Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ---***---TIỂU LUẬNKINH TẾ CHÍNH TRỊHÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG VÀ VẤN ĐỀ TIỀNLƯƠNG, CẢI CÁCH TIỀN LƯƠNG Ở VIỆTNAM HIỆN NAY Trang 2 MỤ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
-*** -TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ
HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG VÀ VẤN ĐỀ TIỀN LƯƠNG, CẢI CÁCH TIỀN LƯƠNG Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY
Tên sinh viên: Nguyễn Phương Thảo
Lớp hành chính: Anh 02 – Kinh tế quốc tế
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
Chương 1: Lý luận của C.Mác về hàng hóa sức lao động 4
1.1 Sức lao động 4
1.1.1 Khái niệm sức lao động 4
1.1.2 Hai điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa 4
1.2 Hàng hóa sức lao động 5
1.2.1 Khái niệm 5
1.2.2 Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động 6
Chương 2: Vấn đề tiền lương, cải cách tiền lương ở Việt Nam hiện nay 9 2.1 Khái niệm tiền lương 9
2.2 Chính sách cải cách tiền lương ở Việt Nam hiện nay 10
2.3 Những thành tựu đã đạt được trong việc cải cách tiền lương ở Việt Nam hiện nay 12
2.4 Thực trạng về vấn đề cải cách tiền lương ở Việt Nam hiện nay 13
2.5 Một số phương hướng, kiến nghị cơ bản giúp việc thực hiện chính sách cải cách tiền lương ở Việt Nam hiện nay một cách hiệu quả 15
KẾT LUẬN 17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, Việt Nam dần hội nhập với nền kinh tế thế giới,kinh tế tri thức trở thành xu hướng phát triển chung của cả thế giới và ViệtNam cũng không nằm ngoài xu hướng đó Con người được đặt ở vị trí trungtâm nên việc phát triển thị trường hàng hóa sức lao động sao cho hợp lý là mộtnhu cầu cấp thiết đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay
Lý luận về hàng hóa sức lao động, Chủ nghĩa Mác -Lênin đã có nhữngluận điểm khoa học, toàn diện và biện chứng Trên cơ sở đó, tạo tiền đề vữngchắc cho việc lý giải và áp dụng vào thực tiễn xã hội những giải pháp nhằmcải các chính sách tiền lương ở Việt Nam hiện nay
Hiện nay, vấn đề chính sách về tiền lương đang rất được quan tâm và để ý.Chính sách tiền lương sẽ có những tác động rất lớn đến tăng trưởng, phát triểnkinh tế và ổn định xã hội Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam, chế độ tiền lươnghiện hành đang bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập Cải cách tiền lương ở nước tadiễn ra trong điều kiện nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, vì vậy phảiđảm bảo không xa rời lý luận của cách mạng về tiền lương, mà điểm mấu chốt
là tiền lương phải đảm bảo đầy đủ giá trị sức lao động
Với mong muốn có cái nhìn sâu sắc hơn về hàng hóa sức lao động, vấn đềtiền lương, cải cách tiền lương để từ đó rút ra bài học, biện pháp khắc phụcnhững ảnh hưởng tiêu cực đồng thời phát huy những ảnh hưởng tích cực của
nó, nên em xin chọn đề tài “Hàng hóa sức lao động và vấn đề tiền lương, cải cách tiền lương ở Việt Nam hiện nay”.
Nội dung tiểu luận bao gồm 02 chương:
Chương 1: Lý luận của C.Mác về hàng hóa sức lao động
Chương 2: Vấn đề tiền lương, cải cách tiền lương ở Việt Nam hiệnnay
Trang 4Em rất mong cô đóng góp ý kiến để giúp bài tiểu luận của em được hoànthiện hơn Em xin chân thành cảm ơn!
Chương 1: Lý luận của C.Mác về hàng hóa sức lao
động
1.1 Sức lao động
1.1.1 Khái niệm sức lao động
Để hiểu thế nào là hàng hóa sức lao động, trước hết, ta cần hiểu sức laođộng là gì?
