Khái niệm kiểm tra chất lượng hàng hóa Kiểm tra chất lượng hàng hóa là sự kiểm tra về mức độ phù hợp của các chỉ tiêu chất lượng thực so với các chỉ tiêu chất lượng đã được quy định và k
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
BÀI THẢO LUẬN
HÓA
ĐỀ TÀI:
KHẨU
Giảng viên giảng dạy: Vũ Anh Tuấn
Nhóm: 4
Lớp học phần: 2326ITOM1612
Hà Nội – 2023
LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4
1.1 Khái niệm kiểm tra chất lượng hàng hóa 4
1.2 Các phương pháp kiểm tra chất lượng hàng hóa 4
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐỐI VỚI MẶT HÀNG OTO TẠI VIỆT NAM 7
2.1 Tình hình nhập khẩu oto tại Việt Nam 7
Trang 22.2 Thực trạng kiểm tra chất lượng oto nhập khẩu tại Việt Nam 8
2.3 Đánh giá tình hình kiểm tra chất lượng oto 10
2.3.1 Tích cực: 10
2.3.2 Hạn chế: 10
2.3.3 Ý nghĩa: 12
2.4 Thuận lợi và khó khăn trong công cuộc kiểm tra chất lượng oto 12
2.4.1 Đối với doanh nghiệp 12
2.4.2 Đối với cơ quan chứng nhận đăng kiểm 14
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG OTO 17
3.1 Giải pháp đối với doanh nghiệp 17
3.2 Giải pháp đối với cơ quan chứng nhận đăng kiểm 18
3.3 Giải pháp đối với chính phủ 18
KẾT LUẬN 20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, ngành công nghiệp ô tô được đánh giá là một trong những ngành công nghiệp đi đầu, kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp khác Vì vậy, sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp ô tô được xem là nhân tố tác động tích cực thúc đẩy các ngành có liên quan phát triển, tạo động lực xây dựng nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường ô tô Việt Nam trong những năm gần đây, việc nhập khẩu ô tô đã trở thành một phần không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ô tô và đáp ứng nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng Tuy nhiên, vấn đề kiểm tra chất lượng và an toàn của ô tô nhập khẩu đang là một thách thức lớn đối với các cơ quan quản lý và người tiêu dùng tại Các sản phẩm ô tô nhập khẩu có thể không tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn của Việt Nam, do đó có thể ảnh hưởng đến sự an toàn và sức khỏe của người sử dụng
Trong thực tế, cơ chế kiểm tra chất lượng và an toàn của ô tô nhập khẩu tại Việt Nam còn nhiều hạn chế và chưa thực sự hiệu quả Các quy định và tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng và an toàn của ô tô nhập khẩu còn chưa được nghiên cứu và cập nhật đầy đủ theo tiêu chuẩn quốc tế Điều này dẫn đến việc các sản phẩm ô tô nhập khẩu có thể khôngđược kiểm tra một cách đầy đủ và chính xác, dẫn đến nguy cơ mất an toàn cho người sử dụng
Do đó, cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp ô
tô để đảm bảo quy trình kiểm tra chất lượng và an toàn của ô tô nhập khẩu được thực hiệnđầy đủ và chính xác Và để cùng tìm hiểu về những những thực trạng, khó khăn, thiếu sótcũng như giải pháp cho công cuộc kiểm tra chất lượng ô tô nhập khẩu tại Việt Nam, mời thầy và các bạn theo dõi bài thảo luận của nhóm 4 chúng em
Trang 4NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT1.1 Khái niệm kiểm tra chất lượng hàng hóa
Kiểm tra chất lượng hàng hóa là sự kiểm tra về mức độ phù hợp của các chỉ tiêu chất lượng thực so với các chỉ tiêu chất lượng đã được quy định và kết quả thu được một giá trị tuyệt đối
Khi tiến hành kiểm tra chất lượng hàng hóa phải căn cứ vào những chỉ tiêu đã được quy định trong các văn bản tiêu chuẩn chất lượng của nhà nước (đối với những sản phẩm hàng hóa đã có tiêu chuẩn chất lượng) hay những quy định trong hợp đồng mua bán giữa các bên (đối với những sản phẩm hàng hóa chưa có tiêu chuẩn chất lượng).Người chịu trách nhiệm kiểm tra là người bán, cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức trung gian…
1.2 Các phương pháp kiểm tra chất lượng hàng hóa
Phương pháp cảm quan:
Phương pháp cảm quan là phương pháp đánh giá chất lượng dựa trên việc sử dụng các thông tin thu được qua sự cảm nhận của các cơ quan thụ cảm của con người khi tiếp xúc, tiêu dùng sản phẩm như: thị giác, thính giác, khứu giác, xúc giác và vị giác Các cơ quan thụ cảm có vai trò thu nhận các cảm giác về các chỉ tiêu chất lượng thông qua việc tiếp xúc, thử và phân tích các sản phẩm Bằng sự cảm nhận và kinh nghiệm chuyên môn,các chuyên gia sẽ lượng hóa các giá trị của các chỉ tiêu chất lượng thông qua một hệ thống điểm Chính vì vậy, kết quả của đánh giá phụ thuộc rất lớn vào trình độ, kinh nghiệm, thói quen và khă năng của các chuyên gia
- Quá trình kiểm tra gồm:
+ Xác định được các chỉ tiêu để có thể kiểm tra bằng phương pháp này
+ Mô tả cách thức kiểm tra
Trang 5+ Tiến hành kiểm tra Từ cảm nhận → phân tích → so sánh → phán đoán → đưa ra kếtluận.
Phương pháp này đơn giản, chi phí thấp, tiết kiệm thời gian, tiến hành mọi lúc, mọi nơi, ít phá hủy mẫu Nhưng kết quả không chính xác, không lượng hóa thành con số cụ thể; phụ thuộc vào cảm quan của người kiểm tra
Phương pháp thí nghiệm:
Phương pháp thí nghiệm được tiến hành trong các phòng thí nghiệm với các thiết bị chuyên dùng, chủ yếu xác định các chỉ tiêu về cơ, lý, hóa, điện cũng như xác định các chỉtiêu về thành phần, tỷ lệ các thành phần trong hàng hóa Các chỉ tiêu có đơn vị đo và xác định bằng máy móc Cơ sở kiểm tra là dựa vào các tiêu chuẩn và tài liệu kỹ thuật.Kết quả của phương pháp này được thể hiện cụ thể, chính xác, khách quan Về nhược điểm, phương pháp thí nghiệm cho thấy tốn kém chi phí thời gian; chỉ tiến hành trong phòng thí nghiệm, gây phá hủy mẫu, kết quả phụ thuộc vào thiết bị, người tiến hành
Phương pháp chuyên gia:
Phương pháp chuyên gia sử dụng trong quá trình quyết định là phương pháp dựa trên các ý kiến chuyên gia để thực hiện các bước của quá trình quyết định Chuyên gia là người đưa ra các kiến nghị hay lời khuyên cho người khác Phương pháp chuyên gia dựa trên hoạt động sáng tạo của các chuyên gia hay của các nhà phân tích Phương pháp này tập hợp được các học giả, các chuyên gia giỏi, các nhà phân tích chuyên nghiệp, sử dụng được thành quả khoa học và kinh nghiệm thực tiln để ra quyết định
- Hai hình thức kiểm tra:
+ Các chuyên gia tiến hành kiểm tra → Kết quả (ý kiến của các chuyên gia không phụ thuộc vào nhau nhưng đưa ra kết quả lệch xa nhau)
+ Các chuyên gia tiến hành kiểm tra → Thảo luận → Kết quả
Trang 6Phương pháp sử dụng thử: Cơ sở của phương pháp này là đưa hàng hóa vào khai thác, vận hành, sử dụng trong điều kiện sử dụng gần với thực tế tiêu dùng để tiến hành xác định chỉ tiêu chất lượng nào đó.
- Yêu cầu của phương pháp:
+ Số lượng hàng hóa đưa đi thử phải thích hợp
+ Điều kiện thử phải phù hợp với mục đích và phải có một kế hoạch thử thích hợp
Về ưu điểm của phương pháp này, kết quả phù hợp với thực tế tiêu dùng, có tính tổng hợp Nhưng bên cạnh đó, phương pháp này tốn thời gian, chi phí, phá hủy mẫu và cần thời gian dài mới có kết quả, nếu không có kế hoạch thích hợp thì kết quả không chính xác
Trang 8CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG
ĐỐI VỚI MẶT HÀNG Ô TÔ TẠI VIỆT NAM
2.1 Tình hình nhập khẩu ô tô tại Việt Nam
Việt Nam chủ yếu nhập ô tô nguyên chiếc từ nội khối ASEAN và cụ thể là Thái Lan
và Indonesia vì có mức thuế nhập khẩu giảm về 0% kể từ 2018 Một số thị trường nhập khẩu khác cũng chính là những nước có nền công nghiệp ô tô phát triển là Nhật Bản, HànQuốc, Trung Quốc, Đức, Với các loại linh kiện phụ tùng, các hãng sản xuất trong nước
sẽ nhập chủ yếu ở nội khối ASEAN và các nước gốc của thương hiệu Ví dụ như Hyundai
và Kia sẽ nhập linh kiện từ Hàn Quốc, Honda nhập linh kiện từ Nhật Bản và Thái Lan nơihãng này đặt nhà máy lớn
Thông tin từ Tổng cục Hải quan, hết năm 2019, ước tính đã nhập khẩu 142.000 ô tô nguyên chiếc các loại, với tổng trị giá đạt 3,1 tỷ USD, tăng 71% về lượng và tăng 69,4%
về trị giá so với cùng kỳ năm 2018 Xe ô tô từ 9 chỗ trở xuống nhập về Việt Nam chủ yếuxuất xứ ASEAN, trong đó, cao nhất là từ Thái Lan, Indonesia
Năm 2020, nhập khẩu ô tô vào nước ta đạt 105.201 chiếc, tương đương 2,35 tỷ
USD, giảm lần lượt 24,6% về lượng và 25,6% về trị giá so với năm 2019 Nguyên nhân chủ yếu từ sự tác động của đại dịch Covid-19 dẫn đến nhu cầu trong nước giảm mạnh Tổng doanh số bán hàng của toàn thị trường đạt 296.878 xe, giảm 8% so với năm 2019, trong đó xe ô tô du lịch giảm 7%; xe thương mại giảm 10% và xe chuyên dụng giảm
26%, doanh số bán hàng của xe lắp ráp trong nước giảm 1% trong khi xe nhập khẩu giảm7% so với năm ngoái
Tác động của dịch Covid-19 kéo dài đã không ngăn nổi lượng xe ô tô nhập khẩu lớn
đổ về thị trường nội địa Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, năm 2021, cả nước nhập khẩu đạt 160.035 chiếc, với trị giá 3,7 tỷ USD, tăng 52,1% về số lượng và 55,7% về trị giá so với năm 2020, với số lượng nhập khẩu trung bình 13.336 xe mỗi
tháng Với kết quả nhập khẩu trong 11 tháng vừa qua gần bằng con số kỷ lục của cả năm ngoái Chủng loại nhập khẩu tăng ở hầu hết các loại xe, mức tăng mạnh nhất là nhóm các
Bài thảo luận marketing quốc tế…
Internationalbusiness None
48
Trang 9loại xe khác (tăng 122,5% về số lượng) Mức tăng này chủ yếu đến từ nhập khẩu xe chuyên dụng với 14.587 xe, tăng 190,96% so với năm 2020, trong đó, chủ yếu là xe đầu kéo Ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống đạt 109.728 chiếc, tăng 45,2%; ô tô vận tải đạt 34.916 chiếc, tăng 55,7%.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2022, tổng lượng ô tô nhập khẩu vào Việt Nam đạt 173.467 xe ô tô các loại với tổng giá trị đạt 3,84
tỉ USD So với năm 2021, lượng ô tô nhập khẩu tăng 8,5% trong khi kim ngạch nhập khẩu ô tô cũng tăng 5,1% Như vậy, bất chấp những tác động từ việc đứt gãy chuỗi cung ứng, thiếu chip, linh kiện… khiến nguồn cung gián đoạn tại một số thời điểm nhất định, lượng ô tô nhập khẩu về Việt Nam trong 2022 vẫn vượt năm 2021 (đạt hơn 160.000 xe)
để xác lập kỷ lục mới
Trong tổng số ô tô nhập khẩu vào Việt Nam năm 2022, với lợi thế hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu 0% ô tô lắp ráp, sản xuất tại các nước trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia… vẫn chiếm đa số Trong đó, Indonesia đã vươn lên, vượt Thái Lan
để trở thành quốc gia xuất khẩu cung ứng nhiều ô tô nhất cho thị trường Việt Nam Tuy nhiên Thái Lan vẫn đứng số 1 về kim ngạch nhập khẩu ô tô Cụ thể, năm 2022, Việt Nam nhập khẩu từ Indonesia 72.671 xe, kim ngạch hơn 1,05 tỷ USD; trong khi kết quả của Thái Lan là 72.032 xe, kim ngạch 1,43 tỷ USD Vị trí thứ 3 là Trung Quốc với 17.340 xe, kim ngạch 714,5 triệu USD
2.2 Thực trạng kiểm tra chất lượng ô tô nhập khẩu tại Việt Nam
Bộ Tài chính vừa yêu cầu Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế và Cục Hải quan, CụcThuế các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện các biện pháp quản lý về nguồn gốc xuất xứhàng hóa và trị giá hải quan đối với mặt hàng xe ô tô nhập khẩu
Theo đó, Bộ Tài chính yêu cầu các cơ quan nói trên tăng cường quản lý, kiểm tra xuất xứ đối với ô tô nhập khẩu Cụ thể, đối với xe ô tô nhập khẩu (trừ xe ô tô nhập khẩu của đối tượng ưu đãi, miln trừ ngoại giao) phải nộp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) tại thời điểm làm thủ tục hải quan theo quy định của Điều 13, Nghị định
Trang 1019/2006/NĐ-CP và hồ sơ hải quan theo quy định tại Khoản 2, Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan có trách nhiệm kiểm tra chặt chẽ, đối chiếu các quy định về tính hợp lệ, mẫu dấu, chữ ký của C/O để làm thủ tục, trường hợp
có nghi vấn cần trưng cầu giám định chữ ký, mẫu C/O, hoặc gửi văn bản, email trao đổi với nước cấp xuất xứ để xác minh nguồn gốc xe
Ngoài việc kiểm tra C/O, cơ quan hải quan cần kiểm tra mã số VIN và tham khảo trang thông tin điện tử của các hãng xe ô tô để nắm thông tin phục vụ công tác quản lý Trường hợp mã số VIN có dấu hiệu tẩy xóa, mài mòn đóng mã số mới thì trưng cầu giám định để xác minh Đối với xe ô tô đã thông quan trước ngày 28/11/2016, thực hiện kiểm tra sau thông quan đối với trường hợp không xuất trình C/O ở thời điểm nhập khẩu, khi kiểm tra cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra và xác minh nguồn gốc xuất xứ theo quy định; kiểm tra mã số VIN và tham khảo trang thông tin điện tử của các hãng xe ô tô
để nắm thông tin về nguồn gốc, xuất xứ của xe ô tô nhập khẩu Cơ quan hải quan có tráchnhiệm tăng cường trao đổi thông tin về nguồn gốc xuất xứ và tiêu chuẩn xe với cơ quan đăng kiểm có liên quan
Ngoài ra, đối với xe ô tô nhập khẩu chưa hoàn thành thủ tục hải quan, không được cho mang về bảo quản tại kho bãi của người khai hải quan trong khi chờ thông quan; đồng thời tăng cường trách nhiệm kiểm tra, giám sát đối với hồ sơ tạm nhập, tái xuất; thời gian, địa điểm lưu giữ xe ô tô nhập khẩu theo phương thức tạm nhập tái xuất
Bộ Tài chính cũng yêu cầu Tổng cục Hải quan định kỳ hàng tháng cập nhật và hoàn thiện cơ sở dữ liệu giá và danh mục hàng hóa rủi ro về trị giá làm cơ sở để tham vấn giá của mặt hàng xe ô tô nhập khẩu sát với giá thực tế trên thị trường Đồng thời yêu cầu rà soát để sửa đổi, bổ sung các quy trình nghiệp vụ về thủ tục hải quan và kiểm tra sau thôngquan đối với mặt hàng xe ôtô nhập khẩu để đảm bảo quản lý chặt chẽ, chống buôn lậu, gian lận thương mại
Trang 112.3 Đánh giá tình hình kiểm tra chất lượng ô tô
2.3.1 Tích cực:
Hệ thống kiểm tra chất lượng xe nhập khẩu của Việt Nam rõ ràng và chặt chẽ được kiểm duyệt qua các bước một cách hợp lí làm cho quá trình kiểm duyệt diln ra thuận lợi
mà không gặp bất cập nhiều trong quá trình thực hiện
Hỗ trợ tốt hơn ngành công nghiê €p sản xuất ô tô trong nước tạo nhiều công ăn viê €c làm cho người lao đô €ng và quản lý chặt chẽ hơn việc nhập khẩu ô tô nguyên chiếc để tránh tình trạng nhâ €p siêu không thất thu đột biến về thuế và không tăng quá mạnh đến mức mất kiểm soát về nhu cầu thị trường khi cơ sở hạ tầng hiện tại chưa sẵn sàng.Thuận lợi cho hải quan trong việc nắm bắt và kiểm tra số lượng, chất lượng xe, các mặt hàng xe nhập khẩu không đạt chuẩn hay thiếu giấy phép đều dl dàng thống kê được
số liệu Việc này cũng làm cho các cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm thi hành liên quan
dl dàng kiểm soát thị trường xe trong nước, không gây rối loạn thị trường
Chính sách mới của Việt Nam đang ngày càng nới lỏng cho thị trường xe nhập khẩukhi đã loại bỏ một số giấy tờ trong quy định cũ Một số giấy tờ khó xin như Giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại ô tô nhập khẩu (VTA)
Ví dụ: người nhập khẩu phải cung cấp hồ sơ thiết kế đối với xe nhập khẩu có kiểu loại chưa được cơ quan có thẩm quyền chứng nhận để cơ quan kiểm tra làm căn cứ xem
Trang 12xét, đánh giá và thẩm định Tuy nhiên, đại diện một số doanh nghiệp nhập khẩu ô tô cho rằng doanh nghiệp đơn thuần là nhà nhập khẩu xe thì bên xuất khẩu chỉ bán xe chứ khôngbán công nghệ Vì vậy, yêu cầu cung cấp hồ sơ thiết kế sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Xe ô tô được phân loại dựa vào nhãn hiệu xe, năm sản xuất, đời xe… còn được phân loại theo option xe Vì trong danh mục quản lý rủi ro của cơ quan hải quan chỉ phân loại xe theo nhãn hiệu, đời xe… không phân loại theo option xe nên đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong việc khai báo và gian lận thuế
Chưa có sự thống nhất giữa các Cục Hải quan các Tỉnh, Thành phố về việc có phải xác nhận lãnh sự quán vào thư tặng mà đối tác nước ngoài tặng cho doanh nghiệp Việt Nam hay không Thực tế có Cục yêu cầu và có Cục không yêu cầu gây khó khăn cho không chỉ cán bộ hải quan tiếp nhận hồ sơ và cho cả doanh nghiệp nhập khẩu
Một số loại xe nhập khẩu với điều kiện nhập khẩu về Việt Nam nằm giữa việc phân định xe mới 100% và xe đã qua sử dụng (đạt đủ 2 tiêu chí: đi được tối thiểu 10.000km, đăng ký đủ 6 tháng tại nước sở tại) Cụ thể: Một số xe nhập về đến cảng Việt Nam với đồng hồ contomet đạt khoảng 5000km chưa đủ 10.000 km, đăng ký chưa đủ 6 tháng tại nước xuất khẩu… thì chưa có sự thống nhất về văn bản chính sách định nghĩa với loại xe trên sẽ ra kết quả là xe gì? tính thuế theo xe mới 100% hay xe đã qua sử dụng (áp thêm thuế tuyệt đối) ? gây khó khăn cho cơ quan hải quan trong việc tính thuế vì kết quả của Cục Đăng kiểm không ghi rõ là xe mới và cũng không ghi xe đã qua sử dụng… Điều đó
sẽ gây thất thoát cho ngân sách nhà nước nếu áp thuế theo xe mới 100%, nhưng đã có một vài trường hợp đã được áp là xe mới
Việc kiểm tra và đưa ra kết quả để xác định về chủng loại, đời xe, nhãn hiệu xe sẽ
do Cục Đăng kiểm chịu trách nhiệm Cơ quan Hải quan sẽ bị động vì chỉ căn cứ vào các kết quả chuyên ngành của Cục Đăng kiểm, để từ đó làm các khâu tiếp theo để xác định giá tính thuế và thông quan lô hàng