1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp hệ thống thông tin kinh tế triển khai thương mại điện tử cho công ty trách nhiệm hữu hạn việt linh

70 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khóa Luận Tốt Nghiệp Hệ Thống Thông Tin Kinh Tế Triển Khai Thương Mại Điện Tử Cho Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Việt Linh
Tác giả Trần Tân Mùi
Người hướng dẫn Th.S Nguyễn Hữu Hoàng Thọ
Trường học Đại học Kinh tế Huế
Chuyên ngành Hệ thống thông tin kinh tế
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2014
Thành phố Huế
Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 3 MB

Nội dung

Trang 1 ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ ------ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC TRIỂN KHAI THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHO CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN VIỆT LIN

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ

- -

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC TRIỂN KHAI THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHO CÔNG

TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN VIỆT LINH

SVTH: TRẦN TÂN MÙI Giáo viên hướng dẫn: Lớp : K44THKT Th.S Nguyễn Hữu Hoàng Thọ Niên khoá: 2010-2014

KLTN Thông tin địa lý

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Ngoài sự nỗ lực, cố gắng của bản thân thì trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này tôi cũng đã nhận được những sự giúp đỡ, động viên của một số người, giúp tôi hoàn thành khóa luận của mình được tốt hơn.Vì vậy tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:

Thầy giáo Nguyễn Hữu Hoàng Thọ, thầy đã chỉ bảo và hướng dẫn tôi tận tình trong suốt quá trình thực hiện khóa luận đồng thời cho tôi những lời khuyên, lời nhắc nhở hết sức quý báu

Xin được gửi lời cảm ơn đến quý thầy, cô giáo trong khoa Hệ thống thông tin kinh

tế, trường Đại học Kinh tế Huế đã giảng dạy, trang bị kiến thức cho tôi trong quá trình học tập tại trường

Tôi cũng xin gửi lời cám ơn chân thành đến các anh, chị và giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Việt Linh đã tạo mọi điều kiện giúp tôi hoàn thành khóa luận của mình

Cuối cùng, xin được gửi lời cảm ơn đến bố, mẹ, người thân cùng tất cả bạn bè đã ủng hộ, động viên tôi trong suốt thời gian vừa qua

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN I MỤC LỤC II DANH MỤC HÌNH VẺ V DANH MỤC BẢNG BIỂU VI DANH MỤC THUẬT NGỮ VII

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu của đề tài 1

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

3.1 Đối tượng nghiên cứu 2

3.2 Phạm vi nghiên cứu 2

3.3 Phương pháp nghiên cứu 2

3.4 Cấu trúc khóa luận 2

PHẦN II: NỘI DUNG 4

CHƯƠNG I 4

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4

1.1 Cơ sở lý luận 4

1.1.1 Khái niệm cơ bản về thương mại điện tử 4

1.1.2 Các hình thức thương mại điện tử 4

1.1.3 Lợi ích của việc ứng dụng thương mại điện tử 5

1.1.4 Vai trò của thương mại điện tử 8

1.1.5 Hạn chế khi ứng dụng thương mại điện tử 9

1.2 Cơ sở thực tiễn 10

1.2.1 Tình hình phát triển thương mại điện tử trong nước và trên thế giới 10

1.2.2 Tình hình phát triển du lịch trên địa bàn Thừa Thiên Huế 14

CHƯƠNG II 16

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VIỆT LINH 16

KLTN Thông tin địa lý

Trang 5

2.1 Lịch sử hình thành 16

2.2 Năng lực và lĩnh vực hoạt động 17

2.3.Tình hình sử dụng lao động 17

2.4 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh: 18

2.5 Cơ cấu tổ chức của Công ty và chức năng nhiệm vụ của các bộ phận 21

2.5.1 Cơ cấu tổ chức 21

2.5.2 Chức năng và nhiệm vụ của mỗi bộ phận 21

2.6 Phân tích môi trường kinh doanh 22

2.6.1 Phân tích đối thủ cạnh tranh 22

2.6.2 Phân tích khách hàng 25

2.6.3 Phân tích sản phẩm 28

2.7 Phân tích ma trận SWOT 32

2.7.1 Ma trận TOWS 32

2.7.2 Ma trận SWOT 34

CHƯƠNG III 36

CÁC BƯỚC TRIỂN KHAI THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHO CÔNG TY TNHH DU LỊCH VÀ THƯƠNG MẠI VIỆT LINH 36

3.1 Thiết kế, xây dựng Website bằng mã nguồn mở Joomla 36

3.1.1 Đặc tả yêu cầu 36

3.1.2 Thiết kế giao diện 37

3.2 Chiến lược marketing 43

3.2.1 Lập phương thức hỗ trợ khách hàng qua mạng 43

3.2.2 Xác định phương thức thanh toán 44

3.2.3 Thực hiện thống kê qua google analytics 44

3.2.4 Thực hiện SEO trên google và mạng xã hội Facebook 46

3.2.5 Hỗ trợ truy cập trên thiết bị di động 46

3.3 Đánh giá tính khả thi của dự án 48

3.3.1 Về kỹ thuật 48

3.3.2 Về lịch trình 48

KLTN Thông tin địa lý

Trang 6

3.3.3 Về chính sách 48

3.3.4 Về pháp luật 48

3.3.5 Về kinh tế 48

PHẦN III 51

ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI CÔNG TY TNHH VIỆT LINH VÀ ĐƯA RA CÁC ĐỀ XUẤT 51