Theo C Mác, “Sức lao động, đó là toàn bộ các thể lực và trí lực ở trong
thân thể một con người, trong nhân cách sinh động của con người, thể lực và trí lực mà con người phải làm cho hoạt động để sản xuất ra những vật có ích” Như vậy, sức lao động là thứ có sẵn trong mỗi con người
1.1.2 Hai điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa
Trong bất cứ xã hội nào, sức lao động cũng là điều kiện cơ bản của sảnxuất Nhưng không phải trong bất kỳ điều kiện nào, sức lao động cũng là hànghóa Thực tiễn lịch sử cho thấy, trong xã hội chiếm hữu nô lệ, sức lao độngcủa người nô lệ không phải hàng hóa, vì bản thân nô lệ thuộc sở hữu của chủ
nô, họ phải làm việc theo yêu cầu của chủ nô và không có quyền bán sức laođộng của mình Nói cách khác, họ đã bị ‘cướp’ sức lao động Hay như mọt ví
dụ khác, người thợ thủ công có thể tự do tuy được tùy ý sử dụng sức lao độngcủa mình, nhưng sức lao động của anh ta cũng không phải hàng hóa, vì anh takhông đem sức lao động của mình ra buôn bán mà sức lao động đó tạo ra chỉ
để thỏa mãn nhu cầu cá nhân của anh ấy Điều này đã không thỏa mãn địnhnghĩa của hàng hóa bởi hàng hóa là sản phẩm của lao động, làm thỏa mãn nhucầu con người thông qua trao đổi mua bán Như vậy, sức lao động chỉ biếnthành hàng hóa trong những điều kiện lịch sử nhất định sau đây:
Trang 5Thứ nhất, người có sức lao động phải được tự do về thân thể, do đó có
khả năng chi phối sức lao động của minh Sức lao động chỉ xuất hiện trên thịtrường với tư cách là hàng hóa, nếu nó do bản thân người lao động đưa ra bán.Muốn vậy, người có sức lao động phải phải có quyển sở hữu năng lực củamình Việc biến sức lao động thành hàng hóa đòi hỏi phải thủ tiêu chế độchiếm hữu nô lệ và chế độ phong kiến
Thứ hai, người có sức lao động phải bị tước đoạt hết mọi tư liệu sản xuất.Muốn nuôi sống bản thân, người lao động buộc phải bán sức lao động để sống(trong một thời gian nhất định) Thực chất, việc bán sức lao động chỉ là bánquyền sử dụng lao động, còn người lao động vẫn sở hữu sức lao động củamình Việc bán sức lao động cũng là một cách để đổi lấy chi phí cơ hội caohơn Như trong ví dụ sau: Người nông dân có tư liệu sản xuất (vật liệu xâydựng, cừu,….) để tạo ra các sản phẩm, tuy vậy vì muốn đổi lấy chi phí cơ hộicao hơn nên họ đã chấp nhận bán tư liệu sản xuất Kết quả là, họ không còn tưliệu sản xuất và phải bán sức lao động của mình để nhận được nhiều lợi nhuậnhơn (xây dựng, chăn cừu,…)
Sự tồn tại đồng thời hai điều kiện nói trên tất yếu biến sức lao động trởthành hàng hóa Sức lao động biến thành hàng hóa là điều kiện quyết định đểtiền biến thành tư bản Tuy nhiên để tiền biến thành tư bản thì lưu thông hànghóa và lưu thông tiền tệ phải phát triển đến một mức độ nhất định
Trong các hình thái xã hội trước chủ nghĩa tư bản chỉ có sản phẩm của laođộng mới là hàng hóa Chỉ đến khi sản xuất hàng hóa phát triển đến một mức
độ nhất định nào đó, các hình thái sản xuất xã hội cũ (sản xuất nhỏ, phườnghội, phong kiến) bị phá vỡ, thì mới xuất hiện những điều kiện để cho sức laođộng trở thành hàng hóa, chính sự xuất hiện của hàng hóa sức lao động làmcho sản xuất hàng hóa có tính chất phổ biến và đã báo hiệu cho sự ra đời củamột thời đại mới trong lịch sử xã hội – thời đại của chủ nghĩa tư bản
Trang 61.2 Hàng hóa sức lao động
1.2.1 Khái niệm
Sự biến đổi giá trị của số tiền cần phải chuyển hóa thành tư bản không thểxảy ra trong bản thân số tiền ấy, mà chỉ có thể xảy ra từ hàng hóa mua vào (T– H) Hàng hóa đó không thể là một hàng hóa thông thường, mà phải là mộthàng hóa đặc biệt, hàng hóa mà giá trị sử dụng của nó có đặc tính là nguồngốc sinh ra giá trị Thứ hàng hóa đó là sức lao động mà nhà tư bản đã tìm thấytrên thị trường
1.2.2 Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động
Cũng giống như mọi hàng hóa khác, hàng hóa sức lao động cũng có haithuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng
a Thuộc tính giá trị
Giá trị hàng hóa sức lao động cũng do thời gian lao động xã hội cần thiết
để sản xuất và tái sản xuất sức lao động quyết định Nhưng sức lao động chỉtồn tại như năng lực sống của con người Muốn tái sản xuất ra năng lực đó,người công nhân phải tiêu dùng một lượng tư liệu sinh hoạt nhất định, ví dụnhư: đồ ăn, đồ mặc, giáo dục, y tế, giải trí, Bởi vậy, giá trị sức lao động của
họ sẽ ngang bằng với giá trị của toàn bộ các tư liệu sinh hoạt cần thiết về vậtchất và tinh thần để duy trì đời sống bình thường của người công nhân và concái anh ta cùng với chi phí đào tạo người công nhân ở một trình độ nhất định
Là hàng hóa đặc biêt, giá trị hàng hóa sức lao động khác với hàng hóathông thường ở chỗ nó còn bao hàm cả yếu tố tinh thần và lịch sử Điều đó cónghĩa là ngoài những nhu cầu về vật chất, người công nhân còn có nhu cầutinh thần, văn hóa Những nhu cầu đó phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử củamỗi nước trong từng thời kỳ, đồng thời nó còn phụ thuộc cả vào điều kiện địa
lý, khí hậu của nước đó
Trang 7Kinh tế
chính trị 100% (2)
18
Bài tập ktct mac lenin - hay lắm nha
Trang 8Tuy giá trị hàng hóa sức lao động bao hàm yếu tố tinh thần và lịch sử,nhưng đối với một nước nhất định và trong một thời kỳ nhất định, thì quy mônhững tư liệu sinh hoạt cần thiết cho người lao động là một đại lượng nhấtđịnh, do đó có thể xác định được lượng giá trị hàng hóa sức lao động donhững bộ phận sau đây hợp thành:
Một là, giá trị những tư liệu sinh hoạt về vật chất và tinh thần cần thiết để
tái sản xuất sức lao động, duy trì đời sống của bản thân người công nhân Vídụ: đồ ăn, mặc, ở, y tế,…
Hai là, phí tổn đào tạo người công nhân, bao gồm chi phí giáo dục đào tạo.
