1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) nghiên cứuphương pháp tính giá thành và chiphí sản phẩm theo đơn đặt hàng

35 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Phương Pháp Tính Giá Thành Và Chi Phí Sản Phẩm Theo Đơn Đặt Hàng
Tác giả Lại Trúc Phương, Cao Xuân Thương, Trần An Ngân, Tăng Quỳnh Thị, Bùi Quân Hoàng, Bùi Danh Đạt, Nguyễn Đình Tuấn
Người hướng dẫn Ths. Lê Thị Hiên
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Kế Toán – Kiểm Toán
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 4,8 MB

Nội dung

Một trong hai phương pháp xác định chi phí, giá thành theo phương pháp truyềnthống được sử dụng rộng rãi là theo đơn đặt hàng hay còn gọi là phương pháp xác định chiphí theo cơng việcTro

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN -*** -

Người hướng dẫn: Ths Lê Thị Hiên

Hà Nôi, tháng 11 năm 2022

DANH SÁCH THÀNH VIÊN

Trang 2

1 2111810043 Lại PhươngTrúc

- Viết lời mở đầu và Kết luận

- Làm dòng chi phí trong kế toán chiphí theo công việc

- Làm bản word tiểu luận, ghép các file

Trưởngnhóm

2 2111810040 Cao Xuân

Thương

- Làm phần tập hợp chi phí nguyên vậtliệu trực tiếp

- Làm dòng chi phí trong kế toán chi phítheo công việc

- Làm danh mục tài liệu tham khảo

- Làm case study

6 2111810603 Bùi Danh Đạt

- Làm phần tập hợp chi phí sản xuấtchung

- Làm case study

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH THEO ĐƠN ĐẶT HÀNG 4

1.1 Đối tượng sử dụng và điều kiện áp dụng 4

1.2 Đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành 4

1.3 Kỳ tính 4

1.4 Cách tính 5

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG HỆ THỐNG KẾ TOÁN CHI PHÍ THEO ĐƠN ĐẶT HÀNG 6

2.1 Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (NVLTT) 6

2.1.1 Phiếu yêu cầu nguyên vật liệu 6

2.1.2 Phiếu xuất kho nguyên vật liệu 6

2.1.3 Bảng tính chi phí theo công việc (Job sheet) 7

2.2 Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp (NCTT) 8

2.2.1 Bảng chấm công 8

2.2.2 Bảng tính chi phí theo công việc 8

2.3 Tập hợp chi phí sản xuất chung 9

2.3.1 Xác định hệ số phân bổ chi phí sản xuất chung 9

2.3.2 Sự cần thiết của hệ số phân bổ chi phí sản xuất chung ước tính 11

2.3.3 Phương pháp tính hệ số phân bổ ước tính theo công suất thực 12

2.3.4 Những vấn đề của phân bổ chi phí sản xuất chung 13

2.4 Dòng chi phí trong kế toán chi phí theo đơn đặt hàng 15

2.4.1 Luân chuyển chứng từ kế toán 15

2.5 Ưu, nhược điểm của phương pháp tính chi phí, giá thành theo đơn đặt hàng 23

PHẦN 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN 24

3.1 Đặt ra vấn đề 24

3.2 Giải quyết vấn đề 25

Kết luận 29

Trang 1

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Kinh tế thế giới phát triển với trình độ ngày càng cao thì nền kinh tế Việt Nam cũngđang dần phát triển theo xu hướng hội nhập Doanh nghiệp Việt ngày càng đa dạng, phongphú về các mảng kinh doanh và hoạt động sôi động, đòi hỏi luật pháp và các biện pháp kinh

tế của nhà nước phải đổi mới để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế Trong xu hướng đó, kếtoán cũng không ngừng phát triển và hoàn thiện về nội dung, phương pháp, hình thức tổchức để đáp ứng nhu cầu quản lý ngày càng cao của nền sản xuất

Trong các doanh nghiệp, việc tổ chức quản lý và kế toán chi phí bao gồm các khâu từtập hợp các chi phí phát sinh, phân bổ chi phí và xác định giá thành cho các sản phẩm dịch

vụ Để có thể đo lường, cung cấp thông tin về chi phí và giá thành của doanh nghiệp, có rấtnhiều hệ thống kế toán chi phí ra đời Các hệ thống kế toán sẽ giúp doanh nghiệp xác địnhchi phí trên một đơn vị sản phẩm, xác định giá bán và giám sát được hiệu quả hoạt động.Tùy vào đặc điểm sản xuất kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp sẽ lựa chọn phương pháp kếtoán truyền thống hay phương pháp kế toán hiện đại cho phù hợp

