Khó khăn và thách thức khi áp dụng chuẩn mực ifrs vào các doanh nghiệp Việt Nam duco759 thực hiện bởi sinh viên trường đại học Ngân hàng TpHCM Financial statements prepared with International Financial reporting standards (IFRS) are increasingly applied in the world because of the application of IFRS enhances the comparability and transparency of financial reporting activities. Following with that trend, enterprises in Viet Nam are also gradually changing the accounting system from Viet Nam Accounting Standards (VAS) to IFRS. This transformation can bring many opportunities for businesses, but also cause many problems. This research carries out literature reviews, interviews with some experts in the field of accounting, auditing and compares the financial statements of a large enterprise in Viet Nam through the application of two standards, thereby pointing out the difficulties in conversion, the difference between the two accounting standards and propose lessons learnt for businesses.
Trang 1NECESSITY AND CHALLENGES IN APPLYING INTERNATINONAL FINANCIAL REPORTING STANDARDS TO VIETNAMESE ENTERPRISES
Nguyen Minh Huu-HQ8-GE10-050608200381 Tran Đuc Canh Tung-HQ8-GE10-050608200185
Ho Chi Minh University of Banking Abstract: Financial statements prepared with International Financial
reporting standards (IFRS) are increasingly applied in the world because of the application of IFRS enhances the comparability and transparency of financial reporting activities Following with that trend, enterprises in Viet Nam are also gradually changing the accounting system from Viet Nam Accounting Standards (VAS) to IFRS This transformation can bring many opportunities for businesses, but also cause many problems This research carries out literature reviews, interviews with some experts in the field of accounting, auditing and compares the financial statements of a large enterprise in Viet Nam through the application of two standards, thereby pointing out the difficulties in conversion, the difference between the two accounting standards and propose lessons learnt for businesses
Keywords: The adoption of International Financial Reporting Standards (IFRS),
Vietnam Accouting Standards (VAS), Vietnamese businesses
Trang 2SỰ CẦN THIẾT VÀ THÁCH THỨC KHI ÁP DỤNG CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ VỚI
CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Nguyễn Minh Hữu-HQ8-GE10-050608200381 Trần Đức Cảnh Tùng-HQ8-GE10-050608200185
Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh Tóm tắt: Các báo cáo tài chính lập theo Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc
tế (IFRS) ngày càng được chấp nhận rộng rãi trên thế giới vì việc áp dụng IFRS giúp tăng cường khả năng so sánh và tính minh bạch của hoạt động báo cáo tài chính Cùng với xu thế đó, các doanh nghiệp tại Việt Nam cũng đang dần thay đổi hệ thống kế toán từ Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) sang IFRS Việc chuyển đổi này đem lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp, tuy nhiên cũng đặt ra nhiều vấn đề Nghiên cứu này sử dụng phương pháp tổng thuật tài liệu, phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán và đồng thời so sánh báo cáo tài chính của một doanh nghiệp lớn tại Việt Nam qua việc áp dụng hai chuẩn mực, từ đó chỉ ra những khó khăn trong việc chuyển đổi, sự khác biệt giữa hai chuẩn mực kế toán và rút ra bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi
Từ khóa: áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế, Chuẩn mực kế toán Việt
Nam, doanh nghiệp Việt Nam
1 Giới thiệu
Ngày 16 tháng 03 năm 2020, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 345/QĐ-BTC về việc phê duyệt đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt Nam Trong khi VFRS vẫn đang được xây dựng, ban hành trong giai đoạn từ 2020 đến 2024
và bắt đầu triển khai từ năm 2025 trên nguyên tắc tiếp thu tối đa thông lệ quốc tế, phù hợp với đặc thù của nền kinh tế Việt Nam, nhu cầu của doanh nghiệp, đảm bảo tính khả thi trong quá trình thực hiện Quyết định số 345/QĐ-BTC cho phép các doanh nghiệp áp dụng tự nguyện IFRS cho giai đoạn từ 2022 đến 2025 và áp dụng bắt buộc
Trang 3sau năm 2025 Trong bối cảnh đó, cộng đồng doanh nghiệp ít nhiều sẽ quan tâm đến tác động của Quyết định số 345/QĐ-BTC dù doanh nghiệp thuộc hoặc nằm ngoài đối tượng điều chỉnh bắt buộc áp dụng IFRS của quyết định
Một trong những khó khăn lớn nhất đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi áp dụng IFRS là sự khác biệt giữa Chuẩn mực này và Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) VAS đang được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam, nhưng không đáp ứng được các yêu cầu của IFRS Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải đối mặt với nhiều thách thức khi chuyển đổi từ VAS sang IFRS
Bên cạnh đó, còn có những thách thức khác như sự thiếu hụt nhân lực có trình độ chuyên môn cao về IFRS, khó khăn trong việc đào tạo và nâng cao năng lực cho nhân viên kế toán, kiểm toán và tài chính, cũng như sự phức tạp của quy trình chuyển đổi từ VAS sang IFRS
Qua việc phân tích, đánh giá và đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết những khó khăn và thách thức này, từ đó đảm bảo việc áp dụng IFRS đạt được hiệu quả cao nhất bài nghiên cứu này hy vọng sẽ chỉ ra những khó khăn trong việc chuyển đổi, sự khác biệt giữa hai chuẩn mực kế toán và rút ra bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi Bên cạnh đó, bài nghiên cứu này cũng sẽ là một tài liệu tham khảo cho các chuyên gia kế toán, tài chính, kiểm toán và các nhà quản lý doanh nghiệp có quan tâm đến vấn đề này
2 Tổng quan nghiên cứu
Hiện nay, theo thông tin của International Accounting Standards Board (IASB) -
tổ chức quản lý và phát triển IFRS, có hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới
đã chuyển đổi sang sử dụng IFRS hoặc có kế hoạch chuyển đổi trong tương lai gần Năm 2012, Barth, M E., Landsman, W R., và Lang, M H đã thực hiện nghiên cứu về đánh giá tác động của việc áp dụng IFRS lên chất lượng báo cáo tài chính của các công
ty trên toàn cầu Phương pháp nghiên cứu được áp dụng là khảo sát và phân tích các nghiên cứu trước đó và kết quả cho thấy rằng việc áp dụng IFRS đã cải thiện tính toàn vẹn và tính nhất quán của thông tin tài chính Các báo cáo tài chính sử dụng IFRS có tính nhất quán cao hơn và dễ dàng so sánh hơn giữa các công ty trên toàn cầu
Nhiều quốc gia đã áp dụng toàn diện IFRS cho cả công ty đại chúng và các doanh nghiệp tư nhân Ví dụ, các quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu (EU) đã
