1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế vớibảo vệ môi trường sinh thái y

19 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phép Biện Chứng Về Mối Liên Hệ Phổ Biến Và Vận Dụng Phân Tích Mối Liên Hệ Giữa Tăng Trưởng Kinh Tế Với Bảo Vệ Môi Trường Sinh Thái
Người hướng dẫn Giảng viên hướng dẫn
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Triết Học Mác - Lê Nin
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 2,98 MB

Nội dung

Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái ở Việt Nam...71.. Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái thông qua phép biện chứng...84..

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN Môn: TRIẾT HỌC MÁC - LÊ NIN

Đề tài: PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀ VẬN DỤNG PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI

Họ tên SV:

Mã SV:

Lớp:

Giảng viên hướng dẫn:

STT:

Hà Nội, tháng 5 năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

A LỜI MỞ ĐẦU 3

B NỘI DUNG 4

I Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến 4

1 Phép biện chứng là gì? 4

2 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến 5

2.1 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến 5

2.2 Ý nghĩa phương pháp luận 6

II Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái ở Việt Nam 7

1 Tăng trưởng kinh tế 7

1.1 Tăng trưởng kinh tế là gì? 7

1.2 Các hoạt động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 7

2 Môi trường sinh thái 8

2.1 Khái niệm 8

2.2 Tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường sinh thái 8

3 Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái thông qua phép biện chứng 8

4 Môi trường sinh thái ở Việt nam với các chính sách tăng trưởng kinh tế 9

4.1 Khái quát về nền kinh tế Việt Nam trong những thập kỷ gần đây 9

4.2 Kinh tế công nghiệp 10

4.3 Kinh tế nông nghiệp 11

4.4 Kinh tế ngành du lịch biển 11

5 Giải pháp giải quyết vấn đề 12

5.1 Đối với chính phủ 12

5.2 Đối với doanh nghiệp 13

5.3 Đối với người dân 13

C KẾT LUẬN 14

Trang 3

A LỜI MỞ ĐẦU

Trong thế giới có vô vàn các sự vật, hiện tượng mang tính đa dạng, phong phú; tuy nhiên, chúng đều là dạng tồn tại cụ thể của thế giới vật chất, do thế giới vật chất sinh ra nên đều chịu sự chi phối của các quy luật khách quan vốn có của thế giới vật chất Vì vậy chúng không tồn tại độc lập, tách rời mà có mối liên hệ ràng buộc, tác động qua lại lẫn nhau Trong đó, vai trò của tự nhiên, của môi trường là vô cùng quan trọng Tuy nhiên, với tốc độ phá hoại môi trường như hiện nay của con người, môi trường của chúng ta đang dần suy thoái, mối liên kết của những mạng lưới sự sống đang dần bị phá vỡ Sự tăng trưởng kinh tế ngày càng nhanh, một mặt nó nâng cao đời sống của người dân nhưng mặt khác nó đang gây một sức ép lớn đến môi trường tự nhiên Cũng như các nước đang phát triển khác, để có được những kết quả kinh tế trong giai đoạn trước mắt, chúng ta phải trả cái giá khá đắt là mất đi sự bền vững của các tài nguyên thiên nhiên về lâu dài Chưa bao giờ vấn đề môi trường, về khí thải gây hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm đất, nước, không khí trở thành tâm điểm được đông đảo công chúng quan tâm như lúc này Thực tiễn bối cảnh phát triển của nền kinh tế, cùng sự hội nhập thế giới và khu vực của Việt Nam hiện nay đặt ra yêu cầu gắn liền tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái để đạt được sự bền vững Chính vì vậy mà mối quan hệ giữa tăng trưởng và cái giá của môi trường là vấn đề cần được chúng ta quan tâm hàng đầu trong chiến lược phát triển Nhận thức tính cấp thiết của đề tài cũng như để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, góp phần nghiên cứu mặt lý luận của vấn đề này, bằng những kiến thức được học từ

về mối liên hệ phổ biến, em xin được nghiên cứu đề tài:

Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, cũng như những phương pháp nghiên cứu cụ thể khác như: phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát đã được học, áp dụng vào phân tích thực tiễn đề tài, từ đó đưa ra những giải pháp đề xuất mới về việc gắn liền tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái Qua đó góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho bản thân

Trang 4

B NỘI DUNG

I Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến

1 Phép biện chứng là gì?

Phép biện chứng là khoa học phản ánh đúng các mối liên hệ phổ biến, nó là môn khoa học nghiên cứu những quy luật vận động phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy

Nó đã thừa nhận sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan tồn tại theo mối quan hệ phổ biến, chúng vận động, phát triển theo quy luật nhất định Phép biện chứng có nhiệm vụ phải chỉ ra những quy luật đó để định hướng cho con người trong thực tiễn Trong quá trình phát triển của triết học, phép biện chứng có ba hình thức cơ bản là: phép biện chứng chất phác thời kỳ cổ đại, phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức và phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin

Trong thời cổ đại, phép biện chứng chất phác thể hiện rõ rệt trong

của triết học Trung Hoa cổ đại hay trong hệ thống triết học của các nhà triết học Hy Lạp, Ấn Độ cổ đại Thời kỳ này các nhà triết học chỉ dựa trên những quan sát trực tiếp, mang tính trực quan, cảm tính để khái quá bức tranh chung của thế giới Tuy nhiên, phép biện chứng này còn thiếu nhiều căn cứ khoa học, do vậy mà no

bị phép siêu hình, xuất hiện từ nửa cuối thế kỉ XV thay thế

Đến khoảng thế kỷ XVII, nửa đầu thế kỷ XVIII, phương pháp siêu hình thống trị tư duy triết học với đại diện là R.Descartes – người được coi là linh hồn của phương pháp siêu hình Gần một thế kỷ sau đó là thời kỳ tổng kết lịch sử triết học nhân loại và phương pháp biện chứng duy tâm là nhân tố cốt lõi hình thành nên hệ thống lớn đó với đại diện là Hegel – người được coi là tiền đề của phương pháp biện chứng duy vật sau này Sau này, kế thừa có chọn lọc những thành tựu của các nhà khoa học trước đó, dựa trên cơ sở khái quát những thành tựu mới nhất của khoa học, của thực tiễn lịch sử và thực tiễn xã hội, vào giữa thế kỷ XIX, C.Mác và Ph.Ăngghen đã sáng lập chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật, mà sau này được V.I.Lênin phát triển vào đầu thế

kỷ XX Phép biện chứng duy vật là sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng Vì vậy, nó đã khắc phục được những hạn chế của phép biện chứng thời cổ đại khi chưa làm rõ được cái gì liên hệ cũng như những quy luật nội tại của sự vận động và phát triển Thêm nữa, phép biện chứng duy vật còn sửa được sai

Trang 5

lầm của phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức với đại diện tiêu biểu là Hêghen Trong khi Hêghen cho rằng sự phát triển biện chứng của thế giới bên ngoài chỉ là sự sao chép lại sự

tự vận động của “ ” thì phép biện chứng duy vật đã chứng minh rằng: những ý niệm trong đầu óc của chúng ta chẳng qua chỉ là sự phản ánh của các sự vật hiện thực khách quan, do đó bản thân biện chứng của ý niệm chỉ đơn thuần là sự phản ánh có ý thức của sự vận động biện chứng của thế giới hiện thực khách quan Vậy nên, phép biện chứng duy vật đã khái quát một cách đúng đắn những quy luật vận động và phát triển chung nhất của thế giới

Phép biện chứng duy vật được xây dựng trên cơ sở một hệ thống những nguyên lý, những phạm trù cơ bản, những quy luật phổ biến phản ánh đúng đắn hiện thực Cho nên

nó phản ánh đúng sự liên hệ, sự vận động, sự phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy Trong hệ thống đó, nguyên lý mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển là hai nguyên lý khái quát nhất Vì thế, Ph.Ăngghen đã định nghĩa “

2 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

2.1 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

Phép biện chứng duy vật có vai trò làm sáng tỏ những quy luật của sự liên hệ và phát triển của tự nhiên, xã hội loài người và của tư duy Vì vậy, ở bất kỳ cấp độ phát triển nào của phép biện chứng duy vật, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến vẫn được xem là một trong những nguyên lý có ý nghĩa khái quát nhất Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến cho rằng các sự vật hiện tượng và các quá trình cấu thành thế giới đó vừa tách biệt nhau, vừa

có sự liên hệ qua lại, thâm nhập và chuyển hóa lẫn nhau Trong đó liên hệ là sự tác động qua lại lẫn nhau, là điều kiện tiền đề tồn tại cho nhau, là sự quy định lẫn nhau, là sự nương tựa lẫn nhau, sự chuyển hóa lẫn nhau của các mặt, các yếu tố, các thuộc tính cấu thành sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan Ngoài ra, quan điểm duy vật biện chứng còn khẳng định cơ sở của sự liên hệ qua lại giữa các sự vật và hiện tượng chính là tính thống nhất vật chất của thế giới Theo quan điểm này, các sự vật, hiện tượng trên thế giới dù đa dạng nhưng đều là những dạng tồn tại khác nhau của một thế giới duy nhất – thế giới vật chất

Trang 6

Các mối liên hệ diễn ra trong mƒi sự vật, giữa các sự vật với nhau, trong toàn bộ vũ trụ, trong mọi không gian và thời gian Quan điểm duy biện chứng không chỉ khẳng định tính khách quan, phổ biến của sự liên hệ giữa các sự vật và hiện tượng mà còn thể hiện rõ tính đa dạng của sự liên hệ qua lại đó Tính đa dạng của sự liên hệ do tính đa dạng trong

sự tồn tại, sự vận động và phát triển của chính các sự vật và hiện tượng quyết định Những mối liên hệ nội tâm là sự tác động qua lại giữa các bộ phận và các yếu tố thuộc tính của một sự vật; giữ vai trò quyết định đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của sự vật Mối liên hệ giữa các sự vật và hiện tượng khác nhau được coi là những mối liên hệ ngoại tâm nhưng thường không mang ý nghĩa quyết định mà thường được phát huy thông qua các mối liên hệ nội tâm Ngoài ra, tính đa dạng của sự liên hệ còn được phân chia theo nhiều cách khác như: mối liên hệ chủ yếu và thứ yếu, mối liên hệ chung bao quát và mối liên hệ bao quát một số lĩnh vực riêng biệt, mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp, mối liên

hệ bản chất và không bản chất hay mối liên hệ tất yếu và ngẫu nhiên Mƒi sự vật, hiện tượng đều vận động và phát triển qua nhiều giai đoạn, giữa các giai đoạn đó cũng có mối liên hệ với nhau tạo thành lịch sử phát triển của các sự vật và hiện tượng tương ứng Quan điểm duy vật biện chứng về sự liên hệ chỉ mang tính tương đối trong sự phân loại bởi các loại liên hệ khác nhau có thể chuyển hóa cho nhau Sự chuyển hóa đó có thể xảy ra do thay đổi phạm vi bao quát hoặc do kết quả vận động khách quan của chính sự vật hiện tượng ấy

2.2 Ý nghĩa phương pháp luận

Dưới góc độ thế giới khách quan, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến phản ánh tính thống nhất của vật chất và thế giới Các sinh vật, hiện tượng trên thế giới dù đa dạng nhưng đều là những dạng tồn tại khác nhau của một thế giới duy nhất – thế giới vật chất Dưới góc độ nhận thức lí luận, nguyên lý đó là cơ sở lí luận của quan điểm toàn diện – một nguyên tắc phương pháp luận trong việc nhận thức các sự vật, hiện tượng, Theo quan điểm toàn diện, để có nhận thức đúng về sự vật thì nó cần được xem xét, trước tiên, trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, các thuộc tính khác nhau của chính sự vật đó và trong mối liên hệ qua lại giữa các sự vật đó với sự vât khác, bao gồm các mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp; cuối cùng là trong mối quan hệ với nhu cầu thực tiễn của con người Bên cạnh đó, để tìm được bản chất chi phối sự tồn tại và phát triển của

Trang 7

Discover more

from:

TRI114

Document continues below

Triết học Mác

Lênin

Trường Đại học…

999+ documents

Go to course

Triết p1 - vở ghi chép triết học mác lê nin Triết học

Mác… 100% (84)

24

TRIẾT-1 - Phân tích nguồn gốc, bản chấ… Triết học

Mác… 100% (63)

7

2019-08-07 Giao trinh Triet hoc… Triết học

Mác… 99% (122)

248

Tiểu luận Triết học Triết học

Mác… 98% (123)

12

Đề cương Triết 1 CK

-Đề cương Triết 1 CK …

34

Trang 8

sự vật, hiện tượng đó, quan điểm toàn diện xem xét nhiều mặt của tri thức và khái quát nhiều mối liên hệ, Tuy nhiên, quan điểm toàn diện không thống nhất với cách xem xét dàn trải, liệt kê những quy định khác nhau của sự vật hay hiện tượng đó mà làm nổi bật điểm

cơ bản nhất và quan trọng nhất của sự vật hiện tượng đó

Ngoài ra, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là nguyên tắc phương pháp luận trong hoạt động thực tiễn Trong đó, con người cần biến đổi những mối liên hệ nội tâm và ngoại tâm của sự vật, hiện tượng bằng hoạt động thực tiễn để cải tạo sự vật, hiện tượng đó Để đạt được điều đó, nhiều phương pháp và phương tiện khác nhau cần đực sử dụng đồng bộ

để tác động, thay đổi những liên hệ tương ứng Bên cạnh đó, chủ nghĩa chiết trung và thuật ngụy biện là các yếu tố cần được lưu ý và không nên sử dụng để tránh những phương pháp luận sai lệch trong quá trình xem xét sự vật, hiện tượng Mọi sự vật, hiện tượng đều tồn tại trong không gian và thời gian nhất định; mang dấu ấn của không gian và thời gian đó Vì vậy, người nghiên cứu cần có quan điểm lịch sử cụ thể khi xem xét và giải quyết mọi vấn đề thực tiễn đặt ra

II Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái ở Việt Nam

1 Tăng trưởng kinh tế

1.1 Tăng trưởng kinh tế là gì?

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng thu nhập quốc dân (GNP) trong một thời gian nhất định

Tăng trưởng kinh tế còn được định nghĩa là sự gia tăng mức sản xuấ nền kinh tế tạo

ra theo thời gian Tăng trưởng kinh tế dài hạn là điều kiện tiên quyết tạo nên những tiến

bộ về kinh tế - xã hội, nhất là ở các nước phát triển Chính vì vậy, tăng trưởng kinh tế đang được xem là nhiệm vụ cấp thiết quan trọng ở hầu hết các quốc gia

1.2 Các hoạt động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Thực hiện nghị quyết đại hội đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, kể từ năm 1986 Việt Nam bước vào công cuộc đổi mới trên toàn diện mọi lĩnh vực đời sống xã hội Trong lĩnh vực kinh tế, Việt Nam chuyển từ nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước Để đất nước có thể hội nhập với thế giới, chính phủ đã và đang đẩy mạnh các chính sách như khuyến khích, đầu tư trong nước và nước ngoài, đầu tư và phát triển khoa học

Triết học Mác Lênin 99% (77) QUAN ĐIỂM DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ M… Triết học

Mác… 100% (33)

20

Trang 9

công nghê, chính sách thương mại tự do,…Từ đó thu được những thành quả không nhỏ cho công cuộc phát triển kinh tế

2 Môi trường sinh thái

2.1 Khái niệm

Sinh thái được hiểu là nhà ở, nơi cư trú, sinh sống Trong khi đó, môi trường là tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên ngoài của một hệ thống nào đó Qua đó

có thể hiểu môi trường sinh thái là “bao gồm tất cả những điều kiện xung quanh có liên quan đến sự sống” Đối với con người, môi trường sinh thái là toàn bộ các điều kiện tự nhiên và xã hội, cả vô cơ và hữu cơ, có mối liên hệ tới sự sống của con người, sự tồn tại

và phát triển của xã hội

2.2 Tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường sinh thái

Môi trường cung cấp cho con người không gian sống, nguồn tài nguyên để sản xuất Cũng chính môi trường là nơi chứa đựng rác thải Vì vậy việc bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ sự sống của chúng ta Bảo vệ môi trường sinh thái giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái, cải thiện môi trường, đồng thời ngăn chặn, khắc phục hậu quả xấu do con người gây ra, khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên Đây chính là nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách của mƒi quốc gia, là sự nghiệp chung của toàn dân, là trách nhiệm của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào Có thể bảo vệ tốt môi trường sinh thái thì cuộc sống của chúng ta mới phát triển bền vững và lâu dài

3 Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái thông qua phép biện chứng

Môi trường sinh thái là toàn bộ điều kiện vô cơ và hữu cơ của hệ sinh thái ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và mọi hoạt động khác của xã hội loài người Đó là những điều kiện tự nhiên và xã hội, trong đó, con người và sinh vật tồn tại và phát triển trong quan hệ tác động qua lại lẫn nhau Tăng trưởng kinh tế là hoạt động tất yếu nhằm cái thiển

và phát triển đời sống của con người Vì vậy, môi trường sinh thái có mối liên hệ biện chứng chặt chẽ với sự tăng trưởng kinh tế

Môi trường sống được hình thành và tồn tại trong tự nhiên Có thể nói, môi trường sống tồn tại một cách khách quan và độc lập với ý thức con người Tuy nhiên sự phát triển của môi trường phụ thuộc vào ý thức con người, qua đó, môi trường có thể phát triển theo

Trang 10

hướng tích cực hoặc tiêu cực Tóm lại, môi trường chịu tác động trực tiếp của con người

và tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào con người Qua đó nhận thấy, môi trường chịu ảnh hưởng bởi sự tăng trưởng kinh tế và ngược lại, mối quan hệ đó xảy ra thông qua thực thể con người

Môi trường là nơi tăng trưởng kinh tế hoạt động vì tăng trưởng kinh tế diễn ra trên diện rộng và cần khai thác tài nguyên thiên nhiên nhằm phục vụ cho lợi ích của con người Mặt khác, tài nguyên của môi trường không phải là vô hạn Vì vậy, nếu con người chú trọng tăng trưởng kinh tế mà bất chấp mọi hậu quả về môi trường thì môi trường sẽ suy thoái nghiêm trọng, khiến kinh tế buộc phải dừng tăng trưởng Khi đó, con người phải gánh chịu những hậu quả nặng nề do chính họ gây ra bởi con người không thể sống thiếu môi trường tự nhiên Ngược lại, việc tăng trưởng kinh tế gắn với bảo vệ môi trường sẽ không những nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người mà còn góp phần cải thiện môi trường Bởi khi kinh tế phát triển, nhà nước đầu tư ngân sách cho các dự án bảo

vệ môi trường, nguồn tài nguyên bị khai thác được dần thay thế bởi các nguồn tài nguyên nhân tạo; môi trường sẽ tiếp tục sinh tồn và phát triển, đóng góp cho việc tăng trưởng kinh tế của nhân loại

4 Môi trường sinh thái ở Việt nam với các chính sách tăng trưởng kinh tế

4.1 Khái quát về nền kinh tế Việt Nam trong những thập kỷ gần đây

Thực hiện nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Việt Nam bước vào công cuộc đổi mới toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội kể từ năm 1986 như: đổi mới tư duy, hệ thống kinh tế, chính sách, thể chế quản lí hành chính Những chủ trương, đường lối cải cách kinh tế đã mang lại cho Việt Nam những thành quả rất đáng phấn khởi, hình thành một nền kinh tế năng động, xã hội văn minh, công bằng và dân chủ Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần mang lại hiệu quả trong việc huy động các nguồn lực xã hội Môi trường đầu tư thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, tạo ra nguồn thu ngoại tệ lớn Kinh tế vĩ mô cả nước cơ bản duy trì ổn định

Việc trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới ( WTO) đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu, rộng hơn vào kinh tế thế giới, đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước Tốc độ tăng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w