Điều này làm phát sinh rủi ro đối với các đối tượng kinh doanh trên thị trường có nhucầu giao dịch bằng các đồng tiền khác nhau.Việc nhận diện các rủi ro và sử dụng các biện pháp nhằm mụ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA
TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG -o0o -
TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
MÔN: KINH DOANH NGOẠI HỐI
ÁP DỤNG HỢP ĐỒNG HOÁN ĐỔI TRONG PHÒNG VỆ RỦI RO CỦA
NGÂN HÀNG CHO DOANH NGHIỆP
Lớp: TCNH29B - CQ Giảng viên:
Nguyễn Hoàng Tuấn 822392
Hoàng Vũ Hạnh 822367Nguyễn Thuỳ Dương 822364
Lê Vinh Thiên Lý 822420
Nguyễn Hùng Cường 822404
Lê Đức Hoàng 822369
Hà Nội, tháng 11 năm 2023
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, toàn cầu hoá thương mại đang là xu hướng tất yếu Xuất nhập khẩu của cácnước đang tăng lên nhanh chóng về kim ngạch và đa dạng hóa về cơ cấu tiền tệ Đây làđộng lực chính thúc đẩy sự hình thành và phát triển của thị trường ngoại hối Việt Nam làmột trong những ví dụ điển hình cho hiện tượng trên
Tuy nhiên, thị trường ngoại hối là một chủ thể có biến động khôn lường, tốc độ nhanhchóng và tác động mạnh mẽ với giá trị giao dịch cao nhất thế giới và thanh khoản vô cùnglớn Điều này làm phát sinh rủi ro đối với các đối tượng kinh doanh trên thị trường có nhucầu giao dịch bằng các đồng tiền khác nhau
Việc nhận diện các rủi ro và sử dụng các biện pháp nhằm mục đích phòng vệ chodoanh nghiệp giúp giảm ảnh hưởng tiêu cực từ thị trường ngoại hối, bảo vệ kết quả kinhdoanh và thu được lợi nhuận đáng kể từ thị trường ngoại hối Một trong những công cụ tàichính phái sinh tiêu biểu nhất được doanh nghiệp thường sử dụng là hợp đồng hoán đổi
Đây là lý do nhóm chúng em chọn đề tài nghiên cứu “Áp dụng hợp đồng hoán đổi trong phòng vệ rủi ro của ngân hàng cho doanh nghiệp” Kết cấu bài nghiên cứu bao gồm:
Chương I: Cơ sở lý thuyết
Chương II: Áp dụng hợp đồng hoán đổi trong phòng vệ rủi ro
Chương III: Đề xuất cải tiến trong việc sử dụng hợp đồng hoán đổi để phòng vệ rủi ro
Vì phạm vi đề tài nghiên cứu tương đối rộng, bao quát nhiều vấn đề, thời gian nghiêncứu có hạn, nhóm đã nỗ lực thực hiện với tinh thần và thái độ làm việc nghiêm túc, tuynhiên trong khuôn khổ bài tiểu luận môn học không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sótnhất định Vì vậy, nhóm rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của cô để bài viếtđược hoàn thiện hơn
Xin chân thành cảm ơn!
3
Trang 4CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1 Phòng ngừa rủi ro trên thị trường ngoại hối
1.1 Thị trường ngoại hối
Thị trường ngoại hối là nơi mua, bán, trao đổi tiền tệ quốc tế, các nhà kinh doanh tiếnhành mua, bán ngoại hối để kiếm lời, trong đó chủ yếu là trao đổi, mua, bán ngoại tệ và cácphương tiện thanh toán quốc tế Thị trường ngoại hối là thị trường phi tập trung toàn cầu,các nhà giao dịch và bên tham gia thị trường thực hiện hợp đồng dưới dạng điện tử theophương thức ngoài sàn (Over the counter - OTC) Thị trường ngoại hối được giao dịch tạikhắp nơi trên thế giới với các múi giờ khác nhau, các giao dịch trên thị trường Forex có thểđược thực hiện 24/5, tức là giao dịch 24 giờ/ngày và 5 ngày/tuần
Các chủ thể tham gia thị trường ngoại hối là:
(i) Các ngân hàng (trong đó, ngân hàng Trung ương đóng vai trò là tổ chức kiểm soát,điều hành và ổn định hoạt động của thị trường; các ngân hàng thương mại tham gia với tưcách thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối cho ngân hàng nhằm đảm bảo ổn định số
dư trên tài khoản và thực hiện các dịch vụ về hối đoái theo sự ủy nhiệm của khách hàng); (ii) Các nhà môi giới, là chủ thể trung gian trong giao dịch hối đoái giữa các ngânhàng, tổ chức, cá nhân với nhau;
(iii) Các doanh nghiệp, bao gồm các công ty nội địa và đa quốc gia, chủ yếu là cácdoanh nghiệp có chức năng xuất nhập khẩu Các doanh nghiệp này vừa là chủ thể cung ứng,vừa là chủ thể mua ngoại tệ Đối tượng này chiếm khối lượng mua, bán, trao đổi ngoại tệlớn trên thị trường ngoại hối;
(iv) Các quỹ tiền tệ (quỹ đầu tư, lương hưu, bảo hiểm, phòng hộ ) Mục đích chínhcủa các quỹ này là thu lợi nhuận Giá trị của các quỹ thường khá lớn, vì vậy giao dịch của
họ trên thị trường Forex luôn tạo ra các chuyển dịch tiền tệ lớn, tạo nên sự ảnh hưởng rấtlớn đến giá trị của một đơn vị tiền tệ;
