1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) những yếu tố ảnh hưởng đến tổng giá trị xuất khẩu cà phêviệt nam sang một số quốc giá trên thế giới giai đoạn 2010 – 2020

42 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tổng Giá Trị Xuất Khẩu Cà Phê Việt Nam Sang Một Số Quốc Gia Trên Thế Giới Giai Đoạn 2010 – 2020
Người hướng dẫn Th.S Nguyễn Thúy Quỳnh
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Kinh Tế Quốc Tế
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 4,92 MB

Nội dung

Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGKHOA KINH TẾ QUỐC TẾ---*****---TIỂU LUẬN KINH TẾ LƯỢNG NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔNG GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU CÀ PHÊVIỆT NAM SANG MỘT SỐ QUỐC GIÁ TRÊN THẾ G

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

-***** -TIỂU LUẬN KINH TẾ LƯỢNG NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔNG GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM SANG MỘT SỐ QUỐC GIÁ TRÊN THẾ GIỚI

GIAI ĐOẠN 2010 – 2020

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thúy Quỳnh

Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 1

Hà Nội, 12/2022

Trang 2

Mô tả công việc Ký tên

1 Võ Thị Mỹ Ý 212221002

7

13% Tìm kiếm số liệu, chạy

mô hình, tham gia làmchương 2

2 Phạm Thu

Trang

2122210032

10.875

%

Soạn chương 1 và phầnkết luận

5 Nguyễn Ngọc

Mẫn

1733310605

10.875

%

Soạn chương 1 và làmphần kết luận

6 Nguyễn Xuân

Bình

1737710601

10.875

%

Tham gia hỗ trợ làmchương 3

7 Lưu Quang

Trung

1847710002

Trang 3

1.1 Lý thuyết kinh tế 6

1.1.1 Khái niệm về xuất khẩu 6

1.1.2 Cầu nhập khẩu và cung xuất khẩu một ngành hàng của một quốc gia 7

1.2 Lý thuyết đưa biến độc lập, các biến phụ thuộc vào mô hình 9 1.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu 10

1.3.3 Lỗ hổng nghiên cứu 11

1.4 Giả thuyểt nghiên cứu _11

CHƯƠNG II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG _12

2.1 Phương pháp nghiên cứu 12

2.1.1 Phương pháp thu thập số liệu 12

2.1.2 Phương pháp xử lý số liệu _12

2.1.3 Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu 12

2.2 Xây dựng mô hình lý thuyết 12

2.2.1 Xác định dạng mô hình 12

2.2.2 Các biến nghiên cứu và đo lường các biến nghiên cứu _14

2.3 Mô tả số liệu _14

2.3.1 Nguồn số liệu _14

2.3.2 Mô tả thống kê số liệu 15

2.3.3 Tương quan giữa các biến trong mô hình _16

3.1 Mô hình ước lượng _17 3.2 Kiểm định và khắc phục các khuyết tật của mô hình _18

3.2.1 Kiểm định các biến bị bỏ sót của mô hình _18

3.2.2 Kiểm định đa cộng tuyến 19

3.2.3 Kiểm định Phương sai sai số thay đổi 20

3.2.4 Kiểm định tương quan 21

3.2.5 Kiểm định phân phối chuẩn của sai số ngẫu nhiên 21

3.2.6 Kết luận chung 22

3.3 Kiểm định giả thuyết nghiên cứu 22

3.3.1 Kiểm định sự phù hợp của kết quả thu được với kỳ vọng 22

3.3.2 Kiểm định ý nghĩa thống kê của các hệ số hồi quy 23

3.3.3 Kiểm định sự phù hợp của mô hình 25

3.4 Giải thích mô hình và đưa ra một số khuyến nghị 25

3.4.1 Giải thích mô hình _25

3.4.2 Một số khuyến nghị 26

KẾT LUẬN 27 TÀI LIỆU THAM KHẢO _30 PHỤ LỤC 30

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Trang 4

Bảng 1: Mô tả biến trong mô hình _15Bảng 2: Ma trận tương quan giữa các biến _16Bảng 3: Kết quả ước lượng ban đầu 18Bảng 4: Kết quả kiểm định RESET của Ramseys _19Bảng 5: Kết quả kiểm định VIF _20Bảng 6: Kết quả kiểm định White 21Bảng 7: Kết quả hồi quy theo Phương pháp sai số tiêu chuẩn mạnh _21Bảng 8: Kết quả kiểm định Jacque – Bera _22Bảng 9: Hệ số hồi quy ước lượng của biến độc lập 23Bảng 10: Kiểm định hệ số hồi quy _25Bảng 11: Kết quả kiểm định sự phù hợp của mô hình 26

LỜI MỞ ĐẦU

Trong ba thập kỷ qua (tính từ công cuộc cải cách năm 1986), cà phê là một trong những đóng góp quan trọng nhất cho doanh thu của ngành nông nghiệp Việt Nam nói riêng và cho toàn bộ GDP quốc gia nói chung Giá trị xuất khẩu cà phê thường chiếm khoảng 15% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản và tỷ trọng cà phê luôn vượt trên 10% GDP

Trang 5

nông nghiệp trong những năm gần đây Sau hơn ba mươi năm phát triển, ngành cà phê Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng như biến đổi khí hậu; cạnh tranh từ các loại cây trồng khác; cần tái canh những cây cà phê già cỗi; chi phí sản xuất đang tăng cao hơn trong khi giá cà phê thế giới đang ở mức rất thấp Do cạnh tranh khốc liệt, chính sách sản xuất cà phê của Việt Nam đã chuyển sang một kỷ nguyên mới với hai mục tiêu: thứ nhất là duy trì vị thế là nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 trên thế giới (sản lượng năm 2020 Việt nam là 1763 nghìn tấn , đứng thứ 2 thế giới sau Brazil) ; thứ hai, để tăng gấp đôi giá trị gia tăng trong sản xuất cà phê bằng cách tăng năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng Xuất khẩu cà phê Việt Nam năm 2021 đạt 1,52 triệu tấn, Giá trị xuất khẩu 3 tỷ USD, tăng 9,4% so 2020, Giá cà phê xuất khẩu bình quân đạt 1.969 USD/tấn, tăng 12,4% so 2020 trong đó Thị phần Đức và Hoa Kỳ lần lượt là 14,7% và 12,5% Tính từ đầu năm tháng 10/2022 tổng khối lượng đạt 1,42 triệu tấn, tăng 10,6 % so cùng kỳ, giá trị xuất khẩu 3,27 tỷ USD, tăng 33,4%, giá cà phê xuất khẩu bình quân 2.301 USD/tấn, tăng 20,6 % so cùng kỳ trong đó có thay đổi về thị phần tập trung vào các quốc gia Châu Âu trong đó có: Đức, Ý và Bỉ lần lượt là 11,9 %, 7,7 % và 7,1% Bên cạnh những thành tựu to lớn của xuất khẩu cà phê đến các nước trên thế giới, thì vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, đòi hỏi Việt Nam phải nỗ lực, cố gắng trong thời gian tới để đẩymạnh xuất khẩu, nhằm tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, tăng nguồn thu ngoại tệ về cho đất nước Nhận thấy việc phát hiện và đánh giá mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê của Việt Nam ra thị trường thế giới là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao, chúng em đã quyết định chọn đề tài: “Những yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê Việt Nam sang một số quốc gia trên thế giới giai đoạn 2010- 2020” , nghiên cứu này sẽ chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê ra thị trường nước ngoài và các biện pháp giúp tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cà phê nói riêng và các nông sản khác nói chung.

Để phục vụ mục tiêu đề ra, nghiên cứu thực hiện trên phạm vi kim ngạch xuất khẩu từ năm 2010 đến 2020 dựa trên số liệu đánh giá các nhân tố ảnh hưởng của kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang các nước khu vực EU, Châu Mỹ và Châu Á Dữ liệu trongbài nghiên cứu được thu thập từ các nguồn tin uy tín như: Ngân hàng Thế giới (World

Trang 6

Bank), Growing Science (Tạp chí khoa học chuyên ngành), Statista (Nền tảng Business Data số 1 toàn cầu), Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp ước lượng OLS để phân tích và ước lượng các biến trong mô hình Theo đó, tiểu luận này là báo cáo kết quả nghiên cứu với cấu trúc sau Ngoài lời mở đầu, mục lục và phần tài liệu tham khảo, tài liệu gồm 3 chương Đầu tiên, chương 1 nêu cơ sở lý luận về xuất khẩu và các yếu tố ảnh hưởng để cócái nhìn tổng quan về tình hình nghiên cứu và cơ sở thực hiện nghiên cứu Sau đó, chương 2 chỉ ra phương pháp nghiên cứu và mô hình lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu Tiếp theo, chương 3 nêu chi tiết kết quả nghiên cứu và đưa ra giải pháp giúp tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN

I.1 Lý thuyết kinh tế

I.1.1.Khái niệm về xuất khẩu

Theo giáo trình Lý luận chung về hoạt động xuất khẩu của tác giả Lê Ngọc Hải, hoạt động xuất khẩu hàng hóa là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho một quốc gia khác trên cơ

sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán, với mục tiêu là lợi nhuận Tiền tệ ở đây có thể

là ngoại tệ đối với một quốc gia hoặc với cả hai quốc gia Mục đích của hoạt động này là khai thác được lợi thế của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế

Từ khái niệm chung về xuất khẩu, có thể rút ra những đặc điểm cơ bản của xuất khẩu như sau: Thứ nhất, xuất khẩu vượt qua phạm vi quốc gia, liên quan đến các thương nhân nước ngoài nên nó liên quan đến các vấn đề về luật pháp thương mại, phong tục tập quán, văn hóa kinh doanh, ngôn ngữ của các nước, Thứ hai, xuất khẩu gắn liền với việc sử dụng các đồng tiền quốc gia khác nhau nên nó liên quan đến vấn đề thanh toán quốc tế và tỷ giáhối đoái Như vậy, hoạt động xuất khẩu hàng hóa giữa hai hay nhiều quốc gia với nhau chịu ảnh hưởng bởi các nhóm yếu tố của quốc gia xuất khẩu, nhóm các yếu tố của quốc gia nhập khẩu và nhóm các yếu tố khác ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu đó là tỷ giá hối đoái, phong tục tập quán khu vực và quốc tế, sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa, khoảng cách địa lý, khoảng cách kinh tế,

Trang 7

kinh tế

lượng 100% (8)

17

ĐỀ Kinh Te Luong TEST1

kinh tế

lượng 100% (6)

9

Ý NGHĨA BẢNG HỒI QUY MÔ HÌNH BẰN…

-Đạo-25

Trang 8

7I.1.2.Cầu nhập khẩu và cung xuất khẩu một ngành hàng của một quốc gia

Theo Lý thuyết cung, cầu, thương mại một ngành hàng của Raul Rubin Krugman và Obstfed

Cầu nhập khẩu một ngành hàng của một quốc gia

Giả định thế giới có hai quốc gia: một quốc gia khan hiếm lúa mì (Home) và một quốc gia

dư thừa lúa mì (Foreign) Giả định chi phí vận chuyển giữa hai quốc gia này là không đáng kể, cả hai quốc gia có chung loại tiền tệ, giá lúa mì tại mỗi quốc gia do cung và cầu lúa mì của mỗi quốc gia quyết định Tại quốc gia khan hiếm lúa mì Home, lượng cầu trong nước D1 lớn hơn lượng cung trong nước S1 tại mức giá cân bằng trong nước là P1

Do đó, quốc gia Home sẽ nhập khẩu lúa mì từ quốc gia Foreign một lượng là ID1= D1- S1 Khi giá tăng từ P1 → P2, thì lượng cung trong nước sẽ tăng từ S1→ S2 và lượng cầu trong nước giảm từ D1→ D2, lượng cầu nhập khẩu bây giờ là sẽ giảm từ ID1 xuống ID2

= D2 - S2 Khi giá tiếp tục tăng cao hơn từ P2→ Pa lượng cung trong nước đáp ứng lượngcầu trong nước, quốc gia Home sẽ không nhập khẩu Như vậy, khi giá tăng thì lượng cầu trong nước giảm, lượng cung trong nước tăng

Gọi là khối lượng cầu trong nước;

Gọi khối lượng cung trong nước;

Gọi là khối lượng nhập khẩu;

Gọi độ co giãn của cầu trong nước theo giá;

độ co giãn của cầu trong nước theo giá;

độ co giãn của cung trong nước theo giá;

Độ co giãn của cầu nhập khẩu theo giá được tính như sau:

(1)

Theo công thức (1), độ co giãn cầu nhập khẩu theo giá của của quốc gia Home cho biết sựbiến động của lượng cầu nhập khẩu trước sự thay đổi của giá nhập khẩu

kinh tếlượng 100% (4)

ĐỀ ÔN THI KINH TẾ LƯỢNG CUỐI KÌ

kinh tếlượng 100% (4)

42

Trang 9

Ngoài yếu tố giá nhập khẩu, Krugman và Obstfed còn cho rằng các yếu tố khác cũng có ảnh hưởng đến cầu nhập khẩu của một quốc gia đối với một ngành hàng đó là: tỷ giá hối đoái; thu nhập của nước nhập khẩu, các chính sách thương mại của nước nhập khẩu và chính sách phá giá của nước xuất khẩu

Cung xuất khẩu một ngành hàng của một quốc gia

Giả định thế giới có hai quốc gia: Một quốc gia khan hiếm lúa mì (Home) và một quốc gia dư thừa lúa mì (Foreign) Giả định chi phí vận chuyển giữa hai quốc gia này là không đáng kể, cả hai quốc gia có chung loại tiền tệ, giá lúa mì tại mỗi quốc gia do cung và cầu lúa mì của mỗi quốc gia quyết định Tại quốc gia dư thừa lúa mì (Foreign), lượng cung trong nước S1 lớn hơn lượng cầu trong nước S1, giá cân bằng P1, lượng cung dư thừa để xuất khẩu là ES1 = S1-D1 Khi giá tăng từ P1→ P2, lượng cung trong nước tăng lên từ S1–S2, cầu trong nước giảm từ D1→ D2, lượng cung dư thừa để xuất khẩu tăng từ ES1→ ES2 = S2 - D2 Do đó, khi giá tăng, lượng cung trong nước tăng va lượng cầu trong nước giảm, và lượng cung dư thừa để xuất khẩu tăng

