1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) nâng cao hiệu quả digital marketing trong ngành du lịch trên địa bàn hà nội

26 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng Cao Hiệu Quả Digital Marketing Trong Ngành Du Lịch Trên Địa Bàn Hà Nội
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Digital Marketing
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 3,12 MB

Nội dung

6Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả Digital Marketing trong ngành du lịch trên địa bàn Hà Nội...6 Trang 3 Lời mở đầuHiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và nền kinh tế kỹ thuật

Trang 1

NÂNG CAO HIỆU QUẢ DIGITAL MARKETING TRONG NGÀNH DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

Trang 2

Mục lục

Lời mở đầu 3

Phần I: Đặt vấn đề 4

1 Lý do chọn đề tài 4

2 Mục tiêu nghiên cứu 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

4 Phương pháp nghiên cứu 5

5 Kết cấu của bài 5

Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu 6

Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan tới hoạt động Digital Marketing trong ngành du lịch 6

1 Cơ sở lý thuyết 6

2.2 Cơ sở thực tiễn 6

Chương II: Thực trạng triển khai Digital Marketing trên địa bàn Hà Nội 6

1 Đánh giá về việc triển khai marketing trên website 6

2 Đánh giá về việc triển khai marketing trên mạng xã hội 6

3 Đánh giá về việc triển khai marketing SEO 6

4 Đánh giá về việc triển khai marketing qua Email 6

5 Đánh giá về việc triển khai Content marketing 6

6 Đặc điểm đối tượng mẫu điều tra 6

7 Kết quả đánh giá thực trạng Digital Marketing trong ngành du lịch trên địa bàn Hà Nội 6

Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả Digital Marketing trong ngành du lịch trên địa bàn Hà Nội 6

1 Xu hướng Digital Marketing trong ngành du lịch trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2023-2025 6

2 Giải pháp nâng cao hiệu quả Digital Marketing trong ngành du lịch trên địa bàn Hà Nội 7

Phần III: Kết luận và kiến nghị 8

1 Kết luận 8

2 Kiến nghị 8

Danh mục tài liệu tham khảo 10

Trang 3

Lời mở đầu

Hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và nền kinh tế kỹ thuật số đã và đang

áp dụng chuyển đổi việc tương tác với khách du lịch và tiếp thị dịch vụ du lịch, đồng thời

mở ra những cách thức mới và mang tính sáng tạo cao nhằm cung cấp dịch vụ du lịchhiệu quả, nâng cao trải nghiệm của du khách Ở Việt Nam, ngành du lịch đã và đang đạtđược những thành tựu nhất định; trong đó phải kể đến những nỗ lực thực hiện chuyển đổi

từ khâu tiếp thị, tiếp cận thị trường đến cách quản lý thông qua ứng dụng hệ thống côngnghệ thông tin Ngành Digital Marketing làm thỏa mãn những yêu cầu của ngành bởi nóxuất hiện và phát triển rất nhanh nhờ chi phí thấp, tiếp cận đúng tệp khách hàng tiềm năng

và có thể tương tác mạnh mẽ với khách hàng Đây là giải pháp mới mẻ, có thể coi đây là

“cánh tay đắc lực” của nhiều doanh nghiệp để đem thương hiệu, sản phẩm đến với đôngđảo người dùng từ đó tăng doanh thu

Qua đó có thể thấy Digital Marketing đóng vai trò rất quan trọng trong sự pháttriển đối với du lịch Nhận thấy tiềm năng và tầm quan trọng của lĩnh vực DigitalMarketing trong thời đại hiện nay nên tác giả đã quyết định chọn đề tài“Nâng cao hiệuquả Digital Marketing trong ngành du lịch trên địa bàn Hà Nội.”

Trang 4

Phần I: Đặt vấn đề

1 Lý do chọn đề tài

Trong thời đại số hóa, ngành du lịch trở thành một trong những ngành có nhiều cơhội và thách thức lớn Kỹ thuật số đã thay đổi cách chúng ta tìm kiếm, đặt và trải nghiệmcác chuyến du lịch Theo Hiệp hội Du lịch Thế giới (2021), nền kinh tế du lịch đã trởthành một phần quan trọng của nền kinh tế toàn cầu, đóng góp 10,4% vào tổng sản phẩmquốc nội (GDP) toàn cầu và tạo việc làm cho hàng trăm triệu người Việc kỹ thuật sốthúc đẩy sự thay đổi này, với nhiều doanh nghiệp du lịch sử dụng công nghệ số để tạo ra

cơ hội mới và cải thiện trải nghiệm của khách hàng (Xu & Weber, 2019)

Lý do lựa chọn đề tài này xuất phát từ việc tôi nhận thấy cần phải nghiên cứu cụthể về cách chiến lược digital marketing (Digital Marketing) có thể ảnh hưởng đến hiệusuất và sự hài lòng của khách hàng đối với ngành du lịch (package tour) Cách tiếp cận

kỹ thuật số không chỉ giúp doanh nghiệp du lịch tiết kiệm thời gian và nguồn lực mà còncung cấp cho khách hàng trải nghiệm đáng nhớ Thành công của việc sáng tạo và thíchnghi với môi trường số hóa có thể tạo sự khác biệt đáng kể trong sự cạnh tranh củangành

Nhưng hiện nay, đối với ngành du lịch, vẫn còn nhiều thách thức và khó khăn liênquan đến cách thức triển khai chiến lược Digital Marketing Điều này đặt ra câu hỏi vềcách doanh nghiệp du lịch nên xây dựng và thực hiện chiến lược Digital Marketing hiệuquả

Từ những lý do cấp thiết kể trên, tôi quyết định chọn đề tài “Nâng cao hiệu quảDigital Marketing trong ngành du lịch trên địa bàn Hà Nội.”

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung: Nghiên cứu này nhằm mục đích cung cấp thông tin chi tiết, phântích thực trạng Digital Marketing của ngành du lịch trong thời điểm hiện tại; đồng thờigợi ý cho doanh nghiệp du lịch về cách nâng cao hiệu quả hoạt động Digital Marketingđối với dịch vụ kể trên

Mục tiêu cụ thể:

Trang 5

Thứ nhất, phân tích thực trạng của hoạt động Digital Marketing của một số doanhnghiệp, tổ chức kinh doanh ngành du lịch trên địa bàn Hà Nội

Thứ hai, xác định những điểm mạnh và điểm yếu trong việc triển khai hoạt động DigitalMarketing của doanh nghiệp và tổ chức

Thứ ba, đề xuất các giải pháp để cải thiện hiệu quả Digital Marketing đối với ngành dulịch trên địa bàn Hà Nội

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: hoạt động Digital Marketing của ngành du lịch trên địa bàn HàNội

Phạm vi nghiên cứu: khảo sát du khách đã và đang ứng dụng Digital Marketing tại địabàn Hà Nội

4 Phương pháp nghiên cứu

Để triển khai nghiên cứu những nội dung của bài báo, tác giả sử dụng phươngpháp nghiên cứu định tính Trên cơ sở thu thập thông tin sơ cấp và thông tin thứ cấp, tácgiả sử dụng phương pháp phân tích - so sánh - tổng hợp và phương pháp phân tích - tổnghợp để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, nhằm tìm ra những đặc trưng cơ bản của vấn đềnghiên cứu và tính hợp quy luật của đối tượng nghiên cứu

Phương pháp thu thập tài liệu: Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu thu từ bảng khảosát (survey) và phỏng vấn sâu (in-depth interview) với một số lượng đối tượng đượcchọn Phạm vi đối tượng không nằm ngoài Hà Nội Ngoài ra, thông qua các tài liệu nhưsách, giáo trình, báo, tạp chí, internet để tìm hiểu, tổng hợp về cơ sở lý luận Phương pháp xử lý số liệu: Sau khi thu thập dữ liệu thô, tác giả sẽ tiến hành phântích, đối chiếu để tìm ra đặc điểm của dữ liệu, cũng như đưa ra giải pháp nâng cao hiệuquả digital marketing cho ngành du lịch

5 Kết cấu của bài

Đề tài nghiên cứu có kết cấu 4 chương với nội dung như sau:

Trang 6

Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan tới hoạt động Digital Marketing trongngành du lịch

Chương II: Thực trạng triển khai Digital Marketing trên địa bàn Hà Nội

Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả Digital Marketing trong ngành du lịch trên địabàn Hà Nội

