1.1.2 Khỏi niệm về dự ỏn đầu tƣ Dự ỏn đầu tư là tế bào cơ bản của hoạt động đầu tư, tập hợp cỏc đề xuất cú căn cứ khoa học và phỏp lý về kỹ thuật, cụng nghệ, tài chớnh, kinh tế, xó hội;
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết của đề tài
Đất nước ta đang trong thời kỳ phát triển mạnh ngành xây dựng nhất là
sự hình thành các khu công nghiệp, chung cư, đô thị mới cho nên nhu cầu về vật liệu xây dựng ngày càng tăng, thị trường ngày càng rộng
Trong các công trình xây dựng, VLXD có vị trí đặc biệt quan trọng
Thông thường, chi phí VLXD chiếm một tỷ lệ cao trong tổng giá thành công trình, khoảng 75% đối với công trình dân dụng, 70% đối với công trình giao thông, 50% đối với công trình thủy lợi Chất lượng của vật liệu có ảnh hưởng lớn đến tuổi thọ và chất lượng của công trình Sản phẩm gạch ngói đất sét nung là loại VLXD có nhiều ưu điểm như: Độ bền, tuổi thọ cao, dễ thi công,
dễ thích ứng với công nghệ xây dựng mới, giá thành thấp Do vậy loại sản phẩm này đã và đang được sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp mà chưa có loại vật liệu nào có thể thay thế được
Từ khi dây chuyền sản xuất gạch Tuynel đầu tiên đi vào hoạt động đến nay, ngành sản xuất VLXD gạch ngói đất sét nung đã có nhiều tiến bộ, đổi mới cả trong lĩnh vực công nghệ lẫn thị trường tiêu thụ Năng lực sản xuất gạch Tuynel trên toàn quốc đạt khoảng 8 tỷ viên QTC/năm Với những ưu điểm về chất lượng và khả năng đa dạng hóa sản phẩm, tiêu hao nguyên, nhiên liệu thấp và đặc biệt là cải thiện môi trường, hệ lò Tuynel ngày càng được nhiều cơ sở đầu tư xây dựng, thay thế dần các loại lò đứng, lò vòng
Xuất phát từ những lý do trên tôi đã chọn đề tài:" Đánh giá hiệu quả kinh tế
tài chính Dự án Nhà máy gạch Tuynel 15 triệu viên/ năm”
2 Mục tiêu nghiên cứu
Dựa vào kết quả phân tích nhằm mục đích đánh giá hiệu quả kinh tế tài chính dự án, đề tài tập trung vào các vấn đề:
Trang 2- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến đánh giá hiệu quả kinh tế tài chính dự án, nêu bật được sự cần thiết của dự án đầu tư
- Tính toán các chỉ tiêu kinh tế tài chính, chỉ tiêu kinh tế xã hội của dự án đầu tư
- Phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế tài chính dự án Nhà máy gạch Tuynel 15 triệu viên/ năm, từ đó kết luận tính khả thi của dự án
3 Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Dự án nhà máy gạch Tuynel 15 triệu viên/năm
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực tiễn của dự án, phương pháp tính toán các chỉ tiêu đánh giá, lợi nhuận thu được sau dự án và chủ yếu tập trung xem xét, phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế tài chính, hiệu quả kinh tế xã hội
do dự án mang lại
- Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng các phương pháp như: quan sát, tổng hợp, so sánh, phân tích, thay thế liên hoàn kết hợp với việc sử dụng các bảng biểu số liệu minh hoạ để làm sáng tỏ quan điểm của mình về vấn đề nghiên cứu đã được đặt ra
4 Những đóng góp khoa học của luận văn
- Tính toán các chỉ tiêu kinh tế tài chính, xã hội của dự án Nhà máy gạch Tuynel 15 triệu viên/năm tại huyện Mỹ Lộc –Tỉnh Nam Định
- Phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế tài chính, hiệu quả kinh tế xã hội của dự án nhà máy gạch Tuynel 15 triệu viên/ năm tại huyện Mỹ Lộc- Tỉnh Nam Định
Trang 35 Kết cấu luận văn
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về đánh giá hiệu quả kinh tế tài chính dự án đầu tư Chương 2: Tổng quan về dự án đầu tư nhà máy gạch Tuynel 15 triệu viên/năm Chương 3: Tính toán và phân tích hiệu quả kinh tế tài chính dự án Nhà máy gạch Tuynel 15 triệu viên/ năm
Trang 4CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ TÀI CHÍNH
DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1.1Khái niệm cơ bản về đầu tư
1.1.1 Khái niệm đầu tư
- Theo quan điểm chủ đầu tư: Đầu tư là hoạt động bỏ vốn kinh doanh,
để từ đó thu được số vốn lớn hơn số vốn đã bỏ ra, thông qua lợi nhuận
- Theo quan điểm của xã hội: Đầu tư là hoạt động sử dụng các nguồn lực trong một thời gian tương đối dài nhằm thu được lợi ích kinh tế -xã hội vì mục tiêu phát triển quốc gia
1.1.2 Khái niệm về dự án đầu tư
Dự án đầu tư là tế bào cơ bản của hoạt động đầu tư, tập hợp các đề xuất
có căn cứ khoa học và pháp lý về kỹ thuật, công nghệ, tài chính, kinh tế, xã hội; tổ chức quản lý để làm cơ sở cho quyết định đầu tư có hiệu quả theo quy chế quản lý đầu tư và xây dựng, dự án đầu tư liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian xác định
1.1.3 Khái niệm chủ đầu tư
Chủ đầu tư là cá nhân hoặc tổ chức được giao nhiệm vụ trực tiếp quản
lý, sử dụng vốn đầu tư theo quy định của pháp luật
Tuỳ theo loại hình đầu tư mà có thể phân loại chủ đầu tư theo các đối tượng sau:
Trang 5- Đối với dự án đầu tư sử dụng vốn Nhà nước hoặc các dự án có cổ phần chi phối hay cổ phần đặc biệt của Nhà nước: Chủ đầu tư là doanh nghiệp nhà nước (tổng công ty, công ty ) cơ quan nhà nước các tổ chức chính trị, xã hội hoặc tổ chức quản lý