Gọi là khối lượng cung ứng trong nước; là khối lượng cầu trong nước; là khối lượng xuất khẩu; là độ co giãn của cầu trong nước theo giá; là độ co giãn của cung trong nước theo giá; là độ co giãn của cung xuất khẩu theo giá

Độ co giãn của cung xuất khẩu theo giá được tính như sau:

Trang 10

I.2 Lý thuyết đưa biến độc lập, các biến phụ thuộc vào mô hình

Tỷ giá hối đoái thực nước Nhập khẩu/ VND = tỷ giá danh nghĩa *CPI của nước Nhập khẩu/CPI của Việt Nam Tỷ giá hối đoái thực giữa đồng tiền Việt Nam với các đồng ngoại

tệ có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng, nó ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn đồng tiền thanh toán Tỷ giá hối đoái nhiều khi không cố định, nó sẽ hay đổi lên xuống Nếu đồng tiền của một quốc gia mạnh lên, hàng hóa xuất khẩu của quốc gia này ra nước ngoài sẽ đắt đỏ hơn và hàng hóa nhập khẩu sẽ rẻ hơn Ngược lại, một đồng tiền yếu sẽ làm cho hàng hóa xuất khẩu củamột quốc gia rẻ hơn và nhập khẩu đắt hơn ở thị trường nước ngoài Do đó, tỷ giá hối đoái

có thể quyết định đến sản lượng xuất khẩu một mặt hàng trong quốc gia

Thu nhập bình quân đầu người của nước Nhập khẩu Thu nhập bình quân đầu người (GDP per capita) là chỉ tiêu kinh tế - xã hội quan trọng phản ánh <mức thu nhập và cơ cấuthu nhập của các tầng lớp dân cư= Chỉ tiêu này dùng để đánh giá mức sống, phân hóa giàu nghèo, tính tỷ lệ nghèo làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách nhằm nâng cao mức sống của nhân dân Vì vậy, với một số lượng dân số nhất định, ổn định trong một thời kì, thu nhập bình quân đầu người của quốc gia đó tăng, điều đó có nghĩa là tăng trưởng kinh tế của nước đó đang tăng tốc, đây là điều kiện thuận lợi giúp cho giá trị xuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam có cơ hội tăng lên, từ đó khối lượng xuất khẩu tăng theo.Khối lượng sản xuất cà phê của các nước nhập khẩu Dựa trên điều kiện của các quốc gia nhập khẩu hàng hóa như điều kiện tự nhiên: thời tiết, địa lý, môi trường, hay hình thức phát triển kinh tế của các quốc gia mà khối lượng mặt hàng cà phê sản xuất ra là khác nhau Hơn nữa, do tác động của gia tăng dân số và sự phát triển kinh tế xã hội mà nhu cầu

cà phê trên thế giới không ngừng tăng Nếu sản lượng sản xuất ra ở trong nước không thể đáp ứng được nhu cầu, các quốc gia này phải nhập khẩu để đảm bảo đủ lượng cung, nếu không giá cả mặt hàng này trong nước sẽ tăng mạnh Vì vậy, khối lượng cà phê sản xuất được trong nước của các quốc gia nhập khẩu ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng xuất khẩucủa Việt Nam

Mặt hàng thay thế hay đối thủ cạnh tranh Không chỉ riêng Việt Nam mà các quốc gia có điều kiện thích hợp, có mức sản xuất và cung ứng lớn cho thị trường tiêu thụ café, đặc

Trang 11

biệt là Brazil luôn nằm trong những nước dẫn đầu về việc sản xuất cũng như xuất khẩu café Đa dạng sản phẩm, điều kiện thời tiết, vị trí địa lý thích hợp Vì vậy việc có đối thủ cạnh tranh lớn là một điều thách thức đối với mặt hàng café của Việt Nam trên thị trường quốc tế.

I.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Tạp chí khoa học – Đại học mở thành phố Hồ chí Minh với bài viết “Hiệu quả xuất khẩu

cà phê: nhận thức tầm quan trọng và cảm nhận thực tế” đã xác định sự khác biệt giữa tầmquan trọng và cảm nhận thực tế của các nhân tố tác động đến hiệu quả xuất khẩu cácdoanh nghiệp xuất khẩu cà phê, dựa trên kết quả nghiên cứu định tính đã xây dựng bảngcâu hỏi nghiên cứu định lượng Kết quả phân tích thu được có 6 nhân tố chính được xem

là có tác động đến hiệu quả của các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà phê nhâncủa Việt Nam, đó là: (1) Năng lực quản lý công ty, (2) Thái độ và nhận thức quản lý xuấtkhẩu, (3) Chiến lược marketing xuất khẩu, (4) Đặc điểm thị trường cà phê thế giới, (5)Ðặc điểm thị trường cà phê trong nước, và (6) Mối quan hệ kinh doanh thông qua kiểmđịnh thang đo hệ số tin cậy Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố EFA, kiểm định T-test.Tuy nhiên bài viết khá dàn trải nhiều yếu tố ảnh hưởng chưa bao quát được các yếu tố đểphù hợp với xuất khẩu cà phê sang thị trường khó tính như Bỉ , Nhật …

Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh Doanh Châu Á số 246 Tháng 4/2011 với bài viết

“Một số giải pháp nhằm nâng cao kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam” đã thực hiệnnghiên cứu với số liệu từ những năm 1990 đến 2009, ở thời điểm đó chất lượng cà phêViệt Nam chưa được đánh giá cao bởi chủ yếu là do 99% sản phẩm cà phê xuất khẩu làdạng nhân thô, chưa qua chế biến Kết quả thu được một số phương pháp quan trọng nhưthành lập quỹ phát triển cà phê quốc gia để thực hiện cấp vốn tính dụng cho các Doanhnghiệp lớn thực hiện mua và tồn trữ cà phê từ người nông dân với mức giá tối thiểu phải

bù đắp được chi phí và khoảng 30% lợi nhuận cho người trồng cà phê So với thời điểmhiện tại nghiên cứu trên vẫn là bài học đáng giá cho việc làm tăng kim ngạch xuất khẩu càphê Việt Nam tuy nhiên bài viết đã cách đây hơn 10 năm nên vẫn có tính chất không thựctiễn ở thời điểm hiện tại

Trang 12

I.3.1.Lỗ hổng nghiên cứu

Có rất nhiều nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến việc xuất khẩu cà phê sang một số khuvực, song vẫn còn một số vấn đề còn tồn tại chưa được giải quyết Các nghiên cứu trướcthường đưa ra vấn đề không được cụ thể, chỉ tập trung vào một số nhóm ảnh hưởngchung, chưa chi tiết vào các yếu tố cốt lõi Về phần nào các nghiên cứu đều đã chỉ ra được

sự ảnh hưởng của những yếu tố cơ bản cho việc xuất khẩu cà phê Việt Nam sang một sốnước thị trường Châu Mỹ… tuy nhiên chưa nghiên cứu nào chỉ rõ ra được yếu tố ảnhhưởng lên thị trường khó tính tại Châu Âu như một số nước Bỉ, Đức, Pháp, Italy … Vì thế

mà nhóm nghiên cứu đã lựa chọn sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS với

bộ số liệu từ năm 2012 đến năm 2020 tại nhiều nước ở nhiều vùng khác nhau để ướclượng được mức tác động cụ thể của các biến nghiên cứu lên tình hình xuất khẩu café tạinhiều quốc gia trên thế giới, có cái nhìn chung về mức độ ảnh hưởng đó thay vì ảnhhưởng riêng biệt tại mỗi quốc gia, mỗi khu vực như các nghiên cứu đi trước

I.4 Giả thuyểt nghiên cứu

Sau khi tìm hiểu và kế thừa những nghiên cứu đi trước, nhóm tác giả nhận thấy nhữngnghiên cứu này còn tồn tại một số lỗ hổng Để giải quyết vấn đề của những nghiên cứunày, nhóm tác giả xin phép trình bày tiểu luận nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đếnviệc xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Châu Âu là chủ yếu

Nhóm nghiên cứu xây dựng giả thuyết sau: Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi: H1: Thu nhập bình quân đầu người nước nhập khẩu có tác động cùng chiều đến khốilượng cafe xuất khẩu của Việt Nam

Tỷ giá hối đoái thực nước nhập khẩu/VND có tác động ngược chiều đến tổng giá trị cafexuất khẩu của Việt Nam

H2: Tỷ giá hối đoái thực nước nhập khẩu/VND có tác động ngược chiều đến tổng giá trịcafe xuất khẩu của Việt Nam

H3: Khối lượng sản xuất cafe của các nước nhập khẩu có tác động ngược chiều đến khốilượng cafe xuất khẩu của Việt Nam

Trang 13

H4: Tổng giá trị xuất khẩu của brazil (mặt hàng thay thế/khả năng cạnh tranh) có tác độngngược chiều đến khả năng cung ứng của Việt Nam và ngược lại

CHƯƠNG II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH KINH

TẾ LƯỢNG

II.1 Phương pháp nghiên cứu

II.1.1.Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu đã thu thập thuộc dạng thông tin thứ cấp, dạng số liệu bảng gồm 10 quốc gia cụthể là Bỉ, Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Hà Lan, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Hoa Kỳtrong vòng 10 năm giai đoạn 2010 – 2020 Nguồn dữ liệu được lấy từ Cục TT, Ngânhàng Thế giới (World Bank), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF) và hệ thống dữ liệu Trade Map,

II.1.2.Phương pháp xử lý số liệu

Sử dụng phần mềm Excel và Stata để xử lý sơ lược số liệu và tính ma trận tương quangiữa các biến

