CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆN VIỆT NAM TỪ CÁC CAM KẾT VỀ DỊCH VỤ VẬN TẢI ĐƯỜNG THỦY TRONG HIỆP ĐỊNH CPTPP 13 3.1.. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM NHẰM VẬN DỤNG
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
-o0o -
ĐỀ TÀI
CAM KẾT CỦA VIỆT NAM VỀ DỊCH VỤ VẬN TẢI ĐƯỜNG THỦY TRONG
CPTPP VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Sinh viên nghiên cứu:
Nguyên Hoàng Anh 1816610007 –Trần Minh Anh – 1816610013 Trần Phương Dung – 1816610031 Nguyễn Minh Hoàng – 1816610049 Hoàng Kiều Nguyệt Thu – 1816610112
Hồ Thu Uyên – 1810610135 Nguyễn Vũ Diễm Quỳnh – 1615510099
Giảng viên hướng dẫn: TS Vũ Kim Ngân
Tháng 6/2021
Trang 2MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ VẨN TẢI ĐƯỜNG THỦY VÀ HIỆP
1.1 Tổng quan về dịch vụ vận tải đường thủy 4
1.2.1 Quá trình đàm phán, ký kết và phê chuẩn Hiệp định 6
CHƯƠNG 2 CÁC CAM KẾT CẢU VIỆT NAM VỀ DỊCH VỤ VẬN TẢI ĐƯỜNG
2.1 Các cam kết chung về dịch vụ trong Hiệp định CPTPP 82.1.1 Cam kết về cung cấp dịch vụ thông qua đầu tư 8 2.1.2 Cam kết về thương mại dịch vụ qua biên giới 9
2.2 Các cam kết của Việt Nam về dịch vụ vận tải đường thủy trong Hiệp định
2.2.1 Cam kết về các biện pháp không tương thích đối với tất cả các ngành dịch vụ 11
2.2.2 Cam kết về các biện pháp không tương thích đối với dịch vụ vận tải thủy nội địa 112.2.3 Cam kết về các biện pháp không tương thích đối với dịch vụ vận tải biển 12CHƯƠNG 3 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆN VIỆT NAM TỪ CÁC CAM KẾT VỀ DỊCH VỤ VẬN TẢI ĐƯỜNG THỦY TRONG HIỆP
3.2 Thách thức đối với với doanh nghiệp Việt Nam 14CHƯƠNG 4 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM NHẰM VẬN DỤNG CÁC CAM KẾT VỀ DỊCH VỤ VẬN TẢI ĐƯỜNG THỦY TRONG
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 14 tháng 01 năm 2019 Là một hiệp định thương mại tự do, Hiệp định CPTPP có chứa các quy định liên quan đến thương mại dịch vụ Sử dụng cách tiếp cận “chọn bỏ”, Hiệp định CPTPP chỉ cho phép các thành viên thực hiện các -biện pháp hạn chế mở cửa thị trường khi đã liệt kê các biện pháp này trong Biểu cam kết Đối với lĩnh vực dịch vụ vận tải đường thủy, Việt Nam đã liệt kê các biện pháp hạn chế mở cửa thị trường đối với lĩnh vực này trong cả hai Biểu cam kết của Hiệp định Tiểu luận này tập trung nghiên cứu nội dung của các cam kết của Việt Nam về dịch vụ vận tải đường thủy trong Hiệp định CPTPP, đánh giá cơ hội và thách thức mà các cam kết này đem lại cho các doanh nghiệp Việt Nam, từ đó đưa ra một số đề xuất đối với các doanh nghiệp Việt Nam nhằm vận dụng các cam kết này
Nội dung của nghiên cứu bao gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về dịch vụ vận tải đường thủy và Hiệp định CPTPP Chương 2: Các cam kết của Việt Nam về dịch vụ vận tải đường thủy trong Hiệp định CPTPP
Chương 3: Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam từ các cam kết về dịch vụ vận tải đường thủy trong Hiệp định CPTPP
Chương 4: Một số đề xuất đối với doanh nghiệp Việt Nam nhằm vận dụng các cam kết về dịch vụ vận tải đường thủy trong Hiệp định CPTPP
Mặc dù nhóm nghiên cứu đã có những cố gắng để hoàn thiện bài nghiên cứu, tuy nhiên do hạn chế về mặt kiến thức và thời gian, bài nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, nhóm nghiên cứu rất mong nhận được những góp ý từ người đọc để bổ sung, hoàn thiện các nội dung nghiên cứu
