1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá và giải pháp giảm thiểu rủi ro ho công ty ổ phần nội thất 190

89 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Và Giải Pháp Giảm Thiểu Rủi Ro Cho Công Ty Cổ Phần Nội Thất 190
Tác giả Nguyễn Thành Tâm
Người hướng dẫn GS. TS. Đỗ Văn Phức
Trường học Đại học Bách Khoa Hà Nội
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2012
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 4,4 MB

Nội dung

Hà nội, ngày 10 tháng 03 năm 2012 Trang 5 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ISO: International Organization for Standardization VAR: Giá trị bị rủi ro – Value of Risk BPEST: B Bus

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn Đại học Bách khoa Hà nội đã trao cho em cơ hội học tập, rèn luyện nâng cao trình độ của mình qua khoá học Cao học Quản trị Kinh Doanh Khoá học thật sự đã mang lại cho em nhiều kiến thức quan trọng về kinh doanh giúp em có được cái nhìn thực tế, rõ ràng hơn về thực trạng của các Công ty nói riêng và nền kinh tế Việt nam nói chung, được tiếp xúc nhiều với bạn bè để chia sẻ kinh nghiệm, quan điểm và tham gia mạng lưới liên kết để có những sự cộng tác lâu dài về sau

Cho phép em được thể hiện lời cảm ơn chân thành đến Thầy Cô, Cán Bộ tham gia giảng dạy, điều hành Chương trình Cao học Quản trị Kinh doanh đã tận tâm, hỗ trợ em trong suốt quá trình học tập

Đặc biệt, em xin cảm ơn GS TS Đỗ Văn Phức, người đã dồn nhiều công

sức, tâm huyết hướng dẫn em hoàn thành luận văn này

Em cũng không quên sự đóng góp có giá trị của Ban giám đốc Công ty Cổ phần Nội thất 190 đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình khảo sát, thu thập số liệu hoàn thành đề tài nghiên cứu này

Hà nội ngày 10 tháng 03 năm

Nguyễn Thành Tâm

Trang 3

MỤC LỤC

Lời cam đoan 3

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt 4

Danh mục các bảng 5

Danh mục các hình vẽ, đồ thị 6

LỜI MỞ ĐẦU 7

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO CỦA DOANH NGHIỆP 9

1.1 Rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp 9

1.2 Phương pháp đánh giá tình hình rủi ro của doanh nghiệp 17

1.3 Các nhân tố và hướng giải pháp giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp 19

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG RỦI RO CỦA CTY CỔ PHẦN NỘI THẤT 190 32

2.1 Các đặc điểm hoạt động của Công ty Cổ phần Nội thất 190 38

2.1.1 Các loại sản phẩm chính và đặc điểm của từng loại sản phẩm của Công ty Cổ phần Nội thất 190 38

2.1.2 Các loại khách hàng và đặc điểm của từng loại khách hàng của Công ty Cổ phần Nội thất 190 44

2.1.3 Công nghệ sản xuất của Công ty Cổ phần Nội thất 190 44

2.2 Đánh giá tình hình rủi ro của Công ty Cổ phần Nội thất 190 49

2.3 Nguyên nhân rủi ro của Công ty Cổ phần Nội thất 190 56

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU RỦI RO CHO CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI THẤT 190 TRONG THỜI GIAN TỚI 66

3.1 Giảm rủi ro bằng cách tăng cường đầu tư nghiên cứu thị trường để lựa chọn cặp sản phẩm – khách hàng ít sai lầm hơn 67

3.2 Giảm rủi ro bằng cách tăng cường đầu tư cho dự báo biến động của thị trường tài chính, chính sách của Nhà nước, của thị trường lao động để hoạch định chính sách huy động các nguồn lực sát đúng nhất có thể 77

KẾT LUẬN 87

TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Luận văn có sử dụng các dữ liệu thống kê từ Công ty Cổ phần Nội thất 190 Tác giả giữ quyền bảo mật thông tin cá nhân và các thông tin liên quan từ các phiếu khảo sát

Kết quả nghiên cứu trong luận văn này chỉ có giá trị mang tính tham khảo, tính học thuật và không mang bất kỳ yếu tố thương mại nào khác Bất cứ sự sao chép hay trích dẫn kết quả từ đề tài này không được phép, nếu như chưa có sự thoả thuận bằng văn bản với tác giả thực hiện luận văn

Trong quá trình làm luận văn, tác giả đã thực sự dành nhiều thời gian cho việc tìm kiếm cơ sở lý luận, thu thập dữ liệu, vận dụng kiến thức để phân tích và đề xuất giải pháp giảm thiểu rủi ro tại Công ty Cổ phần Nội thất 190

Tôi xin cam đoan Luận văn này là của tôi tự làm và chưa được công bố ở bất

cứ cơ sở đào tạo nào

Hà nội, ngày 10 tháng 03 năm 2012

Nguyễn Thành Tâm

Trang 5

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ISO: International Organization for Standardization

VAR: Giá trị bị rủi ro – Value of Risk

BPEST: B (Business), P (Politics, E (Economics), S (Social), T (Technology) DN: Doanh nghiệp

IEM: Institute of Economic Management

VN: Việt nam

CEO: Chief Executive Officer

WTO: Tổ chức thương mại thế giới

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Trang

Bảng 1.1 Bảng đánh giá định lượng rủi ro

Bảng 1.2 Bảng mô tả rủi ro

Bảng 1.3 Hậu quả của các rủi ro

Bảng 1.4 Khả năng xảy ra của rủi ro xuôi

Bảng 1.5 Khả năng xảy ra của rủi ro ngược

Bảng 2.1 Quy mô của Công ty

Bảng 2.2 Danh sách thành viên góp vốn

Bảng 2.3 Cơ cấu và tình hình sử dụng nhân lực ở công ty

Bảng 2.4 Chỉ tiêu chất lượng ván (MDF)

Bảng 2.5 Tổn thất do rủi ro bình quân của 5 năm gần đây

Bảng 2.6 Tổn thất của công ty Cổ phần Nội thất 190 trong 3 năm

Bảng 2.7 Tỷ lệ tổn thất rủi ro so với doanh thu

Bảng 2.8 Tỷ lệ tổn thất do rủi ro so với tổng tài sản

Bảng 2.9 Mức độ tổn hại của rủi ro đến thương hiệu

Bảng 2.10 Tổn thất do sai lầm khi hoạch định chính sách tài chính

Bảng 2.11 Tổn thất do sai lầm trong quản lý điều hành hoạt động công ty

Trang 7

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Trang

Hình 1.1 Các loại kết quả dây chuyền của rủi ro

Hình 1.2 Phân loại rủi ro của doanh nghiệp

Hình 1.3 Các bước thực hiện công việc quản lý rủi ro trong doanh nghiệp

Hình 1.4 Quan hệ giữa mức độ nhận thức và đầu tư cho quản lý doanh

nghiệp với chất lượng quản lý doanh nghiệp

Hình 1.5 Quan hệ giữa chất lượng quản lý doanh nghiệp với mức độ rủi ro

của doanh nghiệp

Hình 1.6 Quan hệ giữa mức độ rủi ro của doanh nghiệp với hiệu quả hoạt

động của doanh nghiệp

Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý của công ty

Hình 2.8 Quy trình công nghệ sản xuất “tủ sắt”

Hình 3.1 Nội dung các giai đoạn hoạch định kinh doanh

Hình 3.8 Sơ đồ quá trình của chính sách huy động các nguồn lực

Hình 3.9 Sơ đồ quy trình hoạch định chính sách huy động các nguồn lực

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Sau 2 năm học chương trình cao học Quản trị Kinh doanh của Đại học Bách khoa Hà nội, em nhận thức được rằng: chất lượng quản lý doanh nghiệp mà trong

đó chất lượng quản lý rủi ro là nhân tố chủ yếu của mức độ rủi ro ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh

Công ty Cổ phần Nội thất 190 (Công ty Cổ phần Nội thất 190) là một công ty kinh doanh nội thất mới phát triển trong 5 năm gần đây Trong 5 năm phát triển cùng ngành nội thất nước nhà cũng là 5 năm Công ty không ngừng đổi mới và tận tâm nghiên cứu, quan sát, phân tích để phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn Tuy nhiên qua nghiên cứu, tìm hiểu công ty Cổ phần Nội thất 190 em thấy rằng kết quả hoạt động kinh doanh chưa cao, mặc dù với cơ sở vật chất và con người được đầu tư rất bài bản và đồng bộ Một trong những nguyên nhân cơ bản đó là do quản lý hoạt động của doanh nghiệp còn nhiều bất cập, các quản lý rủi ro còn chưa được chú ý Xuất phát từ vấn đề trên, cùng với mong muốn được tìm hiểu sâu sắc hơn về hoạt động kinh doanh và quản lý rủi ro của doanh nghiệp, đồng thời được kiểm chứng, áp dụng các kiến thức đã được trang bị trong quá trình học tập, nghiên cứu vào thực tiễn, em đã chủ động đề xuất và được Viện chuyên ngành, Giáo viên

hướng dẫn chấp thuận làm luận văn Thạc sĩ theo đề tài: Đánh giá và giải pháp giảm thiểu rủi ro cho Công ty Cổ phần Nội thất 190

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá được tình hình (mức độ) rủi ro cùng các nguyên nhân yếu kém trong quản lý chiến lược và quản lý điều hành, trên cơ sở

đó đề xuất được các giải pháp thuộc về quản lý nhằm giảm thiểu rủi ro cho công ty

Cổ phần Nội thất 190 trong thời gian tới

Trang 9

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: hoạt động quản lý rủi ro

- Phạm vi nghiên cứu: công ty Cổ phần Nội thất 190

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu các phương pháp được sử dụng nhiều nhất là: phương pháp đánh giá chung kết định lượng với các yếu tố cấu thành nên phương pháp là :

Bộ tiêu chí bám sát và bao quát bản chất của tình hình rủi ro; Bộ dữ liệu đảm bảo chất lượng; Chuẩn so sánh chấp nhận được; Có cách định lượng, đánh giá chung kết tương đối hợp lý

5 Nội dung của luận văn

Để hiện thực hóa mục đích của đề tài, theo bài bản nội dung của luận văn thạc

sỹ gồm 3 chương như sau:

Chương 1 : Cơ sở lý luận về rủi ro của doanh nghiệp

Chương 2 : Phân tích tình hình rủi ro của Công ty Cổ phần Nội thất 190 Chương 3 : Một số giải pháp quản lý nhằm giảm thiểu rủi ro cho công ty Cổ

phần Nội thất 190 trong thời gian tới

Đề tài luận văn là vấn đề thiết thực, là vấn đề mới, chưa được học nhiều nên không tránh khỏi những hạn chế Tuy vậy, em tin rằng, với kết quả nghiên cứu này

sẽ mang lại nhiều ích lợi không chỉ cho Công ty Cổ phần Nội thất 190, mà còn cho

cả những ai quan tâm đến vấn đề rủi ro của doanh nghiệp

Trang 10

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO CỦA DOANH NGHIỆP

Thực tế đòi hỏi chúng ta phải trả lời 3 câu hỏi: Tại sao phải nghiên cứu giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp; Giảm từ đâu đến đâu; và Giảm bằng cách nào Câu hỏi 1 được trả lời bởi nội dung của mục 1.1; câu hỏi 2 được trả lời bởi nội dung của mục 1.2; câu hỏi 3 được trả lời bởi nội dung của mục 1.3 Nội dung của 3 mục đó hợp thành nội dung của vấn đề rủi ro của doanh nghiệp Vận dụng nội dung của các mục đó cho Công ty Cổ phần Nội thất 190 là lôgic của luận văn thạc sỹ

1.1 Rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp.

Rủi ro thường xuất hiện đan xen với thành công trong hoạt động của con người Con người luôn quan tâm và tìm cách phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro Có thể nói lịch sử phát triển của xã hội loài người gắn liền với quá trình đấu tranh nhằm phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro Và dù rằng trong suốt quá trình lịch sử của mình, con người đã sử dụng nhiều cách để giảm thiểu rủi ro, song khi một rủi ro này được phòng ngừa thì các rủi ro mới lại xuất hiện Cùng với sự phát triển của xã hội rủi ro xuất hiện ngày càng đa dạng và phức tạp

Trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp luôn phải đối mặt với tác động bất lợi của những biến đổi bất thường của tự nhiên, chính trị, xã hội, đối tác…như: lũ lụt, bão, lốc xoáy, động đất, bạo lực, chính trị, đình công, khủng hoảng, sụt giá, lạm phát, phá sản… Những biến đổi bất thường đó gây thiệt hại không chỉ về vật chất

mà còn về sức khỏe, tinh thần, tính mạng con người của doanh nghiệp Vì vậy vấn

đề đặt ra những nguy hiểm, bất trắc đó là gì? Phải chăng đó là những nguy hiểm, bất trắc không thể nhận thức và không thể kiểm soát được? Theo rất nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước thì những nguy hiểm và bất trắc đó chính là rủi ro Thực tế cho thấy rủi ro cho các doanh nghiệp là một bộ phận của rủi ro trong kinh doanh nói chung, do vậy nghiên cứu về rủi ro trong doanh nghiệp cho phép hiểu được những

Trang 11

những thuộc tính bên trong, nội hàm, ngoại diên, các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng xuất hiện, quan hệ nhân quả của rủi ro cho doanh nghiệp và được cụ thể:

Từ lâu trong quá trình nghiên cứu nhằm phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro người

ta đã đưa ra nhiều khái niệm về rủi ro

Trong cuộc sống người ta hiểu: rủi ro là sự không may mắn, hết sức đa dạng

và phức tạp, luôn gắn liền với môi trường hoạt động của con người Trên thế giới

và ở Việt Nam có nhiều nhà kinh tế, nhà kinh doanh bảo hiểm nghiên cứu và đưa ra khái niệm về rủi ro:

Nói tới rủi ro bất định không thể không nhắc tới: Frank Knight (1895 -1973) nhà khoa học, nhà kinh tế học người Mỹ, ông đã đóng góp quan trọng vào phương pháp luận của kinh tế học cũng như đối với việc định nghĩa và giải thích chi phí xã

hội Đóng góp lớn nhất của ông là tác phẩm Rủi ro, “Sự không chắc chắn và lợi nhuận” (1921) Mục tiêu của ông là giải thích sự điều tiết lợi nhuận trong kinh

doanh dưới dạng của sự rủi ro bất định Vào thời kỳ của ông, đây không phải là một vấn đề mới mà ngược lại nó đã được một nhà khoa học trước đó nói tới khi nghiên cứu về mối quan hệ trong sở hữu đất đai Tuy nhiên trong bối cảnh nền kinh tế hiện đại phát triển, sự nghiên cứu của Frank Knigh đã có tác dụng gắn kết về mặt nền kinh tế vĩ mô và vi mô Ban đầu khi đưa ra những khái niệm giữa rủi ro và bất định ông đã nhận được sự phản đối gay gắt của các nhà khoa học thời đó (do bối cảnh của nền kinh tế lúc đó) nhưng dần dần các nghiên cứu của ông đã có sức thuyết phục lớn và được thừa nhận do giải thích được mối quan hệ về mặt lý thuyết giữa thị trường và các xí nghiệp kinh doanh

Allan Willett, một học giả người Mỹ khác cho rằng, “ Rủi ro là sự bất trắc cụ thể liên quan đến việc xuất hiện một biến cố không mong đợi” Như vậy theo ông

rủi ro liên quan đến thái độ của con người, những biến cố ngoài sự mong đợi là sự rủi ro, còn những biến cố mong đợi không phải là rủi ro

Irving Pfeffer (Mỹ) lại cho rằng “ Rủi ro là một tổ hợp của sự ngẫu nhiên

có thể đo lường được bằng xác suất” Theo ông rủi ro gắn với sự hiện diện ngẫu

Trang 12

nhiên của sự vật, hiện tượng mà nó có thể đo lường được bằng xác suất Có nghĩa

là rủi ro là sự cố ngẫu nhiên không phụ thuộc vào ý chí của con người

Theo Marilu Hurt MrCarty thuộc Viện Khoa Học Georgia (Mỹ), “Rủi ro là một tình trạng trong đó các biến cố xảy ra trong tương lai có thể xác định được” Kinh nghiệm của một doanh nghiệp có thể cung cấp chứng cứ về tần số có

các biến cố riêng biệt trong quá khứ, do đó cho phép các nhà quản trị xác định phân

bố xác suất xuất hiện của các biến cố tương lai Tuy vậy, sự xuất hiện của các biến

cố còn bị ảnh hưởng bởi những yếu tố tác động hiện đại

Theo Tổ chức tiêu chuẩn hóa thế giới (ISO) thì rủi ro là sự kết hợp giữa xác suất xảy ra một sự kiện và những hậu quả tiêu cực của sự kiện đó

Theo từ điển Bách Khoa Việt Nam, rủi ro là hậu quả gây thiệt hại ít nhiều có thể dự đoán được của một hành vi mà việc thực hiện không chỉ phụ thuộc vào các bên đương sự

Theo từ điển Microsoft Entacarta, Rủi ro là khả năng điều gì đó xấu xảy ra: Sự nguy hiểm xảy ra hay thiệt hại, chấn thương hay thua lỗ

Có những tác giả cho rằng, rủi ro là những biến động tiềm ẩn ở những kết quả

Có người lại cho rằng rủi ro là sự bất trắc gây ra mất mát thiệt hại

Cũng có những tác giả cho rủi ro là khái niệm thu hẹp của may rủi, còn may rủi là sự thay đổi bất thường trong tương lai, trong hiện tại hoặc trong quá khứ Rủi ro có thể mang lại may mắn, hiệu quả, thuận lợi (kết quả tốt, còn gọi là rủi

ro ngược) cho doanh nghiệp, nhưng cũng có thể mang lại những tai họa, thiệt hại, khó khăn (kết quả xấu, còn gọi là rủi ro xuôi) cho doanh nghiệp

Theo từ điển kinh tế học hiện đại: Rủi ro là hoàn cảnh trong đó một sự kiện xảy ra với một xác xuất nhất định hoặc trong trường hợp quy mô của sự kiện đó có một phân phối xác xuất

Theo ông Nguyễn Hữu Thân trong tác phẩm: Phương pháp mạo hiểm và rủi

ro trong kinh doanh “Rủi ro là sự bất trắc gây ra mất mát thiệt hại” Theo ông rủi

ro phải là bất trắc gây ra hậu quả cho con người, còn những bất trắc không gây ra tổn thất không phải là rủi ro

Trang 13

Hình 1.1 Các loại kết quả dây chuyền của rủi ro

Ở đây, tác giả nghiên cứu rủi ro với các kết quả xấu và tìm kiếm giải pháp để giảm thiểu chúng Do vậy rủi ro có hai đặc trưng cơ bản sau:

- Sự thay đổi

- Kết quả của sự thay đổi là không lường trước (nó không chắc chắn sẽ xảy

ra như thế nào)

Qua các khái niệm như trên về rủi ro nêu lên cho thấy dường như giữa chúng

có mối liên hệ với nhau ở ba vấn đề :

- Một là, các khái niệm đều đề cập đến sự không chắc chắn mà chúng ta coi

đó là mối ngờ vực đối với tương lai

- Hai là, ở cấp độ hay mức độ rủi ro là khác nhau

- Ba là, các khái niệm đều nói đến hậu quả do một hoặc nhiều nguyên nhân gây ra và sự không chắc chắn về hậu quả cho con người trong một tình huống cụ thể Như vậy rủi ro không những chỉ mối ngờ vực về tương lai mà còn ám chỉ cả một thực tế là hậu quả có thể xảy ra

Né tránh

Phải chấp nhận

Hạn chế

Trang 14

Tuy nhiên các khái niệm chưa giúp phân biệt rõ là sự kiện nguy hiểm đã xảy

ra hay chưa Chính vì vậy, tác giả đặt trọng tâm vào nghiên cứu đánh giá chung kết định lượng tình hình rủi ro cùng với các nguyên nhân yếu kém về quản lý chiến lược và quản lý điều hành làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp trong tương lai Nghĩa là tập trung vào

những rủi ro có thể sẽ xảy ra, các biện pháp phòng ngừa Còn những rủi ro đã xảy

ra sẽ tập trung vào các biện pháp khoanh lại, giảm thiệt hại, nhanh chóng phục hồi sản xuất, kinh doanh

Trong một hoạt động nào đó xuất hiện rủi ro thì chủ thể tiến hành các hoạt động này phải chấp nhận một sự bất định trong cách suy nghĩ của mình Sự bất định chính là cách suy nghĩ logic khi sự việc có rủi ro, nó trái ngược với tư duy tất yếu và chủ quan (theo mong muốn) mà con người thường sử dụng Sự bất định trong tư duy đặt ra cho con người nhiều kết quả có thể xảy ra trong quá trình hoạt động với các xác suất xuất hiện khác nhau Sự bất định là quan điểm xem xét sự vật

và hiện tượng khi kết quả diễn ra không chắc chắn, còn rủi ro chính là kết quả biến đổi của sự vật và hiện tượng khi kết cục diễn ra không chắc chắn

Từ những phân tích trên, trong phạm vi nhất định, có thể hiểu: rủi ro (risk) là trạng thái bất thường gây ra tổn thất cho người bị rủi ro và những người có liên quan

Tổn thất (Loss) theo cách hiểu thông thường là sự thiệt hại, mất mát, chịu ảnh

hưởng bất lợi về vật chất, tinh thần, cơ hội hoặc các mối quan hệ do rủi ro đem lại Tổn thất đựơc đo bằng giá trị bị rủi ro (VAR), đó là thiệt hại tối đa của rủi ro trong một khoảng thời gian nhất định với một xác suất nhất định Rủi ro và tổn thất có mối quan hệ chặt chẽ đến một trạng thái bất lợi và không may mắn Trạng thái này được phản ánh thông qua hai mặt: Thứ nhất, rủi ro phản ánh về mặt chất của trạng thái bao gồm nguyên nhân, tính nguy hiểm Thứ hai, là tổn thất, phản ánh về mặt lượng của trạng thái, nghĩa là phản ánh mức độ những thiệt hại mất mát về vật chất

và tinh thần có nguyên nhân từ rủi ro gây ra Bởi vậy khi nghiên cứu về rủi ro đồng thời nghiên cứu về tổn thất sẽ thấy được sự nguy hiểm, tác hại, mức độ nghiêm

Trang 15

trọng của rủi ro đối với con người và cuộc sống của họ Ngược lại, khi nghiên cứu

về rủi ro để biết được nguyên nhân nào gây ra tổn thất

Mặt khác các tình huống rủi ro đặc trưng bởi tính bất định Nguyên nhân phổ biến của sự bất định là tình trạng lạm phát, sự tiến bộ công nghệ, sự thay đổi năng suất và giá thị trường, môi trường chính trị, môi trường xã hội và kinh doanh Hơn nữa, xác suất xảy ra sự kiện đó thường được xác định một cách chủ quan hoặc không thể xác định được càng làm tăng tính bất định của rủi ro

Trong kinh doanh khi phải đối mặt với rất nhiều rủi ro như vậy doanh nghiệp nên nhận thức các vấn đề đó ra sao? Trên cơ sở khảo sát các ý kiến của các doanh nghiệp của các nền kinh tế phát triển, người ta đã rút ra một số luận điểm cơ bản giúp doanh nghiệp chuẩn bị đương đầu với những rủi ro sau:

a) Rủi ro là thách thức, vật cản

Chấp nhận rủi ro là cách tốt nhất để khám phá năng lực của chủ thể Doanh nghiệp nhờ chấp nhận rủi ro có thể tự kiểm soát tương lai của doanh nghiệp vững chắc hơn Nếu doanh nghiệp không sẵn sàng chấp nhận rủi ro thì doanh nghiệp sẽ khó tự thể hiện mình

b) Văn hóa chấp nhận rủi ro

Những kinh nghiệm cũng chịu rủi ro trong quan hệ cá nhân với gia đình và bạn bè sẽ giúp doanh nghiệp có những kinh nghiệm phán xét những gì là bất lợi hay mạo hiểm không cần thiết và tránh những mạo hiểm có khả năng tạo ít thành quả

Ở đây “Văn hóa chấp nhận rủi ro” không có nghĩa là biến doanh nhân trở thành các con bạc Các con bạc thường luôn hy vọng thu lợi lớn mà không phải bỏ nhiều công sức; Khi thất bại thường đổ lỗi cho vận đen hoặc các lý do nằm ngoài tầm kiểm soát của họ mà không muốn tự nhận trách nhiệm Còn đã là một doanh nhân thì phải biết đánh giá một cách hệ thống và tỉ mỷ một cách thành công của doanh nghiệp, mức

độ tác động của các cá nhân đến thành quả cuối cùng Chủ doanh nghiệp phải là người dám nhận trách nhiệm cá nhân trước quyết định của mình bất kể quyết định

Trang 16

đó mang lại kết quả tốt hay xấu Hơn nữa “ Văn hóa chấp nhận rủi ro” không coi những người làm ăn phi pháp hay đầu cơ là các loại doanh nhân Đạo đức và trung thực là hai đức tính cơ bản của doanh nhân, doanh nhân là người tạo ra giá trị và lợi ích cho xã hội

c) Rủi ro phải được coi như một bộ phận tự nhiên và không thể tách rời của các hoạt động kinh doanh

An toàn không phải là tình trạng yên tâm mà phải giảm bớt rủi ro đến mức chấp nhận được do đó nên khảo sát ý kiến của các chuyên gia quản lý doanh nghiệp trong nền kinh tế phát triển

* Phân loại rủi ro

Khi có rủi ro, để xử lý rủi ro có hiệu quả thì các chủ thể kinh doanh phải biết phân loại chính xác để có biện pháp xử lý thích đáng Có nhiều phương thức phân lọai rủi ro khác nhau, tùy thuộc vào quan điểm tầm nhìn và khả năng cho phép của chủ doanh nghiệp

- Theo nguyên nhân: Rủi ro được chia thành hai loại:

Rủi ro nội tại ( Rủi ro chủ quan – Internal risk ): Là rủi ro tác nhân gây ra

sự bất định của các kết quả thay đổi ở chính ngay bản thân đối tượng (Bao gồm các phân hệ, phần tử tạo nên đối tượng trong quá trình thay đổi)

Rủi ro môi trường (Rủi ro khách quan – External risk ): Là rủi ro mà tác

nhân gây ra sự bất định của các kết quả thay đổi là do các phần tử, các phân hệ nằm ngoài đối tượng có quan hệ với đối tượng xuất hiện trong quá trình diễn ra sự thay đổi của đối tượng Rủi ro nội tại và rủi ro môi trường luôn có mối quan hệ tác động qua lại mang tính tương hỗ, cái này là tiền đề, là động lực cho cái kia và ngược lại

- Theo kết quả thu nhận được của sự thay đổi : Phân thành hai loại:

Rủi ro thuần túy (Pure risk): là rủi ro chỉ đem lại kết quả xấu Khi rủi ro

thuần túy xảy ra thì chủ thể nhận kết quả rủi ro phải chịu mất mát, tổn thất thiệt hại; còn khi không xảy ra thì chủ thể liên quan cũng không thu được lợi ích gì

Trang 17

Rủi ro suy đoán (Speculation risk) hay rủi ro suy tính: là rủi ro do chủ thể

chấp nhận rủi ro chủ động tạo ra (Như một quyết định đầu tư mới, một dự án mới cải tổ lớn…) mà kết quả rất tốt (với xác xuất a%), nhưng cũng có thể là một kết quả xấu (với xác xuất b%, trong đó a+b xấp xỉ bằng 1)

- Theo cách xử lý : Rủi ro được chia thành hai loại:

Rủi ro tập trung (Concentrated risk):là rủi ro mà mọi nguyên nhân gây ra

cũng như mọi kết quả thu nhận được đều quy về một mối

Rủi ro phân tán (Scatter risk):là rủi ro xảy ra theo chiều hướng ngược lại,

các nguyên nhân gây ra rủi ro được phân tách nhỏ ra và kết quả nhận được nhận được cũng trải rộng ra

- Theo tác động dẫn xuất : Rủi ro được chia thành hai loại:

Rủi ro trực tiếp là rủi ro do chính nguyên nhân gây ra tác động

Rủi ro gián tiếp là rủi ro do hậu quả của rủi ro trực tiếp tạo ra Ví dụ do

chiến tranh vùng Vịnh và tác động thiên tai kéo dài tới rủi ro giá dầu tăng cao

- Theo đối tượng nhận rủi ro : Doanh nghiệp có thể có rủi ro :

Rủi ro về tài sản Rủi ro về pháp lý Rủi ro về nhân lực Rủi ro về thông tin…

- Theo tốc độ xảy ra tổn thất : Rủi ro có thể chia thành hai loại:

Rủi ro tức thời : rủi ro xảy ra trong hiện tại và tương lai gần của chủ thể Rủi ro trong tương lai là rủi ro xảy ra sau một vài chu kỳ kinh doanh

- Theo mức độ cảm nhận được : Rủi ro được chia thành hai loại:

Rủi ro có khả năng dự đoán là rủi ro mà chủ thể có thể ước lượng, tính toán

được sẽ xảy ra với xác suất nhất định

Trang 18

Rủi ro không thể dự đoán được là rủi ro hoàn toàn bất ngờ mà chủ thể

không thể nào đón nhận trước được Ví dụ như: thiên tai, thay đổi cơ chế, thay đổi chính trị…

Hình 1.2 Phân loại rủi ro của doanh nghiệp

1.2 Phương pháp đánh giá tình hình rủi ro của doanh nghiệp

Hậu quả của rủi ro trong kinh doanh được biểu hiện tập trung ở các tổn thất cho doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai, làm giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Tổn thất của doanh nghiệp thường tồn tại dưới hai dạng: giảm kết quả và tăng chi phí

Theo GS TS Đỗ Văn Phức [14, tr 15], muốn đánh giá tình hình rủi ro cần sử dụng phương pháp đánh giá Kết quả đánh giá tình hình rủi ro chỉ có sức thuyết phục cao khi nó dưới dạng chung kết định lượng Kết quả đánh giá tình hình rủi ro chỉ có được dưới dạng chung kết định lượng khi phương pháp được chọn dùng hoặc thiết lập hoàn toàn khoa học Theo chúng tôi một phương pháp đánh giá chung kết định lượng tình hình rủi ro của doanh nghiệp được thiết lập hoàn toàn khoa học khi nó

Theo cách

xử lý (rủi

ro tập trung, rủi

ro phân tán)

Theo tác động dẫn xuất (rủi

ro trực tiếp, rủi ro gián tiếp)

Theo đối tượng nhận rủi ro (tài sản, con người v.v )

Theo tốc

độ xảy ra tổn thất (rủi ro tức thời, rủi ro tương lai)

Theo mức

độ cảm nhận được (rủi ro hữu hình, rủi

ro vô hình)

Trang 19

1 Bộ tiêu chí bám sát và bao quát bản chất của tình hình rủi ro;

2 Bộ dữ liệu đảm bảo chất lượng;

3 Chuẩn so sánh chấp nhận được;

4 Có cách định lượng, đánh giá chung kết tương đối hợp lý

Về bộ tiêu chí phản ánh tình hình rủi ro – Tình hình rủi ro thường phức tạp Một tiêu chí thường không phản ánh hết tình hình rủi ro Tiêu chí phải được thiết lập xuất phát từ bản chất của tình hình rủi ro Bộ tiêu chí phải vừa đủ bao quát hết tình hình rủi ro Từng tiêu chí sau khi tính toán từ các số liệu sát thực phản ánh một phần, một mặt của tình hình rủi ro Các tiêu chí phản ánh rời rạc tình hình rủi ro

Về bộ dữ liệu dùng để tính toán các tiêu chí phản ánh tình hình rủi ro – Trên thực tế có một số bộ dữ liệu là kết quả thống kê tự động, trực tiếp nên chúng tin dùng; nhiều trường hợp khác bộ dữ liệu về tình hình kinh tế – xã hội chịu tác động của nhiều loại nhiễu nên bị biến dạng Trong các trường hợp đó cần sử dụng kết hợp các dữ liệu thống kê với các dữ liệu điều tra, khảo sát từ nhiều phía, từ nhiều loại đối tượng Dữ liệu về tình hình rủi ro của doanh nghiệp phải là kết quả khảo sát, xin ý kiến những người trong cuộc như: Giám đốc, kế toán trưởng am hiểu, tâm huyết

Về chuẩn so sánh – Không so sánh không đánh giá được Mỗi tiêu chí phản

ánh tình hình rủi ro cụ thể sau khi tính toán cần so sánh với mức chuẩn chấp nhận được Tình hình rủi ro cụ thể thường rất đặc thù, khó hoặc chưa có chuẩn mực thống nhất nên có thể lấy chuẩn là kết quả xin ý kiến các chuyên gia hoặc chuẩn là mức độ

sử dụng của nhóm doanh nghiệp cùng loại thành đạt

Về đánh giá định lượng, chung kết – Luôn có nhu cầu nhận biết một cách

chung kết định lượng, cần có kết luận cuối cùng về tình hình rủi ro: tốt hay xấu, đến mức độ nào Đánh giá rời rạc theo các tiêu chí không thoả mãn được nhu cầu đó

Trang 20

Do vậy cần có ba rem điểm cho từng tiêu chí phân biệt trọng số ở điểm tối đa; cần có cách cho điểm đối với trường hợp thực tế cụ thể Tổng điểm của các tiêu chí

so với điểm tối đa là kết quả đánh giá định lượng tình hình rủi ro

Tính hình rủi ro của doanh nghiệp bình quân trong 5 năm gần đây được đánh giá chung kết định lượng như sau :

82 – 100 điểm - tình hình rủi ro rất xấu

51 - 81 điểm - tình hình rủi ro xấu

1.3 Các nhân tố và hướng giải pháp giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp

Theo GS TS Đỗ Văn Phức [14, tr 18], có nhiều cách tiếp cận để tìm, chỉ ra các yếu tố trực tiếp quyết định mức độ và tính chất rủi ro của doanh nghiệp (các nhân tố của rủi ro) Đó là:

Bảng 1.1 Bảng đánh giá định lượng rủi ro

(xấu nhất)

2 Tỷ lệ tổn thất do rủi ro so với doanh thu bình quân trong 5

3 Tỷ lệ tổn thất do rủi ro so với tổng tài sản bình quân trong 5

Trang 21

+ Theo chất lượng thực hiện các loại công việc quản lý rủi ro của doanh nghiệp + Theo chất lượng thực hiện các loại công việc quản lý hoạt động của doanh nghiệp

* Rủi ro do quản lý rủi ro của doanh nghiệp yếu kém

Cho đến nay chưa có khái niệm nào thống nhất về quản lý rủi ro Có nhiều trường phái nghiên cứu về rủi ro và quản lý rủi ro, đưa ra những khái niệm về quản

lý rủi ro rất khác nhau, thậm chí mâu thuẫn, trái ngược nhau

Có những tác giả cho rằng quản lý rủi ro chỉ đơn thuần là đồng nghĩa với việc mua bảo hiểm Chỉ quản lý những rủi ro “ thuần túy ”, “ những rủi ro có thể phân tán”, “những rủi ro có thể mua bảo hiểm” Ngược lại, trường phái mới cho rằng cần quản lý tất cả mọi loại rủi ro của tổ chức một cách toàn diện

Tán đồng quan điểm “ quản lý rủi ro toàn diện ” của Kloman, Haimes và các tác giả khác, chúng tôi cho rằng: Quản lý rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện, liên tục và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát đi đến phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro

Cùng với quản lý chiến lược và quản lý hoạt động của doanh nghiệp, quản lý rủi ro ngày càng được tách lập và có các vai trò cơ bản sau:

- Nhận dạng những nguyên nhân của rủi ro kinh doanh; tạo dựng môi trường bên trong và góp phần tạo dựng môi trường bên ngoài an toàn cho doanh nghiệp

- Hạn chế và xử lý một cách tốt nhất các tổn thất và những hậu quả không mong muốn khi rủi ro xảy ra (mà doanh nghiệp không thể né tránh được), nhanh chóng phục hồi, ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh

- Tạo nguồn lực cho các chương trình giảm thiểu rủi ro

Đối với doanh nghiệp ở các nước phát triển, trong thời kỳ đầu phát triển, hoạt động quản lý rủi ro không được tiến hành một cách hệ thống như hiện nay, nó được thực hiện riêng lẻ tại các bộ phận cuả các công ty và chủ yếu phục vụ mục đích giảm chi phí Tuy nhiên cùng với sự phát triển của thị trường và sự lệ thuộc quan hệ kinh tế ngày càng tăng giữa các nước thì rủi ro ngày càng trở nên phức tạp và tác động lẫn nhau, đòi hỏi quản lý rủi ro phải thực hiện trên bình diện toàn công ty

Trang 22

Khái niệm “quản lý rủi ro trong doanh nghiệp” (enterprise risk management) ra đời diễn tả công việc này và đang được áp dụng ngày càng phổ biến tại các doanh nghiệp

Quá trình quản lý rủi ro trong kinh doanh có thể do nhà nước, do tỉnh thành phố hoặc do từng doanh nghiệp thực hiện với các chức năng khác nhau Ở đây tập trung nghiên cứu việc quản lý rủi ro kinh doanh do các doanh nghiệp thực hiện với tên gọi là quản lý rủi ro trong doanh nghiệp Quản lý rủi ro trong doanh nghiệp thường diễn ra theo trình tự như sau:

Hình 1.3 Các bước thực hiện công việc quản lý rủi ro trong doanh nghiệp

* Xác định bối cảnh doanh nghiệp:

Đây là việc xác định môi trường tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm các bối cảnh bên ngoài, bên trong và bối cảnh quản lý rủi ro trong doanh nghiệp

- Bối cảnh bên ngoài: Việc phân tích bối cảnh này bắt đầu bằng việc xác định

quan hệ giữa các doanh nghiệp với môi trường, bao gồm việc xác định các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa Quá trình này còn làm rõ những người chịu ảnh hưởng (môi trường kinh tế - xã hội, cạnh tranh, cổ đông, nhân viên, khách hàng, cộng đồng) cũng như các chính sách giao tiếp với những người chịu ảnh hưởng này

ro

Mô tả rủi ro

Phân tích rủi

ro

Tổng hợp rủi

ro

Đánh giá/ sắp xếp rủi

ro

Xử lý rủi ro

Giám sát và tổng kết

Trang 23

- Bối cảnh bên trong: quá trình này bắt đầu bằng việc tìm hiểu các mục tiêu

chung của doanh nghiệp, định hướng chiến lược để đạt được các mục tiêu đó và các chỉ tiêu đánh giá kết quả Phần này thể hiện cơ cấu kiểm tra, kiểm soát và điều hành doanh nghiệp

- Bối cảnh quản lý rủi ro của doanh nghiệp: xác định các loại rủi ro tương thích với doanh nghiệp và mức độ kết nối trong toàn bộ doanh nghiệp

* Xác định rủi ro

Bước này nhằm lập tài liệu về hoàn cảnh rủi ro và sự việc có thể gây đe dọa hữu hình hoặc vô hình cho việc đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp Các phương pháp xác định rủi ro phổ biến là:

 Xác định rủi ro dựa vào các mục tiêu riêng Bất cứ sự kiện nào có thể

gây ảnh hưởng xấu đến việc đạt được mục tiêu đều coi là rủi ro

Bảng 1.2 Bảng mô tả rủi ro

1.Tên rủi ro

và các yếu tố khác

3.Tính chất rủi ro Ví dụ: chiến lược, tác nghiệp, tài chính, hay tai họa,…

5.Định lượng rủi ro Các tác động và các khả năng xảy ra

6 Mức độ chấp nhận

rủi ro

Tác động tài chính và thiệt hại tiềm tàng của rủi ro Giá trị bị rủi ro

Trang 24

Khả năng và quy mô lợi/thiệt tiềm năng Các mục tiêu kiểm soát rủi ro và kết quả mong đợi 7.Cách xử lý rủi ro và

cơ chế kiểm soát

Công cụ kiểm soát rủi ro chính Mức độ tin cậy của hệ thống kiểm soát hiện tại Xác định quy trình theo dõi và đánh giá

9.Xây dựng chiến lược

và chính sách

Xác định bộ phận chức năng chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược và chính sách

* Phân tích rủi ro

Khi rủi ro đã được xác định thì doanh nghiệp cần đánh giá về khả năng rủi ro

đó xảy ra và mức độ gây hậu quả của nó Việc ước lượng này có thể là định tính, bán định tính hoặc định lượng Ví dụ, hậu quả có thể chia thành các mức độ cao, trung bình hay thấp

Bảng 1.3 Hậu quả của các rủi ro

Cao

Tác động tài chính doanh nghiệp có khả năng vượt quá mức X

Tác động đáng kể đến chiến lược hay các hoạt động sự vụ của doanh nghiệp

Gây lo ngại nhiều cho các cổ đông

Trung

bình

Tác động tài chính đến các doanh nghiệp nằm trong khoảng X và Y

Tác động vừa phải đến chiến lược hay các hoạt động sự vụ của doanh nghiệp

Thu hút sự quan tâm vừa phải của các cổ đông

Thấp

Tác động tài chính doanh nghiệp nhỏ hơn Y

Tác động nhỏ đến chiến lược hay các hoạt động sự vụ của doanh nghiệp

Ít được cổ đông quan tâm

Trang 25

Bảng 1.4 Khả năng xảy ra của rủi ro xuôi

Cao

Có khả năng xảy ra

mỗi năm hay khả năng

xảy ra cao hơn 25%

Nguy cơ xảy ra nhiều lần trong khoảng thời gian nhất định (Ví dụ: 10 năm)

Khó kiểm soát do một số tác động ngoại cảnh

Có thể xảy ra trong quá khứ Thấp

Không có khả năng

xảy ra trong vòng 10

năm một lần hay khả

năng xảy ra dưới 25%

Chưa từng diễn ra tromg quá khứ Khó có khả năng diễn ra

Bảng 1.5 Khả năng xảy ra của rủi ro ngược

quan trong trung hạn hay khả

năng xảy ra dưới 25%

Cơ hội có thế chưa được ban giám đốc phân tích đầy đủ

Cơ hội ít có khả năng thành công khi sử dụng các nguồn lực hiện đại

Trang 26

Mỗi doanh nghiệp tự tìm ra cách tính toán xác suất và hậu quả phù hợp nhất

với nhu cầu của mình Doanh nghiệp có thể áp dụng nhiều kỹ thuật và phương pháp

phân tích rủi ro khác nhau

Ví dụ các kỹ thuật phân tích rủi ro:

-Điều tra thị trường

-Phân tích cây sự kiện -Lập kế hoạch duy trì hoạt động -Phân tích BPEST (Doanh nghiệp, Chính trị, Kinh tế, Xã hội, Công nghệ) -Mô hình hóa giải pháp thực tế

-Ra quyết định trong môi trường rủi ro

và bất định -Phân tích thống kê

-Phân tích những nguy cơ -Phân tích cây sai sót -FMEA(Phân tích thất bại

và phân tích tác động)

Tổng hợp rủi ro

Bước này nhằm tổng hợp toàn bộ các phân bố rủi ro, phản ánh tương quan và

hệ quả của chúng để xây dựng "Hồ sơ rủi ro tổng quát" Doanh nghiệp có thể cùng

với các chuyên gia tư vấn bên ngoài xây dựng mô hình cơ cấu mô phỏng để tổng

hợp tất cả các loại rủi ro

Đánh giá/sắp xếp rủi ro

Bước này nhằm đánh giá tác động mỗi loại rủi ro trong hồ sơ rủi ro tổng quát

của doanh nghiệp Trên cơ sở đánh giá đó, người ta sắp xếp thứ tự quan trọng các

loại rủi ro và ra quyết định về cách xử lý với từng loại Có nhiều yếu tố để doanh

nghiệp cân nhắc khi đánh giá rủi ro, chẳng hạn như chi phí và lợi ích, các yêu cầu

pháp lý, các nhân tố kinh tế - xã hội và môi trường, các mối quan tâm của các cổ

đông, hoặc mức độ xảy ra thường xuyên và tính chất nghiêm trọng của rủi ro

Trang 27

Xử lý rủi ro

Việc đánh giá rủi ro sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn được chiến lược giải quyết rủi ro phù hợp Các chiến lược được doanh nghiệp các nước phát triển áp dụng phổ biến để giải quyết rủi ro là:

- Chuyển rủi ro ra ngoài doanh nghiệp (phương pháp bồi thường nhiễu): tức

là đưa rủi ro của mình cho người khác thông qua hợp đồng mua bảo hiểm rủi ro

- Tránh rủi ro (phương pháp khử bỏ nhiễu): tức là không tham gia các hoạt động chứa đựng rủi ro Ví dụ, không buôn bán hoặc kinh doanh để khỏi bị

nợ nần, hoặc không đi máy bay để tránh rủi ro máy bay bị bắt cóc Việc phòng tránh có thể là giải pháp cho tất cả các loại rủi ro, nhưng việc phòng tránh cũng đồng nghĩa với việc mất cơ hội thu lời do việc chấp nhận rủi ro

Về nguyên tắc, xủ lý rủi ro của doanh nghiệp, ít nhất phải bảo đảm:

 Sự vận hành hiệu quả của doanh nghiệp

 Sự kiểm soát nội bộ hiệu quả

 Tuân thủ luật pháp và quy định

Giám sát và tổng kết

Bước này nhằm đánh giá lại toàn bộ quá trình xác định rủi ro, đánh giá rủi ro, kiểm soát và đối phó rủi ro có được thực hiện đúng không Doanh nghiệp cần theo

Trang 28

dõi thường xuyên việc tuân thủ chính sách đã đặt ra về rủi ro và tiêu chuẩn khắc phục rủi ro để tìm ra những khâu cần chấn chỉnh Quá trình giám sát và tổng kết nhằm bảo đảm:

 Các biện pháp áp dụng mang lại kết quả như dự kiến

 Quy trình áp dụng và thu thập thông tin để đánh giá rủi ro là phù hợp

 Kiến thức bổ sung giúp ra quyết định tốt hơn và xác định bài học nào nên

áp dụng để phục vụ việc đánh giá và quản lý rủi ro trong tương lai

Tổ chức quản lý rủi ro trong doanh nghiệp

Để quản lý rủi ro, các doanh nghiệp thường phải lập ra phòng quản lý rủi ro hoặc các nhóm quản lý rủi ro, chịu trách nhiệm quản lý rủi ro một cách chính thức hay không chính thức Thông thường bộ phận quản lý rủi ro ít nhất thực hiện các công việc sau:

 Xác định tính chất và mức độ mỗi loại rủi ro mà công ty có thể chấp nhận được trong mỗi đơn vị kinh doanh

 Xác định khả năng rủi ro đó xảy ra

 Đánh giá tính hiệu quả của quá trình quản lý rủi ro

 Báo cáo khả năng gây rủi ro của mỗi quyết định lãnh đạo doanh nghiệp Ngoài ra, phòng quản lý rủi ro còn có thể đảm nhận các công việc khác như xây dựng ý thức phòng chống rủi ro trong toàn bộ doanh nghiệp thông qua các chương trình giáo dục thích hợp, xây dựng quy trình đối phó rủi ro

Rủi ro do quản lý hoạt động của doanh nghiệp yếu kém Quản lý hoạt động

của doanh nghiệp là thực hiện 4 loại công việc sau:

Trang 29

Hoạch định hoạt động của doanh nghiệp: lựa chọn các cặp sản phẩm – khách hàng chiến lược và cụ thể; lập kế hoạch thực hiện các cặp sản phẩm – khách hàng

cụ thể đó: xác định sản lượng, địa điểm và thời gian…;hoạch định các chính sách huy động các nguồn lực cho hoạt động của doanh nghiệp;

Đảm bảo tổ chức bộ máy và tổ chức cán bộ cho hoạt động của doanh nghiệp: thiếp lập bộ máy, cơ cấu nhân lực và chế độ hoạt động…;

Điều phối hoạt động của doanh nghiệp: lập kế hoạch theo lịch, đảm bảo các điều kiện cần thiết, phân công, đôn đốc phối hợp, kiểm tra thưởng phạt…;

Kiểm tra chất lượng các yếu tố kinh doanh, chất lượng các sản phẩm trung gian, các khoản thu - chi và chất lượng sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp…

Hình 1.4 Quan hệ giữa mức độ nhận thức và đầu tư cho quản lý doanh nghiệp

với chất lượng quản lý doanh nghiệp

Chất lượng quản lý doanh nghiệp

Trang 30

Hình 1.6 Quan hệ giữa mức độ rủi ro của doanh nghiệp với hiệu quả hoạt

động của doanh nghiệp

Một hệ thống quản lý rủi ro được tổ chức tốt và vận hành hiệu quả sẽ giúp DN đứng vững và vượt qua những biến cố trong giai đoạn khó khăn Tuy nhiên, việc tổ chức một hệ thống quản lý rủi ro hoàn chỉnh như thế nào lại là điều không phải DN nào cũng biết

