế thừa vì phủ định biện chứng là kết quả của sự phát triển tự thân của sự vật,
hiện tượng nên nó không thể là sự thủ tiêu, sự phá huỷ hoàn toàn của sự vật, hiện tượng cũ Cái mới ra đời trên nền tảng của cái cũ, phát triển tiếp tục cái cũ trên cơ sở loại bỏ những nhân tố trái quy luật, gạt bỏ những mặt tiêu cực, lạc hậu của cái cũ và kế thừa những nhân tố hợp quy luật, chọn lọc, giữ lại và cải tạo những mặt tích cực, bổ sung những mặt mới phù hợp với thực tại Phủ định biện chứng không phải là sự phủ định sạch trơn cái cũ, mà là sự phủ định bao hàm sự khẳng định, trên cơ sở những hạt nhân hợp lí của cái cũ để phát triển thành cái mới, tạo nên tính liên tục của sự phát triển Chính vì vậy, phủ định
biện chứng “là sự phủ định coi như là vòng khâu của liên hệ, vòng khâu của
sự phát triển với sự duy trì cái khẳng định”
Tuy nhiên, sự duy trì cái khẳng định không có nghĩa là giữ nguyên cái cũ
mà là đổi mới, phát triển, bổ sung để nâng được cái kế thừa lên một trình độ mới Bản thân sự kế thừa bao giờ cũng có chọn lọ
Bởi vậy, phủ định biện chứng không chỉ là sự khắc phục cái cũ mà còn là
sự liên kết giữa cái cũ và cái mới, sự vật cũ với sự vật mới, hiện tượng cũ với hiện tượng mới, giữa sự khẳng định với sự phủ định, giữa quá khứ với hiện tại Phủ định biện chứng là mắt khâu tất yếu của mối liên hệ và sự phát triển
Trang 7Mác… 100% (84)
24
TRIẾT-1 - Phân tích nguồn gốc, bản chấ…Triết học
Mác… 100% (63)
7
2019-08-07 Giao trinh Triet hoc…Triết học
Trang 8Như chính phép biện chứng duy vật mácxít là sự phủ định biện chứng phép biện chứng duy tâm của Hêghen Ở đây C.Mác, Ph.Ăngghen đã kế thừa những hạt nhân hợp lí của triết học Hêghen, nhưng đồng thời các ông cũng cải tạo văn bản học thuyết của Hêghen thành phép biện chứng duy vật, đưa phép biện chứng “lộn đầu xuống đất” của Hêghen đứng trở lại trên đôi chân của nó
Quy luật phủ định của phủ định
Khái niệm phủ định của phủ định
Phủ định của phủ định là sự phủ định đã trải qua một số lần phủ định biện
chứng, dẫn tới sự ra đời của một sự vật, hiện tượng mới, dường như quay trở lại điểm xuất phát ban đầu nhưng trên một trình độ mới cao hơn, hoàn thành một chu
kì phát triển của sự vật, hiện tượng
Quy luật phủ định của phủ định là một trong ba quy luật cơ bản của phép
biện chứng duy vật, nó chỉ ra khuynh hướng (đi lên), hình thức (xoáy ốc), kết quả (sự vật, hiện tượng mới ra đời từ sự vật, hiện tượng cũ) của sự phát triển củachúng thông qua sự thống nhất giữa tính thay đổi với tính kế thừa trong sự phát triển; nghĩa là sự vật, hiện tượng mới ra đời từ sự vật, hiện tượng cũ, phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn
Quy luật phủ định của phủ định – của sự phát triển
Thực tế quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng là một chuỗi phủ định nối tiếp nhau, mỗi lần phủ định biện chứng đều tạo ra những điều kiện, tiền đề cho sự phát triển tiếp theo của nó (điểm kết thúc của chu kì này là điểm khởi đầu cho chu kì tiếp theo) Trải qua những sự phủ định liên tiếp “phủ định của phủ định” sẽ tất yếu dẫn tới kết quả là sự vận động theo chiều hướng đi lên của sự vật,
hiện tượng Sự vận động và phát triển theo khuynh hướng này tạo thành “con đường xoáy ốc” không ngừng đi lên và mở rộng.
“Con đường xoáy ốc” là khái niệm dùng để chỉ sự vận động của những nội
dung mang tính kế thừa có trong sự vật, hiện tượng mới nên không thể đi theo đường thẳng mà diễn ra theo đường tròn không nằm trên mặt phẳng tựa như đường xoáy trôn ốc Nó được coi là hình thức diễn đạt đặc trưng nhất của quá trình phát triển biện chứng ở tính kế thừa, tính lặp lại nhưng không quay lại và tính tiến lên của sự phát triển V.I.Lênin (2005) đã khái quát con đường đó như
“Sự phát triển hình như diễn lại những giai đoạn đã qua, nhưng dưới một hình thức khác, ở một trình độ cao hơn (“phủ định của phủ định”); sự phát triển
có thể nói là theo đường trôn ốc chứ không theo đường thẳng” Sự phát triển
dường như lặp lại nhưng trên cơ sở mới cao hơn – đó là đặc điểm quan trọng nhất của luật phủ địnhcủaphủ định.Mỗi mớicủađường ốcthểhiện
Triết họcMác Lênin 99% (77)QUAN ĐIỂM DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ M…Triết học
Mác… 100% (33)
20
Trang 9“đường xoáy ốc”.