Hiểu được những điều đó, nhóm chúng em đã chọn đề tài: “NGHIÊN CỨU PHƯƠNGPHÁP XÁC ĐỊNH CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH THEO ĐƠN ĐẶT HÀNG”

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Bài tiểu luận hướng tới các mục tiêu nghiên cứu về đối tượng sử dụng, sơ đồ dòng chiphí kế toán chi phí theo đơn đặt hàng và từ đó áp dụng vào thực tiễn

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: phương pháp xác định giá thành theo đơn đặt hàng

Phạm vi nghiên cứu: Đối tượng sử dụng và sơ đồ dòng chi phí của phương pháp xác định giáthành theo đơn đặt hàng

4 Phương pháp nghiên cứu

Bài tiểu luận dựa vào những đánh giá, nhận xét của các đại diện doanh nghiệp cũngnhư tình hình thực tế các doanh nghiê zp đã áp dụng phương pháp xác định giá thành theo đơnđặt hàng

Trên cơ sở đó, bài tập lớn kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phươngpháp tổng tích hợp, đối chiếu, so sánh, thống kê, khái quát hóa và tham khảo một số nguồntài liệu quan trọng của các nghiên cứu đã được thực hiện trước (luận văn, các bài báo, tạp

Trang 5

chí,…) nhằm mục đích đảm bảo thông tin được xác đáng nhất cũng như đa dạng nhất để giảiquyết nội dung khoa học của đề tài.

5 Bố cục của bài tập lớn

Bố cục bài viết chia thành 03 chương:

Chương 1: Tổng quan phương pháp xác định giá thành và chi phí theo đơn đặt hàng Chương 2: Nội dung hệ thống kế toán chi phí và giá thành theo đơn đặt hàng

Chương 3: Ưu điểm và nhược điểm của hệ thống kế toán chi phí và giá thành theo đơn đặt hàng

Lần đầu được tiếp cận và nghiên cứu môn Kế toán quản trị, nhóm chúng em khôngtránh khỏi những thiếu sót trong việc triển khai đề tài cũng như kiến thức chuyên môn nênbài viết còn nhiều hạn chế Kính mong nhận được sự góp ý và bổ sung từ cô để bài củachúng em được hoàn thiện hơn

Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô vì sự hướng dẫn nhiệt tình của thầytrong quá trình học đã giúp nhóm chúng em hoàn thành bài tập lớn!

Trang 3

Trang 6

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH

THEO ĐƠN ĐẶT HÀNG

Tùy vào từng đặc điểm sản xuất kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp lại lựa chọn chomình cách xác định chi phí, giá thành theo phương pháp truyền thống hay hiện đại để phùhợp và đem lại hiệu quả cao nhất cho công tác quản lý Tuy nhiên hiện nay các doanh nghiệplại thường sử dụng song song cả 2 phương pháp xác định chi phí: phương pháp truyền thống

để phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính, còn phương pháp hiện đại để phục vụ cho việcquản trị Một trong hai phương pháp xác định chi phí, giá thành theo phương pháp truyềnthống được sử dụng rộng rãi là theo đơn đặt hàng (hay còn gọi là phương pháp xác định chiphí theo công việc)

Trong hệ thống hạch toán chi phí theo đơn đặt hàng, chi phí được tính, phân bổ chođơn hàng và sau đó chi phí của đơn hàng được chia cho số lượng sản phẩm trong đơn hàng

để tính chi phí trung bình trên mỗi đơn vị sản phẩm Chi phí trung bình trên mỗi đơn vị sảnphẩm được gọi là đơn vị giá thành sản phẩm

1.1 Đối tượng sử dụng và điều kiện áp dụng

Tính chi phí và giá thành theo đơn đặt hàng được sử dụng trong trường hợp doanh nghiệpsản xuất các mặt hàng theo các đơn đặt hàng rất khác nhau của khách hàng, mỗi sản phẩm cótính năng riêng biệt và duy nhất được sản xuất ra trong mỗi kì Để áp dụng phương pháp này

thì sản phẩm thường có những đặc điểm sau:

- Sản phẩm thường mang tính chất đơn chiếc, do sản xuất theo đơn đặt hàng của khách, vídụ: bưu thiếp, bìa sách, công trình xây dựng…

- Sản phẩm thường có giá trị cao, ví dụ: kim loại quý, đá quý, máy bay, tàu biển…

- Giá bán sản phẩm được xác định trước khi sản xuất theo hợp đồng đã ký kết.

