1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Ôn tập triết học có đáp án

96 19 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ôn Tập Triết Học Có Đáp Án
Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 126,33 KB

Nội dung

Sự chắc chắn duy nhất làmđiểm xuất phát cho các nghiên cứu của ông được ông bày tỏ bằng câu nói nổi tiếng ""Tôi tưduy, vậy tôi tồn tại".Câu 2 Siêu hình và biện chứng - K/n: Phương pháp s

Trang 1

Câu 1 Vấn đề cơ bản của triết học

+ Khái niệm vấn đề cơ bản của triết học: Theo Ph.Angghen viết: “Vấn đề cơ bản lớn

của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy với tồn tại”2.

Vấn đề cơ bản của triết học, chỉ có một vấn đề là: mối quan hệ giữa vật chất và ý thức Vấn đề này, gồm hai mặt, trả lời hai câu hỏi lớn

Một là, Trong mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau, cái nòa quyết định cái nào?

Hai là, Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?

Thứ nhất, giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học

Chủ nghĩa duy tâm cho rằng: trong mối quan hệ giữa vật chất và ý thức thì ý thức, tinh thần, ý niệm, cảm giác là cái có trước giới tự nhiên

* Chủ nghĩa duy tâm khách quan: Đại diện của chủ nghĩa duy tâm khách quan Platon,

Hêghen, tư tưởng của một số tôn giáo, đặc biệt thiên chúa giáo

Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm khách quan về thế giới: thừa nhận tính thứ nhất của

ý thức nhưng coi đó là thứ tinh thần khách quan có trước, tồn tại độc lập với con người và

sự sáng tạo của một lực lượng siêu nhiên nào đó đối với toàn bộ thế giới

Thực thể tinh thần khách quan này thường được gọi bằng những cái tên khác nhau như

ý niệm} tinh thần tuyệt đối, lý tính thế giới, thượng đế V.V

Chủ nghĩa duy tâm chủ quan: ý thức là cái có trước, vật chất là cái có sau, ý thức

quyết định vật chất Ý thức là ý thức của con người, mọi sự vật hiện tượng đều do cảm giácphức hợp của con người, hoặc sở dĩ các sự vật tồn tại là do con người khái niệm về nó “tôi

tư duy, nên tôi tồn tại” Đê các tơ khẳng định sức mạnh của tư duy, nghĩa là tuyệt đối hóa vaitrò của tư duy con người

● Quan điểm của chủ nghĩa duy vật

Chủ nghĩa duy vật cho rằng: trong mối quan hệ giữa vật chất và ý thức thì vật chất

-giới tự nhiên là cái có trước và quyết định ý thức của con người Học thuyết của họ hợp thành các môn phái khác nhau của chủ nghĩa duy vật, giải thích mọi hiện tượng của thế giới

Trang 2

này bằng các nguyên nhân vật chất - nguyên nhân tận cùng của mọi vận động của thế giới này là nguyên nhân vật chất

- Những hình thức của Chủ nghĩa duy vật: Cho đến nay, chủ nghĩa duy vật đã được

thể hiện dưới ba hình thức cơ bản:

+ Chủ nghĩa duy vật chất phác: Các nhà duy vật thời cổ đại nhận thức về nguồn gốc

của vật chất mang tính trực quan Các nhà duy vật thời kỳ này thừa nhận tính thứ nhất của

vật chất nhưng đồng nhất vật chất với một hay một số chất cụ thể và đưa ra những kết luận,

về sau người ta thấy mang nặng tính trực quan, chất phác

+ Chủ nghĩa duy vật siêu hình là hình thức cơ bản thứ hai trong lịch sử của chủ nghĩa

duy vật, thể hiện khá rõ ở các nhà triết học thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII và điển hình là ở thế

kỷ thứ XVII, XVIII

Đây là thời kỳ cơ học cổ điển đạt được những thành tựu rực rỡ nên trong khi tiếp tục phát triển quan điểm chủ nghĩa duy vật thời cổ đại, chủ nghĩa duy vật giai đoạn này chịu sự tác động mạnh mẽ của phương pháp tư duy siêu hình, cơ giới - phương pháp nhìn thế giới như một cỗ máy khổng lồ, mỗi bộ phận tạo nên thế giới đó về cơ bản ở trong trạng thái biệt lập, tĩnh tại Tuy không phản ánh đúng hiện thực trong toàn cục nhưng chủ nghĩa duy vật

siêu hình đã góp phần không nhỏ vào việc đẩy lùi thế giới quan duy tâm, tôn giáo, đặc biệt ởthời kỳ chuyển tiếp từ đêm trường Trung cổ sang thời Phục hưng

Chủ nghĩa duy vật biện chứng Chủ nghĩa duy vật biện chứng giải thích nguồn gốc

của thế giới từ vật chất, thế giới vật chất vô cùng, vô tận, không tự sinh ra, không tự mất đi, luôn có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau cùng vận động và phát triển

Thứ hai, Về mặt nhận thức luận

- Chủ nghĩa duy tâm khách quan cho rằng: ý thức không phải là ý thức của con

người mà là ý thức của thượng đế, thượng đế quy định nhận thức của con người Nhận thức của con người là sự mặc khải của thượng đế, hoặc bản tính của con người do trời sinh ra (cha, mẹ sinh con, trời sinh tính)

Sai lầm của CNDTKQ cố ý của chủ nghĩa duy tâm bắt nguồn từ cách xem xét phiến

điện, tuyệt đối hóa, thần thánh hóa một mặt, một đặc tính nào đó của quá trình nhận thức mang tính biện chứng của con người.

Trang 3

- Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm chủ quan: thừa nhận tính thứ nhất của ỷ thức

con người Trong khi phủ nhận sự tồn tại khách quan

Nhận thức: Chủ nghĩa duy tâm chủ quan khẳng định mọi sự vật, hiện tượng chỉ là phức hợp của những cảm giác con người.

Sai lầm: tuyệt đối hóa vai trò của ý thức, không thấy được tính quyết định của hiện thực khách quan.

Với câu hỏi “Con người có thể nhận thức được thế giới hay không?”, tuyệt đại đa sốcác nhà triết học (cả duy vật và duy tâm) trả lời một cách khẳng định: thừa nhận khả năngnhận thức được thế giới của con người, những người này itheo thuyết “khả tri” còn nhữngngười không thừa nhận khả năng nhận thức của con người là những người theo thuyết “bấtkhả tri”

+ Thuyết khả tri

Những người theo thuyết “khả tri” khẳng định con người về nguyên tắc có thể hiểu được bản chất của sự vật, hay nói cách khác con người có khả năng nhận thức được thế giới, mặc dù thế giới vật chất vô cùng, vô tận, cho du vật chất có biến đổi đến mức độ nào đi nữa thì con người vẫn có thể nhận được, nhận thức được chỉ có cái con người chưa nhận thức được chứ không phải không nhận thức được Tri thức của con người ngày càng phát triển, con người sẽ từng bước khám phá và nhận thức về thế giới ngày càng sâu sắc hơn.

- Thuyết không thể biết (Agnosticism), nghĩa là con người không nhận thức được thế

giới

Theo thuyết này, con người, về nguyên tắc, không thể hiểu được bản chất của đối tượng Kết quả nhận thức mà loài người có được, theo thuyết này, chỉ là hình thức bề ngoài, hạn hẹp và cắt xén về đối tượng, hoặc nhận thức của con người chỉ đuổi theo sự vật, hiện tượng chứ không thể nhận đúng về bản thân chúng

* Đại biểu điển hình cho những nhà triết học bất khả tri cũng chính là trào lưu hoài nghi luận từ triết học Hy Lạp cổ đại và Hium và Cantơ

Thuyết hoài nghi: nghi ngờ về khả năng nhận thức chân lý của con người Câu hỏi

liệu các tri thức và nhận thức có đúng hay không và liệu người ta có thể có tri thức thực sự

Trang 4

quan tâm tới những gì mà chúng ta không thể thấu đáo một cách chắc chắn như việc chứngminh bằng đại số và hình học" Theo quan điểm của đề các tơ "không điều gì được xem làđúng cho đến khi nền tảng để tin rằng nó đúng được thiết lập" Sự chắc chắn duy nhất làmđiểm xuất phát cho các nghiên cứu của ông được ông bày tỏ bằng câu nói nổi tiếng ""Tôi tưduy, vậy tôi tồn tại".

Câu 2 Siêu hình và biện chứng

- K/n: Phương pháp siêu hình là phương pháp nhận thức của con người, nhận thức đối

tượng ở trạng thái cô lập, tách rời đối tượng ra khỏi mối quan hệ của chúng, quan sát đối tượng trong trạng thái tĩnh tại.

+ Nhận thức đối tượng ở trạng thái cô lập, tách rời đổi tượng ra khỏi các quan hệ được xem xét và coi các mặt đối lập với nhau có một ranh giới tuyệt đối.

Ví dụ: cái cây ở trong rừng và con người ở thành phố không có mối liên hệ với nhau,hoặc là giữa năm 2019, 2020, 2021 không có mối liên hệ với nhau

+ Nhận thức đối tượng ở trạng thái tĩnh; đồng nhất đối tượng với trạng thái tĩnh nhất thời đó Thừa nhận sự biến đổi chỉ là sự biến đổi về so lượng, ve các hiện tượng bề ngoài Nguyên nhân của sự biến đổi coi là nằm ở bên ngoài đối tượng.

Ví dụ, cái cột điện ở ngoài đường nó đứng im, không có sự vận động, biến đổi

Phương pháp biện chứng

- Phương pháp biện chứng là cách thức nhận thức của con người về các sự vật, hiện

tượng trong mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau, vận động và phát triển theo quy luật của nó.

+ Một là, nhận thức các hiện tượng, sự vật trong trạng thái mối liên hệ phổ biến vốn

có của nó Không có một sự vật, hiện tượng nào tồn tại một cách cô lập, tách rời mà chúng luôn trong sự lệ thuộc, ảnh hưởng nhau, ràng buộc, lương tựa nhau, quy định lẫn nhau, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề của nhau.

+ Hai là, nhận thức đối tượng ở trạng thái luôn vận động biến đổi không ngừng, nằm trong khuynh hướng phổ quát là phát triển Quá trình vận động này thay đổi cả về lượng và

cả về chất của các sự vật, hiện tượng Nguồn gốc của sự vận động, thay đổi đó là sự đấu tranh của các mặt đối lập của mâu thuẫn nội tại của bản thân sự vật.

Trang 5

● Các hình thức cơ bản của phép biện chứng.

+ Phép biện chứng tự phát thời cổ đại:

Phép biện chứng tự phát là phép biện chứng chưa thành hệ thống, chưa chỉ ra nguồn gốc vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng, chưa lý giải mối liên hệ, sự vận động và phát triển của vật hiện tượng dưới dạng các nguyên lý, các quy luật, các cặp phạm trù.

Thời kỳ này các nhà triết học lý giải về mối liên hệ, sự vận động, phát triển theo cách nhìn trực quan của mình, họ chưa giải thích được nguồn gốc của vận động và phát triển.

Tóm lại, các nhà biện chứng cả phương Đông lẫn phương Tây thời cổ đại đã thấy được

các sự vật, hiện tượng của vũ trụ vận động trong sự sinh thành, biên hóa vô cùng vô tận Tuy nhiên, những gì các nhà biện chứng thời đó thấy được chỉ là trực kiến, chưa có các kết quả của nghiên cứu và thực nghiệm khoa học minh chứng.

+ Phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức: Phép biện chứng duy tâm được khởi đầu từ

Cantơ hoàn thiện ở Hêghen Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại Hêghen đã hệ thống phép biện chứng dưới dạng các nguyên lý, các cặp phạm trù Tuy nhiên thế giới quan của Hêghen

là thế giới quan duy tâm.

Quan điểm của Hêghen về “ý niệm tuyệt đối” là khởi đầu của tồn tại tự “tha hoá” thành giới tự nhiên và trở về với bản thân nó trong tồn tại tinh thần “Tinh thần, tư tưởng, ý niệm là cái có trước, còn thế giới hiện thực là một bản sao chép của ý niệm”1.