Tóm lại, quy luật phủ định của phủ định đã cho thấy mối liên hệ, sự kế thừa
thông qua khâu trung gian giữa cái bị phủ định và cái phủ định trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng Do có tính kế thừa nên phủ định biện chứng không phải là sự phủ định sạch trơn mà nó là điều kiện cho sự phát triển, cái mới
ra đời là kết quả của sự kế thừa những yếu tố tích cực từ sự vật, hiện tượng cũ và phát huy nó trong sự vật, hiện tượng mới, từ đó tạo nên tính chu kì của sự phát triển và nó diễn ra theo đường xoáy ốc
Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật phủ định của phủ định
Thứ nhất, quy luật phủ định của phủ định chỉ ra khuynh hướng tiến lên của sự
vận động của sự vật, hiện tượng; sự thống nhất giữa tính tiến bộ và tính kế thừa của
sự phát triển; sau khi đã trải qua các mắt xích chuyển hóa, có thể xác định được kết quả cuối cùng của sự phát triển
Thứ hai, quy luật này giúp nhận thức đúng về xu hướng của sự phát triển, đó là
quá trình diễn ra quanh co, phức tạp, gồm nhiều giai đoạn và nhiều quá trình khác nhau, không hề đều đặn thẳng tắp, không va vấp và không có những bước thụt lùi
Thứ ba, quy luật này giúp nhận thức đầy đủ hơn về sự vật, hiện tượng mới, ra đời
phù hợp với quy luật phát triển, biểu hiện giai đoạn cao về chất trong sự phát triển Trong tự nhiên, sự xuất hiện của sự vật, hiện tượng mới diễn ra tự phát; nhưng trong
Trang 10xã hội, sự xuất hiện mới đó gắn với việc nhận thức và hành động có ý thức của con người
Thứ tư, tuy sự vật, hiện tượng mới thắng sự vật, hiện tượng cũ, nhưng trong thời
gian nào đó, sự vật, hiện tượng cũ còn mạnh hơn; vì vậy, cần ủng hộ sự vật, hiện tượng mới, tạo điều kiện cho nó phát triển hợp quy luật; biết kế thừa có chọn lọc những yếu tố tích cực và hợp lí của sự vật, hiện tượng cũ làm cho nó phù hợp với xu thế vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng mới
VẬN DỤNG PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ PHỦ ĐỊNH TRONG VIỆC KẾ THỪA
VÀ PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO CÁC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN
phương Tây là “tradition”, được bắt nguồn từ chữ “traditio” trong tiếng Latinh có
nghĩa là “chuyển giao” Còn trong ngôn ngữ Pháp nó được định nghĩa: “Truyền thống theo nghĩa tổng quát là tất cả những gì người ta biết và thực hành bằng sự chuyển giao từ thế hệ này đến thế hệ khác, thường là truyền miệng, hay bằng sự bảo tồn và noi theo những tập quán, những cách ứng xử, những mẫu hình và tấm gương”.