Không phải bảo hiểm

Theo các chuyên gia, quản lý rủi ro là một quá trình xem xét, đánh giá toàn diện các hoạt động của DN để nhận biết những nguy cơ tiềm ẩn có thể tác động xấu đến các hoạt động của DN

Trên cơ sở đó, DN sẽ đưa ra những giải pháp ứng phó, phòng ngừa phù hợp tương ứng với từng nguy cơ Chính vì vậy, quản trị rủi ro là một bộ phận không tách rời trong chiến lược của DN

Quản trị rủi ro sẽ giúp DN kiểm soát được dòng đời, sự phát triển và tồn tại của DN trong môi trường cạnh tranh thường trực Và trong nền kinh tế đầy biến động như hiện nay, việc nhận diện những thách thức, lường trước những rủi ro cũng như kiểm soát, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh là điều cấp thiết đối với lãnh đạo DN

Thế nhưng, trên thực tế, có rất nhiều sai lầm trong việc nhìn nhận vai trò cũng như cách triển khai quản trị rủi ro

Mức độ rủi ro của doanh nghiệp

Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Trang 31

Với nhiều DN, hoạt động quản lý rủi ro được hiểu một cách đơn thuần là việc

sử dụng dịch vụ bảo hiểm để giúp DN tránh được các tổn thất khi có sự cố diễn ra

Vì vậy, họ chọn sử dụng các dịch vụ bảo hiểm và xem như đã thực hiện tốt và đầy

đủ công tác quản lý rủi ro Số khác nhìn thấy vai trò quan trọng của quản trị rủi ro nhưng lại tiến hành không đúng dẫn đến kết quả không như mong đợi TS Trần Quang Thắng, Viện trưởng Viện Quản lý và Kinh tế (IEM), cho rằng, có nhiều nguyên nhân khiến việc quản lý rủi ro không hiệu quả

Thứ nhất, đó là do người lãnh đạo có cách quản trị và kỹ năng truyền đạt mệnh lệnh kém Thứ hai là nhiều lãnh đạo nóng lòng đón nhận rủi ro trong khi lại thiếu khả năng thực hiện quản lý rủi ro cho công ty

Không những thế, họ còn chấp nhận sự thiếu minh bạch trong những lĩnh vực

có rủi ro cao Chính vì thiếu thông tin cho việc ra quyết định khiến ban giám đốc có cái nhìn ít sâu sắc về những điều đang thật sự xảy ra hay có khả năng xảy ra Thậm chí, nhiều nhà lãnh đạo còn không tích hợp quản lý rủi ro với xây dựng chiến lược và quản lý hiệu quả hoạt động

7 bước hết rủi ro

Theo ông Nguyễn Đăng Duy Nhất, Chủ tịch CMO Worldwide tại VN, có 7 bước để quản trị rủi ro hiệu quả Đó là nhận dạng và nắm rõ rủi ro phải đối mặt; xây dựng mục tiêu và chiến lược quản trị rủi ro; xây dựng hệ thống các thủ tục và quy trình quản trị rủi ro; xây dựng đội ngũ quản trị rủi ro có năng lực; xây dựng văn hóa

DN “sẵn sàng đương đầu với rủi ro”; hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ; CEO và ban giám đốc phải được trang bị năng lực quản trị rủi ro Nhưng để để hoạt động này mang lại hiệu quả, bên cạnh việc xây dựng chính sách quản lý rủi ro, bản thân lãnh đạo DN phải cam kết ủng hộ việc triển khai, đảm bảo không tồn tại khái niệm “vùng cấm” trong DN, những khu vực không được tiếp cận đánh giá, kiểm soát Đồng thời, lãnh đạo DN phải thật sự coi trọng công tác thông tin, tuyên truyền và đào tạo để xây dựng văn hóa quản lý rủi ro đến mọi đối tượng trong DN Theo ông Đặng Đức Thành, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Trí thức Doanh nghiệp Quốc tế, trong điều kiện kinh doanh khó khăn như hiện nay, lãnh đạo

Trang 32

DN phải chuẩn bị một tâm thế thích nghi và bản lĩnh ứng phó trước những thay đổi, biến động tiêu cực Không những thế, DN phải xây dựng kế hoạch, lộ trình quản trị rủi ro; rà soát lại tất cả các hoạt động kinh doanh, điều chỉnh kế hoạch phù hợp với tình hình mới

Song song đó, phải cắt và tiết giảm các chi phí hoạt động trên tinh thần tiết kiệm; điều chỉnh các danh mục đầu tư; thay đổi tư duy lãnh đạo và đầu tư cho công tác nội bộ

Cùng nhận định này, ông Lương Văn Tự, nguyên Trưởng đoàn đàm phán Việt Nam gia nhập WTO, cho rằng, để DN phát triển một cách tốt nhất, lãnh đạo DN phải biết xây dựng và quản lý chiến lược phát triển; quản lý nhân sự, xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ có năng lực đáp ứng những mục tiêu kinh doanh đề ra

Và đặc biệt là phải biết quản trị rủi ro khi xảy ra những biến động của môi trường kinh doanh như sự thay đổi của luật pháp, của cơ chế chính sách, sự biến động của thị trường, của môi trường, thay đổi nhân sự

Đây là yếu tố rất quan trọng quyết định sự phát triển bền vững của một DN

“Bởi vì, đánh giá một người giám đốc có tài hay không không chỉ dựa vào kết quả kinh doanh của DN do người đó quản lý mà còn dựa vào khả năng và kinh nghiệm vượt qua thử thách khi thị trường có những biến động lớn”, ông Tự nói

Đã đến lúc các nhà quản trị DN cần nhìn nhận một cách nghiêm túc về vai trò của hoạt động quản lý rủi ro Cần cân nhắc, thiết lập và duy trì một hệ thống quản lý rủi

ro cho DN của mình Một khi rủi ro được dự báo trước, DN hoàn toàn có thể xây dựng và triển khai những kế hoạch ứng phó hiệu quả

Trang 33

Tên viết bằng Tiếng Việt : Công ty Cổ phần Nội Thất 190

Tên viết bằng tiếng Anh : 190 Furniture Joint Stock Company Tên công ty viết tắt : 190 Furniture – JSC

Địa chỉ trụ sở chính : Km 89 - Mỹ Tranh, Nam Sơn,

Huyện Nam Sơn, Thành phố Hải Phòng Điện thoại : 0313.589.180 Fax : 0313.589.181

Vốn điều lệ của công ty : 150.000.000.000 đồng

Trang 34

Bảng 2.1 Quy mô của Công ty

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Vốn cố định

Vốn lưu động

83.208.973.606 18.441.631.613

116.671.118.378 56.320.134.597

152.531.223.532 85.885.031.753

Nợ phải trả

Vốn chủ sở hữu

19.292.374.028 82.358.231.191

72.686.432.549 100.304.820.426

86.303.189.921 152.113.065.364

Giá trị vốn góp (đồng)

Phần vốn (%)

1 Ngô Hữu Hòa Số 13A4-số 2 Giảng Võ,

2 Đặng Phúc Thắng Số 104 Tô Hiến Thành, Quận

3 Nguyễn Văn Sơn Số 2A/262 Trần Nguyên Hãn

4 Nguyễn Tuấn

Thanh

Thôn Lại ốc, xã Long Hưng,

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

Trong công ty việc tổ chức quản lý luôn đóng vai trò quan trọng, việc tổ chức một cách khoa học rất cần thiết vì nó giúp cho việc kinh doanh của Công ty đạt kết quả cao, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, đạt được những mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra Tiền đề của công ty Cổ phần Nội thất 190 là công ty 189 (Một công ty Đóng Tàu của Quân Đội), vì vậy tính kỷ luật được đặt lên hàng đầu, muốn vậy công ty phải có một bộ máy quản lý thật gọn gàng và khoa học

Trang 35

Hệ thống công ty gồm 6 phòng ban chính là Phòng Kinh Doanh, Phòng Kế Toán, Phòng Kỹ Thuật, Phòng Kho, Phòng Hành Chính, Phòng Thiết Kế

