YẾU T V Ố ĂN HÓA TRONG ĐÀM PHÁN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ MÔ HÌNH C A HOFSTEDE V CULTURE ỦỀ
Yếu t ố văn hóa trong đàm phán thương mại quốc tế
Văn hóa là tất cả những giá trị vật thể do con người sáng tạo ra trên nền của thế giới tự nhiên Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người Văn hóa bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, và như vậy, văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện,
Theo UNESCO: ‘Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu những yếu tố xác định đặc tính riêng - của mỗi dân tộc” Định nghĩa này nhấn mạnh vào hoạt động sáng tạo của các cộng đồng người gắn liền với tiến trình phát triển mang tính lịch sử của mỗi cộng đồng, có tính đặc thù của mỗi cộng đồng, bản sắc riêng của từng dân tộc
Theo Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” Định nghĩa của
Hồ Chí Minh giúp chúng ta hiểu văn hóa cụ thể và đầy đủ hơn Suy cho cùng, mọi hoạt động của con người trước hết đều “vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống”, những hoạt động sống đó trải qua thực tiễn và thời gian được lặp đi, lặp lại thành những thói quen, tập quán, chắt lọc thành những chuẩn mực, những giá trị vật chất và tinh thần được tích lũy, lưu truyền từ đời này qua đời khác thành kho tàng quý giá mang bản sắc riêng của mỗi cộng đồng, góp lại mà thành di sản văn hóa của toàn nhân loại.
1.1.2 Nh ng yữ ếu tố văn hoá ảnh hưởng đến đàm phán thương mại quốc tế
Ngôn ngữ là phương tiện được sử dụng để truyền thông tin và ý tưởng, giúp con người hình thành nên các nhận thức về thế giới và có tác dụng định hình đặc điểm văn hóa của con người Ngôn ngữ là yếu tố rất đặc trưng của văn hóa Đặc biệt trong đàm phán kinh doanh mang tính chất quốc tế giữa các doanh nghiệp, không thể không lưu ý đến vấn đề ngôn ngữ Đó có thể là một lợi thế hoặc cũng có thể là một khó khăn đối với các phái đoàn đàm phán Tất nhiên, những khó khăn hay thuận lợi sẽ phụ thuộc vào từng hoàn cảnh của cuộc đàm phán, điều này có thể dễ dàng nhận thấy trong các cuộc đàm phán thương mại của các tập đoàn đa quốc gia khi Tiếng Anh luôn được coi là một trong những yếu tố quan trọng giúp các bên tham gia dễ dàng trao đổi để tiến tới sự đồng thuận
Bản thân ngôn ngữ rất đa dạng, bao gồm ngôn ngữ có lời - thông điệp được chuyển giao bằng nội dung của từ ngữ, bằng cách diễn tả các thông tin đó như âm điệu, ngữ điệu… và ngôn ngữ không lời với các phương tiện không lời như cử chỉ, tư thế, ánh mắt, nét mặt… Tuy nhiên, một số dấu hiệu của ngôn ngữ cử chỉ lại bị giới hạn về mặt văn hóa Chẳng hạn trong khi phần lớn người Mỹ và Châu Âu khi giơ ngón cái lên hàm ý “mọi thứ đều ổn” thì ở Hy Lạp, dấu hiệu đó là ngụ ý khiêu dâm
Vì vậy, hiểu biết về ngôn ngữ cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng trong đàm phán thương mại quốc tế bởi ngoài ngôn ngữ có lời thông thường, những quốc gia khác nhau với nền văn hóa khác biệt sẽ có những nhận thức đa dạng về ý nghĩa của ngôn ngữ không lời mà chúng ta cần phải tìm hiểu để có được một cuộc đàm phán thành công
Tôn giáo là một hệ thống các tín ngưỡng và nghi thức liên quan đến lĩnh vực thần thánh, tâm linh con người Trên thế giới hiện nay tồn tại hàng nghìn tôn giáo khác nhau, có thể kể ra một số tôn giáo chủ yếu như Thiên chúa giáo, Phật giáo, Khổng giáo, Hồi giáo…
Tôn giáo có ảnh hưởng lớn đến mọi lĩnh vực của đời sống của con người như lối sống, niềm tin, giá trị và thái độ Tôn giáo cũng có ảnh hưởng quyết định đến hành vi và ứng xử của các nhà kinh doanh trong đàm phán
Một trong những ví dụ điển hình chính là các nước theo đạo Hồi, vai trò của người phụ nữ bị giới hạn trong gia đình nên chúng ta sẽ hiếm thấy hình ảnh người phụ nữ trong các cuộc đàm phán thương mại quốc tế Hay thói quen làm việc chăm chỉ của người Mỹ là được ảnh hưởng từ lời khuyên của đạo Tin lành
Phong tục tập quán là những nếp sống, thói quen, những lề thói được hình thành trong một xã hội trải qua một thời gian lâu dài, quy định hành vi, cách thức ứng xử của con người Mỗi dân tộc có những phong tục tập quán đặc trưng của riêng mình
Trong nhiều xã hội, nhiều tập tục đã được ban hành thành luật Do đó, tất cả các xã hội tiên tiến đều có luật chống lại các hành vi trộm cắp, loạn luân, và ăn thịt đồng loại Tuy nhiên, cũng có nhiều sự khác biệt giữa các nền văn hóa khác nhau Ví dụ như tại Mỹ, uống rượu được chấp nhận rộng rãi trong khi tại Ả Rập Xê út thì hành động này - là vi phạm các tập tục xã hội quan trọng và có thể bị phạt tù.
