16 Trang 4 4 TÓM T T ẮMục đích: Khám phá tác động qua lại giữa các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả logistics tại các quốc gia đang phát triển, tạo căn cứ để đưa ra các giải pháp nâng cao,
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH T QU C T Ế Ố Ế
BỘ MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỰ BÁO KINH TẾ
************
BÀI KI M TRA CU I K Ể Ố Ỳ
Đề xuất nghiên cứu: CÁC YẾU T Ố ẢNH HƯỞ NG T Ớ I HIỆU
PHÁT TRI N Ể
Môn h c ọ : Phương pháp nghiên cứu trong kinh t và kinh ế
doanh
Mã h c ph n ọ ầ : KTE206
Lớp tín ch : ỉ : KTE206(GD1-HK2-2223).1
Giảng viên hướng dẫn : TS Ph m Ng c Anh ạ ọ
Hà N i 3/2023ộ –
Trang 22
ĐÓNG GÓP CỦA CÁC THÀNH VIÊN
STT Họ và tên MSV Công việc Tỷ lệ đóng góp
1 Nguyễn Hồng Dương 2111410023
Khung nghiên cứu
và gi thuy t ả ế nghiên c u, ứ Đối tượng và phạm vi nghiên c u, ứ Phương pháp nghiên c u ứ
25%
2 Nguyễn Thu Trang 2111820078 Giới thilý thuy t ếệu, Cơ sở 25%
3 Nguyễn Vũ Hà Anh 2114820002
Mục tiêu nghiên cứu và câu h i ỏ nghiên c u, T ng ứ ổ quan nghiên c u ứ
25%
4 Trần Thị Thu Ngân 2114210083
Tóm tắt, K t qu ế ả
và đóng góp dự kiến, Thời gian và
kế ho ch th c hi n ạ ự ệ
25%
Trang 33
MỤC L C Ụ
ĐÓNG GÓP CỦA CÁC THÀNH VIÊN 2
TÓM T T 4Ắ 1 Gi i thi u 5ớ ệ 2 Cơ sở lý thuyết 6
2.1 Khái niệm logistics 6
2.2 Hiệu quả hoạt động Logistics 7
3 Mực tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 9
4 T ng quan nghiên c u 10ổ ứ 4.1 Nghiên c u qu c tứ ố ế 10
4.2 Nghiên cứu trong nước 10
4.3 Kho ng tr ng nghiên cả ố ứu 11
5 Khung nghiên c u và gi thuy t nghiên c u 11ứ ả ế ứ 6 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 12
7 Phương pháp nghiên cứu 13
8 K t quế ả và đóng góp dự ế ki n 14
9 Th i gian và k ho ch th c hi n 14ờ ế ạ ự ệ TÀI LI U THAM KH O 16Ệ Ả Tài liệu trong nước 16
Tài liệu nước ngoài 16
Trang 44
TÓM T T Ắ
Mục đích: Khám phá tác động qua lại giữa các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả logistics
tại các quốc gia đang phát triển, tạo căn cứ để đưa ra các giải pháp nâng cao, phát triển
và cải thiện hoạt động logistics tại Việt Nam
Phương pháp: Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng
Kết quả dự kiến: Lượng hoá mối quan hệ giữa các yếu tố tác động và chỉ số năng lực logistics tại các quốc gia đang phát triển và phân tích, đánh giá các chỉ số năng lực quốc gia về logistics (LPI) trong giai đoạn 2010 – 2018
Đóng góp dự kiến: Bổ sung cơ sở lý luận về nâng cao, phát triển chỉ số năng lực quốc
gia về logistics tại các quốc gia đang phát triển, đóng góp các giải pháp cải thiện hoạt động logistics của các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam
Từ khóa: Chỉ số năng lực quốc gia về logistics (Logistics Performance Index – LPI)
Trang 55
1 Gi ới thi u ệ
Trong thế giới ngày càng phẳng và kết nối, hoạt động logistics đã trở thành yếu tố then chốt đối với sự phát triển của các quốc gia, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển Logistics, được cho là hiệu quả nếu là việc vận chuyển và phân phối hàng hóa từ nguồn đến người tiêu dùng một cách hiệu quả nhất, không chỉ góp phần nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế, mà còn giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân Ngành công nghiệp logistics bao gồm các hoạt động như vận chuyển, kho bãi, quản lý hàng tồn kho và các dịch vụ hỗ trợ khác Logistics có ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển kinh tế và năng lực cạnh tranh của một quốc gia
Các nước đang phát triển đóng một vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp logistics, nhờ vào tài nguyên dồi dào, lao động có giá thành thấp và vị trí chiến lược