1 Đánh giá chung 51

2 Đề xuất các giải pháp 51

PHẦN IV 53

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 53

1 Kết luận 53

2 Kiến nghị 53

1 Kiến nghị với Công ty Việt Linh 53

2 Kiến nghị với các cơ quan nhà nước 55

3 Kiến nghị với tổng cục du lịch 55

4 Kiến nghị với các ngân hàng 55

TÀI LIỆU THAM KHẢO 56

PHỤ LỤC 57

Tổng quan về mã nguồn mở Joomla 57

1 Khái niệm Joomla 57

2 Đặc tính và tính năng của Joomla 58

KLTN Thông tin địa lý

Trang 7

DANH MỤC HÌNH VẺ

Hình 1 Phân loại hình thức kinh doanh TMĐT theo đối tượng tham gia 5

Hình 2 Ước tính doanh số TMĐT B2C của Việt Nam năm 2013 11

Hình 3 Các loại hàng hóa phổ biến được mua bán qua website TMDT năm 2013 11

Hình 4 Mức độ hài lòng của người mua hàng trực tuyến 12

Hình 5 Các hình thức quảng cáo website TMĐT 12

Hình 6 Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty 21

Hình 7 Phân tích ma trận BCG 22

Hình 8 Chiến lược chiếm lĩnh thị trường 23

Hình 9 Chiến lược phát triển các yếu tố liên quan trong ngành 24

Hình 10 Tương quan chỉ số cạnh tranh giữ các công ty 25

Hình 11 Chỉ số đo lường tóm lượt theo khách hàng 27

Hình 12 Phân tích từ khóa dựa vào công cụ Google Trends 28

Hình 13 Đo lường tốc độ website 30

Hình 14 Sơ đồ ma trận SWOT 35

Hình 15 Giao diện trang chủ website 37

Hình 16 Giao diện trang thông tin tour 38

Hình 17 Giao diện thông tin tours chi tiết 38

Hình 18 Form thông tin đăng kí tours 39

Hình 19 Nội dung thông tin được gửi qua email tự động 40

Hình 20 Giao diện thông tin các khách sạn có thể đặt phòng 40

Hình 21 Form đặt phòng khách sạn 41

Hình 22 Giao diện đăng ký đặt phòng 42

Hình 23 Thông tin phòng đã đặt 42

Hình 24: Thông tin đặt phòng được gửi qua email tự động 43

Hình 25 Thống kê số lượng truy cập theo biểu đồ đường .44

Hình 26 Xác định vị trí địa lý người truy cập theo thành phố 45

Hình 27 Xác định vị trí địa lý theo quốc gia 45

Hình 28 Kết quả tìm kiếm website trên google 46

Hình 29 Hình ảnh website truy cập trên điện thoại 47

Hình 30 Hình ảnh website truy cập trên Ipad 47

Hình 31 Biểu đồ hoàn vốn của dự án 50

KLTN Thông tin địa lý

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1 Thống kê lượng khách đến Huế trong 2 tháng đầu năm 2014 14

Bảng 2 Năng lực và lĩnh vực hoạt động 17

Bảng 3 Cơ cấu sử dụng lao động 17

Bảng 4 Kết quả sản xuất kinh doanh qua 3 năm 2011 - 2013 18

Bảng 5 Phân tích khả năng sinh lời của khách hàng 26

Bảng 6 Xác định mức độ tìm kiếm và cạnh trang của từ khóa bằng công cụ Keyword Planel 29

Bảng 7 Cơ cấu sản phẩm và giá tương ứng 30

Bảng 8 So sánh website với đối thủ dựa trên các yếu tố 7C 31

Bảng 9 Phân tích ma trận TOWS 32

Bảng 10 Ma trận SWOT 34

Bảng 11 Các yếu tố cạnh tranh tạo nên SWOT 35

Bảng 12 Lợi ích hữu hình của dự án 49

Bảng 13 Ước tính chi phí đầu tư 1 lần của dự án .49

Bảng 14 Ước tính chi phí thường xuyên của dự án 49

KLTN Thông tin địa lý

Trang 9

HTML: Hypertext Markup Language

HTTP: Hypertext Transfer Protocol

Cty: Công Ty

DN: Doang Nghiệp

TP: Thành Phố

CNTT: Công Nghệ Thông Tin

CNVT: Công Nghệ Viễn Thông

CNĐT: Công Nghệ Điện Tử

GDĐT: Giao Dịch Điện Tử

GDTMĐT: Giao Dịch Thương Mại Điện Tử

KLTN Thông tin địa lý

Trang 10

vụ ngày càng xuất hiện nhiều hơn trên mạng

Do đó việt ứng dụng và đẩy mạnh quảng bá du lịch thông qua thương mại điện tử

là vấn đề tất yếu Tuy nhiên việc ứng dụng thương mại tử này vẫn chỉ đang ở mức quảng bá, chưa thực sự phát triển hết năng lực của nó Các doanh nghiệp cũng chỉ tạo

ra website quảng bá mà chưa khai thác hết lợi ích trên đó Việc khai thác thông tin từ website, thông tin từ khách hàng hay làm sao cho thông tin được lan tỏa rộng hơn thì hầu như chư chú trọng

Qua tìm hiểu tôi nhận thấy Công Ty TNHH Du Lịch và Thương Mại Việt Linh Huế đã triển khai thương mại điện tử khá lâu và cũng có những kết quả nhất định Tuy nhiên để nó phát huy tối đa sức mạnh thì cần nhiều điều sửa đổi và bổ sung Do vậy tôi

chọn công ty để tìm hiểu và triển khai thương mại điện tử tốt hơn trong thời gian tới

Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thương mại điển tử cho Công Ty TNHH Du Lịch và Thương mại Việt Linh, tạo kênh giao lưu trực tiếp tới khách hàng với quy mô rộng, tốc độ nhanh và chi phí giảm so với các kênh bán hàng truyền thống khác

2 Mục tiêu của đề tài

Hiểu rõ hơn về bản chất và những lợi ích của thương mại điện tử cũng như nhận thức được sự cần thiết phải áp dụng thương mại điện tử để theo kịp với xu hướng hiện nay Giúp doanh nghiệp nhận ra tầm quan trọng của thương mại điện tử và đầu tư nhiều hơn và nó thay vì sử dụng kênh truyền thống như hiện nay

KLTN Thông tin địa lý

Trang 11

Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thương mại điện tử cho Công ty TNHH DL và TM Việt Linh, tạo kênh giao lưu trực tiếp tới khách hàng với quy mô rộng, tốc độ nhanh và chi phí giảm so với các kênh truyền thống khác

3 Đối tượng phạm vi và phương pháp nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Việc triển khai thương mại điện tử cho Công ty TNHH DL & TM Việt Linh

3.3 Phương pháp nghiên cứu

Quá trình thực hiện đề tài sẽ áp dụng một số phương pháp nghiên cứu sau đây:

 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Tìm hiểu các tài liệu liên quan đến TMĐT, kênh thông trực tuyến, triển khai website trực tuyến , các công cụ hỗ trợ …

