Tuy nhiên thu ngân sáchLạng Giang cũng còn nhiều bộc lộ hạn chế, tuy số thu ngân sách Nhà nướctăng qua các năm nhưng còn chưa xứng với tiềm năng của huyện, đòi hỏi phảicó những biện pháp
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Ngân sách Nhà nước có vai trò quan trọng đối với mỗi quốc gia nóichung và mỗi địa phương nói riêng Ngân sách Nhà nước và thu ngân sáchNhà nước giúp cho việc sử dụng tài sản của Nhà nước một cách tiết kiệm và
có hiệu quả, tăng tích luỹ nhằm thực hiện công nghiệo hoá hiện đại hoá đấtnước, đáp ứng yêu cầu phát triển linh tế xã hội và nâng cao đời sống nhândân, bảo đảm quốc phòng an ninh và đối ngoại
Lạng Giang là một huyện của tỉnh Bắc Giang, là một huyện có nhiềutiềm năng về phát triển kinh tế cũng như có tiềm năng rất lớn về thu ngânsách Nhà nước Trong những năm qua, thu ngân sách Lạng Giang đã đạt đượcnhiều thành tựu, số thu tăng mạnh qua các năm Tuy nhiên thu ngân sáchLạng Giang cũng còn nhiều bộc lộ hạn chế, tuy số thu ngân sách Nhà nướctăng qua các năm nhưng còn chưa xứng với tiềm năng của huyện, đòi hỏi phải
có những biện pháp thu hiệu quả hơn để khai thác hết tiềm năng thu ngânsách Nhà nước của tỉnh
Xuất phát từ thực tế đó, trong chuyên đề thực tập của mình em mạnh
dạn nghiên cứu đề tài “ Giải pháp đảm bảo ngân sách ngân sách xã hội cho phát triển kinh tế xã hội huyện Lạng Giang tỉnh Bắc Giang”.
Đề tài được thực hiện với mục đích nghiên cứu lý luận và ứng dụng vàothực tiễn thu ngân sách Nhà nước qua đó xem xét thực trạng của thu ngânsách Nhà nước, từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm tăng thu ngân sáchcho trong thời gian tới của huyện Lạng Giang tỉnh Bắc
Đây là kết quả của quá trình nghiên cứu với việc áp dụng một số phươngpháp nghiên cứu như: phương pháp phân tích và tổng hợp, thống kê mô tả,
Trang 2phương pháp hệ thống hoá và phương pháp suy luận lôgíc.
Trên cơ sở mục đích, phạm vi và phương pháp nghiên cứu, nội dung của
đề tài nghiên cứu được chia làm ba chương, cụ thể như sau:
Chương I: Sự cần thiết phải đảm bảo ngân sách cho phát triển kinh tế Chương II: Thực trạng thu ngân sách huyện Lạng Giang giai đoạn 2006-2008
Chương III: Giải pháp bảo đản ngân sách cho phát triển kinh tế xã hội huyện Lạng Giang - Băc Giang năm 2009
Qua đây, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo
TS Nguyễn Thị Kim Dung và các cán bộ phòng Tài Chính - Kế Hoạch huyệnLạng Giang tỉnh Bắc Giang đã giúp em hoàn thành chuyên đề này
Sinh viên
Mạc Tuấn Anh
Trang 3Chương 1
SỰ CẦN THIẾT PHẢI BẢO ĐẢM NGÂN SÁCH CHO PHÁT
TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
1.1 KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Dựa trên cơ sở phân tích khoa học về quá trình phát sinh, tồn tại vàphát triển mà có những định nghĩa khác nhau về ngân sách Trong thực tiễn,khái niệm ngân sách dùng để chỉ tổng số thu và chi của một chủ thể trong mộtthời gian nhất định Nếu chủ thể là nhà nước thì được gọi là NSNN
Theo luật ngân sách nhà nước được Quốc Hội khoá IX nước cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua tại kì họp thứ hai, năm 2002 thì “
Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”.