Cấu trúc xã hội cũng chính là một trong những nhân tố quy định văn hóa của một quốc gia và ảnh hưởng đến hành vi và lối suy nghĩ của con người Điều này cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định trong quá trình đàm phán thương mại quốc tế
Xã hội Mỹ coi trọng ưu thế cá nhân, thành tựu cá nhân, một mặt khuyến khích tinh thần sáng tạo của mỗi cá nhân và làm xã hội trở nên năng động hơn; mặt khác, chủ nghĩa cá nhân cũng làm suy yếu mối liên hệ giữa các cá nhân, có thể gây ảnh hưởng xấu đến ý thức trách nhiệm của từng cá nhân với tập thể nói riêng và xã hội nói chung.
Xã hội Nhật Bản: Coi trọng tập thể, hòa nhập với tập thể sẽ tạo ra sự tương trợ lẫn nhau, tạo ra động lực mạnh mẽ để các thành viên trong tập thể làm việc vì lợi ích chung, làm tăng cường tinh thần hợp tác giữa các thành viên, nâng cao ý thức trách nhiệm của từng cá nhân với xã hội Tuy nhiên, những xã hội coi trọng tập thể có thể bị coi là thiếu tính năng động và tinh thần kinh doanh cao.
Quan niệm về thời gian
ỨNG D NG MÔ HÌNH C A HOFSTEDE V CULTURAL Ụ Ủ Ề
Các y u t ế ố văn hóa ảnh hưởng đến phong cách đàm phán của ngườ i M ỹ
Coi trọng thời gian và nội dung làm việc
Người Mỹ luôn muốn biết trước nội dung trước cuộc họp , vai trò và quyền hạn , thậm chí là thân thế sự nghiệp của khách hàng Đối với các cuộc họp cấp cao với các quan chức lãnh đạo , họ thường yêu cầu gửi trước tiểu sử tóm tắt của trưởng đoàn Họ thường định trước thời lượng cho các cuộc gặp gỡ (các cuộc tiếp xã giao thường kéo dài 30 – 45 phút và hiếm khi quá 1 tiếng) và không ngại ngùng chủ động kết thúc khi hết giờ, nhất là khi họ có việc bận tiếp sau đó, hoặc thấy cuộc gặp không mang lại lợi ích gì Sự thẳng thắn dứt khoát trong nguyên tắc làm việc này dẫn đến sự kết thúc đột ngột khi hai bên chưa kịp đề cập tới vấn đề muốn nói
Không chỉ riêng nước Mỹ , các nước phát triển khác , việc coi trọng thời gian được đặt lên hàng đầu thể hiện sự chuyên nghiệp tối thiểu mà bạn cần có.Bạn hay trễ - giờ chứng tỏ bạn ít để tâm đến công việc, kỹ năng quản lý thời gian kém, không biết ưu tiên chuyện gấp, chuyện quan trọng với chuyện vặt Đối tác sẽ không nghe/tin lời giải thích của bạn.Tốt hơn hết, ngoài việc sắp xếp công việc cá nhân, bạn còn phải dự trù cả những tình huống phát sinh bên ngoài để đảm bảo mình chắc chắn đúng giờ.g Ngược lại, đến sớm có thể làm bên chủ bối rối do chưa sẵn sàng tiếp đón hoặc được hiểu là quá sốt ruột hoặc không có việc gì tốt hơn để làm Nói chung, nên đến vào đúng thời gian ghi trên giấy mời hoặc đã hẹn
Người Mỹ nói chung khi chúng ta gặp ngoài xã hội thường có xu hướng ăn mặc thoải mái, không quá câu nệ, cầu kỳ Tuy nhiên, trong môi trường làm việc - môi trường công sở, hội nghị, dự thảo, thì người Mỹ cũng sẽ ăn mặc chỉnh tề, lịch sự như ở các nước khác Ở nhiều doanh nghiệp làm về một số ngành cũng sẽ yêu cầu nhân viên phải mặc đồng phục của công ty nhưng hầu hết các công ty còn lại thì không yêu cầu mặc đồng phục mà chỉ cần mặc đồ lịch sự, không phản cảm (vest) Khách đến thăm và làm việc thường mặc com lê thẫm màu và cravat Mùa hè, mùa xuân, hoặc những dịp không trang trọng lắm có thể mặc com lê sáng màu Doanh nhân nữ cũng thường mặc com lê với màu sắc đa dạng hơn so với nam giới Mặc gọn gàng và chỉnh tề quan trọng hơn là kiểu cách
Người Mỹ quan tâm nhiều đến nội dung và hiệu quả công việc hơn là nghi lễ xã giao Họ quan tâm nhiều đến năng lực chuyên môn và khả năng quyết định vấn đề hơn là chức vụ hay tuổi tác của đối tác Họ có thể cử một chuyên viên kỹ thuật trẻ đến gặp một lãnh đạo cấp cao của bên đối tác không phải vì coi thường đối tác mà bởi vì chuyên viên kỹ thuật trẻ đó là người nắm vững nhất về vấn đề cần trao đổi Mặt khác, người
Mỹ có thể bực mình nếu bên đối tác được đại diện bởi một cấp thấp hơn, nhưng không phải vì lý do họ bị coi thường mà vì lý do đại diện bên đối tác không đủ thẩm quyền quyết định vấn đề mà hai bên đang quan tâm
Do chi phí lao động đắt, các công ty và công sở ở Hoa Kỳ hầu như không có người tiếp tân riêng như thường thấy ở các công sở và doanh nghiệp Việt Nam Khách (kể cả quan chức cao cấp) đến làm việc có thể được mời uống hoặc không Nếu có, cà phê, trà, nước lọc và nước giải khát thường được để sẵn ở một bàn nhỏ trong phòng tiếp khách để khách tự phục vụ Để tiết kiệm thời gian, ở Hoa Kỳ còn tổ chức kiểu vừa ăn sáng hoặc trưa vừa thảo luận công việc tại nhà hàng hoặc ngay tại công sở của họ
Danh thiếp không quan trọng đối với người Mỹ Người Mỹ trao danh thiếp cho nhau không trịnh trọng như người Châu á Người Mỹ thường chỉ nhìn lướt qua hoặc thậm chí không nhìn danh thiếp trước khi cất đi hoặc bỏ vào túi Thói quen này không có nghĩa là Người Mỹ không tôn trọng đối tác, bởi vì họ quan niệm tập trung vào người đang đối thoại với mình quan trọng và thể hiện tôn trọng hơn là nhìn vào danh thiếp Tuy nhiên, danh thiếp của đối tác vẫn được các nhà kinh doanh Mỹ lưu giữ để có địa chỉ liên hệ khi cần thiết, đặc biệt là đối với những người mà sau cuộc nói chuyện họ thấy cần phải giữ quan hệ
Tặng quà ở Hoa Kỳ không quan trọng như ở các nơi khác trên thế giới, và thậm chí còn có thể gây phiền toái Thà là không tặng quà còn hơn là tặng sai hoặc tặng không đúng người Luật pháp Hoa Kỳ thực tế cấm các quan chức chính phủ nhận quà trong quá trình thi hành công việc Những món quà có giá trị từ 50 USD trở nên đều phải nộp lại cho cơ quan Các doanh nghiệp cũng thường theo dõi chặt chẽ việc tặng quà Tặng quà không phải là một tập quán bình thường ở Hoa Kỳ, nên tặng quà cũng có thể gây bối rối cho người nhận do họ không chuẩn bị quà để tặng lại hoặc làm bối rối những người khác do họ không mang theo quà để tặng Đối với các cuộc tiếp các quan chức cấp cao nước ngoài, bên chủ thường hỏi trước xem bên khách có mang quà tặng hay không để họ chuẩn bị quà tặng đáp lễ
Tuy nhiên, người Mỹ có thể vui vẻ nhận lời mời đi uống với bạn tại một quán bar hoặc đi ăn tại một nhà hàng Bạn cũng có thể tặng vé hoặc mời họ đi xem biểu diễn văn nghệ hoặc một sự kiện thể thao, hoặc đi chơi gôn Những món quà mang tính kỷ niệm và liên quan đến công việc (ví dụ như bút, lịch, giấy ghi lời nhắn, và những thứ tương tự) cũng có thể được chấp nhận một cách vui vẻ Những món quà khiêm tốn đặc trưng cho nước bạn hoặc công ty bạn (ví dụ như hàng thủ công mỹ nghệ, sách giới thiệu về đất nước con người, hoặc vật kỷ niệm của công ty, và những thứ tương tự) cũng có thể dùng làm quà tặng sau khi kết thúc công việc
Phong cách giao tiếp thẳng thắn , không câu lệ
Cũng vì muốn tiết kiệm thời gian, nên các cuộc gặp làm việc với người Mỹ thường là ngắn, tập trung và đi thẳng vào vấn đề Đối với một số nền văn hóa vừa gặp nhau đã bàn ngay đến chuyện làm ăn thì có thể bị coi là mất lịch sự, trong khi đó người
Mỹ lại thích nói chuyện làm ăn trước, sau đó mới nói đến chuyện cá nhân và các chuyện khác Vì vậy, thường thì khách, nhất là những người chào hàng phải chuẩn bị rất kỹ và đi thẳng vào nội dung sau những câu chào hỏi xã giao ngắn gọn Yêu cầu này càng quan trọng nếu cuộc làm việc được tiến hành thông qua phiên dịch vì thực chất thời gian làm việc chỉ còn tối đa một nửa Trong các cuộc họp hoặc gặp gỡ làm việc, người Mỹ có thể cắt ngang lời nhau để hỏi hoặc nêu ý kiến của mình Thói quen này có thể bị coi là bất lịch sự trong một số nền văn hóa Châu á Do vậy, các nhà kinh doanh nước ngoài không nên ngạc nhiên khi bị người Mỹ cắt lời để hỏi hoặc nêu ý kiến của họ
Khi thấy không còn nội dung cần thảo luận và bên chủ không muốn nói sang vấn đề khác thì khách cũng nên chủ động kết thúc cuộc gặp Nếu cuộc gặp đã đủ dài và bạn thấy có người vào phòng thì thầm với người tiếp chính bên chủ hoặc đưa cho người đó một mảnh giấy thì bạn cũng nên hiểu đó là tín hiệu bên chủ muốn kết thúc cuộc gặp Trước khi kết thúc cuộc gặp nên chủ động tóm tắt những việc đã bàn hoặc thỏa thuận và nói rõ những việc mà hai bên dự định sẽ triển khai Sau mỗi cuộc gặp gỡ quan trọng, phía khách nên gửi thư cảm ơn và tranh thủ nhắc lại những vấn đề mà hai bên đã bàn hoặc thỏa thuận
Số phụ nữ Mỹ đảm nhiệm những chức vụ quan trọng trong kinh doanh mặc dù vẫn còn ít, song đang tăng lên ở Hoa Kỳ vẫn chưa hết sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ Tuy nhiên, ở Hoa Kỳ, phụ nữ có cương vị cao trong các cơ quan hoặc công ty nhiều hơn, và họ có quyền lực hơn so với ở các nơi khác trên thế giới Phụ nữ Mỹ không muốn mình bị coi là đặc biệt hoặc không quan trọng Nếu gặp những đối tác kinh doanh là nữ, bạn hãy đối xử với họ như đối xử với các đối tác nam giới và không nên phật ý vì cho rằng bên đối tác đã đưa phụ nữ ra tiếp bạn Nếu họ là chủ mời bạn đi ăn, hãy cứ để họ trả tiền như những người đàn ông khác Trong kinh doanh, phụ nữ Mỹ cũng quyết đoán không kém gì nam giới Đối xử bình đẳng với những người khác chủng tộc
Mỹ là một quốc gia đa chủng tộc do dòng người từ khắp nơi đổ về sinh sống tại đây Trên thực tế, hiện nay, nước Mỹ vẫn chưa hết hoàn toàn sự phân biệt chủng tộc; tuy nhiên, luật pháp ở nước này đã ban hành luật cấm phân biệt chủng tộc Vậy nên khi sang Mỹ hoạt động kinh doanh thì bạn nên tránh nói những vấn đề về phân biệt chủng tộc với thái độ tiêu cực Ví dụ thay cho từ “black American” (người Mỹ đen) người ta dùng một từ khác lịch sự và ít phân biệt chủng tộc hơn là “African American” (người
Vị trí ngồi khi tiếp khách
Sắp xếp chỗ ngồi giữa khách và chủ như thế nào chủ yếu phụ thuộc vào tiện nghi trong phòng Khách đến đàm phán hoặc thảo luận công việc thường được mời ngồi theo hình thức đàm phán – khách ngồi đối diện với chủ, trong đó trưởng đoàn hoặc người có chức vụ cao nhất của các bên ngồi ở vị trí chính giữa bên mình
So sánh mô hình đa chiều văn hóa giữa Hoa Kỳ và Việt Nam
Hình 8: Biểu đồ mô hình đa chiều văn hóa ữa Hoa Kỳ và Việt Nam gi
2.2.1 Kho ng cách quy n l c (PDI) ả ề ự
Mỹ đạt điểm 40 là ở mức trung bình thấp so với mức trung bình toàn cầu là
55 Khoảng cách quyền lực giữa người ở các tầng lớp khác nhau tại Mỹ không phải quá lớn nhưng ý thức và nhu cầu của người dân Mỹ đối với sự bình đẳng trong quyền lợi của mỗi cá nhân là khá cao Đặc điểm này được biểu hiện trong nền văn hóa Mỹ qua nhiều biểu hiện Thứ nhất, người lao động ở Mỹ thường chủ động và sẵn sàng nắm bắt cơ hội tốt hơn đa số quốc gia khác Thứ hai, dòng chảy thông tin tại Mỹ là vòng tuần hoàn Thứ ba, thảo luận và tranh luận là phần tất yếu để đưa ra quyết định trong mọi lĩnh vực Thứ tư, giao tiếp thẳng thắn, ít trang trọng và không chuộng lối nói ẩn dụ, ngụ ý như những xã hội đẳng cấp
Tại Việt Nam, mức điểm khá cao là 70, ai cũng có vị trí nhất định của mình trong gia đình và xã hội, và họ hoạt động theo những quy định dành cho từng cấp bậc, vị trí Trong tổ chức, cấp dưới hầu như luôn mong đợi nhận sự chỉ dẫn từ cấp trên và việc luôn làm theo lời sếp được coi là bổn phận Hệ thống phân cấp trong một tổ chức được coi là phản ánh sự bất bình đẳng cố hữu, mô hình quản lý tập trung là phổ biến, cấp dưới mong đợi được chỉ dẫn những gì phải làm, và ông chủ lý tưởng là một người chuyên quyền nhân từ Việc nhân viên thể hiện thái độ ngang hàng hay chống đối lãnh đạo thì sẽ không được ủng hộ Sự phân chia đẳng cấp rất rõ ràng và việc một người ở đẳng cấp thấp chuyển lên đẳng cấp cao hơn là khó khăn.
Với 91 điểm, Hoa Kỳ là một trong những quốc gia có chủ nghĩa cá nhân cao nhất trên thế giới Mọi người thiên hướng quan tâm đến “tôi” hơn là “chúng tôi” Trong nền văn hóa này dấu ấn cá nhân và sự cạnh tranh được khuyến khích hơn việc hòa nhập vào các mối quan hệ xã hội Người Mỹ tin rằng cuộc sống của mỗi cá nhân thuộc về chính họ và họ có quyền bất khả xâm phạm để sống và hành động theo những chuẩn mực của riêng mình, sở hữu những thành tựu từ nỗ lực của chính mình và theo đuổi những giá trị cá nhân Người Mỹ đã quen với việc kinh doanh hoặc tiếp xúc với những người mà họ không biết rõ Do đó, người Mỹ không ngại tiếp cận các đối tác tiềm năng của họ để lấy hoặc tìm kiếm thông tin có lợi
Tại Việt Nam, mức điểm này là 20 Có thể thấy rằng Việt Nam mang đặc điểm của một xã hội tập thể mà trong đó mọi người đều đặt ưu tiên của cộng đồng lên trước việc thể hiện ý kiến cá nhân và đề cao lối sống hòa hợp Ở đây có sự gắn kết lâu dài chặt chẽ với “nhóm” mà trong đó các thành viên luôn hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau Trong một nền văn hóa theo chủ nghĩa tập thể, lòng trung thành là điều quan trọng và vượt qua hầu hết các quy tắc và luật lệ khác trong xã hội Một xã hội như vậy nuôi dưỡng các mối quan hệ bền chặt, nơi mọi người đều có trách nhiệm với các thành viên trong nhóm Trong xã hội tập thể, con người cố gắng né tránh tình huống dẫn đến xấu hổ và mất mặt Người Việt Nam thường đặt ưu tiên cho gia đình, bạn bè, họ hàng cao hơn cho công việc.
2.2.3 Nam tính và n tính (MAS) ữ
Mỹ đạt 62 điểm cho chỉ số này, cho thấy văn hóa Mỹ thiên về nam tính Nam giới thống trị một phần đáng kể cơ cấu quyền lực và xã hội Tình trạng này tạo ra một nhóm dân số nữ trở nên quyết đoán và cạnh tranh hơn vốn là những đặc - trưng của “tính nam”, trong đó phụ nữ chuyển hướng sang hình mẫu nam giới và phủ định những đặc trưng “tính nữ” của họ như sự khiêm tốn, hi sinh Tính nam tính của xã hội Mỹ có thể được thấy trong các khuôn mẫu hành vi của người Mỹ
Họ luôn làm việc với phương châm “người chiến thắng có tất cả” và có khuynh hướng tin rằng con người luôn luôn có khả năng để làm việc một cách tốt hơn
Và tất yếu trong quá trình cố gắng trở thành “người chiến thắng” họ sẵn sàng cạnh tranh trực tiếp để đạt được điều mình muốn và từ đó có thể dẫn đến những xung đột, cạnh tranh dẫn đến những bất công Các phong trào bình đẳng giới phát triển mạnh mẽ tại quốc gia này từ sớm và giữ lửa suốt các thập kỷ gần đây đã tăng cường ý thức của người Mỹ về bình đẳng giới và nữ giới đang dần được coi trọng hơn trong quá khứ
Với 40 điểm, Việt Nam được xem là một xã hội nữ tính Ở đây, mọi người thường đặt mục tiêu là làm việc để cải thiện và tận hưởng cuộc sống Người Việt coi trọng sự đoàn kết và hòa hợp, xung đột được giải quyết bằng thỏa thuận và đàm phán Họ thường quan tâm đến những người xung quanh cũng như tạo lập, phát triển và củng cố các mối quan hệ Trọng tâm của xã hội này là “làm việc để sống”, các nhà quản lý nỗ lực vì sự đồng thuận, mọi người coi trọng sự bình đẳng, đoàn kết và chất lượng trong cuộc sống làm việc của họ Nam giới thống trị một phần đáng kể cơ cấu quyền lực và xã hội.
Số điểm chỉ số phòng tránh rủi ro của Mỹ là 46, dưới mức trung bình là 64. Điều này theo Hofstede có nghĩa là người Mỹ không quan tâm lắm đến rủi ro và những điều không lường trước được, họ sẵn sàng chấp nhận thay đổi và thử nghiệm, dễ dàng chấp nhận và thử những ý tưởng, những sản phẩm sáng tạo mới ở một mức độ hợp lý, cho dù nó liên quan đến công nghệ, phương thức kinh doanh hay thực phẩm Người Mỹ có xu hướng dung hòa được các hành động và quan điểm khác biệt từ bất kỳ ai và cho phép tự do ngôn luận Ở chỉ số này, Việt Nam đạt 30 điểm và do đó có ít ham muốn trong việc tránh bất trắc Chỉ số phòng tránh rủi ro của Việt Nam và Mỹ đều thấp so với với mức trung bình của toàn cầu cho thấy hai quốc gia này có sự tương đồng trong thái độ tiếp nhận cái mới, có xu hướng cởi mở và khoan dung hơn đối với những sáng tạo mới nhưng mức độ chấp nhận rủi ro, cái mới của Mỹ cao hơn Việt Nam.