- Sản phẩm thường có kích thước lớn, gắn liền với các yêu cầu kỹ thuật, tính thẩm mỹthường thông qua bản thiết kế kỹ thuật, dự toán chi phí, ví dụ: Công trình xây dựng, đồ

gỗ làm theo đơn đặt hàng của khách…

Ngoài ra, phương pháp theo đơn đặt hàng cũng được sử dụng rộng rãi trong các ngành dịch

vụ Ví dụ, bệnh viện, công ty luật, hãng phim, công ty kế toán

1.2 Đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành

Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là từng đơn đặt hàng Đối tượng tính giá thànhcũng là từng đơn đặt hàng đã hoàn thành Đặc điểm của phương pháp này là tính chi phí, giáthành theo từng đơn đặt hàng, nên việc tổ chức kế toán chi phí yêu cầu một sự chi tiết, tỉ mỉtrong từng đơn hàng

Trang 8

1.3 Kỳ tính

Đặc biệt, kì tính chi phí, giá thành theo phương pháp này sẽ không trùng với kỳ báo cáo màphù hợp với chu kì sản xuất hay cung cấp dịch vụ tức là kỳ tính sẽ được bắt đầu từ thời điểmtiếp nhận đơn hàng cho đến khi hoàn thành đơn đặt hàng Ví dụ để đóng xong 1 chiếc tàubiển, thời gian có thể là một vài năm Đến cuối tháng đơn hàng chưa hoàn thành kế toán chỉcần tập hợp chi phí phát sinh để chuyển sang kì tiếp theo (chi phí dở dang)

1.4 Cách tính

Mỗi đơn đặt hàng sẽ được kế toán mở cho một phiếu tính giá thành Chi phí phát sinh chỉliên quan đến 1 đơn đặt hàng thì tập hợp trực tiếp cho đơn đặt hàng đó Nếu chi phí liên quanđến nhiều đơn đặt hàng thì được tập hợp rồi phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiêu chuẩnthích hợp Quy trình kế toán tính giá thành theo đơn đặt hàng có thể được khái quát theo cácbước sau đây:

Bai tap chuong 2 chi phi gia thanh

Kế toánquản trị 100% (1)

Kế toán quản

4

KTQT - T - kế toán quản trị một chút b…

Kế toán quản

4

KtqtthầyDuy FTU-KTQT-THẦY DUY

-Kế toán quản

57

Xây dựng Định mức chi phí

Kế toán quản

5

Trang 9

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG HỆ THỐNG KẾ TOÁN CHI PHÍ THEO ĐƠN ĐẶT HÀNG

2.1 Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (NVLTT)

2.1.1 Phiếu yêu cầu nguyên vật liệu

Sau khi đạt được thoả thuận với khách hàng về số lượng, giá cả và ngày giao hàng chođơn đặt hàng, công ty sẽ lập một lệnh sản xuất Bộ phận sản xuất sau đó sẽ lập một “phiếuyêu cầu nguyên vật liệu” tương tự mẫu sau:

Khi bắt đầu quy trình sản xuất, “Phiếu yêu cầu nguyên vật liệu” (bill of materials) sẽđược sử dụng cho từng sản phẩm/công việc riêng biệt Phiếu yêu cầu nguyên vật liệu là mộtloại chứng từ trong đó ghi tên và số lượng của từng khoản mục nguyên vật liệu cần thiết phải

sử dụng để sản xuất cho sản phẩm/công việc đó Trong trường hợp không lập được danhsách vật liệu, nhân viên phòng sản xuất sẽ xác định số nguyên vật liệu cần thiết cho sản xuấtdựa vào bản kế hoạch do khách hàng đề xuất

