Phân tích từng mặt đối lập tạothành mâu thuẫn cụ thể giúp con người nhận thức được bản chất khuynh hướng vậnđộng, phát triển của sự vật, hiện tượng; từ đó tìm ra các giải pháp phù hợp, t
Trang 1Hà Nội – 03/2023
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
=====000=====
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MÂU THUẪN VÀ VẬN DỤNG PHÂN TÍCH MÂU THUẪN BIỆN CHỨNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Sinh viên thực hiện : Lèng Hoàng Khánh Nhi
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
I LÝ LUẬN PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MÂU THUẪN 4
1 Vị trí, vai trò của quy luật mâu thuẫn biện chứng 4
2 Các khái niệm 4
2.1 Khái niệm mâu thuẫn 4
2.2 Một số khái niệm liên quan 4
3 Các tính chất chung của mâu thuẫn 5
4 Nội dung quy luật mâu thuẫn 5
5 Ý nghĩa phương pháp luận 6
II VẬN DỤNG PHÂN TÍCH MÂU THUẪN BIỆN CHỨNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 7
1 Tính tất yếu của quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta
7
1.1 Khái niệm kinh tế thị trường 7
1.2 Khái niệm nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 7
1.3 Cơ sở khách quan của sự tồn tại và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 8
2 Những mâu thuẫn còn tồn tại trong nền kinh tế định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam
9 2.1 Mâu thuẫn giữa kinh tế thị trường và mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội 9
2.2 Mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế thị trường và vấn đề phân hóa giàu nghèo .10
2.3 Mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế thị trường và bảo vệ môi trường 10
3 Giải pháp để giải quyết mâu thuẫn và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 10
Trang 3trường 11
3.2 Những phương án phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 11
KẾT LUẬN 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
Trang 4Là một trong những quy luật quan trọng của phép biện chứng, quy luật mâuthuẫn hiện diện rất phong phú trong đời sống con người, dễ thấy dưới dạng những mặtđối lập có khuynh hướng vận động trái ngược nhau Phân tích từng mặt đối lập tạothành mâu thuẫn cụ thể giúp con người nhận thức được bản chất khuynh hướng vậnđộng, phát triển của sự vật, hiện tượng; từ đó tìm ra các giải pháp phù hợp, tối ưu nhất
để giải quyết mâu thuẫn, thúc đẩy sự vật phát triển
Sự nghiệp đổi mới của nước ta do Đảng khởi xướng và lãnh đạo đã giành đượcnhững thắng lợi bước đầu mang tính quyết định, quan trọng trong việc chuyển nềnkinh tế từ cơ chế quản lý tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nướctheo định hướng xã hội chủ nghĩa Nước ta đã đạt được nhiều thành công to lớn, songvẫn tồn tại những mâu thuẫn bám rễ, kìm hãm sự phát triển của công cuộc đổi mới.Vận dụng phép biện chứng về mâu thuẫn, ta có thể nhìn rõ hơn thực trạng và có nhữngphương cách khắc phục cho vấn đề trên
Nhận ra sự liên hệ chặt chẽ giữa mâu thuẫn biện chứng với định hướng phát triểnnền kinh tế nước ta cũng như tính cấp thiết của việc xây dựng nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa, người viết xin chọn đề tài “Phép biện chứng về mâuthuẫn và vận dụng phân tích mâu thuẫn biện chứng trong nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay” là đề tài bài tiểu luận môn Triết họcMác – Lê- nin
Thông qua bài tiểu luận này, người viết mong muốn có cái nhìn sâu sắc và toàndiện về mối liên hệ biện chứng giữa mâu thuẫn triết học và nền kinh tế nước ta hiệnnay; cùng với đó, tìm hiểu sâu hơn về nền kinh tế nước ta, những mâu thuẫn tồn tạicũng như tìm ra phương hướng giải quyết những mặt hạn chế ấy
Để đạt được mục tiêu ấy, người viết sẽ tìm hiểu hai mục chính: lý luận về phépmâu thuẫn biện chứng và vận dụng phân tích mâu thuẫn biện chứng vào nền kinh tếnước ta hiện nay, trên ba phương diện: tính tất yếu khách quan của việc xây dựng nềnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, những mâu thuân tồn đọng và phươnghướng giải quyết đề xuất
Trang 5I LÝ LUẬN PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MÂU THUẪN.
