Có thể liệt kê một số côngtrình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực trên như sau: Về dự án: Bộ Kế hoạch - Đầu tư có dự án VIE/97-016 năm 1997: “Tăng cườngmôi trường pháp lý cho hoạt động k
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đang trở thành mốiquan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia nhằm hỗ trợ và phát huy lợi thế củamình trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước Đối với các nước đang pháttriển, chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một nhân tố chủđạo cho sự tăng trưởng kinh tế và là một trong những chỉ số căn bản đánh giákhả năng phát triển
Trong điều kiện hiện nay, khi nhu cầu đầu tư ngày càng lớn, cuộc cạnhtranh để thu hút vốn ngày càng gay gắt, các nhà nước luôn phải có các quyếtsách thích hợp để cải thiện môi trường đầu tư Việt Nam, sau thời kỳ cải cách
mở cửa do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đề ra đặc biệt từ khiLuật Đầu tư nước ngoài năm 1987 ra đời đã từng bước xây dựng, hoàn thiệncác văn bản pháp luật về đầu tư nhằm tạo môi trường hấp dẫn để thu hút ngàycàng nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, phục vụ cho công cuộc côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Hơn 20 năm qua, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đạt được những thànhtựu quan trọng, có tác động tích cực vào sự phát triển kinh tế – xã hội của cảnước nói chung và của thành phố Hà Nội nói riêng Đầu tư trực tiếp nướcngoài đã thể hiện vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, bổsung nguồn vốn cho đầu tư phát triển, góp phần đổi mới công nghệ, mở mangthị trường, tiếp thu kinh nghiệm quản lý, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần thực hiện công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước
Hà Nội với vị thế là thủ đô của cả nước, là trung tâm giao dịch kinh tế vàgiao lưu quốc tế quan trọng của cả nước, đồng thời Hà Nội là thành phố tậptrung nguồn nhân lực có trình độ khoa học kỹ thuật và cơ sở hạ tầng khá hoànthiện đã thực sự là một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài Đại
hội Đảng bộ UBND thành phố Hà Nội năm 2008 đã đề ra mục tiêu: “Phấn đấu
đến năm 2015, Hà Nội về cơ bản hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đến năm 2020, thủ đô Hà Nội trở thành một đô thị văn minh, hiện đại và trên nhiều mặt có tầm vóc ngang bằng với các thủ đô tiên tiến trong khu vực…” Để đạt được mục tiêu đó Ban Cán sự Đảng UBND thành phố Hà Nội
đã đưa ra các nhiệm vụ cụ thể trong đó có việc đẩy mạnh thu hút vốn đầu tưtrực tiếp nước ngoài
Trang 2Cơ hội thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hà Nội ngày càngnhiều từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO (2007) vàkhi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính (1/8/2008) Tuy nhiên, sự tăngtrưởng mạnh mẽ của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hà Nội trongthời gian qua đã làm cho những mặt hạn chế của quản lý nhà nước về đầu tưtrực tiếp nước ngoài ngày càng bộc lộ rõ nét Tuy đã có những đổi mới nhấtđịnh nhưng chưa thể nói quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với đầu tư trựctiếp nước ngoài trên địa bàn Hà Nội đã được thực hiện tốt Các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài vẫn gặp nhiều khó khăn, trở ngại như thiếu mặtbằng, thủ tục hành chính phức tạp…Đây là một trong những rào cản lớn làmtụt hạng cạnh tranh của Hà Nội so với các địa phương khác đồng thời làm sẽcản trở bước tiến chung của quá trình đổi mới của cả nước Vì vậy, vấn đềnâng cao chất lượng quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động đầu
tư trực tiếp nước ngoài ở Hà Nội hiện nay là một đòi hỏi vừa cấp thiết vừa cótính chiến lược lâu dài
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng đầu tư trực tiếpnước ngoài ở Việt Nam và ở Hà Nội trong thời gian qua, tác giả chọn đề tài:
“Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội” làm luận văn nghiên cứu, với mong muốn đóng
góp một phần vào tiến trình đổi mới quản lý nhà nước bằng pháp luật đối vớihoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hà Nội trong thời gian tới
2 Tình hình nghiên cứu của đề tài
Vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư nước ngoài đã đượcnhiều chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu và nhiều công trình khoa họccũng đã nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau Có thể liệt kê một số côngtrình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực trên như sau:
Về dự án:
Bộ Kế hoạch - Đầu tư có dự án VIE/97-016 năm 1997: “Tăng cường
môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh, trong đó có đề tài nhánh về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”; Bộ Tư pháp có dự án VIE/94-03
năm 1998- Tập II- phần I: “Pháp luật về các loại hình doanh nghiệp, trong
đó có doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”; Dự án VIE/94/003: “Tăng cường quản lý nước ngoài bằng pháp luật Việt Nam” do Chương trình phát
triển của Liên hợp quốc (UNDP) và Ngân hàng thế giới (WB) tài trợ; Dự án
VIE/95/005: “Tăng cường sự hội nhập của Việt Nam bới ASEAN” do UNDP tài trợ, với chuyên đề: “Môi trường đầu tư nước ngoài ở Việt Nam – con
Trang 3đường đi tới khu đầu tư ASEAN (AIA)” do nhóm nghiên cứu của Viện Chiến
lược phát triển, Bộ Kế hoạch - Đầu tư thực hiện
Về đề tài nghiên cứu:
Luận án tiến sĩ luật học của Nguyễn Hải Hà, năm 2000: “Luật đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam”; Luận án tiến sĩ luật học của Đỗ Nhất Hoàng, năm
2002: “Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam – sự ra đời, quá trình hoàn thiện
và phát triển”; Luận văn thạc sĩ Luật của Trần Quang Nam, năm 2006 về “Cải thiện môi trường thu hút đầu tư nước ngoài trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam”; Luận văn thạc sĩ Luật của Nguyễn Thanh Xuân,
năm 2008 về “Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với đầu tư nước ngoài ở
tỉnh Bình Phước; Luận văn thạc sĩ Luật của Lê Đăng Việt về “Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay”.
Về giáo trình và các công trình khác:
Giáo trình Luật Đầu tư nước ngoài của Đại học Ngoại thương; Tập bài
giảng năm 2000 của Bộ Kế hoạch - Đầu tư “Những vấn đề cơ bản về quản lý
đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam”; Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở một
số nước Đông Nam Á, Nxb Khoa học xã hội 1993; Các bài: Đầu tư trong
nước và đầu tư nước ngoài của GS.TS Nguyễn Mại, Tạp chí nghiên cứu kinh
tế, số 6, 1993; Khu vực thương mại và đầu tư tự do ASEAN của TS Vũ Đức
Long, tạp chí Luật học, số 4, 2002; Nhiều công trình nghiên cứu khác cũng đềcập ở mức độ khác nhau những nội dung về pháp luật đầu tư nói chung vàpháp luật đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng như các công trình nhiên cứucủa các tác giả: GS.TS Lê Hồng Hạnh, PGS.TS Nguyễn Bích Đạt, TS.Nguyễn Bá Diến, TS Vũ Huy Hoàng…
Dưới góc độ khoa học, các công trình nói trên hết sức có giá trị vớinhững người đã và đang nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước bằng phápluật trong lĩnh vực đầu tư nói chung, đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng.Tuy nhiên, hầu hết các công trình này chưa đi sâu nghiên cứu cơ bản hệ thốngvấn đề quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài ở
Hà Nội mà mới chỉ đề cập đến bản chất, vai trò, thực trạng và đề xuất các giảipháp cải thiện môi trường đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụngvốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam
Như vậy, qua các công trình nghiên cứu có liên quan đến đầu tư trựctiếp nước ngoài mà tác giả tham khảo, có thể thấy đề tài: “Quản lý nhà nướcbằng pháp luật đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố HàNội” là công trình nghiên cứu đầu tiên đối với lĩnh vực trên của thành phố Hà
Trang 4Nội Do đó, việc nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản
lý nhà nước bằng pháp luật đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bànthành phố Hà Nội là rất cần thiết, nhất là trong bối cảnh Việt Nam vừa ranhập tổ chức WTO, vừa ban hành hai luật mới về đầu tư và doanh nghiệp ápdụng thống nhất cho tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phầnkinh tế Để thực hiện đề tài, tác giả có kế thừa và chọn lọc những ý tưởng cóliên quan giúp cho việc tìm tòi, đề xuất các giải pháp tiếp tục hoàn thiện quản
lý nhà nước bằng pháp luật đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bànthành phố Hà Nội
3 Mục đích, nhiệm vụ
- Mục đích:
Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý nhà nước
bằng pháp luật đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài; đánh giá thựctrạng của hoạt động này trong những năm qua ở Hà Nội, qua đó đưa ra nhữngquan điểm, giải pháp đảm bảo quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với đầu tưtrực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2015
- Nhiệm vụ:
+ Luận văn hệ thống hóa một số quan điểm quản lý nhà nước bằngpháp luật đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài; làm rõ các khái niệm, đặc điểm,nội dung quản lý nhà nước bằng pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài
+ Phân tích đánh giá thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật về đầu
tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội
+ Đề xuất phương hướng và giải pháp cụ thể để đảm bảo quản lý nhànước bằng pháp luật đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thànhphố Hà Nội đến 2015
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề cơ bản về lý luậnquản lý nhà nước bằng pháp luật đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung
và quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địabàn thành phố Hà Nội nói riêng, thông qua hoạt động quản lý nhà nước bằngpháp luật của các cấp chính quyền thành phố Hà Nội như Uỷ ban nhân dânthành phố Hà Nội và các sở, ban, ngành có liên quan
- Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu dưới góc độ lý luận chung về nhà nước và phápluật của hoạt động quản lý nhà nước bằng pháp luật các cấp đối với đầu tư
Trang 5trực tiếp nước ngoài ở Hà Nội giai đoạn từ 2003 đến 2008 Trước khi đưa racác giải pháp, luận văn tập trung vào phân tích những nội dung cơ bản củaquản lý nhà nước bằng pháp luật đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài của cảnước nói chung và của Hà Nội nói riêng Từ đó, luận văn tập trung đánh giáthực trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với đầu tư trực tiếp nướcngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội làm cơ sở luận giải các vấn đề hoàn thiệncác giải pháp.
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận:
Luận văn nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tưtưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam, các văn bản quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương
- Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu tiếp cận phương pháp duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử trong triết học Mác – Lênin; Luận văn còn tiếp cận đến cácphương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh để xử lý tài liệu thu thập,tham khảo tài liệu trong và ngoài nước
6 Đóng góp của luận văn
- Luận văn góp phần làm rõ cơ sở khoa học của hoạt động quản lý nhànước bằng pháp luật đối với lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài; khái niệm,nội dung, vai trò và những yêu cầu đảm bảo quản lý nhà nước về đầu tư trựctiếp nước ngoài
- Luận văn đề xuất các giải pháp có luận giải một cách khoa học nhằmnâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với đầu tưtrực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Với kết quả đạt được, luận văn có thể trở thành tài liệu tham khảo choviệc nghiên cứu, ứng dụng tại Hà Nội
- Các giải pháp đưa ra của luận văn có thể được tiếp tục nghiên cứu,phát triển và áp dụng rộng rãi trong cả nước Qua đó, tác giả hy vọng sẽ đónggóp một phần nhỏ và tiến trình quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạtđộng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dungchính của luận văn được trình bày trong 3 chương 9 tiết
Trang 6Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM
1.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Cùng với quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế đang diễn ra sôi độngtrên quy mô toàn thế giới, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã và đang trở thànhnhân tố quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia
Vậy đầu tư trực tiếp nước ngoài là gì?
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về đầu tư trực tiếp nước ngoài:
Theo quỹ tiền tệ quốc tế IMF, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đượcđịnh nghĩa là “số vốn đầu tư được tiến hành nhằm thu được lợi ích lâu dài tạimột doanh nghiệp đang hoạt động ở một nền kinh tế khác với nền kinh tế củanhà đầu tư Mục đích của nhà đầu tư là có được tiếng nói hiệu lực và đạt hiệuquả cao trong quản lý doanh nghiệp” [31, tr.1]
Ủy ban Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) địnhnghĩa FDI là: “một khoản đầu tư bao gồm mối quan hệ trong dài hạn, phảnánh lợi ích và quyền kiểm soát lâu dài của một thực thể thường trú ở một nềnkinh tế (nhà đầu tư nước ngoài hoặc công ty mẹ nước ngoài) trong một doanhnghiệp thường trú ở một nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư nướcngoài” [67, tr.465]
Lâu nay ở Việt Nam, thuật ngữ đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vàđầu tư nước ngoài (ĐTNN) đôi khi được sử dụng thay thế cho nhau, nhất làtrên phương tiện thông tin đại chúng (Kể cả báo hình và báo viết) Về bảnchất, đây là hai khái niệm khác nhau Bởi vì, ĐTNN được hiểu là hoạt động dichuyển vốn (tiền, vật thể hữu hình, các hàng hóa vô hình như phát minh, sángchế, sở hữu trí tuệ hoặc các phương tiện đầu tư khác như trái phiếu, cổ phiếu,
Trang 7các chứng khoán, cổ phần khác …) từ quốc gia, vùng lãnh thổ này sang quốcgia, vùng lãnh thổ khác nhằm mục đích kinh doanh và tìm kiếm lợi nhuận CònFDI là quá trình trong đó cư dân của một nước (nước đầu tư) nắm được quyền
sở hữu các tài sản nhằm mục đích kiểm soát các hoạt động sản xuất, phân phối
và các hoạt động khác của một công ty ở một nước khác (nước chủ nhà) Sở dĩ
có sự nhầm lẫn trên là do trước đây, Luật ĐTNN tại Việt Nam chỉ điều chỉnhhoạt động FDI Theo đó Luật ĐTNN năm 1996 định nghĩa như sau: “FDI làviệc nhà ĐTNN đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào đểtiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này” [50,tr.8]
ĐTNN thường được phân làm hai loại: FDI và FPI Khác với LuậtĐTNN năm 1996, Luật Đầu tư năm 2005 lại không đề cập cụ thể đến kháiniệm FDI và FPI mà chỉ đưa ra khái niệm đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.Theo đó, hai khái niệm này được hiểu như sau: “đầu tư trực tiếp là hình thứcđầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư”;
“đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu,trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua cácchế định tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp giam gia
quản lý hoạt động đầu tư” [41,tr.214] Như vậy, sự khác nhau cơ bản giữa
FDI và FPI là quyền kiểm soát doanh nghiệp của nhà đầu tư
Từ những khái niệm trên có thể hiểu một cách khái quát về đầu tư trực
tiếp nước ngoài như sau: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một quốc gia là
việc nhà đầu tư ở một nước khác đưa vốn bằng tiền hoặc bất kì tài sản nào vào quốc gia đó để có được quyền sở hữu và quản lý hoặc quyền kiểm soát một thực thể kinh tế tại quốc gia đó, với mục tiên tối đa hoá lợi ích của mình.
1.1.1.2 Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài:
Các dự án FDI có nhiều yếu tố đặc thù về kinh tế, văn hóa, con người.Nếu biết phát huy những mặt tích cực, đưa các dự án có vốn FDI hòa nhậpngày càng sâu rộng với nền kinh tế trong nước, đặt mối quan hệ lâu dài, ổnđịnh với khu vực kinh tế trong nước thì chúng ta có khả năng phát huy hơnnữa các lợi thế của các dự án này Vì vậy, cần phải nghiên cứu những nét đặcthù của dự án có vốn FDI để đưa cơ chế, chính sách quản lý phù hợp thì mớimang lại hiệu quả mong muốn FDI có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, đầu tư trực tiếp nước ngoài không chỉ đưa vốn vào nước tiếp
nhận đầu tư mà cùng với vốn có cả công nghệ, kỹ thuật, bí quyết sản xuấtkinh doanh, kinh nghiệm quản lý…
Trang 8Thứ hai, chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một số vốn tối thiểu vào
vốn pháp định, tùy theo quy định của Luật đầu tư từng nước
Thứ ba, quyền quản lý xí nghiệp phụ thuộc vào mức độ góp vốn Nếu tỷ
lệ vốn góp ngày càng cao thì quyền quản lý và ra quyết định ngày càng cao.Nếu đóng góp vốn 100% thì doanh nghiệp hoàn toàn do chủ đầu tư nước ngoài
sở hữu
Thứ tư, lợi nhuận của các chủ đầu tư nước ngoài thu được phụ thuộc vào
kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Lời và lỗ được chiatheo tỷ lệ góp vốn trong vốn pháp định sau khi đã nộp thuế cho nước chủ nhà
Thứ năm, đầu tư trực tiếp nước ngoài tồn tại dưới nhiều hình thức song
những hình thức cơ bản là chủ đầu tư bỏ vốn vào thành lập doanh nghiệp100% vốn của mình, mua lại toàn bộ hoặc một phần xí nghiệp của nước chủnhà, hoặc mua cổ phiếu cùng góp vốn với các đối tác nước chủ nhà vớinhững tỷ lệ khác nhau để cùng thành lập xí nghiệp liên doanh, bỏ vốn xâydựng công trường vận hành Sau một thời gian hoạt động có thể chuyển giaocho nước chủ nhà nếu đó là hợp đồng xây dựng dạng BOT hoặc các biến dạngcủa hình thức này
Thứ sáu, việc tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài không gây nên tình
trạng nợ cho nước chủ nhà, mà trái lại nước chủ nhà có điều kiện phát triển tiềmnăng trong nước, định hướng sự phát triển kinh tế trong nước vào những mụctiêu đã định Sự định hướng việc sử dụng FDI được thể hiện thông qua các công
cụ miễn giảm thuế, giá thuê quyền sử dụng đất…
Thứ bảy, chủ đầu tư trực tiếp nước ngoài thường là các công ty xuyên
quốc gia và công ty đa quốc gia, các công ty chiếm 90% nguồn vốn FDI đangvận động trên toàn thế giới
Thứ tám, đầu tư trực tiếp nước ngoài mặc dù vẫn chịu sự chi phối của
chính phủ nhưng có phần ít lệ thuộc vào các mối quan hệ chính trị giữa haibên hơn là so với đầu tư gián tiếp
Thứ chín, đầu tư trực tiếp nước ngoài gắn liền với quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế, chính sách của mỗi quốc gia tiếp nhận đầu tư thực hiện chínhsách mở cửa và quan điểm hội nhập quốc tế về đầu tư
1.1.2 Vai trò của FDI đối với nền kinh tế
- Góp phần bố sung nguồn vốn, đóng góp tăng trưởng kinh tế và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chính lượng vốn này là cú hích từ bên trong khá hữu hiệu tạo nên mộtloạt sự thay đổi tích cực đối với nền kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư Đặc biệt
Trang 9đối với những nước thiếu vốn, tích lũy từ nội bộ nền kinh tế thấp (thường là cácnước đang phát triển) Việc thu hút FDI là biện pháp thu hút nguồn vốn từ bênngoài hiệu quả và đóng một vai trò hết sức quan trọng trong chiến lược tăngtrưởng kinh tế của mỗi quốc gia Trong bối cảnh hiện nay, yêu cầu chuyển dịch
cơ cấu kinh tế không chỉ là đòi hỏi nội tại của bản thân mỗi quốc gia mà còn làđòi hỏi khách quan của xu thế hội nhập kinh tế quốc tế Sự chuyển dịch cơ cấukinh tế của mỗi quốc gia phù hợp với trình độ phát triển chung trên thế giới sẽtạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trựctiếp nước ngoài Và ngược lại, chính hoạt động của các doanh nghiệp này lạigóp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước tiếp nhậnđầu tư Nó làm xuất hiện nhiều lĩnh vực và ngành nghề kinh tế mới và gópphần nhanh chóng nâng cao trình độ kỹ thuật và công nghệ ở nhiều ngành kinh
tế, tăng năng suất lao động của các ngành này
- Thúc đẩy chuyển giao công nghệ
FDI có vai trò đặc biệt quan trọng đối với quá trình phát triển khoa họccông nghệ, nâng cao năng lực sản xuất và năng suất lao động tại nước tiếp nhậnđầu tư Đối với những nước có nền kinh tế lạc hậu chủ yếu dựa vào nông nghiệp,việc chuyển giao công nghệ thông qua FDI là một giải pháp tiết kiệm an toàn.Việc tiếp thu được các công nghệ tiên tiến so với trình độ của mình nhiều khi tạođiều kiện cho nước nhận đầu tư mở những bước đột phá sâu vào những ngànhnghề sản xuất - kinh doanh quan trọng như điện tử, viễn thông, ô tô, luyện kim,hóa chất, khai thác và chế biến dầu khí Nhìn chung, trình độ công nghệ củakhu vực FDI cao hơn hoặc bằng các thiết bị tiên tiến đã có trong nước và tươngđương các nước trong khu vực Hầu hết các doanh nghiệp có vốn FDI áp dụngphương thức quản lý tiên tiến, được kết nối và chịu ảnh hưởng của hệ thốngquản lý hiện đại Như vậy, việc tiếp nhận công nghệ từ nước ngoài thông quaFDI không những giúp cho nước nhận đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao nănglực sản suất và năng suất lao động của các ngành truyền thống mà còn giúp mởmang các ngành mới, tạo ra những ảnh hưởng tốt tới nền kinh tế
- Chuyển giao kinh nghiệm quản lý
Nhờ có thu hút FDI mà hình thành một thế hệ các nhà kinh doanh mới.
Dựa trên các kinh nghiệm quản lý mà họ tiếp thu được từ quá trình làm việcvới nước ngoài, thế hệ các nhà kinh doanh này có đầy đủ bản lĩnh và khả năng
để thành lập các doanh nghiệp có sức cạnh tranh trên thị trường Người laođộng có dịp tiếp xúc với phong cách quản lý tiên tiến của nước ngoài, qua đótừng bước học tập được các mô hình, các hình thức quản lý, kỹ năng kinh
Trang 10doanh, khả năng thích nghi với cạnh tranh và thích nghi với công nghệ nhất
là kỹ năng điều hành hoạt động sản xuất - kinh doanh của nhà ĐTNN Từnhững bài học được tích lũy đó, nước tiếp nhận đầu tư có thể áp dụng các môhình quản lý tiên tiến, các kỹ năng quản trị doanh nghiệp dựa trên các công cụhiện đại của doanh nghiệp có vốn FDI Tuy nhiên, hiệu quả của việc áp dụngcác kinh nghiệm quản lý tiên tiến này phụ thuộc rất nhiều vào bản lĩnh vàtrình độ của đội ngũ cán bộ của nước nhận đầu tư Đôi khi do dập khuôn đãgây ra hậu quả phản tác dụng không nhỏ Tiếp thu kinh nghiệm quản lý tiêntiến của nước ngoài chính là một khoản lợi ích vô hình mà nước nhận đầu tư
có được, nhưng nó cũng yêu cầu chính nước nhận đầu tư phải có những điềuchỉnh phù hợp cho việc áp dụng này
- Tác động lan tỏa đến các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế
Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có vốn FDI được nâng cao qua
số lượng các doanh nghiệp tăng vốn đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất Đồngthời, có tác động lan tỏa đến các thành phần khác của nền kinh tế thông qua
sự liên kết giữa doanh nghiệp có vốn FDI với các doanh nghiệp trong nước,công nghệ và năng lực kinh doanh được chuyển giao từ doanh nghiệp có vốnFDI Sự lan tỏa này có thể theo hàng dọc giữa các doanh nghiệp trong ngànhdọc hoặc theo hàng ngang giữa các doanh nghiệp hoạt động cùng ngành Mặtkhác, các doanh nghiệp FDI cũng tạo động lực cạnh tranh của các doanhnghiệp trong nước nhằm thích ứng trong bối cảnh toàn cầu hóa
-Tạo việc làm, tăng năng suất lao động, cải thiện nguồn nhân lực
Chính hoạt động của các doanh nghiệp có vốn FDI và sự tăng trưởngkinh tế mà nó mang lại đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm, làm giảm tỷ lệ thấtnghiệp ở các nước đang phát triển Bài toán khó khăn về việc làm được giảiquyết một phần đáng kể nhờ doanh nghiệp có vốn FDI và những ảnh hưởngdây chuyền của nó đối với các ngành cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sảnphẩm Mặt khác thông qua quá trình lao động trong các doanh nghiệp có vốnFDI mà người lao động của nước nhận đầu tư sẽ tiếp thu những kỹ năng sảnxuất mới, tiên tiến góp phần nâng cao tay nghề và tạo thu nhập ổn định, đảmbảo đời sống Doanh nghiệp có vốn FDI còn tác động đến cả chất lượng laođộng của nước tiếp nhận đầu tư Các doanh nghiệp này đã góp phần khôngnhỏ vào việc đào tạo đội ngũ lao động sử dụng và vận hành thành thạo cáctrang thiết bị phục vụ quản lý và sản xuất, nắm vững công nghệ, có tác độnglan tỏa và nâng cao trình độ tay nghề Việc được trực tiếp làm việc trong môitrường có kỷ luật cao, yêu cầu tay nghề cao, đã giúp người lao động rèn luyện
Trang 11được những kỹ năng và bản lĩnh làm việc thích ứng với một nền công nghiệptiên tiến, hiện đại
- Khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, phát triển kết cấu hạ tầng
Đối với các nước đang phát triển có nhiều tài nguyên nhưng không đủkhả năng khai thác thì doanh nghiệp có vốn FDI được thành lập tạo điều kiện
để khai thác lợi thế về tự nhiên này Sự phát triển của doanh nghiệp có vốnFDI cũng tạo sức chèn ép và điều kiện để hiện đại hóa kết cấu hạ tầng của nềnkinh tế như hệ thống đường sá, kho tàng, sân bay, bến cảng, hệ thống thôngtin liên lạc, cung cấp hệ thống điện, nước đồng thời tăng năng lực sản xuất
và năng suất lao động cho các cơ sở sản xuất hiện có Thông qua hoạt độngcủa doanh nghiệp có vốn FDI, nhiều nguồn lực trong nước như đất đai, tàinguyên được khai thác và sử dụng hiệu quả hơn Nhà nước có điều kiện chủđộng hơn trong việc bố trí đầu tư vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng, vào các vùngkinh tế - xã hội còn khó khăn
- Tạo thuận lợi cho tiếp cận và mở rộng thị trường quốc tế
Thường các nước đang phát triển nếu có khả năng sản xuất ở mức chiphí sản xuất có thể cạnh tranh được thì lại rất khó khăn trong việc thâm nhậpthị trường nước ngoài Trong khi thông qua doanh nghiệp có vốn FDI, cácnước này có thể tiếp cận với thị trường quốc tế Bởi vì, hầu hết các hoạt độngsản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp có vốn FDI ở nước tiếp nhận đầu tưthường liên quan đến các công ty mẹ ở nước ngoài, mà các công ty mẹ này cólợi thế trong việc tiếp cận với khách hàng bằng những hợp đồng dài hạn dựatrên cơ sở những thanh thế và uy tín của họ về chất lượng, kiểu dáng sảnphẩm Ngoài ra, các doanh nghiệp có vốn FDI còn giúp nước tiếp nhận đầu tưhình thành nhiều nhà xuất khẩu có khả năng cạnh tranh quốc tế, giảm thâmhụt cán cân thanh toán, tăng nguồn thu tài chính và cải thiện các lĩnh vựcquan trọng của nền kinh tế như viễn thông, ngân hàng, Doanh nghiệp cóvốn FDI còn đóng vai trò thúc đẩy cải cách nền hành chính, mở rộng quan hệđối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế
Tuy nhiên, việc mở cửa cho dòng vốn nước ngoài vào các nước khôngphải không có những mặt tiêu cực FDI có thể có ảnh hưởng xấu đến cán cânthanh toán của nước chủ nhà; ảnh hưởng tới nguồn tài nguyên, tới môi trườngsinh thái của đất nước, tăng sự lệ thuộc với bên ngoài và kéo theo luồng văn hóađộc hại ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục, tới truyền thống tốt đẹp của nướcnhận đầu tư Những vấn đề bất lợi đó các nước nhận đầu tư không thể khôngquan tâm và đòi hỏi bức thiết là phải có sự định hướng quản lý của nhà nước
Trang 121.2 KHÁI NIỆM, NỘI DUNG VÀ VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC (QLNN) BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG FDI
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm của QLNN bằng pháp luật đối với FDI
1.2.1.1 Khái niệm
Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công, hợp tác lao động Quản
lý là một hoạt động khách quan nảy sinh khi cần có sự nỗ lực của tập thể đểthực hiện mục tiêu chung Quản lý diễn ra ở mọi hoạt động có tính tổ chức từphạm vi nhỏ đến phạm vi lớn, từ đơn giản đến phức tạp Nhưng có một điểm
cơ bản của quản lý là trình độ xã hội hóa càng cao thì yêu cầu quản lý càngcao và vai trò của nó càng lớn
Muốn hiểu rõ khái niệm quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạtđộng FDI trước hết ta cần hiểu rõ các khái niệm sau:
Thế nào là quản lý? “Quản lý là hoạt động nhằm tác động một cách có
tổ chức và định hướng của chủ thể quản lý vào một đối tượng nhất định đểđiều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi con người nhằm duy trì tính ổnđịnh và phát triển của đối tượng theo mục tiêu đã định” [53, tr.5]
Thế nào là quản lý nhà nước ? “Quản lý nhà nước là dạng quản lý - quản
lý xã hội của nhà nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quátrình xã hội và hành vi hoạt động của con người do tất cả các cơ quan nhà nướctiến hành để thực hiện các chức năng của nhà nước đối với xã hội” [53, tr.17]
Thế nào là quản lý nhà nước bằng pháp luật? Quản lý nhà nước bằng
pháp luật là việc nhà nước sử dụng pháp luật làm công cụ để điều chỉnh các
quan hệ xã hội Đây là phương thức quản lý riêng có của Nhà nước nhằm thựchiện chức năng của Nhà nước đối với xã hội
Nói đến QLNN bằng pháp luật đối với hoạt động FDI là nói đến cơ chế
quản lý Cơ chế đó là, thứ nhất, phải tuân thủ các yêu cầu của quy luật kinh tế khách quan; thứ hai, phải có hệ thống pháp luật thích hợp để quản lý hoạt
động FDI Khái niệm này bao hàm những nội dung cơ bản như: nhà nước (vớicác cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp) là chủ thể quản lý, các quan hệ xãhội vận động và phát triển trong lĩnh vực FDI là đối tượng quản lý và phápluật là cơ sở và là công cụ để nhà nước thực hiện quản lý
Mặt khác, khi nói đến QLNN bằng pháp luật chính là nói đến việc sửdụng công cụ pháp luật trong quá trình QLNN Trong quá trình thực hiệnchức năng của mình, nhà nước sử dụng nhiều công cụ khác nhau Mỗi mộtcông cụ có một vai trò, vị trí tương đối độc lập và chúng được sử dụng phùhợp với bối cảnh, thời điểm nhất định của quá trình quản lý Điều 12 Hiến
Trang 13pháp 1992 của nước ta cũng ghi nhận: “Nhà nước quản lý xã hội bằng phápluật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa” Như vậy, Hiếnpháp cũng công nhận có nhiều công cụ QLNN Thế nhưng, chỉ có pháp luậtvới tính đặc thù của mình mới có khả năng triển khai trên diện rộng, nhanhnhất, hiệu quả nhất các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước mộtcách có hệ thống Tính quyền lực của nhà nước trong quá trình quản lý xã hộiđược ghi nhận và thể hiện thông qua pháp luật Bằng pháp luật Nhà nước pháthuy quyền lực, kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các quá trình xã hội và hành
vi công dân
Cũng chính bằng pháp luật mà sự sáng tạo trong QLNN của các cơquan, tổ chức, cá nhân được pháp luật ghi nhận và cụ thể hóa Pháp luật cònqui định nguyên tắc tổ chức, hoạt động, ghi nhận các quyền và nghĩa vụ củacác cơ quan nhà nước, các cá nhân, trên cơ sở đó Nhà nước tự hoàn thiệnmình Chính vì thế mà chúng ta khẳng định: pháp luật là công cụ quan trọngnhất của QLNN Pháp luật ghi nhận, pháp lý hóa các công cụ quản lý khác có
ý nghĩa quyết định đến hiệu lực, hiệu quả của QLNN Quá trình ra đời, tồn tại
và phát triển của Nhà nước gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát triển củapháp luật Trong mỗi lĩnh vực quản lý, Nhà nước tác động và các nhóm quan
hệ xã hội bằng các quy định pháp luật tương ứng
Vì vậy, trong QLNN bằng pháp luật đối với hoạt động FDI, với tư cách
là chủ thể quản lý, thông qua pháp luật và bằng pháp luật Nhà nước thực hiệnhàng loạt các nhiệm vụ: Từ việc xây dựng, ban hành pháp luật đến việc tổchức thực hiện pháp luật; đồng thời nhà nước còn thực hiện sự kiểm tra, kiểmsoát và tiến hành xử lý những vi phạm pháp luật đối với hoạt động FDI Vớivai trò đó, nhiệm vụ của nhà nước là định hướng cho hoạt động FDI hìnhthành, vận động và phát triển theo một trật tự nhất định
Còn hoạt động FDI với tư cách là đối tượng quản lý phải được tổ chức
và vận động trên cơ sở các qui định của pháp luật và chịu sự kiểm tra, giámsát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền Pháp luật với tư cách là cơ sở,
là công cụ để nhà nước thực hiện quản lý xã hội nói chung, hoạt động FDI nóiriêng, pháp luật phải được xây dựng trên cơ sở đảm bảo tính chính xác, khoahọc, thống nhất, là những chuẩn mực để đối tượng quản lý dựa vào đó thựchiện, vận động, phát triển; đồng thời chủ thể quản lý thực hiện sự kiểm tra,giám sát đối tượng quản lý
Có thể hiểu, QLNN bằng pháp luật đối với hoạt động FDI là tạo môitrường pháp lý thông thoáng, ổn định, minh bạch để hỗ trợ, thúc đẩy các hoạt
Trang 14động FDI phát triển đa dạng nhưng có trật tự, nhằm giải quyết hài hòa các lợiích Trong điều kiện hiện nay, QLNN bằng pháp luật đối với hoạt động FDIchính là: Nhà nước hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển và thu hút các hình thứchoạt động FDI; Nhà nước có chính sách khuyến khích, thúc đẩy các hoạt độngFDI theo mục tiêu, định hướng chung của nhà nước; Nhà nước xây dựng môitrường pháp lý rõ ràng, minh bạch, thông thoáng, ổn định cho hoạt động FDIphát triển năng động nhưng có trật tự; Nhà nước giải quyết công bằng cácmâu thuẫn về lợi ích giữa các bên có liên quan trong hoạt động FDI và xử lýnghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực FDI.
Để thực hiện vai trò QLNN đối với hoạt động FDI, nhà nước phải sửdụng nhiều loại công cụ khác nhau như kế hoạch, quy hoạch, chính sách, phápluật… do đó, có thể hiểu QLNN bằng pháp luật đối với FDI là toàn bộ hoạtđộng của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước củanước sở tại, dựa trên cơ sở của pháp luật để điều chỉnh các hoạt động FDInhằm đạt được những mục tiêu mà nhà nước đã đề ra trong qúa trình hợp tácđầu tư với nước ngoài
Như vậy, QLNN bằng pháp luật đối với FDI chính là hoạt động củacác cơ quan nhà nước có thẩm quyền do pháp luật quy định, bao gồm hoạtđộng của Chính phủ với vai trò cơ quan quản lý hành chính cao nhất có tráchnhiệm thống nhất quản lý về đầu tư trong phạm vi cả nước; Bộ Kế hoạch vàĐầu tư chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện QLNN về hoạt động đầu
tư trách nhiệm thực hiện hoạt động đầu tư; các bộ, cơ quan ngang bộ trongphạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chịu trách nhiệm thực hiện QLNN vềđầu tư đối với lĩnh vực được phân công; UBND các cấp có trách nhiệm thựchiện QLNN về đầu tư theo phân cấp của Chính phủ
Từ sự phân tích trên có thể đi đến khái niệm QLNN bằng pháp luật đối
với FDI: QLNN bằng pháp luật đối với hoạt động FDI là phương thức mà
bằng pháp luật, nhà nước tác động vào đối tượng quản lý để định hướng cho hoạt động FDI vận động, phát triển đến mục tiêu nhất định.
QLNN bằng pháp luật đối với hoạt động FDI ở nước ta hiện nay có cơ
sở khách quan của nó Từ một nền kinh tế tự cung, tự cấp, khép kín sang nềnkinh tế hàng hóa, thị trường ngày càng được mở rộng, đến quá trình hội nhậpkinh tế quốc tế Từ một nền kinh tế chỉ với hai thành phần kinh tế (quốcdoanh và tập thể) chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần đã làm cho cácquan hệ kinh tế, xã hội ngày càng đa dạng, ngày càng phức tạp Hơn nữa,trước sức ép của cạnh tranh và mục tiêu lợi nhuận, làm cho các quan hệ kinh
Trang 15tế, xã hội trở nên sôi động và quyết liệt hơn Trong điều kiện đó, vì sự pháttriển của đất nước, thu hút và quản lý được hoạt động FDI đòi hỏi nhà nướcphải có cơ chế chính sách, đặc biệt là pháp luật Pháp luật, với những thuộctính, chức năng, vai trò của nó sẽ giúp cho nhà nước đề phòng, ngăn chặn, xử
lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hoạt động FDI, bảo
vệ lợi ích của nhà nước, xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của côngdân, của tổ chức
1.2.1.2 Đặc điểm của QLNN bằng pháp luật đối với FDI
Thứ nhất, QLNN bằng pháp luật đối với FDI gắn bó chặt chẽ với kinh
tế, chính trị và xã hội
QLNN bằng pháp luật chính là nhằm tạo ra sự cân đối, công bằng trongcác mối quan hệ, điều tiết được thị trường, ngăn ngừa và xử lý kịp thời nhữnghành vi vi phạm hoặc những diễn biến xấu của hoạt động FDI ảnh hưởng đếnquá trình quản lý của nhà nước Điều này sẽ tạo được môi trường pháp lýthuận lợi để thu hút hoạt động FDI; xử lý hài hòa mối quan hệ biện chứnggiữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã là một trong những mục tiêu màcông cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hướng tới
Tính chất đặc biệt của FDI chính là có yếu tố nước ngoài dưới biểuhiện cụ thể là vốn và con người Do đó, yêu cầu đặt ra đối với nhà nước trongquá trình quản lý là phải đảm bảo được sự kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốcgia với nhà đầu tư nước ngoài, nhằm duy trì sự phù hợp của các chủ trương,đường lối, pháp luật với sự phát triển của xã hội Nếu không có sự nhận thứcđúng đắn về vai trò của FDI và sự cần thiết phải điều tiết, kiểm soát các quan
hệ FDI chắc chắn chúng ta sẽ đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp trong xã hộinhư: cạnh tranh không lành mạnh, ép giá, thao túng thị trường, sự du nhập củacác công nghệ lạc hậu, thất nghiệp, môi trường… kéo theo đó là sự phân hóagiàu nghèo ngày càng sâu sắc, bất bình đẳng trong xã hội, bất ổn về an ninh,chính trị, sự phát triển không đồng đều giữa các vùng miền trong cả nước Vìthế, QLNN bằng pháp luật đối với FDI không đơn thuần là quản lý về kinh tế
mà gắn bó chặt chẽ về mặt chính trị - xã hội Bởi lẽ, đất nước ta hiện nay bêncạnh việc tập trung xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh để giữ vững ổnđịnh chính trị, xã hội thì đồng thời phải mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tácquốc tế và khu vực, tạo thế và lực mới trong đời sống quan hệ quốc tế
Thứ hai, QLNN bằng pháp luật đối với FDI mang tính nghiệp vụ cao
QLNN phải gắn liền với xây dựng pháp luật và pháp luật ra đời chính là
để phục vụ cho hoạt động quản lý của nhà nước Nhưng trong QLNN bằng
Trang 16pháp luật về FDI lại liên quan đến nhiều vấn đề về vốn, dự án, con người,chính sách… vì thế, đòi hỏi các chủ thể quản lý phải luôn nâng cao về chuyênmôn, nghiệp vụ vì nó liên quan đến nhiều vấn đề phức tạp và đòi hỏi tínhnghiệp vụ rất cao Trong đó, các chủ thể quản lý phải đảm bảo cho nhà đầu tư:Quyền tự chủ đầu tư, kinh doanh; đảm bảo sự bình đẳng trong việc tiếp cận, sửdụng các nguồn lực đầu tư như: vốn, quỹ hỗ trợ, sử dụng đất đai, tài nguyêntheo quy định của pháp luật; thuê hoặc mua máy móc, trang thiết bị ở trong vàngoài nước; thuê lao động…; quản lý xuất nhập khẩu, quảng cáo, tiếp thị, giacông và gia công lại liên quan đến đầu tư; quản lý ngoại tệ; chuyển nhượng,điều chỉnh vốn hoặc dự án đầu tư; thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liềnvới đất; hướng dẫn cho các nhà đầu tư các chính sách của nhà nước liên quanđến đầu tư như: các ưu đãi đầu tư; tiếp cận và sử dụng các dịch vụ công theonguyên tắc không phân biệt đối xử; tiếp cận các văn bản pháp luật, chính sáchliên quan đến đầu tư, các dữ liệu, các khu vực kinh tế và các thông tin kinh tế,
xã hội khác; giải quyết khiếu nại, tố cáo…
Tính nghiệp vụ cao trong QLNN về FDI luôn luôn là yêu cầu kháchquan cấp bách trong điều kiện kinh tế hội nhập của đất nước như hiện nay.Không chỉ tăng cường thu hút đầu tư và chuyển giao kỹ thuật, công nghệ từcác nước mà còn giúp cho Việt Nam tham gia sâu rộng và các luật lệ quốc tế,tạo lập và củng cố lòng tin của các nước vào cơ chế, chính sách của ViệtNam Trên cơ sở đó tạo sự hấp dẫn để các nhà đầu tư nước ngoài an tâm đầu
tư vào Việt Nam Ngược lại, Việt Nam cũng tăng cơ hội tiếp cận được cácnguồn vốn quốc tế
Thứ ba, QLNN bằng pháp luật đối với FDI diễn ra trên phạm vi rộng
Hoạt động QLNN bằng pháp luật đối với hoạt động FDI luôn diễn ravới phạm vi rộng lớn, ở mọi miền đất nước,đa dạng về hình thức (DN liêndoanh, hợp doanh, 100% vốn nước ngoài, BOT, BTO, BT…), phong phú vềnội dung (theo dự án, theo đối tác, theo ngành kinh tế, vùng lãnh thổ, địabàn…) Do đó, QLNN bằng pháp luật đối với FDI cũng phải hết sức đa dạngtùy vào từng đối tượng cụ thể Đặc trưng của nền kinh tế thị trường là tínhcạnh tranh cao, năng động, đa dạng về lợi ích, các thành phần kinh tế, cũngnhư các loại hình sở hữu Vì vậy, muốn quản lý được hoạt động FDI đòi hỏiphải có một chủ thể có tiềm lực mọi mặt để đứng ra tổ chức, điều hành Tổchức đó không ai khác chính là Nhà nước – vừa là người tổ chức, quản lý vừa
là người điều phối các hoạt động FDI Để làm tốt được điều này, Nhà nướcphải định ra pháp luật và sử dụng pháp luật làm công cụ để tổ chức và quản lý
Trang 17hoạt động FDI Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay,các chính sách, cơ chế quản lý và pháp luật áp dụng cho việc quản lý hoạtđộng FDI phải khác so với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung trước đây Vìvậy, các quy định của pháp luật cũng như quá trình áp dụng pháp luật để quản
lý hoạt động FDI trong nền kinh tế thị trường cũng phải khác so với trướcđây
Hoạt động QLNN bằng pháp luật đối với FDI là hoạt động của các cơquan nhà nước từ Trung ương (TW) đến địa phương Chính phủ là cơ quanthống nhất quản lý đầu tư trên cả nước, UBND các cấp thực hiện QLNN vềFDI tại địa phương mình theo phân cấp của Chính phủ Các cơ quan chuyênmôn từ các bộ, cơ quan ngang bộ, đến các sở, phòng, ban đều phải thực hiệnhoạt động QLNN bằng pháp luật đối với dự án FDI liên quan
QLNN bằng pháp luật đối với hoạt động FDI phải đảm bảo cho hoạtđộng FDI được ổn định và ngày càng phát triển theo chiều hướng có lợi chođất nước Để có được điều đó, nhà nước phải ban hành pháp luật, có chínhsách thu hút đầu tư hợp lý để chuyển giao kỹ thuật và công nghệ từ các nước;tham gia vào các luật lệ, quy tắc và điều ước quốc tế để củng cố lòng tin củacác nước vào cơ chế, chính sách, pháp luật của Việt Nam Thông qua phápluật nhà nước điều chỉnh hoạt động FDI Ở đây, pháp luật với tư cách chuẩnmực bắt buộc chung đã được nhà nước sử dụng như một công cụ hiệu nghiệmnhất và không thể thiếu trong việc quản lý hoạt động FDI
Kinh tế thị trường với đặc trưng vốn có của nó, đòi hỏi phải có một sânchơi an toàn, bình đẳng, đặc biệt khi hội nhập quốc tế thì các hoạt động FDImang tính toàn cầu hóa Đây chính là mục tiêu mà các nước hướng tới Vấn
đề này đặt ra yêu cầu chung là phải có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, phùhợp với thông lệ quốc tế và khu vực Yêu cầu này sẽ là thách thức đối với mỗiquốc gia Bởi lẽ, mọi quan hệ hợp tác dù với bất kỳ đối tác nào thì cũng chỉcần và chỉ có thể dựa trên cơ sở của pháp luật
Thứ tư, QLNN bằng pháp luật đối với FDI rất khó khăn, phức tạp
Nghiên cứu QLNN bằng pháp luật về FDI cho thấy gồm nhiều loại hoạt
động, trước hết đó là hoạt động xây dựng pháp luật, trong đó phải đảm bảo
nhiều vấn đề như: đảm bảo quyền và nghĩa vụ cho nhà đầu tư; xác định hình
thức đầu tư, triển khai thực hiện dự án…; hai là, số lượng các văn bản liên
quan đến FDI là rất lớn, thể hiện trong những năm qua cấp trung ương đã banhành hàng trăm văn phản quy phạm pháp luật liên quan đến FDI như: thuế,ngoại hối, chuyển tiền ra nước ngoài, thủ tục xuất nhập cảnh, hải quan, thuê
Trang 18chuyên gia… Ở các địa phương cũng không kém Chính vì số lượng văn bảnquá lớn như vậy nên việc áp dụng pháp luật trong QLNN về FDI gặp rất
nhiều khó khăn và phức tạp; ba là, hệ thống pháp luật, chính sách quản lý
kinh tế - thương mại chưa hoàn chỉnh, kỹ thuật xây dựng còn thô sơ, trong đóđáng lưu ý là chính sách thuế và phi thuế quan Bên cạnh đó, về mặt QLNN,
tổ chức và quản lý đầu tư, hỗ trợ xúc tiến thương mại cũng còn rất nhiều bất
cập, thiếu hiệu quả, nhiều lúc dẫn đến tình trạng chồng chéo; bốn là, năng lực
cán bộ còn nhiều hạn chế, về cơ bản đội ngũ cán bộ các cấp trong cả nước cònmỏng, trình độ và kinh nghiệm còn hạn chế, nhất là việc nắm bắt các chínhsách, các luật lệ quốc tế, ngoại ngữ Chính điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiềuđến việc hoàn thành tốt công tác xây dựng chính sách quản lý đầu tư cũngnhư đàm phán quốc tế liên quan đến đầu tư
QLNN bằng pháp luật đối với FDI là hoạt động có gắn bó chặt chẽ vớivấn đề kinh tế, chính trị và xã hội nên tính đa dạng và phức tạp của nó cũngchính là nguyên nhân gây nên những khó khăn cho đội ngũ cán bộ quản lýtrong việc triển khai các chính sách, pháp luật về FDI
Ngày nay, các chính sách về đầu tư nằm ở vị trí hàng đầu trong chươngtrình nghị sự về phát triển đất nước Sự quan tâm cho chất lượng QLNN vềFDI không chỉ đơn thuần ở các chính sách và pháp luật về quản lý đầu tư màtrái lại, dựa vào việc đánh giá cẩn trọng các kinh nghiệm phát triển trong hàngchục năm qua Đây chính là khoảng thời gian đất nước đang trong quá trìnhphát triển và tăng cường hội nhập quốc tế Vì thế, những rủi ro, thách thứccủa một quốc gia đã tạo nên những khó khăn nhất định cũng như tính phứctạp cho hoạt động QLNN bằng pháp luật đối với FDI là không tránh khỏi
Như vậy, QLNN bằng pháp luật đối với hoạt động FDI là yêu cầukhách quan đặt ra cho đất nước và cũng là trách nhiệm của nhà nước, là đặctrưng vốn có của hoạt động QLNN Nhờ có pháp luật và bằng pháp luật màhoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức và cá nhân được nhà nướctrao quyền thực hiện tốt chức năng QLNN đối với hoạt động FDI Đảm bảocho hoạt động này vận hành theo đúng định hướng, đảm bảo được kỷ cươngtrong lĩnh vực FDI nói riêng, trật tự xã hội nói chung
1.2.2 Nội dung và vai trò QLNN bằng pháp luật đối với hoạt động FDI
1.2.2.1 Nội dung QLNN bằng pháp luật đối với hoạt động FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài hoạt động dưới hình thức dự án đầu tư.Như vậy, dự án đầu tư là đối tượng quản lý trực tiếp của các cơ quan quản lýnhà nước về đầu tư nước ngoài Quản lý dự án đầu tư được thực hiện theo một
Trang 19chu kỳ từ quản lý khâu hình thành dự án đầu tư đến khâu thẩm định cấp giấyphép, triển khai thực hiện dự án theo giấy phép đã được cấp, quản lý khi dự
án đi vào hoạt động và kết thúc dự án Trong những năm qua, hoạt động quản
lý trực tiếp của nhà nước với FDI đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự vận độngcủa các dự án có vốn đầu tư nước ngoài nhằm thực thi chính sách pháp luậtcủa Đảng và nhà nước về FDI
1.2.2.1.1 Hoạt động xây dựng và ban hành pháp luật về FDI
Việc xây dựng và ban hành pháp luật về FDI chính là việc xây dựngchiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về đầu tư phát triển Trên cơ sởnày các chủ thể quản lý có định hướng, có cơ sở pháp lý để thực hiện các mụctiêu quản lý đã đề ra
Pháp luật là cơ sở và là công cụ thực hiện QLNN đối với hoạt độngFDI, nó vừa là các chuẩn mực pháp lý cho các cơ quan nhà nước thực hiệnquản lý, vừa là cơ sở cho việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan này.Trong đó, “nhà nước đối xử bình đẳng trước pháp luật đối với các nhà đầu tưthuộc mọi thành phần kinh tế, giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài;khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư” [41, tr.171]
Việc xây dựng và ban hành pháp luật về FDI chính là việc xây dựngđược chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về đầu tư phát triển Trên
cơ sở này, các chủ thể quản lý có định hướng, có cơ sở pháp lý, có phươngpháp thích hợp để thực hiện các mục tiêu quản lý đã đề ra; đồng thời ban hànhcác văn bản qui phạm pháp luật về đầu tư nói chung về FDI nói riêng
Do đặc thù của lĩnh vực FDI – lĩnh vực hoạt động có liên quan đến đốitượng và phạm vi quản lý của nhiều cấp, nhiều ngành khác nhau nên số lượngchủ thể ban hành văn bản qui phạm pháp luật rất lớn Điều này đòi hỏi các cơquan nhà nước có thẩm quyền QLNN đối với lĩnh vực FDI phải có sự phốihợp chặt chẽ, đảm bảo tính đồng bộ, kịp thời, tính hệ thống tránh mâu thuẫn,chồng chéo Đảm bảo tính thống nhất giữa qui định thủ tục và qui định nộidung để có thể tổ chức thực hiện thống nhất trên phạm vi toàn quốc
Ví trí quan trọng trong xây dựng và ban hành pháp luật về FDI thuộc vềChính phủ Chính phủ là cơ quan thống nhất QLNN về FDI, có thẩm quyềnxây dựng, trình các dự án luật có nội dung liên quan, cũng như ban hành cácvăn bản quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư để áp dụng thống nhất trêntoàn lãnh thổ Việt Nam
Bên cạnh đó, công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản QLNN về FDIcũng có tầm quan trọng đặc biệt, nhằm khắc phục kịp thời những hạn chế của
Trang 20hoạt động quản lý FDI; tính pháp điển hóa và tạo điều kiện cho công tác quản
lý văn bản, cho việc sử dụng, áp dụng văn bản, giáo dục cho đội ngũ cán bộ,công chức quản lý đầu tư
Việc xây dựng và ban hành pháp luật để thực hiện việc QLNN bằngpháp luật đối với hoạt động FDI hiện nay cần quan tâm đến những vấn đề sau:
Một là, phải bảo đảm tính thống nhất, công khai, minh bạch trong các chính sách về FDI
Đây là tiền đề rất quan trọng để không chỉ phát huy tiềm năng của cácthành phần kinh tế trong nước mà còn thu hút mạnh FDI, qua đó tiếp nhận vốn,công nghệ sản xuất, công nghệ quản lý, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế,tạo ra công ăn việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động, thực hiện công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước, bảo đảm tốc độ tăng trưởng và rút ngắn khoảngcách phát triển
Hai là, đẩy mạnh và bảo đảm tiến trình cải cách được đồng bộ, có hiệu quả
Mặc dù chủ trương của chúng ta là chủ động đổi mới, cải cách thể chếkinh tế ở trong nước để phát huy nội lực và hội nhập với bên ngoài, nhưngchính quá trình hội nhập vào kinh tế thế giới cũng thúc đẩy tiến trình cải cách
tư pháp trong nước Do vậy, song song với cải cách tư pháp, cải cách hànhchính thì đồng thời cũng phải đẩy mạnh và nâng cao hơn nữa chất lượng xâydựng và ban hành pháp luật của cơ quan lập pháp
Ba là, pháp luật phải nhanh chóng cụ thể hóa các chủ trương, chính sách thành pháp luật cụ thể
Trong nền kinh tế thị trường, yếu tố cạnh tranh trở nên gay gắt hơn trênmọi lĩnh vực, trên bình diện rộng hơn và sâu hơn Chính vì thế, pháp luật vềđầu tư không chỉ là công cụ quản lý mà còn đảm bảo tính chiến lược, thể hiệnkhả năng phản ánh vượt trước trong một thế giới biến đổi nhanh chóng nhưhiện nay
Bốn là, bảo đảm tính định hướngXHCN trong quản lý hoạt động FDI
Định hướng XHCN là một trong những đặc trưng thực hiện bản chấtcủa nền kinh tế thị trường Việt Nam đã được Đảng và Nhà nước ta khẳngđịnh Để đảm bảo giữ vững định hướng XHCN cho quá trình phát triển kinh
tế đất nước trong giai đoạn hiện nay, không chỉ dừng lại ở những tư tưởng,đường lối chung mà nhà nước phải cụ thể hóa thành những nội dung mangtính xác định về mặt pháp lý, Điều 15 Hiến pháp 1992 xác định: “Nhà nướcphát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự
Trang 21quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN” Một trong những biểu hiệncủa tính định hướng XHCN là đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa tăng trưởngkinh tế và công bằng xã hội Chính vì thế, trong QLNN về FDI cần phải bảođảm tính hài hòa của mối quan hệ này.
Thống nhất giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển công bằng xã hội chỉ
có thể đạt được bằng sự can thiệp của nhà nước thông qua pháp luật Do đó,pháp luật phải đóng vai trò đảm bảo tính hai mặt chủ yếu của quá trình đó:một mặt, phải đảm bảo quyền tự do kinh doanh, đối xử công bằng giữa cácchủ thể đầu tư; mặt khác, phải đảm bảo lợi ích của xã hội, bảo vệ người laođộng, người tiêu dùng… Thiếu vai trò của pháp luật thì không thể đảm bảo sựquản lý của nhà nước đối với hoạt động FDI trong nền kinh tế thị trường
Khung khổ pháp lý từng bước được hoàn thiện, từ đó chất lượng quản
lý ngày càng được nâng cao Đây chính là yếu tố và động lực đem lại kết quảkhích lệ cho hoạt động FDI tại Việt Nam thời gian qua
Quá trình xây dựng và ban hành pháp luật về FDI tại Việt Nam đã trảiqua các giai đoạn sau:
Trước bối cảnh trong nước và quốc tế có nhiều biến động, để khôi phục
và phát triển kinh tế - xã hội Đảng ta đã chủ trương mở cửa nền kinh tế, thựchiện công cuộc đổi mới toàn diện, trong đó có việc hoàn thiện, nâng Điều lệĐầu tư năm 1977 thành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 Sự rađời của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đã tạo môi trườngpháp lý cao hơn để thu hút vốn FDI vào Việt Nam Luật này đã bổ sung và chitiết hóa các lĩnh vực cần khuyến khích kêu gọi đầu tư cho phù hợp với hoàncảnh mới Đây là một trong những đạo luật đầu tiên của thời kỳ đổi mới Việcban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã thể chế hóa đường lối củaĐảng, mở đầu cho việc thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI, theophương châm đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại; gópphần thực hiện chủ trương phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế
Kể từ khi ban hành năm 1987 đến nay, Luật ĐTNN đã được sửa đổi, bổsung 4 lần với các mức độ khác nhau vào các năm 1990, 1992, 1996, 2000 vàcùng với các văn bản dưới luật đã được cộng đồng quốc tế đánh giá là mộtđạo luật thông thoáng, hấp dẫn, về cơ bản phù hợp với thông lệ quốc tế Phápluật ĐTNN và các văn bản pháp luật liên quan đến ĐTNN tại Việt Nam Mặtkhác, “việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, khung pháp lý song phương và đaphương liên quan đến ĐTNN cũng không ngừng được mở rộng và hoàn thiệnvới việc nước ta ký kết 51 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư với các
Trang 22vùng lãnh thổ” [27, tr.1] Vì vậy, ngay trong điều kiện cơ chế thị trường củaViệt Nam chưa hoàn thiện, các nhà ĐTNN vẫn có thể tiến hành các hoạt độngđầu tư thuận lợi ở Việt Nam mà không có sự khác biệt đáng kể so với một sốnước có kinh tế thị trường truyền thống.
Nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, môi trường pháp lý, tạo
sự thống nhất trong hệ thống pháp luật về đầu tư và tạo một sân chơi bìnhđẳng, không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư; tăng cường sự quản lý củanhà nước đối với hoạt động đầu tư… năm 2005 Quốc hội đã ban hành LuậtĐầu tư có hiệu lực từ ngày 01/7/2006 thay thế Luật Đầu tư nước ngoài vàLuật Khuyến khích đầu tư trong nước Sự thay đổi này thể hiện sự quan tâmcủa Đảng và Nhà nước ta đối với thành phần kinh tế có vốn ĐTNN, một bộphận quan trọng của nền kinh tế Mặt khác, đó cũng là yêu cầu phù hợp vớiquy luật chung, đáp ứng kịp thời sự biến đổi khách quan của tình hành pháttriển kinh tế trong nước cũng như quốc tế cho từng thời kỳ, cần thiết phải cómột đạo luật ngày càng hoàn chỉnh phù hợp với xu thế hội nhập, nâng cao khảnăng thu hút và sử dụng hiệu quả vốn ĐTNN Thực tế đã chứng minh việcban hành luật Đầu tư đã góp phần quan trọng trong việc tạo những chuyểnbiến tích cực tình hình thu hút FDI vào Việt Nam kể từ năm 2006 tới nay
Thực tiễn quản lý FDI hơn 20 năm qua cho thấy: việc tạo dựng môitrường pháp lý cho FDI là rất cần thiết trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt đểthu hút vốn FDI trong khu vực và trên thế giới Luật ĐTNN đã thực sự trởthành đòn bẩy quan trọng trong việc thu hút ĐTNN vào Việt Nam hơn 20năm qua, đảm bảo cho việc thực hiện chủ trương thu hút FDI của Đảng vàNhà nước góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước
1.2.2.1.2 Thực hiện pháp luật về FDI
Xây dựng pháp luật và đưa pháp luật vào thực tiễn là cả một quá trìnhđòi hỏi phải có sự vận hành của toàn bộ hệ thống chính trị và xã hội Phápluật, bản thân nó mới chỉ là những qui định của nhà nước, là ý chí của nhànước mang tính bắt buộc phải phục tùng Tuy nhiên, trong thực tế, tính bắtbuộc phục tùng ấy lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Sự hiểu biết pháp luật và tựgiác thực hiện pháp luật của đối tượng quản lý; trách nhiệm của các cơ quannhà nước; tính gương mẫu và trách nhiệm của các cá nhân được nhà nước traoquyền trong khi thi hành công vụ… Đó là những chỉ số để đánh giá giá trịthực hiện của pháp luật trong quá trình điều chỉnh hoạt động FDI Vì vậy,QLNN bằng pháp luật đối với FDI chính là: Nhà nước bằng khả năng vốn cócủa mình, bằng mọi cách làm cho pháp luật được đi vào cuộc sống Do vậy,
Trang 23việc tổ chức để đưa pháp luật đi vào cuộc sống cũng chính là nhằm thực hiệnchức năng vốn có của nhà nước để đảm bảo QLNN bằng pháp luật đối vớihoạt động FDI.
Thực hiện QLNN bằng pháp luật đối với hoạt động FDI bao gồmnhững nội dung sau:
Một là, thực hiện việc phân cấp quản lý đối với FDI
Kể từ khi Luật Đầu tư được ban hành năm 2005 có hiệu lực, đến nayviệc quản lý hoạt động FDI đã ổn định và phát huy được vai trò của nó Trong
đó, vấn đề cốt lõi đã được xây dựng là phân cấp quản lý Đây là điều vô cùngquan trọng trong việc phát huy vai trò quản lý nhằm phát huy hiệu quả điềutiết của pháp luật cũng như việc thu hút các nhà ĐTNN đến Việt Nam Trongvấn đề này, hiện nay không thể nói việc phân cấp quản lý về FDI là phù hợpnhưng cần thấy rằng: việc phân cấp quản lý FDI đã phát huy tốt tác dụngtrong điều chỉnh các hoạt động đầu tư và kinh doanh Điều đó thể hiện rõ trênhai phương diện chính:
- Về triển khai thực hiện QLNN bằng pháp luật đối với FDI
Theo Điều 18, Luật Đầu tư 2005: Chính phủ thống nhất QLNN về đầu
tư trong phạm vi cả nước; Bộ kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm trướcChính phủ thực hiện QLNN về hoạt động đầu tư; các bộ, cơ quan ngang bộtrong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiệnQLNN về đầu tư đối với lĩnh vực được phân công; Ủy ban nhân dân các cấp
có trách nhiệm thực hiện QLNN về đầu tư trên địa bàn theo phân cấp củaChính phủ
Hiện nay, Luật Đầu tư năm 2005 xác định và phân cấp mạnh choUBND cấp tỉnh và Ban quản lý Khu công nghiệp, Khu Chế xuất, Khu Côngnghệ cao và Khu Kinh tế (sau đây gọi tắt là Ban Quản lý) cấp Giấy Chứngnhận đầu tư (GCNĐT) cũng như quản lý hoạt động đầu tư và giảm bớtnhững dự án phải trình Thủ tướng Chính phủ Thủ tướng Chính phủ chỉ chấpthuận về nguyên tắc đối với một số dự án quan trọng chưa có trong quyhoạch, hoặc chưa có quy hoạch Những dự án đã có trong qui hoạch đượcduyệt và đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật và điều ướcquốc tế cũng như các dự án còn lại sẽ do UBND cấp tỉnh và Ban Quản lý tựquyết định và cấp GCNĐT
Việc phân cấp cấp GCNĐT về cho UBND cấp tỉnh và Ban Quản lý làmột chủ trương thực hiện cải cách hành chính trong quản lý kinh tế và đãđược tổng kết trong nhiều năm qua, đã tạo điều kiện thuận lợi để UBND cấp
Trang 24tỉnh và Ban Quản lý thực hiện được trách nhiệm quản lý hoạt động đầu tưtrong nước và FDI trên địa bàn Mặt khác, việc phân cấp mạnh cho UBNDtỉnh và Ban Quản lý đã tạo điều kiện cho các Bộ, ngành QLNN tập trung hơn
về chuyên môn, đó là thực hiện chức năng hoạch định chính sách, dự báo,kiểm tra, giám sát
- Về áp dụng pháp luật trong hoạt động quản lý FDI
Đây là hình thức tổ chức thực hiện của các cơ quan quản lý về FDIbằng các hoạt động nghiệp vụ, thông qua trình độ chuyên môn của cán bộ,công chức quản lý đầu tư như: kiểm tra, giám sát, kiểm soát, xác định thuế, ápdụng các chính sách ưu đãi đầu tư, thu hút đầu tư, … và một số lĩnh vực khácđược pháp luật qui định
Với nội dung trên, hoạt động áp dụng pháp luật để quản lý FDI là sựtác động bằng quyền lực nhà nước trực tiếp của các cơ quan quản lý nhànước đối với hoạt động FDI và một số cơ quan khác của nhà nước được ủyquyền để thi hành pháp luật đầu tư nói chung Đây là yếu tố qui định sự tuânthủ nghiêm minh các quy phạm pháp luật đầu tư đối với hoạt động FDI, tăngcường và nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực tế QLNN bằng pháp luật đối vớihoạt động FDI
Hai là, bảo đảm sự tuân thủ, thi hành, sử dụng và áp dụng pháp luật
đúng đắn trong quản lý hoạt động FDI
Tuân thủ pháp luật là tự kiềm chế không thực hiện những hành vi màpháp luật cấm; thi hành là thực hiện đầy đủ, đúng đắn các nghĩa vụ pháp lý
mà pháp luật đã qui định; sử dụng pháp luật là thực hiện các quyền mà phápluật cho phép; áp dụng pháp luật là đặc quyền của các cơ quan nhà nước cóthẩm quyền và nhà chức trách được nhà nước trao quyền Vì vậy, việc tổ chứcthực hiện pháp luật trong trường hợp này phải đảm bảo nguyên tắc Nhà nướcchỉ được làm những gì pháp luật qui định, còn công dân thì được là tất cảnhững gì mà pháp luật không cấm
Khi nguyên tắc tự do kinh doanh, tự do đi lại trong nền kinh tế thị trường
đã trở thành quyền cơ bản của công dân được pháp luật công nhận thì vấn đềquan trọng là Nhà nước phải tạo điều kiện thuận lợi để trên thực tế nhữngnguyên tắc này được thực hiện một cách dễ dàng, không chỉ là những qui địnhtrên giấy mà còn là những việc làm cụ thể của các cơ quan nhà nước có thẩmquyền như: cơ quan cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, cấp GCNĐT, cơ quancấp phép xuất nhập cảnh… Do vậy, đối với nhà FDI việc tuân thủ các qui địnhcủa pháp luật Việt Nam trong quá trình đầu tư, kinh doanh là bắt buộc, nhưng
Trang 25ngược lại, nguyên tắc không phân biệt đối xử trong đầu tư và kinh doanh của
họ cũng phải được áp dụng như nhà đầu tư trong nước Có như vậy, mới đảmbảo được giá trị thực tế của pháp luật trong quá trình thực hiện
Ba là, thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về đầu tư
phát triển
Thực hiện chiến lược, quy hoạch và kế hoạch
Chính phủ phải nhanh chóng đáp ứng các yêu cầu về quy hoạch kết cấu
hạ tầng, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụngkhoáng sản và các nguồn tài nguyên khác cho các dự án FDI Trong đó, cầnđảm bảo: quy hoạch vùng, ngành, quy hoạch sản phẩm phải phù hợp với lĩnhvực ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư, lĩnh vực đầu tư có điều kiện và lĩnhvực cấm đầu tư cũng như các định hướng để các nhà đầu tư lựa chọn, quyếtđịnh đầu tư
Trong thời gian qua công tác quy hoạch còn có những bất hợp lý, nhất
là quy hoạch ngành còn nặng về xu hướng bảo hộ sản xuất trong nước, chưakịp điều chỉnh để phù hợp với cam kết quốc tế Nước ta có xuất phát điểm củanền kinh tế thấp, quy mô nền kinh tế còn nhỏ bé; kết cấu hạ tầng kinh tế, xãhội yếu kém; các ngành công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển; trình độ côngnghệ và năng suất lao động thấp, chi phí sản xuất cao Chính sách, biện pháp
để khuyến khích huy động nguồn lực trong nước và ngoài nước vào phát triểnkinh tế, xã hội còn nhiều hạn chế
Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quy hoạch phải có tráchnhiệm công bố công khai các quy hoạch liên quan đến hoạt động đầu tư(trong và ngoài nước) trên phương tiện thông tin đại chúng Vấn đề này thờigian qua chúng ta chưa làm tốt, nên dẫn đến tình trạng: chạy dự án, quy hoạchkhông có trọng tâm, quy hoạch treo… Một hạn chế nữa trong quá trình quản
lý đầu tư hiện nay là môi trường đầu tư và kinh doanh còn nhiều vướng mắc,bất cập, nhất là về thể chế kinh tế, thủ tục hành chính, công tác quy hoạch vàchuẩn bị đầu tư, tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực và hệ thống kết cấu hạ tầng
Quá trình xây dựng và thực hiện quy hoạch phải là đảm bảo thực hiệnđúng kế hoạch Đảng và nhà nước đề ra Cụ thể là: Phải đúng định hướng xãhội chủ nghĩa trong quản lý đầu tư nước ngoài; mở rộng và nâng cao hiệu quảkinh tế đối ngoại; đổi mới chính sách và kiện toàn hệ thống tiền tệ; tạo lậpđồng bộ yếu tố thị trường, đổi mới và nâng cao hiệu lực QLNN bằng phápluật Cần phải tính đến yếu tố vùng, miền để tạo cho việc thực hiện theohướng: ưu tiên, đặc thù kinh tế trọng điểm phù hợp thực tế để dần thu hẹp
Trang 26khoảng cách giữa các vùng, miền trong thu hút FDI phục vụ phát triển kinh tế
- xã hội trên từng địa bàn nói riêng và cả nước nói chung Mặt khác, tiếp tụcnâng cao hiệu quả việc chống tham nhũng, tiêu cực và tình trạng nhũng nhiễuđối với nhà đầu tư; đề cao tinh thần trách nhiệm cá nhân trong xử lý công việc
ở các cơ quan quản lý nhà nước về FDI
Thực hiện chính sách đầu tư và phát triển
Trong quá trình thu hút nguồn vốn FDI thì vấn đề rà soát hệ thống phápluật, chính sách để sửa đổi hoặc loại bỏ các điều kiện áp dụng ưu đãi đầu tưkhông phù hợp với cam kết quốc tế của Việt Nam với WTO và có giải phápđảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư liên quan Cụ thể là:
- Xây dựng văn bản hướng dẫn các địa phương và doanh nghiệp về lộ trìnhcam kết mở cửa đầu tư trực tiếp nước ngoài làm cơ sở xem xét cấp GCNĐT
- Theo dõi, giám sát việc thi hành pháp luật về đầu tư và doanh nghiệp
để kịp thời phát hiện và xử lý các vướng mắc phát sinh Khẩn trương banhành các văn bản hướng hướng dẫn các luật mới được Quốc hội thông qua cóliên quan đến đầu tư, kinh doanh
- Ban hành các chính sách ưu đãi để khuyến khích đầu tư đối với các
dự án xây dựng các công trình phúc lợi (nhà ở, bệnh viện, trường học, vănhóa, thể thao) cho người lao động làm việc trong các khu công nghiệp, khuchế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, đảm bảo sự tương thích với các luậthiện hành
- Nghiên cứu, đề xuất chính sách vận động, thu hút đầu tư đối với cáctập đoàn đa quốc gia cũng như có chính sách riêng đối với từng tập đoàn vàmỗi nước thành viên EU, Hoa Kỳ…
- Chấn chỉnh tình trạng ban hành và áp dụng các ưu đãi, hỗ trợ đầu tưtrái với qui định của pháp luật Tăng cường tập huấn, phổ biến nội dung và lộtrình thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam
Bốn là, thực hiện xúc tiến đầu tư
Xúc tiến đầu tư là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm đối tác đầu tư của cácnhà quản lý Theo chương trình này, các quốc gia trong quá trình quản lý củamình coi đó như là một biện pháp thực hiện có hiệu quả việc thu hút và quản
lý FDI Tại Việt Nam, mục đích của nội dung này là phải thu hút được vốnđầu tư từ các nước công nghiệp phát triển, những tập đoàn kinh tế lớn, cáccông ty đa quốc gia để tận dụng tiềm lực về vốn, công nghệ và thị trường.Trong quá trình thu hút đầu tư cần phải hướng vào các quốc gia tiềm lực nhưThụy Điển, Phần Lan, Bỉ, Hà Lan, Nhật Bản, Anh, Mỹ…
Trang 27Hoạt động xúc tiến đầu tư được thực hiện thông qua các hoạt động sau:
- Hoạt động xúc tiến đầu tư của các nhà lãnh đạo cấp cao Hoạt độngnày thường thông qua các chuyến thăm của các nhà lãnh đạo Nhà nước,Chính phủ; kết hợp hoạt động xúc tiến đầu tư của các nhà lãnh đạo Nhà nước,Chính phủ tại các diễn đàn kinh tế quan trọng như ASEAN, APEC, WTO,ASEM…
- Tiến hành thành lập một bộ phận về xúc tiến đầu tư nước ngoài tại Bộ
Kế hoạch - Đầu tư; Trung tâm xúc tiến đầu tư tại các Tỉnh của Sở Kế hoạch
và Đầu tư Bộ phận này chịu trách nhiệm thực hiện các công việc liên quanđến xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước; lập kế hoạch tổng thể về xúc tiến đầu
tư Tại nước ngoài bộ phận này có thể cử đại diện làm việc tại các cơ quan đạidiện ngoại giao để tiến hành các hoạt động xúc tiến đầu tư
- Đổi mới quan điểm xúc tiến đầu tư tại các ngành, các cấp và các địaphương, trong đó quán triệt quan điểm của Đảng, Nhà nước về xúc tiến đầu
tư Hoạt động này cần tiến hành đồng bộ trong tổng thể chung cả nước, tránhtạo nên sự mất cân đối giữa các ngành, vùng, miền
- Xúc tiến đầu tư thông qua tổ chức hội thảo và quảng bá môi trườngđầu tư tại Việt Nam Tăng cường tổ chức các hội thảo về xúc tiến đầu tư nướcngoài tại Việt Nam và ở nước ngoài, đặc biệt hiện nay cần chú trọng vào việc
tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư tại các nước công nghiệp phát triển Việc
tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư phải dựa trên sự phối hợp với các nhà tài trợnước ngoài Tại các hội nghị này quảng bá về môi trường đầu tư tại ViệtNam, giới thiệu về chính sách ưu đãi đầu tư và thông tin mới về sự thay đổicủa những chính sách này trong thời gian gần đây
- Cần phải có nguồn kinh phí cố định từ ngân sách nhà nước dành chohoạt động xúc tiến đầu tư
- Tuyên truyền xúc tiến đầu tư nước ngoài thông qua cách phát hành ấnphẩm tạp chí, đĩa CD, trang Web về FDI bằng nhiều thứ tiếng…
Về mặt quản lý, thực hiện xúc tiến đầu tư là việc các chủ thể quản lýtrao đổi danh mục các ngành và lĩnh vực khuyến khích đầu tư, trao đổi kinhnghiệm vận động xúc tiến đầu tư giữa các nước với nhau
Ở Việt Nam, hiện nay môi trường đầu tư - kinh doanh đã được cải thiệnnhưng tiến độ đạt được còn chậm hơn so với các nước trong khu vực Tronglĩnh vực này, muốn đạt được hiệu quả cao các nhà quản lý đầu tư cần quantâm nhiều về các lợi thế so sánh của mình để giới thiệu với các nước, các tậpđoàn, nhà đầu tư lớn Như vậy, thực hiện tốt công tác vận động xúc tiến đầu
Trang 28tư chính là quá trình thực hiện QLNN bằng pháp luật đối với hoạt động FDI.Hoạt động này ngày càng được cải tiến và đa dạng về hình thức thực hiện Cóthể được thực hiện ở nhiều ngành, nhiều cấp; ở trong nước và nước ngoàidưới nhiều hình thức đa dạng, kết hợp với các chuyến thăm, làm việc cấp caocủa lãnh đạo Đảng, Nhà nước; gắn với việc quảng bá rộng rãi hình ảnh ViệtNam và vận động đầu tư - xúc tiến thương mại và du lịch… Có như vậy, hiệuquả mới được nâng dần vùng với kết quả thu hút FDI trên thực tế là minhchứng để làm cơ sở cho nhiều nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm cơ hội đầu tưvới số lượng lớn các dự án có quy mô lớn.
Năm là, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư
Điều 84, Luật Đầu tư năm 2005 quy định các cơ quan quản lý nhà nước
về đầu tư các cấp phải tổ chức theo dõi, đánh giá và báo cáo các hoạt độngđầu tư với các nội dung: Ban hành văn bản hướng dẫn pháp luật theo thẩmquyền và thực hiện các qui định của pháp luật về đầu tư; nắm được tình hìnhthực hiện các dự án đầu tư theo qui định của GCNĐT; kết quả thực hiện đầu
tư của cả nước, các bộ, ngành và các địa phương, các dự án đầu tư theo phâncấp; báo cáo cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp, cơ quan nhà nước quản lýđầu tư cấp trên về kết quả đánh giá đầu tư, kiến nghị các biến pháp xử lýnhững vướng mắc và vi phạm pháp luật về đầu tư
Trong đó phải nghiên cứu, xây dựng, củng cố hệ thống quản lý thôngtin FDI, tiến đến dần kết nối các đầu mối quản lý đầu tư trong cả nước để đảmbảo tốt chính sách hậu kiểm; các văn bản luật, dưới luật về FDI đã tạo thành
hệ thống giúp các chủ thể QLNN về FDI có cơ sở để theo dõi, đôn đốc các
Bộ, ngành, địa phương triển khai các biện pháp quản lý đầu tư; tăng cường cơchế phối hợp quản lý FDI giữa trung ương với địa phương và các bộ, ngànhliên quan; đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm soát saucấp phép nhằm hướng dẫn việc thực hiện đúng pháp luật và ngăn chặn các viphạm pháp luật Tiếp tục rà soát các dự án để có hình thức xử lý phù hợp, hỗtrợ dự án nhanh chóng triển khai sau khi được cấp GCNĐT Thực hiện việcthu hồi GCNĐT đối với các dự án không triển khai đúng tiến dộ cam kết đểdành quỹ đất cho các dự án mới Chủ trì tổ chức các đoàn kiểm tra tình hìnhtriển khai quy hoạch đầu tư, quy hoạch KCN, KKT và tình hình sử dụng vốn
hỗ trợ ngân sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN, KKT Đẩy mạnh côngtác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các cam kết song phương và đa phương
mà Việt Nam ký kết cho cơ quan quản lý nhà nước các cấp và các doanhnghiệp nhằm chủ động hội nhập kinh tế quốc tế
Trang 29Để nâng cao kết quả thực hiện, các cơ quan quản lý đầu tư nước ngoàiphải thường xuyên, liên tục phát huy vai trò tích cực, bảo đảm thống nhấtquản lý và mục tiêu phát triển; kết hợp với phân cấp mạnh cho địa phương và
cơ sở, đồng thời gắn phân cấp với kiểm tra và giám sát
Sáu là, đào tạo nguồn nhân lực
Nước ta có nguồn nhân lực dồi dào, lao động trẻ chiếm 70% lực lượnglao động cả nước Người Việt Nam cần cù, chịu khó học tập, nhận thức nhạybén Đây là một lợi thế cạnh tranh Điều này đúng nhưng chưa phản ánh đầy
đủ thực trạng nguồn nhân lực nước ta
Hiện nay, chúng ta có thế mạnh cạnh tranh ở những ngành, nghề có nhucầu sử dụng nhiều lao động với kỹ thuật trung bình và thấp còn những lĩnhvực có giá trị gia tăng lớn, đòi hỏi công nghệ cao, chúng ta đang rất thiếu và
do đó làm hạn chế khả năng thu hút đầu tư nước ngoài ở những lĩnh vực cơkhí chế tạo, tư vấn thiết kế, tạo mẫu, viễn thông… Hạn chế này là do côngtác giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực ở nước ta, đặc biệt là nguồn nhân lựcliên quan đến hoạt động đầu tư nước ngoài Do vậy, phải khẩn trương xâydựng chiến lược cải cách giáo dục từ nội dung chương trình, phương phápgiảng dạy, chế độ thi cử ở tất cả các cấp đào tạo Trong đó phải đảm bảo tínhthống nhất của những nguyên tắc lớn và sự quản lý thống nhất của nhà nướcđối với giáo dục và đào tạo, phát huy tính tự chủ, bản sắc riêng và tính cạnhtranh trong đào tạo đại học và dạy nghề Nhà nước phải đầu tư nhiều hơn chonhững ngành nghề cần thiết nhưng tính cạnh tranh thấp
Thực hiện nâng cao chất lượng đào tạo và chú trọng vào đào tạo nguồnnhân lực chính là tiếp tục nghiên cứu chính sách để nâng cao chất lượng đàotạo, đáp ứng và thay thế lao động nước ngoài cũng như bảo đảm giá nhân côngthấp hơn so với các nước trong khu vực; tạo điều kiện và có chính sách hỗ trợ
để nhà FDI tham gia vào hoạt động hợp tác giáo dục đào tạo nhằm trang bịnhững kiến thức, trình độ khoa học kỹ thuật cần thiết cho người lao động
Bảy là, giải quyết những vướng mắc, yêu cầu của nhà đầu tư
Để đẩy mạnh hơn nữa việc giải quyết các vướng mắc, yêu cầu của nhàđầu tư trong giai đoạn hiện nay cần tập trung vào những lĩnh vực sau:
- Tập trung vào việc đẩy mạnh vốn giải ngân, giảm khoảng cách giữavốn đăng ký và vốn thực hiện Trong đó, phối hợp, hỗ trợ, thúc đẩy nhanhviệc giải ngân vốn đăng ký của các dự án được cấp GCNĐT Đặc biệt chútrọng đến công tác thúc đẩy triển khai các dự án quy mô vốn đầu tư lớn đượccấp GCNĐT trong vài năm gần đây bằng cách tạo điều kiện thuận lợi về thủ
Trang 30tục hành chính, về giải phóng mặt bằng… giúp cho các dự án này triển khainhanh chóng.
- Thường xuyên phối hợp với địa phương hỗ trợ giải quyết về luật pháp,chính sách, vướng mắc của các doanh nghiệp trong việc hình thành và hoạtđộng Đồng thời, có kế hoạch nắm bắt cụ thể tình hình triển khai của các dự ánFDI có quy mô vốn đầu tư lớn (từ khi hình thành dự án đến khi hoạt động)
- Tổ chức hướng dẫn các địa phương xây dựng Đề án quy hoạch pháttriển KCN, KKT, KCX… và phối hợp với các đơn vị nghiên cứu phương ánđiều chỉnh quy hoạch phát triển các KCN cả nước với biện pháp bảo vệ môitrường
- Phối hợp với các đơn vị, cơ quan theo dõi, giải quyết kịp thời các vấn
đề về đình công, bãi công của công nhân trong KCN, đặc biệt là trong cácdoanh nghiệp sử dụng nhiều lao động và các doanh nghiệp có vốn FDI
Tám là, theo dõi và đánh giá hoạt động đầu tư
FDI luôn luôn đóng một vai trò quan trọng trong chuyển dịch cơ cấukinh tế quốc gia Vì thế, theo dõi và đánh giá hoạt động đầu tư là một trongnhững nội dung không thể thiếu đối với các chủ thể QLNN nói chung, quản
lý FDI nói riêng Trong đó, các chủ thể quản lý đầu tư theo dõi, đánh giá vàbáo cáo các hoạt động đầu tư theo qui định của pháp luật, bao gồm các hoạtđộng như: “ban hành văn bản hướng dẫn theo thẩm quyền và thực hiện cácqui định của pháp luật về đầu tư; tình hình thực hiện các dự án, cấpGCNĐT, đánh giá kết quả thực hiện đầu tư, báo cáo với các cơ quanQLNN có thẩm quyền về kết quả đánh giá đầu tư, kiến nghị các biện pháp
xử lý vi phạm về đầu tư” [41, tr.208]
Các hoạt động này giúp cho các chủ thể QLNN bằng pháp luật về FDIđánh giá chính xác tác động của FDI đối với quá trình phát triển kinh tế củaViệt Nam, từng vùng, miền, ngành, lĩnh vực Từ đó có biện pháp, phươnghướng, mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn của quá trình QLNN bằng phápluật về FDI
1.2.2.1.3 Thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm pháp luật đối với FDI
Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật là một trong banội dung chính của QLNN bằng pháp luật đối với FDI Mục đích của thanhtra, kiểm tra không chỉ là tìm kiếm sai phạm để xử lý mà còn nhằm tháo gỡ,khắc phục những khó khăn để hoạt động FDI được tốt hơn Thanh tra, kiểmtra để đảm bảo cho quản lý đạt được nhiệm vụ, mục đích đề ra, giúp cho cơquan quản lý có được các thông tin phản hồi, tham mưu uốn nắn kịp thời
Trang 31những khiếm khuyết, điều chỉnh cơ chế, chính sách cho phù hợp với thựctiễn; nắm được tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao của các đơn vị quản lýFDI; phát hiện những thiếu sót, yếu kém, sơ hở trong hoạt động quản lý… Từ
đó, đề ra các biện pháp khắc phục, sửa chữa cũng như nhân rộng các điểnhình tích cực, hoặc kiến nghị xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật Thanhtra, kiểm tra là tai, là mắt của quản lý góp phần đảm bảo thành công và hiệuquả của QLNN Đây là khâu không thể thiếu được trong hoạt động QLNN.Thông qua hoạt động này, giúp cho việc nắm tình hình và kết quả thực hiệnquản lý FDI một cách có hệ thống Từ đó tìm ra những ưu điểm, đúc kếtnhững bài học kinh nghiệm thành công
Thực tế quản lý FDI ở Việt Nam hiện nay cho thấy cần phải đẩy mạnh
và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm soát sau cấp phép nhằm hướngdẫn việc thực hiện đúng pháp luật và ngăn chặn các vi phạm pháp luật Tiếptục rà soát các dự án để có hình thức xử lý phù hợp, hỗ trợ dự án nhanh chóngtriển khai sau khi được cấp GCNĐT Thực hiện việc thu hồi GCNĐT đối vớicác dự án không triển khai đúng tiến hộ cam kết để dành quỹ đất cho các dự
án mới Chủ trì tổ chức các đoàn kiểm tra tình hình triển khai quy hoạch đầu
tư, quy hoạch KCN, KKT và tình hình sử dụng vốn hỗ trợ ngân sách đầu tưxây dựng cơ sở hạ tầng KCN, KKT
Thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luậttrong lĩnh vực FDI thời gian qua cho thấy một thực tế là:
- Tranh chấp lao động trong khu vực có vốn FDI chưa được giải quyết kịpthời Các tranh chấp lao động là khó tránh, đặc biệt trong những thời điểmdoanh nghiệp mới bắt đầu hoạt động, hoặc khi doanh nghiệp gặp khó khăn vềsản xuất kinh doanh Nhìn chung người chủ thường trả công cho người laođộng thấp hơn cái mà họ đáng được hưởng, không thỏa đáng với nhu cầu củangười lao động Điều đó dẫn đến mâu thuẫn giữa chủ sử dụng lao động vàngười lao động, dẫn đến tình trạng đình công, bãi công làm thiệt hại chodoanh nghiệp
FDI ở nước ta đã thu hút được hàng nghìn doanh nghiệp của các nướctrên thế giới Điều đó cho thấy tính hấp dẫn của môi trường đầu tư ở ViệtNam, đồng thời cũng thể hiện tính đa dạng của các nền văn hóa trong quan hệgiữa người sử dụng lao động và người lao động trong các doanh nghiệp FDI
- Sự yếu kém trong chuyển giao công nghệ
Kết quả trên khó tìm thấy nếu không thực hiện tốt hoạt động thanh tra,kiểm tra và xử lý vi phạm trong trật tự QLNN về FDI Đây chính là những cơ
Trang 32sở quan trọng cho việc định hướng các hoạt động QLNN bằng pháp luật vềFDI trong những giai đoạn tiếp theo Hiện nay, cả nước đang hướng đến mụctiêu chung là: tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư để thu hút tốt hơn và sửdụng có hiệu quả hơn các nguồn lực bên ngoài Nội lực là quyết định, ngoạilực là quan trọng, gắn kết với nhau thành nguồn lực tổng hợp để phát triển đấtnước Chính vì thế, công tác thanh tra, kiểm tra kết hợp với xử lý vi phạmpháp luật trong hoạt động FDI chính là công cụ hiệu quả nhất cho việc thựchiện mục tiêu trên.
- Sự mất cân đối về ngành nghề, lãnh thổ
Mục đích cao nhất của các nhà đầu tư là lợi nhuận Do đó những lĩnhvực, ngành, dự án có tỷ suất lợi nhuận cao đều được các nhà đầu tư quan tâm,còn những dự án, lĩnh vực mặc dù cần thiết cho dân sinh, nhưng không đưalại lợi nhuận thỏa đáng thì không thu hút được đầu tư nước ngoài
Các nhà FDI trong khi lựa chọn địa điểm để triển khai dự án đầu tưthường tập trung vào những nơi có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thuận lợi
Do đó, các thành phố lớn, những địa phương có cảng biển, cảng hàng không,các tỉnh đồng bằng là nơi tập trung nhiều dự án FDI nhất Trong khi đó, cáctỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, những địa phương cần được đẩy mạnh tốc
độ phát triển kinh tế, mặc dù được Chính phủ và chính quyền địa phương cónhững ưu đãi cao hơn nhưng không được các nhà đầu tư quan tâm
Tình trạng đó dẫn đến một nghịch lý, những địa phương có trình độphát triển cao thì thu hút được FDI nhiều, do đó tốc độ tăng trưởng kinh tếvượt quá tốc độ tăng trưởng trung bình của cả nước Trong khi đó, nhữngvùng có trình độ kém phát triển thì có ít dự án FDI, tốc độ tăng trưởng kinh tếvẫn thấp
Đối với các ngành nghề cũng xảy ra tình trạng tương tự, các nhà FDIchỉ đầu tư vào các ngành có khả năng sinh lợi cao, rủi ro thấp, còn các ngành,lĩnh vực sinh lời thấp, rủi ro cao không được sự quan tâm của các nhà FDI
Như vậy, các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước thực hiện chức năngthanh tra, kiểm tra đối với các dự án có vốn FDI không chỉ đảm bảo sựnghiêm minh của pháp luật mà còn nhằm tạo điều kiện giúp đỡ và hỗ trợ các
dự án kịp thời tháo gỡ những khó khăn
1.2.2.2 Vai trò của QLNN bằng pháp luật đối với FDI
Nhà nước có vai trò hết sức quan trọng trong việc huy động và sử dụng
có hiệu quả nguồn vốn FDI Chỉ có nhà nước với quyền lực và chức năng củamình mới có khả năng tạo lập được môi trường đầu tư mang tính cạnh tranh
Trang 33cao so với các nước trong khu vực và thế giới để khuyến khích các nhà đầu tưnước ngoài Vai trò quản lý nhà nước đối với FDI được thể hiện thông qua vaitrò của nhà nước trong việc hình thành phát triển và hoàn thiện môi trườngđầu tư cho sự vận động có hiệu quả FDI Vai trò QLNN bằng pháp luật đốivới FDI được thực hiện ở những mặt cơ bản sau:
Thứ nhất, QLNN bằng pháp luật đối với FDI có vai trò quan trọng
trong việc triển khai đường lối, chủ trương của Đảng về FDI tại Việt Nam
QLNN bằng pháp luật đối với FDI đóng một vai trò quan trọng việctriển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng Vai trò này có ýnghĩa hết sức quan trọng vì nó làm tiền đề để thực hiện các vai trò khác trongQLNN bằng pháp luật về FDI Vai trò này nếu không được thực hiện tốt thìcác vai trò khác của hoạt động QLNN đối với FDI cũng không thể triển khai
có hiệu quả
Các chủ trương, đường lối của Đảng về FDI thực hiện rõ nét nhất trongnhững quan điểm cơ bản của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế Ngay từ rấtsớm, Đảng ta đã nhận thức rõ tầm quan trọng cũng như tính cấp thiết của việc
mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập kinh tế thế giới Từ Đại hội VI củaĐảng đã khởi xướng công cuộc đổi mới đồng thời cũng đặt cột mốc mở đầucho quá trình hình thành chính sách đối ngoại Đây chính là điều kiện đểĐảng ta thực hiện từng bước phát triển đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ,
mở rộng trong thời kỳ đổi mới
Các văn kiện Đại hội Đảng từ lần thứ VII (1991), VIII (1996), IX(2001), X (2006) luôn luôn khẳng định chính sách đổi mới và mở cửa về kinh
tế đối ngoại với các quan điểm chủ yếu sau: Một là, phát triển kinh tế đối
ngoại là một tất yếu khách quan, phục vụ phát triển kinh tế xã hội của đất
nước; hai là, phát triển kinh tế đối ngoại phải dựa trên cơ sở ổn định chính trị;
ba là, từng bước xây dựng nền kinh tế mở; bốn là, phát huy sức mạnh dân tộc
để tham gia vào phân công lao động quốc tế; năm là, đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ kinh tế đối ngoại; sáu là, nâng cao hiệu quả kinh tế đối
ngoại, lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm chuẩn mực để xây dựng phương hướng
phát triển kinh tế đối ngoại; bảy là, tiếp tục triệt để đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trong hoạt động kinh tế đối ngoại; tám là, đào tạo đội ngũ cán bộ quản
lý kinh tế đối ngoại ngang tầm quốc tế
Thực hiện chủ trương, đường lối mở cửa nền kinh tế của Đảng, chuẩn
bị cho tiến trình hội nhập và phát triển đất nước, trong QLNN về FDI cũng đãtừng bước đổi mới theo từng giai đoạn lịch sử Bước đột phá đầu tiên chính là
Trang 34việc nâng Điều lệ đầu tư 1977 thành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Namnăm 1987, ghi nhận bước phát triển mới của quá trình QLNN bằng pháp luậtđối với FDI tại Việt Nam, tạo ra môi trường pháp lý cao hơn để thu hút FDIvào Việt Nam Kể từ khi ban hành năm 1987 đến nay, Luật Đầu tư nướcngoài qua 4 lần sửa đổi (Năm 1990, 1992, 1996, 2000), với mức độ khác nhau
và cùng với các văn bản dưới luật đã tạo nên môi trường pháp lý đồng bộ,giúp cho QLNN bằng pháp luật đối với FDI ngày càng ổn định, có hiệu quả,đúng với các chủ trương mà các Đại hội Đảng đã đề ra và từng bước phù hợpvới thông lệ quốc tế
Thứ hai, QLNN bằng pháp luật đối với FDI góp phần to lớn vào việc
phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) ởnước ta hiện nay
FDI có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, giúp cho việchuy động các nguồn lực cho sản xuất như vốn, lao động, tài nguyên thiênnhiên, công nghệ được nhanh chóng và hiệu quả hơn Chính vì thế, trong nềnkinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay, vai trò này củaQLNN bằng pháp luật đối với FDI thể hiện một cách rõ nét nhất Vai trò củaQLNN bằng pháp luật đối với FDI trong việc phát triển nền kinh tế thị trườngđịnh hướng XHCN ở Việt Nam thể hiện ở các mặt sau:
- Góp phần tích cực cho tăng trưởng kinh tế:
Trong kinh tế thị trường nói chung, vai trò của nhà nước là rất lớn vớicông cụ hữu hiệu nhất là pháp luật Do đó, khi nhà nước thực hiện tốt chứcnăng QLNN bằng pháp luật đối với FDI thì sẽ góp phần quan trọng vào quátrình thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nước nhà thông qua việc: bổ sung nguồnvốn cho phát triển kinh tế Tức là tăng trưởng kinh tế thường gắn với tỷ lệ đầu
tư cao và do vậy, trong quá trình phát triển kinh tế sẽ huy động được hainguồn vốn chủ yếu là vốn trong nước và vốn nước ngoài (vốn nước ngoàiđược hình thành phần lớn thông qua FDI) Mặt khác, khi thực hiện tốt côngtác QLNN bằng pháp luật đối với FDI sẽ góp phần vào quá trình phát triểncông nghệ Trong kinh tế thị trường công nghệ có vai trò hết sức quan trọngđối với tốc độ tăng trưởng kinh tế và làm cho chu kỳ sống của sản phẩm ngắnhơn vì nó có tác dụng kích thích tiêu dung, tạo nên tăng thu nhập kinh tế quốcdân Trong đó đáng chú ý là việc chuyển giao công nghệ giữa các quốc giavới nhau
QLNN bằng pháp luật đối với FDI góp phần nâng cao chất lượng laođộng, phát triển nguồn nhân lực Trình độ, năng lực và kỹ năng của người lao
Trang 35động có tác dụng không nhỏ đến tốc độ tăng trưởng của đất nước Vì vậy, nhucầu nâng cao chất lượng lao động của đất nước hiện nay đã và đang là vấn đềrất được quan tâm hiện nay.
- Góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội:
Thực hiện tốt công tác QLNN bằng pháp luật về FDI góp phần thúcchuyển dịch cơ cấu kinh tế Hoạt động FDI bao giờ cũng đi kèm với các yếu
tố vốn, công nghệ, kỹ năng và trình độ quản lý đã tác động mạnh đến cơ cấungành kinh tế dẫn đến thay đổi và chuyển dịch cơ bản cơ cấu kinh tế của đấtnước tiếp nhận đầu tư Những thay đổi của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế đất nước được thực hiện ở các mặt như thay đổi về cơ cấu ngành, chuyểnđổi từ ngành sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp và cuối cùng làsang ngành sản xuất dịch vụ; thay đổi bên trong của một ngành sản xuất nhưcông nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ thông qua quá trình chuyển đổi từ năngsuất thấp, công nghệ lạc hậu, lao động nhiều sang sản xuất có năng suất cao,công nghệ hiện đại, sử dụng ít lao động; thay đổi cơ cấu bên trong của mộtlĩnh vực sản xuất có hàm lượng công nghệ sản xuất thấp sang ngành sản xuất
có hàm lượng khoa học và công nghệ cao
QLNN bằng pháp luật đối với FDI góp phần thúc đẩy xuất khẩu Baogiờ cũng vậy, FDI sẽ thúc đẩy xuất khẩu thông qua xây dựng năng lực xuấtkhẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu
QLNN bằng pháp luật đối với FDI góp phần cải thiện cán cân thanhtoán Việc các doanh nghiệp, nhà FDI đầu tư vào sản xuất những mặt hàng
mà trước đây Việt Nam chưa có khả năng sản xuất (công nghiệp ô tô, máytính…), nay khi sản xuất được thì sẽ không phải nhập khẩu những hàng hóa
đó, làm giảm lượng ngoại tệ phải thanh toán và dẫn đến cải thiện được cáncân thanh toán của đất nước
QLNN bằng pháp luật đối với FDI góp phần giải quyết việc làm, nângcao thu nhập cho người lao động
QLNN bằng pháp luật đối với FDI góp phần vào quá trình mở rộnghợp tác kinh tế quốc tế
Vai trò của QLNN bằng pháp luật về FDI trong nền kinh tế thị trường ởViệt Nam còn được thể hiện rõ trong việc khắc phục những hạn chế vốn cócủa FDI như khắc phục tỷ lệ lợi tức, khả năng huy động vốn, những ảnhhưởng đến chính sách tiền tệ đất nước, quản lý giá, môi trường, chuyển giaocông nghệ, hiệu quả sản xuất cũng như những hạn chế khác
Trang 36Thứ ba, QLNN bằng pháp luật đối với FDI góp phần quan trọng vào
việc giữ vững ổn định chính trị xã hội, an ninh quốc phòng ở nước ta hiện nay
QLNN bằng pháp luật đối với FDI liên quan đến rất nhiều những vấn
đề có yếu tố nước ngoài (vốn, con người, các quan hệ xã hội khác), vì thế nókhông chỉ nhạy cảm về mặt kinh tế mà còn rất nhạy cảm về mặt chính trị xãhội Chính vì vậy, QLNN bằng pháp luật đối với FDI giữ vai trò nhất địnhtrong ổn định chính trị và trật tự xã hội
Vấn đề kinh tế và chính trị có mối quan hệ mật thiết với nhau Khi cácquan hệ chính trị - ngoại giao thuận lợi sẽ mở đường và thúc đẩy mối quan hệthương mại kinh tế phát triển Ngược lại, mối quan hệ thương mại - kinh tếphát triển sẽ có tác dụng củng cố, tăng cường mối quan hệ chính trị Khác vớicác hoạt động kinh tế trong nước, hoạt động QLNN bằng pháp luật đối vớiFDI phải phụ thuộc vào những yếu tố chính trị, vào lợi ích của các đối tác đầu
tư nước ngoài Việc xử lý mối quan hệ giữa kinh tế với chính trị, giữa QLNNbằng pháp luật đối với FDI với các nhà đầu tư nước ngoài sẽ là vấn đề có ýnghĩa quyết định của kinh tế đối ngoại Trên cơ sở đó, xác định sự cân bằnggiữa lợi ích các bên theo nguyên tắc bình đẳng, các bên cùng có lợi Sự ổnđịnh về chính trị của đất nước có tác dụng khẳng định với các nhà đầu tưnước ngoài một môi trường đầu tư thuận lợi, đem lại lợi ích cho họ Qua đó,tạo điều kiện cho buôn bán quốc tế, du lịch, FDI phát triển hơn Việc thựchiện tốt công tác quốc phòng - an ninh sẽ tạo thuận lợi cho việc mở rộng hoạtđộng thu hút FDI và do đó góp phần thực hiện tốt công tác QLNN bằng phápluật đối với FDI
Mặt khác, thông qua việc thực hiện tốt QLNN bằng pháp luật đối vớiFDI sẽ có vai trò tích cực trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội chođất nước Trong đó, các vấn đề mang tính kinh tế xã hội luôn luôn được đảmbảo với những điều kiện tốt nhất Nói khác đi QLNN bằng pháp luật đối vớiFDI sẽ có vai trò quan trọng trong quá trình đẩy mạnh chất lượng xuất khẩu,giảm tỷ trọng sản phẩm thô và sơ chế, tăng sản phẩm chế biến tinh trong cơcấu hàng hóa xuất khẩu qua thị trường trung gian Đồng thời, nhà nước phải
có chính sách bảo hộ hợp lý trong nước, chủ động tham gia vào thị trườngthương mại quốc tế, tính toán kỹ khả năng vay, sử dụng vốn vay có hiệu quả,trả được nợ, cải thiện cán cân thanh toán, tăng dự trữ ngoại tệ, … Cùng vớicác vấn đề trên, QLNN bằng pháp luật đối với FDI còn góp phần giải quyếtcác vấn đề về lao động, thu nhập quốc dân, môi trường, chuyển giao côngnghệ, lưu thông quốc tế Phân công lao động quốc tế … như vậy, phải nói
Trang 37rằng, qua những nội dung cơ bản trên chúng ta thấy QLNN bằng pháp luật đốivới FDI đóng vai trò quan trọng trong quá trình giữ vững ổn định chính trị,trật tự xã hội của đất nước.
Thứ tư, QLNN bằng pháp luật đối với FDI góp phần quan trọng vào
quá trình hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế là một nội dung quan trọng trong chính sáchđối ngoại của Đảng và nhà nước ta Ngay từ rất sớm, Đảng và nhà nước tanhận thức rõ tầm quan trọng cũng như tính cấp thiết của việc mở rộng quan
hệ đối ngoại và hội nhập kinh tế với thế giới Trong thời kỳ đổi mới, chủtrương hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng được bổ sung, hoàn thiện và pháttriển đồng thời chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nhằm mở rộng thị trường,tranh thủ thêm vốn, công nghệ, kiến thức quản lý để đẩy mạnh CNH, HĐHtheo định hướng XHCN, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,dân chủ, văn minh, trước mắt thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ nêu ratrong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội năm 2001-2010
QLNN bằng pháp luật đối với FDI trong từng giai đoạn phải có sự phùhợp giữa các chủ trương chính sách về FDI với pháp luật Nhìn lại quá trìnhhơn 10 năm qua, Việt Nam đã kiên trì chủ động đàm phán với nhiều quốc gia,nhiều tổ chức kinh tế liên quan đến các lĩnh vực kinh tế - thương mại - đầu tư
và gần đây nhất, ngày 07/11/2006 Việt Nam chính thức trở thành thành viênthứ 150 của WTO Đó là một dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhậpkinh tế quốc tế, là thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, của đường lối đối ngoạiđộc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa với phương châm Việt Nam làđối tác tin cậy của tất cả các nước
Để phù hợp với tiến trình hội nhập, nhiều chương trình xây dựng luật,pháp lệnh, bổ sung các băn bản dưới luật; nhiều văn bản pháp luật quan trọng
về thuế, hải quan, ngân hàng, chứng khoán, thương mại, đầu tư, doanhnghiệp, tiêu chuẩn, quy chuẩn hàng hóa, bưu chính viến thông, giao dịch điện
tử, dân sự, sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, hàng không, hàng hải, đấtđai, xây dựng, nhà ở, kinh doanh bất động sản, bảo vệ và kiểm dịch thực vật,
vệ sinh an toàn thực phẩm… liên quan đến các cam kế quốc tế về thương mại,hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ đã được ban hành Đây là công việckhông hề đơn giản, ngay cả đối với những nước phát triển và càng khó khănhơn đối với những nước đang phát triển và đang trong quá trình hội nhậpquốc tế như Việt Nam
Trang 38Môi trường quốc tế là như nhau với mỗi quốc gia, cơ hội và khả nănghuy động vốn nước ngoài để phát triển kinh tế là như nhau Nhưng thực tếviệc huy động vốn phụ thuộc có tính quyết định vào vai trò QLNN đối vớinền kinh tế nói chung, đặc biệt với hoạt động FDI Vai trò đó trước hết thểhiện ở khả năng tạo dựng môi trường đầu tư hấp dẫn Sự hấp dẫn của môitrường đối với các nhà đầu tư nước ngoài chính là sự ổn định chính trị; ổnđịnh kinh tế vĩ mô; môi trường pháp lý an toàn; các thủ tục hành chính đơngiản; cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển và có những định hướng đúngđắn khuyến khích các nhà đầu tư kinh doanh có hiệu quả và an toàn.
1.2.3 Những yêu cầu của quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với FDI
Yêu cầu QLNN đối với FDI được đề ra nhằm phục vụ cho việc giảiquyết đúng đắn mối quan hệ giữa chủ thể quản lý (nhà nước) và đối tượngquản lý (doanh nghiệp có vốn FDI) Những yêu cầu QLNN bằng pháp luậtđối với FDI được coi là quy tắc chỉ đạo, là những tiêu chuẩn hành vi mà hoạtđộng QLNN phải tuân thủ đối với doanh nghiệp có vốn FDI Những yêu cầunày không mang tính chủ quan áp đặt mà nó được đúc kết từ thực tiễn kháchquan, phản ánh các quy luật khách quan Các yêu cầu này có tính thống nhấtcao, việc vi phạm một trong những yêu cầu đó tất yếu sẽ dẫn tới vi phạm cácyêu cầu khác QLNN bằng pháp luật đối với FDI cần tuân thủ các yêu cầuchính sau:
Thứ nhất: tuân thủ pháp luật
Yêu cầu này đòi hỏi tổ chức bộ máy QLNN bằng pháp luật đối vớidoanh nghiệp có vốn FDI phải được pháp luật điều chỉnh chặt chẽ, hoạt độngcủa các cơ quan này phải tuân thủ nghiêm minh các quy định của pháp luật Đểthực hiện những yêu cầu về tính thống nhất của pháp chế, cơ quan QLNN bằngpháp luật đối với doanh nghiệp có vốn FDI khi ban hành các quyết định quản
lý và thực hiện hành vi quản lý của mình không được vượt quá thẩm quyền.Việc QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực này phải tuân thủ đúng chức năng
và theo ngành dọc, tránh trùng lặp, chồng chéo hoặc bỏ trống trong quản lý
Thứ hai, định hướng cho hoạt động FDI
Yêu cầu của QLNN đối với FDI nhằm đảm bảo sự hình thành và hoạtđộng của doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu tạo dựng cơ cấu hợp lý nềnkinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường địnhhướng XHCN Sự định hướng của nhà nước trước hết thể hiện ở việc xác địnhđúng đắn chiến lược phát triển kinh tế của đất nước, từ đó xác định phươnghướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ Trên
Trang 39cơ sở chiến lược phát triển dài hạn và kế hoạch trong từng thời kỳ xây dựngcác phương án, mục tiêu, chương trình hành động quốc gia, qui hoạch và kếhoạch phát triển tổng thể nền kinh tế Từ đó tiến hành qui hoạch thu hút cácnguồn vốn cho việc thực hiện các phương án, mục tiêu, chương trình quốcgia Công tác định hướng của nhà nước với FDI phải được cụ thể hoá bằngviệc xây dựng danh mục các dự án kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài, xác địnhcác lĩnh vực ưu tiên, địa điểm ưu tiên FDI Để đạt được mục tiêu định hướngthu hút FDI vào các lĩnh vực ưu tiên, địa bàn ưu tiên thực hiện mục tiêu pháttriển kinh tế, nhà nước cần vận dụng các công cụ kinh tế để khuyến khích cácnhà đầu tư nước ngoài.
Thứ ba, kết hợp giữa ngoại lực và nội lực
Yêu cầu của QLNN bằng pháp luật đối với FDI nhằm kết hợp tối ưugiữa nguồn lực bên ngoài với nguồn lực trong nước, vừa mở cửa rộng rãi vớibên ngoài nhằm tranh thủ các lợi thế của các nhà FDI, vừa tính đến bảo hộmột cách hợp lý để các doanh nghiệp trong nước có thời gian thích ứng đểphát triển và đủ khả năng hội nhập kinh tế quốc tế Do đó, yêu cầu của QLNNphải làm sao phát huy hết khả năng tiền tàng của doanh nghiệp có vốn FDI,tạo ra nhịp sống kinh tế cần thiết khơi dậy nguồn nội lực to lớn trong nước(tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động…)
Thứ tư, bảo hộ và hỗ trợ
Nhà nước là chủ thể quản lý cao nhất là người đại diện cho quyền lợi của
cả cộng đồng quốc gia Vì vậy chỉ có nhà nước mới có đủ tư cách, sức mạnh,tiềm lực để bảo vệ cho quyền lợi chính đáng của các doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài và của các nhân người nước ngoài Yêu cầu bảo hộ của nhà nướcđược thực hiện trước hết ở việc bảo hộ quyền sở hữu tài sản và lợi nhuận hợppháp của nhà đầu tư nước ngoài Bởi vì sở hữu là nguồn gốc là động lực mạnh
mẽ thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, thúc đẩy hoạt động đầu tư
Trong nền kinh tế thị trường, bên cạnh yêu cầu về bảo hộ nhà nướccòn phải hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài Mặc dù các nhà đầu tư nước ngoài đều là các nhà kinhdoanh có kinh nghiệm nhưng khi họ kinh doanh ở một quốc gia khác vẫn cần
có sự hỗ trợ của nước chủ nhà Khi tiến hành sản xuất kinh doanh, thực hiệnchuyển giao công nghệ nhà đầu tư nước ngoài cần có sự hỗ trợ của nhà nước
về thị trường tiêu thụ sản phẩm, thị trường vốn, thị trường lao động
Thứ năm, tổ chức và điều hành
Trang 40Các doanh nghiệp FDI đều nằm trên một địa bàn lãnh thổ nhất định Nókhông những chịu sự QLNN của chính quyền địa phương mà còn chịu sựquản lý của các cơ quan Bộ, ngành kinh tế, kỹ thuật Chính vì vậy yêu cầu củaQLNN là phải xây dựng thống nhất tổ chức bộ máy quản lý thích hợp trên cơ
sở phối hợp nhịp nhàng, ăn khớp và tối ưu các chức năng quản lý của các bộphận trong bộ máy quản lý hoạt động FDI Đồng thời cần có sự phối hợp tốtnhất trong hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước trong việc ban hành các quiphạm pháp luật điều chỉnh các hoạt động của các dự án và các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài nhằm bảo vệ lợi ích, bảo hộ sản xuất trong nước vàkhuyến khích hoạt động FDI
Thứ sáu, kiểm tra và giám sát
Căn cứ vào chế độ, chính sách, kế hoạch và các qui định của pháp luật,các cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra phát hiện những sai sót, lệch lạc trongquá trình đàm phán triển khai và thực hiện dự án đầu tư để có biện pháp đưacác hoạt động này vận động theo qui định thống nhất Hoạt động kiểm tra,giám sát còn là công cụ phản hồi thông tin quan trọng để chính phủ đánh giáhiệu quả và mức độ hợp lý của những chính sách, qui định đã được ban hành.Ngoài ra hoạt động kiểm tra, thanh tra giám sát còn nhằm tạo điều kiện giúp đỡcác nhà đầu tư nước ngoài tháo gỡ những khó khăn trong khi triển khai và đưa
dự án vào hoạt động
Các yêu cầu cơ bản của QLNN bằng pháp luật về đầu tư trực tiếp nướcngoài không tồn tại độc lập mà tác động qua lại lẫn nhau Chỉ có thể quản lýtốt các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài khi các yêu cầu của QLNN bằngpháp luật được thực hiện một cách đồng bộ và thống nhất
1.3 KINH NGHIỆM QLNN BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI FDI CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM CÓ THỂ VẬN DỤNG
Ở VIỆT NAM
1.3.1 Kinh nghiệm QLNN bằng pháp luật đối với FDI của một số quốc gia trên thế giới
1.3.1.1 Kinh nghiệm của Thái Lan
Chính phủ Thái Lan tạo thuận lợi cho việc thu hút FDI Nhiều luật lệ vàqui định tạo ra khuôn khổ pháp lý rõ ràng cho hoạt động đầu tư nước ngoài
và hoạt động kinh tế đối ngoại khác
Vào năm 1999, luật kinh doanh nước ngoài được sửa đổi cho phép cáccông ty nước ngoài tham gia rộng rãi vào nhiều lĩnh vực như luật pháp, kếtoán, quảng cáo và xây dựng Chính quyền Thái Lan gỡ bỏ những giới hạn sở