+ Phép biện chứng duy vật

K/n: Phép biện chứng duy vật là khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động

và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy

Phép biện chứng duy vật được thể hiện trong triết học do C.Mác và Ph.Ăngghen xâydựng, sau được V.I Lênin và các nhà triết học hậu thế phát triển C.Mác Ph Ăngghen đãgạt bỏ tính thần bí, tư biện của triết học cổ điển Đức, kế thừa những hạt nhân hợp lý trong

phép biện chứng duy tâm để xây dựng phép biện chúng duy vật với tính cách là học thuyết

vê mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển dưới hình thức hoàn bị nhất Công lao của Mác

và Ph.Ăngghcn còn ở chỗ tạo được sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật với phép biện

chứng trong lịch sử phát triển triết học nhân loại, làm cho phép biện chứng trở thành phép

Trang 6

Câu 3: Quan điểm của triết học Mác Lênin về vật chất

Quan điểm của Mác – Ăngghen về vật chất

- Mác và Ph Ăngghen trong khi đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm, thuyết bất khả tri và phê phán chủ nghĩa duy vật - siêu hình, máy móc đã đưa ra những tư tưởng hết sức quan trọng về vật chất Theo Ph.Ảngghen, để cổ một quan niệm đúng đắn về vật chất, cần phải có sự phân biệt rõ ràng giữa vật chât với tính cách là một phạm trù của triết học,

- Ph Ăngghen chỉ rõ, các sự vật, hiện tượng của thế giới dù rất phong phú, muôn vẻ nhưng chúng vẫn có một đặc tính chung, thống nhất đó là tính vật chất - tính tồn tạỉ, độc lập không lệ thuộc vào ý thức

- Định nghĩa vật chất của Lênin

Kế thừa tư tưởng thiên tai của Mác và Ăngghen, tổng kết thành quả của khoa học tự nhiên, xuất phát từ nhu cầu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm bảo vệ chủ nghĩa

duy vật Lênin đã đưa ra định nghĩa vật chất.

“Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan, mang lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”4.

- Những nội dung cơ bản của định nghĩa.

Thứ nhất, Vật chất với tư cách là một phạm trù triết học là kết quả khái quát hóa,

trừu tượng hóa của tư duy con người nhằm phản ánh về những thuộc tính, những mối liên hệ vốn có của sự vật hiện tượng Tư duy con con người đã hình thành lên phạm trù triết học với

tư cách là khái niệm có ngoại diên rộng nhất để chỉ cái cái nằm ngoài tư duy, không phụ thuộc vào tư duy là “vật chất” - cái vô hạn, vô tận, không sinh ra, không mất đi

+ Thứ hai: vật chất là thực tại khách quan - cái tồn tại hiện thực bên ngoài ý thức và

không lệ thuộc vào ý thức.

* Đặc trưng quan trong nhất của vật chất là thuộc tính khách quan là cái tồn tại ngoài

ý thức, không phụ thuộc vào ý thức, (con người có muốn hay không muốn; con người có nhận thức được hay không nhận thức được thì vật chất vẫn tồn tại) Trong thế giới vật chất

vô cùng vô tận, từ thế giới vĩ mô, đến thế giới vi mô, dù tồn tại ở dạng hạt hay sóng, ở dạng

Trang 7

nào đi nữa, và có khác nhau đến đâu thì giữa chúng vẫn có một điểm giống nhau là tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào cảm giác con người

+ Thứ ba: vật chất là cái mà khi tác động vào các giác quan con người thì đem lại cho

con người cảm giác

Lênin khảng định vật chất là cái tác động, ý thức (cảm giác) là cái nhận sự tác động – lưu gữ thông tin của cái tác động dưới dạng cảm giác, tinh thần (cái tác động là cái có trước, cái nhận sự tác động là cái có sau) Vật chất luôn biểu hiện đặc tính hiện thực khách quan của mình thông qua sự tồn tại không lệ thuộc vào ý thức của các sự vật, hiện tượng cụ thể, tức là lụôn biểu hiện sự tồn tại hiện thực của mình dưới dạng các thực thể

+ Thứ tư, vật chất là cái tác động vào cảm giác, gây nên cảm giác ở con người, ý thức

chẳng qua chỉ là sự phản ánh ánh nó.

Vật chất là cải mà ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh của nó ý thức phản ánh vật chất một cách trực tiếp hoặc gián tiếp Con người nhận thức về vật chất từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ nhận thức cảm tính, đến nhận thức lý tính Chỉ có một thế giới duy nhất là thế giới vật chất Trong thế giới ấy, theo quy luật vốn có của nó mà đến một thời điểm nhất định sẽ cùng một lúc tồn tại hai hiện tượng - hiện tượng vật chất và hiện tượng tinh thần Các hiện tượng vật chất luôn tồn tại khách quan, không lệ thuộc vào các hiện tượng tinh thần

- Ý nghĩa của định nghĩa

+ Định nghĩa vật chất của V.I Lênin đã giải quyết được cả hai mặt cùa vấn đề cơ bản của triết học Mặt thứ nhất, đã được V.I Lênin khẳng định rõ, vật chất - thực tại khách quan

là có trước; cảm giác, ý thức của con người là có sau (chép lại, chụp lại - nghĩa là có sau vật chất) Mặt thứ hai, được V.I Lênin khẳng định cảm giác của con người chép lại được, chụp lại được, phản ánh lại được thực tại khách quan Nghĩa làj ý thức có thể phản ánh, nhận thức được vật chất Trên cơ sở đó, củng cố, khẳng định thế giới quan duy vật biện chứng.

+ Định nghĩa vật chất của Lênin đã chống lại được cả quan niệm của chủ nghĩa duy tâm chủ quan, cả quan niệm của chủ nghĩa duy tâm khách quan về vật chất, về vấn đề cơ

Trang 8

+ Định nghĩa vật chất cùa Lênin đã khắc phục được những quan niệm trực quan, siêu hình, máy móc về vật chất của các nhà duy vật cũ Đồng thời đã thể hiện được sự kế thừa, phát triển sâu sắc những tư tưởng của C Mác, nhất là của Ph Ăngghen về vật chất.

+ Định nghĩa vật chất của Lênin đã trở thành cơ sở khoa học cho các nhà khoa học tự nhiên nghiên cứu thế giới tự nhiên, cung cấp cho họ một thế giới quan duy vật để họ tiếp cận, nghiên cứu

+ Định nghĩa vât chất của Lênin đã trở thành cơ sở khoa hoc cho việc xây dựng thế giới quan duy vật biện chứng trong lĩnh vực lịch sử, xã hội Bởi lẽ, định nghĩa này đã bao quát toàn bộ hiện thực cả trong tự nhiên, cả trong xã hội, nhất là trong lĩnh vực xã hội, giúp hiểu đúng vật chất xã hội là dạng vật chất không tồn tại dưới dạng vật thể Làm cho thế giới quan duy vật biện chứng có cơ sở khoa học trở thành duy vật triệt để khoa học.

Câu 4 Các hình thức tồn tại của vật chất

- K/n vận động

Ph Ăngghen viết "Vận động hiểu theo nghĩa chung nhất ( ) bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy".

Khi định nghĩa vận động là sự biến đổi nói chung, thì vận động "là thuộc tính cố hữu của vật chất", "là phương thức tồn tại của vật chất".

Nguồn gốc sinh ra vận động là sự thống nhất và đấu tranh của của các mặt đối lập Tựbản thân vận chất đã tồn tại những mặt đối lập, những mặt đối lạp này vừa đấu tranh vừathống nhất với nhau tạo ra vận động

- Vận động là phương thức tồn tại của vật chất: điều này có nghĩa là vật chất tồn tại

bằng vận động Cách thức tồn tại của vật chất là vận động, thông qua vận động mà các dạng vật chất biểu hiện sự tồn tại của mình (Trong thực tiễn không có một sự vật hiện tượng nào

tồn tại mà không phải là vật chất, không có một dạng vật chất nào tồn tại lại không vậnđộng)

- Vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất

+ Vận động gắn liền với vật chất, không tách rời khỏi vật chất và ngược lại Vận động

là tự thân vận động của vật chất, được tạo nên từ sự tác động lân nhau của chính những

Trang 9

thành tố nội tại trong cấu trúc vật chất Nguồn gốc của vận động là sự đấu tranh, thống nhất

của các mặt đối lập

+ Vật chất tồn tại vĩnh viễn không ai có thể sáng tạo ra, không thể tiêu diệt vận động cũng thế Qúa trình vận động làm cho vật chất chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác.

+ Vận động được bảo toàn về cả chất và lượng, các hình thức của vận động có sự

chuyển hoá lẫn nhau

Vận động bên trong là vận động giữa các thuộc tính của một kết cấu vật chất nhất định

Vận động bên ngoài là sự vận động do sự tác động giữa kết cấu vật chất này với kết cấu vật chất khác

- Những hình thức cơ bản vận động của vật chất

+ Thứ nhất: Vận động cơ học là sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian Ví

dụ: ta thả mội hòn đá rơi tự do suống đất

+ Thứ hai: Vận động vật lý là vận động của các nguyên tử, của các hạt cơ bản, vận

động điện tử, các quá trình nhiệt điện.Ví dụ: các điện tử quay quanh hạt nhân trong mộtnguyên tử

+ Thứ ba: Vận động hoá học là vận động của các nguyên tử, các quá trình hoá hợp và

phân giải chất Ví dụ: 2AL + 6HCL = 2ALCL3 + 2H3

Thứ tư: Vận động sinh học là vận động của quá trình trao đổi chất giữa cơ thể sống với

môi trường Ví dụ cây hút nước và ôxy để sống

Thứ năm: Vận động xã hội là sự thay đổi, thay thế các quá trình xã hội của hình thái

kinh tế - xã hội Ví dụ: đấu tranh giữa giai cấp vô sản và tư sản

Trang 10

+ Đứng im tương đối chỉ xảy ra trong một quan hệ nhất định, chứ không phải mọi quan hệ cùng một lúc

+ Khi nhìn sự vật, hiện tượng đứng im là đặt sự vật, hiện tượng ấy trong hệ quy chiếu Không có đứng im tuyệt đối mà chỉ có vận động là tuyệt đối.

Ph.Ăngghen chỉ rõ "vận động riêng biệt có xu hướng chuyển thành cân bằng, vận động toàn bộ phá hoại sự cân bằng riêng biệt" và "mọi sự cân bằng chỉ là tương đối và tạm thời''

Câu 5: Không gian và thời gian

Khái niệm không gian: “Bất kỳ một khách thể chất nào cũng chiếm một vị trí nhất

định, có một kích thước nhất định, ở một khung cảnh nhất định trong mối tương quan với khách thể khác Các hình thức tồn tại như vậy của khách thể gọi là không gian”1

+ Không gian tồn tại khách quan: vật chất tồn tại khách quan, không gian gắn niền với với vật chất, không gian cũng tồn tại khách quan

Không gian mang tính quảng tính ( khái niện quảng tính dùng để chỉ 3 chiều của không gian đó là : rộng, dài, cao)

Không gian hữu hạn và không gian vô hạn Không gian gắn gắn liền với sự vật cụ thể

là không gian hữu hạn, sự vật cụ thể có giới hạn, giới hạn cả về kích thước, vị trí và giới hạn tồn tại của nó (sự vật cụ thể nào cũng có sinh và có chuyển hóa) Không gian vật chất - vũ trụ là không gian vô hạn Vật chất vô hạn không gian cũng vô hạn, vũ trụ vô tận, không gian cũng vô tận.

* Không gian của vật chất cụ thể mang tính đa dạng: Vật chất có vô vàn dạng thì

không gian cũng vô vàn rạng

+ Khái niệm thời gian: “sự tồn tại của các khách thể vật chất tồn tại nâu dài hay

mau chóng ở sự kế tiếp trước hay sau của các giai đoạn vận động, các hình thức tồn tại như vậy gọi là thời gian”2

* Thời gian hữu hạn và thời gian vô hạn: thời gian gắn liền với sự vật hiện tượng cụ

thể là thời gian hữu hạn (ví dụ thời gian của 1 đời người cụ thể)

Trang 11

* Thời gian vô hạn là thời gian gắn với vật chất - vũ trụ: Vũ trụ không có điểm khởi

đầu và không có điểm kết thúc thời gian cũng vậy Vật chất vô hạn, thì thời gian cũng vôhạn

Không gian và thời gian của vật chất nói chung là vô tận, xét về cả phạm vi lẫn tính

chất Khoa học hiện đại đã chứng minh rằng trong thế giới không ở đâu có tận cùng về không

gian, cũng như không ở đâu có ngưng đọng không biến đổi hoặc không có sự tiếp nối của cácquá trình

Không gian, thời gian mang tính khách quan Vì, vật chất tồn tại khách quan mà vậtchất gắn niền với không gian, thời gian Ph.Ăngghen viết: "Các hình thức cơ bản của mọi tồntại là không gian và thời gian; tồn tại ngoài thời gian thì cũng hết sức vô lý như tồn tại ngoàikhông gian"

* Không gian và thời gian đều là hình thức tồn tại của vật chất, không tách khỏi vật chất, là thuộc tính cố hữu của vật chất Do vậy, không có vật không tồn tại không có không gian, thời gian.