Chương IV: Kết luận và kiến nghị

Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu

Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan tới hoạt động Digital Marketing trong ngành du lịch

1 Cơ sở lý thuyết

1.1 Cơ sở lý thuyết về Marketing

Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về Marketing, theo Hiệp hội Marketing

Mỹ định nghĩa “Marketing là một hệ thống tổng thể các hoạt động của tổ chức được thiết

kế nhằm hoạch định, định giá, xúc tiến và phân phối các sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng đểđáp ứng nhu cầu của thị trường mục tiêu và đạt được các mục tiêu của tổ chức”.Một định nghĩa khác khá phổ biến cho rằng: “Marketing là một quá trình quản lýchịu trách nhiệm về xác định, tiên đoán và làm thỏa mãn các nhu cầu của người tiêu dùngmột cách có lợi”

1.2 Cơ sở lý thuyết về Digital Marketing

Theo Asia Digital Marketing Association, Digital Marketing là chiến lược sử dụngcông cụ Internet để làm phương tiện cho hoạt động marketing và thực hiện trao đổi thôngtin Bằng tất cả các kênh phương tiện kỹ thuật số hiện có, các doanh nghiệp sẽ thực hiệnDigital Marketing để xây dựng, phát triển và quảng bá thương hiệu, sản phẩm trực tuyến Ngoài ra, Wikipedia cũng định nghĩa khái niệm Digital Marketing một cách đơngiản: Tiếp thị kỹ thuật số (Digital Marketing) là tiếp thị tất cả các dịch vụ, sản phẩm dùngcông nghệ số, đa phần là trên mạng, thông qua Internet Ngoài ra, nó còn bao gồm cả thiết

Trang 7

quốc tế 96% (24)

37

NHÓM 7 -tiểu luận marketing quốc tế…Marketing

quốc tế 100% (10)

36

Nhóm-6 tiểu luận marketing quốc tế…Marketing

quốc tế 100% (10)

37

KẾ HOẠCH Marketing CHUỖI PHÚC LONG…Marketing

quốc tế 100% (9)

48

Nhóm 5 - tiểu luận marketing quốc tế…

37

Trang 8

bị điện thoại di động, các quảng cáo hiển thị và phương tiện kỹ thuật số khác

Như vậy, Digital Marketing trong du lịch là toàn bộ những hoạt động marketingtrong các cơ quan du lịch được tiến hành qua các phương tiện điện hoặc viễn thông đểquảng bá sản phẩm và dịch vụ du lịch nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu của người sửdụng

1.3 Phân biệt Marketing truyền thống và Digital Marketing

Không gian Bị giới hạn bởi biên

giới quốc gia và vùnglãnh thổ

Không bị giới hạn bởi biêngiới quốc gia và vùng lãnhthổ

Thời gian Bị giới hạn bởi biên

giới quốc gia và vùnglãnh thổ

Mọi lúc mọi nơi, phản ứngnhanh, cập nhập thông tinsau vài phút

Khách hàng và

Phản hồi

Khó lựa chọn được mộtnhóm đối tượng cụ thể

Hoàn toàn có thể chọnđược đối tượng khách hàng

Marketingquốc tế 100% (8)Course book Introduction to Law…Marketing

quốc tế 100% (7)

113

Trang 9

và đòi hỏi mất một thờigian dài để khách hàngtiếp cận thông tin vàphản hồi.

tiềm năng, tiếp cận trựctiếp với khách hàng nhậnthông tin và phản hồi ngaylập tức

Chi phí Chi phí cao, ngân sách

lớn khó kiểm soát đượcchi phí quảng cáo, vàthường được ấn địnhdùng một lần

Chi phí thấp, với ngân sáchnhỏ vẫn thực hiện được và

có thể kiểm soát được chiphí quảng cáo (GoogleAdwords, Facebook Ads)

1.4 Các kênh Digital Marketing

Để Digital Marketing có thể giúp tận dụng sức mạnh ngành du lịch trở nên pháttriển:

Thứ nhất, Social Media Marketing (Tiếp thị qua phương tiện truyền thông xã hội) nhưFacebook, Twitter, Instagram Đây là kênh quan trọng bởi mọi người trên thế giới có thểtương tác qua lại trong cộng đồng du lịch về những địa điểm cụ thể

