Quản ý đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường ở Đại học quốc gia Lào trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội hiện nayQuản ý đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường ở Đại học quốc gia Lào trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội hiện nayQuản ý đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường ở Đại học quốc gia Lào trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội hiện nayQuản ý đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường ở Đại học quốc gia Lào trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội hiện nayQuản ý đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường ở Đại học quốc gia Lào trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội hiện nayQuản ý đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường ở Đại học quốc gia Lào trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội hiện nayQuản ý đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường ở Đại học quốc gia Lào trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội hiện nayQuản ý đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường ở Đại học quốc gia Lào trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội hiện nayQuản ý đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường ở Đại học quốc gia Lào trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội hiện nayQuản ý đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường ở Đại học quốc gia Lào trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội hiện nayQuản ý đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường ở Đại học quốc gia Lào trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội hiện nayQuản ý đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường ở Đại học quốc gia Lào trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội hiện nayQuản ý đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường ở Đại học quốc gia Lào trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội hiện nayQuản ý đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường ở Đại học quốc gia Lào trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội hiện nayQuản ý đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường ở Đại học quốc gia Lào trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội hiện nayQuản ý đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường ở Đại học quốc gia Lào trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội hiện nayQuản ý đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường ở Đại học quốc gia Lào trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội hiện nayQuản ý đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường ở Đại học quốc gia Lào trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội hiện nayQuản ý đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường ở Đại học quốc gia Lào trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội hiện nayQuản ý đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường ở Đại học quốc gia Lào trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội hiện nayQuản ý đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường ở Đại học quốc gia Lào trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội hiện nayQuản ý đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường ở Đại học quốc gia Lào trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội hiện nayQuản ý đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường ở Đại học quốc gia Lào trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội hiện nayQuản ý đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường ở Đại học quốc gia Lào trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội hiện nayQuản ý đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường ở Đại học quốc gia Lào trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội hiện nayQuản ý đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường ở Đại học quốc gia Lào trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội hiện nayQuản ý đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường ở Đại học quốc gia Lào trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội hiện nay
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS Nguyễn Phúc Châu
PGS.TS Nguyễn Thành Vinh
HÀ NỘI - 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các
số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
DAVISOUK NOYNALY
Trang 4Xin chân thành cảm ơn các thành viên trong gia đình đã có sự chia sẻ, độngviên, khích lệ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tác giả luận án hoàn thành nhiệm vụhọc tập của mình
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
DAVISOUK NOYNALY
Trang 5DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC BẢNG ix
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ xi
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG TRONG BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HIỆN NAY 10
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 10
1.1.1 Nghiên cứu về đào tạo và quản lý đào tạo trong cơ sở giáo dục đại học 10
1.1.2 Nghiên cứu về đào tạo và quản lý đào tạo Ngành Khoa học môi trường 14
1.1.3 Nhận xét chung về các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án 18
1.2 Một số khái niệm cơ bản 19
1.2.1 Môi trường, Khoa học môi trường, Ngành Khoa học môi trường 19
1.2.2 Đào tạo, Đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường 21
1.2.3 Quản lý, quản lý đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường 23
1.3 Đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội hiện nay 25
1.3.1 Bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội và các vấn đề đặt ra đối với đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường 25
1.3.2 Một số lý thuyết về đào tạo nhân lực 30
1.3.3 Quy trình triển khai các hoạt động trong một khoá đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường 32
1.3.4 Yêu cầu đối với từng hoạt động trong quy trình đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường 34
1.3.5 Đặc điểm đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường 43
Trang 71.4 Các nội dung quản lý đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học
môi trường trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội hiện nay 48
1.4.1 Quản lý hoạt động kiện toàn bộ máy nhân lực đào tạo 49
1.4.2 Quản lý hoạt động phát triển chương trình đào tạo 50
1.4.3 Quản lý hoạt động tuyển sinh 50
1.4.4 Quản lý hoạt động trang bị, sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo 51
1.4.5 Quản lý hoạt động hợp tác đào tạo với các doanh nghiệp 52
1.4.6 Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên 53
1.4.7 Quản lý hoạt động học tập của sinh viên 54
1.4.8 Quản lý hoạt động đánh giá, công nhận kết quả học tập của sinh viên 55
1.4.9 Quản lý các hoạt động sau khoá đào tạo 56
1.4.10 Quản lý các hoạt động phân tích, phát huy thuận lợi và khắc phục bất lợi từ bối cảnh tác động vào đào tạo 57
1.5 Những yếu tố có ảnh hưởng đến quản lý đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội hiện nay 58
1.5.1 Những nguy cơ huỷ hoại môi trường nảy sinh trong thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của mọi quốc gia 58
1.5.2 Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển nhân lực Khoa học môi trường của Nhà nước Lào trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội hiện nay 59
1.5.3 Nhu cầu sử dụng nhân lực Ngành Khoa học môi trường của Nhà nước Lào, của các tổ chức hoạt động về lĩnh vực môi trường ở trong và ngoài nước 59
1.5.4 Sự tham gia của các tổ chức tuyển dụng nhân lực Khoa học môi trường vào hoạt động đào tạo Ngành Khoa học môi trường tại Đại học quốc gia Lào 59
1.5.5 Mức độ đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo từ Nhà nước, Đại học quốc gia Lào, tổ chức tuyển dụng và người học cho đào tạo Ngành Khoa học môi trường 60
1.5.6 Động cơ, ý thức, thái độ học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên trong đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường 60
Trang 81.5.7 Năng lực quản lý hoạt động đào tạo trình độ đại học Ngành Khoahọc môi trường của đội ngũ cán bộ quản lý các cấp trong Đại học quốcgia Lào 61
Kết luận Chương 1 62
Trang 9Chương 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Ở ĐẠI HỌC QUỐC GIA LÀO TRONG BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
HIỆN NAY 64
2.1 Kinh nghiệm quốc tế về quản lý đào tạo đào tạo nhân lực Ngành Khoa học môi trường và bài học cho Đại học quốc gia Lào 64
2.1.1 Kinh nghiệm quản lý đào tạo nhân lực Ngành Khoa học môi trường của một số quốc gia 64
2.1.2 Bài học kinh nghiệm cho Đại học quốc gia Lào về quản lý đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường 68
2.2 Khái quát về Nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, Đại học quốc gia Lào và Khoa Môi trường của Đại học quốc gia Lào 69
2.2.1 Điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào 69
2.2.2 Khái quát về Đại học quốc gia Lào 72
2.2.3 Khái quát về Khoa Môi trường của Đại học quốc gia Lào 75
2.3 Tổ chức khảo sát thực trạng 77
2.3.1 Mục đích 77
2.3.2 Nội dung 77
2.3.3 Đối tượng xin ý kiến trong khảo sát thực trạng 78
2.3.4 Phương pháp khảo sát 79
2.3.5 Hình thức tổ chức 79
2.3.6 Công cụ khảo sát và công cụ xử lý số liệu 79
2.4 Thực trạng đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường ở Đại học quốc gia Lào 81
2.4.1 Thực trạng các hoạt động thuộc yếu tố đầu vào 81
2.4.2 Thực trạng hoạt động thuộc yếu tố tiến trình biến đầu vào thành đầu ra của khoá đào tạo 91
2.4.3 Thực trạng các hoạt động thuộc yếu tố đầu ra 95
2.4.4 Thực trạng các hoạt động tạo sự thích ứng của đào tạo với bối cảnh (bằng phân tích, phát huy thuận lợi, khắc phục bất lợi từ bối cảnh phát triển KT-XH vào đào tạo) 99
2.4.5 Thực trạng các hoạt động đào tạo theo đánh giá của sinh viên Ngành Khoa học môi trường 102
2.5 Thực trạng triển khai các nội dung quản lý đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường ở Đại học quốc gia Lào 104
Trang 102.5.1 Thực trạng quản lý hoạt động kiện toàn bộ máy quản lý đào tạo
104
2.5.2 Thực trạng quản lý hoạt động phát triển chương trình đào tạo 106
2.5.3 Thực trạng quản lý hoạt động tuyển sinh 108
2.5.4 Thực trạng quản lý trang bị, sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo 110
2.5.5 Thực trạng quản lý hoạt động hợp tác đào tạo với các doanh nghiệp .112
2.5.6 Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên 114
2.5.7 Thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên 116
2.5.8 Thực trạng quản lý hoạt động đánh giá và công nhận kết quả học tập của sinh viên 118
2.5.9 Thực trạng quản lý các hoạt động sau khoá đào tạo 120
2.5.10 Thực trạng quản lý các hoạt động phân tích, phát huy thuận lợi và khắc phục bất lợi từ bối cảnh tác động vào đào tạo 122
2.6 Mức độ tác động của các yếu tố có ảnh hưởng đến quản lý đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường ở Đại học quốc gia Lào 126
2.7 Đánh giá chung thực trạng quản lý đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường ở Đại học quốc gia Lào 127
2.7.1 Những điểm mạnh, nguyên nhân 127
2.7.2 Những khó khăn, bất cập và nguyên nhân 128
Kết luận Chương 2 130
Chương 3 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Ở ĐẠI HỌC QUỐC GIA LÀO TRONG BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HIỆN NAY 132
3.1 Quan điểm và nguyên tắc đề xuất giải pháp 132
3.1.1 Quan điểm 132
3.1.2 Các nguyên tắc 132
3.2 Các giải pháp quản lý 135
3.2.1 Trước mỗi khoá đào tạo, tổ chức điều chỉnh Chuẩn đầu ra của các Chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu nhân lực Ngành Khoa học môi trường trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội hiện nay ….………135
3.2.2 Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ giảng viên Ngành Khoa học môi trường về lý luận dạy học theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên 142
Trang 113.2.3 Tổ chức hợp tác đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường theo hình thức “hợp đồng đặt hàng” của tổ chức tuyển dụng với
Đại học quốc gia Lào 150
3.2.4 Chỉ đạo triển khai hoạt động phân tích, phát huy các thuận lợi và khắc phục những bất lợi từ bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội tác động vào đào tạo 155
3.2.5 Tổ chức các hoạt động cải tiến quản lý đào tạo trên cơ sở kết quả kiểm định Chương trình đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường 159
3.2.6 Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý cấp Khoa/ Phòng về năng lực quản lý đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường .166
3.3 Mối quan hệ giữa các giải pháp quản lý 173
3.4 Khảo nghiệm mức độ cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp quản lý 175
3.4.1 Mục đích, nội dung, phương pháp, công cụ và đối tượng xin ý kiến trong khảo nghiệm 175
3.4.2 Kết quả khảo nghiệm 175
3.5 Thử nghiệm giải pháp quản lý 180
3.5.1 Mục đích thử nghiệm 180
3.5.2 Nội dung thử nghiệm và giới hạn thử nghiệm 181
3.5.3 Giả thuyết thử nghiệm 181
3.5.4 Địa điểm, thời gian và đối tượng tham gia thử nghiệm 182
3.5.5 Tiêu chí, thang đo, đối tượng xin ý kiến 182
3.5.6 Tiến hành thử nghiệm 183
3.5.7 Kết quả thử nghiệm và đánh giá kết quả thử nghiệm 185
Kết luận Chương 3 190
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 192
1 Kết luận 192
2 Khuyến nghị 195
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 198
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN NỘI DUNG LUẬN ÁN 205
PHỤ LỤC
Trang 13DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Số lượng (theo học vị, học hàm) của đội ngũ giảng viên của
Đại học quốc gia Lào 73 Bảng 2.2 Số lượng về quy mô và chất lượng đào tạo của ĐHQG Lào
trong 5 năm gần đây 74 Bảng 2.3 Số lượng đề tài, đề án KH&CN, bài báo khoa học đã nghiên
cứu và công bố trong 5 năm gần đây của ĐHQG Lào 75 Bảng 2.4 Số lượng (theo học vị, học hàm) của đội ngũ giảng viên thuộc
Khoa Môi trường của ĐHQG Lào 76 Bảng 2.5 Quy định về cho điểm và đánh giá kết quả khảo sát thực
trạng 81 Bảng 2.6 Số liệu khảo sát thực trạng kiện toàn bộ máy nhân lực đào
tạo 82 Bảng 2.7 Số liệu khảo sát thực trạng chương trình đào tạo trình độ đại
học Ngành KHMT ở ĐHQG Lào 84 Bảng 2.8 Số liệu khảo sát thực trạng hoạt động tuyển sinh đào tạo
trình độ đại học Ngành KHMT ở ĐHQG Lào 86 Bảng 2.9 Số liệu khảo sát thực trạng trang bị và sử dụng
CSVC&TBĐT trình độ đại học Ngành KHMT 88 Bảng 2.10 Số liệu khảo sát thực trạng hoạt động hợp tác đào tạo với các
doanh nghiệp 90 Bảng 2.11 Số liệu khảo sát thực trạng hoạt động giảng dạy của giảng
viên trong đào tạo trình độ đại học Ngành KHMT 92 Bảng 2.12 Số liệu khảo sát thực trạng hoạt động học tập của sinh viên
của trong đào tạo trình độ đại học Ngành KHMT 94 Bảng 2.13 Số liệu khảo sát thực trạng hoạt động đánh giá, công nhận
kết quả học tập của sinh viên 96 Bảng 2.14 Số liệu khảo sát thực trạng các hoạt động sau khoá đào tạo 98 Bảng 2.15 Số liệu khảo sát thực trạng phân tích, phát huy thuận lợi và
cơ hội, khắc phục khó khăn và thách thức từ bối cảnh phát triển KT-XH vào đào tạo 100
Trang 14Bảng 2.16 Số liệu khảo sát đối tượng sinh viên về thực trạng các hoạt
động đào tạo trình độ đại học Ngành KHMT 103 Bảng 2.17 Số liệu khảo sát thực trạng quản lý hoạt động kiện toàn bộ
máy nhân lực đào tạo 105 Bảng 2.18 Số liệu khảo sát thực trạng quản lý hoạt động phát triển
chương trình đào tạo 107 Bảng 2.19 Số liệu khảo sát thực trạng quản lý hoạt động tuyển sinh 109 Bảng 2.20 Số liệu khảo sát thực trạng quản lý các hoạt động trang bị,
sử dụng CSVC&TBĐT 111 Bảng 2.21 Số liệu khảo sát thực trạng quản lý hoạt động hợp tác đào
tạo với các doanh nghiệp 113 Bảng 2.22 Số liệu khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của
giảng viên 115 Bảng 2.23 Số liệu khảo sát về thực trạng quản lý hoạt động học tập
của sinh viên 117 Bảng 2.24 Số liệu khảo sát thực trạng quản lý các hoạt động đánh giá,
công nhận kết quả học tập của sinh viên 119 Bảng 2.25 Số liệu khảo sát thực trạng quản lý các hoạt động sau khoá đào
tạo 121 Bảng 2.26 Số liệu khảo sát thực trạng quản lý hoạt động phân tích, phát
huy thuận lợi và khắc phục bất lợi từ bối cảnh tác động vào đào tạo 123 Bảng 2.27 Số liệu khảo sát mức độ tác động của các yếu tố có ảnh hưởng
đến QLĐT trình độ đại học Ngành KHMT 126 Bảng 3.1 Mức độ cấp thiết của các giải pháp quản lý 176 Bảng 3.2 Mức độ khả thi của các giải pháp quản lý 177 Bảng 3.3 Mức độ tương quan giữa mức độ cần thiết và tính khả thi
của các giải pháp quản lý 179 Bảng 3.4 Kết quả đánh giá mức độ phù hợp của Chuẩn đầu ra trong
chương trình đào tạo đã thử nghiệm phát triển 186 Bảng 3.5 Số liệu đánh giá về ý nghĩa sử dụng chương trình đào tạo
chuyên ngành Quản lý môi trường đã phát triển 187
Trang 15Bảng 3.6 Kết quả đánh giá mức độ hiệu quả của hoạt động quản lý
trong thử nghiệm triển khai giải pháp 188
Trang 16DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Mô hình CIPO về đào tạo nguồn nhân lực 31 Biểu đồ 2.1 So sánh kết quả đánh giá của Nhóm CBQL&GV với kết
quả đánh giá của Nhóm SV về thực trạng các hoạt động đào tạo 104 Biểu đồ 2.2 So sánh kết quả khảo sát thực trạng đào tạo với thực trạng
QLĐT trình độ đại học Ngành KHMT ở ĐHQG Lào 125
Sơ đồ 3.1 Mối quan hệ của các giải pháp quản lý 174 Biểu đồ 3.1 Tương quan giữa mức độ cấp thiết và tính khả thi của các
giải pháp quản lý 180
Trang 17MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, nền kinh tế tri thức và kinh tế thị trường, sựphát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ (KH&CN), nhất là công nghệthông tin và truyền thông, đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ
4 đã tạo ra những cơ hội đối với phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) ở mọi quốc gia.Tuy nhiên, cùng với mục tiêu hoà bình, độc lập dân tộc và dân chủ, hợp tác và pháttriển bền vững và toàn diện về KT-XH thì loài người đang đứng trước những tháchthức mang tính thời đại như:
- Sự cạnh tranh giữa các quốc gia với nhau về kinh tế thương mại, giànhgiật tài nguyên và khai thác năng lượng, mở rộng và chiếm lĩnh thị trường, pháttriển công nghệ, huy động nguồn vốn, phát triển nhân lực chất lượng cao, …
- Các nguy cơ mất an ninh phi truyền thống (an ninh chính trị, an ninhkinh tế, an ninh lương thực, an ninh sức khỏe, an ninh con người, an ninh cộngđồng và an ninh môi trường, …) đang hiện hữu và ngày càng gia tăng cùng vớinhững vấn đề toàn cầu khác như đói nghèo, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, đặc biệt là
sự hủy hoại môi trường sống
Các thách thức trên đã buộc mọi quốc gia phải có chính sách đối phó và phốihợp với nhau để cùng hành động bảo vệ môi trường Từ đó, cùng với việc tập trungvào phát triển giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) nhằm phát triển nhân lực chất lượngcao cho mọi lĩnh vực KT-XH, thì vấn đề phát triển nhân lực Ngành Khoa học môitrường (KHMT) ở mỗi quốc gia là một trong những nhiệm vụ thường xuyên, lâu
dài Như vậy, bối cảnh phát triển KT-XH hiện nay yêu cầu mọi quốc gia trên thế
giới phải phát triển nhân lực Ngành KHMT.
Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (CHDCND Lào) là quốc gia ở trung tâm bánđảo Đông Dương thuộc vùng Đông Nam Á, có diện tích nhỏ, dân số ít với nhiềudân tộc, trình độ dân trí còn thấp, nền KT-XH đang trong trình trạng chậm pháttriển; nhưng địa hình và khí hậu tương đối phức tạp (chủ yếu đồi núi, rừng nhiệtđới, sông suối với khí hậu lục địa khô nóng khắc nghiệt) Các nguy cơ hủy hoại môitrường đang hiện hữu như nạn đốt phá rừng và khai thác gỗ trái phép còn phổ biến;
Trang 18khai thác mỏ khoáng sản và kim loại quý trong lòng đất chưa có sự kiểm soát triệtđể; quy hoạch xây dựng các nhà máy thủy điện nhỏ chưa thật hợp lý; sử dụng thuốcbảo vệ thực vật còn tùy tiện và thiếu khoa học; các công trình xử lý nước thải và rácthải sinh hoạt còn quá hạn chế; vấn đề người dân được tiếp cận với nước sạch, giáodục vệ sinh cơ bản và các biện pháp bảo vệ môi trường chưa đồng đều giữa các khuvực thành thị và nông thôn, người giàu và người nghèo … dẫn đến những hiểm họamất cân đối hệ sinh thái, ô nhiễm nguồn nước sạch và không khí, mất an toàn nguồnlương thực và thực phẩm, làm ảnh hưởng đến chất lượng sống của mọi người dân ởcác cộng đồng và khu vực khác nhau Từ bối cảnh đã khái quát ở trên, Đảng Nhân
dân cách mạng Lào và Chính phủ Nước CHDCND Lào đã khẳng định“Giáo dục và
đào tạo là quốc sách hàng đầu” [22] có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển
nhân lực để quyết định tương lai của các dân tộc Lào Nghị quyết Đại hội đại biểutoàn quốc lần thứ XI của Đảng Nhân dân cách mạng Lào (13-15/ 01/ 2021) [23] đã
đề ra 4 quan điểm chỉ đạo, 6 mục tiêu, 4 khâu đột phá, 6 nhiệm vụ và giải phápnhằm phát triển KT-XH đất nước; trong đó một trong những quan điểm chỉ đạo là
“Thực hiện hiệu quả mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và chiến lược tăng
trưởng xanh quốc gia” [23], một trong những mục tiêu phát triển KT-XH “Đảm bảo sự cân đối trong bảo vệ môi trường và giảm thiểu nguy cơ từ thiên tai” [23],
một trong những nhiệm vụ và giải pháp phát triển KT-XH là “Tăng cường công tác
bảo vệ môi trường và giảm thiệt hại thiên tai” [23] Từ các quan điểm, mục tiêu,
nhiệm vụ và giải pháp nêu trên nhận thấy đào tạo nhân lực Ngành KHMT là một
trong những vấn đề được CHDCND Lào đặc biệt quan tâm giải quyết trong bối cảnh phát triển KT-XH hiện nay.
Quản lý đóng vai trò định hướng và có ý nghĩa quyết định chất lượng và hiệu
quả các hoạt động của một tổ chức Đào tạo là con đường chủ yếu nhằm nâng cao
chất lượng nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH nói chung và nguồn nhânlực Ngành KHMT nói riêng Chất lượng đào tạo nhân lực phụ thuộc vào nhiều yếu
tố, trong đó quản lý đào tạo (QLĐT) là một trong các yếu tố đóng vai trò định
hướng và có ý nghĩa quyết định Vì vậy, QLĐT là một trong các yếu tố có ý nghĩa
quyết định chất lượng đào tạo nhân lực Ngành KHMT đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH.
Trang 19Đại học quốc gia Lào (ĐHQG Lào) có chức năng đào tạo nhân lực cho nhiềulĩnh vực phát triển KT-XH của Nước CHDCND Lào; trong đó có nhân lực NgànhKHMT Tuy rằng đã có nhiều cố gắng, nhưng với bề dày chỉ 20 năm, cho nênĐHQG Lào chưa có nhiều kinh nghiệm trong QLĐT, dẫn đến chất lượng đào tạoNgành KHMT chưa thực sự đáp ứng yêu cầu chất lượng nhân lực cho phát triểnKT-XH; từ đó nghiên cứu vấn đề QLĐT trình độ đại học Ngành KHMT ở ĐHQGLào trong bối cảnh phát triển KT-XH hiện nay là rất có ý nghĩa.
Hiên nay đã có các công trình khoa học của một số nhà khoa học ở trong và
ngoài nước Lào nghiên cứu về QLĐT nhân lực với các trình độ khác nhau; tuy
nhiên chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu sâu về QLĐT trình độ đại học
Ngành KHMT ở ĐHQG Lào trong bối cảnh phát triển KT-XH hiện nay
Từ các lý do chủ yếu về lý luận và thực tiễn nêu trên, với cương vị là mộtgiảng viên kiêm cán bộ quản lý của Khoa Môi trường thuộc ĐHQG Lào, tôi chọn
đề tài “Quản ý đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường ở Đại học
quốc gia Lào trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội hiện nay” để nghiên cứu
nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực ngành KHMT đáp ứng yêucầu phát triển KT-XH cho CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu được cơ sở lý luận về QLĐT trình độ đại học Ngành KHMTtrong bối cảnh phát triển KT-XH hiện nay và cơ sở thực tiễn về QLĐT trình độ đạihọc Ngành KHMT ở ĐHQG Lào trong bối cảnh phát triển KT-XH hiện nay; từ đó
đề xuất các giải pháp QLĐT trình độ đại học Ngành KHMT ở ĐHQG Lào gópphần nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực ngành KHMT đáp ứng yêu cầu pháttriển KT-XH của CHDCND Lào hiện nay
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Đào tạo trình độ đai học Ngành KHMT trong bối cảnh phát triển KT-XHhiện nay
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Quản lý đào tạo trình độ đai học Ngành KHMT ở ĐHQG Lào trong bối cảnhphát triển KT-XH hiện nay
Trang 204 Câu hỏi nghiên cứu
- Quản lý đào tạo trình độ đại học Ngành KHMT ở ĐHQG Lào hiện nay cóvấn đề gì về lý luận và thực tiễn dẫn đến phải nghiên cứu ?
- Dựa trên lý thuyết đào tạo nhân lực nào là phù hợp nhất để nhận biết: trongđào tạo trình độ đại học Ngành KHMT phải triển khai các hoạt động nào, yêu cầu đốivới từng hoạt động đó ra sao và quản lý mỗi hoạt động đó như thế nào để phù hợp bốicảnh phát triển KT-XH hiện nay ?
- Quản lý đào tạo trình độ đại học Ngành KHMT ở ĐHQG Lào đang gặp cáckhó khăn, bất cập và do nguyên nhân nào; những giải pháp quản lý nào sẽ tháo gỡđược các khó khăn và khắc phục được những bất cập đó nhằm nâng cao chất lượngđào tạo đáp ứng yêu cầu nhân lực Ngành KHMT trong bối cảnh phát triển KT-XHhiện nay ?
5 Giả thuyết khoa học
Đào tạo trình độ đại học Ngành KHMT ở ĐHQG Lào đang có một số khókhăn và bất cập, dẫn đến chất lượng nhân lực Ngành KHMT chưa đáp ứng đượcyêu cầu phát triển KT-XH; mà nguyên nhân có thể từ khâu quản lý Nếu chỉ ra đượcnguyên nhân và xác định được các giải pháp quản lý nhằm xoá bỏ các nguyên nhândẫn đến các khó khăn và bất cập có trong thực trạng quản lý các hoạt động thuộccác yếu tố đầu vào, yếu tố đầu ra, yếu tố tiến trình biến đầu vào thành đầu ra củakhoá đào tạo thích ứng với yếu tố bối cảnh; thì chất lượng đào tạo Ngành KHMT ởĐHQG Lào sẽ đáp ứng được yêu cầu phát triển KT-XH của CHDCND Lào tronggiai đoạn hiện nay
6 Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về QLĐT trình độ đại học Ngành KHMT trongbối cảnh phát triển KT-XH hiện nay
6.2 Nghiên cứu cơ sở thực tiễn QLĐT trình độ đại học Ngành KHMT ởĐHQG Lào trong bối cảnh phát triển KT-XH hiện nay
6.3 Đề xuất các giải pháp QLĐT trình độ đai học Ngành KHMT cho ĐHQGLào trong bối cảnh phát triển KT-XH hiện nay
6.4 Tổ chức khảo nghiệm và thử nghiệm để nhận biết mức độ cấp thiết và khảthi của các giải pháp quản lý đã đề xuất
Trang 217 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Đề tài chỉ nghiên cứu QLĐT trình độ đại học hệ chính quy Ngành KHMT ở
ĐHQG Lào
- Chủ thể đóng vai trò chủ yếu và có trách nhiệm chính trong triển khai cácgiải pháp quản lý sẽ đề xuất trong luận án là Hiệu trưởng; Phó Hiệu trường phụtrách đào tạo và một số cán bộ quản lý (CBQL) cấp Khoa/ Phòng (trong đó chủ yếu
là trưởng Khoa Môi trường và trưởng Phòng Đào tạo) có trách nhiệm tham mưu choHiệu trưởng và phối hợp với trưởng các đơn vị Phòng Đào tạo, Phòng Quản lý chấtlượng, Phòng Tổ chức - Quản lý nhân sự, triển khai các giải pháp theo sự chỉ đạocủa Hiệu trưởng
- Đối tượng được chọn để khảo sát thực trạng vấn đề nghiên cứu, khảo nghiệm
và thử nghiệm trong nghiên cứu: một số CBQL và chuyên viên trong một số Vụchuyên môn của Bộ Giáo dục và Thể thao (GD&TT) Lào; CBQL (cấp trường, cấpKhoa/Phòng) và một số giảng viên (GV) của ĐHQG Lào; một số sinh viên (SV) đã
và đang được đào tạo tại Khoa Môi trường của ĐHQG Lào; một số đại diện cơquan, tổ chức và doanh nghiệp tại Thủ đô Viêng Chăn và tỉnh Viêng Chăn có nhucầu tuyển dụng hoặc đã tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp Ngành KHMT được đàotạo ở ĐHQG Lào)
- Đơn vị được chọn để thử nghiệm một số giải pháp quản lý sẽ đề xuất trongluận án này là Khoa Môi trường của ĐHQG Lào
- Số liệu khảo sát thực trạng vấn đề nghiên cứu được thu thập trong 5 nămhọc, từ năm học 2017 - 2018 đến năm học 2021 - 2022
8 Các tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
8.1 Cách tiếp cận trong nghiên cứu
8.1.1 Tiếp cận quá trình đào tạo
Tiếp cận quá trình đào tạo là việc xem xét các thành tố cấu thành của quá trìnhđào tạo (như mục tiêu đào tạo, chương trình và nội dung đào tạo, phương pháp vàhình thức tổ chức đào tạo, lực lượng đào tạo (người quản lý, người dạy, người học,người phục vụ, …), phương tiện và điều kiện đào tạo, kết quả đào tạo, …) để nhậnbiết các hoạt động đào tạo và các nội dung QLĐT theo các thành tố trong quá trìnhđào tạo trình độ đại học Ngành KHMT
Trang 228.1.2 Tiếp cận lý thuyết quản lý dựa trên kết quả
Quản lý dựa trên kết quả (Results - Based Management) là một phương thức
quản lý mà thông qua đó nhà quản lý xác định các kết quả cần đạt được một cách cụthể, rõ ràng và định hướng tất cả hoạt động quản lý của tổ chức vào mục tiêu đạt
được các kết quả đó Tiếp cận dựa trên kết quả đầu ra trong nghiên cứu QLĐT trình
độ đại học Ngành KHMT có bản chất là quản lý dựa trên Chuẩn đầu ra (CĐR) củachương trình đào tạo trình độ đại học Ngành KHMT (được xác định trước) mà cácnhà quản lý phải dựa vào đó để triển khai các hoạt động đào tạo
8.1.3 Tiếp cận thực tiễn
Tiếp cận thực tiễn trong nghiên cứu đề tài luận án này để từ nhu cầu xã hội xác
định được quy mô đào tạo nhân lực Ngành KHMT (số lượng sinh viên cần tuyểnsinh cho một khoá đào tạo) phải dựa trên trên cơ sở nhu cầu nhân lực Ngành môitrường và các ngành khác có liên quan trong phát triển KT-XH của Nước CHDCNDLào; tức là tuyển sinh đào tạo Ngành KHMT phải dựa trên thực tiễn về nhu cầu thị
trường lao động Ngành KHMT theo quy luật “cung - cầu” và Chuẩn đầu ra của
chương trình đào tạo phải đáp ứng yêu cầu sử dụng của thi trường lao động Nhưvậy, tiếp cận thực tiễn có bản chất là tiếp cận thị trường và tiếp cận này nhằm đềxuất các giải pháp phối hợp giữa ĐHQG Lào với các cơ quan, tổ chức và doanhnghiệp trong QLĐT trình độ đại học Ngành KHMT
8.1.4 Tiếp cận hệ thống
Khoa Môi trường và các phòng chức năng của ĐHQG Lào là những phần tửcủa ĐHQG Lào; mặt khác ĐHQG Lào là một phần tử trong hệ thống các cơ sởGD&TT và là một phần tử của hệ thống các tổ chức cấu thành Nước CHDCNDLào Tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu đề tài luận án này để xem xét sự vận hành
và tác động của các khoa và phòng chức năng của ĐHQG Lào trong đào tạo NgànhKHMT; đồng thời xem xét mối quan hệ giữa ĐHQG Lào với các cơ quan quản lýcủa nhà nước về GD&TT ở Lào và với các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực môitrường trong QLĐT Ngành KHMT
8.1.5 Tiếp cận chức năng quản lý cơ bản
Trong quản lý một tổ chức, chủ thể quản lý tổ chức phải triển khai các chứcnăng quản lý cơ bản theo một chu trình các hoạt động kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ
Trang 23đạo và kiểm tra để huy động và điều phối mọi nguồn lực (nhân lực, tài lực và vậtlực) nhằm đạt tới mục tiêu của tổ chức Tiếp cận chức năng quản lý cơ bản trongnghiên cứu QLĐT trình độ đại học Ngành KHMT nhằm xác định được các hoạtđộng xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đối với mỗi nội dung QLĐT;đồng thời chỉ ra các hoạt động đó của chủ thể quản lý trong triển khai mỗi giải phápquản lý sẽ đề xuất trong luận án như thế nào.
8.1.6 Tiếp cận Mô hình CIPO về đào tạo nhân lực
Trong luận án này, tiếp cận Mô hình CIPO (Context, Input, Process,
Output/Outcome) là tiếp cận chính trong nghiên cứu QLĐT trình độ đại học Ngành KHMT nhằm xác định một quy trình các hoạt động đào tạo thuộc các yếu tố đầu
vào (Input), yếu tố đầu ra (Output/Outcome), yếu tố tiến trình (Process) và các hoạt
động nhằm làm cho đào tạo thích ứng với yếu tố bối cảnh (Context) Từ đó xác
định được quy trình QLĐT trình độ đại học Ngành KHMT trên cơ sở quản lý các
hoạt động thuộc các yếu tố của mô hình này
8.2 Phương pháp nghiên cứu
8.2.1 Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết được phối hợp sử dụng trong nghiên
cứu đề tài luận án này là hệ thống hóa, phân tích, tổng hợp, so sánh và khái quát
hoá nhằm nhận biết các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển nhân
lực đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH trong các nghị quyết lãnh đạo của ĐảngNhân dân cách mạng Lào, chính sách quản lý của Chính phủ Nước CHDCND Lào,quy chế đào tạo của Bộ GD&TT Lào; đồng thời để nhận biết các tri thức khoa học
về đào tạo nhân lực và QLĐT nhân lực có trong các công trình khoa học tiêu biểu
đã công bố của một số tác giả trong và ngoài nước Lào nhằm hình thành cơ sở lýluận (khung lý thuyết) về QLĐT trình độ đại học Ngành Khoa KHMT trong bốicảnh phát triển KT-XH hiện nay
8.2.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn được phối hợp sử dụng trong nghiên
cứu đề tài luận án này là quan sát, điều tra bằng phiếu hỏi, xin ý kiến chuyên gia
(bằng phiếu hỏi và phỏng vấn), phân tích và xem xét sản phẩm hoạt động, khảo nghiệm và thử nghiệm các giải pháp nhằm đánh giá thực trạng đào tạo trình độ đại
Trang 24học Ngành KHMT ở ĐHQG Lào và thực trạng quản lý các hoạt động KH&CN đểnhận biết các khó khăn, những bất cập và nguyên nhân; từ đó có căn cứ thực tiễn để
đề xuất các giải pháp QLĐT trình độ đại học ngành này ở ĐHQG Lào
8.2.3 Một số phương pháp khác
- Sử dụng thuật toán tính giá trị trung bình để xử lý số liệu khảo sát thực trạng
và minh chứng mức độ cấp thiết và khả thi của các giải pháp đề xuất trong luận án
- Sử dụng Graph (sử dụng sơ đồ, biểu đồ) để mô tả trực quan, so sánh và đểminh họa một số kết quả nghiên cứu
9 Luận điểm bảo vệ
- Bối cảnh phát triển KT-XH hiện nay đặt ra vấn đề phải tăng cường bảo vệmôi trường và giảm thiểu thiệt hại thiên tai ở Nước CHDCND Lào; mà một trongcác con đường chủ yếu mang tính điều kiện cần và đủ nhằm giải quyết vấn đề này lànâng cao chất lượng đào tạo nhân lực trình độ đại học Ngành KHMT ở ĐHQG Lào
- Phối hợp giữa tiếp cận quản lý nhân lực theo Mô hình CIPO với các tiếp cận
quản lý quá trình đào tạo theo giáo dục học, tiếp cận QLĐT dựa trên kết quả/ chuẩnđầu ra, tiếp cận thực tiễn (“cung - cầu”), tiếp cận chức năng quản lý và tiếp cận hệ
thống; trong đó lấy tiếp cận Mô hình CIPO làm trung tâm để chỉ ra một quy trình
triển khai các hoạt động đào tạo trình độ đại học Ngành KHMT thuộc từng yếu tố
đầu vào, đầu ra, tiến trình biến đầu vào thành đầu ra dưới sự tác động của yếu tố bối
cảnh và từ đó chỉ ra quy trình triển khai các nội dung QLĐT trình độ đại học Ngành
KHMT trên cơ sở quy trình triển khai quản lý các hoạt động đào tạo nêu trên bằngthiết lập các chức năng quản lý cơ bản của người quản lý
- Chất lượng đào tạo trình độ đại học Ngành KHMT ở ĐHQG Lào sẽ đáp ứngyêu cầu nhân lực trong bối cảnh phát triển KT-XH hiện nay, khi mà ĐHQG Lào cócác giải pháp quản lý nhằm tháo gỡ các khó khăn, khắc phục những bất cập có trongthực trạng triển khai các nội dung QLĐT ngành này
10 Đóng góp mới của luận án
Trang 25cận quản lý quá trình đào tạo theo giáo dục học, tiếp cận quản lý dựa vào kết quảđầu ra/ chuẩn đầu ra, tiếp cận thực tiễn (“cung -cầu”), tiếp cận chức năng quản lý,tiếp cận hệ thống, …
10.2 Về thực tiễn
Kết quả nghiên cứu luận án chỉ ra thực trạng các hoạt động đào tạo trình độđại học Ngành KHMT ở ĐHQG Lào và thực trạng chất lượng triển khai các nộidung QLĐT trình độ đại học Ngành KHMT ở ĐHQG Lào trong bối cảnh pháttriển KT-XH hiện nay; trên cơ sở đó các đề xuất khoa học trong luận án là một sốgiải pháp quản lý có mức độ cấp thiết và tính khả thi cao về QLĐT trình độ đạihọc Ngành KHMT ở ĐHQG Lào đáp ứng các yêu cầu phát triển nhân lực NgànhKHMT tại Nước CHDCND Lào trong bối cảnh phát triển KT-XH hiện nay
11 Cấu trúc luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, các công trình khoa học của tácgiả, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục; luận án này có 3 chương
- Chương 1 Cơ sở lý luận về QLĐT trình độ đại học Ngành Khoa học môi
trường trong bối cảnh phát triển KT-XH hiện nay
- Chương 2 Cơ sở thực tiễn về QLĐT trình độ đại học Ngành Khoa học môi
trường ở Đại học quốc gia Lào trong bối cảnh phát triển KT-XH hiện nay
- Chương 3 Giải pháp QLĐT trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường ở
ĐHQG Lào trong bối cảnh phát triển KT-XH hiện nay
Trang 26Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
TRONG BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HIỆN NAY
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Nghiên cứu về đào tạo và quản lý đào tạo trong cơ sở giáo dục đại học
Từ giữa thế kỷ 19, công trình “The Principles of Scientific Management” của
tác giả Frederick Winslow Taylor (1856 - 1915) người Mỹ [84] đã phát triển cáchọc thuyết quản lý đương đại để chỉ ra 5 nguyên tắc quản lý (xác định phương pháphoàn thành mỗi loại công việc; tuyển chọn và huấn luyện người lao động một cáchkhoa học); trong đó huấn luyện người lao động được tác giả coi là hoạt động đàotạo nhân lực của tổ chức và yêu cầu đối với hoạt động này là phải xác định rõ mụctiêu, chương trình và nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức huấn luyện.Trong thập kỷ 80 của thế kỷ 20, nhà xã hội học người Mỹ Leonard Nadler đã bàn vềphát triển nhân lực thông qua đào tạo và bồi dưỡng nhân lực trong công trình
nghiên cứu “Developing Human Resource” (Phát triển nhân lực) [88] Trong công trình “Những vấn đề cốt yếu về quản lý” các nhà khoa học Harold Koontz, Cyril
Odonnell và Heinz Weihrich đã đưa ra lý luận chung về quản lý, chỉ ra một trongcác vấn đề cơ bản mà nhà quản lý phải triển khai nhằm đưa tổ chức đạt tới mục tiêulà: đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ người lao động có năng lực thực hiện các chứcnăng và nhiệm vụ của tổ chức [35] Gần đây, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn
hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) đã giới thiệu mô hình CIPO về đào tạo nhân lực
với mối quan hệ giữa yếu tố đầu vào (Input), yếu tố đầu ra (Output/Outcome), quảnyếu tố tiến trình (Process) biến đầu vào thành đầu ra, dưới sự tác động của yếu tố
bối cảnh (Context) [40].
Tại Việt Nam, trước hết phải nói đến tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về
huấn luyện cán bộ Theo vị lãnh tụ này, khi huấn luyện (đào tạo) cán bộ cách mạng
phải xác định đúng và phối hợp tốt các yếu tố: “huấn luyện nhằm đạt được những
gì” (mục tiêu đào tạo); “huấn luyện gì” (chương trình và nội dung đào tạo); “ai
Trang 27huấn luyện” (người dạy); “huấn luyện ai” (người học); “huấn luyện như thế nào”
(phương pháp và hình thức đào tạo); “huấn luyện với và trong điều kiện nào” (phương tiện và điều kiện đào tạo, bồi dưỡng), “kiểm tra và đánh giá kết quả huấn
luyện” (đánh giá kết quả huấn luyện) [49] Trên cơ sở lý luận Chủ nghĩa Mác Lênin
và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhiều nhà khoa học Việt Nam đã có cáccông trình nghiên cứu khoa học Một số công trình tiêu biểu nghiên cứu về QLĐTnhân lực được thể hiện trong các sách chuyên khảo, đề tài khoa học và công nghệ(KH&CN), luận án tiến sĩ và các bài báo khoa học dưới đây:
Trong công trình “Cơ sở khoa học của quản lý” của tác giả Nguyễn Minh Đạo
[20] đã đưa ra các tri thức khoa học được nhiều nhà quản lý coi như một cẩm nang
để triển khai quản lý các hoạt động xã hội nói chung có thể vận dụng vào QLĐT
nhân lực; công trình “Giáo trình Khoa học quản lý” của tác giả Đỗ Hoàng Toàn chủ
biên [66] đã nêu rõ khái niệm quản lý, các chức năng quản lý cơ bản để làm nềntảng cho các nhà quản lý vận dụng vào thực tiễn nói chung và QLĐT nhân lực nói
riêng; công trình “Quản lý giáo dục” của các tác giả Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải
và Đặng Quốc Bảo vừa kế thừa các lý thuyết quản lý qua nhiều thời kỳ lịch sử, vừachỉ ra một số lý luận mới về quản lý giáo dục (QLGD) trong thời đại ngày nay đểlàm cơ sở cho QLĐT nhân lực [38] Trong công trình “Phát triển toàn diện con
người trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hoá”, tác giả Phạm Minh Hạc đã chỉ
ra các yêu cầu toàn diện về phẩm chất và năng lực của người lao động trong thời kỳcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và coi đó là những yêu cầu chung về chuẩnđầu ra mà các cơ sở đào tạo cần phải cụ thể hoá vào Chuẩn đầu ra (CĐR) củachương trình đào tạo (CTĐT) đối với một chuyên ngành đào tạo cụ thể [31]; tác giả
Phan Văn Kha đã thể hiện trong công trình “Đào tạo và sử dụng nhân lực trong nền
kinh tế thị trường ở Việt Nam” các tri thức về tổ chức quá trình đào tạo và sử dụng
nhân lực trong bối cảnh phát triển nền kinh tế thi trường ở Việt Nam [45] Nghiêncứu về đào tạo theo CĐR và QLĐT dựa vào kết quả; tác giả Bùi Văn Hồng đã chỉ
rõ tầm quan trong của đào tạo theo CĐR trong công trình “Một số giải pháp nâng
cao chất lượng quản lí đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo “chuẩn đầu ra”
ở Trường Đại học Vinh”[39], tác giả Hoàng Thị Hương cũng chỉ rõ tầm quan trong
của xây dựng CĐR của CTĐT trong công trình “Nâng cao chất lượng xây dựng
Trang 28chuẩn đầu ra chương trình đào tạo ở một số cơ sở giáo dục đại học nước ta”[41] và
bằng tiếp cận hệ thống Công trình khoa học “Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo
dục” của tác giả Trần Kiểm [46] đã chỉ ra nhưng yếu tố đầu vào và đầu ra với các
yêu cầu hình thành và phát triển nhân cách của người được đào tạo theo mục tiêugiáo dục
Trong công trình “Quá trình sư phạm - Bản chất, cấu trúc và tính quy luật”
[53] tác giả Hà Thế Ngữ (1928-1990 - nhà giáo dục học Việt Nam) đã chỉ ra cácthành tố (yếu tố cấu thành) quá trình giáo dục nói chung (đào tạo nói riêng) là mụctiêu, chương trình và nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức, phương tiện vàđiều kiện, đánh giá kết quả, chủ thể giáo dục (người dạy và người học); từ đó chothấy QLĐT là quản lý các thành tố của quá trình đó Gần đây, trong các công trình
“Giáo dục và phát triển nhân lực trong thế kỷ XXI” của tác giả Trần Khánh Đức [24], “Nghiên cứu vận dụng mô hình CIPO vào quản lí đào tạo theo năng lực thực
hiện” [30] của tác giả Đào Việt Hà, “Quản lí chất lượng dạy nghề theo mô hình CIPO” của tác giả Phạm Thúy Hồng [39], “Biện pháp QLĐT theo tiếp cận CIPO tại Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội” của tác giả Đàm Thị Diệu Thúy [63] đã
chỉ rõ QLĐT theo mô hình CIPO phải quản lý các yếu tố đầu vào (Input), yếu tốđầu ra (Output/Outcome) và yếu tố tiến trình (Process) biến đầu vào thành đầu radưới sự tác động của yếu tố bối cảnh (Context)
Với mục tiêu hoàn thiện mô hình QLĐT nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêucầu nhân lực trong bối cảnh phát triển KT-XH hiện nay: luận án tiến sĩ QLGD với
đề tài “Hoàn thiện mô hình QLĐT nhân lực chất lượng cao trong các trường đại
học Việt Nam” của tác giả Trịnh Ngọc Thạch [57] đã nêu lên cơ sở lý luận hình
thành mô hình QLĐT nhân lực và các giải pháp hoàn thiện mô hình đó để vận dụngvào đào tạo một chuyên ngành cụ thể trong trường đại học; luận án tiến sĩ QLGD
của tác giả Nguyễn Mai Hương với đề tài “Quản lý quá trình dạy và học theo học
chế tín chỉ trong các trường đại học ở Việt Nam giai đoạn hiện nay” [42] đã hệ
thống hoá lý thuyết QLĐT theo học chế tín chỉ, đề ra các giải pháp quản lý dạy họccho các trường đại học ở Việt Nam: quản lý xây dựng chương trình, quản lý hoạtđộng giảng dạy và hoạt động học tập, quản lý các điều kiện cho dạy và học, …);
luận án tiến sĩ QLGD với đề tài “Quản lý hoạt động đào tạo ở Học viện Chính trị
Trang 29-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay” của tác giả Nguyễn
Thị Hồng Vân [70] đã xác định các hoạt động đào tạo và quản lý các hoạt động đàotạo trong bối cảnh phát triển KT-XH hiện nay, các hạn chế trong thực trạng QLĐT
và đề xuất các giải pháp QLĐT; luận án tiến sĩ QLGD với đề tài “Quản lý đào tạo
nhân lực kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm miền Trung” của tác giả Đào Thị Thanh Thuý [64] đã hệ thống hoá cơ
sở lý luận QLĐT, chỉ ra thực trạng QLĐT nhân lực kỹ thuật tại các khu công nghiệptrọng điểm miền Trung Việt Nam, đó và đề ra các giải pháp QLĐT nhân lực kỹthuật đáp ứng nhu cầu phát triển các khu công nghiệp thuộc vùng kinh tế trọng điểm
đó; trong luận án tiến sĩ QLGD với đề tài “Quản lý đào tạo ở trường dạy nghề theo
hướng đáp ứng nhu cầu xã hội” tác giả Nguyễn Thị Hằng [37] khẳng định để đào
tạo được nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội, thì khâu then chốt và bước đi đột phá làphải đổi mới QLĐT phù hợp với mối quan hệ “cung - cầu” nhân lực; luận án tiến sĩ
QLGD với đề tài “Quản lý đào tạo theo chuẩn đầu ra ở các trường cao đẳng nghề
thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn” của tác giả Nguyễn Xuân Thuỷ
[65] đã hệ thống hoá cơ sở lý luận về QLĐT theo chuẩn đầu ra, khảo sát thực trạnghoạt động đào tạo và QLĐT theo chuẩn đầu ra tại các trường cao đẳng nghề thuộc
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ở Việt Nam, đề xuất các giải pháp quản lý
nhằm nâng cao chất lượng đào tạo; luận án tiến sĩ QLGD với đề tài “Quản lý hoạt
động hợp tác của trường đại học với doanh nghiệp trong đào tạo nhân lực ngành
kỹ thuật điện tử, truyền thông” của tác giả Nguyễn Đức Anh [1] đã chỉ ra khung lý
thuyết quản lý hoạt động hợp tác của trường đại học với doanh nghiệp trong đào tạonhân lực kỹ thuật điện tử, truyền thông; thực trạng quản lý hoạt động hợp tác đó vàcác giải pháp quản lý hoạt động hợp tác đào tạo nhân lực kỹ thuật điện tử, truyền
thông giữa trường đại học và doanh nghiệp; luận án tiến sĩ QLGD với đề tài “Quản
lý đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật điện, điện tử đáp ứng nhu cầu thị trường lao động tại các trường cao đẳng” của tác giả Nguyễn Đức Tuấn [68] đã chỉ ra cơ sở lý
luận và thực tiễn (thực trạng đào tạo nhân lực kỹ thuật điện, điện tử) và các giải
pháp QLĐT nhân lực kỹ thuật điện, điện tử đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trong bối cảnh phát triển KT-XH hiện nay Có thể vận dụng các kết quả nghiên cứu
Trang 30khoa học trong các luận án QLGD nêu trên vào nghiên cứu đào tạo và QLĐT trình
