Vai trò của việc xác định mục tiêu- Tạo động lực tích cực để cán bộ Mặt trận Tổquốc ở cơ sở hoàn thành mục tiêu đã xác định.Mục tiêu giúp cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc ở cơsở nhìn thấy kết
Trang 4HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO XUẤT BẢN
Trang 6ThS PHÙNG THỊ QUYÊNThS LÊ THỊ NGA
Trang 7LỜI NHÀ XUẤT BẢN
án bộ Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở là những người trực
tiếp tiếp xúc với quần chúng, hướng dẫn, tuyên
truyền, vận động quần chúng nhân dân thực hiện các
chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước; tổ chức, đoàn kết quần chúng nhân dân
nhằm xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực
hiện các chương trình, kế hoạch của Ủy ban Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam Chất lượng của đội ngũ cán bộ Mặt
trận Tổ quốc ở cơ sở ảnh hưởng trực tiếp đến sức mạnh
của hệ thống chính trị cấp cơ sở Do vậy, việc đào tạo,
bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận
chính trị cho đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở là
nhiệm vụ hết sức quan trọng
Nhằm trang bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản
dành cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc ở xã, phường, thị trấn,
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tái bản cuốn
sách Kỹ năng cơ bản dành cho cán bộ Mặt trận
Tổ quốc ở cơ sở do tập thể tác giả hiện đang làm
công tác nghiên cứu, giảng dạy tại Trường Chính trị
tỉnh Thanh Hóa biên soạn
Cuốn sách gồm 10 chuyên đề, khái quát các kỹ năng
cơ bản của cán bộ Mặt trận Tổ quốc cần thực hiện tốt như:
Trang 8kỹ năng tổ chức phản biện xã hội Việc nắm chắc nộidung các chuyên đề góp phần giúp cán bộ Mặt trận Tổquốc ở cơ sở vận dụng kiến thức và kỹ năng vào thực tiễncông tác, phù hợp với hoàn cảnh thực tế ở địa phương;đồng thời, phát huy tính tích cực để hoàn thành tốtnhiệm vụ tuyên truyền, vận động nhân dân, củng cố sựđồng thuận, thống nhất và đoàn kết toàn dân trong thựchiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc biên soạn,biên tập, song nội dung cuốn sách khó tránh khỏi nhữngthiếu sót Rất mong nhận được ý kiến góp ý của bạn đọc
để nội dung cuốn sách được hoàn thiện hơn trong lầnxuất bản sau
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc
Tháng 9 năm 2022
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT
Trang 91 Khái niệm mục tiêu và quản lý mục tiêu
Mục tiêu là cái phải đạt được trong một thời
gian nhất định Nói cách khác, mục tiêu là việc
thực hiện điều gì hoặc hoạt động nào đó, cụ thể, rõ
ràng (có thể đo lường hay định lượng được) mà con
người sẽ hoàn thành theo kế hoạch đề ra Mục tiêu
trả lời các câu hỏi: “Làm cái gì?”, “Kết quả phải đạt
được là gì?”, “Thời gian hoàn thành?”
Ví dụ: Mục tiêu hoạt động của Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam là tập trung đổi mới mạnh mẽ nội dung
và phương thức hoạt động, nâng cao hiệu quả
tuyên truyền, vận động, tập hợp các tầng lớp nhân
dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân
tộc, thực hiện tốt chức năng đại diện, bảo vệ quyền
Trang 10Như vậy, mục tiêu của cán bộ Mặt trận Tổ quốc
ở cơ sở thực chất là những kết quả cần phải đạtđược trong một thời gian nhất định, đáp ứng đượcmục tiêu chung của Mặt trận Tổ quốc ở địa phương.Mục tiêu khác với mục đích, mục đích là cáivạch ra làm đích nhằm đạt cho được1, hướng đếnđiều gì đó (khó có thể đo lường hay định lượng) mà
tổ chức, cá nhân mong muốn hoàn thành Mục đíchtrả lời câu hỏi: “Nhằm vào điều gì?”, “Để phục vụđiều gì?”
Quản lý mục tiêu thực chất là quá trình theo
đuổi, kiên trì thực hiện mục tiêu mà tổ chức và cánhân đã xác định Theo đó, quản lý mục tiêu củacán bộ Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở là quá trình nắmvững, theo đuổi, kiên trì thực hiện mục tiêu mà
1 Xem Viện Ngôn ngữ học: Từ điển tiếng Việt, Trung tâm Từ điển học - Nxb Đà Nẵng, 2005, tr.648.
Trang 11Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở đã xác định phù hợp với
chức trách, nhiệm vụ được giao
2 Vai trò c ủa việc xác định mục tiêu
- Tạo động lực tích cực để cán bộ Mặt trận Tổ
quốc ở cơ sở hoàn thành mục tiêu đã xác định.
Mục tiêu giúp cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc ở cơ
sở nhìn thấy kết quả cần đạt được Tùy theo việc tổ
chức, cá nhân đó thực hiện các mục tiêu này, tổ
chức, cá nhân sẽ thành công Theo đó, khi xác định
rõ mục tiêu thì phương pháp, cách thức hành động,
suy nghĩ, thái độ, trách nhiệm của cán bộ Mặt trận
Tổ quốc sẽ chuyển biến theo hướng ngày càng tích
cực, chủ động hơn
- Tập trung nguồn lực để thực hiện mục tiêu.
Khi đã xác định được mục tiêu rõ ràng, cụ thể
thì sẽ tạo ra một bức tranh rõ nét về kết quả sẽ đạt
được, vì vậy cán bộ Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở sẽ đem
hết tinh lực và tài nguyên (sức lực, tri thức, kiến
thức ) để thực hiện mục tiêu đã xác định
- Phát triển phương pháp, cách thức để hiện
thực hóa mục tiêu.
