Tây Bắc là vùng đất gắn bó với một thời gian khổ và oanh liệt của quân và dânta dưới sự lãnh đạo của Đảng: Là quê hương cách mạng, là chiến khu, là nơi ghidấu bao chiến công anh hùng của
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KHÁCH SẠN - DU LỊCH
BÀI THẢO LUẬN
MÔN: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
NHÓM 4
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Nhắc đến xứ sở hoa Ban, người ta không thể không nhớ đến miền đất dịu ngọt của những rừng cây, những vách đá cheo leo, những người thiếu nữ Thái duyên dáng … Miền đất ấy mang cái tên thân thương đến nỗi khi cái tên ấy cất lên, lòng người bỗng ấm áp đến xốn xao: Tây Bắc
Vùng Tây Bắc là vùng miền núi phía tây của miền Bắc Việt Nam, có chung đường biên giới với Lào và Trung Quốc Vùng này có khi được gọi là Tây Bắc Bắc Bộ và là một trong 3 tiểu vùng địa lý tự nhiên của Bắc Bộ Việt Nam (2 tiểu vùng kia là Vùng Đông Bắc và Đồng bằng sông Hồng)
Tây Bắc là vùng đất gắn bó với một thời gian khổ và oanh liệt của quân và dân
ta dưới sự lãnh đạo của Đảng: Là quê hương cách mạng, là chiến khu, là nơi ghi dấu bao chiến công anh hùng của quân và dân ta
PHẦN 1: Điều kiện môi trường tự nhiên vùng Tây Bắc
I Địa hình
Vùng có lịch sự địa chất lâu dài ,chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của vận động kiến tạo ( giai đoạn Himalaya) Đặc trưng nổi bật là vùng núi cao hiểm trở,hướng địa hình chạy dọc theo hướng Tây Bắc-Đông Nam từ biên giới Việt Trung về đồng bằng Địa hình cắt
xẻ mạnh ,nghiêng từ Tây Bắc xuống đông Nam
Địa hình cao nhất cả nước
� Địa hình núi:
1 Phía Bắc là những dãy núi cao ,phân định biên giới Việt-Trung với các đỉnh từ 2000-3000m
Trang 32 Phía Đông và Đông Bắc là dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ ,cao nhất Việt Nam và Đông Dương với đỉnh Phanxipang (3.143m)
�Cao nguyên và sơn nguyên :
1 Tây và Tây Nam là các dãy nũi cao kế tiếp nhau
,phân định biên giới Việt-Lào ,gồm các dãy núi Phú
Đen Định với các đỉnh Khoan La Xan ,San cho Cay,
Phu Nam Khe,
2 Hai bên sông Đà là các cao nguyên và sơn nguyên
nối tiếp nhau từ Sìn Hồ (Lai Châu) đến Mai Châu
( Hoà Bình )
� Địa hình lòng máng Lưu vực sông Đà và sông Mã
đã tạo cho Tây Bắc giống như những lòng máng khổng lồ ,xung quanh là núi cao và cao nguyên ,hình thành vùng thiên nhiên độc đáo với nhiều tiểu vùng khí hậu ,đất đai, và thực vật rừng phòng phú , nhiều hình nhiều vẻ
Lòng chảo Mường Thanh
�Sông, suối :
Nằm giữa vùng Tây Bắc là sông Đà chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, địa hình chủ yếu là sông nhỏ và suối
II Khí hậu
- Khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa Chế độ gió mùa có sự tương phản rõ rệt: mùa hè và mùa đông
- Vùng Tây Bắc Bộ là vùng miền núi phía tây của miền Bắc Việt Nam Mặc dù nền khí hậu nhìn chung không có sự khác biệt lớn giữa các khu vực, nhưng sự biểu hiện của nó không giống nhau theo chiều nằm ngang và chiều thẳng đứng