độ đại học Ngành KHMT ở ĐHQG Lào
1.1.2 Nghiên cứu về đào tạo và quản lý đào tạo Ngành Khoa học môi trường
Ở nước ngoài, các công trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu về KHMT, đào
tạo và QLĐT Ngành KHMT hoặc liên quan đến đào tạo và QLĐT ngành này đượcthể hiện trong các sách chuyên khảo, đề tài KH&CN, luận án tiến sĩ và bài báo khoa
học Các công trình “Principles of ecotoxicology” (Nguyên tắc của sinh thái học) các Walker, C H., Sibly, R M [92], “Ecotoxicology” (Sinh thái học) của Malivanh Bounsaner [81], “Giáo trình Cơ sở khoa học môi trường: Phần 1 và Phần 2” của Lưu Đức Hải [33], “Giáo trình kinh tế và quản lý môi trường” của Nguyễn Thế Chinh [12], “Giáo trình Khoa học môi trường đại cương” của Lê Văn Thăng [61];
“Giáo trình Công nghệ môi trường” của Trịnh Thị Thanh, Trịnh Yêm và Đồng Kim Loan [60], “Giáo trình Khoa học môi trường (Phần 1 và Phần 2)” của Nguyễn Khoa Lân [47], “Giáo trình môi trường và con người” của Vũ Văn Minh [50] và
“Giáo trình cơ sở khoa học môi trường” của Bùi Thị Nga [51] là những công trình
đã đưa ra những kiến thức cơ bản nhất về KHMT (khái niệm và thuật ngữ, phânloại, chức năng, phương pháp nghiên cứu, mối quan hệ của môi trường với pháttriển, những vấn đề cơ bản về sinh thái và phương pháp nghiên cứu khoa học sinhthái,… và các biện pháp về giáo dục môi trường và đào tạo nhân lực Ngành KHMT
Công trình “Agriculture, Natural Resources and Tourism Management” (Quản lý
Nông nghiệp, Tài nguyên và Du lịch) của Suchada Chanprateep Napathorn do Nhà
in Đại học Chula in và phát hành năm 2006 [74] đã đưa ra các kiến thức quản lý;các yêu cầu và biện pháp quản lý Nông nghiệp, Tài nguyên và Du lịch tại một quốc
gia, một khu vực Công trình “Nhân tố con người trong quản lý nhà nước đối với
tài nguyên, môi trường” của Lê Thị Thanh Hương do Nhà xuất bản Khoa học xã hôi
- Việt Nam in và phát hành năm 2006 [43] đã bàn sâu về vai trò của con ngườitrong quản lý nhà nước đối với tài nguyên và môi trường; đưa ra các yêu cầu pháttriển nhân lực Ngành KHMT và định hướng về quản lý đào tạo nhân lực Ngành
KHMT Luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý công với đề tài “Quản lý nhà nước
về môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Bình” của Hoàng Văn Tuân [85] bảo vệ năm
Trang 312017 tại Học viện Hành chính quốc gia - Việt Nam đã nghiên cứu các nội dung vàgiải pháp quản lý nhà nước về môi trường, trong đó có các giải pháp tổ chức đào tạo
nhân lực Ngành KHMT Đề tài KH&CN trọng điểm cấp nhà nước “Nghiên cứu
phát triển công nghệ và giải pháp quản lý môi trường, ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm môi trường tại một số làng nghề vùng Đồng bằng sông Cửu Long” trong chương
trình KH&CN cấp nhà nước “Khoa học công nghệ phụ vụ phòng chống thiên tai,
bảo vệ môi trường và xử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên” mã số
KC.08.33/11-15 của Viện môi trường và Tài nguyên thuộc ĐHQG thành phố Hồ Chí Minh - ViệtNam do tác giả Lê Thanh Hải làm chủ nhiệm [34] đã nghiên cứu nội dung phát triểncông nghệ và đề xuất các giải pháp quản lý môi trường, mà một trong những giảipháp đó là tổ chức đào tạo nhân lực Ngành KHMT
Cùng với các công trình khoa học nêu trên, một số bài báo khoa học “Giải
pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh môi trường tại Bắc Ninh” của
Nguyễn Thị Phương Hảo [36] đã chỉ ra thực trạng quản lý nhà nước về an ninh môitrường và các giải pháp khắc phục, trong đó có giải pháp đào tạo nhân lực bảo vệ an
ninh môi trường Các bài báo “Giáo dục môi trường biển đảo cho sinh viên ngành
địa lý ở Trường Đại học Vinh” của Nguyễn Thị Trang Thanh [59], “Giáo dục môi trường ở các trường sư phạm Bắc Trung bộ” của Bùi Văn Dũng [18], “Standard method for the examination of water and wastewater” (Phương pháp tiêu chuẩn để
kiểm tra nước và nước thải) của Clesceri, L S., Greenberg, A E., Eaton, A D.,Rice, E W do Franson, M A H năm 2005 [76] cũng là những công trình nghiêncứu về khoa học môi trường, phương pháp bảo vệ môi trường và qua đó chỉ ra cácnội dung phải quản lý trong đào tạo nhân lực Ngành KHMT cho các cơ sở đào tạo.Ngoài ra, còn có các công trình nghiên cứu về thực trạng an ninh môi trường
và các khuyến cáo về trách nhiệm bảo vệ môi trường, qua đó có những gợi ý cho
trong đào tạo và QLĐT Ngành KHMT như: Công trình “Environmental security:
issues of conflict and redefinition, Environmental change and security project report”(An ninh môi trường: các vấn đề về xung đột và xác định lại) của Dabelko,
G.D., & Dabelko, D D [77] đã đưa ra trong Báo cáo của Dự án an ninh và thay đổimôi trường về thực trạng những vấn đề an ninh môi trường mà toàn thể giới đangquan tâm, đồng thời đưa ra các khuyến cao với mọi quốc gia về trách nhiệm bảo vệ
Trang 32môi trường, đào tạo nhân lực Ngành KHMT; công trình “The environments of
poverty - a geographical approach to poverty - reduction in Asia and the Pacific”
(Môi trường nghèo đói - cách tiếp cận địa lý đối với nghèo đói - giảm thiểu ở châu
Á và Thái Bình Dương) của Ngân hàng phát triển Châu Á (The Asian DevelopmentBank - ADB) đã nêu lên những ảnh hưởng từ môi trường đối với sự gia tăng nghèođói của loài người theo các vùng địa lý ở Châu Á, chỉ ra các cảnh báo giữa mốiquan hệ giữa phát triển KT-XH với sự ô nhiễm môi trường và định hướng một sốgiải pháp bảo vệ môi trường, trong đó có một số giải pháp về đào tạo nhân lực
Ngành KHMT [72]; trong công trình “Vietnam's Special Report on Managing
Disaster Risk and Extreme Phenomenon to Promote Adaptation to Climate Change” (Báo cáo đặc biệt của Việt Nam về Quản lý rủi ro thiên tai và hiện tượng
cực đoan nhằm thúc đẩy thích ứng với biến đổi khí hậu) của Viên Khoa học Khoahọc Khí tượng Thuỷ văn và Biến đổi khí hậu (IMHEN) và Chương trình Phát triểnLiên Hợp Quốc (UNDP) năm 2015 đã đưa ra nhưng nguy cơ từ biến đổi khí hậuđến sự tàn phá môi trường thiên nhiên ở Việt Nam; từ đó, trong báo cáo cũng đưa racác giải pháp quản lý rủi ro thiên tai và hiện tượng cực đoan nhằm thúc đẩy thíchứng với biến đổi khí hậu, mà một trong các giải pháp đó là đào tạo nhân lực khoa
học môi trường [85]; các công trình nghiên cứu “Vấn đề an ninh môi trường ở Việt
Nam hiện nay” của Lê Thị Thanh [29], “Mối quan hệ giữa xây dựng môi trường văn hóa, lối sống văn hóa với đạo đức môi trường” của Hoàng Thị Thanh [58],
“Một số giải pháp nhằm bảo vệ môi trường trong quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa ở Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Thị Giang [27] và “Dạy học về giáo dục môi trường một giải pháp tích cực để bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay” của
Nguyễn Thị Giang [28] là các bài báo khoa học có nội dung chỉ ra các khái niệm, cơ
sở lý luận về quản lý bảo vệ môi trường, thực trạng bảo vệ môi trường ở các địaphương và đặc biệt là chỉ ra các biện pháp hoặc giải pháp về giáo dục môi trường vàđào tạo nhân lực khoa học môi trường
Tại CHDCND Lào có một số công trình khoa học nghiên cứu về đào tạo, quản
lý đào tạo hoặc liên quan đến quản lý đào tạo và QLĐT Ngành KHMT Cuốn sách
“Argricultyre and Environment” (Nông nghiệp và môi trường) của tác giả Kolakoth
Phommachak do Đại học quốc gia Lào in và phát hành năm 2019 [86] đã đưa ra các
Trang 33kiến thức về phát triển nông nghiệp, những ưu thế của môi trường và những tác hạicủa môi trường đến chất lượng phát triển nông nghiệp của một quốc gia; chỉ ranhững giải pháp phát triển bền vững nông nghiệp trên cơ sở gắn kết với các hoạtđộng bảo vệ môi trường thiên nhiên bằng đào tạo nhân lực Ngành KHMT Trong
cuốn sách “Khoa học môi trường” do Vụ Giáo dục đại học của Bộ GD&TT Nước
CHDCND Lào in và phát hành năm 2006 [80], tác giả Bounheng Southichak đã chỉ
ra các căn cứ thiết lập giáo trình môn học trong chương trình đào tạo Ngành KHMTnhư các khái niệm, đối tượng nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu, các phạm
trù nghiên cứu Cuốn sách “Chất lượng nước” của Phetdara Keoudone ở ĐHQG
Lào, đã được Bô GD&TT Lào in và phát hành năm 2016 [90] đưa ra những nộidung cần được tham khảo để xác định môn học trong chương trình đào tạo NgànhKHMT như khái niệm chất lượng, các yêu cầu và tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng
nước, các phương thức quản lý để đảm bảo chất lượng nước Cuốn sách“Khí tượng
học” của tác giả Khenchan Sinsamphanh do Đại học quốc gia Lào in và phát hành
năm 2019 [73] đã chỉ ra những kiến thức khoa học có thể vận dụng để thiết lập giáotrình môn học trong chương trình đào tạo Ngành KHMT như các khái niệm, đốitượng nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu, các phạm trù nghiên cứu về khí
tượng để khẳng định khí tượng là một khoa học Cuốn sách “Phương pháp nghiên
cứu khoa học môi trường” của tác giả Chanda Vongsombath do ĐHQG Lào in và
phát hành năm 2019 [75] đã chỉ ra các kiến thức về phương pháp luận và phươngpháp nghiên cứu khoa học môi trường (khái niệm khoa học, khái niệm nghiên cứukhoa học, các phương pháp nghiên cứu khoa học môi trường, vấn đề xác định đề tàinghiên cứu, đưa ra mục tiêu, đối tượng và khách thể nghiên cứu, giả thuyết khoahọc, các nhiệm vụ nghiên cứu và tổ chức nghiên cứu khoa học môi trường … được
xem là nội dung khoa học để quản lý giảng dạy môn học “Phương pháp nghiên cứu
về khoa học môi trường” trong chương trình đào tạo Ngành KHMT
Ngoài ra, ở CHDCND Lào có các công trình khoa học khác như: “Integrated
Land use Planning” (Quy hoạch sử dụng đất tích hợp) của các tác giả thuộc Khoa
Môi trường của ĐHQG Lào viết, do ĐHQG Lào in và phát hành năm 2019 [78] và
“Principle of Solid Waste Management”(Nguyên tắc quản lý chất thải rắn) của các
tác giả thuộc Khoa Môi trường ĐHQG Lào viết, do ĐHQG Lào in và phát hành
Trang 34năm 2019 [79] là các cuốn sách đưa ra những kiến thức cụ thể trong quản lý sửdụng đất và quản lý chất thải rắn để bảo vệ môi trường cho mục tiêu phát triển bềnvững Các kết quả nghiên cứu trong các công trình này là các tài liệu tham khảo bổích cho nghiên cứu về QLĐT trình độ đại học Ngành KHMT; đặc biệt là xây dựngcác nội dung trong chương trình đào tạo trình độ đại học Ngành KHMT.
1.1.3 Nhận xét chung về các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án
1.1.3.1 Nhận xét chung về các công trình khoa học đã tổng quan
Các công trình khoa học đã tổng quan (ở trên) đều chỉ ra cơ sở lý luận, đánhgiá thực trạng và đề xuất các giải pháp đào tạo nhân lực nói chung cho các cơ sởđào tạo; chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu sâu về đào tạo trình độ đại học
Ngành KHMT Tuy nhiên, vẫn có thể chọn lọc để kế thừa các kết quả nghiên cứu
của các công trình khoa học đó vào: xác định cách tiếp cận, xây dựng khung lýthuyết, tổ chức khảo sát và đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu; đề xuất các giảipháp trong nghiên cứu đề tài của luận án này như:
- Lý luận về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường;
- Các lý thuyết về QLĐT nhân lực trong một cơ sở giáo dục nói chung vàtrong trường đại học nói riêng;
- Các kiến thức cơ bản về môi trường và khoa học môi trường (khái niệm, đốitượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, các phạm trù nghiên cứu về môitrường và khoa học môi trường;
- Một số hướng tiếp cận để nghiên cứu cơ sở lý luận về đào tạo và QLĐT trình
độ đại học Ngành KHMT;
- Một số giải pháp QLĐT trên cơ sở tham khảo nội dung của các giáo trình vàcác luận án tiến sĩ đã tổng quan ở trên
1.1.3.2 Các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án
Trên thực tế, chưa có công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu về QLĐTtrình độ đại học Ngành KHMT trong bối cảnh phát triển KT-XH hiện nay Vì thế, cácnội dung cần tiếp tục nghiên cứu trong đề tài QLĐT trình độ đại học Ngành KHMT ởĐHQG Lào trong bối cảnh phát triển KT-XH hiện nay:
Trang 35- Khung lý thuyết (cơ sở lý luận) về QLĐT trình độ đại học Ngành KHMT ở cáctrường đại học trong bối cảnh phát triển KT-XH hiện nay.
- Các yếu tố có tác động đến chất lượng và hiệu quả QLĐT trình độ đại họcNgành KHMT trong bối cảnh phát triển KT-XH hiện nay
- Kinh nghiệm quốc tế về đào tạo và QLĐT nhân lực trình độ đại học và cácbài học cho ĐHQG Lào trong đào tạo trình độ đại học Ngành KHMT trong bối cảnhphát triển KT-XH hiện nay
- Thực trạng đào tạo trình độ đại học Ngành KHMT và thực trạng triển khaicác nội dung QLĐT trình độ đại học Ngành KHMT ở ĐHQG Lào trong bối cảnhphát triển KT-XH hiện nay
- Các giải pháp quản lý nhằm tháo gỡ các khó khăn, khắc phục những bất cập
có trong các hoạt động đào tạo và quản lý các hoạt động đào tạo trình độ đại họcNgành KHMT ở ĐHQG Lào (tức là các nội dung QLĐT rình độ đại học NgànhKHMT) góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ngành này trong bối cảnh phát triểnKT-XH hiện nay
1.2 Một số khái niệm cơ bản
1.2.1 Môi trường, Khoa học môi trường, Ngành Khoa học môi trường
1.2.1.1 Môi trường
Môi trường là một khái niệm đa nghĩa, có thể dùng trong nhiều trường hợp
khác nhau Theo một số nhà khoa học “Môi trường là toàn bộ nói chung những
điều kiện tự nhiên, xã hội trong đó con người hay một sinh vật tồn tại, phát triển, nói trong mối quan hệ với con người, với sinh vật ấy” [54; tr 665]; hoặc “Môi trường là tập hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người có ảnh hưởng đến con người và tác động qua lại với các hoạt động sống của con người như: không khí, nước, đất, sinh vật và xã hội loài người v.v .”[32; tr 6] Theo Bách
khoa toàn thư mở (WikivediA tiếng Việt), “Môi trường (Environmental) là một tổ
hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên ngoài của một hệ thống hoặc một
cá thể, sự vật nào đó; chúng tác động lên hệ thống này và xác định xu hướng và tình trạng tồn tại của nó Môi trường có thể coi là một tập hợp, trong đó hệ thống đang xem xét là một tập hợp con” [3] Cụ thể hơn, môi trường được hiểu là tập hợp
tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người, có ảnh hưởng tới con
Trang 36người và tác động đến các hoạt động sống của con người như: không khí, nước, độ
ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các thể chế hoạt động xã hội do các quốc gia banhành Vì thế hiểu theo nghĩa chung nhất môi trường là không gian xung quanh mộtkhách thể (vật thể, một sự kiện vật chất) nào đó
Với các dẫn chứng và phân tích trên, trong luận án này nghiên cứu sinh sửdụng khái niệm môi trường như sau:
Môi trường (Environmental) là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên ngoài một hệ thống hoặc một cá thể, một sự vật nào đó mà có tác động lên hệ thống hoặc cá thể, sự vật đó.
1.2.1.2 Khoa học môi trường
Theo tác giả Eddy, Matthew Daniel viết trong cuốn “Ngôn ngữ của khoáng
vật học” thì “Khoa học môi trường (Environmental Science) là một lĩnh vực hàn lâm liên ngành kết hợp vật lý, sinh học và khoa học thông tin (bao gồm sinh thái học, sinh học, vật lý học, hoá học, thực vật học, động vật học, khoáng vật học, hải dương học, hồ học, khoa học v ề đất đai, địa chất học và địa lý tự nhiên (trắc địa),
và khoa học khí quyển) vào việc nghiên cứu môi trường, và các giải pháp cho các vấn đề môi trường” [82]; theo tác giả Lưu Đức Hải viết trong cuốn “Cơ sở Khoa học môi trường” thì “Khoa học môi trường là ngành khoa học nghiên cứu mối quan hệ và tương tác qua lại giữa con người với môi trường xung quanh”[32; tr 7].
Khoa học môi trường (KHMT) nghiên cứu quá trình vận hành tự nhiên của Tráiđất, đánh giá hệ thống năng lượng thay thế, kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm môitrường, quản lý tài nguyên thiên nhiên và tác động của ấn lên toàn cầu; các hiểm hoạmôi trường do sự tương tác giữa các quá trình vật lý, hóa học và sinh học; phân tíchđịnh tính và định lượng các vấn đề về môi trường; các yếu tố cốt lõi về mối quan hệkhông gian, thời gian có tác động đến môi trường, [83] Với các dẫn chứng vàphân tích trên, nhận thấy:
Khoa học môi trường là khoa học nghiên cứu mối quan hệ và tương tác qua lại giữa con người với môi trường xung quanh.