Trong khái niệm, ngân sách được hiểu là toàn bộ các khoản thu chi Vềbản chất, đằng sau những con số thu, chi đó là các quan hệ lợi ích kinh tế giữanhà nước với các chủ thể khác như: doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân trong
và ngoài nước gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ ngânsách Có thể kể ra các quan hệ đó là:
- Quan hệ giữa NSNN với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh
tế, đặc biệt là với doanh nghiệp nhà nước thông qua phân phối kết quả hoạtđộng sản xuất kinh doanh dưới hình thức động viên thuế, phí để hình thànhnguồn lực tài chính của Nhà nước Nhà nước thực hiện quan hệ này thông quacác hoạt động đầu tư và tài trợ doanh nghiệp như: xây dựng cơ sở hạ tầngkinh tế, trợ giá, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển… Đây
là mối quan hệ kinh tế trọng tâm của NSNN
Trang 4- Quan hệ giữa NSNN với dân cư thông qua nộp thuế, phí và cácnguồn đóng góp tự nguyện Đối với Nhà nước mối quan hệ này được thựchiện với các công trình công cộng về kinh tế, xã hội, trợ cấp, hưu trí, cácchế độ phúc lợi xã hội…
- Quan hệ giữa NSNN với các cơ quan hành chính Nhà nước
- Quan hệ giữa NSNN với các tổ chức xã hội
- Quan hệ giữa NSNN với các Nhà nước khác và với các tổ chức quốc tế
- Quan hệ giữa NSNN với thị trường tài chính…
Những quan hệ kinh tế nói trên thể hiện rất rõ nội dung kinh tế xã hộicủa NSNN nhìn trên góc độ NSNN là phạm trù kinh tế vừa là công cụ kinh tếchủ yếu của Nhà nước, vì vậy khi xem xét bản chất của NSNN cũng gắn liềnvới các yếu tố sau:
Thứ nhất, với các chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước đương quyền
bởi các chính sách kinh tế xã hội thể hiện rõ bản chất của Nhà nước để rachính sách đó và bản chất của NSNN thẩm thấu vào bản chất của Nhà nướcbởi nó là công cụ của chính sách Nhà nước đó
Thứ hai, xét đến phương thức sản xuất tương ứng vì phương thức sản
xuất này quyết định đến việc hình thành cơ chế kinh tế, cơ chế tài chính cũngnhư cơ chế quản lý tài chính và ngân sách Nhà nước nói riêng
1.2 VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Vai trò của NSNN được thể hiện qua chính cách sử dụng NSNN.NSNN có phát huy được vai trò hay không phụ thuộc vào Nhà nước và nhậnthức của Nhà nước đối với NSNN Ở Việt Nam, trong nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước là của dân, do dân và vì dân, do đótrong chức năng nhiệm vụ thể hiện các vai trò rất cụ thể về sản xuất đầu tư để
Trang 5thể hiện thành phần kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, Nhà nước trực tiếptham gia vào quá trình đầu tư sản xuất và cung ứng hàng hoá dịch vụ trongcác khâu then chốt Để thực hiện chức năng quản lý hành chính của Nhànước, Nhà nước cũng là chủ thể thường xuyên tiêu thụ một khối lượng lớnhàng hoá dịch vụ vì vậy Nhà nước cũng là người tiêu dùng Nhà nước cũng làngười xây dựng hệ thống pháp luật và chỉ đạo hướng dẫn thực hiện Nhà nướccũng là người điều hành tổ chức nền kinh tế xã hội, vì vậy NSNN được sửdụng để thực hiện các vai trò đó.
Xuất phát trong điều kiện cụ thể hiện nay NSNN có vai trò là công cụđiều chỉnh vĩ mô các hoạt động kinh tế xã hội của Nhà nước Vai trò này xuấtphát từ yêu cầu khắc phục những khuyết tật vốn có của kinh tế thị trường Vaitrò là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội của NSNN được thể hiệntrên những khía cạnh sau:
1.2.1 Vai điều tiết thúc đẩy phát triển kinh tế:
Để khắc phục những khuyết tật vốn có của cơ chế thị trường, Nhà nướcthực hiện việc định hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích thích phát triểnsản xuất kinh doanh và chống độc quyền Thông qua thu chi ngân sách thựchiện nhiệm vụ sau:
1.2.1.1 Là công cụ định hướng hình thành cơ cấu kinh tế: NSNN
cung cấp kinh phí để Nhà nước đầu tư cho cơ sở hạ tầng, hình thành cácngành then chốt, trên cơ sở đó tạo ra môi trường thuận lợi cho sự ra đời vàphát triển của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác
- Việc hình thành các doanh nghiệp Nhà nước là một trong những biệnpháp căn bản để chống độc quyền
1.2.1.2 Kích thích phát triển sản xuất kinh doanh: NSNN hỗ trợ cho
sự phát triển của các doanh nghiệp trong những trường hợp cần thiết đảm bảo
Trang 6cho sự ổn định về cơ cấu hoặc chuẩn bị chuyển đổi sang cơ cấu kinh tế mớihợp lý hơn Thông qua các khoản thuế và chính sách thuế sẽ đảm bảo vai tròđịnh hướng đầu tư, kích thích hoặc hạn chế phát triển sản xuất kinh doanh.