Câu 6: Tính thống nhất vật chất của thế giới

1.5.1 Tồn tại của thế giới là tiền đề cho sự thống nhất của thế giới

Trong quan niệm về sự thống nhất của thế giới phải lấy việc thừa nhận sự tồn tại của

nó làm tiền đề Không thừa nhận sự tồn tại của thế giới thì không thể nói tới việc nhận thức thế giới.

● Thế giới thống nhất ở tính vật chất

- Thứ nhất, chỉ có một thế giới duy nhất và thống nhất, là thế giới vật chất tồn tại

khách quan, có trước và độc lập với ý thức con người, được ý thức của con người phản ánh.

- Thứ hai, mọi bộ phận của thế giới vật chất đều có mối liên hệ thống nhất với nhau,

biểu hiện ở chỗ chúng đều là những dạng cụ thể của vật chất, do vật chất sinh ra và cùng chịu sự chi phối của những quy luật khách quan, phổ biến của thế giới vật chất.

- Thứ ba, thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, vô hạn và vô tận, không được sinh ra và

không tự mất đi; chúng luôn vận động, biến đổi, chuyển hóa lẫn nhau, là nguồn gốc, nguyên nhân và kết quả của nhau.

Trang 12

Thứ tư, tính vật chất của thế giới được biểu hiện cụ thể trong đời sống hiện thực của

con người Con người không thể sáng tạo ra vật chất, con người chỉ có thể tìm ra những

thuộc tính, những quy luật vận động của vật chất và tổ chức chúng lại, để tạo ra những sự vật,hiện tượng mà trong giới tự nhiên chưa có để phục vụ mục đích của con người

Câu 7: Nguồn gốc, bản chất, kết cấu của ý thức

● Nguồn gốc tự nhiên của ý thức

+ Ý thức có nguồn gốc từ bộ não người

Bộ não người phải là bộ não sống, bộ não đang hoạt động bình thường, bộ não không bị tổn thương ở bất kỳ chức năng thần kinh nào Bộ não con người cùng với hệ thần kinh trung ương là cơ quan vật chất của ý thức Ý thức là một dạng thuộc tính của vật chất có

tổ chức cao nhất là bộ não con người, là chức năng của bộ não, là kết quả hoạt động sinh lýthần kinh của bộ não (bộ não phải là bộ não sống, bộ não đang hoạt động bình thường) Theokết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thì bộ não con người có khoảng 14 -15 tỷ nơ ronthần kinh, các nơ ron thần kinh có sự kích thích, cảm ứng Bộ não của con người phải có quátrình hoạt động, tác động vào thế giới khách quan thì mới hình thành lên sự phản ánh của ýthức

Như vậy, sự xuất hiện con người và hình thành bộ óc của con người có năng lực phản ánh hiện thực khách quan là nguồn gốc tự nhiên của ý thức.

+ Sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ não của con người thông qua hoạt động của các giác quan, hình thành nên quá trình phản ánh.

Bộ não con người cùng với thế giới khách quan tác động vào bộ não con người, bộ não con người thu nhận thông tin và phản ánh những thông tin từ thế giới khách quan là nguồn gốc tự nhiên của ý thức.

Phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của dạng vật chất này ở dạng vật chất khác

trong quá trình tác động qua lại lẫn nhau giữa chúng.

Ý thức của con người là cái phản ánh, thế giới khách quan là cái được phản ánh Sựtác động qua lại giữa cái phản ánh và cái được phản ánh, cái phản ánh mang tính chủ quan -

là ý thức, cái được phản ánh là sự vật, hiện tượng mang tính khách quan, cái phản ánh tácđộng lên cái được phản ánh (là vật chất), cái được phản ánh tác động trở lại đối với cái phản

Trang 13

ánh (là ý thức), cái phản ánh lưu giữ thông tin của cái được phản ánh (là vật chất), cái phảnánh xử lý thông tin đó theo quan điểm chủ quan của mình Nghĩa là ý thức là “cái nhận thức”,thế giới khách quan là “cái được nhận thức” “Cái nhận thức” không phản ánh “cái đượcnhận thức” một cách thụ động mà “cái nhận thức” lưu giữ thông tin và xử lý thông tin của

“cái được nhận thức” theo quan điểm chủ quan của mình.

Ý thức là quá trình phản ánh, là quá trình phản ánh cao nhất, nó bao hàm trong nó tất

cả các hình thức phản ánh

+ Các hình thức của phản ánh.

* Phản ánh vật lý là phản ánh giữa các vật thể với nhau, phản ánh giữa các hạt, trường, sóng điện từ

* Phản ánh hoá học là phản ảnh phản ứng hóa học giữa các chất.

* Phản ánh sinh học là phản có sự trao đổi chất giữa cơ thể sống với môi trường là phản ánh giữa đồng hóa và dị hóa

* Phản ánh tâm lý: là phản ánh của động vật có hệ tần kinh trung ương

* Phản ánh năng động sáng tạo: là phản ánh của xã hội loài người Đây là hình thức

cao nhất trong các hình thức phản ánh, nó chỉ được thực hiện dưới dạng vật chất phát triểncao là bộ óc người Ví dụ: con người sáng tạo ra công cụ lao động…

Việc phân chia các hình thức của phản ánh, khác nhau về chất, hay nói cách khác khácnhau về trình độ mà trình độ cao nhất của các hình thức phản ánh là phản ánh năng động sángtạo

Sự ra đời của ý thức không phải chỉ có nguồn gốc tự nhiên mà còn do nguồn gốc xã hội Sự phát triển của giới tự nhiên mới tạo ra tiền đề vật chất có năng lực phản ánh, chỉ là nguồn gốc sâu xa của ý thức Hoạt động thực tiên của loài người mới là nguôn gôc trực tỉêp quyết định sư ra đời của ý thức c Mác và Ph Ăngghen khăng định: “Con người cũng có cả

“ý thức” nữa Song, đó không phải là một ý thức bẩm sinh sinh ra đã là ý thức “thuần tuý” Do đó, ngay từ đầu, ý thức đã là một sản phẩm xã hội, và vẫn là như vậy chừng nào con người còn tồn tại” Sự hình thành, phát triển của ý thức là một quá trình thống nhất không tách rời giữa nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội Trong các công trình nghiên

Trang 14

những có nguồn gốc tự nhiên mà còn có nguồn gốc xã hội và là một hiện tượng mang bản chất xã hội.

- Nguồn gốc xã hội của ý thức

+ Lao động

K/n: Lao động là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động và giới tự

nhiên, nhằm cải biện giới tự nhiên phục vụ mục đích của con người.

Ăng ghen viết: “Với quá trình phát triển của bàn tay- và với quá trình lao động, con người bắt đầu thống trị tự nhiên và cứ mỗi lần sự thống trị đó tiến lên một bước, là mỗi lần

nó mở rộng thêm tầm mắt của con người” 6

Nhờ kết quả lao động cơ thể của con người, đặc biệt là bộ óc và các giác quan ngày

càng hoàn thiện dần cả về cấu tạo và chức năng.

Nhờ có lao động mà con người đã dần chuyển hóa từ vượn thành người; nhờ có lao động con người đã thoát khỏi cuộc sống bầy đàn, đi tới khẳng định mình và từng bước trinh phục giới tự nhiên, bắt tự nhiên phải phục vụ mục đích của mình; nhờ có lao động mà tri thức của con người ngày càng hoàn thiện, con người ngày càng phát hiện ra các thuộc tính mới của vật chất và các quy luật của tự nhiên, đồng thời con người chế tạo ra các công cụ mới giúp con người nối dài bàn tay của mình để trinh phục và từng bước tiến tới làm chủ tự nhiên; nhờ có lao động đã làm cho thân thể con người đẹp hơn và bộ não của con người ngày càng có khả năng sáng tạo hơn, lao động chính là một trong những nguồn gốc xã hội

để hoàn thiện ý thức của con người.

- Ngôn ngữ

Nhờ có lao động mà ngôn ngữ được hình thành Khi đề cập đến vấn đề này, Ph Ăngghen viết: “Đem so sánh con người với các loài vật, người ta sẽ thấy rõ rằng ngôn ngữ bắt nguồn từ lao động và cùng phát triển với lao động, đó là cách giải thích duy nhất đúng

về nguồn gốc của ngôn ngữ”.

Trong hoạt động lao động và sản xuất, để săn bắn, hái lượm đạt kết quả tốt nhất, con người cần phải quan hệ với nhau, phối hợp với nhau, trao đổi thông tin cho nhau, nhu cầu

ấy ngay càng phát triển, “Phát triển đến mức là họ thấy cần thiết phải nói với nhau một cái

gì đấy”9 Như vậy, nhu cầu đó dẫn đến xuất hiện ngôn ngữ

Trang 15

Khái niệm Ngôn ngữ: Là toàn bộ những ký hiệu, ký tự, chữ viết tiếng nói, nhằm trao

đổi thông tin giữa con người với con người trong quá trình sống.

Tóm lại, nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội là hai điều kiện cần và đủ cho sự ra đời của ý thức Nếu thiếu một trong hai điều kiện ấy thì con người không thể có ý thức Xem xét nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội của ý thức cho thấy, ý thức xuất hiện la két quả của quá trình tiến hoá lâu dài của giới tự nhiên, của lịch sử trái đất, đồng thời là kết qụả trực tiếp của thực tiễn xã hội - lịch sử của con người

Câu 8 Bản chất của ý thức

- Thứ nhất: Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan

Ý thức không phải là bản sao đơn giản, thụ động, máy móc của sự vật mà ý thức là sự phản ánh có tính năng động, sáng tạo thế giới vật chất vào bộ não người qua hoạt động thực tiễn.

+ Với tư cách là hình ảnh chủ quan: ý thức là cái phản ánh, cái phản ánh mang tính

chủ quan Ý thức là của con người, thuộc về con người, do con người suy nghĩ Con người

nhận thức về thế giới, phản ánh thế giới theo cách của riêng mình Cách nhận thức, cách hiểucủa mỗi con người cụ thể về thế giới không giống nhau Vì vậy, ý thức thuộc về chủ thể nhậnthức, do chủ thể nhận thức quy định Ý thức của con người chỉ đạo nhận thức của con người

đó về thế giới có thể đúng, hoặc sai, đây là quan điểm chủ quan của mỗi người Cái chủ quan

và cái khách quan là hai mặt đối lập cần phải phân biệt rõ

+ Với tư cách ý thức là của thế giới khách quan được hiểu, nguồn gốc của ý thức và

đối tượng phản ánh của ý thức thuộc về thế giới khách quan Do vậy, cái chủ quan và cái

khách quan đều tồn tại trong một cấu trúc, cái chủ quan bị thế giới khách quan quy định Nói

rõ hơn, bộ não của con người và đối tượng nhận thức của con người quy định sự suy nghĩ củacon người Bộ não con người mà bộ não của con người thuộc về thế giới khách quan vừa lànguồn gốc tự nhiên của ý thức, vừa là đối tượng phản ánh của ý thức Đối tượng phản ánhcủa ý thức là thế giới khách quan Ý thức phụ thuộc vào thế giới khách quan, thế giới kháchquan quy định sự nhận thức của ý thức, thế giới khách quan như thế nào thì nhận thức củangười như vậy, thế giới khách quan thay đổi thì ý thức con người cũng thay đổi theo

Trang 16

Ý thức là cái phản ánh, ý thức mang tính chủ quan, thế giới khách quan là cái đượcphản ánh Cái phản ánh (cái chủ quan) bị cái được phản ánh (cái khách quan) quy định nên

nó không có tính vật chất, không được lẫn lộn đồng nhất vật chất với ý thức

+ Thứ hai: Ý thức phản ánh thế giới khách quan một các năng động sáng tạo

Để hiểu vấn đề này trước hết chúng ta cần phải thừa nhận cả vật chất và ý thức mang tính đối lập, "sự đối lập giữa vật chất và ý thức chỉ có ý nghĩa tuyệt đối trong những phạm vi hết sức hạn chế: trong trường hợp này, chỉ giới hạn trong vấn đề nhận thức luận cơ bản là thừa nhận cái gì là cái có trước và cái gì là cái có sau? Ngoài giới hạn đó, thì không còn nghi ngờ gì nữa rằng sự đối lập đó là tương đối"1

Ý thức là sự phản ánh, là cái phản ánh, vật chất là cái được phản ánh - tồn tại kháchquan bên ngoài và độc lập với cái phản ánh là ý thức - cái chủ quan Khác với động vật, sựphản ánh của ý thức con người khi tiếp nhận thông tin, không tiếp nhận một cách thụ động,

mà mô hình hóa đối tượng trong tư duy của mình, tìm ra những thuộc tính và những quy luậtvốn có của cái được phản ánh tức vật chất, từ đó, tổ chức lại lại các lực lượng vật chất, đểphục vụ mục đích của chính mình Khi đề cập đến vấn đề này Mác cho rằng: “Con nhện làmđộng tác giống như động tác của người thợ dệt,con ong còn làm cho một số nhà kiến trúcphải hổ thẹn Nhưng điều ngay từ đầu phân biệt nhà kiến trúc tồi nhất với con ong giỏi nhất

là trước khi xây dựng ngăn tổ ong bằng sáp, nhà kiến trúc đã xây dựng nó trong đầu óc củamình rồi”1 Ở đây chúng ta nhận thấy tính mục đích của sự phản ánh của ý thức vượt trướchiện thực, hướng dân hoạt động của con người cải tạo thế giới xung quanh

Tính năng động, sáng tạo hiện thực theo nhu cầu thực tiễn của xã hội được thống nhất trên 3 mặt:

+ Trao đổi thông tin hai chiều theo cách chọn lọc.