(v) Các cá nhân có nhu cầu mua, bán ngoại tệ nhằm mục đích đầu tư, cho vay, chi tiêutại nước ngoài, hoặc nhu cầu đầu cơ trên thị trường
Thị trường ngoại hối mang tính toàn cầu và là thị trường có thanh khoản cao nhất trênthế giới với khối lượng giao dịch trung bình ngày là 6,6 nghìn tỷ USD (thống kê năm 2020),trong đó, có đến 80% là các giao dịch đầu cơ với mục đích tìm kiếm lợi nhuận trên chênhlệch tỷ giá Thị trường có tính thanh khoản rất cao, các lời mời chào mua, bán ngoại tệ rấtsôi động, từ đó, các hợp đồng mua bán được thực hiện dễ dàng, nhanh chóng Sự tăngtrưởng nhanh chóng của thị trường biến nơi này thành nơi lý tưởng của nhiều nhà giao dịch
1.2 Rủi ro và các loại rủi ro trên thị trường ngoại hối
a) Rủi ro
- Rủi ro là một khái niệm phổ biến, tuy nhiên không có một quan điểm thống nhấtnào về rủi ro Theo AllanWillett: “Rủi ro là sự bất trắc cụ thể liên quan đến việc xuất
4
Trang 5hiện một biến cố không mong đợi” Trong một nghiên cứu của JohnHaynes (1956), “rủi
ro là khả năng xảy ra tổn thất, là tổng hợp những sự ngẫu nhiên có thể đo lường đượcbằng xác suất” Quan điểm được xem là hiện đại và nhận được sự đồng tình cao nhấtcho đến ngày nay là của Frank H Knight (1921) ông cho rằng: “Rủi ro là sự khôngchắc chắn có thể đo lường được” J M Keynes (1921), trong một nghiên cứu độc lậpvới F H Knight cũng phân biệt bất trắc với rủi ro ở chỗ rủi ro thì có thể đo lường bằngxác suất, nhưng bất trắc thì không Các định nghĩa trên dù ít nhiều khác nhau song cóthể thấy rằng chúng cùng đề cập đến hai đặc điểm cơ bản của rủi ro, đó là sự khôngchắc chắn và không mong muốn
- Rủi ro ngoại hối, theo định nghĩa tại Điểm b Khoản 2 Điều 8 Thông tư08/2017/TT-NHNN, là rủi ro biến động bất lợi của tỷ giá trên thị trường khi tổ chức tíndụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trạng thái ngoại tệ Trong đó, trạng thái ngoại
tệ là chênh lệch giữa tài sản có và tài sản nợ nội và ngoại bảng của một ngoại tệ tại mộtthời điểm nhất định (thường xét trạng thái cuối ngày) Nếu tài sản có lớn hơn tài sản nợthì ngoại tệ ở trạng thái dương: khi tỷ giá tăng phát sinh lãi ngoại hối; ngược lại, nếu tàisản có nhỏ hơn tài sản nợ thị ngoại tệ ở trạng thái âm: khi tỷ giá tăng, phát sinh lỗ ngoạihối
- Từ hai định nghĩa về rủi ro và rủi ro ngoại hối ở trên, chúng ta có thể hiểu, rủi rotrên thị trường ngoại hối là sự không chắc chắn về giá trị các khoản ngoại tệ đượcthu/chi trong tương lai
b) Các loại rủi ro trên thị trường ngoại hối
- Rủi ro lãi suất là rủi ro do biến động bất lợi của lãi suất trên thị trường tài chínhgây ảnh hưởng đến giá trị tiền tệ
- Rủi ro tỷ giá là khả năng biến động thu nhập ròng ngoài dự kiến khi tỷ giá thayđổi tác động đến các khoản phải thu và các khoản phải trả bằng ngoại tệ
- Ngoài hai loại rủi ro chính được nêu ở trên, thị trường ngoại hối cũng tồn tại rủi
ro thanh khoản Đây là rủi ro khi các bên tham gia thị trường không có khả năngvà/hoặc mất chi phí cao để thực hiện nghĩa vụ khi đến hạn
5
Trang 6CHƯƠNG 2: ÁP DỤNG HỢP ĐỒNG HOÁN ĐỔI TRONG PHÒNG VỆ RỦI RO
1 Phòng ngừa rủi ro trên thị trường ngoại hối
Doanh nghiệp/cá nhân không phải là các chuyên gia tài chính – tiền tệ, nên độ tin cậytrong việc dự báo tỷ giá ngoại hối là rất thấp
Việc biến động tỷ giá ngoại hối phụ thuộc vào các yếu tố vĩ mô, tuy nhiên thực tếthông tin trên thị trường khác nhau có độ trễ khác nhau, nên việc dự đoán tỷ giá vẫn vô cùngkhó khăn
Năng lực tài chính của doanh nghiệp/cá nhân yếu ớt hơn nhiều so với các tổ chức, địnhchế tài chính, do đó rủi ro tỷ giá sẽ tác động nặng nề hơn tới doanh nghiệp/cá nhân.Hoạt động chính của doanh nghiệp là thương mại, nên cần chắc chắn về doanh thu vàchi phí khỏi yếu tố về tỷ giá
Doanh nghiệp/cá nhân tham gia vào thị trường ngoại hối nên tập trung vào hoạt độngchính của mình và chuyển các loại rủi ro tài chính (tỷ giá hối đoái) cho các tổ chức, địnhchế tài chính bằng các hợp đồng tài chính phái sinh
Rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại các NHTM Việt Nam đặc biệt là rủi ro tỷ giá xảy
ra khi ngân hàng duy trì trạng thái mở hối đoái với loại ngoại tệ nào đó Khi tỷ giá của ngoại