- Dãy núi cao Hoàng Liên Sơn chạy dài liền một khối theo hướng Tây Bắc -Đông Nam đóng vai trò của một bức trường thành ngăn không cho gió mùa
Trang 4đông (hướng đông bắc - tây nam) vượt qua để vào lãnh thổ Tây Bắc mà không
bị suy yếu nhiều
Vì vậy, trừ khi do ảnh hưởng của độ cao, nền khí hậụ Tây Bắc nói chung ấm hơn Đông Bắc, chênh lệch có thể đến 2 - 3oC
- Ở miền núi, hướng phơi của sườn đóng một vai trò quan trọng trong chế độ nhiệt –
ẩm, sườn đón gió (sườn đông) tiếp nhận những lượng mưa lớn trong khi sườn tây tạo điều kiện cho gió "phơn" (hay quen được gọi là "gió lào") được hình thành khi thổi xuống các thung lũng, rõ nhất là ở Tây Bắc
- Khí hậu Tây Bắc khá phức tạp, mùa khô hạn kéo dài cộng với lượng gió Tây khô nóng gây khó khăn cho cây trồng và vật nuôi Vào tháng 12 đến tháng 1 thường xuyên có sương muối và băng giá, vào đầu mùa mưa thường có gió lốc, mưa đá và lũ ống, lũ quét
III Cảnh quan
“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
“Vừa đọc lên đã thấy mỏi gối chùn chân” và đó là Tây Bắc trong “Tây Tiến” của Quang Dũng Đặc trưng hầu hết là địa hình núi cao ,địa hình khúc khủy,dốc sâu thăm thẳm,thác cuộn , thế nhưng bù lại thiên nhiên đã ưu ái mang đến Tây Bắc một miền Núi hùng vĩ, lại kiều diễm, lãng mạn
- Địa hình cao ,chủ yếu là núi già , đồi núi thấp dần từ Tây Bắc -Đông Nam: Nóc nhà Đông Dương cao 3,413m ;hay với các núi cao như Hoàng Liên Sơn ,Phu Đen Đinh ,Phu Sam Sao
- Vùng thung lũng ,lòng chảo thấp :
Thung lũng Mai Châu , Thác Bản Giốc đã trở thành điểm quan thu hút hàng trăm ngàn du khách đến từ trong và ngoài nước ghé thăm hàng năm
Đèo Ô Quy Hồ chạy men theo sườn dãy Hoàng Liên Sơn Đèo Pha Đin bắt nguồn từ tiếng Thái “Phạ Đin”; trong đó Phạ: trời, Đin : Đất
- Xen kẽ giữa các núi cao là các cao nguyên khá bằng phẳng từ 500-1000m
Trang 5Đồi chè ,cao nguyên Mộc Châu xanh mát
- Vùng giữa và các sườn núi nơi thích hợp để tạo ruộng bậc thang :
Những thửa ruộng bậc thang kỳ vĩ ở Mù Cang Chải (Yên Bái), Hoàng Su Phì (Hà Giang) và Sa Pa (Lào Cai) được Nhà nước công nhận là Danh thắng Quốc gia
- Hàng năm, cứ vào khoảng tháng 4, khi thời tiết ấm dần lên cũng là lúc mà rừng núi Điện Biên trắng trời hoa Ban nở Có hai loại ban là ban trắng và ban đỏ, nhưng ở Điện Biên hoa ban trắng chiếm đa số
PHẦN 2: Điều kiện môi trường xã hội vùng Tây Bắc
I Dân cư vùng Tây Bắc
Người dân nơi đây sống thành làng Làng là đơn vị xã hội cơ sở của nông thôn Bắc Bộ, tế bào sống của xã hội Việt Nó là kết quả của các công xã thị tộc nguyên thủy sang công xã nông thôn Vùng Tây Bắc có khoảng hơn 20 dân tộc khác nhau Chỉ kể những dân tộc tương đối đông dân ta đã có Thái ( với các ngành Đen, Trắng, Đỏ ) H’mông ( với các ngành Trắng , Xanh , Đen , Hoa ) , Dao ( với các ngành Quần chẹt, Nga Hoàng , Dao Đỏ ) , Mường , Khơmú , Laha , Xinhmun , Tày Ngoài ra, còn có một bộ phận nguời Kinh vốn là con cháu nghĩa binh Hoàng Công Chất đã sống lâu đời ở đây, và một bộ phận người Hoa , vốn là dòng dõi quân Lưu Vĩnh Phúc … (Nguồn : giáo trình CSVHVN ) Qủa là khó khi muốn nói về văn hóa cả vùng với một quần thể dân cư đa dạng như thế Nhưng dẫu sao tính chất của văn hóa Tây Bắc vẫn được hiện ra lồ lộ, không thể phủ định được Cần phải ngược dòng lịch sử, nhưng không thể quá
xa vì chẳng lấy đâu ra chúng cứ Và chăng, chỉ cần chạm đến đầu công nguyên
là đã bắt gặp cái văn hóa cơ tầng của miền đất này
II Phân bố dân cư vùng Tây Bắc
Tây Bắc mảnh hồn thiêng của núi rừng, là nơi cư trú của các đồng bào dân tộc như Tày, Mường, Thái Đây là nơi có địa hình hiểm trở, bởi vậy mật độ dân số toàn vùng rất thấp và không đồng đều Nơi tập trung đông nhất là các thị xã, thị trấn, các điểm dân cư tập trung (nông,lâm trường), các thị tứ và trên các trục đường giao thông Trái lại ở các khu vực núi cao, đường giao thông ít, đi lại khó khăn thường chỉ có các dân tộc ít người sinh sống, nên mật độ dân cư rất thấp Dưới đây là một số thông tin về một vài dân tộc thiểu số hiện đang sinh sống ở Tây Bắc:
- Dân tộc người Tày: Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Tày
là dân tộc có dân số đứng thứ 2 tại Việt Nam, có mặt trên tất cả 63 tỉnh, thành phố Người Tày chủ yếu cư trú tại các tỉnh trung du và miền núi phía bắc Bên
Trang 6cạnh đó, trong thời gian gần đây, người Tày còn di cư tới một số tỉnh Tây Nguyên như Đắk Lắk và Lâm Đồng
- Dân tộc người Mường: Theo Tổng điều tra dân số năm 1999, người Mường
sống tập trung ở các tỉnh: Hòa Bình, Thanh Hóa, Phú Thọ, Sơn La, Ninh Bình, Yên Bái, Đắk Lắk Số người Mường ở các tỉnh nói trên chiếm khoảng 98% số người Mường ở Việt Nam năm 1999 Năm 1999, vẫn theo kết quả Tổng điều tra dân số của Tổng cục Thống kê công bố, người Mường đã tăng lên 1.137.515 người
- Dân tộc người Dao: Người Dao (các tên gọi khác: Mán, Đông, Trại, Dìu Miền,
Kim Miền, Sơn Đầu v.v) Ở Việt Nam, người Dao tuy có dân số không đông nhưng các bản làng của họ trải rộng tại các miền rừng núi phía Bắc (Cao Bằng,
Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, ) đến một số tỉnh trung du như: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình và miền biển Quảng Ninh (người Dao Thanh Y)
Người Thái ở Tây Bắc
- Dân tộc người Thái: Người Thái còn được gọi là Tày Khao (Thái Trắng), Tày
Đăm (Thái Đen), Tày Mười, Tày Thanh (Man Thanh), Hàng Tổng (Tày Mường), Pu Thay, Thổ Đà Bắc Họ đã có mặt ở miền tây bắc Việt Nam trên
1200 năm, là con cháu người Thái di cư từ vùng đất thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc bây giờ
- Dân tộc H'Mông: được coi là một thành viên quan trọng trong cộng đồng các
dân tộc thiểu số ở Việt Nam Dân tộc Mông cư trú thường ở độ cao từ 800 đến
1500 m so với mực nước biển gồm hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người H’Mông ở Việt Nam có dân số 1.068.189 người, đứng hàng thứ 8 trong bảng danh sách các dân tộc ở Việt Nam, cư trú tại 62 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố
III Tổ chức xã hội
Tây Bắc là nơi sinh tụ lâu đời, ngàn năm của cư dân văn minh đòng thau với hơn 20 tộc người cư trú xen kẽ, bao gồm các dân tộc: Thái, Dao, H’Mông, Tày, Xinh-mun, La-ha…với một lịch sử phát triển khá lâu đời Các dân tộc đã góp phần sáng tạo ra những giá trị văn hóa độc đáo, đậm đà sắc thái bản địa, có những đóng góp to lớn vào
Trang 7Discover more
from:
Document continues below
Cơ sở văn hóa
việt nam
Trường Đại học…
154 documents
Go to course
Bài thảo luận - nhóm
7 - Đặc trưng vùng…
Cơ sở văn
hóa việt… 94% (50)
20
Bài thảo luận Đặc trưng vùng văn hóa…
Cơ sở văn
hóa việt… 100% (9)
23
Đặc trưng văn hóa Tây Bắc
Cơ sở văn
hóa việt… 84% (25)
25
ĐẶC TRƯNG VÙNG VĂN HOÁ TÂY BẮC
Cơ sở văn
hóa việt… 100% (3)
26
Cơ sở văn hóa Tây Nguyên - bài thảo…
45
Trang 8kho tàng văn hóa chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam Trong đó, phải kể đến dân tộc Thái – dân tộc đông dân nhất và có tổ chức xã hội chặt chẽ và quy củ
Dân tộc Thái: là dân tộc thiểu số có số dân đông nhất ở Tây Bắc Qua quá trinh
hòa huyết, sinh sống, dân tộc Thái đã sáng tạo ra những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc Thái bản địa và tạo dựng được một tổ chức xã hội độc đáo chặt chẽ, quy
củ từ trên xuống dưới: từ Mường đến Bản
: được hình thành là do nhu cầu của quá trình đấu tranh phát triển sản xuất, bảo
vệ địa bàn cư trú và chống lại sự xâm nhập của các tộc người từ nơi khác đến Vì thế, Mường ban đầu thực chất là một sự liên minh lãnh thổ theo kiểu liên minh quân sự, Mường thường là sự liên minh lãnh thổ của 5-7 bản, cũng có khi là cả một khu vực rộng lớn hàng chục bản, tuỳ theo địa thế đất đai, ảnh hưởng của người đứng đầu, điều kiện kinh tế…
: Người Thái Tây Bắc thường quần tụ sinh sống theo bản, mỗi bản có từ 20-30 gia đình Nhưng, cũng có những vùng trù phú như: Mường Tấc (Phù Yên), Mường Sang (Mộc Châu), Mường Thanh (Điện biên), Mường Than (Than Uyên), Mường Lò (Nghĩa Lộ) dân cư quần tụ đông đúc 50-60 gia đình một bản Trong bản của người Thái, theo quy định truyền thống người cao tuổi có uy tín được suy tôn làm trưởng bản Trưởng bản là người có nhiệm vụ bao quát mọi việc: từ làm ăn, duy trì luật tục, bảo vệ đất đai, nguồn nước cho đến các lễ nghi, tôn giáo Tất cả các vấn đề này được
hệ thống hóa thành quy định hết sức nghiêm ngặt gọi là “ ”, “ ” Điều đặc biệt, sự giàng buộc giữa các cộng đồng cư dân trong bản, mường của người Thái Tây Bắc chủ yếu dựa trên quan hệ huyết thống của các dòng họ, tiêu biểu như: họ Hoàng ở Mường Vạt (Yên Châu-Sơn La), họ Đèo ở Mường Lay (Điện Biên),
: là hạt nhân trong thiết chế xã hội của người Thái Tây Bắc Gia đình của người Thái Tây Bắc là gia đình phụ hệ, người đàn ông giữ vai trò quan trọng trong gia đình Nhưng, một số tàn dư của chế độ mẫu hệ như tục ở rể vẫn được bảo lưu Con trai người Thái thường phải ở rể bên nhà vợ từ 3 đến 5 năm, sau đó mới được phép làm lễ đón dâu chính thức về nhà mình Đặc biệt, trong ngôi nhà của người Thái có thể có nhiều thế hệ cùng chung sống nhưng duy nhất chỉ có một bếp lửa Điều này hoàn toàn khác với phong tục của một số dân tộc ở Tây Nguyên như người Ba Na, Ja Rai, Brâu trong một mái nhà của họ cũng có nhiều thế hệ cùng chung sống, nhưng do được ăn riêng nên có thể chia ra thành nhều bếp lửa
Dân tộc H’mông
Trong xã hội các dân tộc nói chung và người Mông nói riêng, gia đình, dòng họ, bản làng là những cơ sở quan trọng hàng đầu của sự phát triển tộc người Số lượng cư dân trong mỗi bản của người Mông có thể lớn, nhỏ khác nhau, nhưng đều thuộc về những gia đình có mối quan hệ huyết thống hay láng giềng Thường trong mỗi bản có từ 2 đến 3 họ; bản lớn có từ 6 đến 7 họ, trong đó đều có dòng họ lớn (họ gốc), người đứng đầu dòng họ nhiều khi cũng là trưởng bản Họ hợp thành một cộng đồng xã hội tự
Cơ sở văn hóa việt… 100% (2)
Đề cương Cơ sở văn hóa Việt Nam
Cơ sở văn hóa việt… 100% (2)
39
Trang 9quản, vận hành theo nguyên tắc luật tục/tập quán pháp, gọilà“kế Môngkếli”hay“cái lý củangườiMông”
Dân tộc Dao
Người Dao từ lâu đã có tập quán sống thành từng bản Cứ ba nhà trở lên (không phân biệt cùng họ hay khác họ) cư trú trên một khu vực nhất định được gọi là một bản, họ cho rằng có như vậy "lúc tối lửa tắt đèn", khi gặp trộm cướp, tai nạn rủi ro mới có thể giúp đỡ được nhau, điều này cho thấy tính cộng đồng ở người Dao khá cao Với họ, bản trước hết là không gian sinh tồn của cả cộng đồng, có ranh giới, có rừng, bãi thả gia súc, có nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất Những bản Dao ở vùng núi cao thường có vài ba nhà ở trên một sườn núi, ngay cạnh nhà là ruộng bậc thang để tiện cho canh tác, còn ở vùng núi thấp cư trú mật tập, bản đông đúc hơn Hợp thành bản là những gia đình thuộc nhiều dòng họ cư trú Ở Quảng Ninh, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, bản ít có từ 2 - 3 dòng họ, bản đông tới 5 - 7 dòng họ, thậm chí có bản tới 12 dòng họ
Dân tộc Tày:
Hệ thống xã hội của người Tày từng giống với xã hội phong kiến Một người đàn ông trong mỗi bản sở hữu đất đai, rừng và các con sông Người này cai trị những người sống trong vùng đất đó Cơ chế này xuất hiện rất sớm và kết thúc vào thế kỉ thứ 19 Giờ đây người Tày sống trong các bản hỗn hợp nhiều nhôm dân tộc, tham gia vào các cuộc hôn nhân hỗn hợp và dần từ bỏ truyền thống định cư để đi làm việc ở những khu vực khác Họ thích nghi với các yếu tố văn hóa của người Kinh và những người nói tiếng tày được coi là một trong những văn hóa chủ đạo của Việt Nam