truyền thống được coi là một tập hợp của những tư tưởng, tình
cảm, là những tập quán và thói quen trong lối sống, tư duy và cách ứng xử của một cộng đồng người nhất định Nó được hình thành trong suốt quá trình lịch sử
và được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác Truyền thống bao hàm nhữđặc trưng cơ bản đó là tính di tồn, tính ổn định và tính cộng đồng; tuy nhiên, những đặc trưng này chỉ mang ý nghĩa tương đối
Sở dĩ nói những đặc trưng này của truyền thống chỉ mang ý nghĩa tương đối bởi lẽ không phải khi truyền thống được hình thành thì nó trở nên bất biến và lưu truyền mãi mãi trong suốt tiến trình lịch sử Khi cơ sở tạo nên một truyền thống
đã thay đổi thì với tính ổn định tương đối, truyền thống đó vẫn sẽ được bảo tồn và lưu truyền trong một khoảng thời gian nhất định, nhưng sau đó nó cũng phải bắt đầu biến đổi để phù hợp và thích nghi với hoàn cảnh mới hoặc thậm chí bị thay thếbằng một truyền thống mới.Đó biện chứng củatruyền thống
Trang 11với quá trình hình thành, phát triển và biến đổi diễn ra liên tục trong suốt lịch sử Chính vì vậy, truyền thống vừa đóng góp những yếu tố tích cực đó là góp phần vào công cuộc giữ gìn bản sắc dân tộc cũng như thúc đẩy sự phát triển của xã hội vừa mang những yếu tố tiêu cực như tính bảo thủ với những truyền thống lỗi thờilạc hậu, không phù hợp với cuộc sống nhiều những biến đổi từng ngày và thậm chí làm xã hội bị thụt lùi, kém phát triển
Giá trị truyền thống là khái niệm dùng để chỉ những truyền thống tốt đẹp,
đã thông qua quá trình tuyển chọn, phân biệt và thẩm định một cách nghiêm ngặt qua thời gian, mang những ý nghĩa tiêu biểu và tích cực cho bản sắc văn hóa dân
tộc Như giáo sư Trần Văn Giàu (2000, tr301) đã từng cho rằng: “Truyền thống thì có cái tốt, cái xấu nhưng khi chúng ta nói đến giá trị truyền thống thì ở đây chỉ có cái tốt mà thôi vì chỉ có cái tốt mới được gọi là giá trị Thậm chí, không phải mỗi cái gì tốt thì đều được gọi là giá trị mà phải là những cái tốt phổ biến,
cơ bản, tác dụng tích cực cho đạo đức, luân lý, có cả tác dụng hướng dẫn sự nhận định và hướng dẫn sự hành động thì mới được mang danh nghĩa là giá trị truyền thống” Chính vì vậy, nó được bảo tồn, duy trì, bổ sung và phát triển từ thế
hệ này qua thế hệ khác Những giá trị truyền thống ấy có thể trải qua những biến đổi nhất định chứ không hề bất biến hoàn toàn, tuy nhiên trong số ấy vẫn còn những giá trị trường tồn và bền vững với thời gian Có thể kể đến như tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc Việt Nam, đó là đức tính đã được hun đúc và trở thành một bản sắc riêng của mỗi người dân Việt Nam, nó tỏa sáng và là cơ sở để nhân dân ta vững bước trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc
Giá trị truyền thống của dân tộc Việt
Dân tộc Việt Nam luôn tự hào với bề dày lịch sử về văn hóa và truyền thống được hình thành và phát triển từ rất lâu đời, tạo nên một bản sắc rất riêng, rất độc đáo Bản sắc dân tộc đó bao gồm tất cả những giá trị bền vững, những tinh
ủa cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp lên, gây dựng lên qua hàng ngàn năm lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của ông cha ta, được thử thách và khẳng định qua bao thăng trầm của lịch sử Theo như nghị quyết của Bộ Chính trị khóa VII về một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng và Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm BCH Trung ương Đảng (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đã nêu những
giá trị văn hóa nổi bật của bản sắc Việt Nam là “lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết cá nhân – gia đình – – Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử; tính giản dị trong lối sống” Đó là những yếu tố
độc đáocủa mộtnền văn truyền thống tộc, thểhiệnmột “cốt
Trang 12tộc”, một “đặc tính dân tộc Những giá trị truyền thống đó được xem như một bộ
“gen” bảo tồn của dân tộc, là những giá trị đặc trưng tiêu biểu phản ánh diện mạo, phẩm chất, bản lĩnh, tâm hồn, lối sống, cách cảm, cách nghĩ, khát vọng và biểu tượng riêng của mỗi quốc gia, dân tộc Nó được nhân dân Việt Nam kế thừa gìn giữ và phát huy trong mỗi thời đại, góp phần tạo nên dòng chảy liên tục của lịch
sử văn hóa Bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc chính là cơ sở để liên kết xã hội
và liên kết các thế hệ lại với nhau, tạo nên sức mạnh tinh thần của dân tộc