+ Mô hình hóa các đối tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh thần, tìm ra các thuộc tính, các quy luật vốn có của đối tương nhận thức.

+ Chuyển mô hình từ tư duy ra hiện thực khách quan.

* Ý thức có khả năng tập hợp các quy luật, các thuộc tính của các dạng vật chất, tổ chức chúng lại – thông qua hoạt động thực tiễn của con người để tạo ra những thứ mà trong

tự nhiên không có

Trang 17

* Ý thức có khả năng tạo ra đời sông tinh thần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của con người

Từ những phân tích trên cho thấy: sự phát triển của bộ não con người, làm duy khoa học của ý thức con người sẽ tiếp tục phát triển và chính những tư duy khoa học là “chiếc mai” đào mồ chôn những tư duy thần thoại, hoang đường

Tóm lại, từ kết quả nghiên cứu nguồn gốc và bản chất của ý thức cho thấy: ý thức là

hình thức phản ánh cao nhất riêng có của óc người về hiện thực khách quan trên cơ sở thực tiễn xã hội lịch sử.

Câu 9: Kết cấu của ý thức

- Các lớp cấu trúc của ý thức:

+ Tri thức: là kết quả của quá trình nhận thức, sự hiểu biết của con người về thế giới

hiện thực, làm tái hiện trong tư tưởng nhưng thuộc tính, những quy luật của thế giới ấy và diễn đạt chúng dưới hình thức ngôn ngữ, hoặc các hệ thống ký hiệu khác Theo Mác

“Phương thức mà theo đó ý thức tồn tại mà theo đó một cái gì tồn tại đối với ý thức là tri thức Tri thức là hành vi duy nhất của ý thức Cho nên một cái gì đó nảy sinh ra đời với ý thức, chừng nào ý thức biết cái đó”1

+ Tình cảm là cảm động của con người trong quan hệ của mình với thực tại xung

quanh và đối với bản thân mình.

Tình cảm có thể mang tính chất chủ động chứa đựng hai sắc thái gồm: cảm xúc tíchcực và cảm xúc tiêu cực Tình cảm mang tính tích cực là một trong những động lực nâng caonăng lực hoạt động sống của con người Tri thức kết hợp với tình cảm tạo nên niềm tin, nângcao ý chí tích cực biến thành hành động thực tế mới phát huy được sức mạnh của mình

+ Ý chí: Để đạt đến trình độ cao của nhận thức, con đường đi lên chiếm lĩnh đỉnh cao

ấy không bằng phẳng mà nó vô cùng khó khăn để đến được đỉnh cao ấy đòi hỏi con người phải có ý chí

Ý chí là sự quyết tâm, cố gắng, nỗ lực, khả năng huy động mọi tiềm năng để đạt tới mục đích của con người trong hoạt động thực tiễn.

Ý chí thể hiện là lòng tin, lòng quả cảm, sự quyết đoán, quyết tâm, dũng cảm sự định

Trang 18

- Cấp độ của ý thức

+ Tự ý thức: Trong quá trình nhận thức thế giới xung quanh, con người đồng thời

cũng tự nhận thức bản thân mình Đó chính là tự ý thức Như vậy, tự ý thức cũng là ý thức, là một thành tố quan trọng của ý thức, nhưng đây là ý thức về bản thân mình trong mối quan hệ với ý thức về thế giới bên ngoài

+ Tiềm thức: Là những hoạt động tâm lý tự động diễn ra bên ngoài sự kiểm soát của

chủ thể, song lại có liên quan trực tiếp đến các hoạt động tâm lý đang diễn ra dưới sự kiểm soát của chủ thể ấy Về thực chất, tiềm thức là những tri thức mà chủ thể đã có được từ trước nhưng đã gần như trở thành bản năng, thành kỹ năng nằm trong tầng sâu của ý thức chủ thể, là ý thức dưới dạng tiềm tàng

+ Vô thức:Vô thức là những trạng thái tâm lý ở chiều sâu, điều chỉnh sự suy nghĩ, hành

vi, thái độ ứng xử của con người mà chưa có sự tranh luận của nội tâm, chưa có sự truyền tin bên trong, chưa có sự kiểm tra, tính toán của lý trí.

+ Vấn đề “trí tuệ nhân tạo: Trí tuệ nhân tạo là bộ não do con người sản xuất ra bằng

hệ thống các vi mạch (chất bán dẫn – vật liệu thông minh…), tích hợp những phần mềm được con người lập trình dựa trên các hoạt động của bộ não con người, có khả năng nhận thức, tự động xử lý những vấn đề gần giống với con người, chịu sự điều khiển của con người.

Con người là một thực thể tự nhiên - xã hội có ý thức, chủ thể sáng tạo ra mọi giá trị vật chất và tinh thần quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội Khẳng định vai trò to lớn của ý thức trong đời sống hiện thực của con người về thực chất là khẳng định vai trò của con người - chủ thể mang ý thức đó Cần có thái độ đúng đối với con người, quan tâm, chăm lo phát triển con người toàn diện cả về thể chất và tinh thần

Câu 10: Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

Trang 19

Có thế giới vật chất mới sản sinh ra vũ trụ, trái đất và con người, mới có ý thức của con người

Vật chất “sinh” ra ý thức, vì: ý thức xuất hiện gắn liền với sự xuất hiện của con người cách đây từ 3 đến 7 triệu năm, mà con người là kết quả của một quá trinh phát triển, tiến hóa lâu dài, phức tạp của giới tự nhiên, của thế giới vật chất

Ý thức có nguồn gốc từ bộ não con người, bộ não con người là một dạng thuộc tính của vật chất, bộ não con người là tập hợp của các tế bào, nơ ron thần kinh, các tế bào, nơ ron thần kinh đều là những thuộc tính của vật chất sự kích thích của các nơ ron thần kinh, kích hoạt một loại vật chất đặc biệt, sự hoạt động này là là nguồn gốc của ý thức

- Thứ hai: Vật chất là nội dung phản ánh của ý thức

Ý thức dưới bất kỳ hình thức nào, suy cho cùng, đều là phản ánh hiện thực khách quan.

Ý thức mà trong nội dung của nó chẳng qua là kết quả của sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong đầu óc con người Hay nói cách khác, có thế giới vật chất, ý thức mới có cái

để phản ánh Thế giới khách quan là cái nằm ngoài ý thức, không phụ thuộc vào ý thức, tác

động vào ý thức, ý thức chỉ là sự chụp lại, chép lại, phản ánh thế giới khách quan vào bộ não con người, nội dung thế giới khách quan như thế nào thì ý thức sẽ chụp lại, chép lại, phản ánh như thế

- Thứ ba: Vật chất quyết định bản chất của ý thức

Phản ánh và sáng tạo là hai thuộc tính không tách rời trong bản chất của ý thức Nhưng sự phản ánh của con người không phải là “soi gương”, “chụp ảnh” hoặc là “phản ánh tâm lý” như con vật mà là phản ánh tích cực, tự giác, sáng tạo thông qua thực tiễn

Tự bản thân vật chất đã chứa trong nó những thuộc tính, những quy luật, do nhu cầu hoạt động thực tiễn của con người đã kích thích sự sáng tạo của ý thức, sự sáng tạo ấy không phải ý thức sáng tạo ra vật chất mà ý thức chỉ có công phát hiện ra nó, tổ chức nó thành một cái khác với bản thân nó Hoạt động thực tiễn quy định sự sáng tạo của ý thức.

- Thứ tư: Vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức

+ Khi điều kiện vật chất thay đổi thì sớm hay muộn, ý thức của con người cũng phải thay đổi theo Vật chất không bao giờ đứng im để cho con người nhận thức mà nó luôn luôn

Trang 20

vận động và biến đổi không ngừng, sự biến đổi của nó tuân thủ theo những quy luật, mỗi lần biến đổi, nó bộc lộ ra những quy luật, những thuộc tính mới

● Vai trò của ý thức đối với vật chất

Ý thức chỉ có vai trò tác động trở lại đối với vật chất, chứ ý thức không thể quyết địnhđịnh được vật chất "Trong công việc sản xuất của mình, con người chỉ có thể hành động nhưbản thân thiên nhiên đã làm, nghĩa là chỉ có thể làm thay đổi hình thái của vật chất mà thôi"1

- Thứ nhất: Ý thức có tính độc lập tương đối, tác động trở lại vật chất góp phần cải

biến thế giới khách quan Tính độc lập tương đối của ý thức thể hiện ở chỗ, ý thức là sự phản

ánh thế giới vật chất vào bộ não của con người, do vật chất sinh ra, nhưng khi đã ra đời thì ýthức có “đời sống” riêng, có quy luật vận động, phát triển riêng, không lệ thuộc một cáchmáy móc vào vật chất, nó có tính độc lập tương đối tác động trở lại đối với vật chất có thểnhanh hay chậm, có thể phát triển hoặc thoái triển, nhưng nhìn chung thường thay đổi chận

so với sự biến đổi của thế giới vật chất

- Thứ hai, Sự tác động của ý thức đối với vật chất thông qua hoạt động của con người.

Nhờ họat đông thực tiễn, ý thức có thể làm biến đổi những điều kiện, hoàn cảnh vật chất,

thậm chí còn tạo ra “thiên nhiên thứ hai” phục vụ cho cuộc sống của con người Con người dựa trên những tri thức của mình về thế giới khách quan, hiểu biết những quy luật khách quan từ đó đề ra mục tiêu phương hướng, biện pháp thực hiện và ý chí thực hiện mục tiêu ấy

Nhờ hoạt động thực tiễn, ý thức có thể tìm ra quy luật, các thuộc tính của vật chất, tổ chức,kết hợp các lực lượng vật chất làm biến đổi những điều kiện, hoàn cảnh vật chất, thậm chícòn tạo ra “thiên nhiên thứ hai” phục vụ cho cuộc sống của con người Còn tự bản thân ýthức thì không thể biến đổi được hiện thực Con người dựa trên những tri thức về thế giớikhách quan, hiểu biết những quy luật khách quan, từ đó đề ra mục tiêu phương hướng, biệnpháp và ý chí quyết tâm để thực hiện thắng lợi mục tiêu đã xác định

- Thứ ba, vai trò của ý thức thể hiện ở chỗ nó chỉ đạo hoạt động, hành động của con

người; nó có thể làm cho hoạt động của con người đúng hay sai, thành công hay thất bại Khi phản ánh đúng hiện thực, ý thức có thể dự báo, tiên đoán một cách chính xác quy luật vận động của hiện thực khách quan, từ đó có thể hình thành nên những lý luận, xây dựng kế hoạch, định hướng đúng đắn và hành động đúng đắn Ngược lại, một khi ý thức phản ánh sai

Trang 21

lạc, xuyên tạc hiện thực khách quan thì nó sẽ chỉ đạo hành động của con người phá hoại chính bản thân và đồng loại của mình.

Thứ tư, xã hội càng phát triển thì vai trò của ý thức ngày càng to lớn, nhất là trong

thời đại ngày nay, thời đại thông tin, kinh tế tri thức, thời đại của cuộc cách mạng khoa học

và công nghệ hiện đại, khi mà tri thức khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

Một phát minh khoa học vĩ đại đem ứng dụng vào thực tiễn, nó có thể tạo ra một lượng củacải vật chất khổng lồ cho nhân loại, một tư tưởng chỉ đạo đúng đắn có thể làm thay đổi bộmặt của một dân tộc hơn nữa ngày nay những ý tường khoa học có thể trở thành hàng hóađem lại giá trị kinh tế lớn Trong bối cảnh toàn cầu hóa, vai trò của tri thức khoa học, của tưtưởng chính trị, tư tưởng nhân văn là hết sức quan trọng

Tóm lại, mặc dù tính năng động, sáng tạo của ý thức mặc dù rất to lớn, nhưng nó khôngthể vượt quá tính quy định của những tiền đề vật chất đã xác định, phải dựa vào các điều kiệnkhách quan và năng lực chủ quan của các chủ thể hoạt động Nếu quên điều đó chúng ta sẽlại rơi vào vũng bùn của chủ nghĩa chủ quan, duy tâm, duy ý chí, phiêu lưu và tất nhiênkhông tránh khỏi thất bại trong hoạt động thực tiễn

Câu 11: Ý nghĩa phương pháp luận

- Vật chất quyết định ý thức.