tệ đó thay đổi bất lợi sẽ dẫn dến thiệt hại cho ngân hàng Vì vậy việc đo lường mức độ rủi rođối với từng loại ngoại tệ riêng lẽ và đối với danh mục ngoại tệ là cơ sở để ngân hàng đưa ranhững biện pháp phòng ngừa rùi ro, nhằm giảm bớt thiệt hại
Để phòng ngừa rủi ro trên thị trường ngoại hối, các bên tham gia thị trường sử dụngcác công cụ tài chính phái sinh, gồm bốn loại sau: hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai,hợp đồng hoá đổi và hợp đồng quyền chọn
a) Hợp đồng kỳ hạn
Hợp đồng kỳ hạn (forward contract) là một loại chứng khoán phái sinh, trong đó ngườimua và người bán sẽ thực hiện việc mua hoặc bán một loại tiền tệ tại một thời điểm nhấtđịnh trong tương lai (forward date) với một mức giá nhất định đã thoả thuận từ hôm nay(forward price)
Hiện nay giao dịch hối đoái kỳ hạn ở Việt Nam tuân theo Quy chế hoạt động giao dịchhối đoái ban hành kèm theo Quyết định số 17/1998/QĐ-NHNN7 ngày 10/01/1998 củaThống đốc Ngân hàng nhà nước
Trong hợp đồng kỳ hạn, tỷ giá được xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng, vì vậy vàongày đáo hạn hợp đồng, cho dù giá cả trên thị trường có biến động như thế nào thì tỷ giá
6
Trang 7Discover more
from:
TCH2023
Document continues below
Kinh doanh ngoại
28
TỔNG HỢP Report 5 Bài tập nhóm
Trang 8vẫn được giao dịch theo mức ban đầu Chính nhờ đặc điểm này mà hợp đồng kỳ hạn có khảnăng phòng ngừa rùi ro tỷ giá.
Giao dịch kỳ hạn là bắt buộc nên khi đến ngày đáo hạn, dù bên nào tham gia hợp đồnggặp bất lợi thì hợp đồng vẫn được thực hiện
b) Hợp đồng tương lai
Hợp đồng tương lai được Thị trường Tiền tệ Quốc tế đưa ra lần đầu tiên năm 1972 ởChicago nhằm cung cấp cho các nhà đầu tư (speculators) một phương tiện kinh doanh vàcho những người ngại rủi ro (hedgers) một công cụ phòng ngừa rủi ro hối đoái
Hợp đồng tương lai là một thoả thuận mua bán một số lượng ngoại tệ đã biết theo một
tỷ giá cố định tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực và việc chuyển giao ngoại tệ được thựchiện vào một ngày trong tương lai được xác định bởi Sở giao dịch Giao dịch tương lai vềbản chất là giao dịch kỳ hạn nhưng được chuẩn hoá về loại ngoại tệ giao dịch, doanh số giaodịch và ngày giao dịch Chính vì vậy hợp đồng tương lai có cùng cơ chế phòng vệ rủi ro vớihợp đồng kỳ hạn Tuy nhiên, ở hợp đồng tương lai, các bên tham gia vào hợp đồng vẫn cóthể giới hạn rủi ro bằng việc kết thúc vị thế mua hay bán khi diễn biến ngày càng bất lợi hơnvới mình
Hợp đồng tương lai được giao dịch tập trung tại các Sở giao dịch nên thường chỉ niêmyết các đồng tiền mạnh (phổ biến), nên nếu doanh nghiệp muốn quản trị các đồng tiền khácthì không thể sử dụng loại hợp đồng này Ngoài ra, do được chuẩn hoá về giá trị hợp đồngnên hợp đồng tương lai sẽ khó phù hợp hoàn toàn với số tiền mà các bên cần phòng vệ.Cuối cùng, hợp đồng tương lai chỉ có ở các quốc gia có thị trường tài chính phát triển.c) Hợp đồng quyền chọn
Hợp đồng quyền chọn giao dịch trên tỷ giá hối đoái được Sở giao dịch Chứng khoánPhiladelphia đưa ra đầu tiên vào năm 1983 Quyền chọn là một công cụ tài chính cho phépngười mua nó có quyền, nhưng không bắt buộc, mua hay bán một loại tiền tệ ở một tỷ giá
và thời hạn được xác định trước Người bán hợp đồng quyền chọn phải thực hiện nghĩa vụhợp đồng nếu người mua yêu cầu Bởi vì quyền chọn là một tài sản tài chính nên nó có giátrị và người mua phải trả một khoản chi phí nhất định (premium cost) cho người bán quyềnchọn
Thông qua hợp đồng quyền chọn, bên tham gia có thể kiểm soát được rủi ro tỷ giá hốiđoái bằng cách giới hạn tối đa chi phí và/hoặc tối thiểu doanh thu (tỷ giá được xác địnhtrước nhân với số tiền cộng với chi phí mua quyền chọn)
Việc sử dụng hợp đồng quyền chọn vừa giúp bên tham gia phòng ngừa rủi ro vừa tậndụng được cơ hội đầu cơ nếu tỷ giá biến động theo hướng có lợi Có thể nói hợp đồngquyền chọn là loại hợp đồng linh hoạt, cho phép bên tham gia hợp đồng đạt được cả haimục tiêu là phòng vệ và đầu cơ, tất nhiên là với một khoản phí
d) Hợp đồng hoán đổi
7
Preparing Vocabulary FOR UNIT 6
Led hiển thị 100% (2)
10
Trang 9Hợp đồng hoán đổi ngoại hối bao gồm hai giao dịch: giao dịch mua và giao dịch báncùng một số lượng quy đổi hai đồng tiền khác nhau, trong đó kỳ hạn thanh toán của hai giaodịch là khác nhau và tỷ giá của cả hai giao dịch đều được xác định tại thời điểm ký kết hợpđồng.
