1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chuyen de boi duong hoc sinh gioi mon tin hoc thcs

10 72 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kinh Nghiệm Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Môn Tin Học
Trường học Trường THCS
Chuyên ngành Tin học
Thể loại Chuyên đề
Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 21,79 KB

Nội dung

I. THỰC TRẠNG Những ngày đầu tiên tổ chức bồi dưỡng cho đội tuyển học sinh giỏi trường để tham gia dự thi cấp huyện gặp rất nhiều khó khăn: 1. Về phía giáo viên: Chưa có biện pháp tốt để chọn đúng đối tượng học sinh cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi; Chưa xác định được các nội dung ôn tập và chưa có tài liệu ôn cho các em, dẫn đến việc ôn theo cảm hứng, không có kế hoạch lộ trình rõ ràng, kết quả không cao; Phương pháp ôn tập của giáo viên chưa kích thích được động cơ học tập và tạo niềm tin cho các em. 2. Về phía học sinh: Đa số các em trong đội tuyển nhà xa trường điều kiện đi lại khó khăn, tất cả đều không có máy tính ở nhà, chủ yếu tiếp cận nhiều với máy tính ở trường nên chưa có nhiều thời gian luyện tập. Các em còn ngại khó, chưa có sự quyết tâm tham gia ôn tập, một số em khác chưa thật sự tin tưởng khả năng ôn tập của giáo viên.   II. GIẢI PHÁP 1. Thời điểm chọn học sinh: Trong quá trình giảng dạy phát hiện học sinh năng khiếu và tiến hành chọn vào cuối HKI của lớp 6 hoặc lớp 7. Vì khi chọn những học sinh ở các lớp này giáo viên sẽ có thời gian dài để ôn tập các nội dung đầy đủ và hoàn chỉnh hơn. 2. Cách chọn học sinh vào đội tuyển: Bước một: Xác định đối tượng. Kiểm tra kết quả học tập gần nhất (kết quả HKI, hoặc kết quả cuối năm) và tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của các em có tạo được

Trang 1

Chuyên đề:

KINH NGHIỆM BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN TIN HỌC

I THỰC TRẠNG

Những ngày đầu tiên tổ chức bồi dưỡng cho đội tuyển học sinh giỏi trường để tham gia dự thi cấp huyện gặp rất nhiều khó khăn:

1 Về phía giáo viên:

- Chưa có biện pháp tốt để chọn đúng đối tượng học sinh cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi;

- Chưa xác định được các nội dung ôn tập và chưa có tài liệu ôn cho các

em, dẫn đến việc ôn theo cảm hứng, không có kế hoạch lộ trình rõ ràng, kết quả không cao;

- Phương pháp ôn tập của giáo viên chưa kích thích được động cơ học tập

và tạo niềm tin cho các em

2 Về phía học sinh:

- Đa số các em trong đội tuyển nhà xa trường điều kiện đi lại khó khăn, tất

cả đều không có máy tính ở nhà, chủ yếu tiếp cận nhiều với máy tính ở trường nên chưa có nhiều thời gian luyện tập

- Các em còn ngại khó, chưa có sự quyết tâm tham gia ôn tập, một số em

khác chưa thật sự tin tưởng khả năng ôn tập của giáo viên

Trang 2

II GIẢI PHÁP

1 Thời điểm chọn học sinh:

Trong quá trình giảng dạy phát hiện học sinh năng khiếu và tiến hành chọn vào cuối HKI của lớp 6 hoặc lớp 7 Vì khi chọn những học sinh ở các lớp này giáo viên sẽ có thời gian dài để ôn tập các nội dung đầy đủ và hoàn chỉnh hơn

2 Cách chọn học sinh vào đội tuyển:

- Bước một: Xác định đối tượng

Kiểm tra kết quả học tập gần nhất (kết quả HKI, hoặc kết quả cuối năm)

và tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của các em có tạo được sự thuận lợi cho các em trong quá trình ôn tập hay không?