1.2.1.3 Ngành Khoa học môi trường
Theo một số nhà khoa học, “Khoa học là hệ thống kiến thức về những định
luật, cấu trúc và cách vận hành của thế giới tự nhiên, được đúc kết thông qua việc
Trang 37quan sát, mô tả, đo đạc, thực nghiệm, phát triển lý thuyết bằng các phương pháp nghiên cứu” [91; tr 17-19] ] hoặc “Khoa học là hệ thống tri thức về các hiện tượng,
sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy” [11; tr 198] Như vậy, từ khái niệm
“môi trường” và khái niệm “khoa học”, nghiên cứu sinh nhận thấy:
Ngành KHMT là ngành khoa học nghiên cứu về môi trường; trong đó có nghiên cứu về mối quan hệ và tương tác giữa con người với con người, giữa con người với thế giới sinh vật và môi trường vật lý xung quanh nhằm mục đích bảo vệ
và cải thiện môi trường sống của con người trên Trái Đất Đây là một Ngành Khoa học độc lập, được xây dựng trên cơ sở tích hợp các kiến thức của các Ngành Khoa học như: sinh học, hoá học, địa học,…
Ngành KHMT có nhiệm vụ, đối tượng, phương pháp và các phạm trù nghiêncứu cơ bản; trong đó:
- Nhiệm vụ nghiên cứu Ngành KHMT là nghiên cứu mối quan hệ và sự tương
tác qua lại giữa con người với con người, giữa con người với thế giới sinh vật và môitrường vật lý xung quanh nhằm bảo vệ và cải thiện môi trường sống của con người
- Đối đối tượng nghiên cứu Ngành KHMT là môi trường tự nhiên, môi trường
xã hội cũng như môi trường nhân tạo trong mối quan hệ tương hỗ giữa sinh vật vàcon người nhằm tăng cường giữ đất giữ rừng, góp phần bảo vệ tài nguyên, bảo vệnguồn nước quốc gia
- Phương pháp và nội dung nghiên cứu Ngành KHMT là các phương pháp
nghiên cứu nghiên cứu khoa học; các nội dung nghiên cứu là cụ thể về các kỹ thuật
và công nghệ giúp giải quyết các vấn đề môi trường như ngăn ngừa, giảm thiểu ônhiễm, thu hồi, tái chế, tái sử dụng và xử lý chất thải thông qua các biện pháp sinhhọc - lý học - hóa học để góp phần bảo vệ môi trường sống và phục vụ cho pháttriển bền vững môi trường nói chung
- Các phạm trù nghiên cứu cơ bản Ngành KHMT gồm: Môi trường tự nhiên;
Môi trường xã hội; Môi trường nhân tạo; Sinh học môi trường; Hóa học môitrường; Địa học môi trường; Quản lý môi trường; Phát triển môi trường; Kỹ thuật
và Công nghệ môi trường, Trong đào tạo các trình độ thuộc Ngành KHMT cónhiều chuyên ngành đào tạo Ví dụ: KHMT; Quản lý môi trường; Quy hoạch vàphát triển môi trường; Công nghệ môi trường, …
Trang 381.2.2 Đào tạo, Đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường
1.2.2.1 Đào tạo
Theo một số nhà khoa học, “Đào tạo là quá trình tác động đến một con người
nhằm làm cho người đó lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, , một cách có hệ thống nhằm chuẩn bị cho người đó những thích nghi với cuộc sống
và khả năng nhận một sự phân công lao động nhất định, góp phần của mình vào việc phát triển xã hội, duy trì và phát triển nền văn minh của loài người” [3; tr 735]
hoặc “Đào tạo là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức, nhằm hình thành và
phát triển có hệ thống các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ, để hoàn thiện nhân cách cho mỗi cá nhân, tạo điều kiện cho họ có thể vào đời hành nghề một cách có năng suất và hiệu quả” [25; tr 45] Trong thực tế, tuỳ theo tính chất chuẩn bị cho
người lao động những kiến thức và kỹ năng đáp ứng các yêu cầu trong đảm bảocuộc sống hoặc đảm nhận một nghề trong phát triển KT-XH, các nhà khoa học đãphân biệt các dạng đào tạo chuyên môn với dạng đào tạo nghề nghiệp, ; đồng thời
tổ chức quá trình đào tạo với các hình thức khác nhau như đào tạo chính quy, đàotạo không chính quy, Như vậy, có thể hiểu:
Đào tạo là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức, nhằm hình thành và phát triển có hệ thống các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ, cho người được đào tạo để họ có thể hành nghề một cách có chất lượng và hiệu quả.
1.2.2.2 Đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường
Mục tiêu GDĐH là đào tạo nhân lực trình độ cao, góp phần nâng cao dân trí
và bồi dưỡng nhân tài; tổ chức nghiên cứu KH&CN tạo ra tri thức, sản phẩm mới,phục vụ nhu cầu phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh, hội nhập quốc tế;đào tạo người học phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ; có tri thức, kỹ năng,trách nhiệm nghề nghiệp; đào tạo người học có khả năng nắm bắt các tiến bộ củaKH&CN tương xứng với trình độ đào tạo, khả năng tự học, sáng tạo, thích nghi vớimôi trường làm việc; đào tạo người học có tinh thần lập nghiệp, có ý thức phục vụnhân dân [56] Như vậy, từ các khái niệm môi trường, Ngành KHMT và khái niệmđào tạo; đồng thời căn cứ vào mục tiêu giáo dục đại học (nêu trên) trong luận án nàynghiên cứu sinh sử dụng khái niệm đào tạo trình độ đại học Ngành KHMT như sau:
Trang 39Đào tạo trình độ đại học Ngành KHMT là quá trình hoạt động có mục đích,
có tổ chức, nhằm hình thành và phát triển có hệ thống các tri thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp, khả năng nắm bắt tiến bộ khoa học và công nghệ theo mục tiêu giáo dục đại học để người được đào tạo hành nghề có chất lượng và hiệu quả trong lĩnh vực KHMT.
1.2.3 Quản lý, quản lý đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường
1.2.3.1 Quản lý
Các nhà khoa học đã đưa ra khái niệm quản lý trên cơ sở tiếp cận theo các góc
nhìn khác nhau Ví dụ:“Quản lý là thiết kế một môi trường mà trong đó con người
cùng làm việc với nhau trong các nhóm có thể hoàn thành mục tiêu” [35; tr 29],
hoặc “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể lên đối tượng
quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến chuyển của môi trường” [66; tr 43],
hoặc “Quản lý là sự tác động có tổ chức có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối
tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra” [38; tr 12].
Từ nội hàm của các khái niệm quản lý đã dẫn ở trên nhận thấy:
- Quản lý là hoạt động của người đứng đầu một tổ chức (chủ thể quản lý)nhằm điều phối mọi hoạt động của tổ chức bằng các tác động có mục đích, có tổ
chức, có định hướng vào các người bị quản lý.
- Khách thể quản lý bao gồm những người bị quản lý trong tổ chức
- Mục tiêu quản lý là những kết quả hoạt động của chủ thể quản lý đã triểnkhai nhằm đưa tổ chức đạt tới mục tiêu hoạt động của tổ chức
- Các nội dung, phương thức và quy trình mà chủ thể quản lý tác động vàokhách thể quản lý theo một chu trình với các chức năng quản lý cơ bản
- Các hoạt động của chủ thể quản lý và khách thể quản lý được triển khai trongmôi trường luôn luôn biến đổi và chịu tác động từ môi trường (hay tác động của bốicảnh xã hội)
Với các phân tích trên, trong luận án này nghiên cứu sinh sử dụng khái niệm
quản lý như sau:
Trang 40Quản lý một tổ chức là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý (người quản lý tổ chức) đến khách thể quản lý (những người bị quản lý trong tổ chức) nhằm huy động và điều phối mọi nguồn lực (nhân lực, tài lực và vật lực ) để đạt tới mục tiêu đã định trong môi trường luôn luôn thay đổi.
Theo các nhà khoa học, quản lý được triển khai theo một chu trình với việc
thực hiện các chức năng quản lý cơ bản “Chức năng quản lý là dạng hoạt động
quản lý, thông qua đó chủ thể quản lý tác động vào khách thể quản lý nhằm thực hiện một mục tiêu nhất định” [55; tr 58]; hoặc “Chức năng quản lý là tập hợp các nhiệm vụ mà chủ thể quản lý phải thực hiện để đạt mục đích và mục tiêu quản lý
đã đề ra”[66; tr 141] Trong nhiều công trình khoa học nghiên cứu về quản lý ở
trong và ngoài nước (đã tổng quan ở trên), các nhà khoa học đã khẳng định có 4chức năng quản lý cơ bản:
+ Kế hoạch hoá là việc chủ thể quản lý xác định mục tiêu, mục đích đối
với các thành tựu tương lai của tổ chức và các con đường, biện pháp, cách thức đểđạt mục tiêu, mục đích đó [48; tr 53];
+ Tổ chức là quá trình chủ thể quản lý hình thành nên cấu trúc các quan
hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong một tổ chức nhằm làm cho họ thựchiện thành công kế hoạch và đạt được mục tiêu của tổ chức [48; tr 53]
+ Chỉ đạo là việc chủ thể quản lý liên kết, liên hệ với người khác và
động viên họ thực hiện các công việc theo sự tổ chức thực hiện kế hoạch đã có[48; tr 54]
+ Kiểm tra là việc chủ thể quản lý theo dõi, giám sát và đánh giá các thành
quả hoạt động so với mục tiêu và tiến hành các hoạt động sửa chữa, uốn nắn nếu cầnthiết [48; tr 54]
1.2.3.2 Quản lý đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường
Từ nhận biết nội hàm của các khái niệm quản lý, môi trường, khoa học môi
trường và ngành khoa học môi trường (đã dẫn luận cụ thể ở trên), trong luận án này
nghiên cứu sinh sử dụng khái niệm quản lý đào tạo trình độ đại học Ngành KHMT
như sau: