1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) thiết bị nâng nhập khẩu và đánh giá tình hình kiểm trachất lượng đối với thiết bị nâng nhập khẩu

35 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thiết Bị Nâng Nhập Khẩu Và Đánh Giá Tình Hình Kiểm Tra Chất Lượng Đối Với Thiết Bị Nâng Nhập Khẩu
Tác giả Vũ Anh Tuấn
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Kinh Tế Và Kinh Doanh Quốc Tế
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 4,09 MB

Cấu trúc

  • Phần 1: Lý thuyết kiểm tra chất lượng hàng hóa (4)
    • 1.1 Khái niệm và căn cứ kiểm tra chất lượng hàng hoá (4)
      • 1.1.1 Khái niệm (4)
      • 1.1.2 Căn cứ tiến hành kiểm tra (4)
    • 1.2 Các hình thức kiểm tra (4)
      • 1.2.1. Kiểm tra toàn bộ (4)
      • 1.2.2 Kiểm tra đại diện (4)
    • 1.3 Các phương pháp kiểm tra (4)
      • 1.3.1 Phương pháp cảm quan: Dựa vào giác quan của người kiểm tra kết hợp với một số dụng cụ, thiết bị đơn giản để tiến hành (4)
      • 1.3.2 Phương pháp thí nghiệm (4)
      • 1.3.3 Phương pháp chuyên gia (4)
      • 1.3.4 Phương pháp sử dụng thử (5)
  • Phần 2: Thực tiễn tình hình kiểm tra chất lượng thiết bị nâng nhập khẩu (5)
    • 2.1 Tình hình nhập khẩu thiết bị nâng tại Việt Nam (5)
      • 2.1.1 Thiết bị nâng (5)
      • 2.1.2 Tình hình nhập khẩu thiết bị nâng tại Việt Nam (8)
    • 2.2 Các quy định của nhà nước đối với thiết bị nâng nhập khẩu (10)
      • 2.2.1 Các quy định và yêu cầu chung về quy trình kiểm tra đối với việc nhập khẩu thiết bị nâng (10)
      • 2.2.2 Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật (12)
      • 2.3.1 Thực trạng chứng nhận và kiểm định chất lượng đối với việc nhập khẩu thiết bị nâng của các cơ quan có thẩm quyền (24)
    • 2.4 Đánh giá, đề xuất (31)
      • 2.4.1 Thách thức (31)
      • 2.4.2 Đề xuất, giải pháp đối với tình hình nhập khẩu thiết bị nâng của ta hiện tại (31)
      • 2.4.3 Hạn chế những quyết định sai lầm không đáng có từ phía các doanh nghiệp (32)
  • Phần 3: Kết luận (32)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (33)

Nội dung

Lý thuyết kiểm tra chất lượng hàng hóa

Khái niệm và căn cứ kiểm tra chất lượng hàng hoá

Kiểm tra chất lượng hàng hoá là sự kiểm tra về mức độ phù hợp của các chỉ tiêu chất lượng thực so với các chỉ tiêu chất lượng đã được quy định và kết quả thu được một giá trị tuyệt đối.

1.1.2 Căn cứ tiến hành kiểm tra:

Những chỉ tiêu đã được quy định trong các văn bản tiêu chuẩn chất lượng của nhà nước (đối với những sản phẩm hàng hoá đã có tiêu chuẩn chất lượng).

Những quy định trong hợp đồng mua bán giữa các bên (đối với những sản phẩm hàng hoá chưa có tiêu chuẩn chất lượng).

Các hình thức kiểm tra

- Là việc kiểm tra tất cả các sản phẩm có trong lô hàng.

+ Những sản phẩm hàng hoá có tính phức tạp về mặt kỹ thuật hoặc là những SP HH có giá trị lớn, hàng quý hiếm.

+ Những lô hàng có chất lượng không đồng đều.

+ Những lô hàng có nghi vấn.

- Là trong lô hàng cần kiểm tra người ta, lấy ra một số sản phẩm đại diện (gọi là lấy mẫu) để tiến hành kiểm tra và kết quả kiểm tra của mẫu là kết quả kiểm tra của cả lô hàng.

