1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) phân tích dự án tiêm chủng vaccine phòng covid 19

38 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Dự Án Tiêm Phòng COVID-19 Trên Thế Giới
Tác giả Nguyễn Phan Bảo Trâm, Quách Thành Đạt, Nguyễn Thị Nhật Hồng, Trầm Hoàng Khang, Nguyễn Lê Thảo Nguyên, Lư May Chăm Pa, Phạm Thị Hồng Phương, Thái Hoàng Nhã Uyên
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương Cơ Sở II Tại Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Phân tích dữ liệu kinh doanh
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022 - 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 6,17 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU DỰ ÁN (9)
    • 1.1 Bối cảnh và mục đích của dự án (9)
    • 1.2 Mô tả dữ liệu (0)
  • CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU. ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN TIÊM PHÒNG COVID-19 TRÊN THẾ GIỚI (0)
    • 2.1 Các loại vacxin phòng COVID 19 được sử dụng trên thế giới - (12)
    • 2.2 Đánh giá Ch ươ ng trình tiêm chủng của các quốc gia trên thế giới (14)
      • 2.2.1 Về tổng số người được tiêm chủng phòng vacxin Covid-19 (14)
      • 2.2.2 Về lượng vacxin được tiêm chủng (15)
      • 2.2.3 Về số lượng vacxin tiêm chủng trong ngày (18)
      • 2.2.4 Nhận xét chung (20)
    • 2.3 Ảnh hưởng của tỷ lệ tiêm chủng vaccine đến bối cảnh chung của đại dịch (0)
      • 2.3.1 Số người được tiêm vắc xin (Seasonal people vaccinated) và ng ười được tiêm vắc (21)
      • 2.3.2 So sánh giữa số người tiêm vắc xin và số người tiêm đầy đủ vắc xin (22)
      • 2.3.3 Số lượng người được tiêm chủng quan sát theo ngày và tháng (23)
      • 2.3.4 Xu hướng số lượng vắc xin mỗi ngày (24)
    • 2.4 Đánh giá tỷ lệ tiêm vaccine trong tổng dân số (25)
      • 2.4.1 Số lượng vắc xin phòng COVID 19 so với phần trăm tổng dân số - (25)
      • 2.4.2 Xu hướng tiêm chủng hằng ngày trên 1 triệu người (27)
      • 2.4.3 Tỷ lệ người tiêm vắc xin và người tiêm vắc xin đủ liều trên thế giới (28)
    • 2.5 Mức độ hiệu quả của vaccine tiêm phòng COVID-19 (30)
  • CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KẾT LUẬN (0)
    • 3.1 Đề xuất giải pháp (32)
    • 3.2 Kết luận .................................................................................................................... 26 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... a PHỤ LỤC 1: THÔNG TIN BỘ DỮ LIỆU ......................................................................... b PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH CÁC LOẠI VẮC XIN TÍNH ĐẾN THÁNG 3/2022 ......... c (33)

Nội dung

Do đó, việc thường xuyên xem xét tiến độ tiêm chủng của mọi quốc gia để hạn chế lây lan và đưa cuộc sống người dân trở lại trạng thái bình thường là cần thiết, là quá trình không ngừng n

GIỚI THIỆU DỰ ÁN

Bối cảnh và mục đích của dự án

Đầu năm 2020, Đại dịch COVID 19 bùng nổ tại Vũ Hán (Trung Quốc) và nhanh chóng lan - rộng ra phạm vi toàn thế giới với số lượng ca nhiễm tăng nhanh một cách đáng chóng mặt Nó làm cho hàng loạt các quốc gia trên thế giới, dù lớn hay nhỏ, phải đối mặt với những khó khăn, thách thức chưa từng có trong tiền lệ Đại dịch COVID 19 không chỉ là một cuộc khủng hoảng về y tế - toàn cầu mà còn tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế xã hội, chính trị của các quốc gia, đến sinh - kế và đời sống của mọi người dân trên khắp thế giới Theo những số liệu được ghi nhận bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tính đến ngày 16/10/2022, trên thế giới đã ghi nhận hơn 621 triệu ca mắc COVID 19, hơn 6,5 triệu trường hợp tử vong.- Đứng trước thực trạng đầy cấp bách, nhiều chính phủ các quốc gia trên thế giới đã nhanh chóng thực hiện nhiều biện pháp nhằm phòng chống và ngăn chặn dịch bệnh lây lan Trong khi trước đây, việc đeo khẩu trang và giãn cách xã hội được coi là biện pháp quan trọng hàng đầu để hạn chế sự lây lan của loại virus chết người này thì ngày nay, tiêm chủng vắc xin là bước ngoặt quan trọng trong công cuộc đẩy lùi đại dịch, là chìa khóa trước dịch bệnh khi mà các phương pháp trước còn nhiều hạn chế Mặc dù đã hơn 3 năm kể từ ngày vắc xin phòng COVID 19 đầu tiên được - đưa vào sử dụng và có hơn hàng tỷ liều vắc xin cung cấp đến cho người dân, các công ty dược phẩm vẫn đang hằng ngày cải tiến và tăng thêm số lượng liều nhằm đẩy lùi hoàn toàn dịch bệnh, cũng như kết hợp được nhiều tác dụng trong vắc xin Do đó, việc thường xuyên xem xét tiến độ tiêm chủng của mọi quốc gia để hạn chế lây lan và đưa cuộc sống người dân trở lại trạng thái bình thường là cần thiết, là quá trình không ngừng nghỉ và đầy thách thức.

Nhóm tiến hành dự án theo dõi tiến độ tiêm chủng trên toàn cầu trong giai đoạn cuối năm

2020 đến đầu năm 2022 với mục đích cung cấp cách nhìn chi tiết về quá trình tiêm chủng vắc xin (loại vắc xin được sử dụng, tổng số vắc xin được sử dụng, số lượng người được tiêm phòng và tiêm phòng đầy đủ) và đưa ra kết luận về xu hướng, chương trình tiêm chủng vắc xin của các quốc gia trên thế giới Bên cạnh đó, nhóm đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện sự mất cân đối giữa các quốc gia về số lượng người được tiêm chủng và đồng thời nâng cao hiệu suất của việc tiêm chủng trên toàn thế giới

Dự án được phân tích dựa trên các dữ liệu thu thập được trong GitHub Respiratory của Our World in Data từ ngày 02-12-2020 đến ngày 29-03-2022 của 223 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới Thông tin chi tiết về bộ dữ liệu được liệt kê ở Phụ lục 1

Ti u lu n Môn Phân tích d li u kinh doanh ể ậ ữ ệ Ph n Nầ ội dung Chương 1

Tổng cộng có đến 24 loại vắc xin phòng COVID 19 được sử dụng trên khắp thế giới cho đến - thời điểm tháng 3 năm 2022, được sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp thành 84 chương trình vắc xin khác nhau cho 223 nước (Phụ lục 2) Trong đó, Oxford/AstraZeneca được sử dụng ở nhiều nước nhất (63 nước) Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cấp giấy phép sử dụng khẩn cấp (Emergency use authorization) lần đầu tiên vào tháng 11 năm 2020 cho vắc xin phòng COVID-19, cho phép phân phối vắc xin Pfizer-BioNTech COVID-19 tại Hoa Kỳ là vắc xin đầu - tiên được đưa vào sử dụng Điều này đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong công cuộc chống lại đại dịch đối với Hoa Kỳ cũng như toàn thế giới, cũng như không ngừng cải tiến và quan sát chặt chẽ quá trình tiến triển của dịch bệnh và tác dụng của vắc xin nhằm đưa ra những loại vắc xin có hiệu quả tốt nhất

Ti u lu n Môn Phân tích d li u kinh doanh ể ậ ữ ệ Ph n Nầ ội dung Chương 2

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH D LIỮ ỆU ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN TIÊM PHÒNG COVID-19

TRÊN TH GI I Ế Ớ Trước những thách thức đến từ việc dịch bệnh bùng nổ mạnh mẽ ở nhiều nơi trên thế giới, các quốc gia đã đẩy mạnh công tác thực hiện chương trình tiêm chủng phòng COVID 19 với mục đích - ngăn chặn sự lây lan với tốc độ nhanh chóng của đại dịch

Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ dân số được tiêm chủng ít nhất một liều trên bản đồ thế giới

Kết quả là tính đến tháng 3.2021, hơn 5,55 tỷ người trên toàn thế giới đã được tiêm một liều vắc-xin COVID-19, tương đương với khoảng 72,3% dân số thế giới Tuy nhiên, thông qua bản đồ này, ta thấy rằng có sự chênh lệch rõ rệt về kết quả thực hiện chương trình tiêm chủng giữa các quốc gia khác nhau Có một số nước thực hiện rất tốt với tỷ lệ tiêm phòng cao nhưng cũng có nhiều quốc gia, đặc biệt là ở Châu Phi, lại có tỷ lệ vô cùng khiêm tốn Bên cạnh đó, giữa các quốc gia còn tồn tại sự khác nhau về các loại vắc xin được áp dụng vào chương trình tiêm chủng.

Vào 02.12.2020, vắc xin Pfizer-BioNTech Covid-19 đã được chấp thuận sử dụng ở Vương quốc Anh, trở thành vắc xin đầu tiên được cấp phép ở mọi nơi trên thế giới Tiếp theo là vào ngày 30 tháng

12 cho ra loại vắc xin Oxford AstraZeneca rẻ hơn và dễ phân phối hơn Vắc xin thứ ba do Moderna - sản xuất đã được phê duyệt sử dụng ở Anh vào tháng 1 năm 2021 Cuối cùng, vắc xin một liều của Janssen đã được phê duyệt vào tháng 5 năm 2021, mặc dù nó vẫn chưa được sử dụng Do tình hình COVID 19 ngày càng chuyển biến phức tạp do hiệu quả của vắc xin đang giảm dần và xuất hiện một số biển thể lạ, buộc các quốc gia phải bổ sung cho chương trình tiêm chủng.

PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN TIÊM PHÒNG COVID-19 TRÊN THẾ GIỚI

Các loại vacxin phòng COVID 19 được sử dụng trên thế giới -

Pfizer-BioNTech và Moderna, nhà sản xuất hai loại vắc xin COVID 19 được sử dụng rộng rãi - nhất, đã phát triển các loại vắc xin cập nhật giúp bảo vệ hiệu quả hơn trước biến thể Omicron mới hơn Chúng hiện đang được quản lý ở nhiều quốc gia, bao gồm cả Hoa Kỳ và Anh Tuy nhiên, hầu hết các quốc gia vẫn có sự khác nhau ở chương trình tiêm chủng

Biểu đồ 2.2: Top 10 chương trình tiêm chủng vắc xin được áp dụng nhiều nhất

• Trung Quốc: CanSino, Sinopharm/Beijing, Sinopharm/Wuhan, Sinovac, ZF2001

• Ấn Độ: Covaxin, Oxford/AstraZeneca, Sputnik V

• Mỹ: Johnson & Johnson, Moderna, Pfizer/BioNTech

• Anh: Moderna, Oxford/AstraZeneca, Pfizer/BioNTech

• Indonesia: Johnson&Johnson, Moderna, Novavax, Oxford/AstraZeneca, Pfizer/BioNTech,

• Việt Nam: Oxford / AstraZeneca, Pfizer / BioNTech, Moderna, Sinopharm/ Beijing, Sputnik V Theo trang COVID-19 vaccine with WHO Emergency Use Listing đã công bố những loại vắc xin nằm trong danh sách cần được áp dụng khẩn cấp từ năm 2020 đến năm 2023, được chứng nhận

Ti u lu n Môn Phân tích d li u kinh doanh ể ậ ữ ệ Ph n Nầ ội dung Chương 2 bởi các Cơ quan quản lý quốc gia (NRA) thông qua đánh giá đạt chất lượng chuẩn của các loại vắc xin bằng xét nghiệm kiểm định chất lượng, bao gồm: European Medicines Agency (EMA), Food and Drug Administration (FDA), Central Drugs Standard Control Organization, Ministry of Food and Drug Safety (MFDS), National Medical Products Administration (NMPA), Therapeutic Goods Administration, ANMAT (DS)

Các loại vắc xin nằm trong danh sách và được sử dụng qua bộ dữ liệu bao gồm: AstraZeneca, Moderna, Sinovac, Novavax, CanSino Chính vậy mà các loại vắc xin cũng như chương trình vắc xin bao gồm các loại trên được sử dụng đa số ở các quốc gia Cụ thể, chương trình vắc xin bao gồm CanSino, Sinopharm/Beijing, Sinopharm/Wuhan, Sinovac, ZF2001 có tới hơn 700 tỷ liều được sử dụng ở toàn thế giới, cao nhất so với các chương trình khác Chương trình chiếm tỉ lệ cao thứ hai với hơn 300 tỷ liều vắc xin là Covaxin, Oxford/AstraZeneca, Sputnik V Đứng thứ ba là Johnson&Johnson, Moderna, Pfizer/BioNTech với hơn 1,5 trăm tỷ liều Có thể thấy số liều vắc xin được dùng cao hơn so với số người dân được tiêm chủng bởi vì mỗi người có thể tiêm đến 2 3 liều.- Các chương trình vắc xin mà được nhiều quốc gia sử dụng nhất được trình bày qua bảng sau: Bảng 2.1: Chương trình vắc xin được sử dụng cho các quốc gia

Chương trình vacxin Quốc gia Tổng quốc gia

Oxford/AstraZeneca Angola, Democratic Republic of Congo, Falkland

Islands, Kiribati, Liberia, Mali, Montserrat, Nauru, Nigeria, Papua New Guinea, Pitcairn, Saint Helena, Saint Vincent and the Grenadines, Samoa, Sao Tome and Principe, Solomon Islands, Togo, Tonga, Tuvalu, Vanuatu

Belgium, Bulgaria, Canada, Croatia, Cyprus, Estonia, France, Greece, Iceland, Ireland, Jamaica, Luxembourg, Malta, Poland, Portugal, Romania, Spain

Andorra, Australia, England, Fiji, Finland, Guernsey, Isle of Man, Japan, Jersey, Northern Ireland, Scotland, Sint Maarten (Dutch part), Sweden, United Kingdom, Wales

Anguilla, Bermuda, Cayman Islands, Costa Rica, Gibraltar, Kosovo, New Zealand, Panama, Saint Kitts and Nevis, Saint Lucia, Saudi Arabia

Moderna, Novavax, Austria, Czechia, Germany, Italy, Lithuania,

Ti u lu n Môn Phân tích d li u kinh doanh ể ậ ữ ệ Ph n Nầ ội dung Chương 2

Pfizer/BioNTech Aruba, Cook Islands, Monaco, New Caledonia,

Niue, Tokelau, Turks and Caicos Islands

Burkina Faso, Gambia, Lesotho, Madagascar,

Đánh giá Ch ươ ng trình tiêm chủng của các quốc gia trên thế giới

Để có cái nhìn toàn diện và chính xác về quốc gia nào có chương trình tiêm chủng tiên tiến hơn, ta phải đánh giá, xem xét bao quát trên tất cả các phương diện của chương trình tiêm chủng của từng nước được thể hiện thông qua tổng số người đã được tiêm phòng vacxin Covid 19 (ít nhất là 1 mũi)- , số lượng vacxin đã đã tiêm, hay số lượng vacxin được tiêm trong ngày, tỷ lệ người được tiêm trong tổng dân số…

2.2.1 Về tổng số người được tiêm chủng phòng vacxin Covid-19

Trong giai đoạn dữ liệu được ghi nhận từ 02.12.2020 đến 29.3.2022, vắc xin phòng COVID-19 đã được tiến hành tiêm chủng cho khoảng hơn 5,5 tỷ người đã được tiêm ít nhất là một mũi vắc xin COVID-19 tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau, chiếm tỷ lệ là 72.3% dân số toàn cầu Trong đó, Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ là ba nước có số lượng người dân được tiêm phòng COVID-19 cao nhất trên toàn thế giới Cụ thể, Trung Quốc là nước dẫn đầu với hơn 1.275 tỷ liều vắc xin COVID-19 đã được tiêm chủng, tiếp sau đó là Ấn Độ với gần 1 tỷ người đã được tiêm vắc xin, Hoa Kỳ đứng thứ ba với hơn 250 triệu người đã được tiếp cận với vắc xin tiêm phòng.

Biểu đồ 2.3: 15 nước có số lượng người dân được tiêm phòng COVID 19 cao nhất từ cuối -

Ti u lu n Môn Phân tích d li u kinh doanh ể ậ ữ ệ Ph n Nầ ội dung Chương 2 Tuy nhiên, một điểm đáng lưu ý là một quốc gia có số lượng người được tiêm phòng nhiều không đồng nghĩa với việc quốc gia đó có tỷ lệ bao phủ vắc xin trên toàn dân tốt Điển hình như Ấn Độ là nước có số người dân được tiêm phòng cao thứ 2 thế giới nhưng tỷ lệ người tiêm vắc xin trong toàn dân chỉ đứng thứ 7 trên 12 (70,68%) Trong khi đó một số nước có số người được tiêm vắc xin không cao như Việt Nam lại có tỷ lệ dân số cả nước được tiêm phòng cao (81,44%) Nguyên nhân xảy ra điều này có thể xuất phát từ sự chênh lệch dân số lớn giữa các nước làm cho độ bao phủ vắc xin trên tổng dân không tỷ lệ thuận với số dân

Nhưng nhìn chung, có thể nhận xét rằng nếu quốc gia nào có số lượng người được tiêm vắc xin cao thì cũng có tỷ lệ dân số được tiêm cao

Bảng 2.2: Phần trăm độ bao phủ vaccine trong dân số của top 12 nước có số lượng người dân được tiêm phòng cao nhất từ cuối 2020 đến 03.2022

Quốc gia Thứ hạng về lượng người dân được tiêm vaccine % độ bao phủ vaccine trong dân số

2.2.2 Về lượng vacxin được tiêm ch ng ủ

Dựa trên các số liệu thu thập được, nhìn chung trên toàn thế giới hầu hết các nước đã tiến hành tiêm chủng vắc xin phòng ngừa COVID-19

Ti u lu n Môn Phân tích d li u kinh doanh ể ậ ữ ệ Ph n Nầ ội dung Chương 2

Biểu đồ 2.4: 10 nước có số lượng vắc xin phòng COVID 19 được tiêm cao nhất -

Tính đến tháng 3 năm 2022 (thời gian cuối cùng bộ dữ liệu cập nhật) đã ghi nhận tổng số liều vắc xin COVID 19 được tiêm trên toàn cầu là 11,32 tỷ với khoảng hơn 6 triệu liều được tiêm mỗi - ngày Trong đó, Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ bên cạnh việc có số lượng người dân được tiêm chủng cao nhất thì tại ba quốc gia này cùng với Brazil cũng đồng thời là các nước có số lượng vắc xin được tiêm cao nhất Đứng đầu là Trung Quốc (3.25 tỷ liều), thứ 2 là Ấn Độ (1.83 tỷ liều), tiếp theo là Hoa

Kỳ (560.11 triệu liều), Brazil (411.38 triệu liều)

Các quốc gia này dẫn đầu về số lượng vắc xin được tiêm là một điều dễ hiểu bởi ngoài lý do đến từ có số dân đông, các nước lớn này còn luôn luôn có lượng vắc xin được phân phối dùng cho người dân trong nước là lớn do các nhà sản xuất vắc xin lớn trên thế giới chủ yếu đến từ các nước này, nên người dân tại các quốc gia này sẽ được ưu tiên tiếp cận nguồn vắc xin hơn so với các nước khác

Ti u lu n Môn Phân tích d li u kinh doanh ể ậ ữ ệ Ph n Nầ ội dung Chương 2

Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ phần số lượng vắc xin trên tổng dân số của 10 nước có số lượng vaccine phòng COVID-19 được tiêm cao nhất

Từ biểu đồ cột trên, có thể thấy Trung Quốc vẫn tiếp tục dẫn đầu ở tỷ lệ phần trăm giữa số lượng vắc xin trên tổng dân số (225,94%) Đặc biệt, có sự thay đổi vị trí đáng kể ở một số nước như Ấn Độ, Việt Nam… Điều này chứng tỏ rằng mặc dù có số lượng vắc xin lớn nhưng việc này không đồng nghĩa nước đó sẽ có tỷ lệ phần trăm giữa số lượng vắc xin trên tổng dân số cao Điển hình như trường hợp của Ấn Độ, tỷ lệ phần trăm giữa số lượng vắc xin trên tổng dân số chỉ đạt 131,66% trong khi có số lượng vắc xin đã được tiêm lên đến 1.83 tỷ liều, ngược lại, Việt Nam với chỉ hơn 203 triệu liều được tiêm nhưng lại có tỷ lệ phần trăm giữa số lượng vắc xin trên tổng dân số đạt 206,93%, đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Trung Quốc Nhưng nhìn chung, có thể nhận xét rằng đa số các quốc gia trên thế giới đều có tỷ lệ phần trăm giữa số lượng vắc xin trên tổng dân số khá cao

Mặc dù các quốc gia có nền kinh tế và cơ sở hạ tầng tốt có lợi thế trong việc triển khai thực hiện chương trình vắc xin, nhưng họ vẫn gặp không ít trở ngại bởi vì lượng dân số quá đông, gây khó kiểm soát, điển hình như là Ấn Độ Chính vậy mà đối với các nước có tiềm lực yếu hơn, việc thực hiện đúng số lượng và kịp thời lại càng khó khăn hơn

Nguyên nhân là có sự khác biệt về xếp hạng cơ sở hạ tầng (infrastructure rating) giữa các nước Lấy ví dụ như top 10 nước trên, việc tiến hành tiêm chủng và hiệu quả tiêm chủng sẽ tốt hơn đối với các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Brazil nơi có chất lượng và tiềm lực về cơ sở hạ tầng -

Ti u lu n Môn Phân tích d li u kinh doanh ể ậ ữ ệ Ph n Nầ ội dung Chương 2 tốt hơn nhiều lần Còn với các nước như Việt Nam, Indonesia, Pakistan, thì sẽ gặp nhiều khó khăn hơn do tại những quốc gia này, điều kiện để đến những vùng sâu xa và thực hiện tiêm chủng vắc xin còn rất hạn chế Vì vậy, khi tiến hành xem xét những số liệu trên kèm theo đối chiếu, so sánh về xếp hạng cơ sở hạ tầng thì có thể thấy rằng đây là sự nỗ lực vô cùng lớn của chính phủ và toàn thể người dân các nước này trong việc thực hiện Chương trình tiêm chủng cho người dân

2.2.3 Về số lượng vacxin tiêm chủng trong ngày

Biểu đồ 2.6: Lượng tiêm chủng vắc xin hằng ngày từ 2021 đến 3.2022

Có thể thấy rằng lượng vắc xin tiêm trong ngày của các quốc gia là khác nhau, nhưng nhìn chung hình dáng đường biểu thị là căn bản giống khi có lúc tăng, có lúc giảm Nhưng nhìn chung, tốc độ tiêm chủng COVID 19 của tất cả các nước trên toàn thế giới đều có xu hướng tăng mạnh trong - khoảng thời gian dịch bùng nổ mạnh mẽ và có nhiều diễn biến phức tạp nhất tại quốc gia đó Trong giai đoạn dữ liệu được xem xét, có thể thấy được rằng tại giai đoạn đầu (tháng 3-5/2021), Hoa kỳ có tốc độ tiêm chủng trong ngày là cao nhất do đây là quốc gia đầu tiên chế tạo ra thành công vắc xin phòng COVID-19 vắc xin Pfizer-BioNTech và ngày 01.01.2021, WHO chính thức phê duyệt cấp phép sử dụng nên điều này tạo điều kiện rất lớn cho Hoa Kỳ tiến hành chương trình tiêm chủng từ sớm trước tiên so với những nước khác trên thế giới Nhưng về sau, tốc độ tiêm chủng hằng ngày của Mỹ đã giảm dần và không còn tăng trưởng vượt trội do đã đạt mức độ bảo hoà

Trong giai đoạn sau, Trung quốc và Ấn Độ là vô cùng vượt trội so với phần còn lại của thế giới Trung Quốc có tốc độ tiêm phòng trong ngày tăng nhanh và mạnh từ tháng 5 đến 9/2021, đỉnh điểm là vào ngày 28.06.2021 tại Trung Quốc số vắc xin được tiêm lên tới gần 22.5 triệu liều Giống như Mỹ, Trung Quốc cũng là một trong những quốc gia đi đầu trong nghiên cứu vắc xin phòng

Ti u lu n Môn Phân tích d li u kinh doanh ể ậ ữ ệ Ph n Nầ ội dung Chương 2 COVID-19 Đến cuối năm 2020, vắc xin Sinopharm chính thức được sử dụng, nhưng mãi đến tháng

3, tỷ lệ tiêm chủng của nước này mới tăng nhanh bởi vì khi này các cơ quan chức năng mới đẩy mạnh việc tuyên truyền tiêm vắc xin COVID 19 miễn phí cho toàn dân, đầu tiên nhắm đến những người đủ - điều kiện trên 18 tuổi Đợt tiếp theo nhắm đến những đối tượng từ 12–17 tuổi vào tháng 7.2021 và đợt tiêm chủng cho trẻ em từ 3–11 tuổi được thực hiện vào tháng 11 Kết quả là chỉ mới tới 19.6.2021, tại Trung Quốc đã có hơn 1,01489 tỷ liều vắc xin COVID 19 đã được sử dụng.- Đối với Ấn Độ, tốc độ tiêm phòng trong ngày tăng nhanh nhưng không ổn định trong khoảng nửa cuối năm 2021, với nhiều ngày có số lượng tiêm cao hơn hẳn so với những ngày khác Cũng giống các nước khác, Ấn Độ cũng có loại vắc xin do nước mình nghiên cứu và sản xuất vắc xin Covaxin by Bharat Biotech Ltd, tạo cho nước này điều kiện để tiêm phòng cho người dân, lượng vắc xin tiêm trong ngày tăng nhanh vào những tháng cuối năm 2021 là do công ty Bharat Biotech đã sản xuất một số lượng lớn vắc xin (150 triệu liều) vào tháng 7 đến 8.2021 để thực hiện chương trình tiêm chủng toàn dân và vào cuối năm 2021 là hơn 700 triệu liều

Biểu đồ 2.7: Top 15 nước có số lượng vắc xin trung bình được tiêm chủng trong ngày cao nhất Không chỉ là hai quốc gia có xu hướng gia tăng tốc độ tiêm chủng cao nhất, Trung Quốc và Ấn Độ, đồng thời, cũng là nước có lượng vắc xin trung bình được tiêm chủng trong ngày cao nhất và cao hơn rất nhiều lần so với quốc gia đứng thứ 3 là Hoa kỳ (trung bình 1 triệu liều/ngày), với số liệu ghi nhận được lần lượt là gần 7 triệu liều/ngày (Trung Quốc) và 4 triệu liều/ngày (Ấn Độ) Đây là các con số vô cùng ấn tượng nhằm góp phần thể hiện được Trung Quốc và Ấn Độ và các quốc gia khác ở trên có mức độ bao phủ vắc xin là khá cao

Ti u lu n Môn Phân tích d li u kinh doanh ể ậ ữ ệ Ph n Nầ ội dung Chương 2 2.2.4 Nhận xét chung

Như vậy, thông các chỉ tiêu trên có thể đánh giá rằng những quốc gia lớn và có tiềm lực mạnh về kinh tế và khoa học trên thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ và Hoa Kỳ thường là các quốc gia dẫn đầu trong tiến độ tiêm chủng phòng ngừa COVID 19 và có Chương trình triển khai tiêm chủng tiên - tiến hơn so với những quốc gia còn lại Tuy nhiên, vẫn có nhiều quốc gia từ một nước có ít vắc xin để tiêm chủng với tỷ lệ tiêm chủng thấp, trong thời gian rất ngắn "đã đi sau về trước" vươn lên là nước tiêm chủng vắc xin hàng đầu

Ảnh hưởng của tỷ lệ tiêm chủng vaccine đến bối cảnh chung của đại dịch

2.3 Ảnh hưởng c a tủ ỷ lệ tiêm chủng vaccine đến b i c nh chung cố ả ủa đạ ịi d ch

2.3.1 Số người được tiêm vắc xin (Seasonal people vaccinated) và người được tiêm vắc xin đủ liều (people fully vaccinated) theo thời gian

Biểu đồ 2.8: Số người được tiêm vắc xin và người được tiêm vắc xin đủ liều từ tháng 1/2021 đến 3/2022 Biểu đồ trên cho thấy sự tăng lên đáng kể về số người tiêm vắc xin và số người tiêm vắc xin đầy đủ tính theo thời gian từ tháng 1/2021 đến 3/2022 Số lượng người tiêm vắc xin và số người tiêm đầy đủ các liều vắc xin đều tăng lên rất nhanh từ tháng 1/2022 đến 3/2023 Nhờ đó, tỷ lệ người tiêm đầy đủ các liều vắc xin cũng tăng đáng kể Tổng số người được tiêm vắc xin trên toàn thế giới từ tháng 1/2021 đến 3/2022 là gần 4 tỷ người Điều này cho thấy chiến dịch tiêm chủng đã đạt được một số kết quả tích cực trong việc bảo vệ sức khỏe của người dân

Trong khoảng thời gian ban đầu (tháng 1/2021), thế giới bắt đầu từ con số 0 về số lượng người tiêm vắc xin Tuy nhiên, chỉ số này nhanh chóng tăng đột phá vào khoảng tháng 6/2021 với tổng số người tiêm vắc xin chạm mốc 2 tỷ người Số lượng này biến động liên tục phụ thuộc vào sự tăng giảm dân số căng thẳng trong đại dịch và sự tiến bộ của lĩnh vực y tế khi liên tục nghiên cứu, phát triển và đưa ra nhiều loại vắc xin mới Đỉnh điểm là vào khoảng tháng 2/2022, số lượng người tiêm đầy đủ các loại vắc xin trên thế giới ước chừng trên 8,2 tỷ người Đây là một cột mốc quan trọng trong quá trình kiểm soát đại dịch và đảm bảo sức khỏe cho người dân trước tình hình căng thẳng của đại dịch COVID-19

Cũng vào thời điểm tháng 3/2022, số lượng người tiêm vắc xin đầy đủ cũng đạt một con số ấn tượng (gần 4 tỷ người) Số lượng người tiêm vắc xin đầy đủ chiếm 50% số lượng người tiêm vắc xin

Ti u lu n Môn Phân tích d li u kinh doanh ể ậ ữ ệ Ph n Nầ ội dung Chương 2 trên toàn thế giới Điều này cho thấy thế giới đã có những nỗ lực mạnh mẽ trong việc tăng cường tiêm chủng và đảm bảo an toàn và sức khỏe cho toàn thể cộng đồng

2.3.2 So sánh giữa số người tiêm vắc xin và số người tiêm đầy đủ vắc xin

Việc so sánh giữa số người được tiêm chủng và số người được tiêm chủng đầy đủ cho thấy tình hình tiêm chủng COVID-19 trên toàn cầu Đây là một trong những yếu tố quan trọng trong việc kiểm soát đại dịch COVID 19 Biểu đồ dưới đây cho thấy rằng số người được tiêm chủng đang tăng lên - dần, nhưng số người được tiêm chủng đầy đủ chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số người được tiêm chủng

Biểu đồ 2.9: So sánh giữa số người tiêm vắc xin và số người tiêm đầy đủ các liều vắc xin trên thế giới Trong vòng hơn 86.500 ngày tổng số lượng vắc xin trên thế giới cũng có sự biến động không hề nhỏ Theo số liệu từ Tổ chức Y tế Thế giới (WTO), tính từ ngày 1/1/2021, các loại vắc xin phòng chống COVID 19 chưa được nghiên cứu (số lượng vắc xin được tiêm chủng là số 0) Tuy nhiên, đến - cuối tháng 3/2022, số lượng này đã vượt hơn 8 tỷ Đây là một con số khả quan, có ảnh hưởng tích cực đến tình hình dịch bệnh và sức khỏe người dân trên thế giới

Trên biểu đồ so sánh giữa số người được tiêm chủng và số người được tiêm chủng đầy đủ cho thấy rằng tỷ lệ người được tiêm chủng đầy đủ còn rất thấp so với tổng số người đã được tiêm chủng Trên toàn thế giới, chỉ có khoảng 10 20% trong tổng số người đã được tiêm chủng đạt được mức độ - tiêm chủng đầy đủ Điều này cho thấy cần phải có những nỗ lực mạnh mẽ hơn để tăng cường tiêm chủng và đảm bảo an toàn và sức khỏe cho toàn thể cộng đồng

Sự chênh lệch về tỷ lệ tiêm chủng giữa các quốc gia cũng là một vấn đề cần quan tâm Dữ liệu tính đến ngày 28.9.2021 cho thấy tỷ lệ người được tiêm chủng đầy đủ ở Hoa Kỳ là 54,3%, trong khi ở Việt Nam chỉ là 8,8% Tương tự, tỷ lệ người được tiêm chủng đầy đủ ở Anh là 63,4%, trong khi ở Ấn Độ chỉ là 17,6% Những con số này cho thấy sự chênh lệch đáng kể về tỷ lệ tiêm chủng giữa các quốc gia, ảnh hưởng đến khả năng đạt được miễn dịch cộng đồng và giảm nguy cơ lây nhiễm virus

Ti u lu n Môn Phân tích d li u kinh doanh ể ậ ữ ệ Ph n Nầ ội dung Chương 2 Bên cạnh đó, số liệu thống kê còn cho thấy số người tiêm vắc xin tăng đột biến vào khoảng tháng 3/2022 Sở dĩ có xuất hiện hiện tượng này chính là do lượng vắc xin phòng ngừa COVID-19 được nghiên cứu và phổ biến rộng rãi đến nhiều quốc gia trên thế giới Cũng trong khoảng thời gian này, chính phủ các quốc gia không ngừng nâng cao trách nhiệm và quan tâm đến tình hình tiêm chủng vắc xin trong cộng đồng, thực hiện nhiều biện pháp để đem vắc xin đến với toàn thể quần chúng nhân dân Số lượng người tiêm vắc xin trong tháng 3/2022 có khoảng 1.250.000.000 người Ngoài khoảng thời gian này, số liệu đều có mức giao động nhỏ và đạt mức tối đa khoảng 200.000.000 người tiêm chủng và tiêm chủng đầy đủ mỗi ngày

Tóm lại, đại dịch COVID 19 đã cho thấy tầm quan trọng của vắc xin là một công cụ quan trọng - để đối phó với virus này Tuy nhiên, phân phối vắc xin đã không đồng đều, một số quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao hơn đáng kể so với các quốc gia khác Để giải quyết vấn đề này, cần có nỗ lực chung để tăng cường việc tiêm chủng và nâng cao tỷ lệ tiêm chủng trên toàn cầu Bằng cách hợp tác với nhau, chúng ta có thể bảo vệ cộng đồng của mình và đảm bảo một tương lai an toàn cho tất cả mọi người

2.3.3 Số lượng người được tiêm chủng quan sát theo ngày và tháng

Thông qua việc theo dõi sự thay đổi của số lượng người được tiêm chủng qua các tháng trong năm 2020 đến năm 2022, ta đánh giá được quá trình tiêm chủng cho người dân biến động là do chương trình tiêm chủng khác nhau ở mỗi quốc gia và thời gian giữa các liều được tiêm trên mỗi người

Biểu đồ 2.10: Sự thay đổi của số người được tiêm chủng theo ngày và thángVào những tháng đầu năm 2021, số lượng người được tiêm chủng, tiêm chủng liều đầu tiên là rất cao, lên đến hơn 25 triệu người cho mỗi tháng trong vòng ba tháng Lý giải cho điều này là bởi vì đây là giai đoạn các chương trình tiêm chủng vắc xin phòng COVID 19 bắt đầu phát triển, được áp - dụng hàng loạt, bắt buộc cho mọi quốc gia Bên cạnh đó, các công ty dược phẩm liên tục cho ra các

Ti u lu n Môn Phân tích d li u kinh doanh ể ậ ữ ệ Ph n Nầ ội dung Chương 2 loại vắc xin mới, thử nghiệm và cải tiến liên tục, phải kể đó là AstraZeneca/Oxford Vaccine, Moderna, Pfizer/BioNTech, Johnson & Johnson, Novavax Sự kiện này được xảy ra thuận lợi là một phần nhờ vào kế hoạch của Centers for Disease Control and Prevention (CDC) khi cung cấp hơn 22 tỷ đô la tài trợ cho các tiểu bang và vùng lãnh thổ để hỗ trợ ứng phó với COVID 19 Hoa Kỳ đạt được một cột - mốc quan trọng vào khoảng thời gian này khi số người Mỹ được báo cáo là đã tiêm ít nhất 1 liều vắc- xin chống lại COVID 19 nhiều hơn số người có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút Quản lý - - các mũi tiêm vắc xin với tốc độ nhanh hơn bất kỳ quốc gia nào trên toàn thế giới, Hoa Kỳ đã thực - hiện 26,5 triệu lượt tiêm chủng, so với 26,3 triệu người đã có kết quả xét nghiệm dương tính trên toàn quốc kể từ ngày 20 tháng 1 năm 2020 (theo AJMC)

Vào giai đoạn tháng 4 đến tháng 7, số lượng người tiêm chủng giảm mạnh Lí do là vì hầu hết dân số đã tiêm chủng mũi đầu tiên, đang đợi 2 4 tháng để tiêm mũi tiếp theo tùy vào chương trình - tiêm chủng của mỗi quốc gia và loại vắc xin Lý do thứ hai là những phe phái “Anti vax”, những - người còn hoài nghi vào tác dụng của vắc xin và những người dân không có tiếp cận được đến nguồn tiêm vắc xin, còn bị lạc hậu đến thông tin tiêm chủng

Vào những tháng còn lại sau đó, tổng số người vắc xin tăng cao trở lại bởi vì đã vào giai đoạn tiêm liều thứ hai, thứ ba và bổ sung Cũng như tác dụng của vắc xin ngày càng được kiểm chứng, số lượng người tiêm chủng có sự gia tăng

2.3.4 Xu hướng số lượng vắc xin mỗi ngày

Đánh giá tỷ lệ tiêm vaccine trong tổng dân số

2.4.1 Số lượng vắc xin phòng COVID-19 so với phần trăm tổng dân số

Biểu đồ 2.12: Top 10 nước có tỷ lệ vacxin tiêm chủng so với % tổng dân số cao nhất

Dựa vào biểu đồ, ta thấy được quốc gia Gibraltar có đến hơn 345 liều vắc xin cho mỗi 100 người, cao nhất trên thế giới Điều này được giải thích bởi Chính phủ Gibraltar bắt đầu chương trình tiêm chủng phòng COVID 19 vào giữa tháng 1 năm 2021, với 2 liều vắc xin mỗi người cộng thêm 1 - liều bổ sung Chính vậy mà Gibraltar có số lượng vắc xin cao đến như vậy Chương trình vắc xin mà Chính phủ nước này dùng là Oxford/AstraZeneca và Pfizer/BioNTech với sự cung cấp, hỗ trợ vắc xin từ Chính phủ Anh cũng hệ thống đông lạnh vắc xin hiệu quả, dung tích trữ lớn nên chương trình vắc xin của Gibraltar là rất thành công, vào năm 2021, được coi là “Đất nước đầu tiên” tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho toàn bộ dân số trong nước. Ở khu vực châu Á, con số này cũng rất ấn tượng, các nước Singapore, UAE, Brunei và Hàn Quốc đều có số lượng vắc xin trên 230 liều trên 100 người bởi các nước này đều áp dụng chương trình vắc xin từ 2 3 liều cộng liều bổ sung cho mỗi người (ở Singapore có trường hợp người dân tiêm đến -

Ti u lu n Môn Phân tích d li u kinh doanh ể ậ ữ ệ Ph n Nầ ội dung Chương 2

4 liều) Các loại vắc xin được dùng phải kể đến Moderna, Pfizer/BioNTech, Sinopharm/Beijing, Sinov ac, Oxford/AstraZeneca, Sinopharm/Wuhan, Sputnik V, Johnson&Johnson, Novavax

Biểu đồ 2.13: Top 10 quốc gia có số người tiêm chủng đầy đủ trên % dân số cao nhất

Vì có số lượng vắc xin trên 100 người cao nhất nên tỉ lệ phần trăm dân số được tiêm chủng cao nhất cũng bao gồm một số các nước đã nêu trên, đó là Gibraltar, UAE, Brunei, Singapore, Malta và Chile Các nước này Các nước mặc dù không có số lượng vắc xin cao nhất nhưng lại có tỷ lệ phần trăm dân số được tiêm chủng cao nhất là Pitcairn (100%), Portugal (88%), Qatar (99%) Pitcairn với

47 người vào năm 2021, là lãnh thổ hải ngoại của Anh, đều được tiêm chủng đầy đủ vào tháng 5.2021, liều vaccine được chuyển tới từ New Zealand Portugal là quốc gia bắt đầu chương trình tiêm chủng sớm, vào tháng 11.2020, theo Wikipedia, vào năm 2021, 88% dân số đã được tiêm chủng phòng COVID-19 nhờ có hơn hàng trăm địa điểm tiêm phòng, cung cấp đến 150.000 liều mỗi ngày, và quan trọng không kém đó là ở Bồ Đào Nha, không có nhiều người chống lại việc tiêm phòng COVID như ở Hà Lan, Áo, Đức hay ở Mỹ Qatar cũng có được tỉ lệ phần trăm rất cao, lên đến 99% là nhờ chương dịch tiêm chủng hàng loạt rất hiệu quả và khẩn cấp cho mọi đối tượng đáp ứng đủ yêu cầu, trên 12 tuổi, từ tháng 11.2020 (vào khoảng thời gian sớm giống như Bồ Đào Nha)

Ti u lu n Môn Phân tích d li u kinh doanh ể ậ ữ ệ Ph n Nầ ội dung Chương 2 2.4.2 Xu hướng tiêm chủng hằng ngày trên 1 triệu người

Biểu đồ 2.14: Top 30 nước có số người được tiêm chủng hàng ngày cao nhất

Biểu đồ này lại chỉ rõ điểm không tương quan giữa phần trăm dân số được tiêm và số người được tiêm chủng hàng ngày, khi nước đứng thứ 14 về tỉ lệ được tiêm chủng là Trung Quốc lại đứng đầu về số người được tiêm chủng hằng ngày Tương tự, Ấn Độ thậm chí còn không có tên trong danh sách tỉ lệ người dân được tiêm chủng nhưng lại đứng thứ 2 về số lượt tiêm chủng hằng ngày Dựa vào biểu đồ ta có thể thấy được gần 7 triệu lượt tiêm ở Trung Quốc và của Ấn Độ là hơn 4 triệu, lượng vắc xin tiêm mỗi ngày của 2 nước này vượt xa so với các nước còn lại vượt trội hơn nước đứng thứ 3 là mỹ ( hơn 1 triệu liều mỗi ngày), trong top 30 các nước tiêm vắc xin hằng ngày nhiều nhất thì có đến 27 nước là dưới 1 triệu mỗi ngày Nguyên nhân mà Trung Quốc và Ấn Độ dù có lượng vắc xin tiêm hàng ngày cao đến vậy nhưng vẫn không lọt vào được top các nước có tỉ lệ được tiêm chủng cao nhất ( Trung Quốc chỉ đứng thứ 14 dù có lượng vắc xin tiêm rất ấn tượng) là do dân số 2 nước quá đông, đều thuộc top đầu của thế giới.Dân số đông là nguyên nhân thúc đẩy nhu cầu về vắc xin dẫn đến cả Trung Quốc và Ấn Độ là 2 quốc gia có lượng tiêu thụ vắc xin cao nhất

Ti u lu n Môn Phân tích d li u kinh doanh ể ậ ữ ệ Ph n Nầ ội dung Chương 2 2.4.3 Tỷ lệ người tiêm vắc xin và người tiêm vắc xin đủ liều trên thế giới

Biểu đồ 2.15: Tỷ lệ người được tiêm vắc xin và người được tiêm vắc xin đủ liều trên thế giới giai đoạn tháng 1/2021 - 3/2022

Về tỷ lệ người được tiêm vắc xin trên thế giới:

Dựa vào biểu đồ, nhìn chung, tỷ lệ người được tiêm vắc xin COVID 19 trên thế giới tăng mạnh - từ giữa sau tháng 1/2021 đến tháng 10/2021 (tăng 83%); sau đó biến động nhẹ ở các khoảng thời gian tiếp theo Do đó, có thể nói, 2021 là năm của vắc xin ngừa COVID 19 với hơn 8 tỷ liều đã được tiêm - do sự xuất hiện của nhiều biến thể mới với tốc độ lây lan nhanh hơn so với các biến thể trước đó Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu tại Hoa Kỳ cho rằng vẫn tồn tại sự bất bình đẳng giữa các nước về tỷ lệ số dân được tiêm vắc xin Trung bình, ở các quốc gia có thu nhập cao, 83% dân số đủ điều kiện đã tiêm ít nhất một lần, nhưng ở các quốc gia thu nhập thấp, con số này giảm xuống còn 21% Ngoài ra, các nước có tỷ lệ tiêm chủng cao trên thế giới được ghi nhận tại biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.16: Tỷ lệ bao phủ COVID 19 trong toàn dân của 15 quốc gia có số dân được tiêm - cao nhất

Ti u lu n Môn Phân tích d li u kinh doanh ể ậ ữ ệ Ph n Nầ ội dung Chương 2

Có thể thấy, Trung Quốc là quốc gia có tỷ lệ dân số được tiêm vắc xin Covid-19 cao nhất thế giới (>85%) Nguyên nhân do đây là nước đông dân với mức độ ảnh hưởng từ đại dịch cao bậc nhất trên toàn cầu Bên cạnh đó, đáng chú ý, Việt Nam ta, từ một quốc gia có tỷ lệ tiêm vắc xin rất thấp đã vượt lên trở thành nước có tỷ lệ bao phủ vắc xin COVID-19 top 2 thế giới Tính đến tháng 1/2022, ở nước ta, tỷ lệ bao phủ vaccine cho người từ 18 tuổi trở lên 1 mũi là 99,6%, 2 mũi là 90,9%; người từ

12 đến 17 tuổi 1 mũi là 85,6%, 2 mũi là 57%; đang đặt mua vắc xin tiêm cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi Đây chính là kết quả đến từ sự cố gắng của Chính phủ cũng như toàn dân ta trong công cuộc chống lại đại dịch

Về tỷ lệ người được tiêm vắc xin đủ liều trên thế giới:

Biểu đồ 2 7 cho thấy, tỷ lệ người được tiờm vắc xin đủ liều trờn thế giới chiếm ẵ tỷ lệ người 1 đã được tiêm vắc xin trong giai đoạn tháng 1/2021 đến tháng 3/2022 Đây là một kết quả đáng mừng do việc tiêm vắc xin COVID 19 đủ liều trong thời gian này là một việc hết sức cần thiết trong công - cuộc hạn chế sự lây lan nhanh của các biến thể mới như Delta hay Omicron

Biểu đồ 2.17: 30 nước có lượng người được tiêm đầy đủ cao nhất theo % dân số Như vậy, Gibraltar, UAE, Brunei, Singapore, Malta và Chile là các nước có tỷ lệ dân số được tiêm vaccin cao nhất nhờ vào sở hữu lượng vắc xin nhiều nhất thế giới nên tỉ lệ phần trăm người dân được tiêm đủ liều lượng nằm trong top các nước cao nhất.Nhìn một cách sơ lược ta có thể thấy rằng các nước này đã tốt như thế nào trong việc hỗ trợ người dân được tiêm chủng đầy đủ khi quốc gia đứng cuối trong top 30 là New zealand có trên 80% tổng số người dân được tiêm phòng đầy đủ.Trong số các nước có lượng người được tiêm chủng đầy đủ thì có Pitcairn với lượng người được tiêm chủng đầy đủ là 100% dù không nằm trong danh sách quốc gia có lượng vắc xin nhiều nhất,nhờ vào lợi thế dân số ít và các chính sách ngoại giao tốt, Pitcairn đã thành công nhận viện trợ vắc xin từ Newzealand và đã hoàn thành 100% trong việc tiêm chủng cho toàn bộ người dân.Việt Nam đứng thứ 29 trong

Ti u lu n Môn Phân tích d li u kinh doanh ể ậ ữ ệ Ph n Nầ ội dung Chương 2 danh sách này , nhờ vào các chính sách ngoại giao tốt nên chúng ta đã đạt được thỏa thuận của nhận trợ cấp vắc xin từ Anh, Trung Quốc, Mỹ, Theo Bộ Y tế, Việt Nam đã tiếp nhận 150.623.444 liều vaccine phòng COVID-19, cập nhật đến 10 giờ sáng 6/12, và đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu về vắc xin.

Mức độ hiệu quả của vaccine tiêm phòng COVID-19

Biểu đồ 2.18: So sánh số ca nhiễm mới và số tiêm chủng vaccine hàng ngày trên toàn cầu Thông qua biểu đồ trên, ta thấy được sự chênh lệch tương đối rõ nét cùng xu hướng tăng giảm của số ca nhiễm mới và lượng vaccine được tiêm chủng hàng ngày Số lượng vacxin tiêm chủng COVID-19 trong một ngày tăng nhanh và liên tục từ cuối năm 2020 đến tháng 3/2021, lượng vaccine được tiêm có khi còn lên đến hơn 8 triệu liều/ngày Bên cạnh đó, số ca nhiễm mới trong ngày có xu hướng giảm dần qua thời gian, và chỉ giao động trong khoảng 400.000 ca mắc mới một ngày

Biểu đồ 2.19: Tổng ca tử vong, tổng ca nhiễm và tổng số người đã tiêm phòng vaccine trên toàn cầu

Ti u lu n Môn Phân tích d li u kinh doanh ể ậ ữ ệ Ph n Nầ ội dung Chương 2 Kết hợp với biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa số ca nhiễm, số ca tử vong và tổng số người đã được tiêm vaccine càng cho ta cho thấy rằng rõ hơn rằng số lượng tiêm chủng đang tăng lên nhanh chóng trong khi số ca mắc và số người chết đang xu hướng giảm dần và đạt mức ổn định (không gia tăng đáng kể) Điều này chứng tỏ rằng, sau khi tỷ lệ tiêm vaccine đầy đủ đạt cao thì tỷ lệ tử vong đã liên tục giảm, đến ngày 20.3.2021 thì tỷ lệ này đạt dưới mức 1% (4.087/1.640.732) Hầu hết các trường hợp tử vong do COVID 19 là bệnh nhân trên 50 tuổi, có các bệnh nền (Đái tháo đường, Suy gan, Suy thận - mạn, Tăng huyết áp, Béo phì, Bệnh mạch vành…), chưa tiêm vaccine hoặc tiêm chưa đủ mũi vaccine Một số trường hợp đã tiêm đủ 02 mũi vaccine nhưng khoảng cách từ mũi 2 đến ngày mắc COVID-19 chưa đủ 14 ngày

Nhìn chung, thực hiện tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 có hiệu quả vô cùng lớn đến việc làm giảm tỷ lệ nhiễm mới, tái nhiễm và hạn chế số ca tử vong do virus SARS CoV gây ra Thực hiện - tiêm chủng đầy đủ giúp cơ thể được một lượng kháng thể để chống lại sự lây nhiễm COVID Sự tăng trong số lượng vaccine được tiêm và số ca mắc mới giảm trong ngày trong khoảng thời gian này có thể nói đây là những dấu hiệu vô cùng tích cực để hướng đến mục tiêu bình thường hoá dịch bệnh, và cuộc sống trở lại bình thường như lúc chưa xảy ra đại dịch.

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KẾT LUẬN

Đề xuất giải pháp

WHO đã và đang triển khai COVAX để giải quyết sự bất bình đẳng về vắc xin COVID-19, nhưng vẫn cần nhiều nỗ lực trên toàn thế giới Đối với LMIC- low middle-– income countries (nước thu nhập trung bình thấp), cần tăng cường khuyến khích tiếp cận vắc xin trong khuôn khổ COVAX

Ví dụ, các quốc gia mua số lượng lớn vắc xin phải trao đổi lịch giao hàng kịp thời với COVAX và Ủy ban mua vắc xin châu Phi (AVAT) để tránh dự trữ vacxin Hơn nữa, HIC - high-income countries (nước có thu nhập cao) cần tích cực tham gia vào chương trình COVAX và chủ động giúp đỡ các nước còn khó khăn với các biện pháp thích hợp.

Việc phân phối lại thặng dư vắc xin đang bắt đầu phát triển ở một số quốc gia có thu nhập cao là rất cần thiết, có thể ứng phó được với tình trạng bất bình đẳng vắc xin và sự lan truyền của bệnh dịch Cùng với đó là việc tăng năng lực sản xuất ở hiện tại nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu các thành phần vắc xin, bao gồm cả hoạt chất, để hoàn thiện và lấp đầy các cơ sở trên toàn cầu sẽ đảm bảo được vắc xin sẽ đến được những thị trường có nhu cầu cấp thiết

Tất cả các quốc gia cũng cần dỡ bỏ các hạn chế xuất khẩu và mọi rào cản thương mại khác đối với vắc xin COVID 19 và các nguyên liệu đầu vào liên quan đến quá trình sản xuất vắc xin này nhằm - tăng được nguồn dự trữ vắc xin cho quốc gia và tăng được sự tiếp cận đến vắc xin cho người dân, tránh trường hợp bị “bỏ lại phía sau” khi mà vắc xin đã được sử dụng rộng rãi trên nhiều nước mà vẫn không đến được nước mình

Hơn nữa, các tổ chức và doanh nghiệp khác có thể cung cấp kinh phí vào vắc xin để giảm bớt những khó khăn tài chính trong việc tiêm phòng ở LMIC Tiếp cận khẩn cấp với vắc-xin và tài chính

- chẳng hạn như các khoản tài trợ và nhượng bộ do Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đề xuất là điều cần - thiết đối với các nước nghèo Phần đông dân số đã được hưởng lợi từ các chiến dịch tiêm chủng do các tổ chức quốc tế thực hiện

Tạo điều kiện chuyển giao công nghệ có thể được kết hợp với nỗ lực hỗ trợ chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ đối với vắc xin và các thành phần cơ bản trong vắc xin Những nỗ lực này có thể được kết hợp với các cam kết từ các chương trình tiêm chủng để mua vắc xin tại địa phương, để hỗ trợ các nhà sản xuất địa phương Thị trường vacxin châu Phi, vào năm 2020, ước tính trị giá 1,2 tỷ đô hàng năm, với 99% vắc xin được nhập khẩu từ bên ngoài lục địa

Nâng cao nhận thức toàn cầu về mầm bệnh đường hô hấp lây lan nhanh cũng là điều cần thiết để giải quyết sự bất bình đẳng về vắc xin Các nghiên cứu đã khẳng định rằng truyền thông, thông qua nguồn thông tin y tế chính thức và có thẩm quyển đóng vai trò hướng dẫn công chúng hình thành niềm

Ti u lu n Môn Phân tích d li u kinh doanh ể ậ ữ ệ Ph n Nầ ội dung Chương 3 tin và nhận thức đúng đắn về sức khỏe Các phương tiện thông tin đại chúng cần tích cực đưa tin về đặc điểm của dịch bệnh, minh họa nguyên lý lây lan, nguy cơ và biện pháp ứng phó Ngoài ra, các phương tiện truyền thông còn có thể cập nhật tình hình tiêm chủng hiện nay trên toàn thế giới và giải thích những rủi ro của sự thiếu công bằng về vắc xin trong việc kiểm soát đại dịch.

Kết luận 26 TÀI LIỆU THAM KHẢO a PHỤ LỤC 1: THÔNG TIN BỘ DỮ LIỆU b PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH CÁC LOẠI VẮC XIN TÍNH ĐẾN THÁNG 3/2022 c

Bài tiểu luận đã đưa ra các góc nhìn tổng quan về tình hình tiêm chủng COVID 19 trên toàn thế - giới với những phân tích cụ thể cho các vấn đề tiêm chủng ở 223 quốc gia như:

Về chương trình tiêm chủng:

Chương trình vắc xin được sử dụng phổ biến nhất so với các chương trình khác bao gồm CanSino, Sinopharm/Beijing, Sinopharm/Wuhan, Sinovac (700 tỷ liều); đứng thứ hai là Covaxin, Oxford/AstraZeneca, Sputnik V (300 tỷ liều) và thứ ba là Johnson&Johnson, Moderna, Pfizer/BioNTech (1,5 trăm tỷ liều) Bên cạnh đó, một số quốc gia có tiềm lực mạnh đã thực hiện chương trình tiêm chủng tiên tiến như tại Trung Quốc, Ấn Độ và Hoa Kỳ

Về xu hướng tiêm chủng:

Tỷ lệ phần trăm số người được tiêm và ố người được tiêm chủng hằng ngày không có sự s tương quan với nhau Tương tự, lượng người được tiêm phòng nhiều không đồng nghĩa với việc quốc gia đó có tỷ lệ bao phủ vắc xin trên toàn dân tốt Nguyên nhân nhìn chung đến từ vấn đề dân số ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ vắc xin

Về giải pháp đề xuất cho vấn đề chênh lệch quốc gia trong chương trình tiêm chủng: Thứ nhất, tăng cường, khuyến khích tiếp cận vắc xin trong khuôn khổ COVAX đối với các nước có thu nhập trung bình thấp

Thứ hai, các nước có thu nhập cao cần tích cực tham gia vào các chương trình COVAX và tặng vắc xin

Thứ ba, các nước nghèo nên nhanh chóng tiếp cận với các khoản trợ cấp thế giới đối với tài chính và vắc xin thông qua các tổ chức quốc tế cũng như đẩy mạnh nâng cao ý thức người dân về dịch bệnh Đại dịch COVID 19 đã gây ra những hậu quả nặng nề cho thế giới nói chung và nước ta nói riêng - về tất cả các khía cạnh Tuy hiện nay, thế giới đã ở trạng thái bình thường mới, nhưng các biến thể COVID-19 vẫn còn âm ỉ trong cộng đồng Do đó, Chính phủ và người dân các nước cần không ngừng nâng cao nhận thức, cải thiện chương trình tiêm chủng vắc xin COVID 19 để “chung sống hòa bình” - với loại virus nguy hiểm này cũng như có thêm nhiều kinh nghiệm đối phó với các bệnh truyền nhiễm khác đang và có thể sẽ xảy ra trong tương lai

Ti u lu n Môn Phân tích d li u kinh doanh ể ậ ữ ệ Ph n Tài liầ ệu tham kh o ả

1 Hà Văn (2022) Thế gi i vớ ẫn trong đạ ịch, chưa thể xác địi d nh việc loại tr d ch ừ ị COVID-19

2 "十 来之不易,你我仍需努力亿 " Xinhua News Agency Archived from the original on

3 Difeng Ding & Ruilian Zhang (2022) China's COVID-19 Control Strategy and Its Impact on the Global Pandemic

4 Velayudhan Mohan Kumar, Seithikurippu R Pandi-Perumal, Ilya Trakht & Sadras Panchatcharam Thyagarajan (2021) Strategy for COVID-19 vaccination in India: the country with the second highest population and number of cases.

5 Joanna Kakissis (2021) Portugal has one of the top vaccination rates but isn't taking chances with omicron

6 Cổng thông tin của Bộ Y tế về đại dịch COVID-19 (2022) Việt Nam thuộc 6 nước có tỷ lệ bao ph tiêm vaccine cao nh t th giủ ấ ế ới

7 U.S Food & Drug Administration (2020) FDA Takes Key Action in Fight Against COVID-19 By Issuing Emergency Use Authorization for First COVID-19 Vaccine

8 AJMC (2021) A Timeline of COVID-19 Vaccine Developments in 2021

9 Bộ Y Tế (2021) Ngày 20/3: Ca COVID-19 m i ti p t c giớ ế ụ ảm còn 141.151; Vĩnh Phúc bổ sung hơn 25.000 F0

10 Emergency Situational Updates, WHO (2022) Weekly epidemiological update on COVID-19 - 19 October 2022

Ti u lu n Môn Phân tích d li u kinh doanh ể ậ ữ ệ Ph n Tài liầ ệu tham kh o ả

PHỤ LỤC 1: THÔNG TIN B D LI U Ộ Ữ Ệ

Date Ngày nhập dữ liệu; một số ngày sẽ là số liệu tiêm chủng hàng ngày, đối với những ngày khác số liệu tiêm chủng là tổng số (tích lũy)

Tổng số lượng tiêm chủng của mỗi nước

Total number of people vaccinated

Tổng số người được tiêm chủng tùy thuộc vào chương trình tiêm - chủng, một người sẽ được tiêm một hoặc nhiều (thường là 2) loại vắc xin; tại một số thời điểm, số lượng tiêm chủng có thể lớn hơn số người được tiêm

Total number of people fully vaccinated

Tổng số người được tiêm chủng đầy đủ theo chương trình tiêm - chủng (thường là 2); tại một số thời điểm, có thể có một số người chỉ tiêm một loại vắc xin và một số người khác đã tiêm tất cả các loại vắc xin

Daily vaccinations Số lượng tiêm chủng hàng ngày của mỗi quốc gia

Tỷ lệ phần trăm giữa số lượng tiêm chủng so với tổng dân số của mỗi nước

Total number of people vaccinated per hundred (%)

Tỷ lệ phần trăm giữa số người được tiêm chủng so với tổng dân số của mỗi nước

Total number of people fully vaccinated per hundred (%)

Tỷ lệ phần trăm giữa số người được tiêm chủng đầy đủ so với tổng dân số

Số lần tiêm chủng hàng ngày trên một triệu tỷ lệ (tính bằng ppm) - giữa số lần tiêm chủng trên một triệu dân số

Vaccines Tên các loại vắc xin được sử dụng ở mỗi nước

Ti u lu n Môn Phân tích d li u kinh doanh ể ậ ữ ệ Ph n Tài liầ ệu tham kh o ả

PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH CÁC LO I VẠ ẮC XIN TÍNH ĐẾN THÁNG 3/2022

2 COVIran Barekat 14 Razi Cov Pars

Phân tích dữ liệu kinh doanh

Phân tích dữ liệu kinh doanh None 3

BÁO CÁO NGHIỆP VỤ HƯỚNG DẪN VIÊN D…

Phân tích dữ liệu kinh doanh None 6

What a what a feeling my rhythm

Phân tích dữ liệu kinh doanh None 4

Tiểu luận Tối ưu hóa hiệu quả hoạt động v…

Phân tích dữ liệu kinh doanh None45

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w