Trong lịch sử bảo tồn và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, Việt Nam luôn thể hiện tinh thần cũng như bản lĩnh vững vàng trước sự du nhập của những trào lưu văn hóa ngoại lai Con đường giao tiếp văn hóa của dân tộc Việt Nam luôn rộng mở thênh thang với tất cả các học thuyết của Nho giáo, Phật giáo cũng như Lão giáo ở phương Đông, hay nhiều nền văn hóa khác ở phương Tây tràn tới Trong quá trình sống và giao tiếp với những nền văn hóa đó, dựa trên nền tảng chủ nghĩa nhân văn của người Việt Nam, nền văn hóa truyền thống của dân tộc ta đã phải trải qua quá trình chấp nhận, cách tân, mở rộng sức mạnh nội sinh, gìn giữ cái bất biến tương đối, tạo nên sự luân chuyển không ngừng Quá trình đó tạo nên bản sắc, giá trị văn hóa Việt Nam Giá trị này vừa là nguồn cội của nhân cách văn hóa vừa tạo ra những giá trị gốc trong bảng giá trị Việt Nam Tuy nhiên hiện nay, xu thế mở cửa, giao lưu và hội nhập các nền văn hóa ngày càng trở nên sâu rộng đồng nghĩa với việc Việt Nam đang phái đối mặt trực tiếp với những thách thức lớn, liên quan đến sự sống còn của dân tộc Chính
vì vậy, giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển hệ giá trị văn hóa truyền thống dân tộc với tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trong bối cảnh toàn cầu hóa
và hội nhập quốc tế là ưu tiên hàng đầu Nó trở thành yêu cầu khách quan và là mục tiêu của sự nghiệp bảo vệ, giữ gìn, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam trong thời kì đổi mới và hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay
Vai trò của phép phủ định biện chứng trong việc kế thừa và phát triển sáng tạo các giá trị truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện
ộc xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước Việt Nam
đã có những nhận thức sâu sắc về vị trí, tầm quan trọng cũng như sức mạnh của giá trị văn hóa truyền thống Chính vì vậy, trong quá trình lãnh đạo, Đảng ta đã không ngừng đề ra những phương hướng, nhiệm vụ và những chính sách phát triển văn hóa truyền thống phù hợp đối với yêu cầu và nhiệm vụ cách mạng trong mỗi thời kì lịch
sử Tổng bí thư Lê Khả Phiêu đã khẳng định tại buổi khai mạc Hội nghị Trung ương
năm khóa VIII rằng: “Phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng là nhân lên sức mạnh của nhân dân ta để vượt qua khó khăn, thử thách, xây
Trang 13đối ngoại, tạo ra thế và lực mới cho đất nước ta bước vào thế kỷ 21” Và những thành
tựu mà Việt Nam đạt được trong suốt 25 năm đổi mới đã phần nào chứng minh sự đúng đắn trong đường lối chỉ đạo của Đảng trong việc bảo tồn, kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc vào xây dựng một Việt Nam
Nền văn hóa Việt Nam hôm nay chính là sự hòa trộn giữa nền văn hóa tiên tiến
và nền văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc, cho thấy được sự phát triển cân đối, hài hòa giữa yếu tố truyền thống và hiện đại, giữa dân tộc và quốc tế Việc duy trì tính kế thừa trong xây dựng nền văn hóa Việt Nam vừa tiên tiến, vừa đậm đà bản sắc dân tộc là một trong những yêu cầu quan trọng hiện nay, góp phần tạo động lực cho
sự phát triển bền vững và lâu dài của nền văn hóa Việt Nam trong thời đại mới.Trong quá trình xây dựng một Việt Nam với nền văn hóa hài hòa giữa hai yếu tố tiên tiến và truyền thống cùng với việc tập trung khai thác những giá trị văn hóa mới, chúng ta cần tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo tồn, kế thừa và phát huy các giá trị tốt đẹp của truyền thống văn hóa dân tộc Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hóa trên thế giới, bắt kịp sự phát triển của thời đại, góp phần trực tiếp nâng cao vị thế và giá trị của văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam Tính
kế thừa này là tất yếu, đảm bảo cho sự phát triển liên tục và bền vững của các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam trong thời đại toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng
Kế thừa các giá trị truyền thống dân tộc là quá trình chọn lọc, giữ lại, bổ sung và phát huy những giá trị tích cực trong văn hóa truyền thống
Xuyên suốt quá trình vận động và phát triển, bất cứ một sự vật, hiện tượng nào cái mới cũng ra đời trên nền tảng của cái cũ Cái mới kế thừa và giữ lại những nhân tố hợp quy luật, chọn lọc và cải tạo những mặt tích cực, bổ sung những mặt mới phù hợp hơn với thực tại Áp dụng điều đó vào việc kế thừa các giá trị truyền thống dân tộc, những giá trị tích cực của truyền thống văn hóa chính là tiền đề, là nền tảng cho quá trình xây dựng một nền văn hóa Việt Nam hài hòa giữa hai yếu
tố, vừa tiên tiến, hiện đại, vừa đậm đà bản sắc dân tộc Bởi lẽ sự phát triển của nền văn hóa hôm nay không phải tự nhiên mà có, đó là kết quả của quá trình chọn lọc những nhân tố hợp quy luật; là kết quả của sự đấu tranh và kế thừa tất cả những yếu tố tích cực của truyền thống văn hóa dân tộc Trong quá trình phát triển, những giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc không hề đứng yên và bất biến theo thời gian, mà trái lại nhân dân Việt Nam từ thế hệ này qua thế hệ khác không ngừng kế thừa, bổ sung, phát triển và đổi mới liên tục Đặc biệt, ở những thời kỳ chuyển giao của lịch sử, nhiều khía cạnh của giá trị truyền thống văn hóa dân tộc cũng chứng kiến những thay đổi mang tính bước ặt