- Trường hợp áp dụng: Sản phẩm hàng hóa có độ đồng đều nhất định về chất lượng, lô hàng có số lượng lớn, những lô hàng khi kiểm tra gây phá huỷ mẫu.

Các phương pháp kiểm tra

1.3.1 Phương pháp cảm quan: Dựa vào giác quan của người kiểm tra kết hợp với một số dụng cụ, thiết bị đơn giản để tiến hành.

- Được tiến hành trong các phòng thí nghiệm với các thiết bị chuyên dùng.

- Chủ yếu là xác định các chỉ tiêu về cơ, lý, hoá, điện Các chỉ tiêu có đơn vị đo và xác định được bằng máy móc Cơ sở kiểm tra là dựa vào các tiêu chuẩn, quy chuẩn và tài liệu kỹ thuật.

- Dựa trên cơ sở của phương pháp cảm quan nhưng sử dụng một hệ thống các chuyên gia để tiến hành kiểm tra.

- Yêu cầu chuyên gia phải am hiểu về hàng hoá và có kinh nghiệm kiểm tra.

1.3.4 Phương pháp sử dụng thử:

- Đưa hàng hoá đó vào khai thác, vận hành, sử dụng trong điều kiện sử dụng gần với thực tế tiêu dùng.

Thực tiễn tình hình kiểm tra chất lượng thiết bị nâng nhập khẩu

Tình hình nhập khẩu thiết bị nâng tại Việt Nam

Khái niệm: Thiết bị nâng là tên gọi được sử dụng cho các thiết bị, máy móc và phương tiện có khả năng di chuyển hay nâng vật nặng từ vị trí này sang vị trí khác Ứng dụng thực tế: Thiết bị nâng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp hiện nay Chúng có vai trò thay thế sức người để nâng và di chuyển đồ vật, hàng hóa nặng hoặc cồng kềnh, giúp các công ty, doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí thuê nhân công Bên cạnh đó, nhờ có thiết bị nâng mà các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng có thể rút ngắn được thời gian của khâu vận chuyển, xếp dỡ hàng hóa…đồng thời cũng giúp đem lại hiệu quả kinh tế lớn hơn cho doanh nghiệp Tùy thuộc vào từng loại thiết bị nâng khác nhau mà chúng có các vai trò, nhiệm vụ khác nhau.

Phân loại thiết bị nâng:

- Xe nâng: xe nâng là tên gọi chung của các thiết bị nâng có tích hợp khả năng chuyển động, di chuyển hàng hóa từ vị trí này đến vị trí khác sau khi đưa vật thể lên một độ cao nhất định theo phương thẳng đứng Với nhóm thiết bị nâng là xe nâng chúng ta có thể chia chúng thành vô số các nhóm nhỏ với cách chia phổ biến như sau.

- Cần cẩu (cần trục): Cần trục, hay cần cẩu là các loại thiết bị nâng hạ với tải trọng, chiều cao nâng lớn Cần cẩu lại được chia thành một số loại khác bao gồm:

+ Cần trục tự hành: là nhóm các loại cần trục tự di chuyển ngang trên mặt đất bằng chính nguồn năng lượng đặt kèm ngay trên cần trục Loại này thường được thiết kế tay cần nghiêng, có thể thay đổi tầm với bằng góc nghiêng tay cần hoặc lắp thêm tay cần phụ Thiết bị này dùng trọng lượng phần xe tự hành để làm đối trọng, trong một số trường hợp có thể kết hợp thêm đối trọng phụ đặt trên máy Cần trục tự hành lại bao gồm các loại: cần trục ô tô, cần trục tự hành bánh lốp, cần trục tự hành bánh xích,…

+ Cần trục tháp: là thiết bị nâng có tay cần gắn trên trụ tháp cao hoặc được thiết kế với cấu trúc có chức năng như một tháp cao Loại máy này được sử dụng để vận chuyển vật thể theo phương thẳng đứng Dùng cho các công việc nâng hạ ở độ cao lớn hoặc rất lớn Chẳng hạn như: xây dựng các tòa nhà nhiều tầng, các tòa cao ốc,… Cần trục tháp lại bao gồm các loại: cần trục tháp chân tháp di động, cần trục tháp chạy trên dây, cần trục tháp chân cố định.

