1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lịch sử hình thành nguyên tắc suy đoán vô tội và điều kiện đảm bảo nguyên tắc suy đoán vô tội

15 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lịch Sử Hình Thành Nguyên Tắc Suy Đoán Vô Tội Và Điều Kiện Đảm Bảo Nguyên Tắc Suy Đoán Vô Tội
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 35,93 KB

Nội dung

Suy đoán vô tội theo tiếng Anh là “presumption of innocence” hay “the right to be presumed innocent”, với nghĩa là quyền được giả định vô tội, theo đó, người bị cáo buộc thực hiện một tội phạm được coi là không có tội cho đến khi cơ quan công tố thuyết phục được Tòa án rằng bị cáo đã phạm tội

Trang 1

MỤC LỤC

NỘI DUNG 1

PHẦN 1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÔ TỘI 1

1 Khái niệm và nội dung nguyên tắc suy đoán vô tội 1

2 Lịch sử hình thành và phát triển của nguyên tắc suy đoán vô tội 2

2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của nguyên tắc suy đoán vô tội theo pháp luật quốc tế 2

2.2 Lịch sử hình thành và phát triển của nguyên tắc suy đoán vô tội theo pháp luật Việt Nam 3

2.2.1 Giai đoạn từ Hiến pháp năm 1946 đến trước Hiến pháp năm 1959 3

2.2.2 Giai đoạn từ Hiến pháp năm 1959 đến trước Hiến pháp năm 1980 4

2.2.3 Giai đoạn từ Hiến pháp năm 1980 đến trước Hiến pháp năm 1992 4

2.2.4 Giai đoạn từ Hiến pháp năm 1992 đến trước Hiến pháp năm 2013 5

2.2.5 Giai đoạn từ Hiến pháp năm 2013 đến nay 6

PHẦN 2 CÁC ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÔ TỘI 9

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

Trang 2

NỘI DUNG PHẦN 1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÔ TỘI

1 Khái niệm và nội dung nguyên tắc suy đoán vô tội

Suy đoán vô tội theo tiếng Anh là “presumption of innocence” hay “the right to be presumed innocent”, với nghĩa là quyền được giả định vô tội, theo đó, người bị cáo buộc thực hiện một tội phạm được coi là không có tội cho đến khi cơ quan công tố thuyết phục được Tòa án rằng bị cáo đã phạm tội

Theo đó, một người bị buộc tội được coi là không có tội cho tới khi tội phạm của

họ được chứng minh theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định và có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật Nguyên tắc này bao gồm năm nội dung sau:

Thứ nhất, người bị buộc tội được coi là không có tội cho tới khi bị kết tội bởi một

bản án có hiệu lực pháp luật Toà án là cơ quan duy nhất có quyền xét xử và kết tội một người, không một cá nhân, cơ quan, tổ chức nào có thể phán quyết một người phạm tội,

kể cả cơ quan điều tra, truy tố

Thứ hai, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng không được đối xử

với người bị buộc tội như người phạm tội, không được định kiến, thiên lệch khi giải quyết vụ án Mọi quyền con người của người bị buộc tội phải được tôn trọng ngay cả khi

bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế, ngăn chặn, người bị buộc tội chỉ bị hạn chế một phần quyền con người trong giới hạn luật định

Thứ ba, việc chứng minh tội phạm phải được thực hiện theo một trình tự, thủ tục

nghiêm ngặt do Luật TTHS quy định Các cơ quan điều tra trong quá trình thu thập các tài liệu, chứng cứ phải khách quan và đúng pháp luật Nghiêm cấm các hình thức bức cung, nhục hình, “mớm cung”, và các phương pháp thu thập tài liệu, chứng cứ trái pháp luật

Thứ tư, việc kết tội một người phải dựa trên những chứng cứ xác thực đã được

kiểm tra, xác minh công khai tại phiên toà và không còn bất cứ sự nghi ngờ nào Mọi sự nghi ngờ không chứng minh được theo trình tự, thủ tục luật định phải được xử lý theo hướng có lợi cho người bị buộc tội Khi không đủ căn cứ chứng minh tội phạm theo trình

tự, thủ tục luật định thì phải kết luận người bị buộc tội không có tội, các quyền và lợi ích hợp pháp của họ phải được khôi phục theo quy định của pháp luật

