Thơ haiku có 17 âm tiết theo ngắt nhịp 575 âm, là thể thơ ngắn nhất của Nhật Bản. Thơ haiku giữ một vị trí rất quan trọng trong truyền thống thơ ca Nhật Bản, là một viên ngọc quý giá và là một phần tài sản tinh thần trong kho tàng văn học Nhật Bản và đang tiếp tục phát triển rộng rãi tại nhiều quốc gia. Vào mỗi thời đại của lịch sử phát triển, thơ haiku có các tên gọi khác nhau như hokku発句, haikai俳諧, haiku俳句. Ngày nay, khi nói đến thơ haiku vào bất kỳ giai đoạn nào, hầu như ai cũng quen thuộc với một tên gọi là “thơ haiku”. Với bề dày lịch sử hơn 400 năm, có những lúc thơ haiku tưởng chừng như đang đứng bên bờ vực suy vong. Song, thơ haiku luôn vượt qua các thử thách của thời đại, trở thành hòn ngọc lấp lánh đủ màu, đủ sắc. Từ sự phát triển thần kỳ và với tính độc đáo vốn có, thơ haiku trở thành niềm kiêu hãnh của Nhật Bản, sản sinh ra các bậc đại thi hào lừng danh cùng những vần thơ bất hủ. Từ lúc mới hình thành, thơ haiku có các phong cách khác nhau, chủ yếu thiên về trào lộng, mang tính giải trí. Đến khoảng nửa cuối thế kỷ XVII, với sự xuất hiện của Basho, thơ haiku trào lộng truyền thống được thổi thêm tính tao nhã, đánh dấu bước tiến phát triển mới của một thể thơ haiku độc lập.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ
Lê Phan Lam Duyên Trần Phương Du Đinh Thị Bim Nguyễn Vân Anh Nguyễn Thanh An
Hồ Thị Ngọc Anh
Trang 3CHƯƠNG 1 : QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THƠ HAIKU
1 Thơ Haiku cổ điển
Thơ Haiku bắt đầu hình thành vào thế kỉ XVI, sau khoảng một thế kỉ thì đạt đến đỉnh cao vớiMatsuo Basho và sau đó là Yosa Buson, Kobayashi Issa, Masaoka Shiki,… Trong đó MatsuoBasho – nhà khai sáng thơ Haiku, khi ra đi đã để lại hơn 1000 bài thơ sau khi thực hiện nhiềuchuyến du hành khắp đất nước Nhờ sự sáng tạo của ông, thơ Haiku từ một thể thơ tầm thườngcũng trở nên rất tao nhã, mang đầy triết lý sâu sắc về cảm xúc đối với thiên nhiên hiền hòa vànỗi bi ai, cô đơn của con người.Ông đã tiếp cận và đưa thơ Haiku lên một tầm cao mới nhưngvẫn luôn giữ những giá trị tao nhã, tinh tế của thơ Waka truyền thống.Chính vì vậy mà ông làcột mốc quan trọng khi nhắc đến sự phát triển của dòng thơ Haiku trong nghiên cứu
1.1 Thơ Haiku trước khi có sự đóng góp của Basho:
Nếu thơ Haiku được dựng lên bởi ba dòng thơ theo thứ tự gồm 5 âm tiết – 7 âm tiết – 5 âm tiết,trước đó tại Nhật Bản, thể loại thơ Waka (和歌 – Hòa ca) cũng có những hình thức tương tự.Thơ Waka gồm những bài ca dân gian về thần thoại được dùng trong các buổi tụ họp, tế lễ, cầumùa hay dâng cúng thần linh,… Người Nhật cổsáng tác Waka để biểu diễn ở nơi công cộnghay với mục đích giáo dục nhưng cũng có lúc họ sáng tác Waka một cách ngẫu hứng khi cảmxúc dâng trào Đặc biệt, về cấu trúc thơ Waka, có thể chia thành bốn loại đó là: Katauta (Phiến
ca với ba dòng thơ với 5-7-5 âm hay 5-7-7 âm), Sedoka (Là cặp thơ Katauta), Choka (Trường
ca, độ dài không ấn định nhưng phải bao gồm các khổ thơ 5-7-7 âm và 5-7-5 âm luân phiênnhau) và cuối cùng là Tanka (Đoản ca bao gồm 5-7-5-7-7 âm)
Ngay từ thuở bình minh của các bộ tộc Nhật Bản, những cội rễ của nền văn học đã có từ thờitối cổ, và những kiệt tác thành văn đầu tiên có thể được xác định vào thế kỉ VII hoặc thậm chí
là sớm hơn Vào thời kì Nara (710 – 784), hai bộ sử cổ nhất của Nhật Bản ra đời, Kojiki (Cổ sự
kí, 710) và Nihon shoki (Nhật Bản thư ký, 720) đã ghi chép lại rất nhiều bài thơ Waka Kể từ
khi hệ chữ Kana ra đời, văn học viết Nhật Bản đạt đến đỉnh cao khi hợp tuyến các thi ca, đầu
tiên là phải để cập đến tập thơ Manyoshu (Vạn Diệp Tập, 771): “Manyoshu gồm 20 quyển với
4500 bài thơ waka, trong đó có khoảng 4207 bài thể loại tanka, 265 bài choka, 62 bài sedoka Thơ waka trong Manyoshu là những bài ca trữ tình, mộc mạc về tình yêu con người, thiên nhiên hùng vĩ.” Các tác giả trong Manyoshu bao gồm nhiều địa vị khác nhau từ Thiên hoàng
đến thị dân, từ quý tộc đến cả nông dân hoặc thậm chí có cả ăn mày và khuyết danh đã đónggóp không ít trong việc làm giàu Văn học của nước nhà, giúp cho dòng thơ Waka phát triểnmạnh Đến thời đại Heian (794 – 1192), thơ Waka vẫn tiếp tục phát triển nhưng chỉ chủ yếunằm ở thể loại Tanka nhờ vào sự ra đời của tập thơ mang cả phong cách cổ điển và hiện đại là
Kokinshu (Cổ kim tập) bao gồm những mẩu thơ Tanka viết về vẻ đẹp của thiên nhiên, vay
mượn vẻ đẹp của thiên nhiên như cách “tả cảnh ngụ tình” và về sau, đặc điểm này trở thànhđặc trưng tiêu biểu của thi ca Nhật Bản Đó cũng là cơ sở để hình thành nên thơ Renga với 31
âm tiết 5-7-5-7-7 ra đời như một thú vui tao nhã cho giới quý tộc Thơ Renga là thể thơ liênhoàn bao gồm các bài thơ Tanka nhưng do nhiều nhà thơ sáng tác nối tiếp nhau mà theonghiên cứu của TS Nguyễn Vũ Quỳnh Như, cấu trúc của một bài thơ Renga gồm hai phần:
Trang 4Kami no ku 上の句 の句 句 ( thượng cú ) gồm 17 âm tiết 5-7-5 âm:
雪 ながら
山 も と 霞むむ
ユベ かな(宗祇)
Yuki nagaraYama mo to kasumiYube kana
( sogi, 1421 – 1502 )
Tuyết rơi rơiChân núi mờ sươngÁnh chiều tà
Shimmo no ku 下の句 の句 句 (hạ cú) gồm 14 âm tiết 7-7 âm :
Xa xa bên dòng nướcHương mơ quê tôi
Qua đó, khoảng giữa thế kỉ XIII, ba câu đầu của thơ Renga (thượng cú) – một thể thơ 17 âmtiết được định hình với tên gọi Hokku mà sau này được gọi là thơ Haiku
Từ lúc vừa hình thành, thơ Haiku có nhiều phong cách khác nhau nhưng ẩn mình dưới nhiềuthể loại thơ ca khác Đến cuối thế kỉ XVII, với sự xuất hiện của Basho, thơ Haiku lúc đầu làmột thể thơ thiên về tính trào lộng nay đã được thổi thêm tính tao nhã, đánh dấu bước tiến pháttriển mới thành một thể thơ Haiku độc lập
1.2 Thơ Haiku vào thời Basho:
Nhà thơ Matsuo Basho với tham vọng trở thành thầy dạy thơ Haiku, ông đã thực hiện nhiềuchuyến du hành khắp đất nước của mình để tìm ra những đề tài, phong cách mới cho thơ
Haiku.“Những dấu ấn của hành trình phiêu lãng, được Basho ghi lại vào những tuyển tập kỷ hành Ngay cả khi đối diện với lằn ranh giữa sự sống và cái chết, hồn thơ Basho vẫn khát khao một chuyến phiêu lưu mới.”
Qua các chuyến du hành của mình, Basho đã để lại cho nền văn học Nhật Bản hàng loạt tácphẩm ghi lại phong cảnh trên mỗi chặng đường, những trải nghiệm và sự trưởng thành trong
phong cách thi ca của mình như các tác phẩm: Fuyu no hi (Ngày đông, 1684), Haru no hi (Ngày xuân, 1686), Saga nikki (Nhật ký Saga, 1691),…
Trong đó, tuyển tập đầu tiên Fuyu no hi (Ngày đông) được tác giả Makoto Ueda nhận xét:
“Phong cách của Basho đã bớt mô phạm về từ ngữ, nhiều tính trữ tình hơn.”
1.3 Thơ Haiku sau thời Basho:
Từ giữa giai đoạn trung kì Edo, tức sau thời kì Basho, thơ Haiku vẫn tiếp tục phát triển rộngrãi Số người đọc và sáng tác thơ Haiku ngày càng tăng, đặc biệt là sự tham gia của các thi sĩ
nữ như Tagami Kikusha hay Kaga no Chiyojo với những vần thơ giản dị, tính khiết, duyêndáng và nữ tính,… Ngoài ra còn có một số tác giả nổi bật khác như nhà thơ Haiku duy mỹYosa Buson, nhà thơ cảm thương và trào lộng Kobayashi Issa, người cách tân thơ HaikuMasaoka Shiki
2 Thơ Haiku hiện đại:
2.1 Masaoka Shiki: Người cách tân thơ Haiku
Masaoka Shiki (1867-1902) tên thật là Masaoka Tsunenori ( 正岡常規 ), sinh tại thành phốMatsuyama tỉnh Iyo (nay là tỉnh Ehime) một năm trước khi Nhật Bản bước vào kỷ nguyên
Trang 5Minh Trị Duy Tân (1868-1912).
Masaoka Shiki là một trong bốn đại thụ của thơ Haiku Nhật Bản trước thời hiện đại(Matsuo Basho, Yosa Buson, Kobayashi Issa, Masaoka Shiki) Shiki được xem như lá cờ tiênphong trong công cuộc cách tân thơ Haiku ở thời cận đại
Vào nửa đầu thời Duy Tân Minh trị thơ Haiku phổ biến với vai trò như một trò tiêu khiểnphù phiếm, phai mòn về giá trị Thơ Haiku chịu sự khép kín với thế giới bên ngoài, hạn chế về
đề tài cũng như chất liệu sáng tác
Khi mới học thơ Haiku ở Tokyo, Shiki chịu nhiều ảnh hưởng của lệ tsukinami (mỗi thánghọp một lần) Theo Janie Beichman nhận xét: “So sánh những bài thơ Shiki viết trong khoảngthời gian 1892-1895 - khi phong cách viết thơ của ông phát triển đến độ chín muồi, với nhữngbài thơ ông sáng tác vào đầu những năm 1880 – là lúc ông chỉ biết đến kiểu viết thơ haiku theo
lệ tsukinami, sẽ thấy rõ điều này.”
“ki wo tsumiteyono akeyasukiKomado kana(Masaoka Shiki)
Cắt tỉa câyÁnh hừng đôngLen vào ô cửa nhỏ.”
Đây là một trong những bài thơ đầu tay của Shiki viết vào năm 1885 nhưng sau đó chính ônglại đả phá nó vì viết theo lối cũ tsukinami, ông cho rằng nó đưa người đọc theo logic chủ quan.Sau 10 rồi 20 năm thời kỳ Meiji trôi qua, khi thơ Haiku càng lúc rơi vào thoái trào nặng nề.Nhận ra thực trạng đó và muốn thoát khỏi lối viết tsukinami, Shiki tìm kiếm lối viết thơ taonhã, trau chuốt hơn, bớt sáo mòn theo lối tả thực chủ quan của người viết Đến năm 1892, thơHaiku của Shiki bước sang một thế giới khác
Vì sức khoẻ kém, cũng vào năm 1892, Shiki nghỉ học, dốc sức vào văn chương, viết truyện vàtuyển chọn thơ Haiku, đó cũng là bước chuẩn bị cho Haiku Bunrui (phân loại tuyền tập Haiku,1900) ra đời Đây chính là ngã rẽ đưa Shiki đến với phong trào cách tân, nâng cao chất lượngthơ Haiku Sau này, Shiki viết về quãng thời gian này rằng: “Thi cử chắng có ích gì, chỉ cóniềm say mê với thơ ca, chắng có gì có thể cứu vãn được tôi ngoài nữ thần haiku.”
Tháng 2 năm 1893, trong Zatsudan Basho (Chuyện phiếm Basho) đăng trên báo Nippon, Shiki
lên tiếng chuyển tên từ Hokku sang Haiku, kêu gọi nâng cao giá trị của thơ Haiku, xóa bỏ lốiviết thơ Haiku theo kiểu sáo rỗng, và đưa ra yêu cầu nâng cao tính thẩm mĩ cho thơ Haiku:
“Haiku trở thành một bộ phận của văn học.Văn học trở thành một bộ phận của mỹ thuật Kết quả là tiêu chuẩn cái đẹp trở thành tiêu chuẩn của văn học Tiêu chuẩn của văn học trở thành tiểu chuẩn của haiku.”
Không phải đơn thuần là sự chuyển đổi tên gọi, ông cho rằng khi Haiku trở thành thể thơ độclập thì nó cần sự giải phóng và hoàn thiện
Từ năm 1892, Shiki cùng các đồng môn của mình là Kawahigashi Hekigodo,Takahama,
Kyoshi, Naito Meisetsu - tự gọi là phái Nhật Bản đã lên tiếng nâng cao vị trí văn học của thơ Haiku Các tuyển tập thơ Haiku cách tân và các tờ báo kêu gọi cách tân thơ Haiku như Nippon (Nhật Bản) (1892), báo Sho-Nippon (Tiểu Nhật Bản, thay cho Nippon bị đóng cửa vào 1894)
Trang 6được ra đời Năm 1895, nhóm của Shiki thành lập trường dạy thơ Haiku Nippon (Haiku Nhật Bản), xuất bản nhiều tờ báo, ấn phẩm như nguyệt san Hototogisu (Chim quyên, 1897), Tuyển tập haiku (1897), Tuyển tập Shin-haiku (Thơ haikư mới, 1988) gồm 5000 bài thơ của hơn 600
nhà thơ do Shiki đồng chủ biên
Tờ báo do Shiki làm chủ biên có cả hàng trăm tác giả với hàng ngàn bài thơ được gửi đến vàlưu hành ở nhiều địa phương, điều đó cho thấy sự phát triển thơ Haiku mạnh mẽ trong quầnchúng Không chỉ là số lượng mà chất lượng được nâng cao, lên tiếng chống đối sự kinh điển,sáo mòn Đây là thành tựu giá trị nhất của thơ Haiku mà xưa kia chưa từng có
“kaki kuebakane ga naru nariHouryuji
(Masaoka Shiki)
Ăn quả hồngchuông Pháp Long tựngân vang.”
Bài thơ này được coi là tác phẩm thành công đầu tiên trong quá trình cách tân thơ Haiku, thểhiện sự kết nối giữa hiện thực với ký ức, hồi tưởng về tiếng chuông chùa ở Houryuji (PhápLong tự) Cho đến ngày nay nó vẫn được đánh giá là bài thơ hay nhất của Shiki và được tríchdẫn trong hầu hết các trường phổ thông trung học Nhật Bản
Cách tân thơ Haiku theo phương pháp luận shasei của Shiki dựa vào quan sát hiện thực của tựnhiên hơn là sự chơi chữ hoặc tưởng tượng Với Shiki, chất liệu làm thơ là chính từ những gì ởngay trước mặt Theo Shiki, Haiku không đơn giản chỉ là bài thơ mang tính tả thực mà cũngkhông phải chỉ là không tưởng, mà trên quan điểm “Phi không phi thực” vượt qua cả ngưỡng
Để cách tân thơ Haiku, Shiki đã không ngại phê phán sự hạn chế của việc giới hạn âm từ củathơ Haiku, sự hạn định đó ông cho rằng sẽ sớm thoái trào Bước vào thời kỳ hiện đại cấu trúcnguyên thuỷ trước đây của Haiku bắt đầu lung lay và tan vỡ khi các nhà cách tân mạnh mẽ lêntiếng cho luật tự do vần điệu
Cách tân của Shiki đã góp phần đưa Haiku trở nên theo kịp thời đại, hoà nhập với khu vực vàthế giới Từ đó mà Shiki khẳng định được vai trò của thơ Haiku trong Văn học, vươn lên đứngngang hàng với các thể loại khác như tiểu thuyết hay kịch nghệ Tuy với chỉ 35 tuổi đời ngắnngủi Shiki đã để lại một sự nghiệp văn học đáng kể với Shiki toàn tập gồm 22 quyển Và tưtưởng cách tân thơ Haiku của ông còn được hai người bạn là Takahama Kyoshi vàKawahigashi Hekigodo tiếp bước
2.2 Thơ Haiku sau năm 1945 đến thập niên 1980:
Sau kết thúc của Chiến tranh thế giới thứ hai, cả thế giới đều phải kinh ngạc về “phép lạ ĐôngÁ” khi kinh tế Nhật Bản liên tục tăng trưởng (hơn 10%/năm) từ thập niên 1950 đến thập niên
1980, điều này đã đưa Nhật Bản từ một nước nghèo nàn sau thế chiến trở thành quốc gia phồn
Trang 7vinh đứng thứ hai trên thế giới.
Văn học Nhật Bản nói chung và thơ Haiku nói riêng cũng không nằm ngoài sự phát triển thần
kỳ này Ngay ở những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nhà thơ Nhật Bản quyết
tâm vực lại nền thơ Haiku đã bị chôn vùi trong thời chiến.“Với tinh thần một mặt nuôi dưỡng
sự sống bằng tinh truyền thống, một mặt phát triển với những nét cách tân ấy, thơ haiku được hồi sinh vừa thủy chung với cổ điển, vừa mới mẻ sáng tạo với các độ đậm nhạt khác nhau.”
Sau thế chiến, chỉ từ năm 1945 đến 1946 có đến 300 tờ báo thi ca các loại được xuất bản Cũngchỉ một năm sau chiến tranh, vào tháng 5 năm 1946, Liên minh các nhà thơ Haiku mới ra đờivới các thành viên từng tham gia các cuộc vận động cách tân thơ Haiku từ thời kỳ chiến tranh.Chủ trương, mục đích khi thành lập của Liên minh là trở thành một tổ chức thơ Haiku hiện đại.Tháng 6 năm 1947, một số nhà thơ, nhà văn trong đó có Ishida Hakkyo (1913- 1969), SaitoSanki (1900-1962) và các cộng sự đã đứng ra kêu gọi thành lập Hiệp hội thơ Haiku hiện đại(GendaiHailar Kyokai) Tiêu chí của Hiệp hội là tập hợp các nhà thơ Haiku xuất sắc, tuyểnchọn kỹ lưỡng các thành viên gia nhập Sáng lập viên của Hiệp hội gồm các nhà thơ đa số đều
có tuổi đời dưới 50 tuổi Việc gia nhập Hiệp hội cũng là vấn để khó khǎn vì phí tham gia hội là
20 Yên, một số tiển không hề nhỏ vào thời bấy giờ
Thành quả này là minh chứng cho thấy trào lưu thơ Haiku đang trỗi dậy nhờ sự xuất hiện củacác thi sĩ thơ Haiku xuất sắc với các tác phẩm đạt đỉnh cao Mizuhara (1892-1981) đã viếtrằng: “Sau chiến tranh, ta đau cả tâm hồn lẫn thể xác, mỗi ngày trôi qua mà chẳng làm gì được,nhưng cứ mùa thu đến, ta lại bắt đầu có thể ngâm được câu cú ”
Sau thế chiến, dòng thơ Haiku trong xã hội phát triển đem lại cái nhìn cá thể hoá, bản chất củacái tôi được lấy làm cảm hứng sáng tác Không chỉ có cái “tôi”, mà cái “ta” cũng được nói đến.Thơ Haiku sau thế chiến là cuộc cách tân mang tính đột phá về thi pháp và nội dung Dungnhan mới của thơ Haiku đã khẳng định giá trị tồn tại và sức lôi cuốn của nó đối với giới thơ cathời hiện đại Tất nhiên, thơ Haiku cách tân, không có nghĩa là phải thay đổi, phủi sạch sự liên
hệ với cái cũ, mà luôn thể hiện sự kế thừa, kết hợp nhuần nhuyễn giữa cái truyền thống và cáihiện đại
“kuni no denshaima mo nishibi nikashira furu(Hirahata Seito) (1949)
Xe điện quê tôichiều về hướng tâyđầu xe rung lắc.”
“Không rõ chiếc xe điện đang chạy đến địa phương nào ở miền Tây Nhật Bản, mà đầu xe lại lắc rung nhiều như vậy Chắc hẳn đường đi của tuyến xe chưa được hoàn thiện nên còn các ‘ổ gà’ ?” Bài thơ mang nhiều ý nghĩa, một trong đó là ẩn ý về một Nhật Bản đổi mới, còn nhiều
chông gai và những thử thách cho nên: “đầu xe rung lắc”
Một bài thơ khác cũng nói về bối cảnh thời kỳ hậu chiến và đổi mới của Nhật Bản:
“wankyokuku shi Ngoằn nghèo
Trang 8kashou shi bakushinchi no
marason
(Kaneko Tota, 1958)
Vết thương cháy xémĐường marathon”
Đây là một bài thơ nổi tiếng thời hậu chiến, được viết tại Nagasaki Năm 1950, bài thơ nhậnđuợc giải thưởng Hiệp hội thơ Haiku hiện đại Con đường thẳng tắp chạy marathon là nơi đãtừng xảy ra thảm họa ném bom nguyên tử kinh hoàng ở Nagasaki Bài thơ không theo lối ngắtnhịp cũ, cũng không theo vần 5-7-5 (mà viết theo cấu trúc 5-10-4) truyền thống nhưng câu cúchắc chắn, trầm buồn như khắc hoạ nỗi đau ấy trong lòng người dân Nhật Bản
Thật ra, phá vỡ những yếu tố kinh điển của thơ Haiku không phải vào thời kỳ này mới xuấthiện, mà đã manh nha từ thời kỳ Matsuo Basho Vào Minh Trị Duy Tân thì thành trào lưu vàsau thế chiến hai thì trở nên quen thuộc và nhuần nhuyễn Đi từ tiền thế chiến sang hậu thếchiến, thơ Haiku tự do tự tại đầy sức sống, như sự kết tinh từ truyền thống với hiện đại Với ưuđiểm thức thời tiếp tục phát triển, không bị phai mờ với thời cuộc như lời nhắc nhở của ÔnoRinka - Chủ tịch Hiệp hội các nhà thơ Haiku năm 1953: “Chúng ta không được quên rằng thơhaiku hiện đang tồn tại như chính nó Hãy góp thêm viên đá vào ngọn núi truyền thống sẽ làmcho ngọn núi cao hơn.”
Sự quyết tâm cùng với lòng tin vững vàng của các nhà thơ Haiku thời kỳ hậu chiến đã khoáclên cho thể loại thơ này một tấm áo mới vừa mới lạ lại vừa quen thuộc Tuy nhiên, dù đổi mớiđến đâu, thơ Haiku vẫn phảng phất từ ngữ về mùa, cô động giàu sức gợi, có khoảng trống đểcho người đọc suy ngẫm
2.3 Thơ Haiku từ cuối thập niên 1980 cho đến nay:
Kinh tế Nhật Bản bắt đầu sụt giảm và bước vào giai đoạn thoái trào ở cuối những năm
1980 đến cuối thập niên 1980 Sau “thập niên mất mát” đó, Nhật luôn cố gắng để tình trạngsuy thoái không ảnh hưởng nghiêm trọng vào xã hội cho đến ngày nay
Nhận thấy được giá trị to lớn của thơ Haiku trong nền tảng đời sống văn học, Nhật Bản đã luônchú trọng đến việc phổ biến và giáo dục thơ Haiku Chứng tỏ Nhật Bản một mặt ghi nhận giátrị của thơ Haiku, mặt khác không giấu đi mà còn thừa nhận rằng: “Thơ haiku là thế giới củathi ca, của nhà thơ, của người yêu thơ, và quả thật không nhiều người Nhật đọc thơ haiku, bởithơ haiku là thành quả của một thế giới khác ”
Để thơ Haiku càng phổ biến rộng rãi hơn, đài truyền hình còn cho phát sóng chương trìnhNHK thơ haiku với nhiều đề tài phong phú từ thiên nhiên hay những thứ quen thuộc với đờisống như xe điện, gió thu,… Để khuyến khích các nhà thơ sáng tác thơ Haiku Đồng thời, cáchiệp hội về thể loại thơ này tiếp tục phát triển và hoạt động sôi nổi, còn tổ chức các cuộc thi vềsáng tác thơ Haiku hay những ngày lễ kỉ niệm thành lập,…
Hàng năm vào tháng 3, “Hiệp hội thơ haiku hiện đại tổ chức Cuộc thi thơ Haiku
thu hút nhiều người khắp cả nước tham gia dự thi Trong 3 năm 2009, 2010, 2011 số
người gửi bài sáng tác thơ haiku lần lượt là 15.432, 13.323, 16.668 người Người gửi
bài phải đóng phí dự thi từ 1000 đến 2000 Yên tùy địa phương.”
“Hiroshima e Nón mùa hè
Trang 9atsumatute kirunatsu boushi(Tamura Kazumi)
ào đếnHiroshima.”
Trên đây là bài thơ được giải nhất cuộc thi sáng tác thơ Haiku toàn quốc Nhật Bản năm 2010nhân kỷ niệm 50 năm thành lập Hiệp hội nhà thơ Haiku, mô tả hình ảnh thành phố nhộn nhịpđông đúc, “nón” tượng trưng cho dòng người đông đúc ào về thành phố để du lịch
Không những thế, sự phổ biến của thơ Haiku còn được tạo điều kiện hình thành từ những thế
hệ trẻ nhỏ Hằng năm có những cuộc thi viết thơ Haiku dành cho thiếu nhi Dưới những ánhmắt trong trẻo ngây ngô ấy ý nghĩa của thơ được diễn tả lại một cách trong sáng, tốt đẹp, giảnđơn hoặc có thể là cả hình ảnh buồn từ những người vô gia cư, cảnh xung đột bạn bè,… Tất cảnhững điều giản đơn ấy đều thân thuộc với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của các em, và đều
(Wakana Ogiso, 9 tuổi, tỉnh Gunma Nhật Bản)
Bài thơ đoạt giải kỳ thi thơ Haiku quốc tế năm 2010 ( phần dành cho Nhật Bản )
Phần nhiều những bài thơ được trao giải thưởng là viết về giới sinh vật nhỏ bé và nhiều nhất làchuồn chuồn Thơ Haiku góp phần xây dựng nhân cách trẻ thơ, khơi dậy khát vọng tự do, biếtsống trong sáng cao đẹp Trong đôi mắt trong trẻo của trẻ em, cảm xúc của thơ Haiku thật đờithường và dung dị biết bao Viết thơ giúp các em trau dồi thêm vốn từ vựng và thoả sức sángtạo Trong giảng dạy thơ Haiku cho trẻ em, sách tham khảo được đầu tư công phu và bắt mắthơn
Bên cạnh đó một hình thức độc đáo hơn ra đời đó là thơ Haiku Manga, đó là những câu chuyện
dễ thương do chính các em sáng tạo, cùng với nhiều hình ảnh minh hoạ dí dỏm Phổ biến và
nổi tiếng nhất có lẽ là tập Manga “giờ học thơ Haiku của em Chimibaruko”, với hình thức
Manga hoá thơ Haiku trở nên dễ dàng phổ biến với trẻ em
Nhật Bản đã rất khéo léo và tinh tế khi mà kết hợp hai hình thức văn học và văn hoá với hai
hình thức là văn hoá truyền thống dân tộc (thơ haiku) và văn hoá đương đại (Manga) “Con
thuyền văn hoá Haiku” chuyên chở những nét đẹp văn hoá Nhật, mang cả một thể loại văn họcvươn ra thế giới Người tiếp nhận thơ Haiku không còn chỉ là một câu, một bài hay một tác giảnào mà là đang tiếp thu cả một thể loại văn học truyền thống Nhật Bản
CHƯƠNG 2 : VAI TRÒ CỦA BASHO TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN THƠ HAIKU
1 Cuộc đời và sự nghiệp cùa nhà thơ Matsuo Basho
1.1 Cuộc đời
Matsuo Basho (松尾芭蕉, 1644–1694), thiền sư thi sĩ lỗi lạc của thời Edo, ông sinh ngày 16tháng 12 năm 1644 trong một gia đình võ sĩ cấp thấp thời Tokugawa (1603–1868), ở thànhUeno thuộc Iga (nay là huyện Mie), Basho lúc mới ra đời tên là Matsuo Kinsaku (松尾,金作)
Trang 10lớn lên đổi tên thành Matsuo Munefusa (松尾宗房) Năm 9 tuổi, ông vào lâu đài Ueno làm tùytùng cho lãnh chúa và trở thành bạn thân của Yoshitada, một người lớn hơn ông vài tuổi và làcon của trai của lãnh chúa Hai người đã cùng nhau vui chơi, học tập và làm thơ Người thầydìu dắt Yoshitada và Basho về thơ haiku là Kitamura Kigin, nhà thơ và nhà bình thơ lừng danhlúc bấy giờ.
Bài thơ đầu tay của Basho được sáng tác vào năm 1664, lúc đó Basho vừa 18 tuổi Trong tậpthơ xuất bản ở Kyoto năm 1664, có hai bài của Basho và một bài của Yoshisada
Nếu dòng đời cứ yên bình trôi đi thì chắc hẳn Basho đã suốt đời an phận, lặng lẽ với thân phậnmột người võ sĩ cấp dưới, thi thoảng cùng chủ quân nâng chén thưởng nguyệt trong nhữngngày nhàn hạ Ngờ đâu vận đời trớ trêu, Yoshisada chẳng may bị bệnh và mất sớm khi vừamới hai mươi lăm tuổi (năm 1666) Số phận trở thành một Samurai gia truyền tưởng chừngnhư đã an bài đã tan vỡ theo cái chết của người chủ ấy và đồng thời để lại một vết hằn đen tốikhó quên
Sau đó, Basho rời bỏ lâu đài xứ Iga, một nơi đầy kỉ niệm Ông đến Kyoto, vừa để tiêu daonhững ngày tháng kinh kì nhằm khuây khỏa vừa để theo đuổi nghiệp thơ Ông tiếp tục học cổvăn Nhật với Kigin và ông còn nghiên cứu thêm cổ văn Trung Quốc với một bậc thầy khác.Ông thường sống trong nhà Kigin hoặc là tá túc trong một đền chùa
Tiếp đó, ông rời kinh đô đến Edo, thủ phủ của chế độ mạc phủ Tokugawa Ở Edo, Basho lấybút hiệu là Tousei (Đào Thanh), ông luôn tìm cách trau dồi thêm về thi ca, dần dần ông thunhận môn đệ và người ái mộ thơ Basho ngày một nhiều
Năm 1680, Basho xuất bản tập thơ “Hai mươi bài thơ do môn đệ của Tousei sáng tác độc lập”.Năm ba mươi bảy tuổi, giữa lúc danh tiếng của Basho đang lan rộng, nhà thơ đột nhiên quyếtđịnh thôi dạy, dọn về sống trong túp lều tranh ở Fukugawa (Thâm Xuyên) cạnh bờ sôngSumida Một môn đệ khá giả là Sampu (Sam Phong) xây cho Thầy mình túp lều để làm bạnvới thiên nhiên Basho trồng cạnh túp lều một bụi chuối do môn đệ biếu, người đời gọi túp lều
đó là Basho-an, tức Am Ba Tiêu, và chẳng bao lâu họ gọi chủ nhân của túp lều đó là BashoSensei (Ba Tiêu Tiên Sinh) Chủ nhân của túp lều đắc ý với tên gọi ấy nên đã lấy Basho làmbút hiệu
Trong khoảng thời gian này, Basho tu tập Thiền dưới sự hướng dẫn của Thiền sư Buccho (PhậtĐỉnh) ở Choukeiji (Trường Khê Tự) Năm 1682, Edo xảy ra trận hoả hoạn lớn, túp lều tranhcủa Basho cũng chìm trong biển lửa , trắng tay giờ lại trắng tay, Basho trở thành kẻ không nhà
Ý tưởng phiêu bạt chợt bùng dậy trong tâm trí ông
Tháng 5 năm 1683, Basho về lại Edo, môn đệ hợp sức dựng lại cho ông túp lều nhưng giấcmộng hải hồ cứ thôi thúc ông từng ngày
Mùa Thu năm 1684, Basho bắt đầu cuộc hành trình “gió biển mây ngàn” của mình Ông đi đếnđền Thần Nữ Ise Sau khi tham bái ngôi đền nổi tiếng này, ông trở về cố hương viếng mộ mẫuthân Chuyến hành hương kế tiếp hướng về Kashima, Basho đến thăm Thầy cũ của mình làThiền sư Buccho Sau đó ông đi ngắm hoa anh đào ở núi Yoshino
Ngay sau chuyến đi ngắn ngày ấy, Basho lại bỏ ra một năm trời đi lang thang cùng thiên nhiênsông núi Từ Edo đến bờ biển Suma Ông đến Sarashina để chứng kiến mùa trăng ở đỉnh
Trang 11Obasute Năm 1689, Basho cùng đệ tử Sora thực hiện chuyến đi nổi tiếng đó là: hành trình lênmiền Oku ở Đông Bắc của đảo Honshu – một vùng thuở ấy còn hoang sơ, chưa có người khaiphá Basho phiêu bạt gần ba năm trời, quãng đường ông đi qua hơn 2500 km Sau chuyến hànhtrình, Basho về Kyoto và cố lý sống hai năm Năm 1691, Basho trở lại Edo với danh tiếng đạtmức tột đỉnh.
Tâm hồn lãng tử của Basho lúc nào cũng thôi thúc ông dấn bước vào cuộc hành trình gian nannhư người đi tìm Đạo Năm 1694, Basho thực hiện chuyến lữ hành cuối cùng đến Otsu (gần hồBiwa), rồi ghé qua Kyoto ở lại Rakushisha, sau đó, ông đến Osaka Vốn đã tiều tụy, khi ởOsaka ông lại mắc phải chứng tiêu chảy không cách nào chữa khỏi Trong những ngày cuốiđời, ông viết:
Tabi ni yande
Yume wa kareno wo
Kake meguru
Dang dở cuộc hành trìnhChỉ còn mộng tôi phiêu lãngTrên những cánh đồng hoang
Và Basho trút hơi thở cuối cùng ngày 12/10/1694, hưởng thọ 51 tuổi Đến phút cuối cùng củacuộc đời, ông vẫn làm thơ, vẫn chưa nguôi mộng sông hồ
1.2 Sự nghiệp sáng tác
Những bước đường phiêu lãng, du hành khắp nơi trên đất nước là cảm hứng sáng tác gắn liềnvới khối tác phẩm đồ sộ của Basho Những trang bút kí và những bài thơ huyền bí để lại chohậu thế là tài sản vô giá Sau khi nhà thơ mất, một số đệ tử đã tập hợp các bài thơ của ôngthành Basho Shichi Bushu (Ba tiêu thất bộ tập) tức là bảy tác phẩm Những tác phẩm củaBasho để lại cho đời là:
Ngày Đông (Fuyu no hi, 1684), 5 tập, viết chung với bạn thơ
Du kí lang thang đồng nội (Nozarashi kiko, dã sái kỷ hành, 1685).
Ngày Xuân (Haru no hi, 1686) viết chung với đồ đệ.
Nhật kí hành trình Kashima (Kashima kiko, 1687).
Ghi chép trên chiếc túi hành hương (Oi no kubun, cập chi tiểu văn, 1688).
Lối lên miền Oku (Oku no hoshomichi, áo chi tế đạo, 1689).
Áo tơi cho khỉ (sarumino, viên thoa, 1691).
2 Phong cách thơ haiku của Matsuo Basho
Haiku là một thể thơ đặc biệt ngắn gọn, xuất phát tự nhiên như tiếng nói từ tâm đối cảnh trongkhoảnh khắc của ngay lúc ấy, trong đó thời gian và không gian cô đọng lại như khung cảnhhiện thực của một bức ảnh, vì thế, thơ haiku hàm chứa nhiều nét thi vị Thiền Matsuo Basho đãđưa Thiền vào thơ đến mức tuyệt vời, ý thơ của ông thanh thoát, bàng bạc những ảnh hưởngsâu xa của đạo Phật, như thơ của một vị Thiền sư Đó là những vần thơ cao nhã và nhàn tản utịch Do ảnh hưởng của tư tưởng Thiền tông trong nhận thức cuộc sống nên thơ haiku củaMatsu Basho thể hiện những cảm thức thẩm mỹ khác nhau như là: Sabi, wabi, aware và
Trang 12karumi Từ những cảm thức này, Basho đã hình thành phong cách riêng cho mình, được gọi làShofu (Tiêu Phong).
2.1 Cảm thức Sabi
Sabi (Tịch) là cảm thức nổi trội của thơ haiku và thể hiện tập trung nhất tư tưởng của ThiềnTông Sabi là linh hồn của tịch liêu, là cảm thức về sự tĩnh mịch sâu xa của sự vật Sabi là ýthức mỹ học đầu tiên được phổ biến qua thơ waka của Fujiwara Shunzei (1114 - 1204) vàocuối thời Heian và đầu thời Kamakura Ý thức này được các nhà thơ sau đó, đặc biệt là Basho,tiếp tục phát triển và định hình Trên thực tế, sabi đã trở thành khái niệm căn bản trong thơBasho
Cái cô tịch của sabi không phải là sự cô tịch của việc chia rẽ, tách biệt, phân li Sabi là cô đơnnhưng là “niềm cô đơn huy hoàng”, là cảm thức hùng tráng chứ không phải cô đơn cá nhân,không mang tính bi lụy Sabi là vẻ cô tịch, trong sự soi chiếu giữa một cá thể và toàn thể, giữamột và tất cả Đó là sự vắng bóng của bản ngã
Nội dung của sabi không chỉ giới hạn trong sự cô tịch Đó không phải là niềm bi thương câmlặng, tịnh thức của bản ngã Sabi là cảm thức của sự tĩnh mịch tuyệt đối, khi lòng người lắngxuống tận đáy kí ức tâm hồn, hiện tại đã hóa hư vô, sự vật nhìn thấy trước mắt mà cứ ngỡ đãtrôi về một miền vô định
Basho chọn cho mình cuộc đời của một lữ khách phiêu bạt khắp nơi trên đất nước Nhật Bản.Trong những năm tháng độc hành ngao du sơn thủy, với một người có lòng hoài cổ, chắc hẳn
đã có nhiều lần ông nhìn thấy những hình ảnh thiên nhiên bình dị trong chiều hôm hay nghemột tiếng cuốc, một tiếng dế mà nhớ quê da diết
Con tim khắc khoải mãi mãi đi tìm sự bình an cho tâm hồn, ông muốn thoát đi thật xa tìmnguồn thi hứng, “theo gương những thiền sư ngày xưa đã đi hàng ngàn dặm không mang gìtheo chỉ cố gắng đạt được trạng thái hạnh phúc dưới ánh trăng trong sáng” Có lẽ vì thế, trăng
là một người bạn đường quen thuộc của ông:
Tsuki kiyoshiYugyou no moteruSuna no ue Mang
TrăngMột nhà sưMang trăng đi qua bãi cát
Bài thơ gợi lên một hình ảnh rất tao nhã của một nhà sư bước đi trên bãi cát vắng lặng dướiánh sáng trăng Tuy nhiên, trăng không phải đang tỏa sáng soi đường cho người lữ hành màchính người ấy đang ung dung mang trăng theo trên bước đường phiêu du của mình Nhà sưkhông chỉ có trăng làm bạn, mà trăng dường như cũng khao khát trở thành người đồng hànhcủa nhà sư Người lữ hành cô độc và ánh trăng lẻ loi trên bãi cát đêm hoang vắng gợi lên mộtniềm cô liêu, tịch mịch tận nơi sâu thẳm của tâm hồn, nhưng đó không phải là nỗi cô đơn uuẩn, xót xa mà là cảm xúc rợn ngợp trước vẻ đẹp dung dị mà thanh cao về sự hợp nhất của conngười và thiên nhiên
Khi con người để lòng mình lắng sâu đến mức nhìn thấy cái vô thường trong hữu hạn cuộc đời,
có thể cảm nhận bằng các giác quan cụ thể những thứ không tạo hình, không thanh sắc, lúc ấy,
Trang 13cả tâm hồn và thể xác như chìm đắm vào sự tĩnh lặng và giao hòa tuyệt đối với đất trời Đó làcốt lõi của Thiền Theo Thiền tông, khi lắng vào niềm tĩnh tịch thì người ta sẽ lắng nghe đượctất cả sự chuyển động của vạn vật:
Shizuka sa yaIwa ni shimiiruSemi no koe
Vắng lặng u trầmThấm sâu vào đáTiếng ve ngân
Những hình ảnh trên của bài thơ vẽ nên một khung cảnh heo hút, đìu hiu bởi tiếng ve kêu khắckhoải Có gì mỏng manh hơn tiếng một con ve ở tận sâu trong khu rừng vắng! Không gian yêntĩnh đến mức thi sĩ có thể nghe thấy tiếng ve thấm sâu vào từng lớp đá, làm run rẩy linh hồn đácứng Thật ra tiếng ve mùa hạ vốn dĩ rất ồn ã Nhưng với Basho, tiếng ve mùa hạ kia dườngnhư đã rơi vào hư vô Vượt lên trên tất cả những thanh âm ồn ào hỗn độn, tâm hồn thi sĩ đã đạtđến trạng thái tĩnh lặng hoàn mỹ, và sự yên tĩnh trong tâm hồn đã lan tỏa, bao trùm lên cảnhvật xung quanh Trong tiếng ve kêu, nhà thơ bước vào cõi âm u, nơi mọi vật dung chứa lẫnnhau Vẫn là tiếng ve ngày nào, vẫn là đá núi hôm qua và trái tim con người vẫn rộn ràng vớinhững nhịp đập ngày thường của nó, nhưng không phải ở chốn ồn ào sôi động mà chính làtrong tâm thức, trong cõi tịnh liêu Dù cuộc đời có “động” đến đâu thì lòng vẫn “tĩnh”, ấy làThiền, ấy là sabi
Vào lúc hoàng hôn, nghe hồi chuông chiêu mộ từ xa vọng lại, người lữ khách nhạy cảm nhưBasho tự dưng cảm thấy đâu đây phảng phất mùi Thiền Trong buổi xế tà này, đằng phươngtrời xa từng đàn chim đang rũ cánh bay về tổ, nhà thơ làm sao không khỏi ý18
thức về thân phận con người? Qua ngọn bút, niềm cô tịch triền miên ấy biến thành thơ
Kane kieteHana no kaori ha tsukuYuube kana
Chuông chùa tắtHương hoa phảng phấtChắc hẳn hoàng hôn
Tâm hồn nhà thơ đã gắn kết, hòa đồng vào vũ trụ, con người sống đời sống của thiên nhiên,thở hơi thở của tự nhiên Nếu được như vậy bất cứ lúc nào con người lặng im nhìn vào tâmtưởng của chính mình cũng cảm nhận được nhịp điệu, sự rung động của đất trời Vì thế giớibên trong và bên ngoài là một, nên thơ của Basho ít khi thể hiện cảm xúc cá nhân Chỉ vài nétphác thảo đơn sơ, mộc mạc cũng làm nổi bật một chiều thu cô tịch và hoang liêu:
Kare edaKarasu no tomari keriAki no kure
Trên cành khôCánh quạ đậuChiều thu
Mùa thu trong bài thơ nhuốm màu tiêu điều, quạnh quẽ, xác xơ qua hình ảnh “cánh quạ ô trêncành héo hắt” Giống như một bức tranh mực Tàu với những nét điểm tinh tế, trầm buồn củachiều thu, bài thơ vẽ nên một khung cảnh với những chi tiết đối lập, là hiện thực tạo thành cáisâu thẳm vô hạn nhất của sabi Cảm nhận về bài thơ này, Henderson cho rằng: “Ở đây khôngchỉ đơn giản là phong cảnh héo úa đậu xuống một chiều thu giống như hình bóng một con quạ,
Trang 14nó còn là sự tương phản của thân hình đen muội, nhỏ xíu của con quạ với bóng tối bao la vôđịnh của buổi chiều hôm và với nhiều
điều khác nữa tuỳ người đọc”
Trong thế giới phồn hoa chốn nhân gian, để lắng nghe được thanh âm của tự nhiên người taphải lắng hồn mình đến trạng thái tuyệt tĩnh của sabi, nơi tâm hồn con người trở thành tấmgương phẳng lặng soi chiếu vạn vật
1.3 Cảm thức Wabi
Wabi (Đà) là một khái niệm của Phật giáo thiền tông, nói đến sự cảm nghiệm về sự thanh bần
an lạc, sự dung dị nhưng thanh cao của cuộc sống con người và sự vật
Cơ sở của wabi chính là bắt nguồn từ quan niệm của người Nhật Bản “Vạn vật hữu linh” Theoquan niệm đó, sự sống tồn tại trong mọi thứ bao quanh con người, dù bé nhỏ hay to lớn, vô tri
vô giác hay có ý thức và cảm giác, đều là biểu hiện của sự sống Nói cách khác, tư tưởng “Vạnvật hữu linh” chính là thái độ trân trọng cuộc sống thực tại Điều này dẫn đến quan niệmchuộng sự cân bằng hài hòa giữa con người và thiên nhiên, chuộng sự giản dị, thanh khiết, mộcmạc, gần gũi Đó cũng chính là cốt lõi của cảm thức wabi Hay nói cách khác, đó cũng chính làtinh thần Thiền tông, đưa con người về với thiên nhiên bình dị, trữ tình, đưa nghệ thuật về vớiđời thường Nếu như sabi là niềm cô tịch soi chiếu tâm hồn với vạn vật thì wabi là sự hiện hữucủa cái đẹp dưới bất kì khoảnh khắc nào, trong bất cứ sự vật mộc mạc nào của cuộc sống đờithường
Tokotsubo niHakanaki yume woNatsu no tsuki
Con bạch tuộc lười
Mơ màng trong lướiTrăng mùa hè
Chắc chỉ có Basho mới có con mắt tinh tế và nhạy cảm đến mức nhìn thấy một con bạch tuộcmắc trong lưới Nhưng dưới con mắt của ông, chú bạch tuộc kia thay vì lo lắng cho cuộc sốngsắp kết thúc của mình, chỉ lười biếng, mơ màng thưởng trăng Quả là một hình ảnh đầy thi vị
và hóm hỉnh Cả sự sống dường như chỉ đọng trong khoảnh khắc, con bạch tuộc lười và ánhtrăng mùa hạ Cái bi thương đã nhường chỗ cho sự thăng hoa của cái đẹp
Wabi chính là cuộc hội ngộ giữa cái đẹp và tính giản dị, tâm hồn và thiên nhiên, tính chất phác,mộc mạc và cái sâu thẳm, tuyệt diệu
Thơ Basho hồn hậu, thuần khiết, trong sáng, được tạo thành từ những điều bình dị nhất của đờisống nhưng mang vẻ đẹp tâm linh sâu thẳm, dịu vợi Khi nâng haiku lên sự hoàn thiện của mộtdòng thơ tâm linh, Basho đã nâng trong lòng bàn tay bát ngát của mình
những sự vật bình thường nhất của thế gian này
Basho tìm thấy vẻ đẹp trong cát bụi chứ không dùng cát bụi xây nên tòa lâu đài thơ ca đẹp đẽ.Ông tìm đến khu vườn cỏ ngát hoa để làm chốn nghỉ chân:
Vườn cỏChọn hoa nàoLàm gối?