- Thang máy (thiết bị nâng hạ người phổ biến): Chúng được thiết kế với dạng lông nâng, với tải trọng lên tới 3000kg Chúng có thể đưa người lên cao một cách an toàn với vận tốc nâng lớn Thang máy chủ yếu được sử dụng bên trong các tòa nhà, đôi khi chúng được lắp đặt tại các công trình ngoài trời, dọc theo cần trục tháp, xe nâng người,…

- Thiết bị nâng đơn giản: đây là tên gọi chung của các nhóm thiết bị nâng có cấu tạo và thiết kế đơn giản Chủ yếu các thiết bị này là thiết bị nâng cơ như: bàn nâng, kích nâng, cơ ròng rọc, bát xích, đòn bẩy,… Những loại thiết bị nâng này thường được sử dụng cho các trường hợp khẩn cấp, giải pháp thay thế tạm thời, đa số chúng có tải trọng thấp và chiều cao nâng vừa phải đến thấp (trừ ròng rọc).

T Nhóm chính Nhóm thiết bị nâng hạ nhỏ hơn

Chiều cao nâng Đặc điểm cơ bản

1 Xe nâng cơ Nhóm xe nâng tay cơ thấp 1 tấn –

5 tấn 7cm – 12cm Chiều cao nâng thấp, toàn bộ hoạt động thực hiện bằng cơ. Nhóm xe nâng tay cơ cao

1.5 mét Chiều cao nâng lớn hơn một chút, hoạt động bằng sức người.

Xe nâng tay điện thấp

Sử dụng nguyên liệu điện cho hoạt động nâng hạ và di chuyển, nhưng chiều cao nâng thấp.

Xe nâng tay điện cao 1 tấn –

3 tấn 6 mét Sử dụng nguyên liệu điện cho hoạt động nâng hạ và di chuyển, nhưng chiều cao nâng lớn có thể đạt tới 6 mét.

Xe nâng điện ngồi lái 1 tấn -

10 tấn 6 mét Sử dụng nguyên liệu điện cho hoạt động nâng hạ và di chuyển.

Có cabin điều khiển và ghế ngồi cho người điều khiển.

Xe nâng điện đứng lái

6 mét Sử dụng nguyên liệu điện cho hoạt động nâng hạ và di chuyển.

Có trang bị bàn nâng cho người điều khiển đứng và di chuyển cùng xe.

Xe điện đi bộ lái

6 mét Sử dụng nguyên liệu điện cho hoạt động nâng hạ và di chuyển.

Người điều khiển đi bộ theo xe nâng.

3 tấn 6 mét Sử dụng nguyên liệu điện cho hoạt động nâng hạ và di chuyển.

Xe được trang bị 2 bánh nâng và 1 bánh lái.

10 tấn 6 mét Sử dụng nguyên liệu điện cho hoạt động nâng hạ và di chuyển.

Xe được trang bị 4 bánh, bao

Giới thiệu chung về mã số mã vạch

Thảo luận KHHH - Thảo luận KHHH

Khoa học hàng hóa None 21

Khoa hoc hang hoa - C4 - No comment

Khoa học hàng hóa None 12

교톤수단 - tài liệu học tập

Khoa học hàng hóa None 2

Khoa học hàng hóa None5 gồm 2 bánh trước chịu tải và 2 bánh sau là 2 bánh điều khiển.

Xe nâng điện siêu cao 1 tấn –

3 tấn 12 mét Tương tự như xe nâng điện 4 bánh nhưng chúng có khả năng đưa vật thể lên tới độ cao

Xe nâng điện ắc quy

6 mét Trang bị bình ắc quy làm nguồn cấp nguyên liệu.

Xe nâng điện chạy pin 1 tấn –

10 tấn 6 mét Sử dụng pin axit – chì hoặc pin lithium – ion.

3 Nhóm xe nâng bán tự động

Xe nâng bán tự động tiêu chuẩn

3 mét Sử dụng cơ cấu nâng hạ bằng điện, hoạt động di chuyển bằng sức người.

Chiều cao nâng tiêu chuẩn đạt

Xe nâng bán tự động siêu cao

3 tấn 6 mét Sử dụng cơ cấu nâng hạ bằng điện, hoạt động di chuyển bằng sức người.

Chiều cao nâng có thể đạt tới

4 Xe nâng dầu Xe nâng dầu số sàn 1 tấn –

48 tấn 6 mét Sử dụng động cơ dầu, số sàn.

Xe nâng dầu số tự động

6 mét Xe nâng sử dụng nguyên liệu dầu, trọng tải vừa phải dưới 5 tấn.

Xe nâng kẹp giấy 1 tấn –

5 tấn 6 mét Sử dụng công tác kẹp giấy, sử dụng riêng trong hoạt động nâng hạ các cuộn giấy đơn hoặc giấy đôi.

6 mét Trang bị thêm bộ kẹp phuy đơn hoặc kẹp phuy đôi, có chức năng nâng, xoay lật phi dầu 360 độ.

Xe nâng kẹp gỗ 1 tấn –

5 tấn 6 mét Trang bị bộ công tác kẹp gỗ, để kẹp các khay gỗ tròn.

6 mét Trang bị các bộ công tác kẹp gạch ngang, kẹp gạch chụp,…

2.1.2 Tình hình nhập khẩu thiết bị nâng tại Việt Nam:

Các thiết bị nâng như: bàn nâng, sàn nâng được sử dụng phổ biến tại Việt Nam Các thiết bị này giúp cho việc xếp dỡ hàng lên xuống xe tải, xe container được thuận tiện và dễ dàng Vì vậy việc sử dụng thiết bị nâng là vô cùng cần thiết đối với các doanh nghiệp Và việc nhập khẩu thiết bị nâng đã gắn liền với sự phát triển của ngành công nghiệp tại Việt Nam.

Phuong PHAP MILK- RUN - Nghiên cứu…

Khoa học hàng hóa None3 Ở Việt Nam, thiết bị nâng hạ dùng nhiều trong các ngành xây dựng, cơ khí luyện kim, … Thiết bị nâng nhập khẩu được sử dụng phổ biến ở những kho, xưởng, nhà máy những nơi vận chuyển hàng hóa như cảng, bến, bãi…

Thiết bị nâng được nhập khẩu từ rất nhiều quốc gia khác nhau vào Việt Nam như: Đức 1,89%, Nhật Bản 40,73%, Hàn Quốc 3,59%, Trung Quốc 45,84% so với lượng nhập khẩu vào Việt Nam Và được nhập khẩu trực tiếp từ những công ty chuyên về thiết bị công nghiệp hàng đầu thế giới như Toyota, OPK, Mitsubishi, Hangcha, Niuli

Lượng nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc chỉ chiếm 1,6% lượng Trung Quốc xuất khẩu ra thế giới, lượng nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản chỉ chiếm 8,3% lượng Nhật Bản xuất khẩu ra thế giới, lượng nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc chỉ chiếm 0,8% lượng Hàn Quốc xuất khẩu ra thế giới

Thiết bị nâng là sản phẩm cần thiết đối với các doanh nghiệp, kho, nhà máy nên sự tăng trưởng nhập khẩu thết bị nâng từ các nước là cần thiết Tăng trưởng nhập khẩu của Việt Nam đã vượt qua sự tăng trưởng xuất khẩu ra thế giới của các nước Nhật Bản, Anh, Canada

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng đầu năm 2022, nhập khẩu máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng của cả nước đạt gần 3,93 tỷ USD, giảm 1,64% so với tháng 12/2021 nhưng tăng nhẹ (0,38%) so với tháng 01/2021; chiếm tỷ trọng 13,34% tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa của cả nước Các doanh nghiệp trong và ngoài nước đang có nhiều dấu hiệu mở rộng đầu tư, nhập khẩu nhiều máy móc, thiết bị để phục vụ sản xuất thời hậu Covid-19 Dự báo khả năng nhập khẩu thiết bị máy móc trong tương lai sẽ tăng lên.

Các quy định của nhà nước đối với thiết bị nâng nhập khẩu

2.2.1 Các quy định và yêu cầu chung về quy trình kiểm tra đối với việc nhập khẩu thiết bị nâng:

Thiết bị nâng là một trong số những sản phẩm hàng hóa thuộc nhóm 2 –

“những sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn trong điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích, vẫn tiềm ẩn khả năng gây hại cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường” – Theo Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa năm 2007 Vì vậy, thiết bị nâng nhập khẩu phải được kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu, theo Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa

Tên sản phẩm, hàng hóa

Mã số HS Văn bản điều chỉnh

15 Xe nâng hàng có thiết kế, kết cấu không dung để chạy trên đường giao thông, tải trọng từ

10.000N trở lên dung trong công nghiệp.

(Danh mục sản phẩm hàng hóa nhóm 2 có khả năng gây mất an toàn dược quy định bởi Bộ Công thương) Quy trình chung chứng nhận và kiểm định:

- Xác định tiêu chuẩn và yêu cầu: Cơ quan thẩm quyền xác định các tiêu chuẩn và quy định quốc gia về chất lượng, an toàn và tuổi thọ đối với thiết bị nâng Các tiêu chuẩn này có thể bao gồm tiêu chuẩn của Tổ chức Tiêu chuẩn Hóa quốc gia (TCVN) và các tiêu chuẩn liên quan khác.

- Chứng nhận từ nhà sản xuất: Nhà sản xuất cần cung cấp các tài liệu và thông tin kỹ thuật liên quan đến chất lượng và an toàn của thiết bị Điều này có thể bao gồm các chứng chỉ chất lượng, tài liệu thiết kế, danh sách vật liệu, công nghệ sản xuất, thông số kỹ thuật, thử nghiệm và kiểm tra.

- Gửi hồ sơ chứng nhận: Người nhập khẩu gửi hồ sơ chứng nhận cho cơ quan thẩm quyền, bao gồm thông tin kỹ thuật, tài liệu hỗ trợ, và các giấy tờ liên quan khác Hồ sơ này thường được nộp qua cổng thông tin điện tử của cơ quan thẩm quyền hoặc trực tiếp tại các văn phòng địa phương.

- Kiểm tra và đánh giá: Cơ quan thẩm quyền thực hiện kiểm tra, thử nghiệm, và đánh giá chất lượng và an toàn của thiết bị theo các tiêu chuẩn đã định.

- Xử lý hồ sơ chứng nhận: Sau bố và kiểm định mẫu để xác định tính đúng đắn và tu khi kiểm tra và đánh giá, cơ quan thẩm quyền xem xét hồ sơ chứng nhận và quyết định về việc cấp giấy chứng nhận chất lượng Nếu thiết bị đáp ứng các yêu cầu, cơ quan thẩm quyền sẽ cấp giấy chứng nhận.

- Quản lý giấy chứng nhận: Nhà nhập khẩu cần đăng ký giấy chứng nhận và thông báo với các cơ quan quản lý chính quyền địa phương hoặc cơ quan hải quan trước khi tiến hành nhập khẩu thiết bị Cơ quan thẩm quyền có thể tiến hành kiểm tra tại chỗ hoặc kiểm tra hàng hóa để xác minh chất lượng thực tế. Các quy định và yêu cầu chung về quy trình kiểm tra chất lượng thiết bị nâng nhập khẩu: Theo Thông tư 01/2021/TT-BLĐTBXH Quy định về danh mục sản phẩm hàng hóa gây mất an toàn lao động thuộc trách nghiệm quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh Xã hội thì các thiết bị máy móc nhập khẩu về Việt Nam có nguy cơ gây mất an toàn khi sử dụng bắt buộc phải thực hiện chứng nhận hợp quy thiết bị an toàn nhập khẩu Đây là yêu cầu bắt buộc với mọi tổ chức doanh nghiệp nhập khẩu thiết bị. Ngoài ra, theo tiểu mục 2.4 mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng được ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BXD quy định về nguyên tắc kiểm tra, thử nghiệm và kiểm định an toàn thiết bị nâng như sau:

- Thiết bị nâng, phụ kiện nâng phải được kiểm tra, thử nghiệm hoặc kiểm định an toàn vào các thời điểm sau:

+ Trước khi đưa vào sử dụng lần đầu;

+ Sau khi lắp đặt trên công trường;

+ Định kỳ trong quá trình sử dụng (nếu có quy định của cơ quan có thẩm quyền hoặc của nhà sản xuất);

+ Thay đổi về cấu trúc hoặc vị trí của thiết bị.

- Đối với các thiết bị nâng, phụ kiện nâng không thuộc loại có yêu cầu nghiêm ngặt về An Toàn Vệ Sinh Lao Động nêu tại điểm c của 2.1.1.5, công việc kiểm tra, thử nghiệm an toàn phải thực hiện theo các quy định sau:

+ Tải trọng thử và các yêu cầu khác theo chỉ dẫn của nhà sản xuất hoặc quy định của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);

+ Do người được giao nhiệm vụ vận hành hoặc cá nhân có đủ điều kiện hoạt động kiểm định an toàn theo quy định thực hiện dưới sự chứng kiến và giám sát bởi người quản lý máy, thiết bị thi công (hoặc quản lý an toàn) của nhà thầu và người giám sát xây dựng của chủ đầu tư (hoặc tổng thầu EPC).

- Đối với các loại thiết bị nâng và phụ kiện nâng thuộc loại có yêu cầu nghiêm ngặt về An Toàn Vệ Sinh Lao Động nêu tại điểm c của 2.1.1.5, công việc kiểm định an toàn phải:

+ Tuân thủ đúng nội dung quy định trong quy trình kiểm định do cơ quan có thẩm quyền ban hành;

+ Được thực hiện bởi tổ chức có đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo quy định của pháp luật;

+ Được thực hiện dưới sự chứng kiến, giám sát bởi người quản lý máy, thiết bị thi công (hoặc quản lý an toàn) của nhà thầu và người giám sát xây dựng của chủ đầu tư (hoặc tổng thầu EPC).

- Kết quả kiểm tra, thử nghiệm hoặc kiểm định thiết bị nâng, phụ kiện nâng phải được lập thành biên bản theo mẫu quy định do cơ quan có thẩm quyền ban hành Các tài liệu này phải được lập, lưu trữ như một phần hồ sơ của công trình và phải xuất trình khi có yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền, chủ đầu tư, người vận hành hoặc đại diện của họ.

Theo đó, chỉ sử dụng thiết bị nâng đã được kiểm định kỹ thuật an toàn đạt yêu cầu; bố trí thiết bị nâng làm việc theo đúng đặc tính kỹ thuật và trọng tải mà nhà chế tạo đã quy định; đảm bảo đủ ánh sáng và các yêu cầu an toàn khác cho chỗ nâng hạ, di chuyển tải; phải có các biện pháp an toàn để đảm bảo an toàn cho người, vật tư, thiết bị và công trình trong khu vực hoạt động của thiết bị nâng; mỗi thiết bị nâng phải có sổ theo dõi bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ, phải có một sổ giao ca để ghi kết quả kiểm tra đầu ca và tình trạng thiết bị nâng trong suốt quá trình làm việc. Đồng thời, khi sử dụng thiết bị nâng, phải bố trí đủ người làm việc, tối thiểu là 2 người Việc bố trí công nhân điều khiển thiết bị nâng phải có quyết định bằng văn bản của người sử dụng lao động.

(Quy chuẩn này được áp dụng từ ngày 01/10/2012)

2.2.2 Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật:

SẢN PHẨM, HÀNG HÓA NHÓM 2 THUỘC TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ

NƯỚC CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BLĐTBXH ngày 03 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

MÃ HS QUY CHUẨN/ TIÊU

1 Thang máy và các bộ phận an toàn của thang máy

- QCVN: 02/2019/BLĐTBXH được ban hành tại Thông tư số 42/2019/TT- BLĐTBXH ngày 30/12/2019

- QCVN 18: 2013/BLĐTBXH được ban hành tại Thông tư số 42/2013/TT- BLĐTBXH ngày 30/12/2013

- QCVN 26: 2016/BLĐTBXH được ban hành tại Thông tư số 48/2016/TT- BLĐTBXH ngày 28/12/2016

- QCVN 32: 2018/BLĐTBXH được ban hành tại Thông tư số 15/2018/TT- BLĐTBXH ngày 12/10/2018

Cục An toàn lao động

2 Thang cuốn và băng tải chở người; các bộ phận an toàn của thang cuốn

QCVN 11: 2012/BLĐTBXH được ban hành tại Thông tư số 32/2012/TT- BLĐTBXH ngày 19/12/2012

Cục An toàn lao động

3 Pa lăng điện, tời điện 8425.11.00

- QCVN 7: 2012/BLĐTBXH được ban hành tại Thông tư số 05/2012/TT- BLĐTBXH ngày 30/3/2012

- QCVN 13: 2013/BLĐTBXH được ban hành tại Thông tư số 37/2013/TT- BLĐTBXH ngày 30/12/2013

Sở Lao động - Thương binh và

4 Palăng kéo tay, tời tay có tải trọng nâng từ 1.000 kg trở lên

QCVN 7: 2012/BLĐTBXH được ban hành tại Thông tư số 05/2012/TT- BLĐTBXH ngày 30/3/2012

Sở Lao động - Thương binh và

5 Bàn nâng người, sàn nâng 8425.41.0

- QCVN 7: 2012/BLĐTBXH được ban hành tại Thông tư số 05/2012/TT- BLĐTBXH ngày 30/3/2012

- QCVN 12: 2013/BLĐTBXH được ban hành tại Thông tư số 36/2013/TT- BLĐTBXH ngày 30/12/2013

Sở Lao động - Thương binh và

0 - QCVN 20: 2015/BLĐTBXH được ban hành tại Thông tư số 48/2015/TT- BLĐTBXH ngày 08/12/2015

- QCVN 7: 2012/BLĐTBXH được ban hành tại Thông tư số 05/2012/TT-BLĐTBXH ngày 30/3/2012

- QCVN 29: 2016/BLĐTBXH được ban hành tại Thông tư số 51/2016/TT-BLĐTBXH

Sở Lao động - Thương binh và

7 Cầu trục và cổng trục 8426.19.2

- QCVN 7: 2012/BLĐTBXH được ban hành tại Thông tư số 05/2012/TT-BLĐTBXH ngày 30/3/2012

- QCVN 30: 2016/BLĐTBXH được ban hành tại Thông tư số 52/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016

Sở Lao động - Thương binh và

QCVN 16: 2013/BLĐTBXH được ban hành tại Thông tư số 40/2013/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2013

Sở Lao động - Thương binh và

+ Đây là quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng do

Cục An toàn lao động biên soạn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

+ Áp dụng với các thiết bị nâng như: Cần trục kiểu cần, Cầu trục và cổng trục,

Máy nâng, Xe tời chạy theo ray trên cao, Pa lăng điện

+ Các thiết bị nâng thuộc đối tượng và phạm vi nêu trên phải đảm bảo các đặc tính kỹ thuật tối thiểu theo yêu cầu kỹ thuật của TCVN 4244:2005 Thiết bị nâng - thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật.

+ Trong trường hợp TCVN nói trên có sự thay đổi, bổ sung thì thực hiện theo những quy định mới nhất.

+ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang cuốn và băng tải chở người do Cục An toàn lao động biên soạn, trình duyệt Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

Đánh giá, đề xuất

- Nhà nước: phải giải quyết những vấn đề về đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ của thiết bị nâng nhập khẩu Đảm bảo công bằng trong luật chơi với quá trình kiểm tra chất lượng các thiết bị máy móc đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước Đảm bảo quá trình kiểm tra các thiết bị máy móc diễn ra đúng đắn, chuẩn xác, không có sự gian lận, gian dối trong quá trình kiểm tra chất lượng hàng hòa từ ngay từ bước chuẩn bị hồ sơ

- Đối với những khó khăn, vướng mắc của các đối tượng có nhu cầu về thiết bị nâng nhập khẩu, các cơ quan tổ chức phải thường xuyên có mặt kịp thời, đúng lúc Các doanh nghiệp hiện tại đều được cho là thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, nhu cầu về máy móc, thiết bị, dụng cụ hỗ trợ kiểm nghiệm luôn là một bài toán cân đo đong đếm chặt chẽ.

- Khi có sự thay đổi danh mục sản phẩm hàng hóa, các hàng rào phi thuế quan, rào cản pháp lý ngày càng gia tăng và phức tạp, không chỉ một số doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kiểm tra chất lượng các thiết bị xuất - nhập khẩu gặp khó khăn Việc thiếu kiến thức hay chậm cập nhật các thông tin như trên có thể dẫn đến những quyết định sai lầm, thiếu hiệu quả đối với những cá nhân, tổ chức đang tìm kiếm thiết bị nâng nhập khẩu trong quá trình sản xuất – thương mại của mình.

2.4.2 Đề xuất, giải pháp đối với tình hình nhập khẩu thiết bị nâng của ta hiện tại:

- Giải quyết các vấn đề tại các địa điểm thông quan:

+ Thực hiện hiệu quả việc nội luật hóa, hài hòa hóa pháp luật để đồng bộ với các quy định pháp lý quốc tế liên quan đến tên hàng hóa

+ Tiếp tục hoàn thiện quy định pháp lý và quản lý đối với kiểm soát tên hàng hóa nhập khẩu theo pháp luật Việt Nam như: cập nhật đầy đủ thông tin danh mục tên hàng hóa cụ thể; hệ thống thông tin tên hàng liên thông, tích hợp Nhận diện và đưa vào danh mục các mặt hàng có nguy cơ gian lận về kê khai tên khi nhập khẩu, tăng cường biện pháp quản lý rủi ro đối với doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm hàng nhập khẩu từ một số quốc gia có khả nghi vi phạm để đưa vào diện kiểm soát phòng ngừa hiệu quả.

+ Đẩy mạnh việc xác định chi tiết về hàng hóa, quy định có tính ràng buộc pháp lý đối với tiêu chí quản lý tên hàng trong danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia Xác định kịp thời tên hàng hóa nhập khẩu mới, bổ sung trong danh mục quản lý…

+ Quy định chế tài cao hơn đối với doanh nghiệp vi phạm về việc kê khai tên hàng hóa nhập khẩu qua biên giới nhằm hạn chế các hành vi gian lận thương mại trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng như hiện nay.

+ Đẩy mạnh áp dụng phương pháp kiểm soát tên hàng hiện đại, quản lý rủi ro, hải quan điện tử.

- Giải quyết thắc mắc về nhập khẩu các thiết bị nâng trên các cổng thông tin điện tử:

+ Thông tin này có thể được tìm thấy trên các cổng thông tin điện tử của các cơ quan chức năng như Bộ Công Thương, Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, v.v.

+ Đối với doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu, họ thường phải tuân thủ các quy định và thủ tục liên quan đến hải quan, thuế, an toàn sản phẩm, vận chuyển và quy định xuất nhập khẩu khác.

- Giải quyết các vấn đề về chất lượng nguồn lực của các cơ quan, tổ chức được chỉ định kiểm tra:

+ Những chuyên viên kiểm tra, giám sát, tư vấn trong lĩnh vực này phải đảm bảo đầu vào về kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ nghề nghiệp; Trình độ tiếng anh chuyên ngành; Kỹ năng mềm khác (kỹ năng ra quyết định; tính toán; giao tiếp; tư duy linh hoạt… ) + Các thiết bị, dụng cụ trong quá trình kiểm tra, kiểm định chất lượng hàng hóa phải luôn được giám sát, kiểm soát, sửa chữa hoặc thay thế khi cần thiết

2.4.3 Hạn chế những quyết định sai lầm không đáng có từ phía các doanh nghiệp

- Chọn lọc và đánh giá đúng đầu vào, thông tin kịp thời nhằm tránh được những rủi ro pháp lý, tài chính,…

- Chính bản thân các doanh nghiệp địa phương cũng phải tự nâng cao nhận thức bằng việc thường xuyên tham gia các hội thảo, bồi dưỡng về năng lực phán đoán thị trường, năng lực quản lý nhân sự từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình.

Ngày đăng: 21/02/2024, 15:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w