Trang 4bắt đầu sử dụng IFRS từ năm 2005, bao gồm cả các công ty đại chúng và các doanh nghiệp tư nhân Ngoài ra, các quốc gia như Úc, New Zealand, Canada, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Đài Loan cũng sử dụng IFRS toàn diện Tuy nhiên, cũng có một số quốc gia sử dụng IFRS cho công ty đại chúng và tiêu chuẩn kế toán khác cho các doanh nghiệp tư nhân Ví dụ, tại Mỹ, các công ty đại chúng sử dụng tiêu chuẩn kế toán US GAAP, trong khi các doanh nghiệp tư nhân có thể sử dụng IFRS hoặc tiêu chuẩn kế toán khác Tương tự, tại Nhật Bản, các công ty đại chúng sử dụng tiêu chuẩn kế toán J-GAAP, trong khi các doanh nghiệp tư nhân có thể sử dụng IFRS hoặc tiêu chuẩn kế toán khác
Năm 2003, nhóm tác giả Robin Ball và cộng sự nghiên cứu về tác động của việc
áp dụng IFRS đến tính minh bạch tài chính của các công ty tại châu Âu Tác giả sử dụng mô hình tuyến tính đa biến để phân tích dữ liệu trước và sau khi chuyển đổi sang IFRS Dữ liệu sử dụng được lấy từ các công ty đăng ký kinh doanh tại châu Âu từ năm
1996 đến năm 2002 Năm 2013 Hans B Christensen, Luzi Hail, và Christian Leuz nghiên cứu vấn đề tương tự là tác động của việc sử dụng IFRS đến việc tiết lộ thông tin tài chính của các công ty tại châu Âu Nhóm tác giả sử dụng mô hình tuyến tính đa biến để phân tích dữ liệu của các công ty trước và sau khi chuyển đổi sang IFRS.Dữ liệu sử dụng trong bài nghiên cứu được lấy từ các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán của châu Âu từ năm 2002 đến năm 2007 Cả hai nghiên cứu của Ball (2003) và Christensen (2013) đều chỉ ra rằng việc áp dụng IFRS đã có tác động tích cực đến tính minh bạch tài chính của các công ty tại châu Âu Theo Ball (2003), tính minh bạch được cải thiện đáng kể sau khi các công ty chuyển đổi sang IFRS Trong khi đó, theo Christensen (2013), việc sử dụng IFRS đã tăng trưởng trong việc tiết lộ thông tin tài chính của các công ty tại châu Âu Điều này có thể giúp tăng sự tin tưởng và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế và tăng trưởng
Hiện tại, Việt Nam chưa áp dụng toàn diện IFRS Tuy nhiên do nhận thấy những lợi ích trên, từ năm 2012, Bộ Tài chính Việt Nam đã ban hành một số tiêu chuẩn kế toán quốc gia dựa trên IFRS, gọi là Vietnam Accounting Standards (VAS) VAS được thiết kế để tương thích với IFRS và theo đó, các công ty đại chúng ở Việt Nam được yêu cầu tuân thủ các quy định tài chính và kế toán theo VAS Ngoài ra, trong những năm gần đây, Việt Nam đang tiến hành đổi mới hệ thống kế toán, trong đó bao gồm cả chuyển đổi sang sử dụng IFRS Từ năm 2015, Bộ Tài chính Việt Nam đã thành lập
Trang 5một Tổ công tác để nghiên cứu và chuẩn bị cho việc chuyển đổi sang IFRS, với mục tiêu thực hiện chuyển đổi vào năm 2025
Theo bài nghiên cứu "The Adoption of IFRS in Vietnam: Challenges and
Opportunities" của Nguyễn Thị Hoàng Oanh (2019) tập trung vào quá trình chuyển đổi sang chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) tại Việt Nam và đánh giá những thách thức và cơ hội liên quan đến việc áp dụng IFRS ở Việt Nam Bài nghiên cứu này
sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu để thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau
và phân tích dữ liệu Kết quả cho thấy, Việt Nam đã chính thức chuyển sang sử dụng IFRS vào năm 2012, tuy nhiên quá trình áp dụng IFRS vẫn đang gặp nhiều thách thức Các thách thức này bao gồm sự thiếu kiến thức và kinh nghiệm của các doanh nghiệp,