2.1.2 Phiếu xuất kho nguyên vật liệu

Phiếu xuất kho nguyên vật liệu là một nguồn tài liệu chi tiết chỉ rõ tên cũng như sốlượng của những nguyên vật liệu được xuất ra khỏi kho, cũng như chỉ rõ mục đích của sốNVL đó dùng cho đơn hàng/công việc nào Lập phiếu xuất kho là một khâu quan trọng trongquá trình xử lý hàng hóa, vật tư, công cụ, vật dụng,… xuất kho Phiếu xuất kho là căn cứ để

có thể hạch toán được chi phí sản xuất hay tính giá thành sản phẩm, dịch vụ Các mẫu phiếuxuất kho thường được doanh nghiệp sử dụng để theo dõi và quản lý biến động hàng hóatrong kho, từ đó điều chỉnh và kiểm soát một cách hợp lý Phiếu xuất kho cũng được xem làcăn cứ để đánh giá tình hình kinh doanh, mua bán hay trao đổi hàng hóa của các đơn vị Việclập mẫu Phiếu xuất kho rất cần được đảm bảo tính hợp lệ, chính xác cũng như tại thuận lợitối đa để bộ phận kế toán đối chiếu các loại chứng từ Phiếu xuất kho sẽ do bộ phận sản xuấtlập và sẽ được chuyển cho cán bộ quản lý kho (thủ kho) để thực hiện xuất số lượng NVLtheo yêu cầu khi trên phiếu xuất kho có chữ ký của người có thẩm quyền (trưởng bộ phậnyêu cầu) Sau đây là một ví dụ về phiếu yêu cầu NVL/phiếu xuất kho:

Trang 10

Phiếu xuất kho trên chỉ ra rằng bộ phận A của công ty cần 2 đơn vị M46 và 4 đơn vị G7

để thực hiện công việc 2B47 Chi phí này sẽ được tổng hợp vào bảng chi phí theo công việc

để tổng hợp nên chi phí của công việc

2.1.3 Bảng tính chi phí theo công việc (Job sheet)

Bảng tính chi phí theo công việc là một bảng tính được lập riêng theo từng đơnhàng/công việc nhằm ghi nhận chi phí NVL, nhân công và chi phí sản xuất chung được tínhcho đơn hàng/công việc đó Tất cả các chi phí sản xuất được tập hợp vào bảng tính chi phítheo công việc là một chứng từ chi tiết dùng để tổng hợp các chi phí sản xuất phát sinh khiđơn đặt hàng được thực hiện Bảng tính chi phí theo công việc sẽ được lưu tại phân xưởngsản xuất trong quá trình sản xuất, từ đó là căn cứ để tính tổng giá thành sản phẩm, dịch vụhoàn thành trong kỳ Dưới đây là ví dụ về bảng tính chi phí theo công việc:

Trang 11

2.2 Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp (NCTT)

2.2.1 Bảng chấm công

Chi phí nhân công trực tiếp được xác định dựa trên cơ sở chứng từ là bảng chấm côngcủa công nhân Một Bảng chấm công hoàn thiện sẽ tổng hợp số giờ của người lao động thamgia vào một công việc/đơn hàng cụ thể Đây không chỉ là một trong những căn cứ xác địnhgiá thành sản phẩm mà thông qua đó, doanh còn có thể căn cứ để tính lương cho cán bộ côngnhân viên, cùng từ kết quả thống kê trong biểu mẫu chấm công này mà doanh nghiệp có thểnhìn nhận và đánh giá sự chăm chỉ và hiệu quả công việc của công nhân, kiểm soát và duy trì

2.2.2 Bảng tính chi phí theo công việc

Cuối mỗi ngày làm việc, bộ phận kế toán sẽ tổng hợp các số liệu (về số giờ làm việc,thành tiền) từ bảng chấm công đó vào mục “Chi phí nhân công trực tiếp” trong bảng tính chiphí theo công việc

Trang 12

Hình trên cho thấy chi phí lao động trực tiếp liên quan đến đơn hàng 2B47 của côngnhân mã số 843 trong ngày làm việc là 450 nghìn đồng Số tiền này được ghi nhận vào bảng

để làm căn cứ tính giá thành sản phẩm sau này Ngoài ra thẻ chấm công cũng cho biết chi phílao động gián tiếp liên quan đến việc bản dưỡng là 90 nghìn đồng, đây được xếp vào chi phíSXC và không được ghi nhận trên Bảng tính chi phí theo công việc

Ngày nay nhờ có sự phát triển của khoa học kỹ thuật, Các công ty hiện nay đã dựa vào

hệ thống máy tính để làm việc chứ không còn ghi chép thủ công đơn thuần nữa Do vậy việctập hợp chi phí nhân công trực tiếp tại các doanh nghiệp diễn ra dễ dàng, kịp thời, giảm thiểuđược những công việc vất vả của kế toán thủ công trước kia và tăng độ chính xác lên đángkể