+ Khi vạch ra kế hoạch, đường lối phải xuất phát từ lực lượng vật chất, phải chỉ được racác lực lượng vật chất Phải xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng các quy luật kháchquan, phải lấy hiện thực khách quan làm cơ sở Chống lại bệnh chủ quan, duy ý chí

Nguồn gốc của bệnh chủ quan duy ý chí

Bệnh chủ quan duy ý chí có nguồn gốc từ trình độ thấp kém, thói quen của các tập tụclạc hậu Bệnh chủ quan, duy ý chí

Biểu hiện của bệnh chủ quan duy ý chí trong đời sống xã hội là: Tuyệt đối hóa vai tròcủa ý thức; coi thường lý luận khoa học; coi thường hiện thực khách quan Khi xây dựngđường lối chính sách không tuân thủ nguyên tắc khách quan mà lại xuất phát từ ý muốn chủquan

Biện pháp chữa bệnh chủ quan duy ý chí

Trang 22

Không ngừng học tập nâng cao trình độ khoa học; nâng cao trình độ cho cán bộ và toànthể nhân dân.

Loại bỏ những thói quen và những tập tục lạc hậu Khắc phục những tình trạng sản xuấtnhỏ manh mún

+ Khi xây dựng các đường lối, chính sách phải tuân thủ quy luật khách quan, từ những điều kiện, tiền đề vật chất hiện có Phải tôn trọng và hành động theo qui luật khách quan, nếu không làm như vậy, chúng ta sẽ phải gánh chịu những hậu quả tai hại khôn lường Nhận thức sự vật hiện tượng phải chân thực, đúng đắn, trách tô hồng hoặc bôi đen đối tượng, không được gán cho đối tượng cái mà nó không có Văn kiện Đại hội XII chủ trương

phải nhìn thăng vào sự thật, phản ánh đúng sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật.Nhận thức, cải tạo sự vật hiện tượng, nhìn chung, phải xuất từ chính bản thân sự vật hiệntượng đó với những thuộc tính, mối liên hệ bên trong vôn có của nó cần phải tránh chủnghĩa chủ quan, bệnh chủ quan duy ý chí; chủ nghĩa duy vật tam thường, chủ nghĩa thựcdụng, chủ nghĩa khách quan

- Ý thức tác động trở lại đối với vật chất

+ Thứ nhất: Ý thức là sự phản ánh tự giác, sáng tạo vì vậy trong hoạt động thực tiễn

phải phát huy các nhân tố chủ quan, phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức bằng cáchtích cực học tập, nghiên cứu không ngừng tìm tri thức mới

Chống lại tư tưởng thụ động và chủ nghĩa giáo điều, ỷ lại, trông chờ

+ Thứ hai: ý thức phản ánh hiện thực khách quan vào óc con người, giúp con người

hiểu được bản chất, quy luật vật động và phát triển của sự vật, hiện tượng Trên cơ sở đó hình thành phương hướng mục tiêu và những phương pháp, cách thức thực hiện phương hướng mục tiêu đó.

Trong hoạt động thực tiễn, sự vật bao giờ cũng bộc lộ nhiều khả năng Nhờ đó ý thức,con người biết lựa chọn những khả năng thực tế, phù hợp mà thúc đẩy sự việc phát triển, đilên

Nói đến vai trò của ý thức đối với vật chất thực chất là nói tới vai trò hoạt động thựctiễn của con người, vì ý thức “ tự nó “ không thể thực hiện được gì hết Mác nói “Ý thức

Trang 23

không thể tự đưa người ta ra khỏi trật tự, xã hội cũ”1, ý thức chỉ có tác dụng đối với hiệnthực trong thực tiễn, thông qua hoạt động thực tiễn.

+ Thứ ba: Ý thức chỉ có thể tác động đối với vật chất khi nó được thực hiện thông qua

hoạt động thực tiễn của con người Trong hoạt động thực tiễn phái đánh giá cao vai trò của con người, phát huy khả năng sáng tạo của con người Do vậy, phải giáo dục nâng cao trình

độ nhận thức khoa học cho con người

Câu 12 Biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan

- Biện chứng khách quan

K/n: Biện chứng khách quan là biện chứng chứng của thế giới vật chất Thế giới vật

chất muôn hình, muôn vẻ, tự nó đã có sự tác động qua lại lẫn nhau cùng vận động và pháttriển, không phụ thuộc vào ý thức của con người, cho dù con người có nhận thức được, haykhông nhận thức được thì tự bản thân thế giới đã có mối liên hệ, quy định nhau, giàng buộcnhau và tự nó vận động và phát triển không ngừng

Từ phân tích trên có thể nhận thấy: thế giới vật chất, tự nó không tồn tại độc lập, không tĩnh tại Con người có muốn hay không muốn, có nhận thức được hay không nhận thức được thì mối liên hệ và sự vận động vẫn là thuộc tính cố hữu của vật chất Do vậy, với phương thức tồn tại này của vật chất người ta gọi nó là biện chững khách quan.

- Biện chứng chủ quan

K/n: Biện chứng chủ quan là sự phản ánh biện chứng khách quan vào trong đời sống

ý thức của con người.

Biện chứng chủ quan là chỉ sự nhận thức của con người, con người đã sử dụng phươngpháp biện chứng để nhận thức về thế giới vật chất

Trong quá trình nhận thức con người đã tìm ra những phương pháp của mình để nhậnthức, trong đó con người đã sử dụng phương pháp biện chứng để nhận thức thế giới Conngười nhận thức sự vật, hiện tượng trong trạng thái vận động và biến đổi không ngừng, nhậnthức chúng trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau cùng vận động và phát triển, cáchnhận thức như vậy gọi là biện chứng chủ quan Biên chứng chủ quan là biện chứng củaphương pháp tư duy con người về thế giới vật chất Biện chứng chủ quan là sự nhận thức của

Trang 24

Phép biện chứng với tư cách là sản phẩm của tư duy con người, do con người tìm ra

và sử dụng nó để nhận thức thế giới, thì phép biện chứng mang tính chủ quan

Tóm lại: Khi phân tích về biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan Ăngnghenviết: “Biện chứng gọi là khách quan thì chi phối toàn bộ giới tự nhiên, còn biện chứng gọi làchủ quan, tức là tư duy biện chứng, thì chỉ phản ánh chi phối toàn bộ giới tự nhiên”1

Câu 13: Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

- Khái niệm mối liên hệ và mối liên hệ phổ biến

K/n: Mối liên hệ phổ biến là phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định sự tác động

qua lại sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, của một hiện tượng trong thế giới

Quan điểm siwwu hình cho rằng: sự vật tồn tại trong trạng thái cô lập tách rời, ngược lạichủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: Trong thế giới muôn hình, muôn vẻ không có một

sự vật hiện tượng nào tồn tại cô lập, tác rời mà chúng luôn tồn tại trong mối liên hệ tác độngqua lại lẫn nhau, quy định nhau

- Những tính chất của mối liên hệ

+ Tính khách quan của mối liên hệ

Mối liên hệ của các sự vật hiện tượng là khách quan, là cái vốn có của mọi sự vật hiện tượng chúng không phụ thuộc vào cảm giác của con người Con người có muốn hay không muốn thì các sự vật, hiện tượng vẫn cứ liên hệ với nhau Tự bản thân sự vật, hiện tượng đã có mối liên hệ.

+ Mối liên hệ mang tính phổ biến:

Bất cứ sự vật hiện tượng nào củng có cấu trúc của nó, có không gian, thời gian của nó, ngoài việc việc liên hệ với nội tại với bản thân nó, nó còn liên hệ với sự vật hiện tượng khác

+ Mối liên hệ có tính đa dạng, phong phú:

Mỗi sự vật, hiện tượng đều có không gian khác nhau, thời gian khác nhau vì vậy, chúng

có mối liên hệ khác nhau, không có mối liên hệ nào trùng khít, hoặc giống hệt mối liên hệ nào vật chất muôn hình vạn trạng khác nhau, thì mối liên hệ cung muôn hình vạn trạng khác

nhau Chính điều này đã tạo lên sự muôn hình, muôn vè của mối liên hệ

Dựa vào tính đa dạng đó có thể phân chia ra các mối liên hệ khác nhau theo từng cặp:

Trang 25

Mối liên hệ bên trong và mối liên hệ bên ngoài

Mối liên hệ chủ yếu và mối liên hệ thứ yếu.

Mối liên hệ cơ bản và mối liên hệ không cơ bản.

Mối liên hệ tất nhiên và mối liên hệ ngẫu nhiên.

Mỗi loại mối liên hệ trong từng cặp có thể chuyển hoá lẫn nhau tuỳ theo phạm vi bao quát của mối liên hệ hoặc do kết quả vận động của chính các sự vật

Ví dụ: nếu xem xét các doanh nghiệp tồn tại với tư cách là các đơn vị độc lập thì mốiliên hệ giữa chúng là mối liên hệ bên ngoài

- Ý nghĩa phương pháp luận

+ Mối liên hệ mang tính khách quan Vì vậy, trong hoạt động thực tiễn khi tìm hiểu

mối liên hệ thì tìm ngay chính bản thân sự vật Không đi đi tìm mối liên hệ ở các hiện tượng duy tâm (đặc biệt là duy tâm khách quan)

+ Mối liên hệ mang tính phổ biến, vì vậy trong hoạt động thực tiễn cần phải có quan điểm toàn diện.

* Quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta nhận thức về sự vật trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật và trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác, kể cả mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng về sự vật Chúng ta càng biết được nhiều mối liên hệ của sự vật, hiện tượng thì trong hoạt động thực tiễn chúng ta càng tránh sự thất bại bấy nhiêu

Quan điểm toàn diện còn đòi hỏi trong quá trình nhận thức phải xem xét mối liên hệ với nhu cầu thực tiễn của con người Xuất phát từ nhu cầu khác nhau phải có cách thức giải quyết khác nhau Đồng thời, quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải biết phân biệt các mối liên hệ, phải biết chú ý đến các mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ tất nhiên Trong giải quyết các vấn đề xã hội cần phải hiểu thật sâu sắc

về bản chất con người thông qua mối liên hệ kinh tế, bởi chỉ trong mối liên hệ kinh tế bản chất con người mới phơi bày một cách rõ nét nhất

+ Quan điểm lịch sử cụ thể.

Trang 26

* Quan điểm lịch sử cụ thể đòi hỏi trong quá trình nhận thức và hoạt động thực tiễn

về sự vật và tác động vào sự vật phải chú ý điều kiện, hoàn cảnh lịch sử - cụ thể, phải đặt chúng vào đúng không gian, thời gian, môi trường cụ thể để giải quyết cho đúng.

Không có luận điểm nào đúng trong mọi không gian, mọi thời gian Một luận điểmnào đó ngày hôm qua là luận điểm khoa học nhưng chưa chắc đã là luận điểm khoa học củangày hôn nay Có luận điểm trong điều kiện này thì khoa học, nhưng chưa chắc đã là khoahọc trong điều kiện khác Chân lý sẽ trở thành sai lầm, nếu bị đẩy ra ngoài giới hạn tồn tạicủa nó Ví dụ: trong thời chiến tập trung bao cấp thì đúng, nhưng sau thời chiến nó lại là sailầm Vì vậy phải xác định rõ vai trò, vị trí cụ thể của mối liên hệ để giải quyết cho đúng đắn

* Quan điểm lịch sử cũng cho chúng ta hiểu, mối liên hệ theo không gian, thời gian và mối liên hệ cũng không ngừng biến đổi Do vây, trong hoạt động thực tiễn phải biết chớp thời cơ

Câu 14: Nguyên lý về sự phát triển

+ Quan điểm biện chứng: Xem xét sự phát triển là một quá trình tiến lên từ thấp đến

cao Quá trình đó diễn ra vừa dần dần vừa nhảy vọt, đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ Dù trong hiện thực khách quan hay trong tư duy, sự phát triển diễn ra không phải lúc nào cũng theo đường thẳng mà rất quanh co, phức tạp, thậm chí có thể có những bước lùi tạm thời nhưng vẫn nằm trong khuynh hướng của sự phát triển

K/n: Phát triển là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên từ

thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật.

+ Phát triển từ thập đến cao dùng để chỉ về trình độ thấp, cao của sự vật, hiện tượng.

