1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến vàvận dụng phân tích mối liên hệ giữa tăngtrưởng kinh tế

21 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phép Biện Chứng Về Mối Liên Hệ Phổ Biến Và Vận Dụng Phân Tích Mối Liên Hệ Giữa Tăng Trưởng Kinh Tế Với Bảo Vệ Môi Trường Sinh Thái
Người hướng dẫn Giáo viên Hướng Dẫn
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Lý Luận Chính Trị
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 20
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 1,57 MB

Nội dung

Việc con người khai thác quámức các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sử dụng các chất hoá học độc hại, hay xả các chất thải chưa được xử lý ra ngồi mơi trường,… đã và đang gây sức ép lên mô

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

~~~~~~~~~*~~~~~~~~~

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀ VẬN DỤNG PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH

Trang 2

Hà Nội, 20

1

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

LỜI MỞ ĐẦU 2

PHẦN 1 PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN 3

1.1 Phép biện chứng 3

1.2 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến 4

PHẦN 2 MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI 6

2.1 Tăng trưởng kinh tế 6

2.2 Môi trường sinh thái 8

2.3 Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái.9 KẾT LUẬN 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

2

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Trên hành trình đổi mới đất nước, nền kinh tế Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu và đạt được tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng Đất nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng hậu chiến tranh, vươn lên từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành nước có thu nhập trung bình thấp Tăng trưởng kinh tế đã tạo điều kiện để đời sống nhân dân ta ngày càng được cảithiện, giải quyết các vấn đề công ăn việc làm, giảm tỉ lệ thất nghiệp và nâng tầm nước ta trên thị trường quốc tế

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà tăng trưởng kinh tế đem lại, chúng

ta cũng phải đối mặt với vấn đề suy thoái môi trường ngày càng trầm trọng do ảnh hưởng từ các hoạt động kinh tế của con người Việc con người khai thác quámức các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sử dụng các chất hoá học độc hại, hay xả các chất thải chưa được xử lý ra ngoài môi trường,… đã và đang gây sức ép lên môi trường sinh thái, dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nặng nề

Trên cơ sở của mối liên hệ phổ biến, ta nhận thức được tăng trưởng kinh

tế và bảo vệ môi trường sinh thái có những mối quan hệ ràng buộc, tác động qualại lẫn nhau Tìm ra được phương hướng và giải pháp phù hợp cho vấn đề này sẽgóp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế một cách bền vững gắn liền với bảo vệ môi trường sinh sống trong lành

Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề, em chọn đề tài tiểu luận “Phép biệnchứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái” nhằm mục đích đem lại cái nhìn tổng quan về những mối liên hệ phổ biến và khái quát mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái, qua đó đưa ra những giải pháp chung giúp nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng thêm bền vững

Trong quá trình làm bài, do kiến thức còn hạn chế cũng như còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập nên bài tiểu luận không thể tránh khỏi những sai sót, khiếmkhuyết về mặt nội dung lẫn hình thức Vì vậy, em kính mong thầy cô xem xét vàgóp ý để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn thầy cô.3

Trang 5

1 PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN

1.1 Phép biện chứng

Trong chủ nghĩa Mac-Lênin, khái niệm được dùng để chỉ những mối liên hệ, tương tác, chuyển hoá và vận động, phát triển theo qui luật của các sự vật, hiện tượng, quá trình trong giới tự nhiên, xã hội và tư duy

trong đó biện chứng khách quan là biện chứng của các sự vật, hiện tượng trong thế giới vật chất khách quan; còn biện chứng chủ quan là sự phản ánh biện chứng khách quan vào đời sống và ý thức của con người