Để hiểu được tác động của logistics đối với các quốc gia đang phát triển, cần xem xét các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến hiệu suất của họ Nhiều quốc gia đang phát triển đối mặt với nhiều thách thức trong việc phát triển cơ sở hạ tầng logistics của mình Các yếu tố như cơ sở hạ tầng vận tải kém, cơ sở kho bãi không đủ và thiếu nhân lực có kỹ năng, và nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất logistics Tuy nhiên, với động lực, chính sách và đầu tư đúng, những thách thức này hoàn toàn có thể được vượt qua được
Theo các nghiên cứu gần đây, các quốc gia như Campuchia, Philippines và Bangladesh đã liên tục cải thiện hiệu suất logistics của mình qua các năm Chỉ số Hiệu quả Logistics (LPI) là một chỉ số quan trọng đo lường khả năng logistics của một quốc gia Đó là một chỉ số do Ngân hàng Thế giới (World Bank) phát triển đo lường hiệu quả của các hoạt động logistics tại các quốc gia trên thế giới Theo báo cáo LPI mới nhất, điểm LPI của Campuchia đã cải thiện từ 2,74 vào năm 2014 lên 2,80 vào năm 2016, trong khi điểm LPI của Philippines đã cải thiện từ 2,86 vào năm 2016 lên 2,90 vào năm
2018 Ngược lại, điểm LPI của Bangladesh đã cải thiện từ 2,56 vào năm 2014 lên 2,66 vào năm 2016 Hay vào năm 2018, chỉ số Logistics Performance Index (LPI) của trung bình các quốc gia đang phát triển đạt 2,89/5 điểm, thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia phát triển (3,94/5 điểm), cho thấy rằng các quốc gia đang phát triển còn rất nhiều tiềm năng để cải thiện khả năng logistics của mình Nhìn chung, Chỉ số LPI của các quốc gia đang phát triển vào khoảng từ 2 4 (trong đó, 1 là thấp nhất, 5 là cao nhất) trong -khi đó, các quốc gia phát triển và G7 có LPI từ xấp xỉ 4 đến 4.5
Trong nhiều trường hợp, các chính phủ của các nước đang phát triển đã nhận thức được tầm quan trọng của việc cải thiện logistics và đã triển khai các chính sách và chiến lược để cải thiện hiệu suất logistics Ví dụ, vào năm 2019, chính phủ Việt Nam đã ban hành các nghị quyết về việc cải thiện hiệu suất ngành logistics, bao gồm điểm LPI Chính phủ đặt mục tiêu tăng 5 10 vị trí trong bảng xếp hạng LPI để trở thành một trong -những quốc gia hàng đầu thế giới về logistics vào năm 2021 Theo chỉ số hiệu suất logistics của Ngân hàng Thế giới (LPI), đo lường hiệu quả logistics của một quốc gia, Việt Nam đã thể hiện sự tiến bộ ổn định trong những năm gần đây, xếp hạng thứ 39 trong số 160 quốc gia trong báo cáo năm 2018 Tuy nhiên, so sánh với các nước châu
Á khác như Trung Quốc và Ấn Độ, hiệu suất logistics của Việt Nam vẫn còn thấp LPI tính đến các yếu tố như cơ sở hạ tầng, chất lượng dịch vụ logistics, hiệu quả hải quan
và khả năng theo dõi và truy xuất hàng hóa
Trang 66
Một trong những yếu tố quan trọng là mối quan hệ giữa hoạt động logistics và sự phát triển kinh tế Theo báo cáo của Liên hợp quốc năm 2019, 80% tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia đến từ ngành logistics Một yếu tố khác là sự hiện diện của cơ
sở hạ tầng tốt Theo một nghiên cứu của Organization for Economic Cooperation and Development, cơ sở hạ tầng giao thông và thông tin liên lạc hiệu quả sẽ giúp giảm thời gian và chi phí trong quá trình vận chuyển hàng hóa, đồng thời giảm sự cố hỏng hóc và ảnh hưởng tiêu cực đến việc hoạt động logistics Ngoài ra, yếu tố nhân lực và công nghệ cũng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động logistics Nghiên cứu của The World Bank cũng chỉ ra rằng, sử dụng công nghệ mới trong hoạt động logistics sẽ giúp tối ưu hóa quy trình và giảm chi phí, đồng thời đẩy nhanh quá trình vận chuyển hàng hóa.Theo nghiên cứu của Hậu (2021), tỷ lệ chi phí logistics trên GDP của Việt Nam năm 2020 là 17,67%, tăng 1,46% so với năm 2019 Đây là một trong những chỉ số cao nhất trong khu vực Đông Nam Á Còn theo báo cáo của Giao thông Vận tải (2021), tỷ lệ chi phí logistics trên GDP đối với khu vực Châu Phi trong năm 2019 là khoảng 23,8% Những con số này cho thấy rõ rằng, các quốc gia đang phát triển đang phải đối mặt với những chi phí logistics đáng kể trong việc phát triển nền kinh tế