Theo đó, mỗi nhân viên mỗi công việc sẽ có một mã riêng biệt Và mỗi mã có ba nhiệm

vụ chính: thứ nhất là nhằm mục đích tính thời gian làm việc, thứ hai để nhận dạng nhân viên,phần thứ ba để xác định công việc họ sẽ làm Khi công nhân bắt đầu làm việc cho một côngviệc nào đó, họ sẽ sử dụng thẻ của mình quẹt qua hệ thống được lắp đặt ở các phân xưởng.Khi nhiệm vụ hoàn thành, nhân viên lại quét mã một lần nữa để xác định công việc đã hoànthành hoặc đã đến giờ nghỉ Khi đó, tất cả dữ liệu sẽ được truyền đến máy chủ và tự động tậphợp các dữ liệu thích hợp và lập ra phiếu theo dõi lao động (hay bảng chấm công), tự độngnhập vào bảng tính chi phí theo công việc

2.3 Tập hợp chi phí sản xuất chung

2.3.1 Xác định hệ số phân bổ chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung, giống như chi phí NVL trực tiếp hay chi phí NCTT, cũng phải đượctập hợp vào bảng tính chi phí theo công việc do nó cũng là một bộ phận của chi phí sảnphẩm Tuy nhiên việc tập hợp chi phí sản xuất chung cho từng công việc sẽ là một nhiệm vụkhó khăn, do những nguyên nhân sau:

Trang 13

- Thứ nhất, chi phí sản xuất chung là chi phí gián tiếp, tức là liên quan đến nhiều đơn hàngcông việc Điều đó đồng nghĩa với việc xác định bao nhiêu chi phí sản xuất chung cho từngđơn hàng/công việc sẽ khó khăn hơn.

- Thứ hai, chi phí sản xuất chung bao gồm rất nhiều các khoản mục chi phí khác nhau, từ chiphí bôi trơn dầu mỡ cho đến chi phí lương hàng tháng cho quản lý sản xuất nên rất phứctạp để tập hợp đầy đủ

- Thứ ba, ngay cả khi sản phẩm đầu ra có thể biến động theo mùa vụ hay các yếu tố khác thìchi phí sản xuất chung có xu hướng không thay đổi do một phần lớn trong chi phí sản xuấtchung là chi phí cố định

Qua những phân tích trên, có thể thấy rằng để tính chi phí sản xuất chung cho từng đơnhàng/công việc thì kế toán phải thực hiện phương pháp phân bổ Để có thể thực hiện đượcphương pháp này, cần thiết phải lựa chọn tiêu thức phân bổ cho chi phí sản xuất chung ở cảdoanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hay dịch vụ Tiêu thức phân bổ (allocationbase) là một thước đo như: giờ lao động trực tiếp hay giờ máy chạy được sử dụng đểphân bổchi phí sản xuất chung cho các sản phẩm và dịch vụ Tiêu thức phân bổ được sử dụng rộngrãi nhất là giờ lao động trực tiếp hoặc giờ máy chạy hay thậm chí là số lượng sản phẩm sảnxuất ra (chỉ áp dụng trong trường hợp công ty sản xuất ra một sản phẩm duy nhất).Tuy nhiên, cơ cấu chi phí ở một số lĩnh vực đã có sự thay đổi lớn Trước kia, chi phí nhâncông trực tiếp thường chiếm khoảng 60% chi phí sản phẩm, trong khi đó chi phí SXC chỉchiếm một phần nhỏ của phần còn lại Tình hình trên đã thay đổi vì hai lý do: thứ nhất, sựphức tạp và tự động hóa của các máy móc thiết bị đã thay thế phần lớn công việc của ngườilao động trực tiếp; thứ hai, các sản phẩm ngày càng trở nên phức tạp và thay đổi một cáchthường xuyên, dẫn đến nhu cầu về những công nhân gián tiếp có trình độ chuyên môn cao.Những nguyên nhân đó đã dẫn đến tỷ trọng chi phí nhân công trực tiếp ngày càng giảm và tỷtrọng chi phí SXC ngày càng cao Vì vậy, hiện nay các công ty đã chuyển dần sang sử dụnggiờ máy chạy làm tiêu thức phân bổ cho chi phí sản xuất chung

Tiêu thức phân bổ được sử dụng để tính “hệ số phân bổ chi phí sản xuất chung ước tính(predetermined overhead rate) theo công thức dưới đây:

Hệ số phân bổ chi phí SXC ước tính =

Chi phí sản xuất chung ước tính

Tổng số tiêu thức ước tính

Hệ số phân bổ chi phí sản xuất chung ước tính được tính toán dựa trên cơ sở ước tính (haichỉ tiêu dùng để tính hệ số phân bổ đều là chỉ tiêu ước tính) Lý do vì hệ số phân bổ chi phíđiện nước chung ước tính sẽ được xác định trước khi bắt đầu một kỳ kế toán và sẽ được áp

Trang 14

dụng trong suốt một kỳ đó quá trình tính chi phí sản xuất chung cho từng đơn hàng hay côngviệc được gọi là phân bổ chi phí sản xuất chung công thức tính lượng chi phí sản xuất chungđược phân bổ cho một đơn hàng hay công việc cụ thể là:

Chi phí SXC = Hệ số phân bổ chi phí x Số tiêu thức phân bổ được phân bổ SXC ước tính thực tế phát sinh

Như vậy, có thể thấy yêu cầu đầu tiên đối với việc chọn các tiêu thức phân bổ chi phí sảnxuất chung đó là chúng phải có mối quan hệ nhân quả với chi phí sản xuất chung Nếu mộttiêu thức được chọn để tính hệ số phân bổ chi phí sản xuất chung mà không phải là nguyênnhân hay kích tố chi phí đối với chi phí sản xuất chung thì chi phí sản xuất chung được phân

bổ sẽ không còn chính xác nữa Ngoài ra tiêu thức phân bổ còn phải đảm bảo tính hợp lý và

dễ dàng (thỏa mãn nguyên tắc cơ bản chi phí bỏ ra không được lớn hơn lợi ích thu được)

2.3.2 Sự cần thiết của hệ số phân bổ chi phí sản xuất chung ước tính

Thay vì sử dụng hệ số phân bổ chi phí sản xuất chung ước tính, công ty có thể đợi đến cuối

kỳ kế toán và tính ra hệ số phân bổ chi phí sản xuất chung thực tế dựa trên tổng chi phí sảnxuất chung và tổng đơn vị được sử dụng là tiêu thức phân bổ thực tế phát sinh trong kỳ Tuynhiên, các nhà quản lý đưa ra nhiều lý do cho việc sử dụng hệ số phân bổ ước tính thay vì sửdụng hệ số phân bố thực tế như sau:

- Thứ nhất, các nhà quản lý muốn biết giá trị của các đơn hàng/công việc trước khi kết thúc

kỳ kế toán Giả sử rằng, một công ty chờ cho đến khi kết thúc niên độ kế toán mới tính chiphí sản xuất chung cho các đơn hàng/công việc Như vậy, cho đến khi kết thúc năm tài chính

sẽ không có cách nào để các nhà quản lý biết được giá vốn hàng bán cho đơn hàng công việcđó; trong khi đơn hàng có thể đã được hoàn thành và gửi cho khách hàng trong năm Vấn đềnày có thể được giải quyết bằng cách tính toán chi phí sản xuất chung thực tế một cáchthường xuyên, nhưng điều này dẫn đến một vấn đề khác sẽ được đề cập ở lý do thứ hai dướiđây

- Thứ hai, nếu hệ số phân bổ chi phí sản xuất chung được tính một cách thường xuyên, yếu

tố mùa vụ trong chi phí sản xuất chung hay trong tiêu thức phân bổ chi phí có thể tạo ra sựdao động lớn trong hệ số phân bổ chi phí sản xuất chung Ví dụ, chi phí sản xuất điều hòa sẽtăng lên trong những tháng đông và tháng hè và giảm thấp nhất vào mùa xuân và thu Nếumột hệ số phân bổ chi phí sản xuất chung được tính cho mỗi tháng hoặc mỗi quý, hệ số này

sẽ có xu hướng tăng vào mùa đông và mùa hè và giảm xuống vào mùa xuân và mùa thu Haiđơn đặt hàng, một hoàn thành vào mùa đông, và một hoàn thành vào mùa xuân, sẽ đượcphân bổ những chi phí khác nhau nếu tính chi phí sản xuất chung được tính theo từng thánghoặc quý Các nhà quản lý nhìn chung sẽ cảm thấy rằng sự dao động trong hệ số phân bố chiphí sản xuất chung và chi phí sẽ không có giá trị hữu ích và bị hiểu nhầm

Trang 15

- Thứ ba, việc sử dụng hệ số chi phí sản xuất chung ước tính tạo sự dễ dàng trong việc ghichép kế toán Để xác định chi phí sản xuất chung cho từng đơn hàng/công việc; nhân viên kếtoán đơn giản chỉ cần nhân số giờ lao động trực tiếp cho công việc với hệ số phân bố đó.