sự phức tạp của IFRS, sự khác biệt giữa IFRS và các chuẩn mực tài chính Việt Nam và
sự khó khăn trong việc đánh giá giá trị thực của các khoản đầu tư và các tài sản tài chính Bài nghiên cứu cũng đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết các thách thức
mà các doanh nghiệp Việt Nam đang đối mặt khi áp dụng IFRS, bao gồm cải thiện chất lượng đào tạo và giáo dục về IFRS, cải thiện khả năng quản lý và xử lý thông tin tài chính của các doanh nghiệp, tăng cường sự hỗ trợ từ phía chính phủ và các tổ chức liên quan và tăng cường sự hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm giữa các doanh nghiệp Theo nghiên cứu "Perceptions of Auditors and Preparers on IFRS Adoption in Vietnam" của Vương Vũ Hữu và các tác giả khác (2020) Bài báo nghiên cứu này tập trung vào việc đánh giá cách thức áp dụng tiêu chuẩn báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) trong các doanh nghiệp Việt Nam Nghiên cứu được thực hiện dựa trên phỏng vấn các nhà kiểm toán và người chuẩn bị báo cáo tài chính tại Việt Nam Kết quả cho thấy, các bên liên quan đều có nhận thức tích cực về lợi ích của việc áp dụng IFRS đối với tài chính doanh nghiệp, tuy nhiên vẫn còn nhiều thách thức trong việc thực hiện Tương
tự bài nghiên cứu "The Adoption of IFRS in Vietnam: Challenges and Opportunities" của Nguyễn Thị Hoàng Oanh (2019), thách thức được đề cập trong bài báo gồm: sự thiếu hụt nguồn lực và kỹ năng của nhân viên, sự phức tạp của các quy định IFRS và khó khăn trong việc đào tạo và giáo dục nhân viên Có thể thấy bên cạnh các lợi ích từ việc áp dụng IFRS thì vẫn còn rất nhiều thách thực phải việt qua khi tiến hành áp dụng IFRS
3 Phương pháp nghiên cứu
Trang 6Phương pháp tổng quan tài liệu
Thu thập thông tin gián tiếp từ các tài liệu có liên quan và tổng hợp các nội dung
đã được nghiên cứu Cụ thế, tổng hợp các nghiên cứu trên thế giới và trong nước về những vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức khi áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế lên báo cáo tài chính ở Việt Nam, sự khác biệt giữa VAS và IFRS, sự tác động của IFRS lên báo cáo tài chính doanh nghiệp
Phương pháp nghiên cứu tình huống
Từ ba bản báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), đánh giá sự tác động của việc áp dụng IFRS so với VAS
Phương pháp phỏng vấn
Thu thập và phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực Thông qua đó tập hợp được các ý kiển để tổng kết kinh nghiệm và khuyến nghị cho doanh nghiệp Việt Nam
4 Kết quả nghiên cứu
4.1 Tác động của việc áp dụng IFRS đến các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính
Nghiên cứu này đánh giá dựa trên báo cáo tài chính của Vinamilk năm 2021 giữa
áp dụng VAS và IFRS
Do sự khác biệt giữa hai Chuẩn mực kế toán Việt Nam, Chuẩn mực kế toán quốc
tế nên kết quả của hai báo cáo tài chính lập theo VAS và IFRS có nhiều chênh lệch, đặc biệt là về tài sản và kết quả kinh doanh của đơn vị Ta có thể thấy từ ba bản báo cáo:
(1) Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho theo IFRS phản ánh đầy đủ hơn, đặc biệt