Về định hướng dài hạn, Mỹ đạt mức điểm khá khiêm tốn 26 điểm, thấp hơn so với mức trung bình trên thế giới Điểm số này cho thấy người Mỹ có ít tính kiên nhẫn, họ không thích dài dòng và muốn đối phương thẳng thắn trình bày vấn đề, ngắn gọn và súc tích Ngoài ra, họ rất coi trọng sự thật, chân lý; họ luôn phân tích mọi việc “tốt” hay “xấu”, “đúng” hay “sai” Trong kinh doanh, các doanh nghiệp Mỹ thường đánh giá hiệu suất trên cơ sở ngắn hạn thông qua hàng loạt những báo cáo lợi nhuận và thua lỗ tiến hành hàng quý, điều này đã thúc đẩy các cá nhân trong doanh nghiệp phấn đấu thực hiện hoàn tất công việc nhanh chóng và hiệu quả hơn Các định hướng ngắn hạn có tác dụng thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ của thế giới.
Tại chỉ số này, Việt Nam đạt 57 điểm, cho thấy là một nền văn hóa coi trọng sự dài hạn hơn Mỹ Chúng cho thấy khả năng thích ứng truyền thống dễ dàng cùng với các điều kiện thay đổi, xu hướng hội nhập mạnh mẽ để học hỏi phát triển trong thời gian Trong khi người Mỹ nóng vội thì người Việt Nam rất kiên nhẫn chờ đợi thành quả đạt được, họ coi trọng những mối quan hệ mà họ xây dựng chứ không phải kết quả họ nhận được ngay lập tức.
Về chỉ số tự thỏa mãn, Mỹ đạt số điểm khá cao với 68 điểm Điều đó cho thấy xã hội khá dễ dàng trong việc cho phép được thỏa mãn các nhu cầu hưởng thụ cuộc sống của mỗi cá nhân Chính nền tảng của đất nước được xây dựng dựa trên những người dân tin rằng những gì họ muốn và cần mới là những gì quan trọng Họ làm việc chăm chỉ và chơi hết mình, thích cảm giác thoải mái trong cuộc sống thay vì bị gò bó ép buộc trong khuôn khổ Văn hóa tự do ở đây tạo điều kiện cho mỗi cá nhân tự do trong quyết định và không phải chịu sự kiểm soát quá nhiều của hệ thống quy tắc
Ngược lại, Việt Nam cho thấy một xã hội có đặc điểm kiềm chế, với số điểm thấp là 35 điểm Ở đây, mọi người thường có sự hoài nghi, đắn đo và lo lắng trong các quyết định và hành động Họ không chú trọng vào thời gian giải trí và thường kiểm soát việc thỏa mãn sự mong muốn của bản thân Họ luôn nhận thức rằng hành động của mình bị giới hạn bởi các chuẩn mực xã hội và sự đánh giá của cộng đồng để từ đó cảm thấy rằng việc nuông chiều bản thân là không phù hợp.
2.3 ng d ng mô hình chiỨ ụ ều văn hóa và yế ố văn hóa trong đàm phán vào u t thương vụ Vinfast xây d ng nhà máy s n xuự ất xe điệ ạn t i Mỹ
2.3.1 Gi i thiớ ệu thương vụ
Vingroup là tập đoàn doanh nghiệp lớn của Việt Nam hoạt động đa lĩnh vực Tiền thân của Vingroup là Tập đoàn Technocom, thành lập năm 1993 tại Ucraina Đầu những năm 2000, Technocom trở về Việt Nam, tập trung đầu tư vào lĩnh vực du lịch và bất động sản với hai thương hiệu chiến lược ban đầu là Vinpearl và Vincom Đến tháng 1/2012, công ty CP Vincom và Công ty CP Vinpearl sáp nhập, chính thức hoạt động dưới mô hình Tập đoàn với tên gọi Tập đoàn Vingroup – Công ty CP Vingroup là một trong những Tập đoàn kinh tế tư nhân đa ngành lớn nhất châu Á với giá trị vốn hóa thị trường đạt gần 16 tỷ đô la Mỹ Tập đoàn hoạt động trong 3 lĩnh vực kinh doanh cốt lõi, bao gồm:
Với mong muốn đem đến cho thị trường những sản phẩm - dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế và những trải nghiệm hoàn toàn mới về phong cách sống hiện đại, ở bất cứ lĩnh vực nào Vingroup cũng chứng tỏ vai trò tiên phong, dẫn dắt sự thay đổi xu hướng tiêu dùng.
Hình 9: Các lĩnh vực kinh doanh của Vingroup
Về Vinfast - công ty ô tô thương hiệu Việt Nam đầu tiên