II.1.3.Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu

Chạy phần mềm Stata hồi quy mô hình băng phương pháp bình phương tối thiểu thôngthường (OLS) để ước lượng ra tham số của các mô hình hồi quy đa biến Từ phần mềmStata ta dễ dàng

Xét phân tử phóng đại phương sai VIF nhận biết khuyết tật đa cộng tuyến

Dùng kiểm định White để kiểm định khuyết tật phương sai sai số thay đổi và RobustStandard Errors hồi quy mô hình theo phương pháp sai số chuẩn mạnh

Dùng Correlation matrix trong phần mềm Stata để tìm ma trận tương qua giữa các biếnDùng kiểm định F để nhận xét sự phù hợp của mô hình

II.2 Xây dựng mô hình lý thuyết

II.2.1 Xác định dạng mô hình

Mô hình gồm 4 biến:

Biến thụ thuộc: tổng giá trị xuất khẩu café của Việt Nam

Đơn vị: Dollar $

Trang 14

Ý nghĩa: là tổng giá trị café mà Việt Nam xuất khẩu sang thị trường thế giới Qua đó

có thể đánh giá được sự tăng giảm trong quá trình xuất khẩu qua từng năm

Đo lường: được tính bằng cách lấy GDP của một nước (tổng thu nhập quốc dân) chiacho dân số của nước đó

Khối lượng sản xuất cafe của nước nhập khẩu (QI)

Ý nghĩa: là tổng giá trị của hàng hóa thay thế, cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu

cà phê, từ đó ta biết được mức độ, khả năng cung ứng cho đối tác và là một nguyênnhân tăng giảm trong việc xuất khẩu do có hàng hóa thay thế

Trang 15

II.2.1.Các biến nghiên cứu và đo lường các biến nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu đề xuất viết dưới dạng log nhằm giảm bớt biên độ biến động

Mô hình như sau:

totalvalue = β0 + β1*gdpppp + β2*rexr + β3*qi + β4*brazilse+ ÿi

Trong đó:

totalvalue: tổng giá trị xuất khẩu cafe của Việt Nam

rexr: tỷ giá hối đoái thực nước nhập khẩu/VND

gdpppp: Thu nhập bình quân đầu người nước nhập khẩu

brazilse: giá trị xuất khẩu cafe của brazil

qi: khối lượng sản xuất café của nước nhập khẩu

Dự đoán kỳ vọng giữa các biến:

β1 dương: khi thu nhập bình quân đầu người nước nhập khẩu tăng thì khối lượngcafe xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng

β2 dương: khi tỷ giá hối đoái thực nước nhập khẩu/VND giảm thì tổng giá trị cafexuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng

β3 âm: khi khối lượng sản xuất cafe của các nước nhập khẩu giảm thì khối lượngcafe xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng

β4 âm: khi tổng giá trị xuất khẩu của brazil (mặt hàng thay thế/khả năng cạnh tranh)giảm thì khả năng cung ứng của Việt Nam tăng và ngược lại

II.3 Mô tả số liệu

II.3.1 Nguồn số liệu

Mẫu nghiên cứu được thu thập dưới dạng bảng, không gian gồm mười nước trong topcác nước có thương mại cafe với Việt Nam phát triển tốt nhất là Bỉ, Đức, Pháp, Italy,Nhật Bản, Tây Ban Nha, Hà Lan, Thụy Sĩ, Canada, Hoa Kỳ

Bảng số liệu gồm có quan sát, bao gồm

Tổng sản phẩm quốc dân bình quân đầu người (PPP), Tổng khối lượng xuất khẩu cafecủa nước nhập khẩu (SL) và Tỷ số hối đoái thực tế (Real Exchange rate) của các nướctrên và mặt hàng thay thế hay đối thủ cạnh tranh Brazil (brazilse) đối với Việt nam từnăm 2012 đến 2021 .Dữ liệu nghiên cứu được nhóm tổng hợp từ các trang thông tin

Trang 16

điện tử của Cục TT, Qũy tiền tệ Thế giới IMF, Ngân hàng thế giới World Bank,Trademap,

II.3.1.Mô tả thống kê số liệu

Bảng 1: Mô tả biến trong mô hình

Sai số chuẩn(Std.Dev)

Giá trị nhỏ nhất (Min)

Giá trị lớn nhất (Max)

Nghiên cứu số liệu trong giai đoạn từ 2010 – 2020 có một số đặc điểm như sau: Khả năngcung cấp của brazil cao gần gấp đôi ở giá trị trung bình (147,528.6 – 381552.5) , giá trịlớn nhất ( 500,645 – 1,795,532) cả nhỏ nhất so với Việt Nam do diện tích sản lượng sảnxuất lớn, và đa dạng về chủng loại café phù hợp với thị trường nước ngoài, làm giảm khảnăng cạnh tranh của Việt Nam do diện tích và sản lượng năng suất của Việt Nam chưađồng đều, về chủng loại chưa đa dạng

Tỷ giá hối đoái trung bình cao mức 22,170.26 , giá trị lớn nhất ở ngưỡng 28,934.2 Giá trịnhỏ nhất trong bảng thống kê là 189,2 Tuy nhiên con số này là tỷ giá giữa Nhật và ViệtNam, vẫn ở mức cao giữa đồng yên Nhật và VND của Việt Nam Các tỷ giá này nằm ởmức tương đối cao, làm giảm giá trị xuất khẩu của Việt Nam để thu về ngoại tệ

Trang 17

Khả năng sản xuất trung bình của các nước trong bộ mẫu thấp chỉ 273.1468 tấn, hầu nhưcác nước châu Âu không có khả năng tự trồng sản xuất cung cấp, chỉ có Hoa Kỳ có thểtrồng nhưng ở mức thấp, dữ liệu cao nhất do Hoa Kỳ sản xuất là 3990 tấn

GDP trung bình của các nước ở mức cao 3.75e+12 thể hiện sự phát triển của các nước

đó, điều này giúp cho các thị trường mục tiêu của nước ta có tiềm năng lớn hơn Tuynhiên có thể dễ dàng thấy độ lệch chuẩn lớn 5.10e+13, lớn hơn giá trị trung bình và cả giátrị lớn nhất 2.14e+13 Nó thể hiện sự biến động của GDP các nước qua từng năm, từngthời kỳ do các yếu tố khác tác động vào nền kinh tế của thế giới nói chung và của cácnước trong bộ mẫu nói riêng

II.3.2.Tương quan giữa các biến trong mô hình

Hệ số tương quan giữa các biến được mô tả ở bảng sau:

Bảng 2: Ma trận tương quan giữa các biến

Nguồn: Chạy lệnh corr totalvalue gdpppp rexr qi brazilse trong stata

Sự tương quan giữa các biến phụ thuộc và biến độc lập:

Khi phân tích tương quan, ta đưa ra cái nhìn tổng quát giữa các biến độc lập vớibiến phụ thuộc dựa trên cơ sở dữ liệu thống kê, khác với việc giả định kỳ vọng về dấu dựatrên cơ sở là các nghiên cứu kinh tế đi trước đã được kiểm chứng Tương quan thuậnchiều có nghĩa là khi tăng các biến độc lập thì biến phụ thuộc cũng tăng và ngược lại Khixảy ra tương quan nghịch chiều tức là khi gia tăng các biến độc lập thì biến phụ thuộc sẽgiảm và ngược lại

Cụ thể:

r(lntotalvalue, lnppp) = 0.5389 Mức độ tương quan giữa hai biến này là tươngđối trung bình Hệ số dương cho thấy mức xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang các nước

Trang 18

và GDP bình quân đầu người các nước có tác động cùng chiều nhau, chiều hướng tácđộng đúng như kì vọng ban đầu

• r(lntotalvalue, lnqi) = 0.4270 Mức độ tương quan giữa hai biến này lớn Hệ số

dương cho mức xuất khẩu của Việt Nam sang các nước và khối lượng sản xuất cà phê cácnước tác động cùng chiều nhau, chiều hướng tác động trái chiều với kì vọng ban đầu

r(lntotalvalue, lnrexr) =0.1127 Mức độ tương quan giữa hai biến này cao Hệ

số dương cho thấy mức xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang các nước và tỷ số hối đoáithực tế giữa đồng tiền hai nước có tác động cùng nhau, chiều hướng tác động trái như kìvọng ban đầu

r(lntotalvalue, lnbrazilse) = 0.8213 Mức độ tương quan này lớn Hệ số dươngcho thấy hai giá trị xuất khẩu của hai nước tác động cùng chiều Trái với kỳ vọng ban đầu

Sự tương quan giữa các biến độc lập:

Ngoài ra, từ ma trận hệ số tương quan ta cũng thấy mối quan hệ tác động giữa các biếnđộc lập trong mô hình với nhau là tương đối

Trong đó, cao nhất là tương quan giữa GDP bình quân đầu người và khối lượng sản xuất café của nước nhập khẩu (r(ppp,q)=0.8727) và thấp nhất là tương quan giữa tỉ lệ hối đoái thực nước nhập khẩu/VND và mặt hàng thay thế hay đối thủ cạnh tranh (r(rexr, brazilse)

=0.0051) Điều này cho thấy có khả năng xảy ra đa cộng tuyến

CHƯƠNG III KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG VÀ THẢO LUẬN

III.1 Mô hình ước lượng

Mô hình hồi quy được sử dụng trong nghiên cứu như sau:

totalvalue = β0 + β1*gdpppp + β2*rexr + β3*qi + β4*brazilse+ ÿi

Trong đó:

totalvalue: tổng giá trị xuất khẩu cafe của Việt Nam

gdpppp: Thu nhập bình quân đầu người nước nhập khẩu

rexr: tỷ giá hối đoái thực nước nhập khẩu/VND

q: khối lượng sản xuất café của nước nhập khẩu

brazilse: giá trị xuất khẩu cafe của brazil

Kết quả ước lượng mô hình

Trang 19

Bảng 3: Kết quả ước lượng ban đầu

Tổng bình phương sai số được giải thích ESS 1.2047e+12

Tổng bình phương sai số không giải thích được RSS 4.9398e+12

III.2 Kiểm định và khắc phục các khuyết tật của mô hình

III.2.1.Kiểm định các biến bị bỏ sót của mô hình

Trong việc chọn biến đưa vào mô hình, nhiều khi các biến thích hợp sẽ bị bỏ sót dẫn đếnviệc ước lượng không chính xác