Thứ năm, trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về bên buộc tội, người bị buộc

tội có quyền nhưng không có nghĩa vụ phải chứng minh Người bị buộc tội không bị buộc

Trang 3

phải đưa ra lời khai chống lại mình và có quyền giữ im lặng, không trả lời các câu hỏi của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng Không được dùng lời nhận tội của

bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để kết tội

2 Lịch sử hình thành và phát triển của nguyên tắc suy đoán vô tội

2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của nguyên tắc suy đoán vô tội theo pháp luật quốc tế

Nguyên tắc suy đoán vô tội là một nguyên tắc đặc trưng trong tố tụng hình sự, sự

ra đời của nguyên tắc này góp phần củng cố và đảm bảo quyền con người nói chung và quyền con người trong lĩnh vực tư pháp nói riêng

Trên thế giới, suy đoán vô tội ra đời từ rất sớm, nguyên tắc này bắt đầu manh nha

từ thời cổ đại trong Bộ luật cổ Manu của Ấn Độ, xuất hiện lần đầu tiên ở thời La Mã cổ đại thế kỷ thứ VI khi hoàng đế La Mã ban hành bản tóm lược luật La Mã với nội dung:

“Chứng minh là công việc thuộc về anh ta – người khẳng định chứ không phải là người phủ định” Theo đó, trách nhiệm chứng minh thuộc về bên tố cáo và người nào đi kiện thì người đó chứng minh trước Sau đó, các triều đại La Mã đã áp ụng nguyên tắc này trong quá trình xét xử hình sự và bắt đầu khẳng định nghĩa vụ chứng minh thuộc về bên buộc tội và một hệ quả tất yếu là bị cáo luôn được coi là vô tội

Tư tưởng về suy đoán vô tội chỉ trở thành nguyên tắc pháp luật khi Cách mạng tư sản Pháp thắng lợi cùng với đó là đòi hỏi ngày càng gay gắt của xã hội cần phải có biện pháp hạn chế, chống lại sự chuyên quyền, độc đoán xâm phạm thôbạo quyền con người

từ phía nhà nước, tại Điều 9 Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cộng hòa Pháp năm 1789 cũng đã thừa nhận suy đoán vô tội như một quyền cơ bản của con người, cụ thể “ Mọi người đều được coi là vô tội cho đến khi bị tuyên bố phạm tội, nếu xét thấy nhất thiết phải bắt giữ thì mọi sự cưỡng bức vượt quá mức cần thiết cho sự bắt giữ đều bị pháp luật xử phạt nghiêm khắc” Đây là một bước tiến trong nhận thức trong việc tôn trọng và bảo đảm quyền con người

Sau này, nguyên tắc suy đoán vô tội đã sớm trở thành nguyên tắc được cộng đồng quốc tế thừa nhận và được ghi nhận trong các văn kiện quốc tế về quyền con người Theo đó , Điều 11 Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 của Liên hợp quốc quy

định: “Mỗi bị cáo dù đã bị buộc tội có quyền được coi là vô tội cho đến khi được chứng

minh là phạm tội theo pháp luật tại một phiên toà xét xử công khai với mọi bảo đảm biện

hộ cần thiết” Khoản 1 Điều 14 Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về các quyền dân

sự và chính trị năm 1966 quy định: “Tất cả mọi người đều bình đẳng trước toà án… Bất

kì người nào đều có quyền đòi hỏi việc xét xử công bằng và công khai do một toà án có thẩm quyền, độc lập không thiên vị và được lập ra trên cơ sở pháp luật để quyết định về

Trang 4

lời buộc tội trong vụ án hình sự…” Khoản 2 Điều 14 Công ước này cũng quy định:

“Người bị buộc là phạm tội hình sự có quyền được coi là vô tội cho tới khi tội của người

đó được chứng minh theo pháp luật”.

