1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) chủ đề xu hướng trên thế giới và tác động của oda đối với việt nam

63 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xu Hướng Trên Thế Giới Và Tác Động Của ODA Đối Với Việt Nam
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương Cơ Sở II Tại Thành Phố Hồ Chí Minh
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 8,38 MB

Nội dung

Đề xuất giải pháp...43 Trang 6 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮTODA Hỗ trợ Phát triển chính thức Official Development AssistanceFDI Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài Foreign Direct InvestmentIMF Quỹ ti

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ

SỞ II TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ

MINH -*** -

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ

Chủ đề: XU HƯỚNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA ODA

ĐỐI VỚI VIỆT NAM

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 03 năm 2023

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1

LỜI MỞ ĐẦU 1

Câu hỏi nghiên cứu 2

Phương pháp nghiên cứu 2

Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3

1.1 Khái niệm 3

1.2 Phân loại 3

1.3 Đặc điểm 4

1.4 Vai trò 4

1.4.1 Đối với nước nhận viện trợ 4

1.4.2 Đối với nước viện trợ 5

Chương 2: XU HƯỚNG CỦA DÒNG VỐN ODA TRÊN THẾ GIỚI 6

2.1 Thực trạng 6

2.1.1 Biến đông trong lượng vốn ODA trên thế giới 6

2.1.2 Sự biến động theo tỉ lệ ODA và GNI 7

2.1.3 Sự biến động trong cơ cấu ODA 9

2.1.4 Tỷ trọng ODA dành cho các khu vực 9

2.2 Xu hướng ODA hiện nay 10

2.3 Nguyên nhân 12

2.4 Tác động của dòng vốn ODA đến thế giới 13

2.4.1 Đối với nước nhận viện trợ 13

2.4.1.1 Tác động tích cực 13

2.4.1.2 Tác động tiêu cực 14

2.4.2 Tác động đối với nước cấp viện trợ 15

2.4.2.1 Tác động tích cực 15

2.4.2.2 Tác động tiêu cực 15

Chương 3: THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ODA Ở VIỆT NAM 17

3.1 Tình hình nền kinh tế - xã hội Việt Nam hiện nay 17

Trang 4

3.1.1 Về kinh tế 17

3.1.2 Về xã hội 18

3.2 Tình hình vốn ODA ở Việt Nam 19

3.2.1 Tổng quan thực trạng thu hút vốn ODA 19

3.2.2 Thực trạng sử dụng vốn ODA tại Việt Nam 22

3.2.2.1 Hạ tầng kinh tế - xã hội 22

3.2.2.2 Giáo dục - đào tạo 23

3.2.2.3 Nông nghiệp và phát triển nông thôn 24

3.2.2.4 Y tế 24

3.2.2.5 Sản xuất năng lượng, nguồn không tái tạo khác 25

3.3 Những yếu tố thu hút nguồn vốn ODA ở Việt Nam 25

3.3.2.1 Mục tiêu kinh tế 26

3.3.2.2 Mục tiêu chính trị 27

3.3.2.3 Mục tiêu nhân đạo 28

Trang 5

Chương 4: TÁC ĐỘNG CỦA ODA ĐỐI VỚI VIỆT NAM 32

4.1 Tác động tích cực 32

4.1.1 Tác động đến kinh tế 32

4.1.2 Tác động tới xã hội 33

4.1.3 Tác động đến quan hệ ngoại giao 33

4.2 Tác động tiêu cực 34

Chương 5: CÁC ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI CHÍNH PHỦ VIỆT NAM 38

5.1 Dự báo xu hướng ODA 38

5.2 Cơ hội 39

5.3 Thách thức 40

5.4 Định hướng phát triển 41

5.4.1 Định hướng thu hút vốn ODA 41

5.4.2 Định hướng sử dụng nguồn vốn hiệu quả 42

5.4.3 Đề xuất giải pháp 43

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 44

Trang 6

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ODA Hỗ trợ Phát triển chính thức (Official Development Assistance)

FDI Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (Foreign Direct Investment)

IMF Quỹ tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund)

ADF Cơ quan Phát triển Pháp

DAC Thành viên của Uỷ ban Hỗ trợ Phát triển (DAC) thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát

triển Kinh tế (OECD)

WB Ngân hàng Thế giới (World Bank)

OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Cooperation

and Development)

GNI Thu nhập quốc dân (Gross national income)

GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)

USAID Cơ quan phát triển quốc tế hoa kỳ (United States Agency for International

Development)

ADB Ngân hàng Phát triển châu Á (The Asian Development Bank)

GNP Tổng sản phẩm quốc gia (Gross National Product)

NGO Tổ chức phi chính phủ (Non-governmental organization)

TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh

ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long

IDA Hiệp hội phát triển quốc tế (International Development Association)

ADF Quỹ phát triển châu Á (Asia Development Foundation)

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦUTính cấp thiết của đề tài

Với các nước đang hoặc kém phát triển, thiếu hụt ngân sách, cơ sở hạ

tầng hay các vấn đề về công nghệ, kỹ thuật đã trở thành trở ngại trong

việc phát triển kinh tế Do vậy, viện trợ nguồn vốn từ nước ngoài chính là

yếu tố cần thiết cho việc thúc đẩy nền kinh tế của các nước này Theo Ủy

ban Viện trợ Phát triển (Development Assistance Committee, DAC), các

dòng viện trợ chủ yếu chia làm 3 loại chính: Viện trợ Phát triển Chính thức

(ODA), Viện trợ Chính thức (OA) và Viện trợ tự nguyện tư nhân (bao gồm

trợ cấp từ các tổ chức phi Chính phủ, các nhóm tôn giáo, các tổ chức từ

thiện, các quỹ, các công ty tư nhân hay cá nhân) Trong đó, ngoại hối đến

từ nguồn vốn ODA là lớn nhất, chiếm đại đa số, bao gồm viện trợ của

Chính phủ các nước dành cho các nước thu nhập thấp và trung bình

Trong sự nghiệp phát triển nền kinh tế Việt Nam phát triển bền vững,

nhanh chóng cần khai thác tối ưu nguồn lực trong nước và tranh thủ sự

đóng góp từ nguồn lực bên ngoài Nhận thức được điều đó từ trước, ngày

9/11/1993 đã đánh dấu sự mở đầu mối quan hệ hợp tác phát triển giữa

Việt Nam và cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế - hội nghị bàn tròn về viện

trợ dành cho Việt Nam được tổ chức lần đầu tại Paris, Pháp

Trong những năm qua, nguồn vốn ODA tại Việt Nam không ngừng

tăng và mở rộng cộng đồng tài trợ Thực tế cho thấy, từ năm 1993 đến

cuối năm 2012, Việt Nam đã nhận được tổng giá trị cam kết hỗ trợ khoảng

78 tỷ USD, tổng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), ký kết khoảng 58

tỷ USD và giải ngân 37 tỷ USD Trong 9 tháng đầu năm 2013, vốn ODA ký

kết đạt gần 4,6 tỷ USD, giải ngân khoảng 3,13 tỷ USD (Nguồn: Bộ kế

hoạch và đầu tư) Bên cạnh đó còn có sự chuyển giao công nghệ góp phần

nâng cao sản lượng và tăng trưởng kinh tế Những tác động gián tiếp như

góp phần thúc đẩy nâng cao trình độ, chất lượng đội ngũ lao động ở Việt

Nam cũng được thấy rõ Ngoài ra, Fischer phân tích về tính hiệu quả phân

Đề cương thi giữa kỳ môn Đường lối QPA…

Chínhsách… 97% (73)

27

nền-kinh-tế-tri-…

Viết-báo-cáo-về-Chínhsách… 100% (6)

3

Chính SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐ…

Chínhsách… 100% (6)

42

GIẢI PHÁP CHO NHỮNG RÀO CẢN…

Chínhsách… 100% (5)

25

Lý thuyết chính sách Thương mại Quốc tế

Chínhsách… 100% (3)

37

đề cương ôn chính sách thương mại…

Chínhsách… 100% (3)

18

Trang 9

bổ nguồn vốn từ các nước phát triển - nơi mà tỷ suất sinh lợi của nguồnvốn thấp - đến các nước đang và kém phát triển - nơi tỷ suất sinh lợi củanguồn vốn cao Do vậy có thể thấy, nguồn vốn ODA là vô cùng cần thiếtđối với các nước đang hoặc kém phát triển, trong đó có Việt Nam.

Bên cạnh những cơ hội, tiềm năng thì những thách thức, trở ngại đến

từ nguồn vốn ODA cũng không hề nhỏ Nếu như Việt Nam thiếu sự liên kết

về chuyển giao công nghệ, nền kinh tế trong nước hạn chế thì dòng vốnnước ngoài tác động đến yếu tố việc làm và phúc lợi vẫn sẽ hạn chế Ngoài

ra, Việt Nam cần sớm thoát khỏi sự phụ thuộc vào nguồn vốn nước ngoàinếu không sẽ ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu và tăng trưởng bềnvững

Do đó, nhóm tiến hành làm bài tiểu luận này mục đích nhằm hiểuđược tầm quan trọng của nguồn vốn ODA đối với sự phát triển kinh tế tạiViệt Nam, phân tích xu hướng thế giới và những tác động của nguồn vốnODA đối với Việt Nam Từ đó đưa ra những dự báo cũng như các đề xuấtđối với Chính phủ Việt Nam nhằm bắt kịp xu hướng thế giới cũng như khắcphục những hạn chế còn sót lại

Mục tiêu nghiên cứu

- Nghiên cứu thực trạng, phân tích tình hình vốn ODA ở Việt Nam;

- Tìm ra các yếu tố thu hút nguồn vốn ODA ở Việt Nam;

- Phân tích tầm quan trọng của nguồn vốn ODA và tác động của nó đối vớiViệt Nam;

- Đưa ra dự báo, các đề xuất phát triển đối với Chính phủ Việt Nam nhằmthu hút, sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA và hạn chế những rủi ro do ODAgây ra

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là dòng vốn ODA Tiểu luận xem xét vàphân tích xu hướng của dòng vốn ODA trên thế giới và những tác động củaODA đối với Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu

Trang 10

- Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện dựa trên số liệu thống kênhóm tự tổng hợp và số liệu căn cứ trong các hoạt động sử dụng nguồnvốn ODA.

- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu và phân tích thực trạng thu hút và sử dụngvốn ODA ở Việt Nam, những tác động của nguồn vốn ODA đối với Việt Nam

và xu hướng của nguồn vốn ODA trên thế giới

Câu hỏi nghiên cứu

- Xu hướng của dòng vốn ODA trên thế giới hiện nay là gì?

- ODA đã tác động đến Việt Nam như thế nào?

- Ứng dụng cho Chính phủ Việt Nam: Làm thế nào để tận dụng nguồn vốnODA một cách hiệu quả?

Phương pháp nghiên cứu

Trong nghiên cứu này, chúng em sử dụng các kỹ thuật định tính để thựchiện phân tích dữ liệu có sẵn, đồng thời cũng sử dụng phương pháp kếthừa các nghiên cứu có sẵn

Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Khái niệm

ODA, viết tắt của cụm từ Official Development Assistance, nghĩa là

Hỗ trợ Phát triển Chính thức, là một hình thức đầu tư nước ngoài nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và phúc lợi của các nước đang phát triển

1.2 Phân loại

- Dựa trên hình thức hoàn trả, vốn ODA được chia làm 3 loại:

+ Viện trợ không hoàn lại: Hình thức ODA mà bên phía nước ngoài cungcấp viện trợ và bên nhận không phải hoàn lại, nhằm thực hiện nhữngchương trình kinh tế - xã hội mà 2 bên đã thoả thuận trước;

+ Viện trợ có hoàn lại: Hình thức tín dụng ưu đãi với lãi suất thấp, chỉ sửdụng ở các dự án có khả năng thu hồi vốn để trả nợ cho nước ngoài;

Trang 11

+ Viện trợ hỗn hợp (hoàn lại một phần): Kết hợp một phần ODA khônghoàn lại và một phần tín dụng.

- Dựa theo nhà tài trợ, vốn ODA được chia làm 2 loại:

+ ODA song phương: là khoản viện trợ trực tiếp từ nước này cho nước kiathông qua việc ký kết hiệp định Chính phủ;

+ ODA đa phương: là hình thức viện trợ ODA cho các nước đang phát triểnthông qua các tổ chức tài chính quốc tế như WB, ADB, Ngân hàng Pháttriển châu Mỹ (Inter-American Development Bank - IDB)… hoặc các tổ chứcliên Chính phủ, phi Chính phủ

- Dựa theo mục đích sử dụng, vốn ODA được chia làm 2 loại:

+ Hỗ trợ cơ bản: Là những nguồn lực được cung cấp để đầu tư xây dựng cơ

sở hạ tầng kinh tế, xã hội và môi trường;

+ Hỗ trợ kỹ thuật: Là những nguồn lực dành cho chuyển giao tri thức, côngnghệ, xây dựng năng lực, tiến hành nghiên cứu cơ bản hay nghiên cứu tiềnđầu tư, phát triển thể chế và nguồn nhân lực…

- Dựa trên mức độ ràng buộc, vốn ODA được chia làm 3 loại:

+ Vốn hợp tác phát triển chính thức ràng buộc (chi tại nước viện trợ);+ Vốn hợp tác phát triển chính thức không ràng buộc (chi ở bất kỳ nướcnào);

+ Vốn hợp tác phát triển chính thức ràng buộc một phần (vừa chi ở nướcviện trợ vừa chi ở bất kỳ nơi nào)

- Dựa trên hình thức sử dụng, vốn ODA được chia làm 4 loại:

+ Hỗ trợ cán cân thanh toán;

Trang 12

phần trăm trong khi thời hạn vay trên 30 năm, thời gian ân hạn tương đốidài.

Bên cạnh cho vay các khoản ưu đãi, bên viện trợ sẽ cung cấp hànghóa, chuyển giao khoa học công nghệ hoặc các dịch vụ khác, Bên nhậnviện trợ có trách nhiệm sử dụng hợp lý nguồn vốn nhằm mục tiêu pháttriển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sốngngười dân,

Tuy nhiên, các nước viện trợ vốn ODA đều có những chính sách, quyđịnh ràng buộc khác nhau với từng nước tiếp nhận Điều này có những tácđộng nhất định đến lợi ích kinh tế, chính trị hoặc khu vực địa lý của nướcnhận viện trợ

1.4 Vai trò

1.4.1 Đối với nước nhận viện trợ

Đối với các nước đang phát triển hoặc kém phát triển, ODA là nguồn

bổ sung ngoại tệ, góp phần làm lành mạnh cán cân thanh toán quốc tế.Phần lớn các nước này đều rơi vào tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai, donhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu lớn trong khi sốlượng xuất khẩu còn khiêm tốn Đặc biệt trong các khoản trợ giúp của QuỹTiền tệ Quốc tế (IMF), ODA còn làm lành mạnh hóa cán cân vãng lai chocác nước tiếp nhận Từ đó, ổn định đồng bản tệ

Bên cạnh đó, ODA còn giúp bổ sung nguồn vốn nhằm phát triển kinh

tế hạ tầng, giáo dục, y tế, kỹ thuật công nghệ hiện đại, nâng cao chấtlượng năng lực nguồn nhân lực

Đối với các nước đang trong quá trình cải cách thể chế, ODA gópphần củng cố niềm tin của khu vực tư nhân đối với Chính phủ bởi nếu sửdụng hiệu quả cũng sẽ trở thành nguồn lực bổ sung cho đầu tư tư nhân Tuy nhiên, ODA có tác dụng mạnh mẽ tới nền kinh tế hay không cònphụ thuộc vào khả năng quản lý của mỗi nước thông qua xây dựng cácchính sách, điều phối và sử dụng nguồn vốn này

1.4.2 Đối với nước viện trợ

Trang 13

Bên cạnh đó, đối với các nước viện trợ ODA cũng tính toán tới lợi ích

và các chiến lược như mở rộng thị trường, mở rộng hợp tác theo hướng có

lợi cho họ Thông qua ODA, họ dần phá bỏ được hàng rào thuế quan bảo

hộ, từng bước thâm nhập thị trường và bảo hộ cho chính những danh mục

hàng hóa mới của nước viện trợ

Chương 2: XU HƯỚNG CỦA DÒNG VỐN ODA TRÊN THẾ

GIỚI2.1 Thực trạng

2.1.1 Biến đông trong lượng vốn ODA trên thế giới

Biểu đồ 2.1: Lượng vốn ODA ròng giai đoạn 1985 - 2020 tính theo tỷ giá hiện tại

Trang 14

(Đơn vị: Tỷ USD) (Nguồn: World Bank)

Trong giai đoạn 1985 đến 1990, Hỗ trợ Phát triển Chính thức tăngtương đối đều với mức tỷ trọng tăng từ 31.4 tỷ USD lên đến 56.9 tỷ USD.Tuy nhiên, sau năm 1990, từ hậu quả của các cuộc khủng hoảng và suythoái kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới, giá trị ODA đã có sự biếnđộng với 2 đợt giảm liên tục ở mức 54.6 tỷ USD và 47.5 tỷ USD vào năm

1993 và năm 1997 Đáng mừng là kể từ những năm 2000, giá trị dòng vốn

Hỗ trợ Phát triển Chính thức đã cho thấy tín hiệu khởi sắc được biểu hiệnthông qua xu hướng gia tăng tương đối đều với tốc độ cao Cụ thể, từ mức48.6 tỷ USD vào 2000, ODA đã tăng đến hơn 107 tỷ USD sau nửa thập kỷsau đó, trước khi có sự chững lại cho đến 2008 do tác động của cuộckhủng hoảng tài chính toàn cầu Thế nhưng, trong những năm tiếp theocho tới thời điểm hiện tại, dòng vốn ODA tuy vẫn biến động lên xuống khámạnh nhưng chiều hướng chung vẫn là tăng trưởng nhanh và tương đốibền vững và kết thúc giai đoạn cùng mức kỷ lục 194.1 tỷ USD vào năm

2020

Vào năm 2021, Hỗ trợ Phát triển Chính thức (ODA) đạt tổng trị giá185,9 tỷ USD Tổng số vốn ODA năm 2021 tương đương với 0,33% tổng

Trang 15

thu nhập quốc dân (GNI) của các thành viên DAC Tổng số năm 2021 đánhdấu mức tăng 8,5% theo giá trị thực (tức là đã điều chỉnh theo lạm phát vàbiến động tỷ giá hối đoái) so với năm 2020, chủ yếu nhờ hỗ trợ COVID-19,đặc biệt là dưới hình thức quyên góp vắc xin Các quốc gia DAC đã chi 21,9

tỷ USD cho các hoạt động liên quan đến COVID-19 vào năm 2021, chiếmkhoảng 12% tổng vốn ODA ròng Tổng số vốn ODA năm 2021 bao gồm181,4 tỷ USD dưới hình thức tài trợ không hoàn lại, khoản vay cho các thựcthể có chủ quyền, xóa nợ và đóng góp cho các thể chế đa phương; 1,2 tỷUSD cho các công cụ khu vực tư nhân định hướng phát triển (PSI) và 3,3 tỷUSD dưới hình thức cho vay ròng và cổ phần cho các công ty tư nhân hoạtđộng tại các quốc gia đủ điều kiện nhận ODA

Phần lớn vốn ODA đến từ DAC - các nước thuộc Tổ chức hợp tác vàphát triển Kinh tế - OECD Bao gồm 24 thành viên, DAC cam kết thườngxuyên cung cấp vốn ODA, đóng góp phần lớn vào vốn viện trợ songphương Ngoài ra, vốn viện trợ song phương còn được đóng góp từ cácquốc gia không nằm trong DAC Bên cạnh đó là nguồn vốn đến từ viện trợ

đa phương, cụ thể là các tổ chức quốc tế và định chế tài chính, bao gồmcác cơ quan thuộc UN, IMF, WB, AFD,

Nhìn chung, tỷ trọng ODA tăng qua các năm, tuy nhiên không đồngđều và tốc độ có xu hướng chậm lại Một số biến động có thể xảy ra ở cácnăm mà nền kinh tế thế giới có nhiều thay đổi Những biến động của ODAtùy thuộc vào tình hình kinh tế thế giới nói chung và các quyết định vềviện trợ nói riêng

2.1.2 Sự biến động theo tỉ lệ ODA và GNI

Biểu đồ 2.2 ODA ròng theo % của GNI

Trang 16

(Nguồn: World

Bank)

Tuy ODA có xu hướng tăng về tỷ trọng qua các năm, nhưng khi ta so

sánh tỷ lệ của ODA với tổng thu nhập quốc dân của các nước tài trợ thì lại

có xu hướng không đổi Cho tới nay, mục tiêu quốc tế nổi bật nhất trong

lĩnh vực viện trợ là nâng cao vốn cấp phát triển chính thức ODA chiếm 0.7

% tổng thu nhập quốc dân của các nhà tài trợ Tuy nhiên, chỉ có 5 quốc gia

đã chạm được và duy trì chỉ tiêu này, bao gồm Lúc - xăm - bua, Na - Uy,

Thụy Điển, Đức và Đan Mạch Trong đó, với chỉ số ODA/ GNI của Lúc xăm

-bua đã tỏ đây là quốc gia xứng đáng được công nhận là một nhà tài trợ

tầm cỡ

Biểu đồ 2.3 ODA theo % GNI của các quốc gia trong năm

2021

Trang 17

(Nguồn: World Bank)

2.1.3 Sự biến động trong cơ cấu ODA

Biểu đồ 2.4 Tỷ trọng các ngành sử dụng nguồn vốn ODA từ các nước DAC

năm 2005 và 2021

Trang 18

(Nguồn: World Bank)

ODA được đổ vào hầu hết các lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế và xãhội Cơ cấu ODA ký kết vào các lĩnh vực được thể hiện trên các biểu đồ đãchứng tỏ phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội luôn chiếm tỷ lệ cao.Trong năm 2021, tổng số lượng vốn ODA chi cho kết cấu hạ tầng xã hội vàkinh tế đạt lần lượt là 61 138 triệu USD và 19 403 triệu USD, chiếm 40.7%

và 13.14% tổng lượng ODA tài trợ Đáng nói, các lĩnh vực này luôn chiếm vịthế cao trong tỷ trọng qua các năm, là nền móng giúp thúc đẩy nền kinh tế

đi lên Các chương trình, dự án ODA đã góp phần tăng trưởng kinh tế xãhội, xóa đói giảm nghèo và cải thiện đời sống nhân dân Nổi bật trong đó làlĩnh vực dịch vụ và cơ sở hạ tầng xã hội với xu hướng tăng mạnh Nhómnày bao gồm các chính sách về dân số và sức khỏe, chính phủ và xã hội,giáo dục, vệ sinh, y tế, Điều này đã chứng tỏ mối quan tâm ngày cànglớn dành cho các vấn đề phúc lợi xã hội Đa số các nước nhận ODA đangtrong quá trình phát triển kinh tế cho nên việc xây dựng kết cấu hạ tầng

xã hội - kinh tế đồng bộ là hết sức quan trọng góp phần vào cơ cấu lại nềnkinh tế, nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế

2.1.4 Tỷ trọng ODA dành cho các khu vực

Các quốc gia nhận ODA nhiều nhất bao gồm Afghanistan, Angola,Bangladesh, Benin, Bhutan, Burkina Faso, Algeria, Belize, Bolivia, Albani,

Trang 19

Syria, chủ yếu là các quốc gia Châu Phi, và đông đảo các quốc gia thuộc

khu vực có thu nhập thấp và trung bình thấp Lượng vốn dành cho các

quốc gia này rất mạnh, chủ yếu đến từ Mỹ, Nhật Bản, Anh, Đức Chính điều

này cũng đã chứng tỏ mong muốn chi phối và khẳng định tầm ảnh hưởng

của các nước tài trợ này đối với các quốc gia nhận ODA

Biểu đồ 2.5 Biến động trong lượng vốn ODA nhận bởi các nước từ

1995 đến 2020

(Nguồn: World Bank)

2.2 Xu hướng ODA hiện nay

2.2.1 Phân phối ODA theo các nước nhận viện trợ không đồng nhất

và mất cân đối trầm trọng theo khu vực lãnh thổ

Về phân phối ODA theo vùng, kể từ năm 1970, nguồn vốn ODA của

thế giới được phân bổ chủ yếu cho các nước châu Phi, kế đến là châu á

(đặc biệt là Nhật Bản luôn ưu tiên cho châu Á), tiếp đến Mỹ Latinh và vùng

Ca-ri-bê, và cuối cùng là châu Âu, bao gồm các nước cộng hòa thuộc Liên

Xô cũ và Đông Âu Hiện tại, vốn ODA đang trong xu thế tăng cho châu Phi

để giúp cho các nước nghèo thuộc châu lục này thực hiện những Mục tiêu

phát triển Thiên niên kỷ (MDGs), đặc biệt là xoá đói, giảm nghèo Hội nghị

các nước G8 gồm Anh, Pháp, Nga, Đức, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Italia, Canada

và Uỷ ban Châu Âu (EU) diễn ra vào tháng 7/2005 tại London, Anh đã

quyết định tăng gấp đôi ODA cho Châu Phi đến năm 2010 và trong tổng số

50 tỷ USD vốn ODA tăng thêm hàng năm sẽ dành ít nhất 25 tỷ USD để viện

Trang 20

trợ cho châu lục này Ngoài ra nhu cầu vốn ODA để hỗ trợ phát triển táithiết Irắc, Apganixtan và Libăng cũng đang tăng lên.

2.2.2 Tỷ trọng ODA song phương có xu hướng tăng trong khi tỷtrọng ODA đa phương có xu hướng giảm

Trong bối cảnh đời sống kinh tế quốc tế phát triển và xu hướng hộinhập giữa các quốc gia ngày càng mở rộng, hoạt động của một số tổ chức

đa phương dần trở nên kém hiệu quả như một kết quả tất yếu, điều nàydẫn đến sự do dự và ngần ngại trong việc các nhà tài trợ sẵn sàng đónggóp cho các tổ chức này Kết quả là, nguồn ngân sách hạn chế kéo theo tỷtrọng ngày càng giảm trong nguồn vốn ODA đến từ những tổ chức đaphương trên thế giới Trong khi đó, việc thiết lập quan hệ đa phương và sự

hỗ trợ ngày càng lớn mạnh giữa các quốc gia chính là tiền đề cho việc sẵnsàng cung cấp vốn ODA song phương ngày càng lớn Trên thực tế, trongcác năm từ 1980 đến 1994, tỷ trọng ODA song phương tăng từ 67% lên69% trong tổng số ODA của thế giới trong khi đó tỷ trọng đa phương lại có

xu hướng giảm từ 33% xuống còn 31%

2.2.3 Quá trình thu hút ODA trên thế giới ngày càng cạnh tranh

Nhu cầu nhận hỗ trợ quốc tế có thể xem là cực kì lớn khi các quốc giacộng hòa thuộc Nam Tư cũ và một số nước Châu Phi bị tàn phá nặng nềtrong chiến tranh sắc tộc đang cần đến sự hỗ trợ quốc tế Ở Châu á, TrungQuốc, các nước Đông Dương, Myanmar cũng đang cần đến nguồn ODAlớn để xây dựng kinh tế, phát triển xã hội Bên cạnh đó, một số nước mớigiành được độc lập hoặc mới tách ra từ các nhà nước liên bang tăng lênđáng kể và có nhu cầu lớn về ODA

2.2.4 Tình hình mở rộng nguồn vốn ODA kém khả quan

Mặc dù Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã khuyến cáo trích 1% GDP củamỗi nước thành viên nhằm hỗ trợ ODA ở những nước kém phát triển.Nhưng nước có khối lượng ODA khổng lồ như Nhật Bản, Hoa Kỳ, thì tỷ lệnày mới chỉ duy trì được khoảng dưới 0,3% suốt những năm vừa qua Quốc

Trang 21

gia như Thuỵ Điển, Na Uy, Phần Lan, Đan Mạch, đã có tỷ lệ ODA cao trên1% GNP, nhưng khối lượng ODA thực tế của một số nước lại không đáng

kể Thêm vào đó, hiện nay các nước phát triển đang có những dấu hiệuđáng lo ngại trong nền kinh tế của mình như khủng hoảng kinh tế hayhàng loạt các vấn đề xã hội trong nước, chịu sức ép của dư luận đòi giảmviện trợ để tập trung giải quyết các vấn đề trong nước

2.2.5 ODA tập trung vào các lĩnh vực giáo dục, y tế, vận tải, viễnthông, bảo vệ môi trường

Cơ cấu ODA theo ngành và lĩnh vực của từng nước tài trợ có khác nhau,song nhìn chung các nhà tài trợ đều quan tâm tới giáo dục, y tế, vận tải,viễn thông, hỗ trợ chương trình Các nhà tài trợ cũng dành một phần đáng

kể trong ODA để xóa nợ Mặc dù có sự nhất trí về tầm quan trọng của đầu

tư cho phát triển nguồn nhân lực, ODA dành cho lĩnh vực này dù đánh giábằng tiêu chí nào cũng còn nhiều hạn chế

và chính trị

- Tăng cường vai trò của các tổ chức quốc tế: Các tổ chức quốc tế như LiênHợp Quốc, Ngân hàng Thế giới và Cơ quan Phát triển Quốc tế đã có nhữngđóng góp quan trọng trong việc cung cấp ODA cho các nước đang pháttriển Những tổ chức này cũng đã chơi một vai trò quan trọng trong việcthúc đẩy các nước phát triển cải thiện điều kiện sống cho người dân của họ

- Tăng cường nhu cầu của các nước đang phát triển: Các nước đang pháttriển thường thiếu nguồn tài nguyên và vốn đầu tư để phát triển kinh tế và

xã hội của họ Qua đó, việc cung cấp ODA giúp các nước này có thêmnguồn tài trợ và vốn đầu tư để phát triển

Trang 22

- Nhu cầu của các quốc gia công nghiệp phát triển: Các nước công nghiệpphát triển cũng có nhu cầu cung cấp ODA cho các nước đang phát triển.Việc này giúp các nước công nghiệp phát triển mở rộng thị trường, tăngcường quan hệ đối ngoại và tạo ra những lợi ích kinh tế và chính trị cho họ.Bên cạnh còn có các yếu tố tác động tới sự biến đổi của dòng vốnODA:

- Kinh tế toàn cầu: Sự biến động của nền kinh tế toàn cầu và các nước côngnghiệp hóa đã ảnh hưởng đến việc cấp vốn cho viện trợ ODA Những nước

có kinh tế khá giả đã giảm quy mô viện trợ hoặc ngừng viện trợ hoàn toàn.Trong thập kỷ 1990, Nhật Bản là một trong những nguồn cấp vốn ODA lớnnhất thế giới Tuy nhiên, sau khi kinh tế Nhật Bản rơi vào khủng hoảng vàocuối thập kỷ 1990 và đầu thập kỷ 2000, quy mô viện trợ ODA của Nhật Bản

đã giảm đáng kể Trong đó có sự cắt giảm ODA với Asean vào năm 2011,Nhật bản đã cắt giảm 20% vốn ODA

- Sự thay đổi chính sách: Sự thay đổi chính sách của các quốc gia đưa đếnviệc thay đổi chính sách ODA, trong đó có sự thay đổi của các đối tác pháttriển chính và các quốc gia nhận viện trợ Mỹ đã giảm quy mô viện trợ ODAcho Pakistan sau khi hai quốc gia đình chiến vì vấn đề Apganixtan vào năm

- Vấn đề nợ: Một số quốc gia đang phát triển đã gặp khó khăn trong việc trả

nợ, khiến cho các đối tác phát triển khó khăn trong việc cấp vốn ODA Nợcông Hy Lạp lên tới 236 tỷ euro, chiếm khoảng 115% GDP của Hy Lạp vàonăm 2009 Những con số chính thức về thâm hụt ngân sách và nợ công HyLạp là một cú sốc lớn đối với giới đầu tư Mặc dù chính phủ Hy Lạp đã đưa

Trang 23

ra những kế hoạch nhằm cắt giảm thâm hụt ngân sách năm 2010 xuốngchỉ còn 8,7% bằng cách các biện pháp giảm chi tiêu công và tăng thuế từ

19 lên 21%, nhưng các nhà đầu tư vẫn nghi ngờ khả năng thanh toán củaquốc gia này Điều này đã gây ra ảnh hưởng rất lớn về quyết định viện trợcủa các nhà đầu tư, dòng vốn ODA giảm đi đáng kể

- Sự khác biệt về chất lượng: Sự khác biệt về chất lượng giữa các dự ánđược hỗ trợ và các dự án tự phát triển đã dẫn đến sự thay đổi về ưu tiêncủa viện trợ ODA

- Nhu cầu của các nước: Nhu cầu của các nước đang phát triển đã thay đổitheo thời gian, các nước đang phát triển đòi hỏi sự cộng tác để có thể pháttriển theo đúng hướng và giải quyết những vấn đề chung

2.4 Tác động của dòng vốn ODA đến thế giới

2.4.1 Đối với nước nhận viện trợ

2.4.1.1 Tác động tích cực

ODA là nguồn vốn bổ sung giúp cho các nước nghèo đảm bảo cho đầu

tư phát triển, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước Vốn ODA có thờigian ân hạn dài và lãi suất thấp giúp có các nước nghèo đảm bảo được chiphí đầu tư phát triển Với nguồn vốn khổng lồ, Nhà Nước có chi phí pháttriển các cơ sở hạ tầng như đường xá, các nhà máy điện và các hạ tầng xãhội như giáo dục, y tế Cơ sở hạ tầng phát triển sẽ thúc đẩy tăng trưởngnền kinh tế

ODA giúp tiếp thu công nghệ hiện đại và phát triển nguồn nhân lực Nhờ có các dự án ODA, có thể nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật vàtrình độ nhân lực thông qua các hoạt động của nhà tài trợ Các chính sách

sử dụng nguồn vốn ODA phần lớn đầu tư vào giáo dục, đào tạo nhằm nângcao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật cho việcdạy học và đào tạo nguồn nhân lực Nhờ có sự tài trợ của vốn ODA và cáccộng đồng quốc tế đầu tư giúp cho các nước kém phát triển và đang pháttriển có sự tiếp cận với nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, tăng chỉ số pháttriển con người ở quốc gia mình

Trang 24

Hỗ trợ phát triển chính thức không chỉ giúp phát triển về cơ sở hạtầng, đào tạo nhân lực, mà còn giúp các nước đang phát triển xóa đói giảmnghèo Nguồn vốn đóng góp vào sự thành công các chương trình có ý nghĩasâu rộng về dân số, tiêm chủng trẻ em và nhiều chương trình đóng gópphát triển xã hội xóa đói giảm nghèo

ODA là nguồn bổ sung ngoại tệ và làm lành mạnh cán cân thanh toánquốc tế của các nước đang phát triển ODA là nguồn vốn tài trợ nước ngoàicho nhà nước, vì là nguồn vốn từ nước ngoài sẽ làm tăng nguồn ngoại tệ,cán cân vãng lai được ổn định, cán cân thanh toán quốc tế được lành mạnhhóa

2.4.1.2 Tác động tiêu cực

Các nước viện trợ ODA thường có các mục đích như mở rộng thịtrường, mở rộng hợp tác có lợi cho họ, Vì vậy, các nước viện trợ có cácchính sách riêng hướng vào các lĩnh vực họ quan tâm Điều này gây chokhó khăn trong việc phân bố đều cho các lĩnh vực khác nhau, một số lĩnhvực không được quan nhiều sẽ bị tụt lại phía sau khi không nhận được việntrợ của dòng vốn ODA

Dòng vốn ODA đầu tư vào một nước khác sẽ không bị ảnh hưởng bởicác hàng rào thuế quan và nước nhận viện trợ phải chấp nhận dỡ bỏ hàngrào bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ và bảng thuế xuất nhập khẩuhàng hóa của các nước tài trợ Khi tiếp nhận viện trợ ODA sẽ phải chấpnhận mở cửa cho hàng hóa các nhà đầu tư , có những chính sách ưu đãi,giúp các nhà đầu tư này thâm nhập thị trường dễ hơn

Nguồn vốn viện trợ ODA còn được gắn với các điều khoản mậu dịchđặc biệt, gắn với việc mua sản phẩm từ các nước này không phù hợp hoặckhông cần thiết Điều này gây ra nhiều vấn đề như dư thừa sản phẩm,không thể giải quyết các sản phẩm thừ không cần thiết này, thậm chí gây

ra ô nhiễm môi trường, trở thành bãi rác cho các nước giàu

Ngoài ra, các tình trạng như thất thoát, lãng phí, các chính sách sử dụngnguồn vốn ODA chưa hợp lý, hiệu quả, các công trình cơ sở hạ tầng không

Trang 25

đảm bảo, hiệu quả đầu tư thấp,có thể gây ra tình trạng nợ nần cho quốcgia.

2.4.2 Tác động đối với nước cấp viện trợ

2.4.2.1 Tác động tích cực

Viện trợ song phương tạo điều kiện cho các công ty của bên cấp việntrợ hoạt động thuận lợi hơn tại các nước nhận viện trợ một cách gián tiếp.Các dự án đầu tư của những nước viện trợ dễ dàng đạt được những điềukiện thuận lợi hơn, việc giao thương giữa các quốc gia cũng từ đó mà được

mở rộng và phát triển Một ví dụ điển hình nhất chính là sự viện trợ ODA từchính phủ Trung Quốc cho Việt Nam vào năm 2015, Chính phủ Trung Quốcchuyển khoản vay trụ đãi bên mua 300 triệu USD sang sử dụng cho dự ánđường cao tốc Móng Cái - Vân Đồn và bổ sung khoản vay trụ đãi chính phủ

250 triệu USD cho dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông; đồng thờituyên bố sẽ cung cấp viện trợ 1 tỷ nhân dân tệ trong 5 năm tới để giúp VNxây dựng các công trình cải thiện dân sinh Đổi lại, Việt Nam gia tăngthương mại với Trung Quốc Theo đó, kim ngạch xuất nhập khẩu 2 nước lên

100 tỉ USD Sự bùng nổ này đã điều kiện thuận lợi để các mặt hàng có thểmạnh của hai bên được tiếp cận thị trường của nhau

Thể hiện mục đích nhân đạo và mang tính phúc lợi xã hội của việntrợ ODA là nhằm khôi phục, cải tạo và phát triển nền kinh tế - xã hội củanước nhận viện trợ

Nước viện trợ còn đạt được những mục đích về chính trị, ảnh hưởngcủa họ về mặt kinh tế - văn hoá đối với nước nhận cũng sẽ tăng lên Thờigian qua, quan hệ Việt Nam Nhật Bản đã không ngừng phát triển, trởthành đối tác chiến lược toàn diện trên mọi lĩnh vực, đặc biệt nhất là kinh

tế, thương mại và đầu tư Nhật Bản là quốc gia viện trợ phát triển chínhthức (ODA) lớn nhất cho Việt Nam (Hội nghị Xúc tiến đầu tư Việt Namtháng 1/2017)

ODA là công cụ để thiết lập, khẳng định và duy trì vị thế kinh tế chính trị của nước tài trợ trên bình diện chính trị thế giới

Trang 26

Nước viện trợ nguồn vốn ODA có được quyền giám sát và quyền để ranhững điều kiện nhất định mang tính ràng buộc Ví dụ nguồn vốn đầu tưnày chỉ được đầu tư vào dự án này, hoặc khoản mục này mà không đượcđầu tư vào dự án khác tuân theo quy định, sự kiểm định của nước tài trợ,tuỳ theo những mục đích nhất định Hay điều kiện phải sử dụng cácchuyên gia, kỹ sư, công nghệ, máy móc của nước tài trợ…

2.4.2.2 Tác động tiêu cực

Bất lợi đầu tiên chính là việc các nhà tài trợ không trực tiếp quản lý

dự án trong nước nhận viện trợ Theo đó, khó tránh khỏi tình trạng các dự

án ODA không được quản lý và giám sát theo đúng cam kết, hậu quả để lại

là những thất bại trong sử dụng nguồn vốn hiệu quả và đúng mục đích,khả năng thu hồi và giải ngân yếu kém, rơi vào tình trạng khó khăn trongviệc trả nợ nước ngoài Khi đó, ODA trở thành vốn có khả năng gây nợ choquốc gia nhận viện trợ

Ngoài ra, khi các quốc gia OECD muốn tập trung giải quyết các vấn

đề kinh tế, xã hội, môi trường trong nước, việc giảm bớt ngoại viện chính làlựa chọn đầu tiên, mặc dù viện trợ cho nước ngoài chỉ chiếm một phần rấtnhỏ trong ngân sách

Điều nguy hiểm nhất có thể xảy ra của viện trợ ODA là các nước cấpviện trợ không nhằm cải tạo nền kinh tế - xã hội của nước đang phát triển

mà nhằm vào các mục đích quân sự Ví dụ, Trung Quốc là một nhà đầu tưODA lớn cho Việt Nam, nhưng chúng ta cũng không vì thế mà để nền kinh

tế phụ thuộc vào nước bạn Hai bên luôn tôn trọng lợi ích chính đáng củanhau; thực hiện nghiêm túc các nhận thức chung và thỏa thuận của lãnhđạo cấp cao hai Đảng, hai nước; duy trì nguyên trạng, không có hành độnglàm phức tạp, mở rộng tranh chấp, gây căng thẳng tình hình

Sau cùng, các nước giàu sẽ gặp thách thức trong việc lựa chọn nướcnhận viện trợ Bởi lẽ, những nguyên nhân “làm nguội nhiệt tình của cácnhà tài trợ là không ít, điển hình như tình trạng tài chính của các nướcnghèo mắc nợ nhiều hay như khả năng hấp thụ vốn ODA của nhiều nướcnhận viện trợ còn hạn chế

Trang 27

Chương 3: THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN

ODA Ở VIỆT NAM3.1 Tình hình nền kinh tế - xã hội Việt Nam hiện nay

3.1.1 Về kinh tế

Cho đến nay, khi đã trải qua rất nhiều thăng trầm trong lịch sử, có

thể khẳng định rằng nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế đi theo định

hướng xã hội chủ nghĩa đang phát triển Công cuộc cải cách kinh tế từ năm

1986 kết hợp với các xu hướng toàn cầu đã nhanh chóng đưa Việt Nam

phát triển và đạt được nhiều thành tích đáng kinh ngạc Từ một nước lạc

hậu, nghèo nàn và thậm chí là thiếu ăn, Việt Nam đã vươn lên thành trở

thành nước có GDP bình quân đầu người đạt 2.779 USD vào năm 2020,

tăng 3,6 lần so với năm 2002 Tỷ lệ hộ nghèo cả nước năm 1993 là 58%

đến năm 2021 chỉ còn 2,23%, tính theo chuẩn mới Nền kinh tế Việt Nam

nhờ có nền tảng vững chắc đã thể hiện sức chống chịu đáng nể trong

những giai đoạn khủng hoảng, như gần đây nhất là đại dịch COVID-19

Tăng trưởng GDP mặc dù giảm 2,6% vào năm 2021 vì sự xuất hiện của

biến thể Delta của virus Sars-CoV-2 nhưng dự kiến sẽ có thể phục hồi lại

lên 6,7% vào năm 2023

Trang 28

Việt Nam cũng là một trong những nước xuất khẩu nông sản lớn trênthế giới, hiện đang đứng thứ 2 Đông Nam Á và thứ 15 toàn cầu về xuấtkhẩu nông sản Với tỷ lệ tăng trưởng mỗi năm ở mức 2,5% - 3,5% trong 30năm qua, ngành nông nghiệp đã đảm bảo an ninh lương thực và hỗ trợtăng trưởng kinh tế nước nhà Điều này đạt được một phần nhờ có nguồnvốn ODA dành cho nông nghiệp được tập trung vào công cuộc phát triểnngành nông nghiệp bền vững như xây dựng, sửa chữa, nâng cấp công trìnhthuỷ lợi, giao thông nông thôn, hoàn thiện thể chế cùng thúc đẩy sản xuấtnông nghiệp bền vững thân thiện với môi trường , góp phần phát huy nộilực trong nước và tăng vị thế của ngành nông nghiệp trên trường quốc tế.Năm 2020 nông nghiệp đóng góp 14% vào GDP và 38% cho việc làm, năm

2021, giữa thời điểm đại dịch COVID-19, xuất khẩu vẫn đạt hơn 48 tỷ USD.Các nông sản xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam gồm gạo, cà phê, chè, hạttiêu, cao su, hạt điều, sắn, thủy sản, và đồ nội thất; thị trường xuất khẩuchủ yếu là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, ASEAN và châu Âu.Đồng thời, hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển toàn diện và sâurộng, đưa nước ta ngày càng hội nhập với kinh tế khu vực cũng như thếgiới Tổng mức lưu chuyển hàng hóa ngoại thương giai đoạn 2011 - 2019đạt hơn 3.100 tỷ USD, gấp 20,2 lần giai đoạn 1991 - 2000 và gấp 3,6 lầngiai đoạn 2001 - 2010 Tỷ lệ tổng kim ngạch xuất nhập khẩu so với GDPtăng từ 112,5% năm 2000 lên 142,2% năm 2005; 152,2% năm 2010 và210,4% năm 2019 Điều này chứng minh nền kinh tế có độ mở ngày càngcao và tốc độ tăng nhanh, ổn định, đồng thời cũng đã khai thác được thếmạnh của kinh tế trong nước và tranh thủ được thị trường thế giới

Trong thời kỳ này, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các chươngtrình phù hợp, góp phần quan trọng giúp cho công cuộc xóa đói giảmnghèo của nước ta, điển hình như Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói,giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2001-2005; Chương trình mục tiêu quốcgia giảm nghèo giai đoạn 2006-2010; Chương trình mục tiêu quốc gia giảmnghèo bền vững giai đoạn 2012 - 2015; Chương trình mục tiêu quốc giagiảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 Điều này đã trong thời kỳ này

Trang 29

đạt được nhiều kỳ tích Tỷ lệ nghèo chung của Việt Nam phỏng theophương pháp từ Ngân hàng Thế giới năm 2002 đang ở mức 28,9%, đếnnăm 2018 đã giảm xuống còn 6,7%.

3.1.2 Về xã hội

Với phương châm "nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói

rõ sự thật", Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (12-1986) đã tự phêbình về những sai lầm trong quá khứ và vạch ra đường lối đổi mới trên cơ

sở tổng kết những sáng kiến của nhân dân, kết hợp thúc đẩy công tácnghiên cứu lý luận, tham khảo bao quát kinh nghiệm thế giới, nhằm mụcđích đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng sau chiến tranh, đi vào thế ổn định

và phát triển

Kết quả là sự nghiệp đổi mới toàn diện hơn 30 năm qua ở Việt Nam

đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt.Cùng với sự biến đổi của cơ cấu xã hội mà cốt lõi là cơ cấu các giai tầng xãhội, mọi tầng lớp dân cư phát huy được tính năng động xã hội, đời sốngcủa đại đa số người dân trong nước được cải thiện Cơ cấu hiện đại gồmgiai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức, tầng lớp tiểuthương, tiểu chủ, tầng lớp chủ doanh nghiệp tư nhân, tầng lớp những ngườilao động tự do Ngay trong từng giai tầng xã hội cũng diễn ra sự phântầng về trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp và thu nhập Bên cạnh

đó, kết quả phát triển kinh tế cho phép Nhà nước huy động thêm nhiềunguồn lực hỗ trợ đầu tư cho phát triển xã hội đi cùng nhận thức của xã hội

về việc làm và giải quyết việc làm

Sự nghiệp giáo dục có bước tiến mới về quy mô, đa dạng hóa loạihình đào tạo và đang được tiếp tục chấn chỉnh mục tiêu, nội dung vàphương pháp nâng cao chất lượng đào tạo Hệ thống các trường nội trúcủa Nhà nước đài thọ hoàn toàn cho con em các dân tộc thiểu số ăn học đãđược khánh thành ở mọi tỉnh thành miền núi Năm 2000, cả nước đạtchuẩn quốc gia về xóa nạn mù chữ song song với phổ cập giáo dục cấptiểu học Từ năm 2001 đến nay, trung bình hàng năm quy mô đào tạonghề tăng 10%, quy mô đào tạo bậc cao đẳng, đại học tăng 7,4% Đảng ta

Trang 30

nhất quán khẳng định rằng giáo dục - đào tạo luôn là quốc sách hàng đầu;đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển và giáo dục phải được ưu tiêntrước các lĩnh vực khác Đáng mừng là, trong công tác điều hành hệ thốnggiáo dục đại học, chất lượng giáo dục đại học từng bước được nâng lên vàtiếp cận các chuẩn mực quốc tế Năm 2019, giáo dục đại học Việt Nam xếpthứ 68/196 quốc gia trên thế giới, tăng 12 bậc so với năm 2018 Năm

2020, lần đầu tiên Việt Nam có 3 trường đại học được xếp trong nhóm1.000 trường đại học tốt nhất thế giới, 8 trường đại học đã được đưa vàodanh sách các trường đại học hàng đầu châu Á

Nhờ tiến bộ trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, các chỉ sốsức khỏe cộng đồng dần được nâng lên rõ rệt và tốt hơn so với các nước cómức thu nhập bình quân đầu người tương đương Cụ thể, tuổi thọ trungbình của người dân đã tăng từ 53,5 năm 1957 thêm 20 tuổi là 73,7 năm2021; chỉ số bao phủ dịch vụ y tế của Việt Nam đạt 70/100 điểm, trong khimức trung bình của khu vực Đông Nam Á chỉ 61 điểm và của toàn cầu là

67 điểm Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tấn công vào mọi quốc gia,thành trì y tế, hơn hai năm qua, ngành Y tế Việt Nam đã có những cố gắng

và nỗ lực lớn lao là đóng góp không hề nhỏ của đội ngũ cán bộ y tế, do đó,nhiều giải pháp chuyên môn đã được kịp thời triển khai cho phù hợp, hiệuquả và thích ứng từng giai đoạn một Hoạt động nghiên cứu khoa học, pháttriển công nghệ và đổi mới sáng tạo cũng đóng góp rất lớn trong việc đưanền khoa học y học Việt Nam tiếp cận với thế giới, mang lại hiệu quả kinh

tế và ý nghĩa xã hội sâu sắc ở nhiều lĩnh vực, song, công nghiệp dược, thiết

bị y tế chưa thể hoàn toàn đáp ứng nhu cầu mà phải phụ thuộc vàonguyên liệu từ nước ngoài, lại còn tồn tại bất cập trong thẩm định và đăng

ký lưu hành thuốc

3.2 Tình hình vốn ODA ở Việt Nam

3.2.1 Tổng quan thực trạng thu hút vốn ODA

Nhiều năm qua, dòng vốn ODA chảy vào Việt Nam là một trongnhững nguồn vốn bổ sung quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội trongđiều kiện nguồn lực trong nước còn nhiều hạn chế Nguồn vốn ODA vào

Trang 31

Việt Nam theo 3 hình thức gồm vốn viện trợ không hoàn lại chiếm tầm 10

-12 % tổng vốn ODA và vốn vay ưu đãi, vốn vay với ưu đãi chiếm tầm 80%

và ODA hỗn hợp chiếm 8 - 10% Vốn vay ODA ưu đãi vào nước ta có xu

hướng ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng lớn so với tổng ODA viện trợ

Biểu đồ 3.1: Tổng vốn ODA vào Việt Nam giai đoạn 2015

-2019 (tỷ USD)

Nguồn: databank-World bank

Trong giai đoạn 2015 - 2019, ODA vay chiếm 77,8% tổng ODA giải

ngân Trong đó có 3 năm từ 2015 - 2017, vốn vay ODA luôn chiếm trên

80% tổng số vốn ODA Ở giai đoạn này, nguồn vốn ODA thu hút vào Việt

Nam sụt giảm khá mạnh từ 3,167 tỷ USD xuống còn 1,905 tỷ USD, tỷ lệ

giảm tương đương 34,58%

Đồng thời, đóng góp của ODA trong tổng đầu tư phát triển cũng như

đầu tư từ ngân sách nhà nước cũng trong xu hướng giảm Tỷ lệ vốn

ODA/GDP là 2,9% trong giai đoạn 2011 - 2015 giảm một nửa còn 1,5%

trong giai đoạn 2016 - 2019 Tương tự, tỷ lệ ODA hay Tổng đầu tư phát

triển giảm từ 8,8% giai đoạn 2011 2015 xuống 4,7% giai đoạn 2016

-2019 Đóng góp của ODA và vốn vay ưu đãi trong tổng vốn đầu tư từ ngân

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w