1 Vị trí, vai trò của quy luật mâu thuẫn biện chứng.
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (quy luật mâu thuẫn biệnchứng) thể hiện bản chất, là hạt nhân của phép biện chứng duy vật, bởi quy luật đề cậpđến vấn đề cơ bản và quan trọng nhất của phép biện chứng duy vật – vấn đề nguyênnhân, động lực của sự tồn tại, phát triển
2 Các khái niệm.
2.1 Khái niệm mâu thuẫn.
Khái niệm mâu thuẫn dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất, đấu tranh và chuyểnhoá của các mặt đối lập trong mỗi sự vật hoặc giữa các sự vật trong quá trình vậnđộng, phát triển của chúng Với nghĩa như vậy, mâu thuẫn là cái tồn tại khách quan,vốn có của bất cứ một sự vật, hiện tượng, quá trình nào trong tự nhiên, xã hội và tưduy
Ví dụ, mối quan hệ giữa điện tích âm và điện tích dương của một dòng điện; giữachân lý và sai lầm trong quá trình nhận thức; giữa cung và cầu trên thị trường hànghoá;…
2.2 Một số khái niệm liên quan.
Nội dung của quy luật mâu thuẫn biện chứng sẽ được làm sáng tỏ thông qua việclàm rõ các khái niệm, phạm trù liên quan
Trước hết, các mặt đối lập là các đặc điểm, thuộc tính trái ngược nhau của cùngmột sự vật, hiện tượng
Trong phép biện chứng duy vật, mâu thuẫn biện chứng là khái niệm dùng để chỉ
sự liên hệ, tác động theo cách vừa thống nhất, vừa đấu tranh; vừa đòi hỏi, vừa loại trừ,vừa chuyển hóa lẫn nhau giữa các mặt đối lập Yếu tố tạo thành mâu thuẫn biện chứng
là các mặt đối lập, các bộ phận, các thuộc tính,… có khuynh hướng biến đổi trái ngượcnhau, nhưng cùng tồn tại khách quan trong mỗi sự vật, hiện tượng của tự nhiên, xã hội
và tư duy
Trong mỗi mâu thuẫn, các mặt đối lập vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau,tạo nên trạng thái ổn định tương đối của sự vật, hiện tượng Thống nhất giữa các mặtđối lập là khái niệm dùng để chỉ sự liên hệ giữa chúng được thể hiện qua: thứ nhất, cácmặt đối lập nương tựa vào nhau, làm tiền đề cho nhau tồn tại, không có mặt này thìcũng không có mặt kia; thứ hai, các mặt đối lập tác động ngang nhau, cân bằng nhau,thể hiện sự đấu tranh giữa cái mới đang hình thành và cái cũ chưa mất hẳn; thứ ba,giữa các mặt đối lập còn có sự tương đồng, đồng nhất Sự đồng nhất này giải thích cho
Trang 6hiện tượng chuyển hóa vào nhau của các mặt đối lập, song đồng nhất không tách rờivới sự đối lập,
Trang 7Mác… 100% (84)
24
TRIẾT-1 - Phân tích nguồn gốc, bản chấ…Triết học
Mác… 100% (63)
7
2019-08-07 Giao trinh Triet hoc…Triết học
Trang 8bởi mỗi sự vật, hiện tượng vừa là bản thân nó, vừa là sự vật, hiện tượng đối lập với nó.Hai mặt đối lập còn tồn tại trong sự đấu tranh với nhau; qua đó, các mặt đối lập có sựtác động qua lại theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau.
