1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) case incidentcareer promotion at emox rationalizing under uncertainly

15 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Case Incident Career Promotion at Emox: Rationalizing under Uncertainly
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Ánh Thơ
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 2,65 MB

Nội dung

Các ví dụ tiêu biểu về việc từ chối thăng cấp trong thực tế...9KẾT LUẬN...10 Trang 3 Nhóm 6 | Hành vi tổ chứcNỘI DUNGI.TÓM TẮT TÌNH HUỐNGNhân vật chính của tình huống này là anh chàng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

- 

-CASE INCIDENT

Career Promotion at Emox: Rationalizing under Uncertainly

Giảng viên hướng dẫn : ThS Nguyễn Thị Ánh Thơ

Lớp tín chỉ : QTR402 (GD2-HK2-2023).2 Nhóm : 06

Hà Nội – 6/2023

Trang 2

Nhóm 6 | Hành vi tổ chức

MỤC LỤC

NỘI DUNG 3

I TÓM TẮT TÌNH HUỐNG 3

II CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3

2.1 Lý thuyết về sự lựa chọn hợp lý 3

2.2 Mô hình ra quyết định hợp lý của Herbert A Simon 4

2.3 Phương pháp trọng số giản đơn (Factor Rating method) 4

III ĐÁNH GIÁ CÁC TIÊU CHÍ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ LỰA CHỌN CỦA KAREEM 5

3.1 Thu nhập và chính sách đãi ngộ 5

3.2 Đào tạo và thăng tiến 5

3.3 Gia đình và các mối quan hệ 5

3.4 Độ phù hợp với công việc 5

3.5 Lối sống và văn hóa 6

3.6 Môi trường làm việc 6

3.7 Sự được công nhận 6

3.8 Tính thách thức của công việc 7

3.9 Sự ổn định trong công việc: 7

IV QUYẾT ĐỊNH CỦA KAREEM 8

4.1 Sự cân nhắc về sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống 8

4.2 Sự hài lòng và thoả mãn với vị trí hiện tại 9

4.3 Các ví dụ tiêu biểu về việc từ chối thăng cấp trong thực tế 9

KẾT LUẬN 10

TÀI LIỆU THAM KHẢO 11

Trang 3

Nhóm 6 | Hành vi tổ chức

NỘI DUNG

I TÓM TẮT TÌNH HUỐNG

Nhân vật chính của tình huống này là anh chàng Kareem, anh ta gia nhập Emox với tư cách là nhà phân tích nghiên cứu vào năm 2003 và sau đó được thăng chức thành quản lý nội dung của LebWeb, một công cụ tìm kiếm đầu tiên mà Emox tung ra Anh ta đã làm trẻ hóa hình ảnh của LebWeb và tăng lưu lượng truy cập vào trang web trung bình hàng năm là 17%

và doanh thu quảng cáo lên 20%

Với những thành tích đáng kể đó, Kareem được đề nghị trở thành người quản lý trang web cho công cụ tìm kiếm nổi tiếng của Emox là Araboo Tuy nhiên, có một số điều khiến Kareem băn khoăn liệu mình có nên chấp nhận lời đề nghị thăng chức đó không Thứ nhất, anh ta lo lắng về khả năng phụ trách toàn bộ trang web của mình vì công việc của người quản

lý trang web đòi hỏi nhiều hơn công việc của người quản lý nội dung Hơn nữa, Araboo có trụ sở tại Ả Rập Saudi trong khi Kareem đang khá hài lòng với cuộc sống của mình ở Lebanon Emox đã xem Kareem như ứng cử viên hàng đầu cho vị trí đó và giám đốc điều hành của Emox đang mong đợi quyết định của Kareem vào ngày hôm sau

Câu hỏi:

1 Sử dụng mô hình lý thuyết lựa chọn hợp lý về việc ra quyết định, hãy xác định các tiêu chí ra quyết định ảnh hưởng đến quyết định của Kareem về việc chấp nhận hay từ chối

đề nghị được đề xuất

2 Dựa trên các tiêu chí được xác định trong câu hỏi 1, bạn nghĩ quyết định của Kareem nên là gì?

3 Giả sử kết quả của một quá trình ra quyết định hợp lý là Kareem chấp nhận lời đề nghị Tuy nhiên, Kareem từ chối lời đề nghị này Làm thế nào bạn sẽ giải thích một quyết định như vậy?

II CƠ SỞ LÝ THUYẾT

I.1 Lý thuyết về sự lựa chọn hợp lý

Lý thuyết lựa chọn hợp lý là trường phái tư tưởng dựa trên giả định rằng các cá nhân chọn một hướng hành động phù hợp nhất với sở thích cá nhân của họ Lý thuyết lựa chọn hợp

lý được sử dụng để mô hình hóa quá trình ra quyết định của con người, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế vi mô Lý thuyết lựa chọn hợp lý trong kinh tế tập trung vào việc giải thích quyết định lựa chọn của cá nhân nhằm tối đa hóa hạnh phúc hoặc tiện ích Đôi khi các giả định của

lý thuyết này không phản ánh chính xác thực tế, nhưng chúng vẫn hữu ích để xây dựng các

mô hình và dự đoán kết quả lựa chọn Các nhà nghiên cứu đã thách thức lý thuyết này bằng các kết quả thực nghiệm và sự hợp nhất với các lĩnh vực khác như tâm lý học Daniel Kahneman, một nhà kinh tế học hành vi và tâm lý học, đã được vinh danh với giải Nobel vì đóng góp của ông trong lĩnh vực này Lý thuyết lựa chọn hợp lý đã có ảnh hưởng sâu rộng trong nghiên cứu khoa học xã hội, từ kinh tế đến xã hội học và chính trị

T r a n g 3

Trang 4

Nhóm 6 | Hành vi tổ chức

Phương pháp lựa chọn hợp lý cho phép lựa chọn đại diện dựa trên giá trị thực của chức năng tiện ích Việc đưa ra quyết định sau đó trở thành việc tối đa hóa lợi ích đồng thời vẫn đáp ứng những điều kiện đang cản trở cho việc quyết định, vì thế phương pháp lựa chọn hợp lý mang lại nhiều lợi ích Nó cung cấp một lý thuyết đơn giản, dựa trên kinh nghiệm và

mô hình tương đối cơ bản, chỉ là một mô tả về mục tiêu và yếu tố giới hạn buộc phải lựa chọn

đó Mặc dù lý thuyết lựa chọn hợp lý có những hạn chế thực nghiệm, sự linh hoạt và khả năng kiểm soát của các mô hình lựa chọn hợp lý (cùng với việc thiếu giải pháp thay thế với sức mạnh tương đương), nhưng đến nay, chúng vẫn tiếp tục được sử dụng rộng rãi trong đa lĩnh vực khác nhau

I.2 Mô hình ra quyết định hợp lý của Herbert A Simon

Herbert A Simon là một nhà kinh tế học và nhà khoa học chính trị người Mỹ đã đoạt giải Nobel Kinh tế năm 1978 Ông được biết đến với công trình nghiên cứu về quá trình ra quyết định và giải quyết vấn đề Đó là một quy trình gồm bảy bước giúp mọi người đưa ra quyết định tốt hơn, bao gồm:

Bước 1: Xác định vấn đề

Bước 2: Xác định các tiêu chí quyết định

Bước 3: Phân bố trọng số cho các tiêu chí

Bước 4: Phát triển các lựa chọn

Bước 5: Đánh giá các lựa chọn

Bước 6: Chọn lựa chọn tốt nhất

Mô hình của Simon dựa trên ý tưởng rằng mọi người đưa ra quyết định bằng cách so sánh các phương án thay thế và chọn phương án sẽ đạt được mục tiêu tốt nhất Ông tin rằng con người bị giới hạn bởi khả năng xử lý thông tin và họ sử dụng phương pháp phỏng đoán (lối tắt trong trí óc) để đơn giản hóa các vấn đề phức tạp

Mô hình ra quyết định hợp lý của Herbert A Simon là một trong những mô hình đầu tiên để giải thích quá trình ra quyết định Mô hình này được xem là phương pháp cổ điển để hiểu quá trình ra quyết định và đã đưa ra các bước khác nhau trong quá trình ra quyết định đã được thảo luận trước đó Mô hình này giả định rằng người ra quyết định không thiên vị trong việc nhận ra vấn đề, có khả năng xử lý các thông tin liên quan, dự đoán hậu quả hiện tại và tương lai của các quyết định và tìm kiếm tất cả các lựa chọn thay thế tối đa hóa kết quả mong muốn

I.3 Phương pháp trọng số giản đơn (Factor Rating method)

Phương pháp trọng số giản đơn (Factor Rating method) là phương pháp xác định các nhân tố ảnh hưởng đến định vị doanh nghiệp, đánh giá tầm quan trọng của từng nhân tố đó và cho trọng số thể hiện từng nhân tố tại từng vùng Khi đó, phương án được chọn sẽ là nơi có tổng điểm cao nhất Phương pháp dùng trọng số đơn giản vừa cho phép đánh giá được các phương án về định tính, vừa có khả năng so sánh giữa các phương án về định lượng Tuy nhiên, phương pháp dùng trọng số đơn giản có phần nghiêng về định tính nhiều hơn Quy trình thực hiện phương pháp bao gồm các bước sau:

Bước 1: Xác định các nhân tố liên quan đến việc lựa chọn địa điểm

Bước 2: Xác định trọng số cho mỗi nhân tố để chỉ ra mức độ quan trọng của nó so với các nhân tố khác Đánh giá điểm cho mỗi nhân tố của từng địa điểm

Trang 5

Nhóm 6 | Hành vi tổ chức

Bước 3: Tính tổng điểm cho mỗi địa điểm đề xuất

Bước 4: Lựa chọn địa điểm có tổng số điểm cao nhất

III ĐÁNH GIÁ CÁC TIÊU CHÍ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ LỰA CHỌN CỦA KAREEM

Những tiêu chí được đưa ra để đánh giá 2 sự lựa chọn dựa trên một số nghiên cứu và

lý thuyết đi trước như: Nghiên cứu của Kennett S.Kovach (1987) về 10 yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người nhân viên, thuyết nhu cầu cấp bậc của Maslow (1943), thuyết ERG của Alderfer (1969),

III.1 Thu nhập và chính sách đãi ngộ

Đây là tiêu chí quan trọng để Kareem cân nhắc đề xuất chuyển sang vị trí công việc mới Tiêu chí này chiếm trọng số lớn nhất (0,2), điều này là hợp lý bởi thu nhập, chính sách đãi ngộ mà Kareem nhận được sẽ phản ánh giá trị của anh ta, đồng thời là sự trả công xứng đáng cho những cống hiến mà anh ta đã bỏ ra cho doanh nghiệp Nếu đồng ý công việc mới, mức lương, thưởng của Kareem sẽ tăng Kèm theo đó, những chế độ đãi ngộ cũng được nâng cao như chế độ chăm sóc sức khỏe, du lịch nghỉ dưỡng,… Vì vậy điểm đánh giá cho phương

án này là 9/10 Ngược lại, khi từ chối đề nghị, mức lương, thưởng, chính sách đãi ngộ sẽ giữ nguyên, do đó lựa chọn này ở mức 4/10

III.2 Đào tạo và thăng tiến

Đây là một trong các yếu tố then chốt để Kareem xem xét, chiếm trọng số 0,15 Mỗi người sẽ có những mục tiêu và lộ trình khác nhau Nếu tiếp nhận công việc mới, Kareem sẽ

có cơ hội được nâng cao khả năng học hỏi, phát triển kỹ năng quản lý trang web và tiếp cận với các kiến thức mới Công việc mới sẽ là một bước thăng tiến lớn trong sự nghiệp của Kareem, điều này sẽ là động lực và đòn bẩy để Kareem nỗ lực để tiến xa hơn trên con đường phát triển sự nghiệp Vì vậy, điểm đánh giá là 10/10 Khi từ chối, Kareem sẽ tiếp tục với công việc quen thuộc mà anh ta đã là chuyên gia trước đó, khả năng được học hỏi, phát triển các

kỹ năng khác bị hạn chế Như vậy anh ta vẫn đang nằm trong vùng “an toàn” và không có sự bứt phá Do đó điểm đánh giá cho lựa chọn này chỉ là 3/10

III.3 Gia đình và các mối quan hệ

Gia đình đóng một vai trò quan trọng trong quá trình ra quyết định của một cá nhân Kareem có thể cần xem xét tác động của việc thăng chức đối với gia đình và sự phát triển của mình Việc chấp nhận lời đề nghị thăng chức có thể dẫn đến căng thẳng trong mối quan hệ gia đình do di chuyển và những khó khăn liên quan đến thích nghi với môi trường mới Kareem

có thể ưu tiên duy trì mối quan hệ mạnh mẽ với gia đình, điều này có thể ảnh hưởng đến quyết định từ chối việc thăng chức

Qua đó, có thể thấy gia đình và các mối quan hệ có ảnh hưởng lớn tới quyết định của Karem nên chiếm trọng số 0,15 trong bảng đánh giá, quyết định từ chối tương đương 9/10 và quyết định đồng ý là 5/10

T r a n g 5

Trang 6

Nhóm 6 | Hành vi tổ chức

III.4 Độ phù hợp với công việc

Thuyết 2 yếu tố của Herzberg và cộng sự tiến hành năm 1957 nói đến 2 nhóm yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng trong công việc là yếu tố duy trì (hygiene factors) và yếu tố thúc đẩy (motivators) Sự phù hợp với công việc đến từ bên trong Kareem nên đó là yếu tố thúc đẩy, là các yếu tố giúp Kareem cảm thấy hài lòng với công việc và mong muốn phát triển lâu dài ở công việc đó Vì vậy, đây là tiêu chí quan trọng nhằm góp phần xác định quyết định đồng ý hay từ chối lời đề nghị thăng tiến của Kareem nên chiếm hiệu trọng số 0.1

Theo tháp nhu cầu Maslow, sự phù hợp với công việc thuộc tầng cao nhất của tháp -nhu cầu thể hiện bản thân Khi Kareem từ chối lời đề nghị và duy trì công việc hiện tại, rõ ràng rằng năng lực cá nhân của anh ta đang thể hiện khá tốt Vậy lựa chọn ở lại tương đương với mức 7/10 Trong trường hợp ngược lại, Kareem ở vị trí công việc mới là quản lý trang web thì kĩ năng của anh chưa được đảm bảo Tuy nhiên, cũng không thể quá tệ vì những người lãnh đạo đã nhìn nhận được tiềm năng của anh trong tương lai Vì vậy lựa chọn đồng ý với lời đề xuất tương đương với mức 6/10

III.5 Lối sống và văn hóa

Yếu tố lối sống và văn hóa có thể ảnh hưởng đáng kể đến sự hài lòng công việc và sự phát triển tổng thể của một cá nhân Theo tháp nhu cầu của Maslow, lối sống hiện tại của Kareem ở Lebanon có thể đáp ứng các nhu cầu sinh lý và xã hội của anh ấy, mang lại cảm giác thuộc về và sự ổn định Việc chuyển đến Ả Rập vì việc thăng chức sẽ mang lại sự khác biệt văn hóa và yêu cầu sự thích ứng, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến anh ấy Kareem có thể xem xét tính tương thích giữa lối sống hiện tại và sở thích văn hóa của anh ấy với những thay đổi tiềm năng do việc thăng chức, ảnh hưởng đến quyết định

Do đó, yếu tố lối sống và văn hóa chiếm trọng số 0,1 với số điểm tương ứng cho việc đồng ý và từ chối lời đề nghị lần lượt là 6/10 và 8/10

III.6 Môi trường làm việc

Môi trường làm việc bao gồm con người, văn hoá doanh nghiệp, cơ sở vật chất Tiêu chí này chiếm trọng số 0,1 vai trò của nó rất quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu suất công việc của Kareem Đồng ý đến Ả Rập, Kareem sẽ phải làm quen với những con người mới, văn hóa doanh nghiệp (đồng phục, cách thức giao tiếp, quy định nội bộ, thói quen công việc, ) sẽ khác so với môi trường làm việc tại Li-băng Điều này có thể sẽ ẩn chứa những rủi

ro nhất định, vì vậy lựa chọn này ở mức 7/10 Ngược lại, tiếp tục ở lại trong môi trường làm việc vốn đã quen thuộc trước đó, với những đồng nghiệp vốn đã làm việc ăn ý và hiệu quả, quen thuộc với văn hóa doanh nghiệp, Kareem sẽ gặp ít trở ngại hơn, phát huy được tối đa hiệu quả và hiệu suất công việc Do đó lựa chọn này được đánh giá 8/10

III.7 Sự được công nhận

Trong thuyết hai nhân tố của F Herzberg năm 1959, với kinh nghiệm chuyên môn của mình, ông đã chia ra nhu cầu của con người thành hai loại độc lập Trong đó, có nói rằng:

‘Khi con người không thấy thoải mái về công việc họ đang làm thì họ rất lo lắng về nơi họ đang làm’, một trong số đó có yếu tố liên quan đến sự tôn vinh, công nhận thành tích của lãnh đạo, tổ chức và đồng nghiệp

Trang 7

Discover more

from:

QTR402

Document continues below

Hành vi tổ chức

Trường Đại học…

8 documents

Go to course

2140-Article Text-4210-1-10-202012… Hành vi tổ

12

MQH GIỮA CHIA SẺ Facebook VÀ SỰ T… Hành vi tổ

15

Hành vi tổ chức -Hành vi tổ chức rất… Hành vi tổ

7

[HVTC] cau-hoi-trac-nghiem-hanh-… Hành vi tổ

18

He thong cau hoi trac nghiem va tinh…

18

Trang 8

Nhóm 6 | Hành vi tổ chức

Việc Kareem đã thành công ở Leb Web đã mang lại cho anh sự công nhận từ cả lãnh đạo, tổ chức và đồng nghiệp, chính vì thế họ mới mang đến cho anh một cơ hội thăng tiến mới để anh tiếp tục phát triển Từ cơ hội này, Kareem nếu nắm bắt tốt, sự công nhận, ngưỡng

mộ của mọi người, chế độ đãi ngộ lương thưởng cho anh cũng sẽ ngày càng nhiều Theo thuyết trên, sự hài lòng so với những gì Kareem bỏ ra cho công việc cũng được coi là xứng đáng Tuy nhiên nếu anh vẫn tiếp tục chọn làm việc tại Leb Web, từ chối lời đề nghị thăng tiến này thì sự được công nhận của những người xung quanh vẫn không có gì thay đổi, nhưng

nó sẽ không có bước đột phá về sự tôn vinh hay công nhận của những người xung quanh

Theo phân tích trên, việc đồng ý hay từ chối lời đề nghị lần lượt chiếm 9/10 và 6/10 với trọng số của yếu tố là 0.1 trong bảng đánh giá

III.8 Tính thách thức của công việc

Khi Kareem chuyển tới làm việc tại Araboo, Kareem cần nhận thức được rõ tính thách thức mới khi làm việc, việc quản lí trang web Araboo đòi hỏi nhiều hơn công việc của người quản lí nội dung

Chắc chắn rằng việc chấp nhận công việc nhà quản lí trang web sẽ yêu cầu nhiều kiến thức, khả năng hơn đối với Kareem, tuy nhiên điều đấy cũng đồng nghĩa là công việc sẽ được

mở rộng, tràn đầy thách thức và hấp dẫn Ngược lại, giữ nguyên vị trí cũ với những công việc

đã quá quen thuộc có thể dẫn đến việc Kareem cảm thấy nhàm chán và giảm hiệu suất làm việc

Do đó, việc đồng ý làm việc và từ chối làm việc lần lượt chiếm 9/10 và 5/10 với trọng

số của yếu tố thách thức trong công việc là 0.05 trong bảng đánh giá

III.9 Sự ổn định trong công việc:

Trong trường hợp Karem chọn ở lại, công việc anh ta vẫn tiếp tục mà không có sự xáo trộn Karem vẫn có thể tập trung để làm tốt và tiếp tục phát triển công việc của mình như anh

ấy đã và đang làm

Khi chuyển tới làm việc trong Araboo, với chức vụ khác thì công việc hằng ngày của anh ấy sẽ bị xáo trộn, Karem sẽ phải tiếp xúc và kiểm soát nhiều công việc hơn và chưa có bằng chứng chắc chắn nào rằng Karem sẽ đạt được sự ổn định trong công việc với vị trí mới Không chỉ vậy, Karem cũng đã có những lo ngại về năng lực của bản thân khi nhận công việc này

Với yêu cầu phải bước ra khỏi vùng an toàn của mình, việc chấp nhận và từ chối đề nghị lần lượt chiếm 5/10 và 8/10 với trọng số 0.05

Hành vi tổ

Giáo trình hành vi tổ chức

Hành vi tổ

88

Trang 9

Nhóm 6 | Hành vi tổ chức

STT Các tiêu chí Trọng số Chấp nhận

lời đề nghị

Từ chối lời

đề nghị

Như vậy, với tổng điểm lớn hơn, theo lý thuyết lựa chọn hợp lý, kết quả mang lại cho Kareem sự hài lòng và lợi ích lớn hơn chính là chấp nhận lời đề nghị thăng chức của cấp trên Ngoài ra, một lý thuyết khác cũng đưa ra kết quả tương tự là Lý thuyết trao đổi xã hội (Social Exchange Theory) của Kelley và Thibaut, 1969 Lý thuyết về sự trao đổi này dựa trên

ý tưởng là việc trao đổi mang tính xã hội là một quá trình mà trong đó người thực hiện việc trao đổi mong muốn tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu

hóa chi phí

Tại đây, chi phí cơ hội mà Kareem phải bỏ ra là việc thuyên chuyển công tác đến một đất nước khác, với môi trường mới, cuộc sống mới Với sự lo lắng của anh về khả năng đảm nhận công việc hoàn toàn có thể loại bỏ nhờ việc đàm phán với cấp trên về các phương án bổ sung kiến thức và kĩ năng Ngược lại, lợi nhuận Kareem nhận được là sự tăng thu nhập, cơ hội đào tạo và thăng tiến, sự công nhận, quyền lực,… Có thể thấy lợi nhuận thu được là lớn hơn rất nhiều so với những chi phí phải bỏ ra Bởi vậy theo Lý thuyết trao đổi xã hội (Social Exchange Theory), phương án tối ưu cho Kareem cũng là chấp nhận lời đề nghị thăng chức của cấp trên

T r a n g 8

Trang 10

Nhóm 6 | Hành vi tổ chức

IV QUYẾT ĐỊNH CỦA KAREEM

Kết quả của một quá trình ra quyết định hợp lý là Kareem chấp nhận lời đề nghị Tuy nhiên, Kareem lại đưa ra quyết định từ chối đề nghị này Quyết định này của Kareem có thể được giải thích bởi các nhân tố:

IV.1 Sự cân nhắc về sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống

Kareem đánh giá rằng làm việc tại Araboo sẽ đòi hỏi mức độ cam kết và thời gian làm việc lớn hơn công việc hiện tại Anh thích lối sống ở Lebanon và việc chuyển đến Ả Rập để làm việc cho Araboo có thể ảnh hưởng đến sự cân nhắc giữa công việc và cuộc sống cá nhân của anh Kareem quyết định từ chối thăng chức để duy trì sự cân bằng của cuộc sống Trách nhiệm và khối lượng công việc tăng lên, khiến Kareem không có đủ thời gian chăm sóc bản thân và gia đình Anh đã xem xét kỹ những giá trị cuộc sống mà anh phải đánh đổi khi làm công việc mới và quyết định từ chối để bảo vệ sự cân bằng và hạnh phúc của mình

IV.2 Sự hài lòng và thoả mãn với vị trí hiện tại

Theo Spector (1997), sự hài lòng trong công việc được thể hiện là người lao động cảm thấy yêu thích công việc mà họ đang làm và họ hiểu được các khía cạnh công việc của mình Kareem muốn có sự gắn bó và tâm huyết với công việc mà anh yêu thích Đối với anh, việc được sống đam mê, làm việc cùng đồng đội, sáng tạo và thành công trong công việc hiện tại

là những yếu tố quan trọng Kareem không chắc chắn rằng việc thăng chức sẽ mang lại những trải nghiệm và thành công tương tự Anh cũng tự hào với thành tựu đã đạt được tại vị trí hiện tại và không muốn rời bỏ quan hệ và vị thế đã xây dựng Việc chuyển sang một vị trí quản lý mới có thể mang lại sự không chắc chắn và rủi ro, và Kareem có thể e ngại rằng anh không đạt được cùng mức độ thành công và danh giá như trước đây

IV.3 Các ví dụ tiêu biểu về việc từ chối thăng cấp trong thực tế

- Mahatma Gandhi: Gandhi từ chối nhiều vị trí lãnh đạo chính trị và quân sự trong cuộc đấu tranh độc lập của Ấn Độ để theo đuổi một con đường phi bạo lực và dân chủ

- Sigmund Freud: Nhà tâm lý học nổi tiếng Sigmund Freud đã từ chối các vị trí học thuật cao cấp và chức vụ chủ tịch ở các tổ chức chuyên môn để tập trung vào công việc nghiên cứu và phát triển lý thuyết tâm lý của mình

- David Beckham: Cầu thủ bóng đá David Beckham từ chối tham gia đội tuyển quốc gia Anh sau khi bị loại khỏi đội hình chính thức Anh quyết định tập trung vào sự nghiệp câu lạc bộ và không mong muốn nhận một vai trò dự phòng trong đội tuyển

Những điểm giống nhau giữa Kareem và những ví dụ được đề cập ở trên:

Cả những người nổi tiếng và Kareem đều đặt sự hài lòng cá nhân và các ưu tiên cá nhân trên việc thăng tiến trong sự nghiệp ở thời điểm được đề xuất Họ chấp nhận rằng sự thành công và thăng cấp không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với hạnh phúc

và đáng giá

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w