- Bước hai: Tìm hiểu sở thích của học sinh dự kiến sẽ lựa chọn

Bước này nhằm đánh giá học sinh, không chọn theo cảm hứng, qua đó

GV cũng có thể gợi ý và định hướng đúng cho học sinh trong việc chọn môn thi nếu như học sinh thực sự đủ năng lực

- Bước ba: Làm bài test bằng công việc thực tế để thử tính kỷ luật và lòng

kiên nhẫn của học sinh

+ Tính kỷ luật đó là nghiêm chỉnh về giờ giấc ôn tập: giờ ôn và giờ kết thúc là phải đúng giờ Thường thì ở đây tôi ôn buổi chiều bắt đầu 13h30 kết thúc tùy theo buổi, buổi sáng bắt đầu 7h30 kết thúc tùy theo buổi mà giáo viên giao công việc

- Lòng kiên nhẫn và niềm tin của học sinh: Giáo viên giao việc cho học sinh tự nhập dữ liệu vào trang tính từ 3-5 tuần mà không có giáo viên theo dõi, nhưng giờ giấc phải theo quy định

Sau khi thực hiện các bước nêu trên nếu học sinh đáp ứng được các yêu cầu của giáo viên đưa ra chứng tỏ học sinh có tư tưởng vững vàng có tính kỹ

Trang 3

luật, có lòng kiễn nhẫn, có phẩm chất đạo đức tốt, có tính cầu tiến lúc này ta mới tiến hành ôn học sinh

3 Kế hoạch ôn tập:

Giáo viên cần phải có kế hoạch ôn tập cụ thể phù hợp với từng đối tượng học sinh, ở đây tôi nêu ra hai kế hoạch một là kế hoạch tổng thể, hai là kế hoạch cho từng đối tượng học sinh

a) Kế hoạch tổng thể:

- Đối với học sinh lớp 6, sau khi chọn học sinh vào cuối học kì I (HKI) tôi bắt đầu ôn vào đầu học kì II (HKII), mỗi tuần tôi ôn một buổi cho đến hết năm học, nội dung ôn chủ yêu là cho các em nhập dữ liệu vào trang tính

- Đối với học sinh lớp 7: Bắt đầu ôn học sinh đầu năm học đến hết HKI, nội dung chủ yêu là định dạng trang tính và một số hàm cơ bản Nếu chọn học sinh từ lớp 7 thì ôn cả hai phần đó là nhập, định dạng và sử dụng một số hàm cơ bản Sang HKII, nội dung ôn là một số bài tập kết hợp nhiều hàm và bài tập nâng cao THời lượng ôn tập là 1 buổi/tuần

- Đối với học sinh lớp 8: Bắt đầu ôn học sinh đầu năm học đến hết HKI, nội dung chủ yêu là bài tập nâng cao Microsoft Excel và Pascal Nội cụ thể một buổi học tôi ôn hai phần là một bài tập Excel nâng cao, một đến hai bài tập Pascal cơ bản và mức độ khó dần cho đến khi học sinh đạt được những kiến thức trước đó Nếu học sinh không ôn ở lớp 6, 7 thì phải có kế hoạch khác cụ thể như sau: Tiến hành ôn Excel trước với nội dung vừa nêu trên, thời gian ôn bắt đầu HKI đến nữa tháng 10 sau đó tôi kết hợp ôn pascal với nội dung cũng như trên Đối với học sinh lớp 8 thời lượng ôn tang lên từ 2-4 buổi/tuần

- Đối với học sinh lớp 9 nội chủ yếu là ôn kiến thức cũ và bổ sung kiến thức mới Thời gian ôn là 2-4 buổi/tuần tùy theo tình hình thực tế chương trình học trên lớp của học sinh

b) Kế hoạch cho từng đối tượng học sinh:

Trang 4

Phải lựa chọn bài tập phù hợp với mức độ tiếp thu kiến thức cũng như sự tìm tòi khám phá của từng đối tượng học sinh với yêu cầu ngày càng cao Tôi đưa ra kế hoạch này nhằm gây kích thích sự tiến bộ của học sinh làm cho học sinh không tự mãn với kiến thức đã học được đối với những em tiếp thu nhanh

Kế hoạch cụ thể cũng dựa vào kế hoạch tổng thể

4 Lựa chọn tài liêu ôn tập sau cho phù hợp với mức độ tiếp thu của học sinh:

Đối tượng biên soạn tài liệu này gồm hai đối tượng đó là giáo viên và học sinh ôn qua từng năm

a) Đối với giáo viên: Tài liệu cụ thể như sau:

- Phần I: Microsoft Excel

+ Các bài tập liên quan đến nhập dữ liệu vào trang tính

+ Các bài tập liên quan đến định dạng trang tính

+ Các bài tập tính toán với những hàm đơn giản

+ Các bài tập kết hợp nhiều hàm

- Phần II Pascal

+ Bước một: Hướng dẫn học sinh các kiểu dữ liệu; Các hằng; Tên gọi; Biến; Khai báo hằng và biến; Các phép toán số học và hàm; Phép gán; Cấu trúc chương trình