Quá trình hoàn thiện tổ chức, cá nhân thực chất
là quá trình không ngừng phát huy các tiềm năng
Để phát huy tiềm năng, đòi hỏi tổ chức, cá nhân
phải phát huy thế mạnh của mình Đồng thời, mục
tiêu cũng cung cấp một loại tiêu chuẩn để đánh
giá năng lực của tổ chức, cá nhân đó, như vậy, việc
Trang 12xác định mục tiêu giúp cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc
ở cơ sở ngày càng tích lũy được nhiều kinh nghiệm,hoàn thiện, phát triển phương pháp, cách thức đểhiện thực hóa mục tiêu
3 Nguyên tắc xác định mục tiêu
- Rõ ràng, cụ thể: Để tạo động lực thực hiện
mục tiêu, đòi hỏi cán bộ Mặt trận Tổ quốc ở cơ sởphải xác định mục tiêu một cách rõ ràng, cụ thể,tránh đặt mục tiêu mơ hồ hoặc chung chung Bởi
vì việc đưa ra mục tiêu chung chung, mơ hồ sẽ làmphân tán nguồn lực, thiếu sự tập trung, lãng phíthời gian, hạn chế rất nhiều khả năng đạt đượcmục tiêu
- Có thử thách: Mọi khó khăn, trở ngại sẽ khơi
dậy khả năng tiềm ẩn trong mỗi tổ chức, cá nhân.Theo đó, một trong những nguyên tắc của việc xácđịnh mục tiêu là không nên quá dễ dàng thựchiện, nên tạo những mục tiêu có tính thách thức,điều này sẽ giúp cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc ở cơ
sở luôn nỗ lực để thực hiện mục tiêu đặt ra Thửthách là động lực để tổ chức, cá nhân rèn luyệnngày càng vững vàng, trưởng thành trước khókhăn để về đích nhanh nhất có thể Với một tâmthế sẵn sàng, luôn tự tin vào khả năng vượt quakhó khăn, thử thách của mình, cán bộ Mặt trận
Tổ quốc ở cơ sở sẽ thấy nhẹ nhàng hơn nhiều và
dễ dàng tìm ra cách để giải quyết những vấn đề
Trang 13khó khăn đó Tránh tình trạng đặt mục tiêu quá
thấp, không có thách thức hoặc dễ dàng thực hiện
được mà không đòi hỏi sự nỗ lực, cố gắng
- Xác định rõ thời gian: Khi đưa ra mục tiêu,
cần phải xác định rõ thời gian để thực hiện; phải có
giới hạn rõ ràng rằng mục tiêu này được thực hiện
trong bao lâu, một năm, một tháng hay một tuần
Tất cả các mục tiêu đưa ra phải xác định rõ thời
gian hoàn thành thì việc thực hiện mới có ý nghĩa
Khi giới hạn thời gian cụ thể cho những mục tiêu,
tổ chức, cá nhân sẽ có động lực để hoàn thành nó
hơn Với những mục tiêu lớn thì tốt nhất nên chia
ra làm nhiều giai đoạn để dễ thực hiện
II- CÁC MỤC TIÊU CƠ BẢN CỦA CÁN BỘ
MẶT TRẬN TỔ QUỐC Ở CƠ SỞ VÀ CÁCH THỨC
THỰC HIỆN
1 Các mục tiêu cơ bản
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận
Tổ quốc ở cơ sở, xuất phát từ nhiệm vụ được giao,
cán bộ Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở phải đề ra các mục
tiêu cơ bản cho mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao Bao gồm các mục tiêu cơ bản sau:
- Có khả năng tuyên truyền, giáo dục, thuyết
phục, tập hợp, đoàn kết, vận động các tầng lớp nhân
dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước
Trang 14- Có khả năng tham gia xây dựng, giám sát vàbảo vệ chính quyền, tham gia quản lý xã hội, tổchức thực hiện các cuộc vận động, các phong tràothi đua yêu nước, góp phần cùng Đảng, chínhquyền ở cơ sở thực hiện thắng lợi các nhiệm vụchính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốcphòng ở địa phương.
Căn cứ vào các mục tiêu cơ bản đã được xácđịnh, cán bộ Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở cần phải xácđịnh bản thân cần phải hoàn thiện những phẩmchất và năng lực gì (kiến thức, kỹ năng, tháiđộ/trách nhiệm), cần phải làm gì để thực hiện tốtmục tiêu đó
2 Cách thức thực hiện
* Bước 1: Thiết lập mục tiêu
- Viết ra mục tiêu: Cán bộ Mặt trận Tổ quốc ở
cơ sở cần viết ra mục tiêu của mình trong khoảngthời gian xác định (1 năm, 5 năm, 10 năm ) về sáulĩnh vực lớn của cuộc đời: sự nghiệp, gia đình, mốiquan hệ, tài chính, học tập và sức khỏe Khi đặtmục tiêu dựa trên điều gì đó có thể thúc đẩy bảnthân có động lực phấn đấu để đạt được
Trang 15Thời gian Mục
tiêu
1 năm
5 năm
10 năm
20 năm
- Phân tích mục tiêu: Để xác định được đúng
mục tiêu, tạo động lực thực hiện thành công mục
tiêu cần phải phân tích những thuận lợi, khó
khăn khi thực hiện mục tiêu (sở trường, sở đoản,
nguồn lực )
-Tư vấn (tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ): Để thực
hiện thắng lợi mục tiêu, cần phải tìm kiếm sự hỗ
trợ, giúp đỡ của cá nhân, tổ chức, gia đình: Tư vấn
về cách thức, con đường và hỗ trợ về nguồn lực để
nhanh chóng đạt mục tiêu
* Bước 2: Thực hiện mục tiêu
- Chọn việc (Mục tiêu theo thứ tự ưu tiên): Trên
cơ sở mục tiêu đã xác định, cần phân loại các mục
tiêu theo mức độ, tính chất: quan trọng, cấp bách
để lựa chọn thực hiện mục tiêu nào trước, mục tiêu
nào sau Cần phải trả lời các câu hỏi:
Trang 16+ Khó khăn nào có thể gặp phải? Nếu khó khăn
đó xảy ra thì làm cách nào để giải quyết?
+ Kết quả cần đạt được là gì?
Ví dụ: Mục tiêu đặt ra của cán bộ Mặt trận
Tổ quốc ở cơ sở là: Có khả năng tuyên truyền, giáodục, thuyết phục, tập hợp, đoàn kết, vận động cáctầng lớp nhân dân thực hiện đường lối, chủ trươngcủa Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nướctrong tổ chức các phong trào thi đua, các cuộc vậnđộng: “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới,
đô thị văn minh”; “Người Việt Nam ưu tiên dùnghàng Việt Nam”; Để đạt được mục tiêu đó, ngườicán bộ Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở cần phải đi sâu, đisát, nắm bắt đặc điểm của địa phương, tình hìnhcác tầng lớp nhân dân; am hiểu đường lối, chủtrương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhànước; có kỹ năng tuyên truyền, giáo dục, thuyếtphục, vận động các tầng lớp nhân dân
- Nỗ lực tối đa: Mục tiêu chỉ được hiện thực hóakhi mỗi cán bộ Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở có sự nỗlực tối đa Không nỗ lực, không hành động thì mụctiêu có hay đến mấy cũng chỉ là mục tiêu
Trang 17- Điều chỉnh cần thiết: Trong quá trình thực
hiện mục tiêu cần phải đánh giá tình hình, nguyên
nhân để từ đó có những điều chỉnh cho phù hợp
* Bước 3: Đánh giá rút kinh nghiệm
- Để đánh giá kết quả đạt được so với yêu cầu
đặt ra thì phải trả lời câu hỏi: “Mức độ hoàn thành
mục tiêu như thế nào?”, từ đó đánh giá ưu điểm,
hạn chế và chỉ ra nguyên nhân của việc thành công
hoặc thất bại
- Rút kinh nghiệm và biện pháp khắc phục:
Rút ra được những bài học kinh nghiệm và quan
trọng là đưa ra được các giải pháp khắc phục, nhất
là đối với những sai lầm trong quá trình thực hiện
mục tiêu
- Đề ra mục tiêu cao hơn: Mỗi cá nhân chỉ có
thể hoàn thiện, phát triển và thành công hơn khi
biết vượt qua chính mình Bởi vậy, khi hoàn thành
một mục tiêu (ngắn hạn) cần phải đề ra mục tiêu
cao hơn
III- MỘT SỐ CÁCH THỨC RÈN LUYỆN
VÀ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG QUẢN LÝ MỤC TIÊU
CỦA CÁN BỘ MẶT TRẬN TỔ QUỐC Ở CƠ SỞ
1 Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của
mục tiêu và quản lý mục tiêu
Một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại
của mỗi người là không xác định được mục tiêu
cho bản thân một cách rõ ràng và lâu dài Theo đó,
Trang 18vụ được giao.
2 Phát triển về kiến thức
Mỗi cán bộ Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở nên tíchcực tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng để nâng caotrình độ, năng lực; am hiểu kiến thức về Mặt trận
Tổ quốc và công tác Mặt trận; hoàn thiện kiến thứcchung về các lĩnh vực , trên cơ sở đó quản lý mụctiêu và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao
3 Rèn luyện phương pháp, kỹ năng
Trên cơ sở học tập, bổ sung kiến thức về kỹ năngquản lý mục tiêu, mỗi cán bộ Mặt trận Tổ quốc ở cơ
sở phải kiên trì rèn luyện, thường xuyên thựchành, khi đó kỹ năng quản lý mục tiêu mới hìnhthành và tạo dựng thành công của mỗi cá nhân
Trang 191 Khái quát chung về dự báo
a) Khái niệm dự báo
TheoTừ điển tiếng Việt, dự báo là “báo trước về
tình hình có nhiều khả năng sẽ xảy ra, dựa trên cơ
sở những số liệu, những thông tin”1 Theo đó, dự
báo là sự tiên đoán những sự việc sẽ xảy ra trong
tương lai Song, sự tiên đoán này phải dựa trên cơ
sở phân tích khoa học các dữ liệu đã thu thập được
Dự báo được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác
nhau, mỗi lĩnh vực có một yêu cầu về dự báo riêng
nên phương pháp dự báo cũng được sử dụng khác
nhau Ví dụ: dự báo kinh tế, xã hội, dự báo về biến
động môi trường, tài nguyên thiên nhiên,
Trang 20Công tác mặt trận của cán bộ Mặt trận Tổ quốc
ở cơ sở vừa có tính định hướng, vừa có tính chất chỉđạo trực tiếp các nhiệm vụ cụ thể ở địa phương đểđạt mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội,đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn Vì vậy, dựbáo là yêu cầu có tính bắt buộc đối với cán bộ Mặttrận Tổ quốc ở cơ sở
Từ những lập luận trên, hoạt động dự báo củacán bộ Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở được quan niệmnhư sau: Dự báo là sự phán đoán một cách có căn
cứ khoa học xu hướng phát triển của địa phươngtrong thời gian trước mắt và lâu dài nhằm cung cấpluận cứ cho việc xây dựng chủ trương, chính sách,
kế hoạch hoạt động của cán bộ Mặt trận Tổ quốc ở
cơ sở
b) Vai trò của dự báo
Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhậpquốc tế ở nước ta hiện nay, công tác dự báo có ýnghĩa vô cùng quan trọng, bởi lẽ, nó cung cấp thôngtin cần thiết để phát hiện, bố trí, sử dụng các nguồnlực trong tương lai một cách có căn cứ thực tế vàkhoa học
- Thông tin dự báo cho phép các nhà hoạch địnhchính sách có những quyết sách về phát triển kinh
tế, văn hóa, xã hội ; có những quyết định về đầu
tư, về sản xuất tiết kiệm và tiêu dùng
- Dự báo không chỉ tạo cơ sở khoa học cho
việc hoạch định chính sách, xây dựng chiến lược
Trang 21phát triển, các quy hoạch tổng thể mà còn cho
phép xem xét khả năng thực hiện kế hoạch và
hiệu chỉnh kế hoạch
Sơ đồ mối quan hệ giữa công tác dự báo
và lập kế hoạch
Mục tiêucủa quảnlý
Thuận lợi
DỰ BÁO HOẠCHLẬP KẾ
Khó khăn
Các mục tiêu,mục đích vàcác quyếtđịnh
Sự phân bổnguồn lực
Thực hiện vàđiều chỉnh
Trang 22ồ ự
ự ệđiề ỉ
Đối với cán bộ làm công tác Mặt trận Tổ quốc ở
cơ sở, công tác dự báo có vai trò đặc biệt quan trọng,thể hiện như sau:
- Công tác dự báo cung cấp căn cứ để cán bộcông tác Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở làm tốt công táctham mưu, đề xuất với cấp ủy đảng, chính quyền
về công tác tuyên truyền, giáo dục các tầng lớpnhân dân; vận động, tập hợp nhân dân xây dựngkhối đại đoàn kết toàn dân tộc
- Công tác dự báo cung cấp căn cứ để cán bộcông tác Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở làm tốt việctham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền ởđịa phương
- Công tác dự báo giúp cán bộ làm công tác Mặttrận Tổ quốc ở cơ sở chủ động trong việc lập, tổ chứcthực hiện các chương trình, kế hoạch công tácnhằm thực hiện tốt chủ trương, đường lối củaĐảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chươngtrình công tác do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cáccấp đề ra
- Công tác dự báo thường xuyên và kịp thờigiúp cán bộ làm công tác mặt trận ở cơ sở có khảnăng đưa ra những cách thức, biện pháp phối hợpcông tác, hiệp thương dân chủ, thống nhất hànhđộng giữa Mặt trận Tổ quốc với chính quyền vàvới các tổ chức đoàn thể nhân dân ở địa phương,phù hợp với điều kiện thực tế nhằm thu được hiệuquả cao nhất
Trang 23c) Các loại dự báo
Có nhiều cách khác nhau để phân loại dự báo, ở
cơ sở thường dựa theo các cách thức phân loại sau:
* Căn cứ vào thời gian
Dự báo có thể phân thành ba loại:
- Dự báo dài hạn: Là những dự báo có thời
gian dự báo từ 5 năm trở lên, thường được dùng
để dự báo những mục tiêu, chiến lược về kinh tế,
chính trị, khoa học kỹ thuật trong thời gian dài ở
tầm vĩ mô
- Dự báo trung hạn: Là những dự báo có thời
gian dự báo từ 3 đến 5 năm, thường được dùng để
phục vụ cho việc xây dựng những kế hoạch trung
hạn về kinh tế, văn hóa, xã hội ở tầm vi mô và
vĩ mô
- Dự báo ngắn hạn: Là những dự báo có thời
gian dự báo dưới 3 năm, loại dự báo này thường
dùng để dự báo hoặc lập các kế hoạch kinh tế, văn
hóa, xã hội trong khoảng thời gian ngắn, phục vụ
cho công tác chỉ đạo kịp thời
* Căn cứ vào nội dung, đối tượng dự báo
Có thể chia dự báo thành: dự báo khoa học, dự
báo kinh tế, dự báo xã hội, dự báo tự nhiên, thiên
văn học
- Dự báo khoa học: Là dự kiến, tiên đoán về
những sự kiện, hiện tượng, trạng thái nào đó có thể
hay nhất định sẽ xảy ra trong tương lai Đó là sự
nghiên cứu khoa học về những triển vọng của một
hiện tượng nào đó, chủ yếu là những đánh giá
Trang 24- Dự báo kinh tế: Là dự báo các hiện tượng kinh
tế trong tương lai, dự báo kinh tế được coi là giaiđoạn trước của công tác xây dựng chiến lược pháttriển kinh tế - xã hội và dự án kế hoạch dài hạn
Dự báo kinh tế bao trùm sự phát triển kinh tế và
xã hội của địa phương về sự phát triển kinh tế,chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh
tế, thu nhập, khả năng ứng dụng khoa học - côngnghệ tất cả những yếu tố này đều phải được phântích trên cơ sở khoa học và đưa vào kế hoạch nămtiếp theo
- Dự báo xã hội: Là nghiên cứu, phân tích những
triển vọng cụ thể của một hiện tượng, một sự biếnđổi, một quá trình xã hội để đưa ra dự báo hay dựđoán về tình hình diễn biến, phát triển của một xãhội Thông thường ở cấp cơ sở cần đặt ra dự báo vềbiến động nguồn nhân lực, về dân số, việc làm
d) Nội dung của dự báo
- Dự báo những biến động bên trong, bên ngoàicủa địa phương theo chiều hướng có lợi và không cólợi cho công tác mặt trận ở cơ sở Cụ thể là phải dựbáo những thay đổi về khí hậu, môi trường tựnhiên, kinh tế, xã hội, chính trị và ảnh hưởng củachúng đến đời sống nhân dân ở địa phương
- Dự báo sự thay đổi của địa phương trên cơ sởcác phương diện: thẩm quyền, nguồn lực, nhiệm vụ,
Trang 25khó khăn, thuận lợi khi thực hiện nhiệm vụ để có
kiến nghị thích hợp; dự báo thay đổi mục tiêu của
cơ sở do sự biến động chung và riêng, v.v
- Dự báo sự tác động của khoa học - công nghệ,
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; tác động của
hội nhập quốc tế vào tình hình thực tế của địa
phương để chủ động đề xuất phương án tối ưu phát
huy tích cực, hạn chế tiêu cực ở địa phương
2 Kỹ năng dự báo của cán bộ Mặt trận Tổ
quốc ở cơ sở
Để dự báo tốt, cán bộ làm công tác Mặt trận Tổ
quốc ở cơ sở cần phải lưu ý các kỹ năng sau:
- Bám sát chủ trương của các cấp ủy đảng, các
văn bản chỉ đạo của cấp trên; từ đó phân tích cụ
thể các số liệu gắn với tình hình thực tế; phân tích
mâu thuẫn giữa hiện tại với tương lai để dự báo
tình hình của địa phương
- Sử dụng các dự báo của các cơ quan cung cấp
thông tin quốc gia như thông tin của các bộ, ngành,
thông tin của cấp trên, thông tin của các tổ chức
quốc tế
- Nghiên cứu, phân tích kỹ tình hình thực tế địa
phương về đặc điểm địa lý, điều kiện tự nhiên, khí
hậu, tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội Đây là cơ
sở quan trọng cho công tác dự báo
Khi dự báo chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội ở địa phương cần phải có phương pháp, kỹ năng
chắc chắn Điều quan trọng khi định hướng chiến
Trang 26Lưu ý: Cán bộ Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở có thể
tham khảo sơ đồ SWOT để phân tích tình hình địaphương Chữ “SWOT” được tạo nên từ các chữ cáiđứng đầu trong tiếng Anh là: (S)- Strength: mặtmạnh; (W)- Weak: mặt yếu; (O)- Opportunity: cơhội; (T)- Threaten: thách thức
đó bên ngoài lại có nhiều cơ hội, đây là tình huống
lý tưởng Khi đó, định hướng của cán bộ là pháthuy các mặt mạnh bên trong để tận dụng các cơhội bên ngoài
2) Nếu rơi vào tình huống ST, nghĩa là cán bộMặt trận Tổ quốc ở cơ sở có nhiều lợi thế, mặtmạnh, nhưng bên ngoài có nhiều thách thức
Trang 27Trong trường hợp này, định hướng là phải phát
huy mặt mạnh bên trong để kìm chế các thách
thức, mối đe dọa từ bên ngoài
3) Nếu rơi vào tình huống WO, nghĩa là cán bộ
Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở có nhiều điểm yếu, nhưng
bên ngoài lại có nhiều cơ hội Trong trường hợp
này, cán bộ Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở phải tranh
thủ các cơ hội bên ngoài để khắc phục các điểm
yếu bên trong
4) Nếu rơi vào tình huống WT, nghĩa là cán bộ
Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở bên trong có nhiều điểm
yếu mà bên ngoài cũng có nhiều mối đe dọa Đây là
tình huống xấu nhất, tuy không mong đợi, nhưng
vẫn phải đối mặt Trong trường hợp này, định
hướng của cán bộ Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở là hạn
chế tối đa sự đe dọa từ bên ngoài và khắc phục dần
các điểm yếu bên trong
Từ việc thực hiện phương pháp, cách thức dự
báo trên, cán bộ Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở có thể
hình thành ý tưởng lãnh đạo, quản lý bằng các
chương trình, kế hoạch, các quyết định lãnh đạo,
quản lý
Như vậy, dự báo có vai trò quan trọng trong việc
cung cấp căn cứ để lập kế hoạch hoạt động của cán
bộ Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở Chất lượng dự báo tốt,
diện dự báo rộng cho phép cán bộ lập kế hoạch của cơ
sở, đề xuất được các phương án và mục tiêu sát thực
và khả thi hơn Ngược lại, nếu dự báo không tốt dễ
dẫn đến hành động cảm tính, duy ý chí, quan liêu
Trang 281 Nh ận thức chung về kế hoạch
a) Khái niệm kế hoạch
TheoTừ điển tiếng Việt, kế hoạch là “Toàn bộ
những điều vạch ra một cách có hệ thống về nhữngcông việc dự định làm trong một thời gian nhấtđịnh, với mục tiêu, cách thức, trình tự, thời hạntiến hành”1
Thông thường, các tổ chức, cá nhân trước khitriển khai một công việc nào đó đều phải tính đếnviệc xây dựng kế hoạch Có thể kế hoạch đó đượcthể hiện bằng văn bản hoặc tồn tại dưới dạng dựkiến trong suy nghĩ Dù thể hiện dưới hình thứcnào, thì việc xây dựng kế hoạch sẽ giúp cho tổ chức,
cá nhân chủ động thực hiện nhiệm vụ, bảo đảmtính kế hoạch trong thực hiện công việc
Kế hoạch là một chương trình hành động của tổchức hoặc cá nhân, được vạch ra để thực hiện trong
1 Xem Viện Ngôn ngữ học: Từ điển tiếng Việt, Sđd, tr.485.
Trang 29một thời hạn nhất định, với các nội dung công việc
nhất định, theo các biện pháp nhất định và nhằm
đạt được các mục tiêu nhất định
Đối với cán bộ Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở, để thực
hiện chức năng, nhiệm vụ theo thẩm quyền tập thể
hay trách nhiệm cá nhân đều cần thiết phải lập kế
hoạch Đây là nhiệm vụ có tính pháp lý, là cơ sở cho
việc triển khai nhiệm vụ cụ thể Thực chất, lập kế
hoạch là một quá trình xác định các mục tiêu và
lựa chọn các biện pháp để sử dụng một cách tốt
nhất các nguồn lực của tổ chức, nhằm thực hiện các
mục tiêu đó
b) Vai trò của kế hoạch
- Kế hoạch là căn cứ để cán bộ Ban Thường trực
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở cơ sở và Ban
công tác Mặt trận khu dân cư thực hiện chức năng,
nhiệm vụ theo quy định của Đảng, Nhà nước và
Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; là công cụ phát
huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân ở cơ sở
- Kế hoạch là công cụ để cán bộ Mặt trận Tổ
quốc ở cơ sở làm tốt công tác phối hợp giữa Mặt trận
Tổ quốc với chính quyền và giữa Mặt trận Tổ quốc
với các tổ chức thành viên để thực hiện chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước, nhiệm vụ chính trị của địa phương và mục
tiêu, chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc
Trang 30và vận động, tổ chức cho nhân dân tham gia cáccuộc vận động, các phong trào thi đua.
- Kế hoạch cũng là cơ sở để cán bộ Mặt trận
Tổ quốc ở cơ sở tham gia xây dựng Đảng, chínhquyền và thực hiện giám sát, phản biện xã hội
c) Phân loại kế hoạch
Đối với cán bộ Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở, việcphân loại kế hoạch có nhiều cách tiếp cận khácnhau, cụ thể như sau:
- Căn cứ theo thời gian:
+ Kế hoạch dài hạn: Bao gồm các chương trình,giải pháp lớn để thực hiện mục tiêu đề ra, có thờihạn từ 3 đến 5 năm trở lên
+ Kế hoạch trung hạn: Là kế hoạch được xâydựng để triển khai thực hiện các mục tiêu của kếhoạch dài hạn, có thời hạn từ 1 đến 3 năm
Trang 31+ Kế hoạch cụ thể: Là kế hoạch chi tiết đề ra
các biện pháp để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể
như: Kế hoạch tổ chức kỷ niệm “Ngày đại đoàn kết
toàn dân”; kế hoạch “Ngày vì người nghèo”; kế
hoạch phối hợp vận động tổ chức cho nhân dân
tham gia hưởng ứng phong trào “Cả nước chung
tay xây dựng nông thôn mới”; kế hoạch thực hiện
cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông
thôn mới, đô thị văn minh”
- Căn cứ theo đối tượng tác động:
+ Kế hoạch nhân sự: Là kế hoạch xác định nhu
cầu nhân sự tương lai cho một cơ quan, tổ chức về
số lượng, chất lượng, thời điểm cung cấp nguồn
nhân lực và các biện pháp cần thiết để đáp ứng nhu
cầu nhân sự nhằm đảm bảo hoàn thành chức năng,
nhiệm vụ được giao
+ Kế hoạch dự án: Là kế hoạch thực hiện một
dự án cụ thể, bao gồm việc xác định mục tiêu, các
công việc và hoạt động cần tiến hành, cách thức
thực hiện, quản lý công việc, nguồn lực cần thiết
cho các hoạt động đó nhằm hoàn thành dự án
- Kế hoạch quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ làm công tác Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở
d) Yêu cầu của kế hoạch
Yêu cầu cơ bản của một kế hoạch là tính hợp
pháp, hợp lý và khả thi
- Yêu c ầu về tính hợp pháp: Nội dung kế hoạch
không được trái với quy định của Đảng, Nhà nước,
Trang 32- Yêu c ầu về tính hợp lý: Nội dung kế hoạch
phải bao gồm những công việc cần thiết, hợp quyluật, thuận theo xu hướng chung, mang lại lợiích chung và đáp ứng nhu cầu của quản lý vàphát triển
- Yêu c ầu về tính khả thi: Nội dung kế hoạch
phải phù hợp với điều kiện, năng lực của các tổchức, địa phương, đặc biệt là về tài chính và nguồnnhân lực để triển khai thực hiện
2 Quy trình và kỹ năng lập kế hoạch
a) Căn cứ lập kế hoạch
Khi lập kế hoạch, cán bộ Mặt trận Tổ quốc ở cơ
sở cần dựa trên các căn cứ sau:
- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Mặttrận Tổ quốc ở cơ sở và chủ trương, đường lối củaĐảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chươngtrình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
- Kết quả đánh giá thực trạng tình hình, đờisống vật chất, tinh thần, nắm bắt tâm tư, nguyệnvọng hợp pháp, nhu cầu chính đáng của các tầnglớp nhân dân
- Nguồn lực của địa phương, của Mặt trận Tổquốc ở cơ sở, của các tổ chức thành viên trong Mặttrận và các nguồn lực khác như con người, tàinguyên, tiềm năng, lợi thế
Trang 33b) Các bước xây dựng kế hoạch
Bước 1: Xác định mục tiêu
Xác định mục tiêu và lựa chọn vấn đề ưu tiên
cần giải quyết là khâu đầu tiên, đóng vai trò quan
trọng trong việc định hướng cho các bước tiếp theo
của chu trình xây dựng kế hoạch
Mục tiêu là sự mô tả tình hình, kết quả trong
tương lai một khi vấn đề nêu ra được giải quyết
và làm cơ sở để xây dựng các giải pháp, hoạt động
cụ thể
Mục tiêu được chia làm hai loại: mục tiêu tổng
quát (mục tiêu chung) và mục tiêu cụ thể
Về cơ bản, mục tiêu tổng quát nêu lên các lợi ích
xã hội và/hoặc lợi ích kinh tế lâu dài mà kế hoạch
sẽ đóng góp
Mục tiêu cụ thể thể hiện lợi ích mà người hưởng
lợi thu được từ các dịch vụ của kế hoạch và nó giải
thích vì sao kế hoạch cần thiết cho đối tượng thụ
hưởng Nó chỉ ra những thay đổi mà người ta mong
đợi cuối cùng kế hoạch sẽ đem lại
Lưu ý khi xác định mục tiêu:
- Đặt ra và trả lời 5 câu hỏi sau:
1) Ai? - Xác định rõ đối tượng tham gia thực
hiện kế hoạch là ai? Ai là người thụ hưởng kết quả,
sản phẩm khi kế hoạch thành hiện thực?
2) Làm gì? - Xác định rõ nội dung công việc cần
Trang 345) Ở đâu? - Kế hoạch được thực hiện ở đâu?
- Tuân thủ 5 nguyên tắc xác định mục tiêu(SMART):
1) Phải cụ thể: Phải làm rõ người phụ trách,người tham gia, người thụ hưởng; làm rõ kết quảcần đạt được
2) Phải đo đếm được: Phải thu thập số liệu đểxác định mục tiêu có đạt hay không
3) Có thể thực hiện được: Mục tiêu phải thực tế
và trong phạm vi nguồn lực dự án
4) Phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế: Mục tiêuphải bám sát vấn đề, nhu cầu hay mong muốn củanhững người có liên quan chính
5) Xác định rõ thời gian: Mục tiêu phải rõ giớihạn về thời gian để đạt được các mục tiêu đó
Ở bước này, cán bộ Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở cầnphải thu thập thông tin thông qua các phươngpháp như: đọc tài liệu, ghi chép, sao chụp, lưu giữnhững vấn đề cần thiết, quan sát, phỏng vấn, thamvấn, lắng nghe, quay camera
Bước 2: Xây dựng dự thảo kế hoạch
Thông thường một bản kế hoạch bao gồm cácnội dung cơ bản như sau:
Trang 35Một là, mục tiêu của kế hoạch, tức là tiêu chí cụ
thể cần phải đạt được của kế hoạch
Hai là, nội dung của kế hoạch, bao gồm những
việc cần làm để đạt được mục tiêu
Ba là, các biện pháp tiến hành, tức là cách thức
để thực hiện các công việc cần làm
Bốn là, các yêu cầu cần thiết để đạt được mục
tiêu, bao gồm: thời gian thực hiện công việc, địa
điểm để tiến hành công việc đó
Năm là, tổ chức triển khai thực hiện, tức là
phân công trách nhiệm cụ thể cho người phụ trách,
người tham gia thực hiện; phân bổ kinh phí, phương
tiện, vật tư cho các tổ chức, cá nhân; ấn định thời
điểm, tiến độ hoàn thành từng phần việc
Sáu là, kết quả sản phẩm, cần phải nêu rõ yêu
cầu về thời gian bàn giao kết quả, số lượng, chất
lượng của sản phẩm, kết quả công việc phải làm
Trong quá trình xây dựng kế hoạch, cán bộ Mặt
trận Tổ quốc ở cơ sở cần lưu ý những yếu tố cản trở
như sau:
- Xác định mục tiêu không rõ ràng dẫn đến đưa
ra nội dung các việc cần làm không phù hợp, gây
lãng phí về kinh phí, thời gian và sức lao động của
cơ quan, tổ chức
- Thu thập thông tin, số liệu thiếu hoặc số liệu,
thông tin không chính xác dẫn đến xác định không
đủ căn cứ, mục tiêu đưa ra không sát thực tiễn, kế
hoạch không đáp ứng yêu cầu hợp pháp, hợp lý
- Không phát huy được trí tuệ của tập thể, cơ
quan, tổ chức dẫn đến việc phân công công việc
Trang 36có thể gây tâm lý không thoải mái, thậm chí gây
ức chế cho chính các thành viên tham gia thựchiện kế hoạch
Bước 3: Thông qua kế hoạch
Bản kế hoạch cần được lấy ý kiến dân chủ từcán bộ là Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã;
từ các tổ chức thành viên của Mặt trận và từ cáctầng lớp nhân dân (thông qua hội nghị nhân dân).Các ý kiến tham gia đóng góp được tiếp thunghiêm túc để chỉnh sửa, hoàn thiện trước khi trìnhduyệt thông qua chính thức Người ký ban hành kếhoạch phải chịu trách nhiệm về nội dung và hìnhthức văn bản
c) Kỹ năng cần có khi xây dựng kế hoạch
- Kỹ năng phân tích công việcKết quả phân tích công việc với bản mô tả côngviệc và bản tiêu chuẩn nhân sự sẽ giúp cán bộ Mặttrận Tổ quốc ở cơ sở xây dựng được bản kế hoạchhợp pháp, hợp lý và đảm bảo tính khả thi Ngượclại, nếu kết quả phân tích công việc không chínhxác sẽ dẫn đến việc xây dựng bản kế hoạch thiếutính khả thi, khó triển khai thực hiện
- Kỹ năng soạn thảo văn bảnTrong quá trình xây dựng kế hoạch, cán bộ Mặttrận Tổ quốc ở cơ sở cần phải có kỹ năng soạn thảovăn bản để tránh những sai lầm như:
Trang 37+ Không nắm vững căn cứ pháp lý, không lắng
nghe hết ý kiến tham gia, ý kiến phản biện hoặc
quá tin vào những hiểu biết chủ quan của mình
dẫn đến đưa ra bản kế hoạch thiếu tính hợp pháp
+ Thiếu tính sáng tạo, phụ thuộc vào cấp trên
một cách thụ động mà đưa ra bản kế hoạch rập
khuôn máy móc theo chủ trương, kế hoạch của cấp
trên, không sát hợp với tình hình thực tế, thiếu
tính khả thi
+ Không tuân thủ quy định của Nhà nước về
cách thức soạn thảo văn bản hành chính, sử dụng
câu từ tùy tiện, nội dung trùng lắp, chồng chéo ngay
trong kế hoạch hoặc với kế hoạch đã ban hành trước
đó dẫn đến khó khăn khi triển khai thực hiện
- Kỹ năng phân công và phối hợp
Các kỹ năng này sẽ giúp cán bộ Mặt trận Tổ
quốc ở cơ sở có cái nhìn tổng quát về khối lượng
công việc cần làm và nguồn nhân lực của địa
phương để phát huy sức mạnh tổng hợp của các tập
thể, cá nhân
Sử dụng các kỹ năng trên, cán bộ Mặt trận Tổ
quốc ở cơ sở phải đưa ra và trả lời các câu hỏi sau:
+ Kế hoạch được xây dựng nhằm mục đích gì?
+ Để đạt được mục tiêu đó, việc cụ thể cần làm
là gì?
+ Để thực hiện được việc làm đó, cần huy động
những nguồn lực gì?
+ Kế hoạch đó đem lại lợi ích gì cho nhân dân?
+ Tình huống nào có thể xảy ra khi kế hoạch
được triển khai thực hiện?
Trang 38Ở khâu này, cán bộ Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở cầnđạt được “5 rõ”: rõ người chủ trì, người phối hợp vàngười thực thi; rõ việc; rõ thời gian, tiến độ; rõ điềukiện, nguồn lực; rõ yêu cầu sản phẩm.
Bước 2: Theo dõi, kiểm tra, giám sát
Theo dõi, kiểm tra, giám sát quá trình thựchiện kế hoạch để phát hiện sơ hở, thiếu sót trongquản lý, đồng thời theo dõi, kiểm tra, giám sát đểđộng viên, khen thưởng kịp thời những bộ phận, cánhân tích cực
Đối tượng theo dõi, kiểm tra, giám sát là conngười và công việc
- Với con người: để nắm bắt tinh thần, thái độtham gia thực hiện kế hoạch
- Với công việc: để nắm tiến độ thực hiện, việcchi tiêu tài chính, chất lượng sản phẩm, kết quảcông việc
Trang 39Bước 3: Đánh giá
Đánh giá là thao tác cuối cùng của việc thực
hiện kế hoạch Cơ sở của đánh giá là yêu cầu đối
với công việc, chức năng, nhiệm vụ của bộ phận hay
cá nhân
Nội dung đánh giá bao gồm:
- Đánh giá công việc: Đánh giá công việc dựa
theo các tiêu chuẩn định sẵn cho từng công việc cụ
thể như: tiến độ, số lượng, chất lượng, chi phí để
đưa ra kết luận
- Đánh giá con người: Đánh giá con người trong
việc thực hiện kế hoạch thường căn cứ vào các tiêu
chuẩn: thái độ đối với công việc, mức độ cống hiến,
sức ảnh hưởng với người khác,
b) Kỹ năng tổ chức thực hiện kế hoạch
- Kỹ năng thu thập, xử lý thông tin
Trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch,
cán bộ Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở phải thường xuyên
nắm bắt thông tin, tâm tư, thái độ của nhân dân
đối với quá trình triển khai thực hiện kế hoạch
công tác
Kỹ năng này đòi hỏi cán bộ Mặt trận Tổ quốc ở
cơ sở phải làm tốt các việc sau:
+ Thực hiện nghiêm túc lịch giao ban
+ Thường xuyên đi cơ sở để quan sát, phỏng
Trang 40- Kỹ năng kiểm tra, động viên, khích lệ
Kỹ năng này giúp cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc
ở cơ sở nắm bắt rõ tình hình thực hiện kế hoạch đểtham mưu, đề xuất hoặc quyết định điều chỉnh phùhợp và kịp thời để hoàn thành công việc
Để thực hiện kỹ năng này, đòi hỏi cán bộ Mặttrận Tổ quốc ở cơ sở phải tuân thủ nguyên tắc sau:+ Thường xuyên giám sát tình hình, lắng nghetâm tư, nguyện vọng của người tham gia thựchiện, người phối hợp, người thụ hưởng kết quả của
kế hoạch
+Đưa ra các chỉ đạo rõ ràng, hợp lý
+ Sẵn sàng có phương án hỗ trợ khi cần thiết.+ Nhanh chóng chỉ đạo tháo gỡ khó khăn.+ Kịp thời hướng dẫn cán bộ Mặt trận Tổ quốc
ở cơ sở cấp dưới giải quyết vấn đề
- Kỹ năng xử lý tình huống
Kỹ năng này giúp cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc
ở cơ sở kịp thời xử lý các tình huống có thể phátsinh làm cản trở quá trình thực hiện kế hoạch
Để xử lý tốt tình huống (nếu có), cán bộ Mặttrận Tổ quốc ở cơ sở cần chú ý các vấn đề sau:+ Chỉ đạo triển khai giải quyết một cách chủđộng theo kế hoạch đã xây dựng trước
+ Những tình huống phát sinh mới nằm ngoài
dự liệu cần nhanh chóng có phương án hoặc xin ýkiến chỉ đạo của cấp trên để kịp thời xử lý, ngănchặn những sai phạm có thể phát sinh
+ Khi xử lý tình huống phải tuân thủ nguyêntắc hợp pháp, hợp lý, hợp tình