2.3.3 Phương pháp tính hệ số phân bổ ước tính theo công suất thực

Như phía trên đã trình bày bài phương pháp chi phí đầy đủ mà chúng ta sử dụng cho mụcđích là báo cáo ra bên ngoài Dưới đây là phương pháp thường được sử dụng cho mục đíchquản trị nội bộ, trong đó mẫu số để tính tỷ lệ phân bổ chi phí sản xuất chung là tổng số lượngước tính của cơ sở phân bổ theo công suất

Theo cách truyền thống:

Hệ số phân bổ chi phí SXC ước tính =

Chi phí sản xuất chung ước tính

Công suất ước tính

Theo cách công suất mới:

Hệ số phân bổ chi phí SXC ước tính =

Chi phí sản xuất chung ước tính

Công suất tối đa

Trong khi phương pháp hạch toán chi phí đầy đủ thường được sử dụng cho các mục đích báocáo ra bên ngoài, nó có hai hạn chế quan trọng theo quan điểm kế toán quản trị Thứ nhất,nếu tỷ lệ phân bổ chi phí chung định trước dựa trên hoạt động dự toán Chi phí sản xuấtchung phân lớn là chi phí cố định thì chi phí đơn vị sản phẩm sẽ biến động phụ thuộc vàomột hoạt động dự kiến trong kỳ Từ đó là chi phí đơn vị sản phẩm tăng hoặc giảm khôngđúng làm nhà quản trị có thể tăng giảm giá bán sai thời điểm - làm giảm nhu cầu tiêu dùngsản phẩm đó

Thứ hai, Phương pháp chi phí đầy đủ là nó tính cho sản phẩm các nguồn lực mà sản phẩm đókhông sử dụng khi chi phí cố định theo công suất được chia cho hoạt động ước tính các sảnphẩm được sản xuất ra phải gánh chịu cả chi phí của công suất chưa sử dụng nếu công suấtgiảm sản lượng sản phẩm của công ty phải chịu ngày càng nhiều chi phí của công suất chưa

sử dụng này và chi phí sản phẩm lớn hơn và vượt qua chi phí sản xuất thực tế

Trang 16

Bất cứ khi nào một công ty hoạt động ở mức thấp hơn công suất và phân bổ chi phí sản xuấtchung cố định bằng cách sử dụng mẫu số là công suất công ty cần phải báo cáo chi phí côngsuất chưa sử dụng được tính như sau:

Chi phí công Số lượng cơ sở Số lượng cơ Tỷ lệ phân bổ suất chưa = ( phân bổ theo - sở phân bổ ) x chi phí chung

sử dụng công suất thực tế định trước

Bằng cách trình bày riêng biệt chi phí công suất chưa sử dụng trên Báo cáo thu nhập thay vìchôn vùi nó trong giá vốn hàng bán nhu cầu quản trị công suất hiệu quả được nhấn mạnh chocác nhà quản trị của công ty nói chung các nhà quản trị của công ty phải phản ứng với chiphí công suất chưa sử dụng lớn bằng cách tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới để sử dụng hếtcông suất hoặc Cắt giảm chi phí và thu hoạch số lượng công suất sẵn có

2.3.4 Những vấn đề của phân bổ chi phí sản xuất chung

Phần này cần phải xem xét lại vấn để có liên quan đến việc phân bố ở trên, đầu tiên là chi phísản xuất chung được phân bổ quá hoặc phân bổ thiếu; tiếp theo là sẽ xử lý số dư của tàikhoản chi phí sản xuất chung tại thời điểm cuối kỳ

- Tính toán chi phí sản xuất chung được phân bổ quá hoặc phân bổ thiếu

Tỷ lệ phân bổ chi phí sản xuất chung định trước đã được xác định trước khi bắt đầu niên độ

kế toán và dựa trên toàn bộ những dữ liệu ước tính, nên chi phí - xuất chung được phân bổvào chi phí sản xuất dở dang sẽ khác tương đối so với tổng chi phí sản xuất chung thực tế.Như đối với Công ty Ruger, tỷ lệ phân bố chi phí sản xuất chung định trước là $6/giờ được

sử dụng để tính cho $90.000 chi phí sản xuất dở dang, trong khi đó chi phí sản xuất chungthực tế trong tháng 4 được tính là $95.000 Chênh lệch giữa chi phí sản xuất chung đượcphân bổ cho chi phí sản xuất dở dang và tổng chi phí sản xuất chung thực tế được gọi là phân

bố thiếu (nếu chi phí phân bổ thấp hơn chi phí thực tế) hoặc phân bổ quá (nếu chi phí phân

bổ cao hơn chi phí thực tế) Đối với Công ty Ruger, chi phí sản xuất chung được phân bổthiếu do chi phí đã phân bố là $90.000, ít hơn $5.000 so với chi phí thực tế ($95.000) Trongtrường hợp ngược lại, $95.000 là chi phí sản xuất chung phân bố cho chi phí sản xuất dởdang trong khi chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh chỉ là $90.000 thì được coi là phân

bổ trên (cao hơn thực tế)

Vấn đề cơ bản là phương pháp phân bổ chi phí sản xuất chung cho đơn hàng bằng cách sửdụng tỷ lệ phân bổ chi phí sản xuất chung định trước dựa trên giả định rằng chi phí sản xuấtchung thực tế sẽ tỷ lệ với số lượng cơ sở phân bố thực tế Ví dụ nếu tỷ lệ phân bổ chi phí sảnxuất chung định trước là $6/giờ máy thì chi phí sản xuất chung thực tế sẽ được giả định làvào khoảng $6 cho mỗi giờ máy thực tế sử dụng: Có ít nhất 2 lý do cho thấy điều này chưachắc đã đúng Thứ nhất, phần lớn chi phí sản xuất chung bao gồm chi phí cố định không đốikhi thời gian sử dụng máy tăng hay giảm Thứ hai, các khoản mục chi phí sản xuất chung là

Trang 17

có thể hoặc không chế kiểm soát được Nếu một cá nhân chịu trách nhiệm kiểm soát tốt chiphí sản xuất chung của một đơn hàng, thì chi phí có thể sẽ thấp hơn dự đoán đầu kỳ Còn nếu

họ kiểm soát không tốt thì chi phí này sẽ bị đẩy lên cao hơn dự đoán

Chúng ta biết tài khoản chi phí sản xuất chung giống như tất cả các tài khoản doanh thu chiphí khác đều là các tài khoản không có số dư, sau khi phân bổ chi phí sản xuất chung thì tàikhoản này có thể vẫn còn số dư cụ thể như ở ví dụ trên tài khoản chi phí sản xuất chung sẽvẫn còn còn số dư là $5.000 số dư này sẽ ở bên nợ trong trường hợp chi phí sản xuất chung

đã phân bổ thiếu và số dư này ở bên có nếu chi phí này được phân bổ thừa

- Phương pháp giải quyết:

Một khi chúng ta đã xác định được chi phí sản xuất chung được phân bổ thiếu hoặc phân bổquá số tiền tương ứng còn lại trong tài khoản chi phí sản xuất chung cuối kỳ được xử lý theomột trong hai cách:

Giả sử khi bị phân bổ thiếu chúng ta sẽ hạch toán thêm vào tài khoản giá vốn hàng bán

- Nợ Tài khoản giá vốn hàng bán ………

Có Tài khoản chi phí sản xuất chung…………

Trong trường hợp ngược lại khi phân bổ thừa thì chúng ta hạch toán thiếu đi tài khoản giávốn hàng bán

- Nợ Tài khoản chi phí sản xuất chung …………

Có Tài khoản giá vốn hàng bán………

Hãy nhớ rằng giá vốn hàng bán chưa điều chỉnh dựa trên chi phí sản xuất chung phân bổ chocác đơn hàng chứ không phải chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh Vì vậy khi chi phí sảnxuất chung được phân bổ thiếu đồng nghĩa với hai việc không đủ chi phí sản xuất chungđược phân bổ cho các đơn hàng và giá vốn hàng bán được ghi nhận thiếu việc bổ sung chiphí sản xuất được phân bổ thiếu vào giá vốn hàng bán đã sửa chữa lỗi này

Hạch toán theo tỷ lệ vào tài khoản Chi phí sản xuất dở dang, tài khoản Thành phẩm và Giávốn hàng bán

Việc hạch toán theo tỷ lệ Chi phí sản xuất chung phân bổ thiếu hoặc phân bổ quả vào các tàikhoản chi phí sản xuất dở dang thành phẩm và giá vốn hàng bán chính xác hơn nhiều so với

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w