Hơn nữa, nghiên cứu của Ủy ban Phát triển Thương mại Liên Hợp Quốc (UNCTAD) cho thấy các sáng kiến thúc đẩy thương mại, như việc thực hiện Thỏa thuận Thúc đẩy Thương mại của WTO, có thể cải thiện đáng kể hiệu suất logistics trong các quốc gia đang phát triển Báo cáo kết luận rằng giảm chi phí thương mại 1% có thể tăng xuất khẩu của các quốc gia đang phát triển lên đến 3%
Trong quá trình tìm hiểu, nhóm tác giả nhận thấy tiềm năng của những nước đang phát triển về lĩnh vực logistics với những ưu điểm như trên Do đó, việc tìm hiểu những nhân tố có tác động đến lĩnh vực logistics đặc biệt tại các quốc gia này sẽ mang lại ý nghĩa rất lớn Chính vì vậy, chúng tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động logistics tại các quốc gia đang phát triển” có thể đưa
ra các giải pháp và đề xuất cải thiện hiệu quả hoạt động logistics tại các quốc gia đang phát triển, đồng thời hỗ trợ sự phát triển kinh tế của những quốc gia này
2 Cơ sở lý thuyết
2.1 Khái niệm logistics
Cho đến nay, vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về logistics, các nghiên cứu khác nhau đã trình bày các quan điểm khác nhau về thuật ngữ này Theo Hội chuyên gia quản lý chuỗi cung ứng - CSCMP (2013), logistics là một phần của chuỗi cung ứng, lập kế hoạch, triển khai và kiểm soát luồng hàng hóa, dịch vụ và thông tin liên quan từ điểm xuất phát đến điểm tiêu thụ một cách hiệu quả để đáp ứng yêu cầu của khách hàng Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 không cung cấp định nghĩa về logistics, mà là định nghĩa về "dịch vụ logistics" Theo Điều 233 của Luật Thương mại Việt Nam: "Dịch
vụ logistics là hoạt động thương mại mà các nhà buôn tổ chức thực hiện một hoặc nhiều giai đoạn, bao gồm nhận hàng, vận chuyển, kho bãi, thủ tục hải quan, các thủ tục giấy
tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói, nhãn mác, giao hàng hoặc các dịch vụ liên quan khác cho hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để nhận phí." Theo Trần Nguyễn Hợp Châu và đồng nghiệp (2021): Logistics là quá trình lập kế hoạch, triển khai và kiểm
Trang 7Discover more
from:
PPH102
Document continues below
phương pháp
nghiên cứu…
Trường Đại học…
549 documents
Go to course
ĐỀ LIVE 1605 -ăgjawjguoawghljhaeg phương
pháp… 100% (3)
5
PHƯƠNG PHÁP Nghiên CỨU KINH T… phương
pháp… 100% (3)
42
ĐỀ XUẤT PPNC CUỐI
KỲ - Siêu chi tiết và… phương
pháp… 100% (2)
11
Trắc nghiệm PPNC phương
pháp… 100% (2)
28
Mentor A+ Logic học phương
pháp… 100% (2)
4
Trang 87
soát vận chuyển, lưu trữ nguyên liệu, hàng hoá hoàn thiện và xử lý thông tin liên quan
từ điểm xuất phát đến điểm tiêu thụ cuối cùng Mục tiêu của logistics là đáp ứng yêu cầu của khách hàng một cách đúng thời điểm và tiết kiệm chi phí
2.2 Hiệu quả hoạt động Logistics
Cũng như khái niệm logistics, hiện nay chưa có một quan điểm thống nhất về hiệu quả hoạt động logistics Tại Đại hội Logistics Quốc tế lần thứ 10 ở Toronto, D Eggleton (1993) đã mô tả các tiêu chí đánh giá hiệu quả của hoạt động logistics, đó là sự hài lòng của nhân viên, sự hài lòng của khách hàng và tỷ lệ hoàn vốn của công ty Ngoài ra, theo Chow và Henriksson (1994), việc sử dụng tỷ lệ đầu vào đầu ra (còn được gọi là chỉ số - năng suất hoặc hiệu suất) là phổ biến trong lĩnh vực logistics Theo mô hình đề xuất của Andersson, Aronsson, và Storhagen (1989) để đo lường hiệu quả hoạt động logistics có thể dựa vào các yếu tố như sơ đồ sau
Tuy nhiên, để đánh giá hiệu quả hoạt động logistics, LPI được nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam sử dụng Đây là một chỉ số do WB đưa ra lần đầu tiên vào 2007 để xếp hạng hiệu quả, năng lực hoạt động logistics của các quốc gia LPI có thang điểm từ 1 5 Chỉ số này được xác định hai năm một lần, vào các năm chẵn LPI - được đánh giá thông qua 6 tiêu chí với thang điểm từ 1 đến 5 gồm: Thông quan; Hạ tầng; Chuyển hàng quốc tế; Năng lực; Truy xuất; Thời gian Cụ thể: Hạ tầng: Đề cập - đến cơ sở hạ tầng liên quan đến thương mại và vận tải (ví dụ như cảng biển, sân bay, đường sắt…; phương tiện vận chuyển; kho bãi; hạ tầng công nghệ thông tin…) - Giao hàng: Sự thuận lợi khi thực hiện vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu với giá cả cạnh tranh, liên quan đến các chi phí như phí đại lý, phí cảng, phí cầu đường, phí lưu kho bãi… - Năng lực: Năng lực và chất lượng của các nhà cung cấp dịch vụ logistics - Truy
Chi phí
vốn
Chi phí
logistics
Tỷ lệ
thôi vi c ệ
Hiệu quả bên trong
Giá tr ị tồn kho
Thời gian s n ả xuất
Hiệu quả hoạt động
Hiệu quả bên ngoài
Tính sẵn có
Dịch vụ khách hàng
Độ tin cậy
Phương Pháp Học Tập và NCKH phương pháp… 100% (1)
21
Trang 98
xuất: Khả năng theo dõi và truy xuất các lô hàng Thời gian: Các lô hàng xuất khẩu, - nhập khẩu làm thủ tục thông quan và giao đúng thời hạn Thông quan: Hiệu quả của - các cơ quan kiểm soát tại các cửa khẩu, ví dụ như tốc độ, tính đơn giản, và khả năng dự đoán trước của các thủ tục khi thông quan hàng hóa Để đo lường và xếp hạng LPI của các quốc gia, thông thường được thực hiện qua cách thức bảng hỏi trực tuyến, thời gian thực hiện là khoảng 6 tháng (từ tháng 9 năm trước đến tháng 2 năm sau) Đối tượng tham gia khảo sát đối với LPI quốc tế là chuyên gia logistics (các giám đốc điều hành cao cấp, quản lý cấp khu vực và cấp quốc gia, quản lý bộ phận…) đến từ các công ty chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa trên khắp thế giới: các hãng giao nhận vận tải đa quốc gia và các doanh nghiệp vận tải lớn, đại lý giao nhận và các công ty chuyển phát… LPI thực hiện khảo sát đối với cả những công ty lớn và các doanh nghiệp vừa và nhỏ Đây là nhóm đối tượng khảo sát phù hợp nhất để đánh giá tính hiệu quả trong hoạt động logistics của một quốc gia bởi họ trực tiếp ảnh hưởng đến sự lựa chọn tuyến đường và cửa ngõ vận chuyển, từ đó ảnh hưởng đến quyết định của doanh nghiệp về lựa chọn địa điểm đặt cơ sở sản xuất, chọn nhà cung cấp và lựa chọn thị trường mục tiêu Sự tham gia của họ chính là yếu tố then chốt đối với chất lượng và độ tin cậy của LPI Các nhân
tố ảnh hưởng tới LPI Như nhóm tác giả đã trình bày ở trên, World Bank và nhiều quốc gia trên thế giới đã sử dụng LPI để đo lượng hiệu quả hoạt động logistics (Bộ Công Thương, 2019) Đồng thời, kế thừa nghiên cứu có từ trước của tác giả Wong và Tang (2018); Bizoi & Sipos (2014); Arvis & các cộng sự (2010); Liu & các cộng sự (2018) Nhóm tác giả tổng quan các nhân tố tác động đến LPI như sau:
(1) Mức độ ổn định chính trị: là sự ổn định và chắc chắn trong chính sách của Chính phủ như luật về quản lý, bạo lực, khủng bố, thuế, tài sản hoặc nhân quyền Một môi trường chính trị ổn định thể hiện độ bền vững và tính toàn vẹn của chế độ chính quyền hiện hành sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho mọi hoạt động kinh tế, trong đó có hoạt động logistics (Wong và Tang, 2018)
(2) Trình độ công nghệ: thể hiện khả năng tiếp thu, ứng dụng và phát triển công nghệ Các nghiên cứu trước đã chỉ ra rằng công nghệ đã cải thiện đáng kể chỉ số LPI và hiệu quả của chuỗi cung ứng (Will và Blecker, 2012; Wong, Soh và Goh, 2015; Gunasekaran, Subramanian và Papadopoulos, 2017) Công nghệ được đề cập bao gồm
Cơ sở hạ tầng
Thông quan
Năng lực
Thời gian
Truy xuất
Chuyển hàng quốc tế
Chỉ s ố năng lực quốc gia về Logistics - LPI
Trang 109
công nghệ nhận dạng tần số vô tuyến, hệ thống quản lý kho hàng, hệ thống xử lý tự động, công nghệ thông tin và truyền thông
(3) Cơ sở hạ tầng: cơ sở hạ tầng giao thông, điện và thông tin liên lạc là những thành phần thiết yếu trong các hoạt động thương mại hiện đại của một quốc gia Trong logistics, cơ sở hạ tầng hỗ trợ việc giao hàng, cung cấp thông tin hiệu quả và kịp thời, cung cấp các thủ tục liền mạch để tạo ra một môi trường logistics thân thiện cho các công ty kinh doanh (Vilko, Karandassov và Myller, 2011)
(4) Chất lượng giáo dục: Chất lượng giáo dục và đào tạo đóng một vai trò vô cùng quan trọng cho tăng trưởng kinh tế (WEF, 2014) Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế thì đòi hỏi các quốc gia phải nuôi dưỡng đào tạo đội ngũ lao động có tri thức, tay nghề, có khả năng thực hiện các công việc phức tạp và thích ứng nhanh với sự thay đổi của môi trường làm việc và nhu cầu của thị trường (5) Nguồn cung lao động: là sự sẵn có của nguồn lao động và các kỹ năng phù hợp với công việc (WEF, 2014) Hiệu quả của thị trường lao động quyết định đến hiệu quả của nền kinh tế (Min, 2007), một thị trường lao động linh hoạt là khi nhu cầu về kỹ năng của ngành thay đổi, lực lượng lao động sẽ điều chỉnh cho phù hợp để đáp ứng nhu cầu
để không làm gián đoạn đến các hoạt động logistic
(6) Chỉ số nhận thức mức độ tham nhũng: là một chỉ số đánh giá mức độ tham nhũng
và được công bố hàng năm bởi Tổ Chức Minh Bạch Thế Giới được xếp hạng từ 0 (mức
độ tham nhũng cao) đến 100 (trong sạch) Vị thế quốc gia được xác định bởi nhận thức
về mức độ tham nhũng trong khu vực so với các quốc gia khác
(7) Tỷ trọng ngành công nghiệp trong GDP: Khi tỷ trọng ngành công nghiệp trong GDP tăng có ý nghĩa rằng ngành công nghiệp đang phát triển và có xu hướng tăng lên Ngành công nghiệp sản xuất ra các hàng hóa hữu hình, do đó sẽ cần đến dịch vụ logistics để đưa sản phẩm đến người tiêu dùng Trong bối cảnh đó, nhu cầu về sử dụng các dịch vụ logistics trở nên cần thiết và tăng cao, có triển vọng sẽ cải thiện chỉ số LPI
(8) Giáp biển: Quốc gia có giáp biển hay không là một yếu tố quan trọng để phát triển ngành logistics Nếu một quốc gia có giáp biển tức là có lợi thế về mặt tự nhiên, điều này tạo điều kiện phát triển giao thông, vận chuyển đường biển con đường vận chuyển - hàng hóa chính với chi phí gần như thấp nhất hiện nay trên thế giới
(9) Thu nhập bình quân đầu người: Theo nghiên cứu của Bizoi và Sipos (2014) về mối quan hệ giữa hiệu quả hoạt động Logistics và sự phát triển kinh tế bằng việc so sánh ở những quốc gia Châu Âu, chỉ số LPI và GDP bình quân đầu người có mối quan hệ mật thiết với nhau LPI ảnh hưởng rất lớn đến GDP bình quân đầu người
3 Mực tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu chung của đề tài là đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động logistics tại các nước đang phát triển, từ đó tạo căn cứ để đưa ra các giải pháp cải thiện hiệu quả logistics
Trong đó, mục tiêu nghiên cứu cụ thể của đề tài như sau: