1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vậndụng phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởngkinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái

21 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phép Biện Chứng Về Mối Liên Hệ Phổ Biến Và Vận Dụng Phân Tích Mối Liên Hệ Giữa Tăng Trưởng Kinh Tế Với Bảo Vệ Môi Trường Sinh Thái
Tác giả Thái Phan Hoàng Linh
Người hướng dẫn ThS. Trần Huy Quang
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Khoa Khoa Học Chính Trị Và Nhân Văn
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 3,61 MB

Nội dung

Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGKHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ VÀ NHÂN VĂN---***---TIỂU LUẬN TRIẾT HỌCĐỀ TÀI:PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀ VẬNDỤNG PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ VÀ NHÂN VĂN -*** -

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

ĐỀ TÀI:

PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀ VẬN DỤNG PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN NỘI DUNG 2

I.Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến 2

1.Sự ra đời của phép biện chứng 2

2.Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến 3

2.1 Nội dung nguyên lí về mối liên hệ phổ biến 3

2.2 Ý nghĩa phương pháp luận về mối liên hệ phổ biến 4

II Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường ở Việt

Nam… 5

1.Mối liên hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh

thái 5

2.Môi trường sinh thái ở Việt Nam với các chính sách tăng trường kinh tế 6

2.1 Khái quát về nền kinh tế Việt Nam trong những thập kỷ gần đây 6

2.2 Kinh tế công nghiệp 7

2.3 Kinh tế nông nghiệp 9

2.4 Kinh tế ngành du lịch biển 9

2.5 Gia tăng mức tiêu thụ 10

3 Hậu quả của ô nhiễm môi trường 11

4 Giải pháp giải quyết vấn đề 11

4.1 Đối với chính phủ 12

4.2 Đối với các doanh nghiệp, nhà sản xuất 12

4.3 Đối với người dân 13

PHẦN KẾT LUẬN 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Thế giới như một mạng lưới sự sống rộng lớn, càng có mối liên hệ thìmạng lưới ấy càng bền vững Trên cơ sở phép biện chứng về mối liên hệ, mọi sựsống luôn tồn tại và phát triển cùng với sự hỗ trợ của môi trường

Tuy nhiên, môi trường hiện nay đang dần bị suy thoái do tác động của conngười, dẫn đến sự phá vỡ những mối liên hệ trong mạng lưới sự sống Cùng vớitốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, đời sống vật chất và tinh thần của conngười ngày càng được nâng cao Mặt khác, chính sự tăng trưởng ấy đang gâysức ép nặng nề lên môi trường thiên nhiên

Việt Nam – một quốc gia trên đà vươn lên phát triển kinh tế, như nhữngquốc gia đang phát triển khác, đang đối đầu với sự mất cân bằng giữa tăngtrưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái để đạt được những thành tựu nhưhiện nay Hơn ba thập kỷ phát triển kinh tế nhanh chóng ở Việt Nam đã dẫn đếnhậu quả về ô nhiễm đất, không khí, nước và mức độ phân hóa giàu nghèo ngàycàng lớn Những nhân tố ấy ảnh hưởng xấu tới các mối liên hệ phổ biến.Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề, bài tiểu luận:

được viết nhằm mục đích mang lại cái nhìntổng quan về những mối liên hệ phổ biến và khái quát mối liên hệ giữa tăngtrường kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái ở Việt Nam, qua đó đưa ra nhữnggiải pháp chung và nổi bật giúp nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng bền vững.Đây là một đề tài mang tính khái quát cao, mặc dù rất cố gắng, song, bàitiểu luận không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót về nội dung cũng như hìnhthức Kính mong thầy cô xem xét và góp ý để bài tiểu luận này được hoàn thiệnhơn

Trang 4

PHẦN NỘI DUNG Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến

1 Sự ra đời của phép biện chứng

Phép biện chứng ra đời từ thời cổ đại cùng với sự xuất hiện của triết học.

Sau hàng ngàn năm tồn tại, phép biện chứng trải qua nhiều giai đoạn hưng thịnh

và suy vong với khới đầu là phép biện chứng tự phát cổ đại xuất hiện trongthuyết “ âm – dương ” của Trung Quốc và trong nhiều thuyết Hy Lạp cổ đại.Đến khoảng thế kỷ XVII nửa đầu thế kỷ XVIII, phương pháp siêu hìnhthống trị tư duy triết học với đại diện là R Descartes – người được coi là linhhồn của phương pháp siêu hình Gần một thế kỷ sau đó là thời kỳ tổng kết lịch

sử triết học nhân loại và phương pháp biện chứng duy tâm là nhân tố cốt lõi hìnhthành nên hệ thống lớn đó với đại diện là Hegel – người được coi là tiền đề củaphương pháp biện chứng duy vật sau này

Ngày nay, phép biện chứng đã phát triển rộng hơn với phép biện chứngduy vật và duy tâm Bằng sự nghiên cứu và kết hợp một loại phạm trù, nguyên

lý và nhiều quy luật khái quát, phép biện chứng duy vậy được hình thành phùhợp với hiện thực Nhờ đó, phép biện chứng phản ánh đúng các mối liên hệ phổ biến, sự vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy Qua đó, những

hạn chế vốn có của phép biện chứng tự phát cổ đại được khắc phục Quan niệm:

không còn hoàn toàn đúng đắn Phép biện chứng này vẽ lên bức tranhtổng quan về sự tác động qua lại, sự vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội

và tư duy Tuy nhiên, những mối liên hệ và những quy luật nội tại của sự vậnđộng và phát triển vẫn chưa được làm rõ

Sau đó, phép biện chứng duy vật đã chứng minh: những ý niệm trong suynghĩ chỉ là sự phản ánh của các sự vật hiện thực khách quan, do đó bản chất biệnchứng của ý niệm chỉ đơn thuần là sự phản ánh có ý thức của sự vận động biệnchứng của thế giới hiện thực khách quan Như vậy, phép biện chứng duy vật đã

Trang 5

khái quát một cách đúng đắn những quy luật vận động và sự phát triển chungnhất của thế giới Vì vậy F.Engels đã định nghĩa:

2 Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến

2.1 Nội dung nguyên lí về mối liên hệ phổ biến

Phép biện chứng duy vật đã góp phần làm sáng tỏ những quy luật của sựliên hệ và phát triển của tự nhiên, xã hội loài người và của tư duy Vì vậy, ở bất

kỳ cấp độ nào của phép biện chứng duy vật, nguyên lý về mối liên hệ phổ biếnvẫn được xem là một trong những nguyên lý có ý nghĩa khái quát nhất Theo đó,các sự vật hiện tượng và các quá trình cấu thành thế giới vừa tách biệt nhau, vừa

có sự liên hệ qua lại, thâm nhập và chuyển hóa lẫn nhau Trong đó, liên hệ là sựtác động qua lại lẫn nhau, là điều kiện tồn tại tiên quyết, là sự quy định vàchuyển hóa lẫn nhau của các yếu tố thuộc tính cấu thành sự vậy, hiện tượngtrong thế giới khách quan Ngoài ra, quan điểm duy vật biện chứng còn khẳngđịnh cơ sở của sự liên hệ qua lại giữa các sự vật và hiện tượng chính là tínhthống nhất vật chất của thế giới Theo quan điểm này, các sự vật, hiện tượng trênthế giới dù đa dạng nhưng đều là những dạng tồn tại khác nhau của một thế giớiduy nhất – thế giới vật chất

Các mối liên hệ diễn ra trong mỗi sự vật, giữa các sự vật với nhau, trongtoàn bộ vũ trụ, trong mọi không gian và thời gian Quan điểm duy biện chứngkhông chỉ khẳng định tính khách quan, phổ biến của sự liên hệ giữa các sự vật

và hiện tượng mà còn thể hiện rõ tính đa dạng của sự liên hệ qua lại đó Tính đadạng của sự liên hệ do tính đa dạng trong sự tồn tại, sự vận động và phát triểncủa chính các sự vật và hiện tượng quyết định Những mối liên hệ nội tâm là sựtác động qua lại giữa các bộ phận và các yếu tố thuộc tính của một sự vật; giữvai trò quyết định đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của sự vật Mối liên

hệ giữa các sự vật và hiện tượng khác nhau được coi là những mối liên hệ ngoạitâm nhưng thường không mang ý nghĩa quyết định mà thường được phát huythông qua các mối liên hệ nội tâm Ngoài ra, tính đa dạng của sự liên hệ còn

Trang 6

được phân chia theo nhiều cách khác như: mối liên hệ chủ yếu và thứ yếu, mốiliên hệ chung bao quát và mối liên hệ bao quát một số lĩnh vực riêng biệt, mốiliên hệ trực tiếp và gián tiếp, mối liên hệ bản chất và không bản chất hay mốiliên hệ tất yếu và ngẫu nhiên Mỗi sự vật, hiện tượng đều vận động và phát triểnqua nhiều giai đoạn, giữa các giai đoạn đó cũng có mối liên hệ với nhau tạothành lịch sử phát triển của các sự vật và hiện tượng tương ứng Quan điểm duyvật biện chứng về sự liên hệ chỉ mang tính tương đối trong sự phân loại bởi cácloại liên hệ khác nhau có thể chuyển hóa cho nhau Sự chuyển hóa đó có thể xảy

ra do thay đổi phạm vi bao quát hoặc do kết quả vận động khách quan của chính

sự vật hiện tượng ấy

2.2 Ý nghĩa phương pháp luận về mối liên hệ phổ biến

Dưới góc độ thế giới khách quan, nguyên lý về mối liên hệ phổ biếnphản ánh tính thống nhất của vật chất và thế giới Các sinh vật, hiện tượng trênthế giới dù đa dạng nhưng đều là những dạng tồn tại khác nhau của một thế giớiduy nhất – thế giới vật chất

Dưới góc độ nhận thưc lí luận, nguyên lý đó là cơ sở lí luận của quanđiểm toàn diện – một nguyên tắc phương pháp luận trong việc nhận thức các sựvật, hiện tượng, Theo quan điểm toàn diện, để có nhận thức đúng vê sự vật, sựvật đó cần được xem xét, trước tiên, trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận,giữa các yếu tố, các thuộc tính khác nhau của chính sự vật đó và trong mối liên

hệ qua lại giữa các sự vật đó với sự vât khác, bao gồm các mối liên hệ trực tiếp

và gián tiếp; cuối cùng là trong mối quan hệ với nhu cầu thực tiễn của conngười Bên cạnh đó, để tìm được bản chất chi phối sự tồn tại và phát triển của sựvật, hiện tượng đó, quan điểm toàn diện xem xét nhiều mặt của tri thức và kháiquát nhiều mối liên hệ, Tuy nhiên, quan điểm toàn diện không thống nhất vớicách xem xét dàn trải, liệt kê những quy định khác nhau của sự vật hay hiệntượng đó mà làm nổi bật điểm cơ bản nhất và quan trọng nhất của sự vật hiệntượng đó

Ngoài ra, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là nguyên tắc phương phápluận trong hoạt độn thực tiễn Trong đó, con người cần biến đổi những mối liên

Trang 7

Mác… 100% (84)

24

TRIẾT-1 - Phân tích nguồn gốc, bản chấ…Triết học

Mác… 100% (63)

7

2019-08-07 Giao trinh Triet hoc…Triết học

Trang 8

hệ nội tâm và ngoại tâm của sự vật, hiện tượng bằng hoạt động thực tiễn để cảitạo sự vật, hiện tượng đó Để đạt được điều đó, nhiều phương pháp và phươngtiện khác nhau cần đực sử dụng đồng bộ để tác động, thay đổi những liên hệtương ứng Bên cạnh đó, chủ nghĩa chiết trung và thuật ngụy biện là các yếu tốcần được lưu ý và không nên sử dụng để tránh những phương pháp luận sai lệchtrong quá trình xem xét sự vật, hiện tượng Mọi sự vật, hiện tượng đều tồn tạitrong không gian và thời gian nhất định; mang dấu ấn của không gian và thờigian đó Vì vậy, người nghiên cứu cần có quan điểm lịch sử cụ thể khi xem xét

và giải quyết mọi vấn đề thực tiễn đặt ra

Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái ở Việt Nam

1 Mối liên hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái

Môi trường sinh thái là toàn bộ điều kiện vô cơ và hữu cơ của hệ sinh tháiảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và mọi hoạt động khác của xã hội loài người

Đó là những điều kiện tự nhiên và xã hội, trong đó, con người và sinh vật tồn tại

và phát triển trong quan hệ tác động qua lại lẫn nhau Tăng trưởng kinh tế làhoạt động tất yếu nhằm cải thiện và phát triển đời sống của con người Vì vậy,môi trường sinh thái có mối liên hệ biện chứng chặt chẽ với sự tăng trưởng kinhtế

Môi trường sống được hình thành và tồn tại trong tự nhiên Có thể nói,môi trường sống tồn tại một cách khách quan và độc lập với ý thức con người.Tuy nhiên, sự phát triển của môi trường phụ thuộc vào ý thức của con người,qua đó, môi trường có thể phát triển theo hướng tích cực hoặc tiêu cực Trái với

sự tồn tại khách quan của môi trường sống, tăng trưởng kinh tế được hình thành,tồn tại và phát triển chủ quan bởi sự phụ thuộc hoàn toàn vào con người Tómlại, môi trường chịu tác động trực tiếp của con người và tăng trưởng kinh tế phụthuộc vào con người Qua đó nhận thấy, môi trường chịu ảnh hưởng bởi sự tăngtrưởng kinh tế và ngược lại, mối quan hệ đó được xảy ra thông qua thực thể conngười

Triết họcMác Lênin 99% (77)QUAN ĐIỂM DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ M…Triết học

Mác… 100% (33)

20

Trang 9

Môi trường là nơi tăng trưởng kinh tế hoạt động vì tăng trưởng kinh tếdiễn ra trên diện rộng và cần khai thác tài nguyên thiên nhiên nhằm phục vụ cholợi ích của con người Mặt khác, tài nguyên của môi trường không phải là vôhạn Vì vậy, nếu con người chú trọng tăng trưởng kinh tế mà bất chấp mọi hậuquả về môi trường thì môi trường sẽ suy thoái nghiêm trọng, khiến kinh tế buộcphải dừng tăng trưởng Khi đó, con người phải gánh chịu những hậu quả nặng

nề do chính họ gây ra bởi con người không thể sống thiếu môi trường tự nhiên.Ngược lại, việc tăng trưởng kinh tế gắn với bảo vệ môi trường sẽ không nhữngnâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người mà còn góp phần cải thiệnmôi trường Bởi khi kinh tế phát triển, nhà nước đầu tư ngân sách cho các dự ánbảo vệ môi trường, nguồn tài nguyên bị khai thác được dần thay thế bởi cácnguồn tài nguyên nhân tạo; môi trường sẽ tiếp tục sinh tồn và phát triển, đónggóp cho việc tăng trưởng kinh tế của nhân loại

2 Môi trường sinh thái ở Việt Nam với các chính sách tăng trường kinh tế

2.1 Khái quát về nền kinh tế Việt Nam trong những thập kỷ gần đây

Thực hiện nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Việt Nambước vào công cuộc đổi mới toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xãhội kể từ năm 1986 như đổi mới tư duy, hệ thống kinh tế, chính sách, thể chếquản lí hành chính Trong lĩnh vực kinh tế, Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kếhoạch hóa tập chung, quan liêu – bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thànhphần, vận hành theo cơ chế kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa.Những chủ trương, đường lối cải cách kinh tế mạnh mẽ trong gần ba thập kỷ đổimới vừa qua đã mang lại cho Việt Nam những thành quả rất đáng phấn khởi,hình thành một nền kinh tế năng động, xã hội văn minh, công bằng và dân chủ.Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần mang lại hiệu quả trong việc huy độngcác nguồn lực xã hội Môi trường đầu tư thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn đầu

tư trực tiếp từ nước ngoài, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, tạo ra nguồn thungoại tệ lớn Kinh tế vĩ mô cả nước cơ bản duy trì ổn định

Trang 10

Việc trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới ( WTO) đãgóp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu, rộng hơn vào kinh tế thếgiới, đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước Tốc độ tăng Tổng sảnphẩm quốc nội (GDP) trung bình trong giai đoạn 1991-2010 đạt khoảng 7,5%.

Do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, tăngtrưởng GDP giai đoạn 2011 – 2015 đạt trên 5,9%/năm Quy mô và tiềm lực củanền kinh tế liên tục tăng, bình quân đầu người khoảng 2.109 USD Lạm phát cơbản được kiềm chế, thị trường tài chính – tiền tệ ổn định Cùng với tăng trưởngkinh tế, cơ cấu kinh tế trong nước của Việt Nam đã có sự thay đổi đáng kể, tíchcực

Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP tăng từ 79,9% năm 2011 lên82,6% năm 2015; tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 20,1% xuống còn 17,4% Tỷtrọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động giảm, còn 44,3% vào năm 2015.Tuy nhiên, quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước không thểtránh khỏi những ảnh hưởng xấu tới hệ sinh thái

2.2 Kinh tế công nghiệp

Trong giai đoạn này, nền kinh tế công nghiệp phát triển mạnh mẽ Năm

1980, tăng trưởng kinh tế công nghiệp ở mức 0,6%; tăng lên đến 6,07% năm

1990 và giai đoạn 1991 – 2000 tăng lên trung bình 12,9%/năm, trong đó tốc độtăng trưởng cao nhất đạt 17%/năm thời kỳ 1991-1995 Tỷ trọng công nghiệp đã

có sự dịch chuyển đáng kể từ mức 22,7% GDP năm 1991 tăng lên 36,6% năm

2000 Sự phát triển của quá trình công nghiệp hóa trong những năm qua một mặt

là động lực thúc đẩy phát triên rkinh tế, cải thiện tình trạng thất nghiệp, nhưngmặt khác, nhiều mặt trái đã bộc lộ

Theo ước tính, hiện nay, nước ta có khoảng 60.000 công ty và doanhnghiệp tư nhân, hơn 4.500 hợp tác xã phi nông nghiệp và trên 2 triệu kinh doanh

cá thể Cùng với sự ra đời của hàng loạt các doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh

đó, tổng lượng chất thải rắn trên cả nước ước tính khoảng 49.000 tấn/ngày, trong

đó chất thải rắn công nghiệp chiếm khoảng 27.000 tấn/ngày Việc quản lý chặtchẽ chất thải rắn nguy hại đang gặp nhiều khó khăn do không đủ kho chứa đủ

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w