là với các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, khai khoáng, nông nghiệp Giá trị hàng tôn kho được tính theo giá trị thuần có thể thực hiên được nên không cần lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, còn theo VAS giá trị hàng tồn kho ghi nhận theo giá gốc
và lập dự phòng
(2) Tài sản được đánh giá lại hàng năm theo giá trị hợp lý trong khi theo VAS thì
ghi nhận theo nguyên giá và lập dự phòng tổn thất tài sản
(3) Nguyên tác ghi nhận doanh thu và chi phí theo IFRS phản ánh đầy đủ, rõ rang
và chi tiết hơn VAS (giữa IFRS 15 và VAS 14)
Trang 7Qua đó, thấy được việc lập báo cáo tài chính theo Chuẩn mực kế toán quốc tế là cần thiết vì sẽ làm cho bản báo cáo trở nên minh bạch và có tăng cường tính so sánh hơn, giúp cho người đọc phân tích tốt hơn về giá trị của doanh nghiệp
Bảng 1: Bảng cân đối kế toán hợp nhất cho năm kết thúc vào ngày 31/12/2021
(Đơn vị: triệu đồng)
TÀI SẢN
VỐN CHỦ SỞ
HỮU
TỔNG NGUỒN
VỐN
Bảng 2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất cho năm kết thúc vào ngày
31/12/2021
(Đơn vị: triệu đồng)
VAS
Tác động IFRS Áp dụng IFRS
Trang 8Lợi nhuận sau thuế 10.632.535 -924.177 9.708.358
Nguồn: Báo cáo thường niên 2021, Vinamilk
4.2 Tổng quan kết quả phỏng vấn
Cuộc khảo sát được thực hiện tại Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HD Bank) và trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh Qua cuộc khảo sát, phỏng vấn các ý kiến chuyên gia trong ngành kế toán, kiểm toán thực tiễn để nhận định các vấn đề liên quan đến chuyển đổi IFRS và kết quả thu
về 15 phiếu khảo sát đạt yêu cầu, trong đó bao gồm các nhân viên kế toán, kiểm soát nội bộ có kinh nghiệm tại ngân hàng HD Bank, đồng thời là các kiểm toán viên độc lập tại EY, KPMG trước đó và các giảng viên khối tài chính, kế toán của trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh,…
Hình 1: Theo chức vụ đại diện tham gia khảo sát
20.00%
26.67%
40.00%
13.33%
Kế toán trưởng Kiểm soát nội bộ Chuyên viên kế toán Khác
Về sự cần thiết áp dụng bắt buộc theo IFRS kể từ năm 2025 đối với các đối tượng mà Bộ Tài chính đã đưa ra trong lộ trình.
100% đại diện đồng ý sự cần thiết bắt buộc áp dụng IFRS từ năm 2025 đối với các đối tượng trong lộ trình của Bộ Tài chính với các lý do như sau:
15/15 đại diện đồng ý với nhận định: (1) IFRS là ngôn ngữ chung được sử dụng toàn cầu Việc hiểu biết và áp dụng IFRS giúp doanh nghiệp hội nhập quốc tế và có
Trang 9mức hoạt động tương đương với các nước khác, (2) IFRS được quốc tế công nhận nên khi daonh nghiệp áp dụng IFRS sẽ tăng uy tín đối với các nhà đầu tư từ nước ngoài, nhận được các khoản vay ưu tiên và có điều kiện để niêm yết trên thị trường quốc tế 14/15 đại diện đồng ý với nhận định: (1) Việc áp dụng IFRS giúp giảm đáng kể chi phí phát hành cổ phiếu, trái phiếu huy động vốn vì uy tín doanh nghiệp tăng lên Ngoài ra, (2) Về nhiệm vụ giải trình, những rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải như rủi
ro chính sách, rủi ro tín dụng,… theo IFRS yêu cầu trình bày và thuyết minh chi tiết để cung cấp đấy đủ thông tin nhất cho các nhà đầu tư
13/15 đại diện đồng ý với nhận định: (1) IFRS phản ánh tốt hơn về giá trị của doanh nghiệp do được phản ánh theo giá trị hợp lý, cụ thể là các trưởng hợp mua bán, sát nhập, công ty con, có them cổ đông mới,…
Về thách thức khi chuyển đổi Chuẩn mực kế toán và nguyên nhân Bộ tài chính đưa ra lộ trình áp dụng IFRS tại Việt Nam năm 2020.
12/15 đại diện đồng ý nhận định: (1) Có sự khác biệt lớn giữa 2 chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế (2) Chưa có nhiều nguồn nhân lực để thực hiện ước tính giá trị hợp lý (3) Chưa có sự linh hoạt trong việc ước tính kế toán theo thiên hướng chủ quan của người quản lý và điều hành vì kế toán Việt Nam bị ảnh hưởng bởi nguyên tắc, tuân thủ luật lệ và văn hóa khuôn mẫu, (4) Việc hạch toán kế toán ngày càng quan trọng vì các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng gia tăng, đặc biệt là các doanh nghiệp
có quy mô lớn, doanh nghiệp niêm yết (5) Bộ Tài chính phải mất một khoảng thời gian để xem xét tính phù hợp Chuẩn mực kế toán quốc tế và thiết lập quy trình để Việt Nam áp dụng
Về điều kiện căn bản và khả năng áp dụng IFRS ở Việt Nam.
15/15 đại diện đồng ý với nhận định rằng (1) Cần có thị trường hoạt động và thanh khoản cho các tài sản, có cơ sở để đo lường giá trị hợp lý một cách đáng tin cậy Ngoài ra, cần có một nguồn nhận lực có trình độ, có khả năng hiểu và vận dụng IFRS (2) Chính phủ nên có nhiều chính sách khuyến khích doanh nghiệp chuyển đổi để tạo cạnh tranh, hội nhập quốc tế và đặc biệt là tạo điều kiện đào tạo IFRS ở các trường đại học để xây dựng đội ngũ nhân lực cho tương lai (3) Việt Nam có khả năng áp dụng và dựa vào giai đoạn áp dụng tự nguyện (2020-2025) để đánh giá và phát triển
5 Kết luận và khuyến nghị
Trang 10Việt Nam đã và đang hội nhập ngày càng sâu rộng với nên kinh tế thế giới nên đã tác động nhiều ngành nghề, doanh nghiệp ngày càng có điều kiện để niêm yết trên sàn quốc tế Vì vậy, việc áp dụng IFRS tại Việt Nam là điều thiết yếu và qua bài nghiên cứu này, nhóm đã đánh giá khả năng áp dụng IFRS tại Việt Nam với những đóng góp sau:
Thứ nhất, nghiên cứu tổng hợp các nghiên cứu tính hình áp dụng IFRS của các nước phát triển và Việt Nam, qua đó thấy được sự khác nhau về hệ thống kế toán và những khó khăn khi chuyển đổi của Việt Nam
Thứ hai, dựa trên nghiên cứu xem xét các tác động IFRS lên chỉ tiêu báo cáo tài chính của Vinamilk Kết quả cho thấy tác động đến tài sản, báo cáo thu nhập và báo cáo tài chính, từ đó gây ảnh hưởng đến chính sách cổ tức và thuế Qua đó, thấy được tính cấp thiết của việc áp dụng IFRS vào Việt Nam theo kế hoạch của Bộ Tài Chính Thứ ba, sau khi thực hiện phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực kế toán, nhóm
đã chỉ ra được cụ thể những khó khăn mà doanh nghiệp phải gặp; từ đó đề xuất giải pháp, kiến nghị cho vấn đề áp dụng IFRS tại Việt Nam Sau năm 2025, Việt Nam có thể áp dụng IFRS mặc dù còn nhiều điều kiện chưa đáp ứng đủ Một trong những thách thức lớn nhất là trình độ của đội ngũ kế toán tại Việt Nam, nhóm nghiên cứu khuyến nghị Bộ Tài chính cần có thêm các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong việc nghiệp cứu và áp dụng IFRS Ngoài ra, cần tập trung đầu tư các chương trình đào tạo cho các nhân viên, tuyên truyền về lợi ích việc áp dụng IFRS và đẩy mạnh áp dụng IFRS lên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp
6 Tài liệu tham khảo
1 Ball, R., Robin, A., & Wu, J S (2003) Incentives versus standards: properties of accounting income in four East Asian countries Journal of Accounting and
Economics, 36(1-3), 235-270
2 Christensen, H B., Lee, E., & Walker, M (2013) Cross-sectional variation in the economic consequences of international accounting harmonization: Evidence from European firms adopting IFRS Journal of International Accounting Research, 12(2), 1-24