Thứ hai, ngoài sử dụng mạng xã hội, nghiên cứu về digital marketing du lịch cũng chothấy hơn 80% khách du lịch sử dụng công cụ tìm kiếm để tìm thông tin và lên kế hoạchcho chuyến đi của họ, bao gồm đặt vé máy bay và khách sạn Vì lý do này, nếu nhà tiếpthị nên tận dụng các chiến lược SEO (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) để tiếp cận và cuốicùng chuyển đổi đối tượng mục tiêu của họ thành khách hàng sử dụng sản phẩm hoặcdịch vụ của họ

Thứ ba, Influencer marketing là một chiến lược khác để quảng bá cho doanh nghiệp dulịch Tại Việt Nam, Khoai Lang Thang (Đinh Võ Hoài Phương) là một travel vlogger có

Trang 10

mặt từ rất sớm và gặt hái được thành công vang dội Anh có gương mặt điển trai, giọngnói miền Tây duyên dáng và cách kể chuyện hài hước Anh thường xuyên đăng tải nhữngvideo du lịch khắp mọi miền tổ quốc hay về miền Tây sông nước quê anh.

1.5 Vai trò của Digital Marketing trong ngành du lịch

Digital Marketing hiện là xu hướng toàn cầu góp phần phát triển ngành du lịch,khách sạn Các thiết bị kỹ thuật số và doanh thu ngành du lịch trở nên gắn kết Kết quả là,quảng cáo du lịch trực tuyến ngày càng quan trọng hơn trong kỷ nguyên ngày nay vàquyết định sự thành công của nhiều công ty lữ hành Có thể nói, Digital Marketing có ảnhhưởng mạnh mẽ đến phát triển việc quảng bá du lịch đến du khách vô cùng lớn.Tiếp cận khách hàng: Du khách hiện nay dựa vào Internet để tiếp cận các thông tin địađiểm du ích, ăn uống, đặt chỗ chỉ bằng một click chuột Việc thiết lập sự hiện diện trựctuyến uy tín, triển hai các chiến dịch Digital Marketing hiệu quả, công ty du lịch dễ dàngtiếp cận với du khách trong và ngoài nước, khoảng cách không gian và thời gian khôngcòn là rào cản

Thứ hạng trên công cụ tìm kiếm: Đối với công ty du lịch, thứ hạng trên công cụ tìm kiếm

đã trở hành yếu tố thành công quan trọng nhất, các công ty du lịch cần đầu tư vào SEO vàSEM để đưa Web của họ lên trang kết quả đầu tiên

Sử dụng phương tiện truyền thông xã hội - Social media: Kênh truyền thông tuyệt vời vớinhiều bài đăng trên mạng xã hội để các công ty du lịch tiếp cận với du khách, thu thập cácđánh giá và nhận xét từ du khách để truy cập địa điểm nổi bật

Đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của du khách: Ngày nay, có nhiều người đi du lịch, khámphá các nền văn hóa khác nhau và chiêm ngưỡng những điều họ chưa thấy Sự tiến bộ củacông nghệ đã ghi lại cuộc sống chân thật nhất như các công ty có thể áp dụng phát trựctiếp hoặc Vlog mọi người có thể vừa thư giãn vừa lướt web để có thể thấy quảng cáo vềcác điểm du lịch nổi tiếng hoặc thấy được món ăn đặc sắc, điều đó truyền cảm ứng cũngnhư kích thích du cầu du lịch cho khách hàng

Cá nhân hóa trải nghiệm: Digital Marketing cho phép các công ty du lịch thu thập vàphân tích dữ liệu một cách tốt hơn, vẽ ra bức tranh chân dung toàn diện về đối tượng mục

Trang 11

tiêu cũng như cho phép họ cung cấp các trải nghiệm cá nhân cho khách hàng ở quy môlớn hơn, phát triển đúng hướng và nhu cầu khách hàng tốt hơn.

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.1 Một số nghiên cứu trước đây về digital marketing trong ngành du lịch

Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước

Nguyễn Lê Cát Tường (2020), “Mối quan hệ giữa Digital Marketing và ngành dulịch tại Việt Nam” đã chỉ ra các tiềm năng chính của ngành du lịch tại Việt Nam và xácđịnh những khía cạnh của Digital Marketing ảnh hưởng đến ngành này nhiều nhất.Nghiên cứu này sẽ tập trung nghiên cứu sâu hơn về du lịch ẩm thực, du lịch địa phương

và du lịch sinh thái, đặc biệt là tại các khu vực nổi tiếng Liên quan đến nghiên cứu,Digital Marketing đóng một vai trò quan trọng trong việc giới thiệu các khu vực nôngthôn của Việt Nam cũng như cải thiện hình ảnh du lịch Việt Nam đối với mọi người trêntoàn thế giới Dựa trên các kết quả, nghiên cứu có thể khám phá sâu hơn về thực trạng vàtìm ra các giải pháp tối ưu để thúc đẩy Digital Marketing lan tỏa hình ảnh quốc gia lênmột tầm cao mới

Nguyễn Thị Hoài An và Nguyễn Trung Kiên (2022), “Đẩy mạnh truyền thôngMarketing trực tuyến trong kinh doanh dịch vụ du lịch hậu Covid-19” đã tổng hợp, đánhgiá thực trạng ngành du lịch Việt trong và sau đại dịch Covid-19; đưa ra cơ sở lý luận vềtruyền thông marketing trực tuyến và các công cụ truyền thông marketing trực tuyến Từ

đó, bài báo hướng đến việc đưa ra các giải pháp có tính khoa học góp phần thúc đẩy hoạtđộng truyền thông marketing trực tuyến trong kinh doanh dịch vụ du lịch sau đại dịchCovid-19

Nguyễn Hoàng Tiến và Trần Văn Sơn (2021), “Phát triển phát triển bền vữngngành du lịch thời kỳ hậu Covid-19 tại Việt Nam - cách tiếp cận Marketing” đã nghiêncứu và phân tích những tác động của đại dịch Covid-19 đến ngành du lịch Việt Nam và

đề xuất những giải pháp nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực của dịch, hỗ trợ cácdoanh nghiệp và ngành du lịch vượt qua những khó khăn do dịch gây ra, nhanh chóngkhôi phục kinh doanh sau đó, đề xuất những giải pháp hạn chế và giảm thiểu tác động

Trang 12

tiêu cực của dịch bệnh Covid-19 đến ngành du lịch Việt Nam, đồng thời đưa ra phươnghướng marketing để giúp ngành du lịch phát triển, tăng doanh thu, thu hút khách hàng.Bài nghiên cứu tập trung khai thác digital marketing ở 3 điểm: 1) tối ưu hóa công cụ tìmkiếm, 2) mạng xã hội, 3) tiếp thị qua email

Nguyễn Thị Vân Anh và Hồ Hiền Anh (2023), “Evaluating Tourism DigitalMarketing Activities: Case Study of Moc Chau, Son La, Viet Nam” phân tích đánh giácủa du khách về việc sử dụng Digital Marketing trong ngành du lịch bởi các công ty dulịch tại Mộc Châu, Sơn La Kết quả cho thấy tiếp thị trên mạng xã hội có mức độ xuấthiện, thu hút và ảnh hưởng cao nhất Ngoài ra, tiếp thị video và tiếp thị đa phương tiệncũng có tần suất xuất hiện cao, mức độ thu hút cao và mức độ ảnh hưởng cao Dựa trênviệc nghiên cứu cơ sở lý thuyết về Digital Marketing, kết quả khảo sát và cuộc phỏngvấn sâu, nhóm nghiên cứu đề xuất một số đề xuất nhằm cải thiện hiệu suất sử dụng cáccông cụ Digital Marketing trong ngành du lịch Mộc Châu và các cơ quan chính quyền.Tổng quan tình hình nghiên cứu nước ngoài

Kaur (2017) tìm hiểu về tầm quan trọng của Digital Marketing đối với du lịchtrong thời hiện đại Tác giả nhận định rằng Digital Marketing ngày nay đã trở thành mộtphần không thể thiếu trong mọi loại hình kinh doanh, không phân biệt về quy và loạihình Sự cần thiết của Digital Marketing trở nên mạnh mẽ chưa từng có trong ngành dulịch, sự thay đổi này bắt đầu biến đổi cách doanh nghiệp tiếp cận người dùng Đối với bất

kỳ doanh nghiệp nào muốn thành công trong việc sử dụng Digital Marketing trong ngành

du lịch, sáu điểm: 1) trang web chất lượng, 2) tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), 3) tiếpthị qua email, 4) sự xuất hiện trên các mạng xã hội, 5) nội dung, 6) tính thân thiện vớithiết bị di động - đóng vai trò tối quan trọng

Fedoryshyna và cộng sự (2021) xem xét các khía cạnh chính của việc sử dụng cáccông cụ Digital Marketing trong quản lý chiến lược trong lĩnh vực du lịch Các công cụđược nhắc tới bao gồm quảng cáo, mạng xã hội, hình ảnh thương hiệu, tiếp thị qua email,nội dung, Hiệu suất của các công cụ Digital Marketing được đề xuất để được xác địnhdựa trên các chỉ số hiệu suất chính (KPIs), dựa trên các mục tiêu đã chọn Tập hợp đượcxác định bằng phương pháp đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực DigitalMarketing đưa ra kết luận rằng các công cụ tiếp thị này có tác động tích cực đối với việc

Trang 13

thực hiện chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp Để mô hình hóa tính liên quan của chiếnlược doanh nghiệp du lịch, thích hợp sử dụng các mô hình phân cấp, những mô hình nàynhóm các yếu tố và tiêu chí để đánh giá mức độ tác động của chúng đối với hướng pháttriển chiến lược của doanh nghiệp du lịch, sau đó tiến hành chi tiết trên các cấp độ môhình đã chọn

Jaya & Prianthara (2020) nghiên cứu về tác động của người có ảnh hưởng trênmạng xã hội, hình ảnh điểm đến và hình ảnh thương hiệu trên nền tảng internet đối với ýđịnh đặt chuyến du lịch của du khách đến Bratan Lake, Bedugul Kết quả nghiên cứu chothấy rằng những người ảnh hưởng trên mạng xã hội, hình ảnh điểm đến và hình ảnhthương hiệu có tác động tích cực và quan trọng đối với ý định mua hàng Ba chỉ số củahình ảnh thương hiệu bao gồm chất lượng dịch vụ, lịch sử hoạt động và độ tin cậy đượcđánh giá trên internet, cho thấy du khách sẽ có những kỳ vọng trước chuyến đi và cầnđược thỏa mãn trong và sau khi kết thúc chuyến đi

❖ Khoảng trống trong nghiên cứu

Từ trước đến nay đã có khá nhiều tác giả trên thế giới nghiên cứu về mối quan hệ giữaDigital Marketing và du lịch Tuy nhiên, ở Việt Nam, số lượng nghiên cứu bài bản và hệthống chỉ về Digital Marketing và ngành du lịch khá khiêm tốn Có sự rất nhiều tiềm năng

và cơ hội cho các doanh nghiệp du lịch tại Việt Nam để tận dụng Digital Marketing mộtcách toàn diện, tạo sự kết nối với du khách và cải thiện trải nghiệm du lịch Mặc dù cáccông ty du lịch tại Việt Nam đã sử dụng các công cụ Digital Marketing một cách phổbiến, cần có nhiều nghiên cứu hơn để hiểu rõ cách họ đánh giá hiệu quả của chiến lượcDigital Marketing và cách họ có thể tối ưu hóa chúng

Khi so sánh với nhiều nước phát triển khác, Digital Marketing trong ngành du lịchtại Việt Nam còn chưa thực sự phổ biến và phát triển Chính vì vậy, cần có sự nghiên cứu

cụ thể về hiệu quả của Digital Marketing trong ngành du lịch Việt Nam để giúp cácdoanh nghiệp nắm bắt cơ hội và đối phó với thách thức trong bối cảnh kinh doanh dịch

vụ du lịch đang trở nên cạnh tranh khốc liệt Nghiên cứu này có thể giúp cung cấp hướngdẫn và giải pháp cụ thể cho doanh nghiệp du lịch tại Việt Nam để tối ưu hóa việc sửdụng Digital Marketing và thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch trong nước

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w