Tiến hành kiểm định Ramseys RESET bằng Stata ta thu được kết quả:

Bảng 4: Kết quả kiểm định RESET của Ramseys

Kiểm định RESET của Ramsey

Giả thuyết H0: Mô hình ban đầu không bỏ sót biến

Kiểm định thống kê F (3, 101) = 9.17

Với P-value (Prob > F) = 0.0000

Nguồn: Chạy lệnh ovtest trong STATA thu được kết quảXét cặp giả thuyết

H0: Mô hình không bỏ sót biến

H1: Mô hình bỏ sót biến

Với mức ý nghĩa 5%, từ kết quả trên ta thấy P-value = 0.000 => Bác bỏ H0 và chấp nhậnH1 => Do đó, mô hình bỏ sót biến Thực tế, còn rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng tớixuất khẩu hàng hóa như: cung, cầu, giá cả, … Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian vànguồn lực, tác giả dừng lại ở một số biến đã được đề xuất

III.2.2.Kiểm định đa cộng tuyến

Đa cộng tuyến là hiện tượng các biến độc lập có tương quan mạnh với nhau Nếu xảy

ra đa cộng tuyến hoàn hảo thì sẽ vi phạm giả thiết để sử dụng phương pháp bình quân tối

Trang 20

thiểu thông thường OLS Trong trường hợp đa cộng tuyến không hoàn hảo, không viphạm giả định của mô hình OLS nhưng sẽ khiến cho phương sai của ước lượng lớn vàdấu của ước lượng có thể sai Dựa vào phương pháp nhân tử phóng đại phương sai VIF,STATA cho ra kết quả như sau:

Bảng 5: Kết quả kiểm định VIF

Giá trị VIF bắt đầu từ 1 và không có giới hạn trên Giá trị VIF trong khoảng từ 1-2 chỉ

ra rằng không có mối tương quan giữa biến độc lập này và bất kỳ biến nào khác VIF giữa

2 và 5 cho thấy rằng có một mối tương quan vừa phải, nhưng nó không đủ nghiêm trọng

để người nghiên cứu phải tìm biện pháp khắc phục VIF lớn hơn 5 đại diện cho mối tươngquan cao, hệ số được ước tính kém và các giá trị p - values là đáng nghi ngờ VIF > 10 thìchắc chắn có đa cộng tuyến

Kết quả cho thấy hai biến PPP (Thu nhập bình quân đầu người nước nhập khẩu) và Rexr (Tỷ giá hối đoái) có mức độ tương quan cao bởi vì giá trị VIF lớn hơn 2 Tuy nhiên, giá trịVIF của hai biến này không quá lớn VIF trung bình = 3.18<5: mô hình có đa cộng tuyến nhưng không quá nghiêm trọng Có thể khắc phục được

III.2.3.Kiểm định Phương sai sai số thay đổi

Khi nghiên cứu mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển, một trong các giả thiết mà môhình cần đáp ứng là phương sai của mỗi một yếu tố ngẫu nhiên là không đổi Tuy nhiên,

do bản chất vấn đề kinh tế hoặc do quá trình tích lũy kinh nghiệm, quá trình thu thập dữliệu của con người còn sai sót, phương sai của ngẫu nhiên có thể thay đổi Khi đó, ướclượng thu được là ước lượng không chệch, tốt nhất nhưng sai số không phải sai số nhỏnhất

Để kiểm định mô hình có xảy ra khuyết tật Phương sai sai số thay đổi hay không, tácgiả sử dụng kiểm định White

Trang 21

Xét cặp giả thuyết:

H0: Phương sai sai số không đổi

H1: Phương sai sai số thay đổi

Bảng 6: Kết quả kiểm định White

Bảng 7: Kết quả hồi quy theo Phương pháp sai số tiêu chuẩn mạnh

Totalvalue Hệ số hồi quy Sai số chuẩn

III.2.4.Kiểm định tương quan

Mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển giả thiết rằng không có sự tương quan giữa các nhiễu

ui Tuy nhiên trong thực tế, với số liệu chuỗi thời gian (dữ liệu ở đây là dữ liệu mảng gồm

dữ liệu chéo và chuỗi thời gian), có thể xảy ra hiện tượng cov (ui,ui) ≠ 0, gọi là tự tương

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w