Hiện nay hầu hết các quốc gia trên thế giới nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự như một nguyên tắc nền tảng cơ bản, định hướng cho quá trình chứng minh trong tố tụng hình sự, gắn trách nhiệm với cơ quan công quyền trong việc thu thập các tài liệu chứng cứ để chứng minh tội phạm đều Qua

đó nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự như một nguyên tắc cơ bản để hướng đến việc giải quyết vụ án hình sự một cách khách quan, công bằng, hướng đến bảo vệ công bằng, lẽ phải

2.2 Lịch sử hình thành và phát triển của nguyên tắc suy đoán vô tội theo pháp luật Việt Nam

Nguyên tắc suy đoán vô tội vừa là một nguyên tắc trong luật nhân quyền quốc tế vừa là một nguyên tắc hiến định được cụ thể hóa thành một nguyên tắc trong tố tụng hình

sự Ở Việt Nam, sự ra đời của Hiến pháp năm 2013 lần đầu tiên quy định một cách rõ ràng, riêng biệt các quyền con người và quyền công dân, đồng thời trên cơ sở đó chính thức thừa nhận nguyên tắc suy đoán vô tội là một nguyên tắc hiến định Tuy vậy, điều này không đồng nghĩa với việc thời điểm trước đó ở Việt Nam không tồn tại nguyên tắc này, thay vào đó quá trình hình thành và phát triển nguyên tắc suy đoán vô tội gắn liền với mỗi giai đoạn lập hiến, lập pháp của Việt Nam qua các thời kỳ

2.2.1 Giai đoạn từ Hiến pháp năm 1946 đến trước Hiến pháp năm 1959

Hiến pháp năm 1946 không có quy định trực tiếp về suy đoán vô tội như một nguyên tắc hiến định Tuy nhiên trong giai đoạn này, nguyên tắc suy đoán vô tội đã được thể hiện trong nội dung của Thông tư số 2225-HCTP ngày 24/10/1956 của Bộ Tư pháp

về chấn chỉnh việc thực hiện quyền bào chữa của bị can Theo đó tại Mục III của Thông

tư có quy định :

“3) Trong quá trình điều tra cũng xét xử, tuyện đối không được mớm cung, bức cung hay trấn áp bị can bất cứ bằng hình thức nào, hoặc dùng lời lẽ dụ dỗ, hứa hẹn để bị can nhận tội Lời thú tội của bị can không kết thúc cuộc thẩm cứu mà còn phải có bằng chứng xác minh mới được dùng làm cơ sở để kết tội Tòa án chỉ dựa trên những sự việc đã xác minh

rõ rệt ở phiên tòa mà kết luận.

4) Không nên có định kiến hễ người bị truy tố là nhất định có tội mà đối xử như với người có tội; bị can trước khi tuyên án được coi như có tội để tòa án có thái độ hoàn toàn khách quan.”

Trang 5

Trong phần mở đầu của Thông tư 2225-HCTP ngày 24/10/1956 có thể thấy đây là một văn bản pháp luật được ban hành trong bối cảnh quyền bào chữa của bị can chưa được coi trọng, quyền chọn người bào chữa của bị can cũng không được thực hiện đầy

đủ Mặc dù suy đoán vô tội trong nội dung của Thông tư 2225- HCTP không được đặt tên thành một nguyên tắc hay một điều luật cụ thể, đồng thời với đặc thù một văn bản đảm bảo quyền của bị can, pháp luật giai đoạn này chỉ quy định quyền suy đoán vô tội đối với

bị can cứ không phải là người bị tạm giữ , bị cáo,…nhưng các quy định trên đã thể hiện được nội dung cơ bản của nguyên tắc này thông qua việc ghi nhận Tòa án chỉ dựa trên những sự việc đã xác minh rõ rệt ở phiên tòa mà kết luận và bị can được suy đoán vô tội cho đến khi có bản án, kết luận của Tòa án

2.2.2 Giai đoạn từ Hiến pháp năm 1959 đến trước Hiến pháp năm 1980

Tương tự như Hiến pháp năm 1946, nội dung Hiến pháp năm 1959 chưa có quy định về nguyên tắc suy đoán vô tội Trong giai đoạn này, nguyên tắc suy đoán vô tội được thể hiện trong nội dung của Thông tư 16/TATC ngày 27/09/1974 của Toà án nhân

dân tối cao hướng dẫn về trình tự tố tụng sơ thẩm về hình sự, cụ thể : “Việc xét hỏi tại

tòa nhằm mục đích trực tiếp và công khai thẩm tra lại các chứng cứ của vụ án Do đó hội đồng xét xử phải xét hỏi một cách khách quan, cần tránh tư tưởng coi nhẹ hồ sơ mà coi nhẹ tác dụng của việc xét hỏi tại 2 phiên tòa hoặc xét hỏi nhằm buộc tội bị can phải nhận những lời mà họ đã khai tại cơ quan điều tra.”