Ba là, giá trị những tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết cho con
cái người công nhân
Nhiều người sẽ đặt câu hỏi rằng tại sao lại có tư liệu sinh hoạt cần thiết đểnuôi sống con cái người công nhân? Đó là vì con cái người công nhân lànguồn lao động kế tiếp duy trì nguồn sức lao động khi người công nhân giàyếu và mất đi
Nhu cầu tư liệu sinh hoạt của người công nhân thay đổi theo từng giaiđoạn và từng khu vực Ví dụ như người công nhân thời Pháp thuộc ở ViệtNam: khi cuộc sống khó khăn, nhu cần tư liệu sinh hoạt chỉ là ăn no mặc ấm.Còn ngày nay, ngoài nhu cầu sinh hoạt cơ bản thì người công nhân còn có nhucầu ăn ngon mặc đẹp Ở các nước khác nhau, nhu cầu sinh hoạt của công nhânkhác nhau Nó phụ thuộc vào điều kiện lịch sử, hình thành giai cấp công nhân,trình độ văn mình đã đạt được
Một vấn đề nữa, khi chủ tư bản trả công cho người công nhân, giá trị sứclao động sẽ được biểu hiện bằng tiền Bản chất của tiền công là biểu hiện giátrị bằng tiền của giá trị sức lao động (hay còn gọi là giá cả của sức lao động)
Chức năng của tiền tệ
Kinh tếchính trị 100% (1)
2
Trang 9a Thuộc tính giá trị sử dụng
Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động là công dụng của sức lao động,
có thể thỏa mãn nhu cầu của người mua trong quá trình sản xuất
Ví dụ: chủ tư bản thuê công nhân dệt vải Giá trị sử dụng sức lao động củangười công nhân dệt vải là kỹ năng, năng suất lao động của người công nhânkhi lao động dệt vải Trong quá tình làm việc, người lao động sẽ sử dụng tưliệu sản xuất do nhà tư bản cung cấp để tạo ra hàng hóa cho nhà tư bản Vấn
đề cần quan tâm ở đây là: giả sử sau một thời gian lao động nhất định, trongmột ngày, người lao động chỉ tạo ra một lượng bằng với lượng giá trị mà nhà
tư bản trả cho người công nhân Như vậy, nhà tư bản không nhận được lợinhuận và nhà tư bản sẽ không mua sức lao động đó nữa
Hàng hóa sức lao động có giá trị sử dụng đặt biệt Khi sử dụng, nó có thểtạo ra một giá trị lớn hơn giá trị bản thân nó Ta có thể hình dung như sau: giả
sử toàn bộ tư liệu sinh hoạt để nuôi sống và duy trì sức lao động của ngườicông nhân trong một tháng là 500$ Khi làm việc cho nhà tư bản, người côngnhân có thể tạo ra giá trị gia tăng sản phẩm lến đến 800$ Chênh lệch 300$chính là giá trị thặng dư mà nhà tư bản chiếm đoạt Giá trị sức lao động và giátrị do sức lao động tạo ra sau quá trình sản xuất là hai đại lượng khác nhau.Đây chính là chìa khóa để giải thích mâu thuẫn của công thức chung của tưbản
Nhìn vào công thức chung của tư bản T-H-T’ (T’=T+∆T), giá trị thặng dư(∆T) là giá trị dôi ra ngoài giá trị sức lao động, do công nhân làm thuê tạo ra
và bị nhà tư bản chiếm đoạt
Trang 10Chương 2: Vấn đề tiền lương, cải cách tiền lương ở
Việt Nam hiện nay
Có thể thấy, trong quan hệ lao động, tiền lương là nội dung được cácbên đặc biệt quan tâm, là yếu tố quyết định đến sự ổn định, bền vững củaquan hệ lao động Xét về góc độ kinh tế, tiền lương là biểu hiện bằng tiềncủa giá trị sức lao động, là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả chongười lao động khi hoàn thành công việc theo thoả thuận Với người sửdụng lao động, tiền lương là một trong những yếu tố đầu vào của sản xuất,cấu thành nên chi phí sản xuất Do đó, người sử dụng lao động cần cân đốinhằm đạt được mục tiêu lợi nhuận trong hoạt động đầu tư, sản xuất, kinhdoanh Với người lao động: tiền lương là thù lao, là khoản bù đắp hao phísức lao động mà họ nhận được trong quá trình tham gia lao động, sản xuất.Khi nói về tương quan về lợi ích giữa người lao động và người sử dụng laođộng, tiền lương vừa có sự mâu thuẫn, vừa có sự thống nhất và đòi hỏi sựđiều chỉnh của pháp luật ở những giới hạn nhất định
Theo góc độ khái quát chung nhất, định nghĩa về tiền lương được Tổchức Lao động quốc tế quy định trong Điều 1 Công ước số 95 năm 1949 vềbảo vệ tiền lương, theo đó:
“Tiền lương là sự trả công hoặc thu nhập, bất kể tên gọi hay cách tính
mà có thể biểu hiện bằng tiền mặt và được ấn định bằng thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động hoặc bằng pháp luật quốc gia, do người sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo một hợp đồng thuê mướn lao động, bằng viết hoặc bằng lời nói cho một công việc
đã thực hiện hoặc sẽ phải thực hiện, hoặc cho những dịch vụ đã làm hay sẽ phải làm".
Trang 11Cùng với đó, tiền công chỉ là một biểu hiện, tên gọi khác của tiền lương.Tiền công gắn chặt trực tiếp hơn với các quan hệ thỏa thuận, mua bán sức laođộng và thường được sử dụng trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các hợpđồng thuê có thời hạn.
Không chỉ vậy, tiền công còn là tiền trả cho một đơn vị thời gian lao độngcung ứng, tiền trả cho khối lượng công việc được thực hiện phổ biến trongnhững thỏa thuận thuê công nhân trên thị trường tự do, hay còn gọi là giá cônglao động
Cải cách chính sách tiền lương là yêu cầu khách quan, là nhiệm vụ quantrọng, đòi hỏi quyết tâm chính trị cao trong xây dựng nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa; thúc đẩy cải cách hành chính; đổi mới tổ chức bộ máy của hệ thốngchính trị tinh gọn; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị
sự nghiệp công lập
Quan điểm chỉ đạo của Đảng và những mục tiêu cụ thể về cải cách tiềnlương đến năm 2030 đã đề ra nhằm xây dựng hệ thống chính sách tiền lươngquốc gia một cách khoa học, minh bạch, phù hợp với tình hình thực tiễn đấtnước, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa và chủ động hội nhập quốc tế
Nội dung cải cách đã chia làm 2 khu vực là khu vực công (đối với cán bộ,công chức, viên chức, lực lượng vũ trang) và khu vực doanh nghiệp (doanhnghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp nhà nước)
Đối với khu vực công: cải cách nhằm hướng tới thiết kế cơ cấu tiềnlương mới gồm lương cơ bản và các khoản phụ cấp; bổ sung tiền thưởng.Xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chứcdanh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển
Trang 12xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiệnhưởng.
Đề án cải cách cũng xác định các yếu tố cụ thể để thiết kế bảng lươngmới, bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương
cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới Sắp xếp lại các chế độphụ cấp hiện hành, bảo đảm tổng quỹ phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹlương
Cải cách sẽ bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề (trừ quân đội, công an, cơyếu); phụ cấp chức vụ lãnh đạo (do các chức danh lãnh đạo trong hệ thốngchính trị thực hiện xếp lương chức vụ); phụ cấp công tác đảng, đoàn thểchính trị - xã hội; phụ cấp công vụ… Sẽ có quy định mới chế độ phụ cấptheo phân loại đơn vị hành chính và các khoản quỹ phụ cấp hàng tháng đốivới cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh
Về cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập, người đứng đầu cơ quan, tổchức, đơn vị được sử dụng quỹ tiền lương và kinh phí chi thường xuyênđược giao hàng năm để thuê chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năngđặc biệt và quyết định mức chi trả thu nhập tương xứng với nhiệm vụ đượcgiao
Đối với khu vực doanh nghiệp, thực hiện điều chỉnh tăng mức lương tốithiểu vùng phù hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội, khả năng chi trả củadoanh nghiệp để đến năm 2020 mức lương tối thiểu bảo đảm mức sống tốithiểu của người lao động và gia đình họ; thực hiện thí điểm quản lý laođộng, tiền lương đối với doanh nghiệp nhà nước theo các nội dung của Đề
án cải cách chính sách tiền lương được phê duyệt
Tuy nhiên, trong bối cảnh đại dịch kéo dài, chủ trương này đã phải lùilại 2 năm liên tiếp Nguyên nhân là do nền kinh tế sau đại dịch sẽ có nhiềunhiệm vụ ưu tiên khác nhau, do vậy để đưa vấn đề tiền lương vào nhómviệc cần làm thì phải chuẩn bị nguồn lực và sự quyết tâm của cả hệ thống