 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Tìm hiểu, phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Việt Linh cũng như các DN khác trên địa bàn TP Huế Phân tích tình hình sử dụng và hiệu quả của việc áp dụng TMĐT vào việc kinh doanh các mặt hàng tương tự Việt Linh trên địa bàn Thành Phố Huế, trong cả nước và trên thế giới

 Phương pháp phân tích số liệu: Phân tích các số liệu thu thập được nhằm đánh giá tình hình hoạt động tại Công ty Việt Linh và để triển khai TMĐT một cách hợp lý

và hiệu quả

4 Cấu trúc khóa luận

Ngoài phần mở đầu và kết luận thì nội dung chính của khóa luận gồm 3 chương ở phần nội dung

Chương I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN - chương này trình bày lý thuyết

KLTN Thông tin địa lý

Trang 12

và hạn chế của TMĐT; Joomla và các phiên bản của Joomla; tình hình thương mại điện tử trong nước và trên thế giới; tiềm năng xu hướng phát triển du lịch và TMĐT ở Việt Nam cũng như thành phố Huế Từ đó có cái nhìn đúng hơn về bản chất của TMĐT và áp dụng một cách hiệu quả cho Công ty TNHH Việt Linh

Chương II TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH VIỆT LINH – chương này giới

thiệu tổng quan về tình hình công ty bao gồm: lịch sử hình thành; năng lực và lĩnh vực hoạt động; bộ máy công ty và thông tin về nhân sự; phân tích môi trường kinh doanh;

ma trận swot Từ đó đưa ra hình thức Thương Mại Điện Tử phù hợp, chiến lược marketing, quãng cáo… phù hợp

Chương III TRIỂN KHAI THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHO CÔNG TY TNHH VIỆT LINH – chương này sẽ trình bày các bước nhằm triển khai thành công TMĐT:

thiết kế, xây dựng website bằng mã nguồn mở Joomla; các chiến lược marketing; lập phương thức hỗ trợ khách hàng qua mạng; xác định phương thức thanh toán

KLTN Thông tin địa lý

Trang 13

PHẦN II: NỘI DUNG

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Khái niệm cơ bản về thương mại điện tử

Thương mại điện tử (E-commerce, Electronic commerce) là hình thái hoạt động thương mại bằng phương pháp điện tử; là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện công nghệ điện tử mà nói chung là không cần phải in ra giấy trong bất

cứ công đoạn nào của quá trình giao dịch (nên còn được gọi là thương mại không giấy tờ)

1.1.2 Các hình thức thương mại điện tử

Có các hình thức thương mại điện tử như: G2B, G2C, G2G, B2G, B2B, B2C,

C2B, C2C Trong đó, B2B, B2C và C2C là phổ biến nhất

 Doanh nghiệp với Doanh Nghiệp (B2B) là viết tắt của thuật ngữ Business To Business – mô hình kinh doanh thương mại điện tử trong đó giao dịch xảy ra trực tiếp giữa các Doanh Nghiệp với nhau Giao dịch của các công ty với nhau thường được bắt đầu từ các giao tiếp điện tử, trong đó có giao tiếp qua các sàn giao dịch điện tử (khối lượng giao dịch B2B cao hơn rất nhiều so với giao dịch B2C)

 Doanh Nghiệp với Khách hàng (B2C) là viết tắt của thuật ngữ Business To Consumer – là hình thức thương mại điện tử giao dịch giữa công ty với người tiêu dùng (hay là khách hàng) Đây còn được gọi là dịch vụ bán lẻ trực tuyến của các Công

ty qua mạng Internet và thường được thực hiện thông qua chương trình tiếp thị liên kết

 Khách hàng với Khách hàng (C2C) là viết tắt của thuật ngữ Consumer To Consumer là hình thức thương mại điện tử giữa những người tiêu dùng với nhau Loại hình thương mại điện tử này được phân loại bởi sự tăng trưởng của thị trường điện tử

và đấu giá trên mạng, đặc biệt với các ngành theo trục dọc nơi các Công ty hay Doanh Nghiệp có thể đấu thầu cho những cái mà họ muốn từ các nhà cung cấp khác nhau,

KLTN Thông tin địa lý

Trang 14

đây là tiềm năng lớn nhất cho việc phát triển các thị trường mới Loại hình này phổ biến trong các Website đấu giá, mua bán, rao vặt,…ở đó người mua và người bán có thể rao bán, chọn mua sản phẩm và tiến hành các giao dịch mua bán trực tiếp

Hình 1 Phân loại hình thức kinh doanh TMĐT theo đối tượng tham gia

1.1.3 Lợi ích của việc ứng dụng thương mại điện tử

Bao gồm các lợi ích cụ thể sau:

Lợi ích đối với các tổ chức

 Mở rộng thị trường: Với chi phí đầu tư nhỏ hơn nhiều so với thương mại truyền thống, các Công ty có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm, tiếp cận người cung cấp, khách hàng và các đối tác trên khắp thế giới Việc mở rộng mạng lưới nhà cung cấp, khách hàng cũng cho phép các tổ chức có thể mua với giá thấp hơn và bán được nhiều

sản phẩm hơn

 Giảm chi phí sản xuất: Giảm chi phí giấy tờ, chi phí chia xẻ thông tin, chi phí in

ấn, gửi văn bản truyền thống

 Cải thiện hệ thống phân phối: Giảm lượng hàng lưu kho và độ trễ trong phân phối hàng Hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm được thay thế hoặc hỗ trợ bởi các

KLTN Thông tin địa lý

Trang 15

showroom trên mạng, ví dụ ngành sản xuất ô tô (ví dụ như Ford Moto) tiết kiệm được chi phí hàng tỷ USD từ giảm chi phí lưu kho

 Vượt giới hạn về thời gian: Việc tự động hóa các giao dịch thông qua Web và Internet giúp hoạt động kinh doanh được thực hiện 24/7/365 mà không mất them nhiều chi phí biến đổi

 Sản xuất hàng theo yêu cầu: Còn được biết đến dưới tên gọi ―chiến lược kéo‖, lôi kéo khách hàng đến với Doanh Nghiệp bằng khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng Một ví dụ thành công điển hình là Dell Computer Corp

 Mô hình kinh doanh mới: Các mô hình kinh doanh mới với những lợi thế và giá trị mới cho khách hàng Mô hình của Amazon.com, mua hàng theo nhóm hay đấu giá nông sản qua mạng đến các sàn giao dịch B2B là điển hình của những thành công này

 Tăng tốc độ tung sản phẩm ra thị trường: Với lợi thế về thông tin và khả năng phối hợp giữa các Doanh Nghiệp làm tăng hiệu quả sản xuất và giảm thời gian tung sản phẩm ra thị trường

 Giảm chi phí mua sắm: Thông qua giảm các chi phí quản lý hành chính (80%); giảm giá mua hàng (5%-15%)

 Giảm chi phí thông tin liên lạc

 Củng cố quan hệ khách hàng: Thông qua việc giao tiếp thuận tiện qua mạng, quan hệ trung gian với khách hàng được củng cố dễ dàng hơn Đồng thời việc cá biệt hóa sản phẩm và dịch vụ cũng góp phần thắt chặt quan hệ với khách hàng và củng cố lòng trung thành

 Thông tin cập nhật: Mọi thông tin trên Web như sản phẩm, dịch vụ, giá cả… đều có thể được cập nhật nhanh chóng và kịp thời

 Chi phí đăng kí kinh doanh: Một số nước và khu vực khuyến khích bằng cách giảm hoặc không thu phí đăng kí kinh doanh qua mạng Thực tế, việc thu nếu triển khai cũng gặp rất nhiều khó khăn do đặc thù của Internet

 Các lợi ích khác: Nâng cao uy tín, hình ảnh Doanh Nghiệp; cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng, đối tác kinh doanh mới; đơn giản hóa và chuẩn hóa các quy trình giao dịch; tăng năng suất, giảm chi phí giấy tờ; tăng khả năng tiếp cận thông tin và

KLTN Thông tin địa lý

Trang 16

Lợi ích đối với người tiêu dùng

 Vượt giới hạn về không gian và thời gian: Thương mại điện tử cho phép khách hàng mua sắm mọi nơi, mọi lúc đối với các cửa hàng trên khắp thế giới

 Nhiều lựa chọn về sản phẩm và dịch vụ: Thương mại điện tử cho phép người mua có nhiều lựa chọn hơn vì tiếp cận được nhiều nhà cung cấp hơn

 Giá thấp hơn: Do thông tin thuận tiện, dễ dàng và phong phú hơn nên khách hàng có thể so sánh giá cả giữa các nhà cung cấp thuận tiện hơn và từ đó tìm được mức giá phù hợp nhất

 Giao hàng nhanh hơn với các hàng hóa số hóa được: Đối với các sản phẩm số hóa được như phim, nhạc, sách, phần mềm…việc giao hàng được thực hiện dễ dàng thông qua Internet

 Thông tin phong phú, thuận tiện và chất lượng cao hơn: Khách hàng có thể dễ dàng tìm được thông tin một cách nhanh chóng thông qua các công cụ tìm kiếm (serch engines); đồng thời các thông tin đa phương tiện (âm thanh, hình ảnh)

 Đấu giá: Mô hình đấu giá trực tuyến ra đời cho phép mọi người đều có thể tham gia mua và bán trên các sàn đấu giá đồng thời có thể tìm, sưu tầm những món hàng mà mình quan tâm tại mọi nơi trên thế giới

 Cộng đồng thương mại điện tử: Môi trường kinh doanh TMĐT cho phép mọi người tham gia có thể phối hợp, chia xẻ thông tin, kinh nghiệm hiệu quả và nhanh chóng

 ―Đáp ứng mọi nhu cầu‖: Khả năng tự động hóa cho phép chấp nhận các đơn hàng khác nhau từ mọi khách hàng

 Thuế: Trong giai đoạn đầu của TMĐT, nhiều nước khuyến khích bằng cách miễn thuế đối với các giao dịch trên mạng

Lợi ích đối với xã hội

 Hoạt động trực tuyến: Thương mại điện tử tạo ra môi trường để làm việc, mua sắm, giao dịch…từ xa nên giảm việc đi lại điều đó có nghĩa giảm ô nhiễm, giảm tai nạn

KLTN Thông tin địa lý

Trang 17

 Nâng cao mức sống: Nhiều hàng hóa, nhiều nhà cung cấp sẽ dẫn đến tạo áp lực giảm giá do đó khả năng mua sắm của khách hàng cáo hơn, nâng cao mức sống của mọi người

 Lợi ích cho các nước nghèo: Những nước nghèo có thể tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ từ các nước phát triển hơn thông qua Internet và thương mại điện tử Đồng thời cũng có thể học tập được những kinh nghiêm, kỹ năng…được đào tạo qua mạng

Dịch vụ công cộng được cung cấp thuận tiện hơn: Các dịch vụ công cộng như y tế, giáo dục, các dịch vụ công của chính phủ…được thực hiện qua mạng với chi phí thấp hơn, thuận tiện hơn Cấp các loại giấy phép qua mạng, tư vấn y tế…là các ví dụ công điển hình

1.1.4 Vai trò của thương mại điện tử

Sự phát triển và phồn vinh của một nền kinh tế không còn chỉ dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động, mà ở mức độ lớn hơn nó được quyết định bởi trình độ công nghệ thông tin và tri thức sáng tạo Cùng với xu thế đó, thương mại điện

tử xuất hiện đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế thế giới bởi những ảnh hưởng to lớn của mình:

 Làm thay đổi tính chất của nền kinh tế mỗi quốc gia và nền kinh tế toàn cầu

 Làm cho tính tri thức trong nền kinh tế ngày càng tăng lên và tri thức đã thực sự trở thành nhân tố và nguồn lực sản xuất quan trọng nhất, là tài sản lớn nhất của một Doanh Nghiệp

 Mở ra cơ hội phát huy ưu thế của các nước phát triển sau để họ có thể đuổi kịp, thậm chí vượt các nước đã đi trước

 Xây dựng lại nền tảng, sức mạnh kinh tế quốc gia và có tiềm năng làm thay đổi cán cân tiềm lực toàn cầu

 Rút ngắn khoảng cách về trình độ tri thức giữa các nước phát triển với các nước đang phát triển

 Cách mạng hóa marketing bán lẻ và marketing trực tuyến

KLTN Thông tin địa lý

Trang 18

1.1.5 Hạn chế khi ứng dụng thương mại điện tử

Hạn chế về kỹ thuật:

 Chưa có tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, an toàn và độ tin cậy

 Tốc độ đường truyền Internet vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của người dùng, nhất là trong TMĐT

 Các công cụ xây dựng phần mềm vẫn trong giai đoạn đang phát triển

 Khó khăn khi kết hợp các phần mềm TMĐT với các phần mềm ứng dụng và các CSDL truyền thống

 Cần có các máy chủ TMĐT đặc biệt (công suất, an toàn) đòi hỏi thêm chi phí đầu tư

 Chi phí truy cập Internet vẫn còn cao

 Thực hiện các đơn đặt hàng trong TMĐT B2C đòi hỏi hệ thống kho hàng tự động lớn

Hạn chế về thương mại:

 An ninh và riêng tư là hai cản trở về tâm lý đối với người tham gia TMĐT

 Thiếu lòng tin về TMĐT và người bán hàng trong TMĐT do không được gặp trực tiếp

 Nhiều vấn đề về luật, chính sách, thuế chưa được làm rõ

 Một số chính sách chưa thực sự được, hỗ trợ tạo điều kiện để cho TMĐT phát triển

 Các phương pháp đánh giá hiệu quả của TMĐT còn chưa đầy đủ và chưa hoàn thiện

 Chuyển đổi thói quen tiêu dùng từ thực đến ảo cần thời gian

 Sự tin cậy đối với môi trường kinh doanh không giấy tờ, không tiếp xúc trực tiếp, giao dịch điện tử cần thời gian

 Số lượng người tham gia chưa đủ lớn để đạt lợi thế về quy mô (hòa vốn và có lãi)

 Số lượng gian lận ngày càng tăng do đặc thù của TMĐT

Thu hút vốn đầu tư mạo hiểm, khó khăn hơn sau sự sụp đổ hàng loạt của các công ty dot.com

KLTN Thông tin địa lý

Trang 19

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Tình hình phát triển thương mại điện tử trong nước và trên thế giới

a Tình hình phát triển thương mại điện tử trong nước:

 Tình hình phát triển Internet

Theo Báo cáo tài nguyên internet Việt Nam 2013, trong 16 năm phát triển của internet Việt Nam từ 1997 – 2013 Việt Nam tiếp tục là quốc gia đứng thứ 2 khu vực Đông Nam Á, thứ 8 Châu Á và thứ 25 trên thế giới về sử dụng internet

Dịch vụ internet Việt Nam ngày càng đa dạng, phong phú Các loại hình dịch

vụ kết nối tốc độ cao 3G thể hiện sự tăng trưởng vượt bậc do sự tiện lợi trong sử dụng

Trung bình, người dùng trong nước truy cập internet 26,2 giờ mỗi tháng, chỉ kém Thái Lan là 27,2 tiếng và vượt xa các nước khác trong khu vực Đông Nam Á như Singapore, Malaysia… Bên cạnh đó, cũng có tới 90% trong tổng số người sử dụng internet tại Việt Nam từng vào mạng bằng thiết bị di động và 50% truy cập internet qua điện thoại ít nhất một lần mỗi ngày

Năm 2013, Việt Nam trở thành thành viên thứ 143 của Tổ chức hỗ trợ tên miền cấp cao mã quốc gia (ccNSO) thuộc Tổ chức quản lý tên miền và địa chỉ internet quốc

tế (ICANN) vào ngày 20 11 2013

Việt Nam đặt mục tiêu trở thành một trong 70 quốc gia có nền công nghệ thông tin - viễn thông phát triển hàng đầu thế giới Hạ tầng viễn thông đến năm 2015 sẽ phủ sóng di động băng rộng đến 70% cư dân trong cả nước,triển khai xây dựng cáp quang đến hộ gia đình tại tất cả các khu đô thị mới; 20%-30% số hộ gia đình có máy tính và internet băng thông rộng Việt Nam cũng đặt mục tiêu đến năm 2015 trở thành một trong 20 quốc gia cung cấp dịch vụ gia công phần mềm và nội dung số hấp dẫn nhất thế giới Các nhà chuyên môn cho rằng, tương lai của nền kinh tế internet Việt Nam là đạt 17%-20% GDP vào năm 2015 và từ 20%-30% vào năm 2020

 Tình hình phát trển thương mại điện tử

Ước tính giá trị mua hàng trực tuyến của một người trong năm 2013 đạt khoảng 120USD Sản phẩm được lựa chọn tập trung vào các mặt hàng như thời trang, mỹ phẩm (62%), đồ công nghệ và điện tử (35%) đồ gia dụng (32%), vé máy bay (25%) và

KLTN Thông tin địa lý

Trang 20

một số mặc hàng khác Hình thức thanh toán bằng tiền mặt (74%), qua ngân hàng chiếm (41%), trung gian thanh toán qua các website TMĐT chiếm 8%

Hình 2 Ước tính doanh số TMĐT B2C của Việt Nam năm 2013

Hình 3 Các loại hàng hóa phổ biến được mua bán qua website TMDT năm 2013

Đặt chỗ khách sạn, tour du lịch chiếm 16% cũng là con số tương đối phát triển so với các lĩnh vực khác

Mức độ hài lòng với các dịch vụ thương mại điện tử là 29% trong khi không hài lòng chỉ 4%

KLTN Thông tin địa lý

Trang 21

Hình 4 Mức độ hài lòng của người mua hàng trực tuyến

Hình 5 Các hình thức quảng cáo website TMĐT

Qua bảng trên cho thấy mạng xã hội vẫn là lựa chọn số 1 cho việc quảng bá website với tỷ lệ đến 87% Truyền hình được xem là kênh quảng cáo mạnh nhưng trong thế thới thông tin hiện nay nó chỉ còn chiếm 13% tỷ lệ sử dụng hình thức quảng cáo này Kết luận: Qua các thống kê trên cho thấy thương mại điện tử là một tiền năng to lớn đang sơ khai Do đó cần thúc đẩy và phát triển mạnh mẽ dựa trên nền tảng công nghệ quốc tề và cơ sở hạ tầng Việt Nam để đem lại nguồn thu lớn từ tài nguyên này

KLTN Thông tin địa lý

Trang 22

b Tiềm năng, xu hướng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam

 Tiềm năng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam

Tiềm năng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam là cao bởi những lý do chính sau đây:

 Việt Nam là nước xuất khẩu nhiều mặt hàng nên thương mại điện tử sẽ giúp cho các Doanh Nghiệp tìm kiếm các đối tượng khách hàng trên khắp Thế giới

 Việt Nam có thể ―xuất khẩu‖ dịch vụ, sản phẩm thông tin, sản phẩm tri thức bằng cách bán qua mạng Internet

 Du lịch Việt Nam cần tận dụng TMĐT để quãng bá, đặt dịch vụ qua mạng, thanh toán qua mạng, hỗ trợ du khách qua mạng…

 Nhà nước chủ trương thúc đẩy thương mại điện tử phát triển

 Công nghệ thông tin, Internet ở Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục phát triển nhanh

 Chính những khả năng, lợi ích của thương mại điện tử mang lại cho Doanh Nghiệp, nhà đầu tư… là động cơ lớn thúc đẩy Doanh Nghiệp tham gia TMĐT

 Nhân lực Việt Nam tiếp thu công nghệ mới nhanh, đặc biệt là công nghệ thông tin

 Xu hướng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam

 Hiện nay thương mại điện tử ở Việt Nam được tận dụng phục vụ cho việc marketing, bán hàng cho Doanh Nghiệp là chính

 Ngoài ra một số website sàn giao dịch B2B, siêu thị điện tử B2C, website C2C như rao vặt, đấu giá…website thông tin (thông tin là chính) đã được xây dựng và đưa vào hoạt động, thanh toán qua mạng trong và ngoài nước vẫn còn rất ít ỏi và bất tiện Doanh số từ mô hình B2B hầu như vẫn chưa có, trong khi doanh số B2B xấp xỉ 80% – 90% tổng giá trị giao dịch thương mại điện tử trên toàn cầu

 Trong giai đoạn 2006 – 2010 thì xu hướng phát triển Thương mại điện tử ở Việt Nam đi theo 3 nhóm:

KLTN Thông tin địa lý

Trang 23

Nhóm 1: Các Doanh Nghiệp tận dụng Thương mại điện tử để phục vụ

marketing, bán hàng, hỗ trợ khách hàng, mở rộng thị trường, xuất khẩu

Nhóm 2: Các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực Thương mại điện

tử với những website Thương mại điện tử, kinh doanh trên mạng

 Nhóm 3: Doanh nghiệp bắt đầu tận dụng Thương mại điện tử trong B2B

để mua sắm nguyên vật liệu phục vụ việc kinh doanh sản xuất một cách

tự động hoặc bán tự động

1.2.2 Tình hình phát triển du lịch trên địa bàn Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế được đánh giá là trung tâm du lịch đẹp và phá triển nhất Việt Nam và khu vực Đông Nam Á Có cảng chân mây là một trong những cảng đẹp nhất thế giới, thu hút lượng khách quốc tế hàng năm đến 2,5 triệu lược khách

Trong 9 tháng đầu năm 2013, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã đón 1,998 triệu lượt khách du lịch đến Huế; trong đó, khách nước ngoài là trên 752.000 lượt, tăng 2,3%; doanh thu xã hội từ du lịch đạt 4.600 tỷ đồng

Trong năm 2013, lần đầu tiên du lịch dịch vụ TT- Huế vượt trên 50% (54,8%) GDP

Với mức tăng trưởng bình quân đạt 8,5% năm, khu vực dịch vụ được xem là khu vực phát triển đa dạng, phong phú; một số tiềm năng trong lĩnh vực này, nhất là dịch vụ du lịch đã có bước phát triển nhảy vọt

- Tổng số cơ sở lưu trú: 313 (khách sạn: 177, nhà nghỉ: 136)

- Tổng số phòng nghỉ: 7.284 (khách sạn: 6.085, nhà nghỉ: 1.199)

- Tổng số giường: 13.246 (khách sạn: 11.317, nhà nghỉ: 1.929)

- Tỷ lệ sử dụng phòng nghỉ: 70,4%

Số liệu du lịch 2 tháng đầu năm về lượng khách lưu trú đến Huế

Bảng 1 Thống kê lượng khách đến Huế trong 2 tháng đầu năm 2014

Khách Lược khách Tháng 1 năm 2014 Tháng 2 năm 2014 Tỷ lệ tăng %

Nguồn: Sở thể thao văn hóa và du lịch Thừa thiên Huế ( http://svhttdl.hue.gov.vn/ )

KLTN Thông tin địa lý

Trang 24

Bảng trên cho thấy tỷ lệ khách quốc tế lưu trú ở Huế luôn nổi trội hơn khách nội địa, tuy nhiên tỷ lệ tăng trưởng thì lại thấp hơn nhiều Khách nội địa trong tháng

01 2014 đến tháng 02 2014 tăng đến 21,42% trong khi đó khách quốc tế chỉ tăng 3,77% Cho thấy du lịch Huế rất hấp dẫn tuy nhiên phương tiện truyền thông hiện tại vẫn chỉ truyền miệng là chính mà chưa có một hệ thống quảng bá du lịch sâu rộng đến bạn bè quốc tế Đây là một tiềm năng phát triển to lớn cần đầu tư dài hạn và quy hoạch tổng thể để du lịch thực sự là nền kinh tế mũi nhọn của tỉnh

KLTN Thông tin địa lý

Trang 25

CHƯƠNG II TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VIỆT LINH

Tên Công ty: Công ty TNHH DL & TM VIỆT LINH

có được Công ty Việt Linh mở ra để đáp ứng nhu cầu du khách với một dịch vụ nồng nhiệt, chào đón hiệu quả cho tất cả các ngày lễ hội tại Việt Nam và Châu Á Ai cũng biết rằng việc quảng bá tốt nhất là truyền miệng và với điều này trong tâm trí Công ty làm hết sức mình để làm cho kỳ nghĩ của du khách thú vị nhất có thể, do đó bạn sẽ chia sẻ sự thú vị này cho người khác thay chúng tôi Công ty Việt Linh Travel được công nhận là một cơ quan du lịch hàng đầu tại Việt Nam

KLTN Thông tin địa lý

Trang 26

2.2 Năng lực và lĩnh vực hoạt động

Bảng 2 Năng lực và lĩnh vực hoạt động

 Tư vấn lập kế hoạch thông tin du

lịch khu vực miền trung

 Hỗ trợ gia hạn visa và các thủ tục cần thiết trong du lịch

 Hệ thống dịch vụ hỗ trợ, thuê phòng khách sạn, đặt chỗ nhà hàng …

 Hệ thống tour mở, đi đến các vùng miền trên cả nước

 Hướng dẫn hành trình tour cho du khách

 Đặt vé tàu, máy bay, dịch vụ đi lại trong thành phố, nhanh chóng giá rẻ

Nguồn: Công ty TNHH Việt Linh

Nguồn: Công ty TNHH Việt Linh

KLTN Thông tin địa lý

Trang 27

Qua bảng trên ta thấy cơ cấu lao động trong công ty qua 3 năm không có sự

biến động lớn, với quy mô nhỏ và đặt thù của công ty thì số lượng như vậy là phù hơp

và hiệu quả Chỉ có sự biến động nhỏ từ năm 2012 so với 2011 số lượng tăng lên 1

tương ứng 16,67% cơ cấu lao động Trình độ lao động cao từ cao đẳng trở lên năm

2011 trình độ đại học chiếm 60% cao đẳng 40%, năm 2012 và 2013 tỷ lệ này là 50/50

Cho thấy nguồn nhân lực công ty rất chất lượng và ổn định theo thời gian

2.4 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh:

Để biết được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ta dựa vào

bảng kết quả hoạt động kinh doanh, bảng kết quả này có ý nghĩa quan trọng phản ánh

hiệu quả kinh doanh của Côn gty trong một thời gan nhất định, nó cho biết liệu hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp có đem lại lợi nhuận hay không, cho biết Công ty

chi bao nhiêu tiền để sinh lời

Bảng 4 Kết quả sản xuất kinh doanh qua 3 năm 2011 - 2013

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012

14.99

Trang 28

Chi phí

quản lý 16,460,000 17,825,000 19,600,000 1,365,000

8.29 1,775,000

9.96

Lợi

nhuận

khác

5,200,000

7,300,000

40.38

(500,000)

(6.85)

Nguồn: Công ty TNHH Việt Linh

Qua bảng trên ta thấy việc kinh doanh của công ty qua 3 năm phát triển tốt, lợi

nhuận luôn dương Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu trung bình mỗi năm là 11,65%, đặc

biệt tăng trưởng mạnh năm 2011 – 2012 vì năm 2012 có sự kiện lớn là lễ hội Festival

Huế 2012 Lợi nhuận sau thuế qua 3 năm lần lược là: năm 2011 81,52 triệu đồng, năm

2012 104,814 triệu đồng (tăng 29,16% so với 2011), năm 2013 là 111,408 triệu đồng

(tăng 6,29% so với năm 2012) Với các con số trên cho thấy công ty làm ăn phát triển,

tuy nhiên tốc độ phát triển lại chưa đồng điều qua các năm, công ty cần phải có nhiều

biện pháp hơn để giữ vẫn sự tăng trưởng một cách đồng điều

 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình kinh doanh

 Lợi nhuận trên doanh số (ROS)

KLTN Thông tin địa lý

Trang 29

Dựa vào bảng kết quả kinh doanh qua 3 năm 2011 – 2013 của Công ty ta tính được lợi nhuận trên doanh số qua công thức sau:

Trong đó

ROS: lợi nhuận trên doanh số

Pnbt: lợi nhuận ròng trước thuế

S: doanh số

Từ công thức trên ta có lợi nhuận trên doanh số qua 3 năm lần lượt là những con số này cho thấy lợi nhuận trên doanh số qua các năm là giảm xuống, cụ thể:

- Năm 2011: 1 đơn vị doanh số thu cho ra 14,58% đơn vị lợi nhuận

- Năm 2012: 1 đơn vị doanh số thu cho ra 16,33% đơn vị lợi nhuận

- Năm 2013: 1 đơn vị doanh số thu cho ra 15,87% đơn vị lợi nhuận

 Chỉ tiêu lao động

Chỉ tiêu này phản ánh một lao động có thể làm ra được bao nhiêu đồng doanh thu, qua đó đánh giá được năng suất lao động của mỗi lao động

- Doanh thu bình quân một lao động năm 2011 là 139,1 triệu đồng

- Doanh thu bình quân một lao động năm 2012 là 133,68 triệu đồng (giảm 5,42 triệu so với năm 2011)

- Doanh thu bình quân một lao động năm 2013 là 144,32 triệu đồng (tăng 10,64 triệu so với năm 2012 và tăng 5,22 triệu so với năm 2011

Mức sinh lời của một lao động

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đóng góp của mỗi lao động vào lợi nhuận

Mức sinh lời của một lao động năm 2011 là 16,23 triệu đồng

Mức sinh lời của một lao động năm 2012 là 17,447 triệu đồng (tăng 1,22 triệu

so với năm 2011)

KLTN Thông tin địa lý

Trang 30

Mức sinh lời của một lao động năm 2013 là 18,57 triệu đồng (tăng 1,123 triệu

so với năm 2012 và tăng 2,34 triệu so với năm 2011

Mức độ đóng góp của một lao động vào lợi nhuận qua các năm, cụ thể: từ năm

2011 đến 2012 tăng 1,22triệu đồng và từ năm 2012 đến 2013 tăng 1,123 triệu đồng

2.5 Cơ cấu tổ chức của Công ty và chức năng nhiệm vụ của các bộ phận

Bộ máy quản lý của Công ty Việt Linh gồm các bộ phận chức năng không có phòng, ban tách biệt, mọi hoạt động chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc, đảm bảo cho hoạt động của Công ty được thực hiện một cách thống nhất và đồng bộ Mỗi bộ phận chức năng có những chức năng và nhiệm vụ khác nhau và bổ sung thông tin cho nhau để cùng thực hiện tôt mục tiêu của Công ty

2.5.1 Cơ cấu tổ chức

Hình 6 Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty

Nguồn: Công ty TNHH Việt Linh

2.5.2 Chức năng và nhiệm vụ của mỗi bộ phận

Giám đốc : là người đưa ra mọi quyết định liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty cũng như định hướng phát triển Công ty, trên cơ sở đó đề ra các chiến lược cho sự phát triển của Công ty và đánh giá nhìn nhận sau mỗi chiến lược

Kế toán: có chức năng thông kê phân tích tình hình tài chính của công ty, lập dự toán ngân sách khi cần thiết, như có lễ hội hay các tour lớn Thống kê số lượng khách cũng như số lượng tour đã bán

Bán tours: tư vấn thông tin tour cho khách hàng, tự thiết kế tour nhỏ trên cơ sở tour đã có Kiêm marketing truyền thống, xử lý vấn đề về các tour đã bán, tham mưu cho giám đốc tình hình và nhu cầu của khách hàng hiện tại

KLTN Thông tin địa lý

Trang 31

Hướng dẫn: đưa du khách tham quan quảng bá công ty cũng như các điểm du lịch Lấy thông tin nhiều chiều từ khách hàng, cố vấn tour mới cho giám đốc, là bộ mặt đại diện cho công ty

SEO/Marketing Mix: quản lý, thống kê thông tin từ website, emarketing và maketing truyền thống Đưa ra định hướng tập trung marketing, phân tích đối thủ phân tích thị trường nhằm đưa ra chiến lược marketing phù hợp

2.6 Phân tích môi trường kinh doanh

2.6.1 Phân tích đối thủ cạnh tranh

Công ty đang phải đối diện với rất nhiều đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành nghề kinh doanh, chỉ riêng trên địa bàn thành phố Huế nói riêng cũng đã có khá nhiều đối thủ cạnh tranh với Công ty Việt Linh như: Cty CP DL Huế, Cty DL Nụ Cười Huế, Cty DL VietTravel chi nhánh Huế, công ty DL Đông Kinh…

Nhìn nhận một cách khái quát các nhà cạnh tranh chủ yếu nhằm so sánh tương quan giữa họ với DN trên những yếu tố quan trọng cả bên trong lẫn bên ngoài Công ty có rất nhiều đối thủ ở Huế, ở đây phân tích 3 đối thủ chính là công ty du lịch VietTravel chi nhánh huế, công ty du lịch Nụ Cười Huế, công ty cổ phần du lịch Huế

40 60

80 100

Trang 32

ty để chiếm thị phần từ đối thủ này

Công ty Nụ cười Huế là công ty mới phát triển, thị phần nhỏ, tuy nhiên có tốc độ tăng trưởng khá cao, cần đề phòng sự bành trướng thị trường của công ty này Đồng thời cạnh tranh thị phần với nó

Chiến lược đề xuất:

Bảng đồ nhóm chiến lược

Hình 8 Chiến lược chiếm lĩnh thị trường

Nguồn: Tổng hợp phân tích từ công ty TNHH Việt Linh

KLTN Thông tin địa lý

Trang 33

Trong bảng chiến lược này thì Công ty cố gắng giữ vị trí cạnh tranh tốt, đang vươn lên so với đối thủ là công ty Nụ cười Huế, và kém phần không đáng kể so với công ty lâu năm là công ty DL Huế Tuy nhiên vẫn cần thời gian dài để bắt kịp công ty lớn là VietTravel

Nhóm chiếc lược tổng quan các yếu tố

Hình 9 Chiến lược phát triển các yếu tố liên quan trong ngành

Nguồn: Tổng hợp phân tích từ công ty TNHH Việt Linh

Về tour: thì sự đa dạng, hay giá cả giữa các công ty không có sự chênh lệch lớn, và tour cũng là yếu tố quan trọng nhất trong mỗi công ty

Về khách hàng: công ty đang thua đối thủ về vị trí này, vì thị phần hiện tại của công

ty chưa lớn, ra đời sau và cũng có quá nhiều đối thủ hiện tại cũng như trong tương lai

Về dịch vụ đi kèm: thì công ty khá nổi trội, ví dụ như thuê xe, gia hạn visa, đưa đón các điểm xe buýt …

Về thị trường: đang cố gắng phấn đấu với đối thủ, mức chênh lệch đang dần được rút ngắn

KLTN Thông tin địa lý

Trang 34

Về quy mô: thì quy mô của công ty đang còn quá nhỏ so với đối thủ, nhỏ về nhân

sự, về cơ sở hạ tầng, cũng như quy mô phát triển thị trường … Tuy nhiên quy mô lại chiếm phần nhỏ trong tổng cơ cấu tổng

Về vị trí địa lý: Công ty có vị trí khá thuận lợi, nằm giữa trục đường chính mà du khách nước ngoài thường lui tới lưu trú và mua sắm

Bảng đồ các chỉ số cạnh tranh

Hình 10 Tương quan chỉ số cạnh tranh giữ các công ty

Nguồn: Tổng hợp phân tích từ công ty TNHH Việt Linh

Qua bảng đồ này thì thấy trong các đối thủ, công ty VietTravel chiếm diện tích lớn nhất, bao quát các công ty khác Với công ty Việt Linh cũng chiếm một vị trí khá lớn

có nhiều điểm nổi trội như kỹ năng nhân viên, dịch vụ hỗ trợ, hay chương trình khuyến mãi Công ty du lịch Đông Kinh chiếm vị trí nhỏ nhất trong biểu đồ

2.6.2 Phân tích khách hàng

Phân tích khả năng sinh lời của khách hàng

Khách hàng là tác nhân cơ bản quyết định khả năng sinh lời tiềm tàng của ngành cũng như khả năng tồn tại của Công ty, việc xác định khách hàng và nhu cầu của họ có

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Giá

Nội Dung Tour

Nu cuoi Hue VietTravel

DL Đong Kinh Cty DL khác

KLTN Thông tin địa lý

Trang 35

ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Công ty, vì vậy phân tích khách hàng là việc mà Công ty cần quan tâm trước hết

Có nhiều đối tượng, nhiều nhóm khách hàng bởi thu nhập của mỗi người là khác nhau nên nhu cầu về sản phẩm của họ cũng khác nhau và Công ty cần phải biết đâu là nhóm khách hàng mục tiêu mà mình phải hướng đến

Bảng 5 Phân tích khả năng sinh lời của khách hàng

Phân tích Khả năng sinh lợi

Doanh thu theo Phân khúc 286,450,000 ₫ 362,000,000 ₫ 56,350,000 ₫ 704,800,000 ₫

Ngày đăng: 24/01/2024, 15:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w