Hiến pháp năm 1959 đã mở rộng các quyền công dân đồng thời quy định các cơ chế bảo đảm thực hiện các quyền đó, về nguyên tắc suy đoán vô tội, nội dung của nguyên tắc này trong Thông tư 16/TATC được kế thừa các quy định của Thông tư số 2225/HCTP ngày 24/10/1956 của Bộ Tư pháp trước đó về quyền bào chữa của bị can

2.2.3 Giai đoạn từ Hiến pháp năm 1980 đến trước Hiến pháp năm 1992

Kế thừa và phát triển Hiến pháp năm 1946 và năm 1959 , Hiến pháp năm 1980 một mặt ghi nhận lại quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân quy định trong Hiến pháp trước, mặt khác quy định thêm về quyền và nghĩa vụ mới phù hợp với tình hình phát triển của đất nước trong giai đoạn mới Trong đó, Hiến pháp năm 1980 chưa có quy định trực tiếp về nguyên tắc suy đoán vô tội nhưng đã thể hiện các tư tưởng tôn trọng, bảo vệ quyền con người thông qua quy định tại Điều 55 và Điều 69 của Hiến pháp:

“Điều 55

Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.

Điều 69

Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

Trang 6

Không ai có thể bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân.

Việc bắt và giam giữ người phải theo đúng pháp luật.

Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình.”

Trên cơ sở Hiến pháp năm 1980, Bộ luật Tố tụng hình sự ( BLTTHS) năm 1988

đã ghi nhận nội dung nguyên tắc suy đoán vô tội như sau:

“Điều 10 Không ai có thể bị coi là có tội, nếu chưa có bản án kết tội đã có hiệu lực của Toà án.

Không ai có thể bị coi là có tội và phải chịu hình phạt, khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.Bổ sung

Điều 11 Xác định sự thật của vụ án.

Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng

cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm của bị can, bị cáo.

Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc các cơ quan tiến hành tố tụng Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.”

Điều 10 BLTTHS năm 1988 không trực tiếp gọi tên nguyên tắc suy đoán vô tội nhưng đã thể hiện nội dung của nguyên tắc này Tuy nhiên trong BLTTHS năm 1988, trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các coq quan tố tụng ( Điều 11) và coi đây là nội dung của nguyên tắc xác định sự thật của vụ án chứ không phải là nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội

2.2.4 Giai đoạn từ Hiến pháp năm 1992 đến trước Hiến pháp năm 2013

Hiến pháp năm 1992 đã đưa nguyên tắc suy đoán vô tội từ một nguyên tắc của tó tụng hình sự thành một nguyên tắc hiến định với nội dung giữ nguyên quy định của BLTTHS năm 1988 Tại Điều 72 Hiến pháp năm 1992 quy định:

“Điều 72

Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã

có hiệu lực pháp luật.

Trang 7

Người bị bắt, bị giam giữ, bị truy tố, xét xử trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự Người làm trái pháp luật trong việc bắt, giam giữ, truy tố, xét xử gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý nghiêm minh.”

Thể chế hóa Hiến pháp năm 1992, BLTTHS năm 2003 về cơ bản vẫn giữ nguyên nội dung nguyên tắc suy đoán vô tội trong BLTTHS năm 1988:

“Điều 9 Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật

Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã

có hiệu lực pháp luật.

Điều 10 Xác định sự thật của vụ án

Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng

cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.

Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng Bị can, bị cáo

có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.”

Mặc dù cho đến giai đoạn này, nguyên tắc suy đoán vô tội vẫn chưa được chính thức đặt thành tên gọi của một điều luật nhưng những nội dung cơ bản và quan trọng của nguyên tắc đã được ghi nhận như một nguyên tắc hiến định trong Hiến pháp năm 1992 Việc quy định như vậy có ý nghĩa quan trọng trong việc sửa đổi, định hướng hoàn thiện

và cụ thể hóa các nội dung trong luật tố tụng hình sự trong các giai đoạn sau

2.2.5 Giai đoạn từ Hiến pháp năm 2013 đến nay

Như đã đề cập trước đó, Hiến pháp năm 2013 đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Đối với nguyên tắc suy đoán vô tội, Khoản 1 Điều 31 Hiến pháp năm 2013 quy định như sau:

“Điều 31.