Cần phân phân biệt thấp - cao khác với dài ngắn Cao ở đây là trình độ đi lên

+ Từ đơn giản đến phức tạp, nghĩa là nói đến quy mô rộng - hẹp, đồ sộ - thô sơ, sâu

sắc – nông cạn Từ đơn giản đến phức tạp nghĩa là làm cho sự vật đi từ hẹp đến rộng, từ thô

sơ đến đồ sộ, từ nông cạn đến sâu sắc

+ Từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện được hiểu: làm cho sự vật hiện tượng khắc phục

những khuyết điểm, bổ xung váo đó những yế tố tích cực làm cho sự vật, hiện tượng tiến bộdần đến sự hoàn chỉnh, chỉnh chu

- Tính chất của sự phát triển

Trang 27

+ Sự phát triển mang tính khách quan: Theo quan điểm duy vật biện chứng, nguồn

gốc của sự phát triển nằm ngay trong bản thân sự vật Đó là quá trình giải quyết liên tục những mâu thuẫn nảy sinh trong sự tồn tại và vận động của sự vật, nhờ đó sự vật luôn luôn phát triển

Phát triển là sự phát triển tự bản thân sự vật, không phụ thuộc vào ý muốn, nguyện vọng, ý chí, ý thức con người Con người có muốn hay không muốn, sự vật vẫn phát triển theo khuynh hướng chung nhất của nó.

+ Sự phát triển mang tính phổ biến: vì nó diễn ra ở mọi lĩnh vực của tự nhiên, xã hội

và tư duy Ở bất cứ sự vật hiện tượng nào, ở vào không gian nào, thời gian nào cũng nằm trong khuynh hướng của sự phát triển Ngay cả các khái niệm, các phạm trù phản ánh hiện

thực cũng nằm trong quá trình vận động và phát triển, hoặc đúng hơn, mọi hình thức của tưduy cũng luôn phát triển

+ Phát triển có tính kế thừa: phát triển là trên nền tảng của cái cũ, tìm ra những

khiếm khuyết, những yếu tố chưa hoàn thiện, bổ sung vào sự vật cho hoàn thiện hơn Sự vật, hiện tượng mới ra đời không thể là sự phủ định tuyệt đối, phủ định sạch trơn, đoạn tuyệt một cách siêu hình đối với sự vật, hiện tượng cũ Sự vật, hiện tượng mới ra đời từ sự vật,

hiện tượng cũ, chứ không phải ra đời từ hư vô, vì vậy trong sự vật, hiện tượng mới còn giữlại, có chọn lọc và cải tạo các yếu tố còn tác dụng, còn thích hợp với chúng, trong khi vẫngạt bỏ mặt tiêu cực, lỗi thời, lạc hậu của sự vật, hiện tượng cũ đang gây cản trở sự vật mớitiếp tục phát triển

+ Sự phát triển còn có tính đa dạng phong phú: Khuynh hướng phát triển là khuynh

hướng chung của mọi sự vật, mọi hiện tượng, song mỗi sự vật hiện tượng lại có quá trình phát triển không giống nhau Các sự vật, hiện tường tồn tại ở không gian khác nhau, ở thời gian khác nhau, cấu trúc của chúng khác nhau, không sự vật hiện tượng nào trùng khít nên

sự vật hiện tượng nào vì vậy các dạng phát triển của chúng mang tính khác nhau.

- Sự phát triển thể hiện rất khác nhau trong hiện thực tuỳ theo hình thức tồn tại cụ thể của từng dạng vật chất

Trang 28

+ Sự phát triển của giới vô cơ thể hiện ở dạng biến đổi các yếu tố và hệ thống vật chất,

sự tác động qua lại giữa chúng và trong các điều kiện nhất định sẽ làm nảy sinh các hợp chất phức tạp Từ đó cũng làm xuất hiện các hợp chất hữu cơ ban đầu - tiền đề của sự sống

+ Sự phát triển của xã hội biểu hiện ở năng lực chinh phục tự nhiên và cải biến xã hội

cũng như bản thân con người Sự phát triển của mỗi con người biểu hiện ở khả năng tự hoàn thiện mình cả về thể chất và tinh thần, phù hợp với sự vận động và phát triển của môi trường trong đó có con người sinh sống.

- Ý nghĩa phương pháp luận

+ Thứ nhất, khi nghiên cứu, cần đặt đối tượng vào sự vận động, phát hiện xu hướng biến đổi của nó để không chỉ nhận thức nó ở trạng thái hiện tại, mà còn dự báo được

khuynh hướng phát triển của nó trong tượng lại Điều đó có nghĩa là khi xem xét bất kì sự

vật, hiện tượng nào cũng phải đặt chúng trong sự vận động, sự phát triển, vạch ra xu hướng

biến đổi, chuyển hoá của chúng

+ Thứ hai, cần nhận thức, phát triển là quá trình trải qua đoạn, mỗi giai đoạn có đặc

điểm, tính chất, hình thức khác nhau nên cần tìm hình thức, phương pháp tác động phù hợp

để hoặc thúc đẩy, hoặc kim hãm sự phát triển đó.

Quan điểm phát triển đòi hỏi không chỉ nắm bắt những cái hiện đang tồn tại ở sự vật,

mà còn phải thấy rõ khuynh hướng phát triển trong tương lai của chúng, phải thấy đượcnhững biến đổi đi lên cũng như những biến đổi có tính chất thụt lùi Song điều cơ bản là phảikhái quát những biến đổi để vạch ra khuynh hướng biến đổi chính của sự vật Từ đó đưa ranhững kế hoạch có tín chất chất đón đầu

+ Thứ ba, phải sớm phát hiện và ủng hộ đối tượng mới hợp quy luật, tạo điều kiện

cho nó phát triển; chông lại quan điểm bảo thủ, trì trệ, định kiến

Mỗi khi một cá nhân nào đó đưa ra quan điểm mới, cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng,xem quan điểm đó có khoa học hay không, khi thấy quan điểm nào đó khoa học thì phảidũng cảm ủng hộ Không được đố kỵ, rèm pha những quan điểm mới

+ Thứ tư, trong quá trình thay thế đối tượng cũ băng đôi tượng mới phải biết kế

thừa các yểu tố tích cực từ đối tượng cũ và phát triển sáng tạo chúng trong điều kiện mới

Trang 29

+Thứ năm, xem xét sự vật theo quan điểm phát triển còn phải biết phân chia quá

trình phát triển của sự vật ấy thành những giai đoạn

Tóm lại, sự vận dụng nội dung của hai nguyên lý biện chứng duy vật nêu trên vào hoạt động nhận thức và thực tiễn can tuân theo nguyên tắc lịch sử cụ thể xuất phát đồng thời từ chúng Nói cách khác, cơ sờ lý luận của nguyên tắc này là đồng thời nguyên lý về mối liên

hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển

Câu 15: Cái chung và cái riêng

- Cái riêng là phạm trù triết học, dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình

nhất định.

Ví dụ: cái bàn, cái ghế, cái bảng, bạn A, bạn B là những cái riêng cụ thể Những cáiriêng cụ thể này khác nhau về không gian và thời gian, tính chất…

- Cái đơn nhất là phạm trù triết học dùng để chỉ các mặt, các đặc điểm chỉ vốn có ở

một sự vật, hiện tượng (một cái riêng) nào đó mà không lặp lại ở sự vật, hiện tượng nào khác

Thí dụ: vân ngón tay của mỗi người, AND của mỗi người là cái đơn nhất

Thí dụ khác: Trên thế giới năm 1917 duy nhất có cuộc cách mạng vô sản tháng 10 Nga

- Cái chung: là phạm trù triết học, dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính giống

nhau, được lặp lại trong nhiều sự vật, nhiều hiện tượng, nhiều quá trình riêng lẻ

Ví dụ: cái bàn, cái ghế, cái bảng, bạn A, bạn B Trong các sự vật riêng lẻ này chúng cóđiểm chung là đều tồn tại khách quan, điểm chung đó là cái chung Ví dụ khác: Bạn A, bạn

B, bạn C là những cái riêng Bạn A, bạn B, bạn C đều là dân tộc kinh, đều máu đỏ, da vàng

là cái chung

- Mối liên hệ giữa cái chung và cái riêng

+ Thứ nhất, “cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng”1 Điều đó

có nghĩa là cái chung thực sự tồn tại, nhưng chỉ tồn tại trong cái riêng chứ không tồn tại biệtlập, lơ lửng ở đâu đó bên cạnh cái riêng Trong sự vật, hiện tượng tồn tại cả hai loại thuộctính, thuộc tính chung và thuộc tính riêng ngoài những thuộc tính quy đinh cái riêng thì cónhững thuộc tính quy định cái chung

Trang 30

Ví dụ khác: Bạn A, bạn B, bạn C là những cái riêng nhưng giữa Bạn A, bạn B, bạn Clại có điểm chung là các bạn đều có mái tóc….) Mái tóc chỉ là một bộ phận của bạn A hoặcbạn B cụ thể.

+ Thứ hai, “cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung, đưa tới cái chung”1 Tại sao vậy? Vì, bất cứ sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ nào không bao

giờ tồn tại một cách biệt lập mà không đưa đến một cái chung nào đó Thậm chí có cái ta

tưởng nó hết sức sa lạ, nhưng giữa chúng vẫn có sự ảnh hưởng nhau, và đưa đến một cáichung

Ví dụ: cái cây ở trong rừng với con người ở thành phố, chúng ta cứ tưởng rằng giữachúng không có điểm chung, nhưng thực chất chúng có rất nhiều điểm chung, chúng đều xuấtphát từ tế bào, các tế bào của chúng đều giống nhau về hình thức có vỏ, mang, nhân tế bào đề

có sự tác động của môi trường, đều chung một hệ sinh thái, đều tồn tại chung một sinhquyển

Ví dụ của Lênin: Ivan là người, Ivan là “cái riêng”, người là “cái chung”

+ Thứ ba, Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn Cái chung Cái chung là cái bộ phận, nhưng sâu sắc hơn Cái riêng.

Cái chung tồn tại trong cái riêng có những trường hợp cụ thể nhất định, cái chung và cáiriêng không có sự mâu thuẫn Thí dụ: Con người cụ thể là cái riêng, con người ai cũng cómái tóc, mái tóc là cái chung, mái tóc và con người cụ thể không có sự mâu thuẫn

Cái chung là cái bộ phận, nhưng sắc hơn cái riêng: Ví dụ: Bạn A, bạn B, bạn C là

những cái riêng Bạn A, bạn B, bạn C đều có lòng yêu nước là cái chung Tuy nhiên, việc tìm

ra thuộc tính yêu nước trong cả 3 bạn không đơn giản Trong thực tiễn, những người có tài tổchức là những những người có khả năng tìm ra được cái chung trong vô vàn cái riêng củamỗi con người, có tìm được cái chung mới quy tụ được nhân tâm về một mối Năm 1945 HồChí Minh tìm được cái chung của toàn thể dân tộc Việt Nam là ai cũng cần cơm no, áo ấm,độc lập, tự do Vì vậy, Người mới quy tụ được nhân tâm của toàn thể dân tộc Việt Nam, lãnhđạo nhân dân Việt Nam giành chính quyền Việc nhìn thấy mỗi con người cụ thể thì đơngiản, nhưng việc tìm thấy điểm suy nghĩ giống nhau trong hàng triệu con người thì khôngđơn giản giản Do vậy, phải có người có tư duy thật sâu sắc mới tìm ra được cái chung trong

Trang 31

hàng triệu triệu cái riêng Vấn đề đoàn kết dân tộc chính là đoàn kết hàng triệu con người cóchung lý trưởng, chung trí hướng thống nhất với nhau cùng xây dựng đất nước.