Trong khi sự thống nhất giữa các mặt đối lập có tính tạm thời, tương đối, có điềukiện thì đấu tranh có tính tuyệt đối, nó phá vỡ sự ổn định tương đối của sự vật, dẫn đến
sự chuyển hóa về chất của chúng Tính tuyệt đối này gắn với sự tự thân vận động, pháttriển diễn ra không ngừng của sự vật, hiện tượng
3 Các tính chất chung của mâu thuẫn.
Mâu thuẫn có tính khách quan: Phép biện chứng duy vật khẳng định tất cả các sựvật, hiện tượng tồn tại trong thực tại khách quan đều chứa đựng trong nó mâu thuẫn
Sự hình thành và phát triển của mâu thuẫn là do cấu trúc tự thân vốn có bên trong của
sự vật, hiện tượng quy định Mâu thuẫn tồn tại không phụ thuộc vào bất cứ hiện tượngsiêu nhiên nào, kể cả ý chí của con người Mỗi sự vật, hiện tượng đang tồn tại đều làmột thể thống nhất các khuynh hướng, các thuộc tính phát triển ngược chiều nhau, đốilập nhau Sự liên hệ, tác động qua lại, đấu tranh chuyển hoá, bài trừ và phủ định lẫnnhau, tạo thành động lực bên trong của mọi quá trình vận động và phát triển kháchquan của chính bản thân các sự vật hiện tượng
Mâu thuẫn có tính phổ biến, bởi đây là một hiện tượng có trong tất cả các lĩnhvực: tự nhiên, xã hội và tư duy của con người Mâu thuẫn tồn tại từ khi sự vật mớixuất hiện, xuyên suốt quá trình phát triển, cho tới khi sự vật kết thúc Mâu thuẫn nàymất đi thì mâu thuẫn khác hình thành
Mâu thuẫn có tính đa dạng, phong phú; biểu hiện ở chỗ mỗi sự vật, hiện tượng,quá trình đều có thể bao hàm nhiều loại mâu thuẫn khác nhau, biểu hiện khác nhautrong những điều kiện lịch sử, cụ thể khác nhau; chúng giữ vị trí, vai trò khác nhau với
sự tồn tại, vận động và phát triển của sự vật Mâu thuẫn được phân chia thành nhiềuloại: mâu thuẫn bên trong/bên ngoài, mâu thuẫn cơ bản/không cơ bản, mâu thuẫn chủyếu/thứ yếu, Trong các lĩnh vực khác nhau cũng tồn tại những mâu thuẫn với nhữngtính chất khác nhau tạo nên tính phong phú trong sự biểu hiện của mâu thuẫn
4 Nội dung quy luật mâu thuẫn.
Bất cứ sự vật nào cũng chứa đựng mâu thuẫn Khi mâu thuẫn cơ bản được giảiquyết, thì sự vật và hiện tượng chứa đựng nó cũng chuyển hóa thành sự vật và hiệntượng khác
Triết họcMác Lênin 99% (77)QUAN ĐIỂM DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ M…Triết học
Mác… 100% (33)
20
Trang 9Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là hai xu hướng tác động khácnhau của các mặt đối lập tạo nên mâu thuẫn Sự thống nhất và đấu tranh không táchrời nhau
Trang 10trong quá trình vận động, phát triển của sự vật Quá trình thống nhất và đấu tranh củacác mặt đối lập tất yếu dẫn đến sự chuyển hóa giữa chúng Lúc mâu thuẫn mới xuấthiện, nó thể hiện sự khác biệt và phát triển thành hai mặt đối lập Khi hai mặt đối lậpcủa mâu thuẫn xung đột với nhau gay gắt và khi đủ điều kiện, chúng sẽ chuyển hóa lẫnnhau Mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới được hình thành, quá trình tác động,chuyển hóa giữa các sự vật được tiếp diễn, làm cho hiện tượng luôn vận động và pháttriển.
Tuy nhiên, không phải bất kỳ sự đấu tranh nào của các mặt đối lập đều dẫn đến
sự chuyển hoá giữa chúng Chỉ có sự đấu tranh của các mặt đối lập phát triển đến mộttrình độ nhất định, hội đủ các điểu kiện cần thiết mới dẫn đến chuyển hoá giữa chúng,bài trừ và phủ định lẫn nhau Trong giới tự nhiên, chuyển hoá của các mặt đối lậpthường diễn ra một cách tự phát, còn trong xã hội, chuyển hoá của các mặt đối lậpnhất thiết phải thông qua hoạt động có ý thức của con người Trong thế giới hiện thực,bất kỳ sự vật hiện tượng nào cũng chứa đựng trong bản thân nó những mặt, nhữngthuộc tính có khuynh hướng phát triển ngược chiều nhau Sự đấu tranh chuyển hoá củacác mặt đối lập trong điều kiện cụ thể tạo thành mâu thuẫn
Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan, phổ biến trên thế giới Mâu thuẫn được giảiquyết, sự vật cũng mất đi sự vật mới hình thành Sự vật mới lại nảy sinh các mặt đốilập và mâu thuẫn mới Các mặt đối lập này lại đấu tranh chuyển hoá và phủ định lẫnnhau để tạo thành sự vật mới hợn; cứ như vậy mà các sự vật, hiện tượng trong thế giớikhách quan thường xuyên và biến đổi không ngừng Vì vậy, mâu thuẫn là nguồn gốc
và động lực của mọi quá trình phát triển
5 Ý nghĩa phương pháp luận.
Thứ nhất, thừa nhận tính khác quan của mâu thuẫn trong sự vật hiện tượng; từ đógiải quyết mẫu thuẫn phải tuân theo quy luật, điều kiện khách quan Muốn phát hiệnmâu thuẫn cần tìm ra thể thống nhất của các mặt đối lập trong sự vật hiện tượng; từ đótìm ra phương hướng, giải pháp đúng cho hoạt động nhận thức và thực tiễn
Thứ hai, phân tích mâu thuẫn cần bắt đầu từ việc xem xét quá trình phát sinh,phát triển của từng loại mâu thuẫn; xem xét vai trò, vị trí và mối quan hệ giữa các mâuthuẫn và điều kiện chuyển hóa giữa chúng Phải biết phân tích cụ thể một mâu thuẫn
cụ thể và đề ra được phương pháp giải quyết mâu thuẫn đó
Thứ ba, phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh giữa cácmặt đối lập, không điều hòa mâu thuẫn cũng không nóng vội hay bảo thủ, bởi giảiquyết mâu thuẫn còn phụ kiện vào điều kiện đã đủ và chín muồi hay chưa
Trang 11II VẬN DỤNG PHÂN TÍCH MÂU THUẪN BIỆN CHỨNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.
1 Tính tất yếu của quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
1.1 Khái niệm kinh tế thị trường.
Kinh tế thị trường là nền kinh tế mà trong đó người mua và người bán tác độngvới nhau theo quy luật cung cầu, giá trị để xác định giá cả và số lượng hảng hóa, dịch
vụ trên thị trường
Nền kinh tế thị trường giúp người tiêu dùng được tự do thỏa mãn nhu cầu, thúcđẩy sự năng động, sáng tạo trong sản xuất, tránh gây tổn thất lãng phí, thúc đẩy nềnkinh tế phát triển Song nền kinh tế này vẫn tồn tại một vài mặt hạn chế Đó là sự phân
bố nguồn lực không hiệu quả; người sản xuất bất chấp đúng sai để tối đa hóa lợinhuận, dẫn đến ô nhiễm môi trường, bất công xã hội; phân hóa giàu nghèo; thấtnghiệp; lạm phát;…
1.2 Khái niệm nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tại Đại hội IX năm 2001, Đảng ta chính thức đưa ra khái niệm “Kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa”, coi đó là mô hình tổng quát, đường lối chiếnlược nhất quán của Việt Nam trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội Đây là mộtnền kinh tế thị trường nhiều thành phần, trong đó khu vực kinh tế nhà nước giữ vai tròchủ đạo, với mục tiêu dài hạn là xây dựng chủ nghĩa xã hội
Đến nay, đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ViệtNam được xác định ngày càng sâu sắc
Về mục tiêu của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Phát triển lựclượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội, thực hiện dân giàu,nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh “Mục đích của nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa là phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng
cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân”
Đặc trưng về sở hữu: Trước đổi mới, nền kinh tế nước ta chỉ có một chế độ sởhữu về tư liệu sản xuất là chế độ công hữu (gồm sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể)
Từ khi tiến hành đổi mới đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam thừa nhận trên thực tế cónhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất, bao gồm cả công hữu và tư hữu
Đặc trưng về cơ cấu kinh tế: Là nền kinh tế có nhiều thành phần kinh tế, trong đókinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, các thành phần kinh tế khác là bộ phận hợpthành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Kinh tế tư nhân là mộtđộng lực quan trọng của nền kinh tế
Trang 12Đặc trưng về phân phối: Thực hiện phân phối theo kết quả lao động, hiệu quảkinh tế, mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất, dựa trên các nguyêntắc của cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.
Về cơ chế vận hành của nền kinh tế: Tại Hội nghị Trung ương VI khóa X (tháng3/2008), Đảng ta khẳng định, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ởViệt Nam là nền kinh tế vừa tuân theo quy luật của thị trường, vừa chịu sự chi phối bởicác quy luật kinh tế của chủ nghĩa xã hội và các yếu tố bảo đảm tính định hướng xãhội chủ nghĩa Đây cũng là nền kinh tế có tổ chức, có kế hoạch, đặt dưới sự lãnh đạocủa Đảng Cộng sản Việt Nam và sự quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa Kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa vừa phát huy những ưu thế của kinh tế thị trường
và kinh tế kế hoạch, vừa loại bỏ những khuyết tật của hai nền kinh tế đó, nhằm thựchiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
Về phương tiện, công cụ, động lực: Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, thực hiện công nghiệp hoá,hiện đại hoá Kinh tế thị trường được Đảng, nhà nước sử dụng như một công cụ,phương tiện, một động lực để xây dựng chủ nghĩa xã hội
Có thể nói, trải qua 35 năm đổi mới, mô hình kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa ở Việt Nam ngày càng hoàn thiện, trở thành đóng góp lý luận cơ bản vàsâu sắc của Đảng Cộng sản Việt Nam Tại Đại hội XIII, Đảng ta nhận định: “Nhậnthức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng đầy đủ hơn Hệthống pháp luật, cơ chế, chính sách tiếp tục được hoàn thiện phù hợp với yêu cầu xâydựng nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế Các yếu tố thị trường và cácloại thị trường từng bước phát triển đồng bộ, gắn với thị trường khu vực và thế giới”
“Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang dần được hoàn thiệntheo hướng hiện đại, đồng bộ và hội nhập” Đường lối đổi mới kinh tế phù hợp vớiyêu cầu khách quan đã giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất xã hội, thúc đẩy nền kinh tếcủa nước ta tăng trưởng vượt bậc, đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt Nhờvậy, sau hơn 35 năm đổi mới, chúng ta đã giành được những thành tựu to lớn, có ýnghĩa lịch sử, đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, trở thành nước có thunhập trung bình; hội nhập mạnh mẽ vào kinh tế khu vực và thế giới, tạo thế và lực mớicho nền kinh tế
1.3 Cơ sở khách quan của sự tồn tại và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thực tiễn vận động của nền kinh tế thế giới những năm gần đây cho thấy, môhình phát triển nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô từ trung tâm, trong bối cảnhngày nay, là mô hình hợp lý hơn cả Mô hình này, về đại thể có thể đáp ứng những