1 Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.”

Cùng với những tư tưởng mới về cách ghi nhận quyền con người, quyền và nghĩa

vụ cơ bản của công dân, nội dung dung của nguyên tắc suy đoán vô tội đã được ghi nhận một cách rõ ràng và cụ thể hơn tại Khoanr1 Điều 31, các Khoản 2,3,4 và 5 Điều 31 bổ sung thêm vàm rõ ràng các quy định về của người bị buộc tội, quyền được bồi thường

Trang 8

thiệt hại Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trái pháp luật Hiến pháp năm 2013 đánh dấu bước phát triển mới trong quy định về nguyên tắc suy đoán vô tội Các bản Hiến pháp và pháp luật Việt Nam trước đó quy định về nguyên tắc suy đoán vô tội mới chỉ bao hàm một nội dung (dấu hiệu), đó là không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật Hay nói cách khác, người nào đó chỉ bị coi là có tội khi có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật Như vậy, những trường hợp bị kết án oan, phải chấp hành hình phạt, kể cả hình phạt tù thì cũng bị coi là

có tội vì đã có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật Hiện nay, người bị coi là có tội phải

có đủ hai điều kiện: thứ nhất, việc phạm tội của người đó phải được chứng minh theo đúng trình tự của pháp luật; thứ hai, phải có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật đối với người đó Như vậy, thiếu một trong hai điều kiện trên thì người bị buộc tội vẫn được “coi” là chưa có tội Với quy định này, pháp luật mở ra cơ hội cho người dù bị kết án oan vẫn có thể được coi là người chưa có tội vì việc thực hiện hành vi phạm tội chưa được chứng minh theo đúng trình tự luật định mà việc kết tội được thực hiện sai pháp luật, trong đó có cả trường hợp mớm cung, ép cung, dùng nhục hình bị pháp luật nghiêm cấm

Quy định này của Hiến pháp năm 2013 được coi là phù hợp với tư tưởng về quyền con người trong các văn bản pháp lí quốc tế như Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền năm 1948, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 Có thể thấy không chỉ nâng tâm suy đoán vô tội từ một nguyên tắc TTHS thành một quyền hiến định (như Hiến pháp năm 1992), Hiến pháp năm 2013 còn phát triển suy đoán vô tội lên mức cao nhất, khẳng định đó là một quyền con người đồng thời nhấn mạnh trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc bảo đảm quyền được suy đoán vô tội của người bị buộc tội

Hiến pháp buộc quyền tiến hành tố tụng khi thực hiện các hoạt động điều tra, truy

tố, xét xử phải theo đúng trình tự luật định Hiến pháp khẳng định rõ quyền được suy đoán vô tội để cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, cả xã hội nhận thức và ứng xử với người đang bị buộc tội một cách đúng đắn, khách quan, nhân văn: phải coi họ

là người không có tội và họ có quyền được đảm bảo các quyền, lợi ích hợp pháp như người không có tội trong suốt quá trình điều tra, truy tố, xét xử Vấn đề này có ý nghĩa rất quan trọng trong thực tiễn hoạt động của các cơ quan tư pháp cũng như cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp

Trên cơ sở quy định của Hiến pháp năm 2013, Bộ luật TTHS năm 2015 đã quy định riêng về suy đoán vô tội trong một điều luật - Điều 13 (ở Chương II - “Những nguyên tắc cơ bản”) với đúng tên gọi “Suy đoán vô tội”:

“Điều 13 Suy đoán vô tội

Trang 9

Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục

do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội.”