+ Bước 2

 Hướng dẫn học sinh giải các bài tập SGK tin học quyển 3

 Dựa vào bài tập SGK quyển 3 cho học sinh làm bài tập dạng tương tự

 Hướng dẫn học sinh làm một số bài tập dạng logic

 Hướng dẫn học sinh làm bài tập về biến mảng

 Viết chương trình nhập xuất biến mảng

 Viết chương trình giải các bài tập sử dụng biến mảng đơn giản

Trang 5

 Viết chương trình giải các bài tập sử dụng biến mảng nâng cao theo mức độ tiếp thu học sinh

 Nhận dạng bài tập và giải đề

b) Đối với học sinh:

Giáo viên hướng dẫn học sinh ra đề làm bài tập, sau khi hướng dẫn xong học sinh có thể tự ra đề thi cho riêng mình và giải đề, tiếp theo đó giáo viên theo các đề học sinh làm và lựa chọn đề nào hay thì giáo viên bổ sung vào tài liệu ôn tập hoặc là đề mà học sinh sưu tầm được Nhưng điều quan trọng ở đây giáo viên cần ghi nhận công lao của học sinh Giáo viên ghi nhận công học sinh bằng nhiều cách, ở đây tôi ghi nhận bằng cách để tên người soạn, giải là tên học sinh cuối bài Bằng cách này qua nhiêu năm ôn tập, tài liệu của giáo viên rất phong phú giúp các em những năm tiếp theo có ý thức học tập để phấn đấu đạt được như các anh chị lớp trước

5 Phương pháp ôn tập: Phương pháp ở đây tôi ôn dựa vào hai vấn đề a) Dựa vào tâm lý

- Đối với giáo viên: Làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, cố gắng để

học sinh tin tưởng tuyệt đối Ngoài những ngày học bình thường, những ngày lễ, tết giáo viên dành một ít thời gian để trò chuyện với các em, hiểu được tâm tư nguyện vọng của các em, để có thể giúp đở hay khuyến khích các em (Chẳng hạn: Hằng năm tôi thường mời các em tôi ôn tập từ trước tới thời điểm hiện tại

về gặp tại trường để giao lưu chia sẽ với những em đang ôn đồng thời cũng có một buổi tiệc nho nhỏ với các em Hoặc là sau một buổi ôn thầy trò cùng nhau đi uống nước…)

- Đối với học sinh: Tự tin vào kiến thức mình đạt được và có niềm tin vào

người ôn đồng thời phải có niềm tin vào bản thân Đối với các em thi đạt giải thì các em không được tự cao, không được tự mãn Trường hợp các em học hết khả năng của mình mà vẫn rớt thì các em cũng không nên buồn và hỗ thẹn với lương tâm vì những người quan tâm em mà em càng phấn đấu nhiều hơn nữa để có

Trang 6

thành tích tốt hơn vào năm sau Chính vì vậy sau khi thi huyện xong về tôi vẫn

ôn học sinh dù các em đạt hay không đạt

b) Phương pháp dạy học phân hóa

- Tôi thường sử dụng phương pháp dạy học phân hóa để ôn cho học sinh,

vì mức độ tiếp thu kiến thức của các em thường là không đồng đều Tiếp theo, tôi ôn tập học sinh theo mức độ tiếp thu kiến thức của các em Theo tôi, nếu không ôn theo phương pháp này thì học sinh dể nhàm chán Tuy nhiên để làm được hai vấn đề nêu trên thì giáo viên cần ôn học sinh với thời gian dài (đã có trong kế hoạch nêu trên) Bên cạch đó, tôi còn tạo điều kiện cho các em chia sẽ kiến thức với nhau bằng cách cho học sinh lớp 7 kèm những em lớp 6, và 9 kèm

8 đồng thời tôi cũng nhờ những em có thành tích cao những năm trước đi học cấp 3 gần trường về ôn cho các em để học hỏi kinh nghiệm

Trang 7

III KẾT LUẬN

1 Kết quả đạt được

Qua 06 năm tôi được nhà trường phân công trực tiếp ôn và bồi dưỡng cho đội tuyển học sinh giỏi môn tin học đạt được như sau:

Năm học

Số HS tham gia

Số HS đạt HSG

SốHS tham gia

Số HS đạt HSG

giải

2013-2014 04

Đạt 04 HSG:

01 giải nhì; 01 giải ba; 02 giải kk

02

Đạt 02 HSG:

01 giải nhì;

01 giải kk

2014-2015 03

Đạt 03 HSG:

01 giải nhì; 01 giải ba ; 01 giải kk

01

Đạt 01 HSG:

01 giải ba

2015-2016 03

Đạt 02 HSG:

01 giải nhì; 01 giải ba

01

Đạt 01 HSG:

01 giải ba

HSG:

Trang 8

01 giải nhất;

01 giải nhì; 01 giải ba ; 01 giải kk

01 giải nhì;

01 giải ba ;

01 giải kk

2017-2018 04

Đạt 02 HSG:

01 giải nhất;

01 giải kk

01

Không có giải

2 Bài học kinh nghiệm

- Năm học 2012-2013 tôi được BGH nhà trường phân ôn học sinh giỏi môn tin học thật sự tôi không biết ôn học sinh bất đâu từ đâu và ôn như thế nào? Tôi ôn học sinh theo cảm hứng thích phần nào thì ôn phần đó Chính vì vậy mà kết quả học sinh thi không cao, nguyên nhân là đo tôi ôn không hệ thống, không logic kiến thức Tôi đã nhận thấy khuyến điểm cần phải khắc phục Để ôn học sinh có kết quả cao và bền vững trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện và tỉnh thì cần phải ôn tập học sinh một cách hệ thống và logic theo kiến thức môn học

- Năm học 2013-2014 tôi bắt đầu soạn tài liệu ôn học sinh giỏi nhưng rất khó khăn; khó khăn ở đây không phải là kiến thức mà là hệ thống logic kiến thức vì giáo viên ôn thường nghĩ học sinh giỏi thì phải nắm được kiến thức cơ bản, không cần ôn mà chỉ ôn kiến thức nâng cao và giải đề mà thôi Nhưng riêng tôi thì tôi không nghĩ vậy (ông bà xưa thường nói muốn xây nhà cao thì nền móng phải vững chắc) Chính vì lẽ đó tôi quyết định soạn theo cách của riêng mình

- Giáo viên phải tận tâm với nghề, phải biết nghề nào chính và nghề nào phụ và phải xem đây là nhiệm vụ của người giáo viên

- Phải hiểu được tâm tư, tình cảm của học sinh để có giải pháp phù hợp khi dạy cũng như ôn tập và hòa vào cùng với học sinh để chia sẻ khó khăn với các em

Trang 9

- Giáo viên phải làm cho học sinh yêu thích môn học mà giáo viên giảng dạy bằng chính phẩm chất và năng lực của chính mình Từ đó làm cho học sinh

tự tin vào những vấn đề thầy ôn và tự tin vào khả năng thi đạt kết quả cao

- Phải có biện pháp giáo dục cho học sinh tự ý thức được trách nhiệm và tinh thần tụ giác cao trong suốt quá trình ôn (không cần có giáo viên trực tiếp ôn

mà các em vẫn nghiêm túc ôn tập, chỉ cần học sinh báo cáo kết quả cho giáo viên, nhưng giáo viên phải có kiểm tra đánh giá từng học sinh)

Trang 10

IV ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

1 Đối với nhà trường

- Cần mua sắm tài liệu ôn tập mới, tài liệu nâng cao giúp cho giáo viên

và học sinh có thêm nhiều nguồn tư liệu tham khảo phong phú

- Có kế hoạch khen thưởng kip thời cho những học sinh và giáo viên có thành tích trong phong trào học sinh giỏi Tổ chức cho các học sinh đạt giải và giáo viên ôn tập đi tham quan, giao lưu tại các đơn vị trường học khác để học hỏi kinh nghiệm Bên cạnh đó, nhà trường cần quan tâm động viên về tinh thần giúp cho các em cố gắng vượt khó vươn lên học tốt hơn và cần ưu tiên trong quá trình xét thi đua cuối năm cho giáo viên có nhiều thành tích trong phong trào ôn

và bồi dưỡng học sinh giỏi

2 Đối với phòng giáo dục

- Cần quan tâm sâu sắc đối với giáo viên ôn học sinh giỏi đặc biệt là các giáo viên có học sinh giỏi các cấp, kịp thời khen thưởng và động viên tinh thần, kịp thời chi trả bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên này để giúp họ có niềm tin và phấn đấu làm tốt hơn tạo động lực mới thúc đẩy cho phong trào học sinh giỏi huyện nhà Cần có văn bản chỉ đạo cụ thể về ưu tiên xét thi đua những giáo viên

có thành tích tốt các trong phong trào HSG cấp tỉnh

- Sưu tầm nhiều bộ đề thi học sinh giỏi huyện, tỉnh gửi các đơn vị tham khảo, vì đây chính là nguồn tư liệu tham khảo có giá trị

- Tổ chức các chuyên đề trao đổi giao lưu kinh nghiệm về việc bồi dưỡng học sinh giỏi giữa các đơn vị

Ngày đăng: 25/01/2024, 10:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w