Trang 4CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN V D CH V V N TỀ Ị Ụ Ẩ ẢI ĐƯỜNG TH Y VÀ Ủ
HIỆP ĐỊNH CPTPP
1.1 Tổng quan v d ề ịch v v ụ ận tải đườ ng th ủy
Vận tải đường thủy là lĩnh vực dịch vụ liên quan đến hoạt động chuyên chở hành khách hoặc hàng hóa bằng đường thủy So với các phương thức vận tải khác, vận tải đường thủy có ưu thế về chi phí thấp, vận tải được khối lượng lớn, ít gây ô nhiễm môi trường Đây còn là lĩnh vực có tính xã hội hóa cao, với nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư, kinh doanh và khai thác 1
Đặc điểm tự nhiên là một trong những yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của dịch vụ vận tải đường thủy Trong đó, hệ thống sông ngòi, kênh rạch sẽ ảnh hưởng đến dịch
vụ vận tải trong khu vực thủy nội địa; còn vị trí lãnh thổ và đường bờ biển của các quốc gia
sẽ ảnh hưởng đến dịch vụ vận tải biển Chính vì vậy, trong Hiệp định CPTPP, các dịch vụ vận tải đường thủy được cam kết theo hai nhóm, bao gồm dịch vụ vận tải thủy nội địa và dịch vụ vận tải biển
1.1.1 Dịch vụ vận tải thủy nội địa
Dịch vụ vận tải thủy nội địa là hoạt động dịch vụ trong đó nhà cung cấp dịch vụ thực hiện vận chuyển hành khách, hành lý và hàng hóa trên đường thủy nội địa bằng các phương tiện thủy nội địa Trong đó, đường thủy nội địa bao gồm luồng, âu tàu, các công trình đưa phương tiện qua đập, thác trên sông, kênh, rạch hoặc luồng trên hồ, đầm, phá, vụng, vịnh, ven bờ biển, ra đảo, nối các đảo thuộc nội thuỷ quốc gia được tổ chức, khai thác giao thông vận tải Phương tiện thuỷ nội địa bao gồm tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác chuyên hoạt động trên đường thuỷ nội địa.2
Về đặc điểm của dịch vụ vận tải thủy nội địa:
sự phát triển của dịch vụ vận tải thủy nội địa phụ thuộc vào mạng lưới đường thủy nội địa và các phương tiện thủy nội địa được sử dụng Mạng lưới đường thủy
1 Chỉ thị số 37/CT TTg của Thủ tướng Chính phủ : Về thúc đẩy phát triển vận tải thủy nội địa và vận tải ven biển bằng phương tiện thủy nội địa; nguồn tham khảo:
-http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=2&mode=detail&document_id=201
115
2
Trang 5nội địa phát triển, cho phép các phương tiện với kích thước lớn di chuyển dễ dàng sẽ thúc đẩy hoạt động vận chuyển hành khách và hàng hóa trong khu vực nội thủy
so với các dịch vụ vận chuyển trong lãnh thổ khác như vận tải đường bộ
và vận tải đường hàng không, vận tải thủy nội địa có ưu thế về chi phí thấp Tuy nhiên, do thiếu tính linh hoạt, hạn chế về khả năng tiếp cận các khu vực và thời gian vận chuyển kéo dài, nên dịch vụ vận tải thủy nội địa kém phát triển hơn so với các dịch vụ nêu trên
1.1.2 Dịch vụ vận tải bi n ể
Dịch vụ vận tải biển là hoạt động dịch vụ trong đó nhà cung cấp dịch vụ thực hiện vận chuyển hành khách, hành lý và hàng hóa trên các vùng biển nội địa và quốc tế bằng tàu biển Trong đó, vận tải biển nội địa là hoạt động vận chuyển với điểm nhận và điểm trả hành khách, hành lý, hàng hóa thuộc vùng biển quốc g ; vận tải biển quốc tế bao gồm ia3
hoạt động vận chuyển giữa cảng biển quốc gia và cảng biển nước ngoài hoặc giữa các cảng biển nước ngoài Tàu biển là các phương tiện nổi chuyên dùng cho hoạt động trên biển.4 5
Về đặc điểm của dịch vụ vận tải biển:
vận tải biển là phương thức vận tải chính của hoạt động thương mại quốc
tế So với các phương thức vận tải khác, trong hoạt động thương mại quốc tế, vận tải biển
có ưu thế nhờ các vùng biển rộng lớn kết nối giữa các khu vực trên thế giới Điều này cho phép các tàu với kích thước lớn di chuyển dễ dàng, chuyên chở khối lượng hàng hóa lớn với chi phí thấp hơn so với các phương thức vận tải khác Chính vì vậy, mở cửa và tạo thuận lợi cho các hoạt động vận tải biển có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường sự tham gia của các quốc gia vào thương mại quốc tế
vận tải biển, đặc biệt là vận tải biển quốc tế, là hoạt động có mức độ rủi ro cao Do thời gian vận chuyển thường kéo dài, các hoạt động vận tải biển phải đối mặt với nhiều rủi ro, trong đó có những rủi ro từ thiên nhiên như rủi ro từ các hiện tượng bão, sóng lớn, biển động; rủi ro từ tai nạn như mắc cạn, chìm đắm, cháy nổ, đâm va; rủi ro từ con người như cướp biển, mất cắp hay không giao hàng do hành động bất hợp pháp của thuyền trưởng và thuyền viên
3 Bộ luật Hàng hải 2015, Điều 4
4 Nghị định 160/2016/NĐ CP, Điều 3
-5
Trang 61.2 Hiệp định CPTPP
1.2.1 Quá trình đàm phán, ký kết và phê chu n Hiẩ ệp định
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP có tiền thân
là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP Khởi đầu, Hiệp định TPP được đưa ra thảo luận tại một cuộc họp các nhà lãnh đạo của APEC diễn ra tại Cabos, Mexico Tháng
04 năm 2005, sau 05 vòng đàm phán của Hiệp định này có 04 quốc gia tham gia là Brunei, Chile, New Zealand, Singapore và lấy tên là Hiệp định Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPSEP hoặc P4)
Ngày 22 tháng 9 năm 2008, Hoa Kỳ tuyên bố tham gia vào P4 và đề nghị các bên đàm phán một Hiệp định hoàn toàn mới, gọi là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) Ngay sau đó, Australia và Peru cũng tuyên bố tham gia TPP Năm 2009, Việt Nam tham gia TPP với tư cách là quan sát viên đặc biệt Sau 03 phiên đàm phán, Việt Nam chính thức tham gia Hiệp định này nhân Hội nghị Cấp cao APEC tổ chức từ ngày 13 đến ngày 14 tháng 11 năm 2010 tại Yokohama (Nhật Bản) Trong quá trình đàm phán, TPP đã tiếp nhận thêm các thành viên mới là Malaysia, Mexico, Canada và Nhật Bản, nâng tổng số quốc gia tham gia lên thành 12
Sau hơn 30 phiên đàm phán ở cấp kỹ thuật và hơn 10 cuộc đàm phán ở cấp Bộ trưởng, các quốc gia TPP đã kết thúc cơ bản toàn bộ các nội dung đàm phán tại Hội nghị
Bộ trưởng tổ chức tại Atlanta, Hoa Kỳ vào tháng 10 năm 2015 Ngày 04 tháng 02 năm
2016, Bộ trưởng của 12 quốc gia tham gia Hiệp định đã ký xác thực lời văn Hiệp định TPP tại Auckland, New Zealand
Tuy nhiên, sau khi tổng thống Donald Trump đắc cử, vào ngày 30 tháng 01 năm
2017, Hoa Kỳ đã chính thức tuyên bố rút khỏi Hiệp định TPP Trước sự kiện này, các quốc gia còn lại đã tích cực nghiên cứu, trao đổi nhằm thống nhất hướng xử lý đối với Hiệp định TPP trong bối cảnh mới
Tháng 11 năm 2017, tại Đà Nẵng, Việt Nam, 11 quốc gia còn lại đã thống nhất đổi tên Hiệp định TPP thành Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP với những nội dung cốt lõi Trên cơ sở này, các quốc gia đã kết thúc toàn bộ nội dung đàm phán còn lại vào cuối tháng 01 năm 2018 tại Tokyo, Nhật Bản Ngày 08 tháng 3
Trang 7mại dịch… 100% (4)
14