+ Thứ tư, Cái đơn nhất và Cái chung có thể chuyển hoá lẫn nhau, trong quá trình phát triển của sự vật Cái đơn nhất có thể chuyển hóa thành cái chung: có những sự vật,

hiện tượng mới đầu xuất hiện là cái đơn nhất, cái cá biệt Nhưng theo quy luật cái mới nhất

định sẽ phát triển mạnh lên, ngày càng trở thành hoàn thiện, tiến tới hoàn toàn chiến thắngcái cũ và trở thành cái chung

Ví dụ: năm 1920 trên thế giới chỉ có duy nhất 1 người Việt Nam là đảng viên ĐảngCộng sản là Hồ Chí Minh (cái đặc thù) Bởi vì, lúc bấy giờ hơn 20 triệu người Việt Nam chỉ

có 1 người duy nhất là đảng viên, Đảng cộng sản Nhưng sau 100 năm đến năm 2020 ViệtNam có gần 5 triệu đảng viên Đảng Cộng sản Thời điểm hiện nay, đảng viên Đảng Cộng sảnkhông còn là cái đặc thù nữa mà là cái chung của gần 5 triệu người

Cái chung có thể chuyển hóa thành cái đơn nhất: trong thực tiễn có những cái cũ

ngày càng mất dần đi và từ chỗ là cái chung, nó biến dần thành cái đơn nhất: Ví dụ: cách đây

50 năm, cái cối xay là cái chung phổ biến trong mỗi gia đình của người Việt Nam, nhưngđến nay chỉ duy nhất ở viện bảo tàng dân tộc học mới có

Lưu ý: Cái đơn nhất không thể chuyển hóa thành cái riêng, cái chung không thể chuyểnhóa thành cái riêng

- Ý nghĩa phương pháp luận

Cái chung chỉ tồn tại trong những Cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện mình, nên muốn phát hiện Cái chung của chúng, phải thông qua việc nghiên cứu nhiều Cái riêng

cụ thể (Muốn khái quát thành lý luận (cái chung), phải đúc kết từ các kinh nghiệm trong

nhiều trường hợp cụ thể)

Cái chung là cái sâu sắc, cái bản chất, chi phối Cái riêng, nên trước khi nghiên cứu cụ thể Cái riêng nào đó, cần nắm bắt Cái chung trước, để khỏi mất phương hướng

- Cái chung chỉ tồn tại trong những Cái riêng khác nhau, dưới dạng đã bị cải biến (do

có sự tác động một cách khách quan giữa“cái chung” với “cái đơn nhất” trong cái riêng đó), nên khi vận dụng Cái chung vào Cái riêng cần phải được “cá biệt hoá” cho thích hợp

Trang 32

Không được tuyệt đối hóa mặt nào Nếu tuyệt đối hóa Cái chung sẽ rơi vào giáo điều, rập khuôn, kinh viện, “tả khuynh” Nếu tuyệt đối hóa Cái riêng sẽ rơi vào chủ nghĩa kinh nghiệm, và về tư tưởng là xét lại, hữu khuynh.

- Vì Cái đơn nhất và Cái chung có thể chuyển hóa lẫn nhau, nên trong thực tiễn, cần tạo điều kiện cho Cái đơn nhất trở thành Cái chung, nếu điều đó có lợi cho con người Và làm cho Cái chung bất lợi trở thành Cái đơn nhất.

Câu 16: Nguyên nhân và kết quả

- K/n: nguyên nhân là một phạm trù triết học sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hay giữa các sự vật với nhau, khiến gây ra những biến đổi nhất định.

+ Theo chủ nghĩa Mác để gọi là nguyên nhân thì phải có sự tương tác, để có sự tương tác thì ít nhất phải có hai sự vật, hiên tượng tham gia tác động

+ Lưu ý 1, cần phải phân biệt nguyên nhân với nguyên cớ, vấn đề này chỉ xảy ra trong

lĩnh vực xã hội Nguyên cơ là sự xuyên tạc, bịa đặt mối quan hệ tương tác Nguyên cớ mang tính chủ quan, không phải tự bản thân, sự vật, hiện tượng xuất hiện; nguyên cơ là do sự bịa đặt của con người để phục vụ mục đích không đúng đắn con người sẵn sàng tạo cớ.

+ Lưu ý 2: Phân biệt nguyên nhân và điều kiện: Nguyên nhân là sự tác động qua lại lấn

nhau giữa các mặt trong một sự vật hay giữa các sự vật với nhau gây ra, nhưng nguyên cớ chỉ

có một bên tác động Điều kiện là môi trường, chất xúc tác để cho sự tác động lẫn nhau ấy

tạo ra kết quả.

- Khái niệm kết quả là những biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn nhau giữa các mặt

trong một sự vật hay giữa các sự vật với nhau gây ra (thí dụ trong tự nhiên, xã hội, tư duy).

- Các loại nguyên nhân

+ Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu: Nguyên nhân chủ yếu là những

tương tác giữa vai trò trọng tâm, quyết định để gây ra sự biến đổi nhất định của các sự vật, hiện tượng Nguyên nhân thứ yếu là những tương tác hỗ trợ không đóng vai trò trọng tâm của sự biến đổi ấy

+ Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài; Nguyên nhân bên trong là sự

tương tác giữa các thành tố bên trong của một sự vật, hiện tượng gây ra sự biến đổi Nguyên

Trang 33

nhân bên ngoài là sự tương tác giữa sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác (sự vật hiện tượng khác nhau) gây ra sự biến đổi.

Nguyên nhân bên trong bao giờ củng quyết định sự hình thành, tồn tại và phát triển của các kết cấu vật chất

+ Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan; Nguyên nhân khách quan là

những tương tác gây ra sự biến đối không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.Nguyên nhân chủ quan là sự tương tác do yếu tố chủ quan của ý thức con người gây ra

sự biến đổi

+ Nguyên nhân cơ bản và nguyên nhân không cơ bản; Nguyên nhân cơ bản là nguyen

nhân đóng vai trò nền tảng, mang tính trụ cột quyết định Nguyên nhân không cơ bản lànguyên nhân không đóng vai trò quyết định

Ví dụ: Một sinh viên học giỏi thì nguyên nhân cơ bản là sự quyết tâm, lỗ lực của chínhbản thân sinh viên ấy Nguyên nhân không cơ bản là có sự giúp đỡ của bạn bè, gia đình, môitrường học tập

+ Nguyên nhân tác động cùng chiều và nguyên nhân tác động ngược chiều: Nguyên

nhân tác động cùng chiều là sự tương tác thuận theo khuynh hướng vận động của các sự vật,hiện tượng Nguyên nhân tác động ngược chiều là những tương tác trái ngược với khuynhhướng vận động của các sự vật hiện tượng

- Tính chất của mối liên hệ nhân quả

+ Tính khách quan: mối liên hệ nhân quả là tính vốn có của sự vật, hiện tượng, không

phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người trong thế vĩ mô lẫn thế giới vi mô, luôn luôn

có sự tương tác, nghĩa là tự bản thân các sự vật đã có sự tương tác, sự tương tác ấy không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.

+ Tính phổ biến: mọi sự vật, hiện tượng đều có nguyên nhân nhất định gây ra, không

có sự vật hiện tượng nào mà không có nguyên nhân, chỉ có nguyên nhân ấy đã được phát hiện hay chưa? Có sự vật, hiện tượng con người biết được nguyên nhân và có sự vật, hiện tượng con người chưa biết nguyên nhân

Từ phân tích trên có thể hiểu, nguyên nhân và kết quả diễn ra trong tất cả các sự vật

Trang 34

+ Tính tất yếu cùng một nguyên nhân, trong những điều kiện giống nhau, sẽ cho ra kết

quả như nhau:

Thực tiễn cho thấy rằng, một nguyên nhân nhất định trong những hoàn cảnh nhất định chỉ có thể gây ra kết quả nhất định Điều đó chứng tỏ mối liên hệ nhân quả trong những điều

kiện nhất định có tính tất yếu Ví dụ, vật trong chân không luôn rơi với gia tốc 9,8 m/s2 Nước

ở áp suất 1 atphotphet luôn luôn sôi ở 100°c, v.v Chính nhờ có tính tất yếu này của mối liên

hệ nhân quả mà hoạt động thực tiễn của con người mới có thể tiến hành được

- Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả

● Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả

Nguyên nhân dược sinh ra trước, còn kết quả chỉ xuất hiện sau khi nguyên nhân xuất

hiện và bắt đầu tác động Tuy nhiên, không phải sự nối tiếp nào trong thời gian của các hiện

tượng cũng đều biểu hiện mối liên hệ nhân quả Ví dụ, ngày luôn luôn "đến sau" đêm, nhưngkhông phải là nguyên nhân của đêm

- Nguyên nhân sinh ra kết quả như thế nào? Có các khả năng sau:

+ 1 nguyên nhân sinh ra 1 kết quả Ví dụ: 1 phôi trứng gà, ấp nở ra 1 gà con Một phôi

chứng nếu không đảm bảo môi trường, nhiệt độ phù hợp thì không thể nở ra con gà Rõ ràng:chứng gà phải có sự tương tác của môi trường

+ 1 nguyên nhân sinh ra nhiều kết quả Ví dụ: 1 thầy dạy, kết quả thi của s/v khác nhau.

Một thầy giáo tương tác với nhiều học sinh Mỗi học sinh có cơ thể sống khác nhau, có tínhcách khác nhau và khả năng nhận thức khác nhau Do vậy, kết quả học tập của học sinh khácnhau

+ Nhiều nguyên nhân sinh ra 1 kết quả Ví dụ: việc thu hoạch trong nông nghiệp phụ

thuộc vào nhiều nguyên nhân trong đó có: nước, phân, cần, giống, môi trường tự nhiên…Để

có một kết quả được mùa thì trước đó phải có nhiều sự tương tác

+ Nhiều nguyên nhân sinh ra nhiều kết qủa Ví dụ: sự hoạt động đồng bộ và có hiệu

quả của 5 thành phân kinh tế ở nước ta làm cho sản xuất phát triển, kinh tế tăng trưởng, xãhội ổn định, an ninh quốc phòng được bảo đảm, chế độ chính trị được giữ vững

- Kết quả tác động trở lại với nguyên nhân

Trang 35

+ Nguyên nhân sản sinh ra kết quả Nhưng sau khi xuất hiện, kết quả không giữ vai trò thụ động đối với nguyên nhân, trái lại, nó lại tác động tích cực ngược trở lại đối với nguyên nhân

+ Kết quả tác động trở lại với nguyên nhân theo chiều hướng tích cực, hoặc tiêu cực tùy thuộc vào điều kiện và sự biến đổi của kết quả đó Trong đời sống xã hội nó còn phụ thuộc vào quan điểm chủ quan của con người

- Nguyên nhân và kết quả có thể hoán đổi vị trí cho nhau: trong mối quan hệ này

nguyên nhân, nhưng ở mối quan hệ khác là kết quả và ngược lại chuỗi nhân quả vô cùng, vô tận Trong thế giới vật chất, chuỗi quan hệ nhân quả là vô thuỷ vô chung.

+ Một hiện tượng nào đó với tính cách là kết quả do một nguyên nhân nào đó sinh ra, đến lượt mình, lại trở thành nguyên nhân của hiện tượng khác Hiện tượng khác này lại trở thành nguyên nhân của hiện tượng thứ ba v.v và quá trình này cứ thế tiếp tục mãi không bao giò kết thúc, tạo nên một chuỗi nhân quả vô cùng tận Trong chuỗi đó không có khâu nào có thể trở thành khâu bắt đầu hay khâu cuối cùng

- Một số kết luận về mặt phương pháp luận

+ Vì mối liên hệ nhân quả là khách quan, phổ biến, tất yếu, và nguyên nhân có trước kết quả, nên khi tìm nguyên nhân của một hiện tượng nào đó, phải tìm trong thế giới hiện thực ; và phải tìm trong những sự kiện xẩy ra trước hiện tượng đó.

+ Muốn loại bỏ một hiện tượng nào đó cần loại bỏ nguyên nhân nảy sinh ra nó Ngược lại, muốn cho hiện tượng ấy xuất hiện cần tạo ra nguyên nhân cùng với những điều kiện cần thiết.

+ Vì có thể có nhiều nguyên nhân với những vai trò khác nhau đối với kết quả, nên cần biết phân biệt các loại nguyên nhân và chiều hướng tác động của chúng Quan tâm đúng mức các nguyên nhân cơ bản, chủ yếu, bên trong Trong lĩnh vực xã hội, cần đặc biệt coi trọng việc phân tích nguyên nhân chủ quan

+ Vì kết quả có tác động trở lại nguyên nhân (tích cực hoặc tiêu cực), nên cần khai thác

sự tác động trở lại đó cho phù hợp.

Câu 17: Tất nhiên và ngẫu nhiên

Trang 36

+ Tất nhiên là phạm trù chỉ mối liên hệ bản chất, do nguyên nhân cơ bản bên trong sự

vật, hiện tượng quy đinh và trong điều kiện nhất định phải xảy ra đúng như thế chứ không thể khác

+ Ngẫu nhiên là phạm trù chỉ mối liên hệ không bản chất, do nguyên nhân, hoàn cảnh

bên ngoài quy định nên có thể xuất hiện, có thể không xuất hiện; có thể xuất hiện thế này hoặc có thể xuất hiện thế khác.

- Mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên

+ Tất nhiên và Ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con người,

và đều có vai trò nhất định đối với sự phát triển của sự vật

Dù con người có nhận thức được hay chưa, tất nhiên và ngẫu nhiên luôn tồn tại và pháthuy vai trò của nó đối với sự phát triển của sự vật, hiện tượng

Trong quá trình phát triển của sự vật, tất nhiên và ngẫu nhiên đều có vai trò quan trọng:

Cái tất nhiên có tác dụng chi phối sự phát triển của sự vật.