thuộc biện chứng chủ quan, là học thuyết nghiên cứu, khái quát biện chứng thế giới thành hệ thống các nguyên lý, quy luật khoa học nhằm xây dựng hệ thống các nguyên tắc phương pháp luận của nhận thức và thực tiễn Phép biện chứng đã trở nên rất quen thuộc với con người trong xã hội ngày nay và được sử dụng phổ biến trong nhiều hoạt động, lĩnh vực đời sống khác nhau, trở thành công cụ giúp con người nhận thức và cải tạo thế giới

Trong quá trình tồn tại và phát triển, phép biện chứng đã trải qua ba hình thức cơ bản: phép biện chứng chất phác thời cổ đại, phép biện chứng duy tâm cổđiển Đức và phép biện chứng duy vật trong chủ nghĩa Mac-Lênin

là hình thức đầu tiên của phép biệnchứng trong lịch sử triết học Tiêu biểu cho những tư tưởng biện chứng đó là

“biến dịch luận” và “ngũ hành luận” của triết học Trung Quốc; triết học phật giáo của Ấn Độ; và những quan điểm biện chứng của Heraclit trong triết học HyLạp cổ đại Mặc dù phép biện chứng chất phác cổ đại đã nhận thức đúng và nghiên cứu về những hình thái căn bản nhất của tư duy biện chứng, thế nhưng những tư tưởng biện chứng đó về căn bản vẫn còn mang tính ngây thơ, dựa vào trực quan chất phác, tự phát và trừu tượng

4

Trang 6

được khởi đầu từ Kant và hoàn thiện ở Hégel Các nhà triết học cổ điển Đức, mà đỉnh cao nhất là Hégel, đã trình bày những tư tưởng cơ bản nhất, xây dựng phép biện chứng duy tâm với hệthống phạm trù, qui luật chung của ý thức và tinh thần Tính chất duy tâm trong triết học Hégel biểu hiện ở chỗ ông coi biện chứng là quá trình phát triển khởi đầu của “ý niệm tuyệt đối”, coi biện chứng chủ quan là cơ sở của biện chứng khách quan Theo Hégel, “tinh thần, tư tưởng, ý niệm là cái có trước, còn thế giới hiện thực chỉ là một bản sao chép của ý niệm”.

Tuy vậy, tính chất duy tâm trong phép biện chứng cổ điển Đức, cũng như trong triết học Hégel là hạn chế cần phải vượt qua Mác và Ăngghen đã khắc phục hạn chế đó để sáng tạo nên Đó là giai đoạn phát triển cao nhất của phép biện chứng trong lịch sử triết học, là sự kế thừa trên tinh thần phê phán đối với phép biện chứng cổ điển Đức

của chủ nghĩa Mac-Lênin là phép biện chứng được xác lập trên nền tảng của thế giới quan duy vật khoa học Ở có sự thống nhất giữa nội dung thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng, bởi vậy, mỗi nguyên lý hay luận điểm của phép biện chứng duy vật cũng đều được rút ra từ sự vận hành của giới tự nhiên

và lịch sử xã hội loài người Phép biện chứng duy vật đã đưa phép biện chứng từ

tự phát đến tự giác cung cấp những phương pháp luận chung nhất cho quá trình nhận thức và cải tạo thế giới

1.2 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

Quan điểm biện chứng duy vật cho rằng các sự vật và hiện tượng của thế giới tồn tại trong những mối liên hệ qua lại với nhau, quy định lẫn nhau, thâm nhập, chuyển hoá lẫn nhau chứ không hề tách biệt nhau Khái niệm

dùng để chỉ sự quy định, sự tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới Còn khái niệm dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở

5

Trang 7

Triết học

Mác… 100% (84)

24

TRIẾT-1 - Phân tích nguồn gốc, bản chấ…

Triết học

Mác… 100% (63)

7

2019-08-07 Giao trinh Triet hoc…

Trang 8

nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới, trong đó, những mối liên hệ phổ biến nhất

là những mối liên hệ tồn tại ở mọi sự vật, hiện tượng của thế giới

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, mối liên hệ gồm ba

Các mối liên hệ của sự vật, hiện tượng của thế giới có

Do đó sự quy định lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng hay giữa các thành phần cấu tạo nên sự vật hiện tượng đó là cái vốn có của nó, tồn tại độc lập không phụ thuộc vào ý chí của con người; con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng các mối liên hệ đó trong hoạt động thực tiễn của mình