Còn lại là các Phân xưởng, quản lý công nhân của xưởng đó

Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý của công ty

Phòng kinh doanh: Có chức năng tung ra các chiến lược kinh doanh, chọn thị

trường, theo dõi Công nợ và Mua vật tư để phục vụ sản xuất

Phòng kế toán: Thực hiện thu chi hàng ngày, đối chiếu công nợ với phòng

Kinh doanh, Thủ tục Ngân hàng, lập BCTC …

Xưởng

Sơn

Xưởng Lắp Ráp

Xưởng

Mạ

Xưởng Mộc Xưởng ống

Xưởng Cắt xẻ

Xưởng

Cơ Khí

Phòng

Kỹ Thuật

Trang 36

Phòng Kỹ thuật: Quản lý công nhân, lập kế hoạch sản xuất, đi sâu về kỹ thuật

để sản phẩm ngày càng hoàn thiện

Các phân xưởng trực tiếp nhận lệnh sản xuất từ Giám đốc, làm ra thành phẩm theo :

đơn đặt hàng

Phòng kho: Theo dõi tồn kho, nhập và xuất hàng

Phòng hành chính: Quản lý nhân sự, theo dõi và làm thủ tục bảo hiểm cho

cán bộ công nhân viên trong công ty

Phòng thiết kế: Tập trung vào thiết kế để công ty ngày càng có nhiều mẫu mã

mới, phù hợp với người tiêu dùng hơn

Tổ chức công tác kế toán của Công ty

Hình thức tổ chức bộ máy kế toán của Công ty

* Mô hình bộ máy kế toán tại công ty được tổ chức theo mô hình tập trung

Phòng kế toán gồm sáu người

- Quản lý và đào tạo nhân viên

- Quan hệ cơ quan Nhà nước chuyên

ngành Phó kế toán trưởng

- Kế toán tài chính

- Báo cáo phân tích tình hình

tài chính, kiểm soát nội bộ

- Quản lý và đào tạo nhân viên

cụ dụng cụ

Trang 37

Chức năng nhiệm vụ của từng vị trí:

Kế toán trưởng là người tổ chức chỉ đạo bộ máy kế toán trong công ty,

thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế toàn đơn vị, tổ chức kiểm tra tài chính kế toán, lập bảng Báo Cáo Tài Chính, và có trách nhiệm nộp cho cấp trên cũng như những nơi có liên quan

Phó phòng kế toán : Theo dõi công nợ của công ty, theo dõi thuế và làm

việc với cơ quan thuế

Kế toán Nguyên vật liệu: Theo dõi Nhâp – Tồn - Xuất Nguyên vật liệu tại

công ty

Kế toán tổng hợp : Theo dõi công nợ của khách hàng, phiếu thu, phiếu chi

hàng ngày

Kế toán về hàng hoá, TSCĐ có nhiệm vụ theo dõi hàng tồn kho , nhập xuất

tồn hàng hoá và trích khấu hao TSCĐ cũng như thanh lý, nhập TSCĐ

Thủ quỹ làm nhiệm vụ quản lý tiền mặt, tiến hành nhận xuất tiền mặt, theo

dõi quỹ tiền mặt Việt Nam đồng tại ngân hàng và ghi sổ liên quan…

Cơ cấu và tình hình sử dụng nhân lực ở Công ty

- Nhân lực của Công ty Cổ phần Nội thất 190, được đào tạo và tuyển dụng từ nhiều nguồn như: do các trường đại học, trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề chính quy và cả người lao động mới tốt nghiệp PTTH

- Nhân lực được tuyển dụng từ nhiều vùng, nông thôn, thành thị, có cả miền núi, lao động tại địa phương An Dương, các quận huyện trong thành phố Hải Phòng chiếm số đông

- Tính chất lao động ở công ty nặng nhọc, vất vả, nguy hiểm, yêu cầu kỹ thuật cao, đòi hỏi phải có tính cần cù, cẩn thận, được đào tạo, đồng thời có một số việc chỉ cần đến lao động phổ thông

- Tuỳ theo yêu cầu quản lý, lao động được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau:

Trang 38

+ Theo thời hạn hợp đồng có: lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn, lao động hợp đồng có thời hạn từ 1 đến 3 năm

+ Theo tính chất nghề nghiệp lao động chia ra: Thợ máy, thợ ống, thợ gia công cắt gọt, thợ sắt, thợ hàn, , thợ điện, thợ mộc, nề, lắp ráp, đóng gói…

+ Theo mức độ tác động trực tiếp hay gián tiếp để sản xuất chia ra:

+ Khối quản lý, bao gồm toàn bộ các Phòng ban, và văn phòng các phân xưởng như quản đốc, đốc công, tổ trưởng;

+ Khối trực tiếp: bao gồm công nhân của các phân xưởng làm tại các bộ phận khác nhau

- Ngoài ra còn phân loại theo các tiêu thức hỗn hợp, như biểu cơ cấu nhân lực thời điểm 31/12/2009, dưới đây:

Bảng 2.3 Cơ cấu và tình hình sử dụng nhân lực ở công ty

TT Các tiêu thức phân loại Số

2 Phân loại theo trình độ

sỹ

3 Phân loại theo trực tiếp, quản lý

Trang 39

2.1 Các đặc điểm hoạt động của Công ty Cổ phần Nội thất 190

Trong những năm gần đây, nước ta càng ngày càng phát triển, đời sống người dân được cải thiện, do vậy nhu cầu càng cao, nắm bắt được thời cơ đó, Ông Ngô Hữu Hoà cùng 3 thành viên khác đã quyết định thành lập Công ty Cổ phần Nội thất

190 Công ty chính thức đi vào hoạt động ngày 05/01/2006, Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Kinh Doanh do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Hải Phòng cấp Nghành nghề kinh doanh chủ yếu mà công ty chọn là Sản Xuất Hàng Trang Trí Nội thất và Thép các loại Ngoài ra công ty còn kinh doanh một số nghành nghề như sau:

+ Kinh doanh máy móc, thiết bị, vật tư kim khí, vật liệu xây dựng, thực phẩm công nghệ, phế liệu, phế thải

+ Kinh doanh, sản xuất ống thép các loại

+ Kinh doanh dịch vụ bến bãi

+ Kinh doanh phá dỡ tàu cũ

+ Gia công cơ khí

+ Đóng mới và sữa chữa phương tiện vận tải thuỷ- bộ

+Vận tải hàng hoá,hành khách thuỷ-bộ

2.1.1 Các loại sản phẩm chính và đặc điểm của từng loại của Công ty Cổ phần

Nội thất 190

Sản phẩm chính của công ty là các loại bàn, ghế, tủ đựng tài liệu, các trang thiết bị nột thất phục vụ cho văn phòng, trường học được chế tạo từ sắt thép như:

* Các loại ghế xoay, ghế gấp, bọc da, nỉ, ghế văn phòng cao cấp

Các loại ghế xoay văn phòng đệm bọc nỉ hoặc lưới với các chức năng điều chỉnh tựa đầu hoặc tay thoải mái khi làm việc Ghế lưới xoay là sản phẩm thuộc nhóm ghế văn phòng, một trong những mẫu ghế thiết kế dành cho người làm việc máy vi tính Ghế được áp dụng công nghệ mới với cơ cấu mềm đỡ co thắt lưng điều chỉnh được cả chiều sâu và chiều cao cho phù hợp với cơ thể nhờ đó khung xương chậu được tỳ đỡ, bảo vệ đĩa đệm cột sống, chống đau lưng Là loại ghế đa chức năng với kiểu dáng hiện đại Lưới được căng trên khung tựa bằng nhựa, đệm ngồi

Trang 40

bằng mút bọc vải lưới nên thân thể người ngồi được tỳ đỡ trên một nền đàn hồi, dẻo, thông thoáng gió và tránh tích nhiệt

Hình 2.3 Ghế lưới xoay văn phòng đệm bọc nỉ

Ghế xoay lưng cao tựa liền là sản phẩm thuộc nhóm ghế văn phòng, một trong những mặt hàng đa dạng nhất về kiểu dáng cũng như phong phú về màu sắc của Công ty Cổ phần Nội thất 190 Ghế kiểu dáng thiết kế với lưng ghế cao có thể tựa đầu, ôm hết toàn bộ phần đầu, cổ và lưng người sử dụng tạo nên sự thoải mái tối đa trong mọi tư thế ngồi

- Mặt tựa lưng được bọc vải nỉ

- Cụm chân ghế được thiết kế sử dụng bộ piston khí nén có thể điều chỉnh được chiều cao mặt ngồi

- Chân đế hình sao được làm từ vật liệu nhựa

- Ghế có thể ngả ra phía sau và khoá hãm tại vị trí ngồi làm việc

Ngày đăng: 26/01/2024, 15:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w