Giao dịch hoán đổi là sự kết hợp giữa một giao dịch giao ngay và một giao dịch kỳ hạn hoặc hai giao dịch kỳ hạn có dòng tiền khác nhau Chính vì vậy nó đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của các bên tham gia ở cả thời điểm hiện tại (khắc phục nhược điểm của hợp đồng
kỳ hạn) và tương lai (phòng vệ rủi ro biến động tỷ giá trong tương lai)
Trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung, hoạt động ngoại hối được thực hiện dựa theoĐiều lệ quản lý ngoại hối ban hành kèm theo Nghị định số 16/HDBT ngày 18/10/1998,nhằm thu hút nguồn thu về ngoại hối và hạn chế chi ngoại hối ra nước Ngoài Quản lý ngoạihối tập trung trong tay Nhà nước và chỉ có các doanh nghiệp quốc doanh mới được phéptham gia xuất – nhập khẩu hàng hoá theo tỷ giá ấn định Khi nền kinh tế chuyển sang nềnkinh tế thị trường, chính sách quản lý ngoại hối đã từng bước được đổi mới nhằm tăngcường khả năng quản lý kiểm soát ngoại hối của NHNN Việc đổi mới đầu tiên mang tínhchất cơ bản là sự ra đời của Quyết định số 396/TTg ngày 4/8/1994 của Thủ tướng Chínhphủ “về việc bổ sung, sửa đổi một số điểm về quản lý ngoại tệ trong tình hình mới” Quyếtđịnh này quy định các doanh nghiệp chỉ được để lại một phần ngoại tệ để chi tiêu, phần cònlại phải bán hết cho các ngân hàng Và mọi hoạt động thành toán, mua bán, chi trả đều phảithực hiện qua ngân hàng, các công ty tài chính được phép hoạt động nhằm tập trung cácnguồn ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng, hạn chế sử dụng ngoại tệ Tuy nhiên để đáp ứngyêu cầu của việc điều hành, quản lý ngoại hối theo cơ chế thị trường, ngày 20/9/1994, thốngđốc NHNN ban hành Quyết định số 203/QĐ - NH13 “về việc thành lập thị trường ngoại tệliên ngân hàng” việc ra đời của thị trường tiền tệ liên ngân hàng đã khắc phục được nhữnghạn chế của phương thức giao dịch trực tiếp Theo thị trường này, tỷ giá được hình thànhtrên thị trường dựa theo sự thoả thuận giữa các thành viên trong biên độ cho phép bằng ±0.5% so với thế giới chính thức do NHNN công bố Sau đó để đáp ứng yêu cầu thị trườngThống đốc NHNN đã ký Quyết định số 101/1999/QĐ - NHNN 13 26/3/1994 về việc banhành quy chế tổ chức hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng” Việc ra đời củaQuyết định này đã đưa ra những điều kiện cụ thể hơn đối với việc tham gia thị trường ngoại
tệ của các tổ chức tín dụng như loại hình, phương thức, nguyên tắc giao dịch… Từ cuối năm
1997, trước diễn biến phức tạp của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực, NHNN đãkịp thời có các giải pháp về tiền tệ và tỷ giá nhằm giảm thiểu tác động của cuộc khủnghoảng tới sự ổn định kinh tế vĩ mô và hoạt động của hệ thống ngân hàng Bên cạnh đó cơ
8
Trang 10chế quản lý ngân hàng cũng có những thay đổi đáng kể Thống đốc NHNN đã ban hànhQuyết định số 173/1998/QĐ - TTg ngày 12/9/1998 về nghĩa vụ và quyền mua ngoại tệ củangười cư trú là tổ chức Quyết định này quy định cụ thể số ngoại tệ doanh nghiệp phải báncho các ngân hàng sau 15 ngày là 80% đối với nguồn thu vãng lai Ngoài ra, Quyết định nàycũng khẳng định quyền được mua ngoại tệ của người cư trú là tổ chức từ các ngân hàng khi
có nhu cầu ngoại tế đáp ứng cho các giao dịch vãng lai và giao dịch được phép khác Vớiviệc ban hành Quyết định này, đã giảm bớt căng thẳng cung cầu ngoại tệ Để tăng cườngkhả năng hoà nhập Quốc tế, chính phủ đã ban hành Nghị định 63/NĐ - CP ngày 17/8/1998.Nghị định này có các điểm cụ thể sau:
Đưa ra những quy định mới về quản lý nhà nước về ngoại hối
Xác định rõ khái niệm người cư trú và người không cư trú
Song song với việc ban hành các quyết định Chính phủ Việt Nam trong thời gian qua
đã thực hiện một số biện pháp khuyến khích chuyển Kiều hối về nước, được nêu trongQuyết định 170/1999/ QD TTg ngày 19/08/1999 về việc khuyến khích người Việt Nam ởnước Ngoài chuyển tiền về nước Trước đây khoản kiều hối chỉ được băng VND, ngườinhận kiều hối trong nước bắt buộc phải bán ngoại tệ cho ngân hàng theo tỷ giá quy định đểnhận đồng nội tệ Quyết định 48 QD/NH 7 ngày 23/02/1995 của thống đốc NHNN về việcngười Việt Nam ở nước ngoài chuyển rút bằng ngoại tệ tiền mặt theo yêu cầu chuyển thànhVND Quyết định 170 đánh dấu bước tiến trong nới lỏng chuyển tiền cá nhân NHNNkhông chỉ quan tâm đến hoạt động ngoại hối mà còn quản lý các luồng vốn ngoại tệ dướicác hình thức khác nhau Việc quản lí nước ngoài bao gồm việc quản lý nguồn vốn nướcngoài thông qua việc mở L/C nhập hàng, trả hàng trả chậm được Năm 1997, NHNN banhành quy chế mở L/C nhập hàng trả chậm theo quyết định 207/QD-NH 7 ngày 1/7/1997 quyđịnh các điều kiện đối với ngân hàng và doanh nghiệp để được mở L/C trả chậm: thời hạnchậm đối với nhập nguyên vật liệu và hàng tiêu dùng không quá 1 năm để giảm tình trạng
sử dụng vốn không đúng mục đích; yêu cầu mức kí quỹ tối thiểu đối với L/C trả chậm nhậphàng tiêu dùng NHNN ban hành công văn 931-1997/CV-NHNN7 ngày 17/10/1997 quyđịnh hạn mức vay ngắn hạn nước ngoài và bảo lãnh vay ngắn hạn ngân hàng không vượtquá 3 lần vốn tự có, mức tối thiểu mở L/C trả chậm bằng 80% giá nhập khẩu NHNN banhành quy chế quản lý vay trả nợ nước ngoài, thực hiện nhiệm vụ xây dựng tổng hạn mứcvay trả nợ nước ngoài theo phương thức tự vay tự trả của các doanh nghiệp Để thu hút vốnnước ngoài, Chính phủ Việt Nam không ngừng đổi mới hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạtđộng đầu tư nước ngoài như giảm mức thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài theo luật đầu tưnước ngoài từ 5% 7% 10% trước đây xuống 3% 5% 7% tương ứng
Thị trường tiền tệ liên ngân hàng ra đời NHNN thực hiện bước nhảy vọt trong việc
9
Trang 11điều hành tỷ giá theo cơ chế mới NHNN công bố tỷ giá chính thức giữa ngoại tệ và VNDtheo tỷ giá thị trường trong biên độ cho phép là 0,5% ( Quyết định 254-QD/NH 7 ngày31/10/1994 về quy định tỷ giá mua bán ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép kinhdoanh ngoại tệ) Để khuyến khích ngân hàng tham gia tích cực hơn trên Interbank, NHNNđiều chỉnh tỷ giá linh hoạt hơn theo quyết định 311/QD-NH 7, biên độ giao dịch được nânglên 1% Năm 1997, thị trường căng thẳng về ngoại tệ, NHNN ban hành quyết định 45/QD-
NH 7 mở rộng biên độ lên 10% nhằm giảm ảnh hưởng của khủng hoảng tiền tệ khu vực quasụt giảm giá đồng tiền nước bán hàng NHNN không chỉ quan tâm đến việc ổn định đồngtiền Việt Nam mà còn hướng tới mục tiêu dài hạn là kích thích sản xuất, thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế, đặc biệt là khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu tăng dự trữ ngoại
tệ Nhà nước đổi mới điều hành tỷ giá từ quản lý hành chính sang cơ chế thị trường có sựquản lý của nhà nước qua việc ban hành quyết định 64/1999/QD/NHNN về việc công bố tỷgiá hối đoái của đồng Việt Nam so với một số ngoại tệ và quyết định 65/1999/QD/NHNN
về việc quy định nguyên tắc xác định tỷ giá mua bán ngoại tệ của các tổ chức tín dụng đượcphép kinh doanh ngoại tệ Thay vì công bố tỷ giá chính thức, NHNN công bố tỷ giá giaodịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Tỷ giá này là cơ sở để các tổ chứckinh doanh ngoại tệ xác định tỷ giá mua bán ngoại tệ, áp dụng tính thuế xuất nhập khẩu Vàcác tổ chức tín dụng được quy định tỷ giá giao dịch không vượt quá 0,1% so với tỷ giá này.Thay đổi cơ chế quản lý điều hành tỷ giá tạo quyền chủ động cho các ngân hàng thương mạitrong tự quy định tỷ giá giữa VND và ngoại tệ khác không phải là USD
Cơ chế điều hành tỷ giá:
Trước đây, trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, Nhà nước can thiệp mạnh vào hoạtđộng kinh tế với chế độ tỷ giá cố định và quản lý ngoại hối tập trung trong tay nhà nước.Nhà nước trực tiếp can thiệp và xác định tỷ giá trong ngoại thương và ngân hàng Tỷ giáchính thức của Việt Nam lần đầu tiên được công bố vào ngày 25/11/1999 giữa đồng ViệtNam và đồng nhân dân tệ Trung Quốc: 1CPY = 1470 VND Tháng 3/1989, Nhà nước xóa bỏ
tỷ giá kế toán nội bộ và thay vào là chế độ tỷ giá được điều chỉnh Nhà nước công bố tỷ giádựa trên lạm phát, lãi suất, biến động tỷ giá trên thị trường tiền tệ tự do, giá vàng trên thịtrường quốc tế và trong nước Chế độ tỷ giá mới góp phần Cải thiện thị trường ngân hàng.Tháng 9/1994, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng ra đời, tỷ giá chính thức vẫn được NHNNcông bố, chỉ có biên độ giao động là thay đổi 1997, cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu á làmcho thị trường ngoại tệ rất căng thẳng, NHNN 2 lần chủ động điều chỉnh tỷ giá làm cho tỷgiá giao dịch của các ngân hàng thương mại gắn với tỷ giá thị trường tự do (lần 1 vào16/2/1998, tỷ giá từ 11.175 đ/1USD lên 11.800 đ/1USD; lần 2 vào 7/8/1998, từ 11.888 đ/1USD lên 12.998 đ/ 1USD) Việc điều chỉnh tỷ giá như vậy làm cho tỷ giá chính thức gần
10
Trang 12sát với tỷ giá trên thị trường tự do và tỷ giá NHNN, phản ánh sát hơn tương quan cung cầungoại tệ trên thị trường Trong điều kiện nền kinh tế có nhiều thay đổi buộc NHNN phảithay đổi cơ chế điều hành tỷ giá Ngày 26/12/1999, NHNN đưa ra cơ chế điều hành mới:thay vì công bố tỷ giá chính thức, hàng ngày NHNN công bố tỷ giá giao dịch bình quân trênthị trường ngoại tệ liên ngân hàng của VND với USD Việc đưa ra tỷ giá này phù hợp vớithông lệ quốc tế, góp phần tăng cường giao lưu kinh tế nước ta vào cộng đồng kinh tế thếgiới
Quy định giới hạn tỷ giá mua, bán ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ:
Sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á, NHNN kịp thời có những biện phápgiảm căng thẳng trên thị trường ngoại hối Đến năm 1999, thị trường ngoại tệ tương đối ổnđịnh, cũng gần sát với cầu, hiện tượng khan hiếm ngoại tệ không xuất hiện Sang năm 1999,NHNN ban hành 2 quyết định 64 và 65 nhằm thực hiện bước đổi mới cơ bản về điều hành
tỷ giá từ quản lý có tính hành chính sang cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước Đếnnăm 2000, quyết định 65 trở thành một công cụ hữu hiệu cho các ngân hàng đặc biệt là cácngân hàng nước Ngoài Các ngân hàng này đã lợi dụng triệt để nhằm cạnh tranh mua đượcngoại tệ Vì biên độ giao động của tỷ giá kỳ hạn so với giao ngay rất rộng tạo điều kiện chocác ngân hàng đẩy tỷ giá lên cao trong cuộc cạnh tranh mua ngoại tệ Trước tình hình này,Chính phủ ban hành quyết định 289/2000/AD-NHNN điều chỉnh biên độ giao động tối đatiền gửi kỳ hạn 4 tháng so với giao ngay từ 0,58% xuống 0,2% Cuối năm 2000, thị trườngngoại tệ bớt căng thẳng, không còn cạnh tranh gay gắt giữa ngân hàng thương mại và một
số doanh nghiệp Ngân hàng nắm giữ ngoại tệ bắt đầu giải toả ngoại tệ do sự can thiệp bánngoại tệ với số lượng lớn và tỷ giá công bố giao động nhỏ quanh mức 14.500 VND/USDvào tháng 12 năm 2000 6 tháng đầu năm 2002, hoạt động trên Interbank vì hầu như chỉxuất hiện nhu cầu mua ngoại tệ trong khi nguồn cung rất khan hiếm Trong khi đó, ngânhàng thương mại ấn định tỷ giá ở mức trần tối đa cho phép nhưng vẫn khan hiếm ngoại tệ.Mặt khác, hoạt động của Nhà nước không hiệu quả vì phải thường xuyên cung cấp ngoại tệcho các ngân hàng thương mại phục vụ hoạt động nhập khẩu như xăng dầu, máy móc Đếntháng 12/2002, tỷ giá chỉ xoay quanh mức 15.100 – 15.400 VND/USD Ngày nay, giao dịchngân hàng kỳ hạn và hoán đổi đóng vai trò quan trọng trong hoạt động ngân hàng bởi tínhhiệu quả trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ gía đối với các khoản thu chi xuất nhập khẩu bằngngoại tệ và lợi nhuận các giao dịch mang lại càng làm cho thị trường hoạt động hiệu quả.Tuy nhiên ở Việt Nam còn rất mới mẻ, chiếm tỷ trọng rất nhỏ( 5% tổng giao dịch ngoại tệcủa các ngân hàng thương mại) Tỷ trọng mua bán kỳ hạn quá chênh lệch (mua 29%, bán71%) cho thấy thị trường ngoại hối Việt Nam trong tình trạng khan hiếm ngoại tệ Do đóNgoài mục đích phòng ngừa rủi ro, các đơn vị tham gia hợp đồng kỳ hạn chủ yếu là để đảmbảo có ngoại tệ thanh toán trong tương lai
Nhằm góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ thực hiện các mục
11
Trang 13tiêu đề ra tại Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội theo Nghị quyết 43 củaQuốc hội và Nghị quyết 11 của Chính phủ Chủ động thích ứng trước diễn biến khó lườngcủa thị trường quốc tế và định hướng tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ, tăng lãi suất củaFed và các ngân hàng trung ương trên thế giới, ngày 17/10/2022, Ngân hàng nhà nước banhành Quyết định số 1747/QĐ-NHNN quy định về tỷ giá giao ngay giữa đồng Việt Nam vớicác ngoại tệ của các tổ chức tín dung được phép Theo đó, biên độ tỷ giá giao ngay giữađồng Việt Nam và Đô la Mỹ (USD) được điều chỉnh từ ±3% lên ±5%.
Cơ chế điều hành lãi suất:
Năm 2000, khi ngoại tệ rất khan hiếm, các ngân hàng thương mại sử dụng công cụ lãi suất
để lôi kéo cá nhân, doanh nghiệp bán ngoại tệ Lãi suất huy động tiền gửi bằng USD tăng cao trong năm 2000 thu hút công chúng gửi USD, do đó nguồn kiều hối chảy vào không được công chúng chuyển sang VND, được thể hiện qua số dư tiền gửi bằng USD của công chúng tại ngân hàng: 1997: 663 triệu USD 1998:1501 triệu USD 1999:1729 triệu USD Tháng 6/2000: 578 triệu USD Ngoài ra, lượng kiều hối chuyển về cũng tăng nhanh Đối với lãi suất ngoại tệ trong 5 tháng đầu năm 2001, NHNN tiếp tục điều hành lãi suất cho vay bằng USD trên cơ sở lãi suất SIBOR 3 tháng + 1%/ năm đối với cho vay ngắn hạn và lãi suất SIBOR 6 tháng + 2,5%/ năm Từ 1/6/2001, NHNN huỷ bỏ quy định khống chế biên độ,cho phép tổ chức tín dụng dựa trên cơ sở lãi suất thị trường quốc tế và cung cầu vốn ngoại
tệ trong nước mà thoả thuận với từng khách hàng mức lãi suất cho vay phù hợp (tự do hoá lãi suất cho vay ngoại tệ) Đối với lãi suất tiền gửi ngoại tệ của các pháp nhân tại các tổ chứctín dụng, NHNN khống chế ở mức thấp nhằm hạn chế việc nắm giữ USD trên tài khoản và hạn chế đô la hóa trong điều kiện tỷ suất kết hối từ 80% giảm xuống 50% và nay còn 40%
Do đó lãi suất USD ở nước ta cũng giảm mạnh theo thị trường quốc tế
2 Áp dụng hợp đồng hoán đổi trong phòng vệ rủi ro
Khách hàng Vietsovpetro (Khách hàng) là thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc giaViệt Nam Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là thăm dò địa chất và khai thác dầu khí tại ViệtNam Tháng 01/2022, Vietsovpetro có phát sinh nhu cầu sử dụng 6 triệu USD để thanh toántiền hàng (thiết bị, máy móc nhập khẩu) ở hiện tại và sau 6 tháng, KH sẽ có lượng tiền vềtương đương từ việc bán dầu Để đáp ứng nhu cầu thanh toán ở thời điểm hiện tại, và phòng
vệ tỷ giá có thể giảm trong tương lai, Vietsovpetro đã sử dụng hợp đồng hoán đổi tạiLPBank , với thông tin cụ thể như sau:
25/01/2022 LPBank
Vũng Tàu
6,000,000 USD USD/VND
= 22,730
136,380,000,000 VND
Vietsovpetro 25/01/2022 Spot
25/01/2022 Vietsovpetro 6,000,000
USD USD/VND
= 22,881.17
137,287,020,000 VND
LPBank Vũng Tàu
25/07/2020 Forward 6m
12
Trang 14Hợp đồng hoán đổi của Vietsovpetro sử dụng gồm 1 hợp đồng giao ngay kết hợp với 1hợp đồng kỳ hạn, về phía doanh nghiệp (Vietsovpetro): đáp ứng được nhu cầu sử dụngUSD tại thời điểm hiện tại của doanh nghiệp và đảm bảo được dòng tiền ngoại tệ phải thutrong tương lai
Tỷ giá USD/VND thực tế tại ngày 25/07/2022 của LPBank: 23,270/23,550
Thực tế nếu không sử dụng hợp đồng hoán đổi để phòng vệ, Khách hàng có thể thuđược lợi nhuận lớn hơn nhờ chênh lệch tỷ giá Tuy nhiên, như đã trình bày ở phần trên, việc
dự đoán tỷ giá là vô cùng khó khăn, sử dụng hợp đồng hoán đổi trên giúp Khách hàng chắcchắn về số tiền mình nhận được sau khi quy đổi ra VND Về phía ngân hàng (LPBankVũng Tàu) thu được khoảng chênh lệch giữa tỷ giá thực tại thời điểm ngày 25/07/2022
Ngoài các sản phẩm phái sinh quen thuộc, các NHTM thường sử dụng các sản phẩmcấu trúc để phòng vệ rủi ro hoặc kiếm lợi nhuận, một trong số các sản phẩm tiêu biểu có thể
kể đến là CCS – sản phẩm hoán đổi tiền tệ chéo
Sản phẩm hoán đổi tiền tệ chéo (Cross Currency Swap - CCS) là hợp đồng trao đổi cáckhoản thanh toán lãi suất của hai loại tiền tệ khác nhau
Theo hướng dẫn sử dụng dịch vụ của UniCredit Bank (2013) thì sản phẩm hoán
đổi tiền tệ chéo là sự trao đổi việc thanh toán lãi suất trên một số tiền danh nghĩa cố địnhgiữa hai bên ký kết hợp đồng Ngoài việc trao đổi thanh toán lãi suất vay phải trả hoặc lãisuất thanh toán phải thu, có hai sự trao đổi nguồn vốn vay hoặc cho vay bằng hai loại tiền tệkhác nhau vào thời điểm bắt đầu ký kết hợp đồng và vào ngày đáo hạn của sản phẩm hoánđổi tiền tệ chéo
Định nghĩa sản phẩm CCS tại Ngân hàng Nhà nước: Ngân hàng thương mại, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài giao kết hợp đồng phái sinh lãi suất với khách hàng, trong đócác bên thỏa thuận định kỳ thanh toán cho nhau khoản tiền lãi bằng hai đồng tiền khác nhautính trên giá trị khoản vốn danh nghĩa; việc trao đổi hoặc không trao đổi giá trị khoản vốndanh nghĩa do hai bên thỏa thuận, trường hợp có trao đổi giá trị khoản vốn danh nghĩa banđầu hoặc từng phần trong kỳ hoặc cuối cùng thì áp dụng theo tỷ giá cố định được thỏa thuậnphù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tỷ giá tại thời điểm hai bên kýkết hợp đồng phái sinh lãi suất
Hai bên tham gia có thể cùng là cố định – cố định, hoặc thả nổi – thả nổi và cố định –thả nổi Ngoài ra, có thể quy định chuyển giao vốn ban đầu hoặc không chuyển giao Tuynhiên, thời điểm đáo hạn nhất định phải phát sinh trao đổi ngoại tệ
Minh họa việc sử dụng CCS:
13
Trang 15- Mục tiêu: Khách hàng có nguồn thu USD và mong muốn vay USD với lãi suấtcạnh tranh.
- Thực tế khi sừ dụng CCS: Tương đương với việc Khách hàng vay bằng USD.Khách hàng chuyển nghĩa vụ thanh toán gốc, lãi bằng VND sang USD Tỷ giá quy đổi
là tỷ giá cố định được thỏa thuận tại thời điểm hai bên ký kết hợp đồng
- Lợi ích: Lãi suất thấp hơn vay USD thông thường và phòng ngừa được rủi robiến động tỷ giá
Công ty TNHH Dệt may An Phát là khách hàng xuất khẩu, có nguồn thu USD Hiệntại, công ty có nhu cầu vay 3 triệu USD, do công ty có nguồn thu USD trong tương lai.Công ty cũng có nhu cầu sử dụng VND hoặc USD ở hiện tại Thời gian vay 5 tháng Ngày14/07/2023 có các thông tin sau:
- LS BIDV cho vay thả nổi VND: 6% + biên độ
- LS BIDV cho vay USD thông thường: 5.0%
- Chênh lệch lãi suất USD/VND kỳ hạn 5 tháng: 1.00% + biên độ
- Tỷ giá USD/VND: 23 200
- LS VNĐ ưu đãi: 3.50% + biên độ
- LS USD ưu đãi theo CCS Xuất khẩu bằng:
(3.50% + biên độ) - (1.00% + biên độ) = 2.5%
Công ty sợ rằng tỷ giá USD sẽ giảm trong tương lai, khiến nguồn thu sụt giảm; đồngthời công ty cũng lo sợ lãi suất vay thả nổi VND tăng lên trong 5 tháng Vì vậy, công ty cónhu cầu sử dụng CCS để phòng vệ tỷ giá và lãi suất đều cố định
Nhu cầu của công ty được chia thành 2 trường hợp sau:
1 Công ty vay 3 triệu USD, sử dụng 3 triệu USD bán lấy VND để thanh toán trongnước
CCS không hoán đổi gốc ban đầu
Khách hàng có nhu cầu vay USD để lấy VND thanh toán nguyên vật liệu (NVL) trongnước phục vụ phương án xuất khẩu (XK):
Cuối kỳ
14