PHẦN 3: Vùng văn hóa Tây Bắc
I Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên
1 ĂN UỐNG:
Mảnh đất tây bắc không chỉ đa dạng về văn hoá các dân tộc thiểu số mà còn có nét ẩm thực vô cùng đặc sắc, mang nét độc đáo riêng Đặc điểm chung của hầu hết các món
ăn trong mâm cơm của người tây bắc chủ yếu là các nguyên liệu tự nhiên và dân dã như lúa gạo, thịt trâu, bò, cá, gà, và các loại rau gia vị rất đặc biệt của mỗi vùng Một trong các nguyên liệu quen thuộc trong văn
hoá ẩm thực của vùng Tây Bắc là hoa Ban Đối với người
dân nơi đây, hoa Ban không chỉ có giá trị to lớn về tinh
thần mà nó còn đóng vai trò quan trọng làm nên nét đặc
trưng cho bản sắc ẩm thực của đồng bào Tây Bắc Hoa
Trang 10ban có nhiều loại: ban đỏ, ban tím, ban trắng, nhưng nhiều nhất vẫn là ban trắng Hoa ban có vị hơi chát, ngọt và bùi Đồng bào nơi đây thường dùng hoa, lá non và hạt để chế biến các món ăn trong bữa cơm của gia đình Cũng như các loại rau khác, trong hoa ban cũng có một số loại vitamin tốt cho sức khoẻ, các món ăn từ hoa ban có tác dụng điều trị một số loại bệnh như đường ruột và giải nhiệt cơ thể
Bên cạnh đó, người dân Tây Bắc sử dụng một loại nguyên liệu rất lạ và độc đáo để chế biến món ăn, đó là rêu Rêu là thực phẩm có từ xa xưa được nhiều dân tộc như Mường, Thái,… ưa thích và sử dụng như một món
ăn thường ngày Rêu phát triển vào khoảng tháng 10, tháng 11 âm lịch ở những đoạn sông suối có độ sâu từ 0.4 đến 1m rêu suối có thể chế biến thành nhiều món ăn độc đáo như nướng, xào, làm bánh…
Ẩm thực Thái: Người Thái có giống lúa nếp dẻo và thơm nên từ xưa họ đã
hình thành truyền thống ăn cơm nếp trong bữa ăn thường ngày
Cách chế biến các món ăn đều được dựa theo kinh nghiệm và lưu truyền từ đời này sang đời khác, vì vậy các món ăn truyền thống của dân tộc Thái mang một nét đặc trưng riêng biệt Một nét đặc trưng của người Thái là hoàn toàn không dùng dầu mỡ khi chế biến món ăn và rất chú trọng việc điều phối các vị đắng – cay – mặn – chát Người Thái có kĩ thuật nấu đặc trưng là nướng và đồ Ở dân tộc Thái, nướng gọi là “chí”, nướng trong ống tre thì gọi là “lam”, đặc trưng nhất là món cơm Lam nổi tiếng
Người Thái có đến hàng chục loại cơm Lam khác nhau, đây là món ăn chứa đựng giá trị to lớn về ăn hoá ẩm thực của dân tộc này Bên cạnh đó người Thái còn sử dụng phương pháp nấu cách thuỷ, làm chín đồ ăn bằng hơi, người Thái gọi đó là “nửng”, tức là đồ phương pháp này thường được sử dụng để
đồ xôi, ngoài ra họ còn thường xuyên đồ chín một số loại rau rồi chấm hoặc làm món “chụp” (nộm) Những món ăn của người Thái nhìn thoáng qua tưởng chừng đơn giản nhưng ẩn chứa trong đó lại lài sự tỉ mỉ, cầu kì Cầu kì từ cách chế biến cho đến những nguyên liệu, dường như mỗi khi nấu nướng họ đã đặt hết tâm huyết của mình trong từng món ăn, chính vì vậy đã tạo nên một nét văn hoá ẩm thực vô cùng đặc biệt và tinh tế