Cái ngẫu nhiên có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của sự vật, có thể làm cho sự

phát triển đó diễn ra nhanh hoặc chậm

- Tất nhiên và Ngẫu nhiên không tồn tại biệt lập dưới dạng thuần tuý, mà tồn tại trong

sự thống nhất hữu cơ với nhau Sự thống nhất hữu cơ đó thể hiện ở chỗ, cái tất nhiên bao giờ cũng vạc đường đi cho mình xuyên qua vô vàn cái ngẫu nhiên, còn cái ngẫu nhiên là

hình thức biểu hiện, đồng thời là cái bổ sung cho cái tất nhiên.

+ Cái ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của cái tất nhiên, đồng thời bổ sung cho cái tất nhiên Tức là, cái tất nhiên bao giờ cũng là khuynh hướng của sự phát triển Khuynh hướng

ấy mỗi khi tự bộc lộ mình thì bao giờ cũng bộc lộ ra dưới một hình thức ngẫu nhiên nào đó

so với chiều hướng chung Điều đó có nghĩa là, cái tất nhiên bao giờ cũng là khung hướngchủ yếu của phát triển, nhưng khuynh hướng ấy mỗi khi bộc lộ mình thì bao giờ cũng phảibộc lộ ra dưới một hình thức ngẫu nhiên nào đó so với chiều hướng chung chứ không có cáchbộc lộ nào khác

+ Bản thân cái tất nhiên chỉ có thể được tạo nên từ những cái ngẫu nhiên Còn tất cả những gì ta thấy trong hiện thực và cho là ngẫu nhiên thì đều không phải là ngẫu nhiên thuần túy, mà là những ngẫu nhiên đã bao hàm cái tất nhiên, đã che giấu cái tất nhiên

Trang 37

Ăngghen viết: “cái mà người ta quả quyết là tất yếu lại hoàn toàn do những ngấu nhiên thuầntúy cấu thành, và cái được coi là ngẫu nhiên, lại là hình thức dưới đó ẩn nấp cái tất nhiên”3

Ví dụ: tai nạn xe cộ là ngẫu nhiên nhưng trước đó đoạn đường này thường xuyên xảy

ra tai nạn Nếu vậy thì đăng sau tai nạn chắc chắn phải ẩn dấu một cái tất nhiên nào đó

+ Tất nhiên và Ngẫu nhiên có thể chuyển hóa cho nhau, tùy theo việc xem xét chúng trong những điều kiện hoặc trong mối quan hệ nào Trong hiện thực, tất nhiên và ngẫu nhiên không phải tồn tại vĩnh viễn ở trạng thái cũ mà thường xuyên thay đổi, và trong những điều kiện nhất định, chúng chuyển hóa lẫn nhau Tức là, tất nhiên biến thành ngẫu nhiên và ngược lại.

+ Ranh giới giữa tất nhiên và ngẫu nhiên chỉ có tính tương đối Thông qua những mặt này, hay trong mối quan hệ này, thì biểu hiện là tất nhiên nhiên, nhưng qua những mặt khác, mối quan hệ khác, thì lại là ngẫu nhiên; và ngược lại.

- Một số kết luận về mặt phương pháp luận

+ Trong nhận thức cũng như trong thực tiễn, khi muốn hoạch định và thực thi một công việc nào đó, cần dựa hẳn vào cái tất nhiên (vì sao?): vì, cái tất nhiên không tồn tại dưới dạng thuần túy mà bao giờ cũng biểu hiện ra ngoài thông qua cái ngẫu nhiên, đồng thời phải chú ý đúng mức cái ngẫu nhiên để đề phòng những trường hợp bất trắc

+ Muốn tìm ra cái tất nhiên, phải thông qua việc nghiên cứu, so sánh nhiều cái ngẫu nhiên để tìm cho ra “cái chung” gắn với bản chất của sự vật Vì chính “cái chung” đó là hình thức thể hiện của “cái tất nhiên” cần tìm.

+ Tóm lại, cần coi trong cả cái tất nhiên lẫn cái ngẫu nhiên, vì trong những điều kiện nhất định hoặc trong những mối quan hệ nhất định, chúng có thể chuyển hóa cho nhau.

Câu 17: Nội dung và hình thức

- Nội dung là tổng hợp tất cả các mặt, các yếu tố, các quá trình tạo thành sự vật.

- Hình thức là phương thức tồn tại của sự vật; là cách thức tổ chức, sắp xếp các yếu tố cấu thành sự vật (phản ánh mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố đó); là kết cấu của nội dung (bao gồm cả dáng vẻ bên ngoài của sự vật)

- Quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức

Trang 38

Nội dung và hình thức gắn bó hết sức chặt chẽ với nhau, không tách rời nhau Không

có một hình thức nào lại không chứa đựng nội dung, cũng như không có nội dung nào lại không biểu hiện qua hình thức

+ Sự khác biệt: sự thống nhất giữa nội dung và hình thức là sự thống nhất trong đa

dạng, có sự khác biệt, nên: không phải nội dung và hình thức bao giờ cũng phù hợp với nhau,

không phải một nội dung bao giờ cũng chỉ được thể hiện ra trong một hình thức nhất định vàmột hình thức bao giờ cũng chỉ chứa đựng một nội dung nhất định Thực ra không bao giờ có

sự phù hợp hoàn toàn, "tuyệt đối" giữa nội dung và hình thức

Một nôi dung có thể, thể hiện bằng nhiều hình thức, ở mỗi một không gian khác nhau, thời gian khác nhau, mặc dù cung một nội dung nhưng có cách thể hiện khác nhau:

Ví dụ cùng là nước XHCN (nội dung), nhưng giữa Việt Nam, Trung quốc, Cu ba có sựkhác nhau về tổ chức bộ máy (hình thức)

Một hình thức, có thể thể hiện nhiều nội dung khác nhau: Ví dụ, một người thợ làm đồ

gốm với hình thức sản xuất thù công nhưng họ có thể tạo ra nhiều sản phẩm với nhiều nộidung khác nhau

- Nội dung quyết định hình thức

+ Mỗi một sự vật hiện tượng luôn biến đổi không ngừng và nội dung của nó cũng thế.

Do vậy khi nội dung biến đổi thì hình thức cũng phải biến đổi theo cho phù hợp nội dung phù hợp với hình thức thì sẽ thúc đẩy tiến trình vận động của sự vật, hiện tượng phát triển

Ví dụ: LLSX (nội dung) với công cụ lao động là cái máy dệt bằng tay thì cho ra đờiQHSX là lãnh chúa phong kiến Nhưng đến khi LLSX với công cụ là mày hơi nước thìQHSX là lãnh chúa phong kiến bị phá vỡ mà thay vào đó 1 QHSX mới là quan hệ sản xuấtTBCN

- Sự tác động trở lại của hình thức đối với nội dung

Tuy nội dung giữ vai trò quyết định so với hình thức nhưng điều đó hoàn toàn không cónghĩa là hình thức chỉ là cái bị động, “ ngoan ngoãn" đi theo nội dung

+ Sự phủ phù hợp giữa nội dung và hình thức thì hình thức sẽ mở đường và thúc đẩy sựphát triển của nội dung

+ Không phù hợp giữa nội dung và hình thức sẽ kìm hãm sự phát triển ấy

Trang 39

Lúc đầu những biến đổi diễn ra trong nội dung chưa ảnh hưởng đến hệ thống mối liên

hệ tương đôi bền vững của hình thức Nhưng khi những biến đổi đó tiếp tục diễn ra thì tớimột lúc nào đó, hệ thống mối liên hệ tương đối bền vững ấy của hình thức bắt đầu trở nênchật hẹp và bắt đầu kìm hãm sự phát triển của nội dung Hình thức không còn phù hợp vớinội dung mối nữa Sự không phù hợp ấy tiếp tục phát triển và tới một lúc nào đó thì xảy ra sựxung dột giữa nội dung và hình thức: nội dung mối phá bỏ hình thức cũ và trên cơ sơ củahình thức vừa mới hình thành, nó tiếp tục biến đổi, phát triển và chuyển sang một trạng tháimới về chất

Thí dụ, trong các hình thái kinh tế - xã hội có giai cấp đối kháng, lúc đầu quan hệ sảnxuất phù hợp với lực lượng sản xuất, là hình thức phát triển cửa nó Nhưng về sau, khi lựclượng sản xuất phát triển lên thì quan hệ sản xuất không còn phù hợp nữa và bắt đầu kìm hãm

sự phát triển của lực lượng sản xuất

Nếu hình thức không phù hợp với nội dung, nó sẽ cản trở, kìm hãm sự phát triển của nộidung Trước sau nó cũng bị nội dung mới phá vỡ hình thức cũ để thiết lập hình thức mới phùhợp

-Ý nghĩa của phương pháp luận

+ Vì nội dung và hình thức không thể tách rời nhau, nên trong nhận thức cũng như trong thực tiễn không được tách rời nội dung và hình thức

Chống lại cả hai thái cực sai lầm: hoặc tuyệt đối hoá mặt hình thức, sẽ sa vào chủ nghĩahình thức, ngược lại tuyệt đối hoá nội dung, xem thường hình thức Cùng một nội dung pháttriển khác nhau, có thể có nhiều hình thức, ngược lại cùng một hình thức, có thể thể hiệnnhiều nội dung Trong hoạt động thực tiễn cần phải linh hoạt sáng tạo điều chỉnh kể cả nộidung lẫn hình thức cho phủ hợp

+ Vì sự thống nhất giữa nội dung và hình thức là sự thống nhất biện chứng (thống nhất trong đa dạng), nên trong thực tiễn, thực hiện một nhiệm vụ nào đó (nội dung), cần sử dụng sáng tạo nhiều hình thức có thể có một cách thích hợp

Chống tư tưởng bảo thủ: khư khư làm theo kiểu (hình thức) cũ đã lỗi thời (thí dụ: yêucầu sinh viên chủ động, tự học, tự tìm tòi, nghiên cứu khám phá “chân trời mới” (nội dung),

Trang 40

+ Vì cùng một nội dung trong tình hình phát triển khác nhau có thể có nhiều hình thức;

và ngược lại, cùng một hình thức có thể thể hiện những nội dung khác nhau, nên cần sử dụng một cách sáng tạo mọi loại hình thức có thể có, mới cũng như cũ, kể cả việc cải biến những hình thức cũ vốn có, lấy cái này bổ sung, thay thế cho cái kia để phục vụ có hiệu quả cho việc thực hiện những nhiệm vụ nhất định tuỳ theo yêu cầu của hoạt động thực tiễn

+ Vì nội dung quyết định hình thức nên để xét đoán sự vật nào đấy cần cản cứ trước hết vào nội dung của nó và nếu muốn làm biến đổi sự vật thì cần tác động để thay đổi trước hết nội dung của nó Ngược lại, vì hình thức có tác động ngược trở lại nội dung, có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của nội dung, cho nên trong hoạt động thực tiễn cần luôn luôn theo dõi mối quan hệ giữa hình thức và nội dung của sự vật để kịp thòi can thiệp vào tiến trình phát triển của nó, tạo cho hình thức của sự vật một sự phù hợp hay không phù hợp cần thiết với nội dung đang biển đổi của nó nhằm đẩy nhanh hoặc kìm hãm sự phát triển đó, tuỳ theo yêu cầu của hoạt động thực tiễn.

Câu 18 Bản chất và hiện tượng

k/n- Bản chất là cái tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên, tương đối

ổn định bên trong sự vật, quy định sự vận động và phát triển của sự vật.

- Hiện tượng là cái biểu hiện ra bên ngoài của những mặt, những mối liên hệ ấy (tức của bản chất).

Phạm trù bản chất gắn bó hết sức chặt chẽ với phạm trù cái chung Cái tạo nên bản chất của một lớp nhất định cũng đồng thời là cái chung của các sự vật.

Thí dụ, bản chất của con người là tổng hoà các quan hệ xã hội Điều đó đúng với tất cồ

mọi con người, không trừ ai Như vậy cái bản chất ở đây cũng đồng thời chung

Thực tế, không phải cái chung nào cũng đều là bản chất Chẳng hạn, ngay trong thí dụ

trên đây thì thuộc tính "có đầu, mình và chân tay là thuộc tính chung của mọi con người,

nhưng thuộc tính chung đó, như chúng ta thấy, không tạo nên bản chất của con người Vậy

bản chất không phải là bất kỳ cái chung nào Nó chỉ là cái chung tất yếu, quyết định sự tồn tại và phát triển của sự vật

Ngày đăng: 25/01/2024, 10:10

w