Nguyên tắc suy đoán vô tội trong BLTTHS năm 2015 là một nguyên tắc đặc thù Theo đó, khi chưa được chứng minh theo trình tự, thủ tục do luật quy định, chưa có bản

án kết tội của toà án đã có hiệu lực pháp luật thì người bị buộc tội phải được coi là người không có tội Do không được coi là người có tội nên các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng không được đối xử với người bị buộc tội như người có tội, kể cả trường hợp

họ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất như tạm giam Vì vậy, BLTTHS quy định chế độ tạm giữ, tạm giam khác với chế độ chấp hành án phạt tù

Thực tiễn tố tụng đều thừa nhận không phải mọi người bị buộc tội đều là chủ thể của tội phạm Tuy nhiên, khi buộc tội một người phải có căn cứ theo quy định của pháp luật Mặt khác, BLTTHS quy định nghĩa vụ chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng Khi chứng minh tội phạm, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải xác định sự thật vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ làm rõ chứng cử xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm của người bị buộc tội Trong giai đoạn điều tra nếu không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm mà thời hạn điều tra đã hết thì cơ quan điều tra phải ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án Trong giai đoạn xét xử nếu không đủ căn cứ để xác định bị cáo có tội thì hội đồng xét xử ra bản án tuyên bố bị cáo không có tội Thực tiễn giải quyết vụ án hình sự cũng cho thấy khuynh hướng nhìn nhận người bị buộc tội như là người có tội, dù lỗi của họ chưa được chứng minh Trong tâm lí học, khuynh hướng này được coi là khuynh hướng buộc tội, còn trong khoa học pháp lí thì coi đó là

“suy đoán có tội” Nguyên nhân dẫn đến tình trạng oan, sai thường xuất phát từ khuynh hướng này Suy đoán vô tội là một trong những nguyên tắc điển hình của tố tụng tranh tụng

Điều 13 BLTTHS năm 2015 quy định nguyên tắc này với nội dung được thể hiện

cụ thể như sau:

Thứ nhất, người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi tội của họ được

chứng minh theo trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định và có bản án kết tội của toà án đã

có hiệu lực pháp luật

Thứ hai, khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo

trình tự, thủ tục luật định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết

Trang 10

luận người bị buộc tội không có tội.Mọi nghi ngờ trong quá trình tố tụng đều phải được giải thích theo hướng có lợi cho người bị buộc tội

Bên cạnh nguyên tắc suy đoán vô tội, pháp luật cũng quy định về quyền im lặng, đây là một quyền liên quan tới quyền được suy đoán vô tội ” BLTTHS năm 2015 đã chính thức ghi nhận “người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội” BLTTHS hiện hành cho phép người bị buộc tội có quyền lựa chọn khai báo hoặc không khai báo trước cơ quan tiến hành tố tụng Tuy nhiên, nếu họ tự nguyện trình bày những tình tiết liên quan đến hành vi phạm tội của bản thân hoặc tự nhận mình có tội thì cơ quan tiến hành tố tụng vẫn ghi nhận lời khai đó Bên cạnh đó, pháp luật hình sự của Việt Nam từ trước đến nay đều quy định trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng; các

cơ quan tiến hành tố tụng không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để kết tội và chỉ được dùng làm chứng cứ khi nó phù hợp với những chứng cứ khác của vụ án; người bị buộc tội không phải chịu trách nhiệm hình sự vì lý do không khai báo, không khai báo cũng không bị coi là tình tiết làm tăng trách nhiệm hình sự, ngược lại khai báo thành khẩn lại được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

PHẦN 2 CÁC ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÔ TỘI

Nguyên tắc suy đoán vô tội được Nhà nước ta cam kết thực hiện với sự kiện Việt Nam gia nhập Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị ngày 24/9/1982 Tuy nhiên, tương như việc ghi nhận các quyền con người nói chung, quyền con người trong lĩnh vực tư pháp nói riêng, để nguyên tắc suy đoán vô tội thực sự được phát huy giá trị, đảm bảo tốt nhất hiệu quả thực thi cũng như hạn chế tối đa việc bỏ lọt tội phạm thì quá trình áp dụng nguyên tắc này cần đảm bảo các điều kiện:

Thứ nhất, điều kiện thống nhất về chính trị, chủ trương, đường lối của Đảng:

Bảo đảm và thúc đẩy quyền con người là quan điểm nhất quán, xuyên suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam Trong Nghị quyết số 49-NQ/TW năm 2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã nêu ra các nhiệm vụ :

“Hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực tư pháp phù hợp mục tiêu của chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Coi trọng việc hoàn thiện chính sách hình sự và thủ tục tố tụng tư pháp, đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội

Đổi mới việc tổ chức phiên tòa xét xử, xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng theo hướng bảo đảm tính công

Ngày đăng: 25/01/2024, 14:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w