- Đối với các dự án của Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty Cổ phần hoặc Hợp tác xã: Chủ đầu tư là Công ty hoặc hợp tác xã
- Đối với dự án đầu tư của tư nhân: Chủ đầu tư là người chủ sở hữu vốn
- Đối với các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài: Chủ đầu tư là các bên hợp doanh (đối với hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh) là hội đồng quản trị đối với doanh nghiệp liên doanh) và là tổ chức cá nhân người nước ngoài bỏ toàn bộ vốn đầu tư (đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài)
1.2 Phân loại đầu tƣ: Để thuận tiện quản lý, đầu tư được phân loại theo các
giác độ khác nhau, sau đây là các cách phân loại chính:
1.2.1 Phân loại theo tính chất và quy mô của dự án đầu tƣ
Hiện nay theo nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của thủ tướng Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, các dự án đầu tư xây dựng công trình ( gọi chung là dự án) được phân loại như sau:
Dự án đầu tư thuộc nhóm A: bao gồm các dự án có một trong các điều kiện
sau:
- Các dự án đầu tư mới không kể mức vốn đầu tư là bao nhiêu thuộc phạm vi bảo mật quốc gia, an ninh, quốc phòng hoặc có ý nghĩa chính trị, xã hội quan trọng của đất nước, và các dự án đầu tư thành lập và xây dựng hạ tầng khu công nghiệp mới, dự án sản xuất chất độc hại, chất nổ
- Các dự án tuỳ theo ngành nghề kinh tế có các mức vốn đầu tư trên 400
Trang 6Dự án đầu tư thuộc nhóm B
Bao gồm các dự án có một trong các quy mô và chỉ dẫn ngành nghề cụ thể theo quy định: từ 30 đến 400 tỷ đồng, từ 20 đến 200 tỷ đồng, từ 15 đến
100 tỷ đồng và từ 7 đến 75 tỷ đồng
Dự án nhóm C
Bao gồm các dự án có các quy mô và chỉ dẫn ngành nghề cụ thể theo từng quy định: dưới 30 tỷ đồng, dưới 20 tỷ đồng, dưới 15 tỷ đồng và dưới 7 tỷ đồng
1.2.2 Phân loại theo tính chất và mục đích doanh nghiệp
Đối với các doanh nghiệp, thường chia ra:
- Đầu tư mới: Chủ đầu tư bỏ vốn để xây dựng, lắp đặt thiết bị mới hoàn
toàn nhằm kinh doanh sản phẩm, dịch vụ thu lợi nhuận
- Đầu tư mở rộng: Chủ đầu tư bỏ vốn nhằm mở rộng công suất của nhà
1.2.3 Phân loại theo chủ đầu tƣ:
Theo cách phân loại này bao gồm:
- Chủ đầu tư là nhà nước, chủ yếu là công trình thuộc cơ sở hạ tầng kinh
tế xã hội, do vốn cấp từ ngân sách Nhà nước
Trang 7- Chủ đầu tư là các doanh nghiệp (quốc doanh, ngoài quốc doanh, độc
lập và liên kết trong nước và ngoài nước)
- Chủ đầu tư là cộng đồng của những người góp vốn đầu tư xây dựng
công trình
- Chủ đầu tư là các cá nhân, vốn đầu tư lấy từ ngân sách gia đình
1.2.4 Phân loại theo quản lý và sử dụng vốn
Theo cách phân loại này, đầu tư được chia ra:
- Đầu tư trực tiếp, là đầu tư mà người bỏ vốn và sử dụng vốn là một chủ
thể Người đầu tư có thể là Nhà nước thông qua các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước; hoặc tư nhân, tập thể thông qua công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn
Trong đầu tư trực tiếp, người bỏ vốn và quản trị, sử dụng vốn là một
và chủ thể vốn hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả đầu tư của chính mình Đầu tư trực tiếp nước ngoài chịu sự chi phối, điều tiết bởi Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam ban hành ngày 29/12/1987 đó sửa đổi bổ sung qua các năm1990, 1992, 1996
- Đầu tư gián tiếp, là đầu tư mà người bỏ vốn và người sử dụng vốn
không phải là một chủ thể Trong loại hình này, đầu tư gián tiếp bằng nguồn vay với lãi suất ưu đãi Nghĩa là trong đầu tư gián tiếp, người bỏ vốn và người quản trị, sử dụng vốn là khác nhau Người bỏ vốn thường là các tổ
chức, cá nhân cho vay vốn Đây là phương thức đầu tư, trong đó, chủ đầu tư
không có lợi nhuận do thu lãi suất cho vay mà không chịu trách nhiệm về kết quả đầu tư, chỉ có nhà quản trị và sử dụng vốn trong đầu tư là pháp nhân chịu trách nhiệm về kết qua đầu tư Đầu tư gián tiếp không chịu sự chi phối của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam Đầu tư gián tiếp như là một hoạt động
Trang 8Ngoài bốn cách phân loại đầu tư trên, để tiện cho việc quản lý, đầu tư, còn có các phân loại khác
1.3 Chu trình dự án đầu tƣ:
Chu trình dự án là các thời kỳ, các giai đoạn mà một dự án đầu tư cần trải qua, bắt đầu từ thời điểm có ý định đầu tư cho đến thời điểm kết thúc dự
án
Có thể chia chu trình dự án thành 3 thời kỳ sau:
-Thời kỳ 1: Chuẩn bị đầu tư
-Thời kỳ 2:Thực hiện dự án
-Thời kỳ 3: Kết thúc dự án
1.3.1 Giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ:
Nội dung công việc chuẩn bị đầu tư bao gồm:
- Nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư và quy mô đầu tư
- Tiếp xúc, thăm dò thị trường trong ngoài nước để tìm hiểu nguồn cung ứng vật tư, thiết bị và tiêu thụ sản phẩm; xem xét khả năng huy động vốn
- Điều tra, khảo sát và chọn địa điểm xây dựng
- Lập dự án đầu tư
- Thẩm định dự án để quyết định đầu tư
1.3.2 Giai đoạn thực hiện đầu tƣ:
Nội dung thực hiện dự án đầu tư bao gồm:
- Xin giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải phóng và bàn giao mặt bằng
- Khảo sát thiết kế lập dự toán và thẩm định thiết kế công trình
Trang 9- Tổ chức đấu thầu mua sắm thiết bị, thi công xây lắp; ký kết hợp đồng và giao nhận thầu
- Thi công xây lắp công trình
- Theo dõi kiểm tra việc thực hiện các hợp đồng
1.3.3 Giai đoạn kết thúc xây dựng, đƣa dự án vào khai thác sử dụng
Nội dung công việc giai đoạn này bao gồm:
- Bàn giao công trình
- Bảo hành công trình
- Khai thác dự án – là giai đoạn với thời gian dài nhất
Người ta cũng có thể phân chia làm 4 giai đoạn đầu tư: Giai đoạn chuẩn bị đầu tư; giai đoạn chuẩn bị thực hiện đầu tư; giai đoạn thực hiện đầu tư và giai đoạn khai thác
1.4 Các loại nghiên cứu dự án đầu tƣ
1.4.1 Nghiên cứu tiền khả thi
Nội dung chủ yếu của báo cáo nghiên cứu tiền khả thi bao gồm:
1 Nghiên cứu sơ bộ sự cần thiết phải đầu tư, các điều kiện thuận lợi và khó khăn
2 Dự kiến quy mô đầu tư, lựa chọn hình thức đầu tư
3 Chọn khu vực địa điểm xây dựng và dự kiến nhu cầu diện tích sử dụng đất
4 Phân tích sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật và xây dựng, các điều kiện về cung cấp vật tư thiết bị, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ, hạ tầng
5 Phân tích tài chính nhằm xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, các khả năng và
Trang 106 Tính toán sơ bộ hiệu quả đầu tư về kinh tế, xã hội của dự án
1.4.2 Nghiên cứu khả thi
Nội dung chủ yếu của báo cáo nghiên cứu khả thi bao gồm:
1 Những căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư
2 Lựa chọn hình thức đầu tư
3 Chương trình sản xuất và các yếu tố phải đáp ứng
4 Các phương án địa điểm cụ thể (hoặc tuyến công trình)
5 Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật công nghệ
6 Các phương án và giải pháp xây dựng
7 Tổ chức quản lý khai thác, sử dụng lao động
8 Phân tích kinh tế, tài chính
1.5 Phân tích kinh tế tài chính dự án đầu tƣ
Phân tích kinh tế tài chính dự án đầu tư là để chứng minh tính khả thi
về tài chính đối với chủ đầu tư Phân tích này nhằm đánh giá khả năng tồn tại
về mặt thương mại của dự án trên cơ sở tính toán toàn bộ lợi nhuận và chi ph í của dự án dựa trên quan điểm lợi ích của chủ đầu tư Phân tích tài chính liên quan trực tiếp đến ngân quỹ của nhà đầu tư nên được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm
Việc tính toán, phân tích đánh giá tài chính được tiến hành theo nội dung và trình tự sau:
- Xác định tổng mức đầu tư và nguồn vốn của dự án: vốn tự có, vốn vay
- Tính toán các khoản thu, chi của dự án
- Xác định dòng tiền trước thuế của dự án (CFBT)
Trang 11- Xác định dòng tiền sau thuế của dự án(CFAT)
- Xác định các chỉ tiêu đánh giá về tài chính: NPV, B/C, Thv, IRR
Xác định tổng mức đầu tƣ và nguồn vốn của dự án :
- Tổng mức đầu tư: vốn đầu tư cần cho dự án gồm: Vốn đầu tư ban đầu, vốn đầu tư duy trì và trả lãi trong thời gian xây dựng
Trong tổng vốn đầu tư cần cho dự án được tách theo nhóm:
+ Theo nguồn vốn: Vốn góp, vốn vay(ngắn hạn, trung hạn, dài hạn)
+ Theo hình thức vốn: bằng tiền(Việt nam, ngoại tệ), bằng hiện vật, bằng tài sản
- Các nguồn vốn cho dự án có thể là: ngân hàng cho vay, vốn góp cổ phần, vốn liên doanh do các bên liên doanh góp, vốn tự có hoặc vốn huy động từ các nguồn khác
- Sau khi xem xét được các nguồn vốn, phải so sánh nhu cầu vốn tới khả năng đảm bảo vốn cho dự án từ các nguồn về số lượng và tiến độ Nếu khả năng lớn hơn hoặc bằng nhu cầu thì dự án chấp nhận được Nếu khả năng nhỏ hơn nhu cầu thì phải giảm quy mô dự án hay xem xét lại khía cạnh kỹ thuật để đảm bảo tính đồng bộ cho việc đầu tư dự án
Tính toán các khoản thu, chi của dự án:
Những nhóm chi phí và lợi ích phổ biến nhất dùng để đánh giá tài chính của
dự án đầu tư:
1 Chi phí
+ Chi phí vốn đầu tư ban đầu
Trang 12+ Chi phí tài chính
+ Thuế thu nhập
Chi phí đầu tư ban đầu: bao gồm:
- Chi phí chuẩn bị đầu tư: chi phí điều tra, khảo sát, lập và thẩm định dự
án
- Chi phí cho chuẩn bị thực hiện đầu tư: chi phí khảo sát thiết kế và thẩm định thiết kế tổng dự toán, chi phí đấu thầu, hoàn tất các thủ tục xin giấy phép, giám định thiết bị, chi phí xây dựng đường, điện nước, lán trại thi công…
- Chi phí thực hiện đầu tư: Chi phí xây dựng hạng mục công trình chính, các công trình phụ trợ và kết cấu hạ tầng, chi phí mua sắm và lắp đặt thiết bị, chi phí giám sát thi công, chi phí huy động vốn (lãi vay đối với dự án sử dụng vốn vay và chi phí phải trả trong thời gian thực hiện dự án…)
Chi phí khai thác đề cập đến những chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình vận hành, không liên quan đến vấn đề đầu tư vốn và thuế Bao gồm:
- Chi phí nhiên liệu hàng năm
- Chi phí khai thác và bảo dưỡng hàng năm, kể cả chi phí hành chính…
Chi phí tài chính:
- Trả vốn và lãi vay
- Lãi suất trong quá trình xây dựng: đề cập đến lãi suất của số tiền vay trong thời gian xây dựng và trước khi dự án bắt đầu vận hành(có thể tính vào chi phí đầu tư ban đầu)
Trang 13Các loại thuế mà chủ dự án có nghĩa vụ phải nộp cho nhà nướ c là một khoản chi phí đối với nhà đầu tư thì nó là một khoản thu nhập đối với ngân sách quốc gia, đối với nền kinh tế quốc dân
Thông thường các nhà kinh doanh thường đóng thuế tùy thuộc vào thu nhập của họ, được gọi là thuế thu nhập Để tính được thuế thu nhập trước hết phải tính được thu nhập ròng trước thuế hay còn gọi là thu nhập chịu thuế Thuế thu nhập = Thu nhập chịu thuế * Thuế suất
Đối với ngành sản xuất gạch hiện nay, mức thuế suất thuế thu nhập là 25%
2 Doanh thu
Doanh thu từ hoạt động của dự án bao gồm doanh thu do bán sản phẩm chính, sản phẩm phụ, phế liệu, phế phẩm tại các thời điểm trong thời gian khai thác dự án
Doanh thu của dự án phụ thuộc vào sản lượng thương phẩm và đơn giá sản phẩm
Đối với dự án nhà máy sản xuất gạch, thu nhập chính là doanh thu bán gạch
Xác định dòng tiền của dự án:
Các dự án đầu tư thường cần được thẩm định trên cơ sở giá trị của dòng tiền mặt dự kiến và cách này được ưu tiên áp dụng hơn so với các tiêu chuẩn khác được đề xuất để đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án
Tính dòng tiền của dự án
- Xác định các khoản thu, chi (Bt , Ct )
- Tính đầy đủ các khoản:
Trang 14+ Hình thức trả vốn, lãi vay
+ Vốn đầu tư ban đầu Co
+ Chi phí vận hành (CPVH)
+ Dòng tiền trước thuế(CFBT)
CFBT = Doanh thu - chi phí = B – C
+ Thu nhập chịu thuế (TI)
TI = CFBT – KH – Trả lãi vay
+ Thuế (T)
+ Dòng tiền sau thuế (CFAT)
CFAT = CFBT – T – Trả vốn – Trả lãi vay
Tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án:
Giá trị hiện tại thuần (NPV)
Tỷ số giữa lợi ích và chi phí(B/C)
Hệ số hoàn vốn nội tại (IRR)
Thời gian hoàn vốn (T hv )
1 Giá trị hiện tại thuần(Net Present Value – NPV)
NPV là tổng lợi nhuận hàng năm trong suốt thời gian thực hiện dự án được quy đổi thành giá trị tương đương ở thời điểm hiện tại qua hệ số chiết khấu i
Trang 15chính là suất chiết khấu của vốn đầu tư
Điều kiện lựa chọn dự án đầu t dựa vào tiêu chuẩn NPV
B NPV
1
0)
1 )(
n
t
t t
B NPV
0 0
) 1 ( )
1 )(
(
Trang 16cuối năm cuối cùng Lúc này trong công thức trên sẽ có thêm thành phần giá trị hiện tại của giá trị tài sản còn lại này
+ Sử dụng chỉ tiêu này đòi hỏi xác định rõ ràng dòng thu và chi của cả đời dự án
+ Chỉ tiêu này chưa nói lên hiệu quả sử dụng một đồng vốn
+ Chỉ tiêu này chỉ sử dụng lựa chọn các phương án loại bỏ nhau trong trường hợp tuổi thọ là như nhau
NPV không cho ta biết tỷ lệ sinh lãi mà bản thân dự án tạo ra được Để khắc phục nhược điểm này ta cần đưa ra chỉ tiêu suất thu hồi vốn nội tại
2 Hệ số hoàn vốn nội tại (Internal Rate of Return- IRR)
IRR là hệ số chiết khấu khi NPV = 0 Tức là hệ số chiết khấu làm giá trị hiện tại hóa của thu nhập bằng giá trị hiện tại hóa của chi phí
Trang 17 i1: hệ số chiết khấu ứng với NPV > 0
i2: hệ số chiết khấu ứng với NPV < 0
Điều kiện lựa chọn dự án đầu tư dựa vào tiêu chuẩn IRR
IRR > IRR* - Chấp nhận dự án
IRR < IRR* - Loại bỏ dự án
IRR = IRR* - Xem xét dự án
IRR = Max - Dự án tối ưu
IRR* là hệ số hoàn vốn nội tại mong muốn
Hệ số hoàn vốn chính là mức lãi suất cao mà ở đó dự án ứng với điểm hòa vốn Khi IRR của dự án lớn hơn mức lãi suất quy định( IRRtc) thì dự án
có hiệu quả và sẽ được lựa chọn (IRRtc) được quy định bởi lãi suất vay ngân hàng, hoặc tỷ lệ vay
Tiêu chuẩn hệ số hoàn vốn nội tại là một chỉ tiêu quan trọng, nó có ưu điểm là chỉ cần dựa vào các số liệu của dự án là có thể tính được và đem so sánh với mức lãi suất kỳ vọng của nhà đầu tư để xét xem mức hiệu quả của dự
B NPV
0
0 )
1 )(
(
2 1
1 1
2 1
NPV NPV
NPV i
i i IRR
Trang 18Ƣu điểm:
Nó cho biết lãi suất tối đa mà một dự án có thể chấp nhận được, nhờ vậy có thể xác định và lựa chọn lãi suất tính toán cho dự án
Nhƣợc điểm:
+ Tính IRR tốn nhiều thời gian
+ Trường hợp có các phương án loại bỏ nhau, việc sử dụng IRR để chọn phương án dễ dàng bỏ qua phương án có quy mô lãi ròng lớn
Hệ số hoàn vốn nội tại IRR là một chỉ tiêu thường dùng để đánh giá hiệu quả đầu tư và mô tả sức hấp dẫn của một dự án Tiêu chuẩn hệ số hoàn vốn nội tại và chỉ tiêu giá trị hiện tại thuần có mối liên quan với nhau Để tính NPV thì phải đưa ra suất chiết khấu và dùng nó để tìm giá trị hiện tại thuần, ngược lại khi cho giá trị hiện tại thuần bằng 0 thì sẽ tìm ra hệ số hoàn vốn nội tại (IRR)
3 Tỷ số giữa lợi ích và chi phí(Benefit/ Cost Ratio- B/C)
B/C là tỷ số giữa tổng giá trị hiện tại của thu nhập và tổng giá trị hiện tại của chi phí trong suốt thời gian thực hiện dự án
Công thức:
Tỷ số lợi ích /chi phí: = Hiện giá các lợi ích/ Hiện giá các chi phí
Hay:
Trong đó:
PVB: Giá trị hiện tại doanh thu
PVC: Giá trị hiện tại chi phí
n
t
t t
i C
i B
PVC
PVB C
B
0
0
)1(
)1(
Trang 19Điều kiện lựa chọn dự án đầu tư dựa vào tiêu chuẩn B/C là:
B/C > 1 - Chấp nhận dự án
B/C < 1 - Loại bỏ dự án
B/C = 1 - Xem xét dự án
B/C =Max - Dự án tối ưu
Tiêu chuẩn B/C mang tính tương đối, cho ta biết một đơn vị giá trị hiện tại của chi phí dự án tạo ra bao nhiêu giá trị hiện tại của doanh thu Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào tỷ số lợi ích/chi phí mà không xem xét đến quy mô đầu tư sẽ dẫn đến sai lầm khi xếp hạng các dự án cần lựa chọn
Như vậy tiêu chuẩn B/C được áp dụng rộng rãi trong việc phân tích và đánh gía các dự án có quy mô khác nhau
Tiêu chuẩn này dùng để xếp hạng các dự án đầu tư trong việc xem xét hiệu quả đầu tư cho dự án Song nó cũng hạn chế đó là nếu dùng chỉ tiêu này
ta có thể loại bỏ dự án có B/C thấp hơn nhưng NPV có thể cao hơn
4 Thời gian hoàn vốn nội tại (Discounted pay of Time- T hv )
Thời gian hoàn vốn Thv có tính đến chiết khấu được tính trên cơ sở cân bằng giữa tổng giá trị hiện tại của thu nhập và tổng giá trị hiện tại của chi phí, tương ứng với số năm mà tổng giá trị hiện tại của lãi = 0
Đây cũng là một chỉ tiêu quan trọng để phân tích đánh giá trong quá trình thẩm định dự án đầu tư Thời gian hoàn vốn là thời gian cần thiết (thường có đơn vị tính là năm) để giá trị hiện tại thuần (chưa chiết khấu) hoàn lại vốn đầu tư Hay chính là thời gian từ khi khai thác dự án cho đến khi NPV = 0
Trang 20Công thức
Trong đó:
t1: là thời điểm ứng với NPV1 < 0
t2: là thời điểm ứng với NPV2 > 0
Điều kiện lựa chọn dự án đầu tư dựa vào tiêu chuẩn T hv
Thv < Thv* Chấp nhận dự án
Thv > Thv* Loại bỏ dự án
Thv = Thv* Xem xét dự án
Thv = Min Dự án tối ưu
Thv* là thời gian hoàn vốn quy định hoặc mong muốn
Có thể nói: Thv là thời gian cần thiết để mức thu nhập đạt được bằng số vốn đầu tư ban đầu
Mức thu nhập ở đây là thu nhập sau khi trừ đi các khoản chi phí và thuế nhưng không trừ đi khấu hao
Thời gian hoàn vốn chỉ tính dòng tiền của dự án đến thời điểm hoàn vốn mà không tính đến dòng tiền của dự án sau thời gian hoàn vốn
B NPV
0
0 )
1 )(
(
2 1
1 1
2
NPV NPV
NPV t
t t
Trang 211.6 Phân tích kinh tế xã hội dự án đầu tƣ
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó có hiệu quả đầu tư phải được xem xét từ hai góc độ: người đầu tư và nền kinh tế
Phân tích kinh tế xã hội là việc so sánh một cách có hệ thống giữa lợi ích và chi phí đứng trên quan điểm lợi ích toàn bộ nền kinh tế quốc dân Từ đây để nhà nước xem xét và cho phép đầu tư Một dự án đầu tư sẽ được chấp nhận khi nó đảm bảo lợi ích của cả chủ đầu tư và của cả nền kinh tế quốc dân Nói cách khác nó phải đảm bảo cả hiệu quả tài chính và hiệu quả xã hội
Mục đích của việc phân tích kinh tế – xã hội
- Xác định vị trí và vai trò của dự á đầu tư đối với việc phát triển kinh tế – xã hội trong chiến lược phát triển của đất nước
- Xác định sự đóng góp thiết thực của dự án vào lợi ích chung của toàn xã hội thông qua các chỉ tiêu:
+ Tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế quốc dân
+ Đóng góp vào ngân sách nhà nước(chủ yếu thông qua thuế hoặc các khoản thu khác)
+ Thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, góp phần nâng cao mức sống và thu nhập cho người lao động
+ Tạo công ăn việc làm
+ Thúc đẩy phát triển ngành, liên ngành
Nội dung phân tích kinh tế xã hội của dự án
Trang 22- Để có thể phân tích kinh tế xã hội trước hết cần phải xác định được các lợi ích kinh tế- xã hội và các chi phí mà xã hội bỏ ra trong quá trình dự án thực hiện
- Lợi ích kinh tế xã hội của dự án
- Lợi ích kinh tế xã hội của một dự án là hiệu số của các lợi ích mà nền kinh tế quốc dân và xã hội thu được trừ đi chi phí mà xã hội cần phải bỏ ra khi dự án cần được thực hiện
- Xác định tổng hợp lợi ích vật chất và xã hội dự kiến thu được khi thực hiện dự án đầu tư được đo bằng đóng góp của dự án vào sự gia tăng GDP
Tiêu chuẩn để đánh giá lợi ích kinh tế xã hội của dự án
- Nâng cao mức sống dân cư: Được thể hiện gián tiếp thông qua các số liệu cụ thể về mức gia tăng sản phẩm quốc gia, mức gia tăng thu nhập, tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế
- Phân phối thu nhập và công bằng xã hội: Thể hiện qua sự đóng góp của công cuộc đầu tư vào việc phát triển các vùng kinh tế kém phát triển và việc đẩy mạnh công bằng xã hội
- Gia tăng số lao động có việc làm: Đây là một trong những mục tiêu chủ yếu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội của các nước thừa lao động, thiếu việc làm
- Tăng thu và tiết kiệm ngoại tệ: Những nước đang phát triển không chỉ nghèo mà còn là nước nhập siêu Do đó, đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu là mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế
Trang 231.7 Phân tích độ nhạy của dự án
Thông số đầu vào ảnh hưởng đến kết quả đầu ra Mà các thông số đầu vào luôn luôn bất định(thay đổi trong một giới hạn nào đó) Do vậy, phân tích ảnh hưởng của các thông số đầu vào đến các kết quả đầu ra là rất cần thiết Đó chính là mục đích của việc phân tích độ nhạy của dự án
Phương pháp phân tích độ nhạy là một cách đánh giá các tác động của
sự bất trắc rủi ro đối với các khoản đầu tư bằng cách xác định khả năng sinh lợi của khoản đầu tư đó thay đổi như thế nào khi có các biến số bị thay đổi
Độ nhạy của dự án cho ta thấy trước được tính ổn định của dự án trước các biến độngkhách quan, các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dự án
Phân tích độ nhạy còn là một trong những phương pháp nhận dạng rủi
ro phổ biến trên thực tế để đánh giá rủi rô của dự án Mặc dù nghiên cứu độ nhạy thường không phải là một hình thức phân tích độc đáo, song nó là một công cụ rất hữu hiệu khi được hỗ trợ bởi những hình thức phân tích rủi ro khác
Đối với đánh giá kinh tế, những thông số quan trọng thường được tính khi phân tích độ nhạy đó là: hệ số chiết khấu, chi phí đầu tư, giá nhiên liệu, sản lượng sản xuất gạch, hiệu suất vận hành, giá bán gạch Tất nhiên những thông số khác cũng quan trọng nhưng tùy vào tong loại dứ án vaf tùy thuộc vào môi trường dự án
Các bước khi phân tích độ nhạy
1 Lựa chọn các thông số chủ yếu mà dự đoán có ảnh hưởng đến kết quả nhất
2 Xác định phạm vi biến đổi của các thông số đó
3 Lựa chọn các tiêu chuẩn đánh giá(NPV, IRR,…)
Trang 244 Tính toán các tiêu chuẩn đánh giá theo từng loại thông số trong miền giới hạn
5 Xây dựng các đồ thị biểu diễn các kết quả và từng thông số hoặc hợp các thông số
Phương pháp phân tích độ nhạy của dự án cho ta biết sự thay đổi của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án (lợi nhuận, giá trị hiện tại thuần NPV, hệ số hoàn vốn nội tại IRR…) khi có các sai số xảy ra trong việc ước tính các số liệu đầu vào Nếu một thông số đầu vào của dự án khi có sai số rất nhỏ sẽ dẫn đến biến động rất lớn các chỉ tiêu hiệu quả, chứng tỏ thông số đó hết sức quan trọng đối với dự án và người phụ trách dự án cần phải tập trung nhiều vào thông số đó (thu nhập thêm thông tin, kiểm soát chặt chẽ hơn ở khâu này…) Ngược lại nếu những thông số đó tỏ ra ít ảnh hưởng tới chỉ tiêu của dự án khi có sai số, thì có thể giảm bớt công sức trong việc ước tính những giá trị của nó
Phân tích độ nhạy có ưu điểm là được dùng để kiểm tra độ nhạy của dự
án đối với bất kỳ biến số nào Và trong phạm vi thay đổi một thông số đầu vào nào đó của dự án thì nó sẽ cho các giá trị đầu ra khác nhau với các xác suất khác nhau
Trong một số trường hợp đặc biệt, phân tích độ nhạy cũng có thể cho chứng cứ đặc biệt để kết luận dự án có hiệu quả ngay cả trong điều kiện tốt nhất của tất cả các biến hay là có hiệu quả xấu nhất trong điều kiện xấu nhất của tất cả các biến Mặt khác các biến thường vận động đồng thời cùng hướng hoặc ngược hướng nhau và do đó độ nhạy không thể phân tích tách rời các biến
Qua phần phân tích trên có thể đi đến kết luận rằng: Khi tiến hành xét chọn phương án đầu tư cho dự án về mặt tài chính cần phải có quan điểm tổng
Trang 25trên cả bốn chỉ tiêu quan trọng là: Giá trị hiện tại thuần NPV, hệ số hoàn vốn nội tại IRR, tỷ số lợi ích/ chi phí(B/C), và thời gian hoàn vốn Nếu chỉ xem xét phiến diện từ một chỉ tiêu sẽ dẫn đến sai lầm trong quyết định đầu tư cho
dự án
Đây là quan điểm nhất quán trong phân tích tài chính làm cơ sở cho công tác thẩm định dự án đầu tư và cũng là phương thức mà tôi sẽ sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh tế tài chính dự án: “Nhà máy gạch Tuynel 15 triệu viên/năm”- Nam Định được trình bày tiếp theo ở chương II
Trang 26Tóm tắt chương 1
Chương I đã trình bày cơ sở lý thuyết về đánh gía hiệu quả kinh tế tài chính cho dự án đầu tư nói chung và cho dự án Nhà máy gạch Tuynel 15 triệu viên/năm nói riêng Và đây chính là tiền đề để tiến hành tính toán phân tích các chương sau(chương II và chương III)
Trong chương này cũng đã nêu ra các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư Đó là: Giá trị hiện tại thuần (NPV), hệ số hoàn vốn nội tại (IRR), tỷ lệ giữa lợi ích và chi phí (B/C), thời gian hoàn vốn( T hv ).Các chỉ tiêu này cũng có những ưu điểm và một số hạn chế, vì thế ta cần lựa chọn và kết hợp đúng đắn các chỉ tiêu để có được kết quả phân tíchchính xác mang lại hiệu quả cao
Để đánh giá được hiệu quả kinh tế tài chính dự án chúng ta cần phải nắm được cơ sở lý luận về đánh giá hiệu quả kinh tế, các chỉ tiêu tài chính, mức độ khả thi và độ nhạy của dự án Từ đó đề ra các giải pháp để thực hiện
dự án
Trang 27CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ NHÀ MÁY GẠCH TUYNEL 15 TRIỆU
VIÊN/NĂM
Tên dự án: Nhà máy gạch Tuynel 15 triệu viên/năm
Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần vận tải xây dựng Vinaha
Quy mô công suất: Dây truyền sản xuất gạch Tuynel công suất 15 triệu viên/năm
Địa điểm xây dựng: Xã Mỹ Tân- huyện Mỹ Lộc - Tỉnh Nam Định
Diện tích xây dựng: 5,0 ha
2.1 Sự cần thiết phải đầu tư dự án
Sản phẩm gạch ngói đất sét nung là loại VLXD có nhiều ưu điểm như:
Độ bền, tuổi thọ cao, dễ thi công, dễ thích ứng với công nghệ xây dựng mới, giá thành thấp Do vậy loại sản phẩm này đã và đang được sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp mà chưa có loại vật liệu nào có thể thay thế được
Đất nước ta đang trong thời kỳ phát triển mạnh nghành xây dựng nhất
là sự hình thành các khu công nghiệp, chung cư, đô thị mới cho nên nhu cầu
về vật liệu xây dựng ngày càng tăng, thị trường ngày càng rộng
Mặt khác trong những năm tới, chủ trương của các sở ban ngành là phá
bỏ những lò thủ công đang hoạt động trên địa bàn tỉnh cũng như toàn quốc, sản phẩm của loại lò này không đáp ứng được chất lượng sản phẩm do sản xuất theo phương pháp thủ công, mặt khác nó còn gây ô nhiễm môi trường vì
Trang 28Sự chuyển đổi nghành nghề kinh doanh khẳng định sự nhạy bén với thị trường và là sự sáng suốt của một tổ chức khi nghành nghề đang làm có chiều hướng đi xuống, thậm chí trong năm tới có thể thua lỗ cho nên Công ty cổ phần Vận Tải Xây Dựng VINAHA đã tiến hành khảo sát thị trường gạch ngói đất sét nung tại Việt Nam trong nhiều năm qua Từ khi dây chuyền sản xuất gạch tuynel đầu tiên đi vào hoạt động đến nay, ngành sản xuất VLXD gạch ngói đất sét nung đã có nhiều tiến bộ, đổi mới cả trong lĩnh công nghệ lẫn thị trường tiêu thụ Năng lực sản xuất gạch tuynel trên toàn quốc đạt khoảng 8 tỷ viên QTC/năm Các đơn vị được đầu tư hệ lò này đã đi vào hoạt động hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định và đạt hiệu quả tốt Tuy nhiên, nếu so với
dự báo nhu cầu đến năm 2015 là 18 đến 20 tỷ viên QTC/năm, thì sản lượng này vẫn còn thiếu hụt nhiều Đặc biệt, đối với các khu vực và các khu kinh tế tập trung quy mô lớn Với những ưu điểm về chất lượng và khả năng đa dạng hóa sản phẩm, tiêu hao nguyên, nhiên liệu thấp và đặc biệt là cải thiện môi trường, hệ lò tuynel ngày càng được nhiều cơ sở đầu tư xây dựng, thay thế dần các loại lò đứng, lò vòng
Do vậy, dự án đầu tư xây dựng nhà máy gạch tuynel tại xã Mỹ Tân – huyện Mỹ Lộc là một dự án có tính khả thi cao Dự án đáp ứng được nhu cầu
về gạch ngói đất sét nung cho các công trình của mọi thành phần trong xã hội, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đáp ứng chủ trương thay thế tiến tới xóa bỏ hoàn toàn các lò gạch thủ công, giải quyết việc làm cho người lao động, tạo nguồn thu cho ngân sách Với mặt bằng sẵn có là điều kiện thuận lợi để Công
ty triển khai dự án một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất
Trang 29- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/2/2009 của Chính phủ về Quản lý dự
án đầu tư xây dựng công trình;
- Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của Chính phủ về bổ sung, sủa đổi một số điều của Nghị định 209/2004/NĐ-CP về Quản lý chất lượng công trình xây dựng;
- Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 5/5/2008 của Chính phủ về Hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu;
- Quyết định số 15/2000/QĐ-BXD ngày 24/7/2000 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành Quy định đầu tư sản xuất gạch ngói đất sét nung;
- Các căn cứ pháp lý chính liên quan đến Dự án đầu tư Nhà máy gạch tuynel công suất 15 triệu viên/năm của Công ty Cổ phần Vận tải Xây dựng VINAHA
Trang 302.3 Địa điểm xây dựng
Nhà máy gạch Tuynel được xây dựng tại Xã Mỹ Tân- Huyện Mỹ Lộc- Thành phố Nam Định
Nhà máy gạch tuynel được đặt tại nơi thoả mãn các điều kiện:
Gần nguồn nguyên liệu Nguyên liệu để sản xuất gạch ngói đất sét nung
là sét dễ chảy, gồm đất sét bãi hoang không có khả năng canh tác, đất sét nạo vét khơi sâu ao hồ, chuyển đổi ruộng trũng thành hồ ao nuôi trồng thủy sản, đất phù sa, đất ven sông ngoài hành lang bảo vệ đê, đất ven ngòi không dùng
để sản xuất nông nghiệp, đất bỏ hoang, đất hạ cốt ruộng được quy hoạch khai thác sử dụng
Môi trường thoáng, rộng, ít ảnh hưởng tới hoạt động dân sinh Trong quá trình sản xuất, nhà máy tác động đến môi trường bằng các tác nhân tiếng
ồn, bụi, khói Vì vậy, nhà máy cần được đặt cách xa khu dân cư, khu vực canh tác nông nghiệp
Thuận lợi cho công tác tiêu thụ và cung ứng nguyên, nhiên liệu Do mặt hàng gạch ngói đất nung là sản phẩm có tỷ trọng lớn nên công tác vận chuyển, cung ứng nguyên, nhiên liệu và sản phẩm có ảnh hưởng lớn đến giá thành
Với những yếu tố trên, lựa chọn vị trí đặt nhà máy tại khu vực xã Mỹ Tân – huyện Mỹ Lộc là phù hợp
Khu vực nhà máy nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, chịu ảnh hưởng của gió mùa Nhiệt độ trung bình của mùa hè là 28oC, mùa đông khô lạnh, nhiệt độ trung bình 15-16oC Độ ẩm trung bình 83-85% Lượng mưa trung bình 160-180mm, tập trung vào các tháng 7, 8, 9 Tháng 1, 2 thường có mưa phùn Số ngày nắng trong năm từ 120-140 ngày Nguồn nguyên liệu bãi bồi hằng năm ven bờ sông Hồng đã phong hóa, đất hằng năm khác ngay sát tại nhà máy có trữ lượng hàng triệu m3 rất phù hợp để sản xuất các sản phẩm của
Trang 31nhà máy, đây là cơ sở tốt để nhà máy lập các phương án khai thác khi nhà máy đi vào hoạt động
Vị trí rất thuận tiện giao thông thủy, bộ, ưu thế rất lớn cho việc cung ứng nguyên, nhiên liệu và tiêu thụ sản phẩm sau này, phù hợp với mục tiêu cung ứng chủ yếu sản phẩm cho thị trường địa phương Ngoài ra, nhà máy có thể cung cấp sản phẩm cho việc xây dựng các công trình ở các tỉnh lân cận
Nguồn điện phục vụ: từ mạng điện lưới quốc gia
Nguồn cấp nước: sử dụng nguồn nước mặt sông Hồng và nước giếng khoan
Thoát nước: Xử lý và tiêu thoát nước ra sông Hồng thuận lợi
2.4 Quy mô dự án
Mục tiêu của dự án sản phẩm sản xuất chủ yếu cung cấp cho thị trường tại khu vực Đặc điểm của thị trường này chủ yếu sử dụng để xây dựng các công trình dân dụng phục vụ cho nhà ở, công sở
Căn cứ nhu cầu thị trường, khả năng của doanh nghiệp Dự án được lựa chọn đầu tư dây chuyền sản xuất gạch tuynel công suất 15 triệu viên QTC/năm Công suất dự kiến phát huy tối đa 120% công suất thiết kế tại các năm sau Hai dây chuyền là 30 triệu viên/năm
Loại dây chuyền sản xuất gạch tuynel có công suất 15 triệu viên/năm là loại công suất nhỏ, phù hợp với phương hướng mở rộng sản xuất của công ty Loại lò này có thể sản xuất được nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường và nhu cầu về gạch đặc, gạch 2 lỗ khi hệ thống lò thủ công bị thu hẹp.Công suất huy động của nhà máy qua các năm như sau (bảng 2.1)
Trang 32BẢNG 2.1: BẢNG TỔNG HỢP MỨC HUY ĐỘNG CÔNG SUẤT QUA CÁC NĂM
(Tài liệu dự án do công ty cung cấp)
2.5 Nhu cầu vật tƣ và năng lực sản xuất
2.5.1 Nhu cầu vật tƣ: Bao gồm đất, than, điện
BẢNG 2.2 BẢNG TỔNG HỢP NHU CẦU VẬT TƢ
TT Loại
vật tƣ ĐVT
Định mức (1.000 viên TC)
Lƣợng dù (1 năm)
Giá đơn vị (đ)(VAT)
- Nguồn cung cấp: Tại các mỏ đất ở địa phương
- Phương thức cung cấp: ký hợp đồng với nhà cung cấp
b/ Than:
Trang 33- Yêu cầu: Than để đốt lò tuynel dùng than cám 5 có nhiệt năng QTlv> 5.000 kcal/kg Để đảm bảo hạn chế ô nhiễm môi trường và hư hỏng thiết bị sử dụng nguồn than tại Tuyên Quang, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Giang,…
- Nguồn cung cấp: Tại mỏ than Quảng Ninh
- Phương thức cung cấp: ký hợp đồng với nhà cung cấp
c/ Điện:
- Yêu cầu: Điện 3 pha cần được cung cấp ổn định để duy trì sự làm việc liên tục của các máy móc thiết bị Toàn bộ nhà máy phải có trạm điện riêng cân đối theo nhu cầu tiêu thụ điện của các thiết bị
- Nguồn cung cấp: điện lưới quốc gia
- Phương thức cung cấp: Sau khi san lấp xong mặt bằng, Công ty ký hợp đồng với
sở Điện lực và tiến hành triển khai lắp đặt đường điện và trạm biến áp để phục vụ ngay trong quá trình thi công xây dựng nhà máy
2.5.2 Cân đối năng lực sản xuất và các giải pháp đảm bảo thực thi
Lựa chọn hệ tạo hình có năng suất 70.000 viên/ca
- Số ca làm việc trong ngày: 1 ca
- Thời gian làm việc trong năm: 25ngày x 12tháng = 300 ngày
- Sản phẩm sản xuất 1 năm: 70.000x1x300 = 21.000.000 viên QTC
Trang 34- Lượng than cần dùng 1 năm (một hệ): 1.800 tấn
- Mật độ phơi 120viên/m2 Chu kỳ phơi là 15 ngày
- Diện tích sân phơi cần thiết: 19.845.000/365/120*15=6.797 m2
d/ Bãi chứa đất và kho đất:
Bãi chứa đất:
- Lượng đất cần thiết cho 1 năm: 19.845.x1,7 = 33.737 m3
- Đất dự trữ 6 tháng, chiều cao bãi là 4m
- Diện tích bãi chứa đất tối thiểu là: 33.737/2/4/0,8 = 5.272 m2
Kho đất có mái che:
- Lượng đất cho 1 ca: 1,7x70*1,05 = 125 m3
- Diện tích kho đất: 125x5/3 = 208,3 m2
- Chọn nhà có diện tích: 18x24=432m2
e/ Bãi thành phẩm:
- Lượng thành phẩm tồn kho lớn nhất dự kiến: 3.000.000 viên
- Diện tích bãi chứa thành phẩm: 3.000.000/500= 6.000 m2
f/ Các hạng mục phụ trợ:
Trang 35- Nhà điều hành, nhà ăn ca, nhà để xe, vệ sinh, bảo vệ được tính toán quy hoạch phù hợp với nhu cầu sử dụng của nhà máy
2.5.3.Các giải pháp đảm bảo kết cấu hạ tầng
a/ Điện: Nhu cầu về điện
Các trang thiết bị đảm bảo phục vụ cho sản xuất (bảng 2.3)
BẢNG 2.3 BẢNG KÊ TRANG THIẾT BỊ PHỤC VỤ SẢN XUẤT
(1 dây chuyền)
Số lƣợng
CS thiết kế (kW)
Tổng số (kW)
Trang 36TT Tên thiết bị
(1 dây chuyền)
Số lƣợng
CS thiết kế (kW)
Tổng số (kW)
0,75
4,85
Trang 37Nhu cầu: Lượng nước sử dụng cho 1 ngày từ 10 20m3, có thể được cung
c/ Giao thông bên ngoài:
Đường bộ: tiếp Phía tây đi huyện Vụ Bản, phía nam đi thành phố Nam Định, phía bắc đi Hà Nam
Đường thuỷ: Giáp với Sông Hồng thuận lợi cho quá trình nhập nguyên liệu (đất, than)
d/ Giao thông nội bộ:
Trong quy hoạch mặt bằng sẽ bố trí các đường giao thông để ô tô vào các khu vực kho đất, bãi thành phẩm, kho than, nhà tạo hình Các đường giao thông được cấu tạo dạng đường bê tông và đất cấp phối
e/ Kho bãi, nhà làm việc:
Nhà điều hành, nhà ăn ca, kho vật tư , nhà vệ sinh, nhà nghỉ công nhân, nhà
để xe được tận dụng và xây mới trong mặt bằng nhà máy đã được quy hoạch
f/ Bãi thành phẩm:
Bãi thành phẩm là nền đã san lấp Khi có điều kiện sẽ đổ sân bê tông
2.6 Sơ đồ công nghệ