Tìm hiểu tình hình phát triển thương…
Thương
mại dịch… 100% (2)
81
Nhóm 1 lớp TMA412 Tiểu luận TMDV…
-47
Trang 8năm 2018, các Bộ trưởng của 11 nước tham gia Hiệp định CPTPP chính thức ký kết Hiệp định này tại Santiago, Chile.6
Hiệp định CPTPP chính thức có hiệu lực từ ngày 30 tháng 12 năm 2018, sau khi các
06 quốc gia đầu tiên phê chuẩn Hiệp định Đối với Việt Nam, Hiệp định CPTPP được Quốc Hội phê chuẩn ngày 12 tháng 11 năm 2018 và chính thức có hiệu lực từ ngày 14 tháng 01 năm 2019.7
1.2.2 Nội dung chính của Hiệp định
Là một hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, Hiệp định CPTPP bao gồm 30 chương
và 09 phụ lục, trong đó có các chương điều chỉnh những vấn đề vượt khỏi khuôn khổ truyền thống điều chỉnh hoạt động thương mại toàn cầu, ví dụ như chính sách cạnh tranh, lao động, môi trường, doanh nghiệp nhỏ và vừa, minh bạch hóa và phòng chống tham nhũng …
So với Hiệp định TPP, Hiệp định CPTPP giữ nguyên nội dung như Hiệp định TPP nhưng cho phép các quốc gia thành viên tạm hoãn 20 nhóm nghĩa vụ (gồm 11 nghĩa vụ liên quan tới Chương Sở hữu trí tuệ, 2 nghĩa vụ liên quan đến Chương Mua sắm của Chính phủ
và 7 nghĩa vụ còn lại liên quan tới 7 Chương là Quản lý hải quan và Tạo thuận lợi Thương mại, Đầu tư, Thương mại dịch vụ qua biên giới, Dịch vụ Tài chính, Viễn thông, Môi trường, Minh bạch hóa và Chống tham nhũng) nhằm bảo đảm sự cân bằng về quyền lợi và nghĩa
vụ của các quốc gia thành viên trong bối cảnh Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định TPP
Bên cạnh đó, Hiệp định CPTPP cũng bao gồm gồm 07 Điều và 01 Phụ lục quy định
về mối quan hệ với Hiệp định TPP đã được 12 quốc gia ký ngày 06 tháng 2 năm 2016 và
xử lý các vấn đề khác liên quan đến tính hiệu lực, rút khỏi hay gia nhập Hiệp định CPTPP.8
6
Bộ Công Thương, , tham khảo tại: chi-tiet/-/chi-tiet/gioi-thieu-chung- ve -hiep-%C4%91inh-cptpp-13573-22.html
https://moit.gov.vn/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/hiep- %C 4%91inh-cptpp-chinh-thuc- co -hieu-luc-%C4%91oi- voi tu-ngay- 14 01 - -2019-13567-22.html
-viet-nam-8
Bộ Công Thương, , tham khảo tại:
f595-40af-8420-30f110948cb0
http://cptpp.moit.gov.vn/?page=overview&category_id=9040e56c-c3f5-4592-9fe7-baa47f75a7c0#news-6b16712a-Thươngmại dịch… 100% (1)
Nhóm 4 - Các quy định điều chỉnh…
Thươngmại dịch… 100% (1)
23
Trang 9CHƯƠNG 2 CÁC CAM K T C U VI T NAM V D CH V V N TẾ Ả Ệ Ề Ị Ụ Ậ ẢI ĐƯỜNG THỦY TRONG HIỆP ĐỊNH CPTPP
2.1 Các cam k t chung v dế ề ịch v trong Hi p ụ ệ định CPTPP
Các cam kết về dịch vụ trong Hiệp định CPTPP được quy định tại hai chương là Chương 9 và Chương 10 Trong đó, Chương 9 quy định về đầu tư thông qua các hình thức, trong đó có hình thức doanh nghiệp và góp vốn vào doanh nghiệp Việc cung cấp dịch vụ 9
thông qua thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn vào doanh nghiệp tương ứng với phương thức 03 “hiện diện thương mại” của Hiệp định GATS Chương 10 quy định về thương mại dịch vụ qua biên giới, bao gồm 03 hình thức cung cấp dịch vụ tương ứng với các phương thức còn lại của Hiệp định GATS: (i) từ lãnh thổ của một bên sang lãnh thổ một bên khác (tương ứng với phương thức 01 “cung cấp qua biên giới”); (ii) trên lãnh thổ của một bên cho thể nhân của một bên khác (tương ứng với phương thức 02 “tiêu dùng ngoài lãnh thổ”)
và (iii) bởi một công dân của một bên trên lãnh thổ của một bên khác (tương ứng với phương thức 04 “hiện diện thể nhân”).10
2.1.1 Cam k ết về cung c p dấ ịch vụ thông qua đầu tư
Chương 9 Hiệp định CPTPP quy định về các biện pháp mà một thành viên ban hành hoặc duy trì liên quan đến (i) nhà đầu tư của một thành viên khác (bao gồm công dân hoặc doanh nghiệp đã, đang hoặc chuẩn bị thực hiện đầu tư); (ii) đầu tư theo quy định của Hiệp định hoặc (iii) tất cả các đầu tư trên lãnh thổ của thành viên 11
Chương 9 không yêu cầu các thành viên phải chịu trách nhiệm về các hành vi, sự kiện đã xảy ra hoặc tình huống không còn tồn tại trước ngày Hiệp định có hiệu lực Đồng thời, 12
Chương 9 cũng không áp dụng đối với các biện pháp liên quan đến mua sắm chính phủ, trợ cấp và hỗ trợ của chính phủ, …
Theo Chương 9 Hiệp định CPTPP, các nguyên tắc đối xử của nước nhận đầu tư đối với nhà đầu tư có thể được phân chia thành 03 nhóm, bao gồm: (i) các nguyên tắc mở cửa thị trường, xóa bỏ rào
9 Điều 9.1 của Chương 9
10 Điều 10.1 của Chương 10
11 Điều 9.2(1) Chương 9
12
Trang 10cản đầu tư gồm có đối xử quốc gia (Điều 9.4), đối xử tối huệ quốc (Điều 9.5), không đặt ra các yêu cầu liên quan tới các hoạt động của nhà đầu tư (Điều 9.10), không đặt ra các yêu cầu về quốc tịch của nhân sự quản lý cao cấp và ban lãnh đạo (Điều 9.11); (ii) các nguyên tắc nhằm đảm bảo quyền lợi cơ bản của nhà đầu tư gồm có tiêu chuẩn đối xử tối thiểu (Điều 9.6), bảo vệ tài sản của nhà đầu tư trước các biện pháp tước quyền sở hữu, quốc hữu hóa (Điều 9.8); tự do dịch chuyển vốn (Điều 9.9) Bên cạnh đó, đối với việc cung cấp dịch vụ thông qua một khoản đầu tư, các biện pháp mà các quốc gia áp dụng cũng phải tuân theo các yêu cầu về tiếp cận thị trường (Điều 10.5); về quy định trong nước (Điều 10.8) và minh bạch hóa (Điều 10.11).13
Các trường hợp ngoại lệ chung của các nguyên tắc đối xử của nước nhận đầu tư với nhà đầu tư được quy định tại Điều 9.12, bao gồm miễn trừ đối với các biện pháp áp dụng tại cấp địa phương và các miễn trừ theo Hiệp định TRIPS Bên cạnh đó, các thành viên có thể duy trì các biện pháp không tương thích ở cấp trung ương và khu vực theo Biểu cam kết trong Phụ lục I và không chịu sự điều chỉnh của các nguyên tắc đối xử đối với các ngành, phân ngành
mà thành viên đó bảo lưu theo Biểu cam kết trong Phụ lục II Đối với các biện pháp thuộc Biểu cam kết trong Phụ lục I, các thành viên được quyền sửa đổi các biện pháp này theo hai nguyên tắc: (i) sửa đổi với điều kiện việc sửa đổi không được kém thuận lợi hơn nội dung đã bảo lưu (nguyên tắc “giữ nguyên trạng”) và (ii) sửa đổi các nội dung đã bảo lưu theo hướng thuận lợi hơn nhưng khi đã đưa ra rồi thì không được rút lại nội dung đã sửa đổi đó (nguyên tắc “chỉ tiến, không lùi”)
2.1.2 Cam k t v ế ề thương mại dịch vụ qua biên gi i ớ
Chương 10 Hiệp định CPTPP điều chỉnh các biện pháp mà một thành viên duy trì hoặc áp dụng ảnh hưởng đến thương mại dịch vụ qua biên giới thông qua 03 hình thức (i) từ lãnh thổ của một bên sang lãnh thổ một bên khác; (ii) trên lãnh thổ của một bên cho thể nhân của một bên khác và (iii) bởi một công dân của một bên trên lãnh thổ của một bên khác Tuy nhiên, Chương này không áp dụng đối với dịch vụ tài chính, mua sắm chính phủ, dịch vụ được cung cấp để thi hành thẩm quyền của chính phủ, các
13