của các mối liên hệ thể hiện ở chỗ không có bất cứ sự vật, hiện tượng hay quá trình nào tồn tại tuyệt đối biệt lập với các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác Và đồng thời cũng không có bất cứ sự vật, hiện tượng nào không phải là một cấu trúc hệ thống, bao gồm những yếu tố cấu thành với nhữngmối liên hệ bên trong của nó; tức là, trong một sự vật hiện tượng thì bất cứ một thành phần, một yếu tố nào cũng có mối liên hệ với những thành phần yếu tố khác, chúng tương tác và làm biến đổi lẫn nhau

Quan điểm biện chứng của chủ nghĩa Mac-Lênin còn nhấn mạnh

của các mối liên hệ Các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác nhau đều có những mối liên hệ cụ thể khác nhau, giữ vai trò, vị trí khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển của nó; mặt khác, cùng một mối liên hệ nhất định của sự vật nhưng trong những điều kiện cụ thể khác nhau, ở những giai đoạn khác nhau trong quá trình vận động, phát triển của sự vật thì cũng có những tính chất và vai trò khác nhau Các mối liên hệ có thể được chia thành nhiều loại: mối liên hệ bên trong và bên ngoài, mối liên hệ tất nhiên và ngẫu nhiên, mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp,…

Từ tính khách quan và phổ biến của các mối liên hệ đã cho thấy trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải có quan điểm toàn diện

6

Triết họcMác Lênin 99% (77)

QUAN ĐIỂM DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ M…

Triết họcMác… 100% (33)

20

Trang 9

đòi hỏi chúng ta khi nhận thức và xử lý các tình huống thực tiễn cần xem xét sự vật trong mối liên hệ biện chứng qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật đó và trong sự tác động qua lại giữa sự vật

đó với các sự vật khác và với môi trường xung quanh, kể cả các mối liên hệ trung gian, gián tiếp, trong khoảng không gian, thời gian nhất định Chỉ trên cơ

sở đó ta mới có thể nhận thức đúng về sự vật và xử lý một cách có hiệu quả các vấn đề trong đời sống thực tiễn

Bên cạnh quan điểm toàn diện thì tính chất đa dạng, phong phú của các mối liên hệ đã cho thấy trong hoạt động nhận thức thực tiễn cũng cần phải kết hợp với quan điểm lịch sử - cụ thể yêu cầu trong việc nhận thức và xử lý các tình huống thực tiễn cần phải xét đến những tính chất đặc thù của đối tượng nhận thức và tình huống phải giải quyết khác nhau trong thực tiễn Bởi tính chất đa dạng, phong phú mà khi các sự vật, hiện tượng khác nhau tồn tại trong một khoảng không gian, thời gian khác nhau, các mối liên hệ của nó lại biểu hiện khác nhau Do vậy phải xác định rõ vị trí, vai trò khác nhau của mỗi mối liên hệ cụ thể trong những điều kiện cụ thể để từ đó có được những giải pháp đúng đắn và có hiệu quả trong việc xử lý các vấn đề thực tiễn

2 MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI BẢO VỆ MÔI

TRƯỜNG SINH THÁI 2.1 Tăng trưởng kinh tế

là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc dân (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch quy mô kinh tế kỳ hiện tại so với quy

mô nền kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế kỳ trước, được thể hiện bằng đơn vị phần trăm (%)

7

Trang 10

Có rất nhiều các nhân tố có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, nhưng chủ yếu là do những nhân tố sau:

là toàn bộ giá trị vật chất được doanh nghiệp đầu tư để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh Vốn có thể là của cải vật chất do con người tạo

ra và tích luỹ được qua thời gian sản xuất kinh doanh, cũng có thể là những của cải mà thiên nhiên ban cho như đất đai, khoáng sản…

là nguồn lực quan trọng để tăng trưởng và phát triển kinh tế, là “chiếc đũa thần màu nhiệm” để tăng năng suất lao động, phát triển lực lượng sản xuất Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất làm tăng hiệu quả sử dụng của các yếu tố khác, cho phép cùng một lượng lao động và tư bản có thể tạo ra sản lượng cao hơn, quá trình sản xuất hiệu quả hơn

là một yếu tố sản xuất không thể thiếu được trong việc bố trí các cơ sở kinh tế Một quốc gia có nguồn tài nguyên dồi dào thì có thể tận dụng ngay chính nguồn tài nguyên này để dùng cho sản xuất mà không phải nhập khẩu từ các quốc gia khác Từ đó tiết kiệm được chi phí mua nguyên vật liệu và tăng sản lượng đầu ra một cách nhanh chóng, giúp gia tăng tốc độ tăng trường kinh tế cho quốc gia đó

- Yếu tố , đặc biệt người lao động, là yếu tố quan trọng nhất trong các hoạt động kinh tế Người lao động là nguồn lực sản xuất chính, là yếu

tố quyết định và là “nguồn lực của mọi nguồn lực” Vì vậy, đầu tư cho con người chính là đầu tư cho sự phát triển Việc nâng cao vốn nhân lực sẽ làm cho việc tổ chức lao động có hiệu quả, làm cho năng suất lao động tăng và từ đó tănghiệu quả sản xuất Bên cạnh đó cũng cần phải triển khai các chương trình đào tạo nâng cao trình độ của người lao động để có được một đội ngũ lao động chất lượng

Tăng trưởng kinh tế luôn là một trong những mục tiêu hàng đầu của mỗi quốc gia trên thế giới, bởi tăng trưởng kinh tế giữ một vai trò quan trọng trong 8

Trang 11

việc phát triển kinh tế và có ý nghĩa to lớn đối với sự vững mạnh, ổn định của mỗi quốc gia:

- Trước hết, tăng trưởng kinh tế làm cho mức thu nhập của dân cư tăng,

do đó, phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống của cộng đồng cũng sẽ được cải thiện như: tăng tuổi thọ, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ em, tăng khảnăng trẻ em được giáo dục tại trường học,…

- Tăng trưởng kinh tế còn tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm, làm tăng nhu cầu về nhân lực qua đó giảm tỷ lệ thất nghiệp ở người lao động hiện nay, đặc biệt là những người trẻ tuổi

- Bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế cũng tạo tiền đề vật chất để củng cố an ninh quốc phòng, củng cố chế độ chính trị, làm tăng uy tín và vai trò quản lý củanhà nước đối với xã hội

- Và đặc biệt đối với các nước chậm phát triển, tăng trưởng kinh tế còn là điều kiện tiên quyết để khắc phục sự tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước đang phát triển và phát triển trên thế giới

Nói tóm lại, tăng trưởng kinh tế là mục tiêu thường xuyên của các quốc gia, giữ một vị thế quan trọng trong việc cải tiến xã hội, phát triển kinh tế và củng cố an ninh quốc gia

2.2 Môi trường sinh thái

được định nghĩa là một mạng lưới chỉnh thể bao gồm các yếu tố vật chất như đất, nước, không khí và các cơ thể sống trong phạm

vi toàn cầu Ở đó có những mối liên quan chặt chẽ với nhau giữa các sinh vật sống, bao gồm cả con người và môi trường sống xung quanh, ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của con người và các loài sinh vật

là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phục hồi và cải thiện môi trường; ngăn chặn, khắc phục hiện tượng ô nhiễm, suy thoái môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo cân bằng sinh thái và đa dạng sinh học Bảo vệ môi9

Trang 12

trường có thể được tiến hành theo nhiều cấp độ khác nhau (cấp cá nhân, cấp địa phương, cấp quốc gia,…) và là trách nhiệm chung của tất cả mọi người và của mọi quốc gia, không phân biệt chế độ chính trị hay trình độ phát triển kinh tế -

xã hội của mỗi nước

Môi trường sinh thái có vai trò mật thiết đối với vấn đề sinh trưởng và phát triển của nhân loại, ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất và mọi hoạt động khác của xã hội loài người:

, môi trường cung cấp không gian sống lý tưởng cho con người

và các loại động vật, sinh vật

, môi trường sinh thái cung cấp nguồn tài nguyên thiên nhiên cầnthiết cho các hoạt động sinh sống và phát triển của con người

, môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo

ra trong các hoạt động sinh sống hàng ngày

, môi trường bảo vệ con người và các loại sinh vật khỏi những tácđộng có hại bên ngoài môi trường

, môi trường còn có chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người

Từ những vai trò quan trọng mà môi trường đem lại cho con người thì việc bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta Vì vậy, mỗi cá nhân cần phải nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sinh thái để đảm bảo cho mình một cuộc sống lành mạnh

2.3 Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái

- Môi trường sinh thái tạo cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, cung cấp các nguồn tài nguyên thiên nhiên cần thiết (như đất, nước, rừng, khoáng sản, và sinh vật biển) cho các hoạt động kinh tế của con người

10

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w