1.2.2 Vai trò giải quyết các vấn đề về mặt xã hội:
Trong xã hội luôn tồn tại những vấn đề bất cập như phân hoá giàunghèo, những đối tượng khó khăn trong các tầng lớp dân cư (người già, ngườitàn tật, trẻ mồ côi…), sự gia tăng của các tệ nạn xã hội Do vậy, vai trò củaNSNN là rất quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu xây dựng xã hội côngbằng, văn minh
1.2.2.1.Trợ giúp những ngưòi có thu nhập thấp
Trong xã hội có nhiều người có mức thu nhập rất thấp, họ không có đủkhả năng tự mình trang trải cuộc sống của chính bản thân họ như nhưngngười già neo đơn, những người tàn tật Do đó, qua các quỹ từ thiện, mộ phầnNSNN cùng các khoản tiền từ thiện từ các cá nhân, tập thể giúp đỡ nhữngngười này
- Đầu tư của NSNN để thực hiện các chính sách xã hội, sắp xếp laođộng và việc làm, trợ giá mặt hàng…
1.2.2.2 Phân phối lại thu nhập: Trong xã hội nền kinh tế thị trường,
việc thu nhập bất công là không thể tránh khỏi Do chính sách phát triển củanước ta là công bằng, phát triển đều và toàn diện,nên CP cần can thiệp nhằmphân phối lại thu nhập toàn xã hội Thông qua thuế trực thu “thuế thu nhập cánhân, thuế thu nhập doanh nghiệp” nhằm điều tiết những đối tượng có thunhập cao để phân phối lại thu nhập cho đối tượng có thu nhập thấp
1.2.2.3 Xây dựng và nâng cao chất lượng cơ sở vật chất dịch vụ công xã hội: Đây là vai trò quan trọng của NSNN Cơ sở vật chất và chất lượng
Trang 7dịch vụ công của một quốc gia thể hiện trình độ phát triển của quốc gia đó Do
đó, cùng với sự phát triền thì mỗi quôc gia phải nâng cao chất lượng cơ sở vậtchất xã hội và chất lượng các dịch vụ công cộng của quốc gia mình, Phục vụ cholợi ích của cộng đồng
1.2.3 Vai trò ổn định thị trường, chống lạm phát:
NSNN có vai trò quan trọng trong việc bình ổn giá cả, chống lại lạmphát Bằng công cụ thuế và chính sách chi ngân sách, Nhà nước có thể điềuchỉnh được giá cả, thị trường một cách chủ động Mối quan hệ giữa giá cả,thuế và dự trữ Nhà nước có ảnh hưởng sâu sắc tới tình hình thị trường Cả bayếu tố này đều không tách rời hoạt động của NSNN
Chống lạm phát là một nội dung quan trọng trong quá trình điều chỉnhthị trường Nguyên nhân gây ra và thúc đẩy lạm phát có nhiều và xuất phát từnhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực thu chi tài chính của Nhà nước Chính vìvậy, NSNN phải được nhìn nhận như một công cụ nhằm góp phần khống chế
và đẩy lùi lạm phát Về mặt tổng hợp, thì vai trò này của NSNN thể hiện ở tất
cả các mặt: thu, chi và cân đối NSNN Thu, chi NSNN phải nhằm mục đíchkích thích sản xuất phát triển, chống tình trạng bao cấp và lãng phí
Chính việc sử dụng nguồn quỹ tài chính, những chính sách chi tiêu tàichính trong từng thời điểm cũng giúp cho việc hạn chế lượng tiền mặt lưuthông tại thời điểm đó, ổn định giá cả và góp phần kiềm chế lạm phát…
1.3 HỆ THỐNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Hệ thống NSNN là tổng thể ngân sách của các cấp chính quyền Nhànước, hệ thống ngân sách và cơ cấu của hệ thống ngân sách chịu tác động bởinhiều yếu tố mà trước hết là chế độ xã hội của một Nhà nước và phân chialãnh thổ hành chính Thông thường, ở các nước hệ thống ngân sách được tổchức phù hợp với hệ thống hành chính Với mô hình nhà nước liên bang thì
Trang 8hệ thống ngân sách gồm có ngân sách liên bang, ngân sách các bang thànhviên và ngân sách địa phương (xã, thành phố…).
Ở Việt Nam, với mô hình Nhà nước thống nhất nên hệ thống ngân sáchnước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là một thể thống nhất gắn liềnvới hệ thống hành chính Nhà nước với các bộ ngành trung ương với các đơn
vị hành chính tỉnh, huyện, quận, xã phường… Các mối quan hệ tài chínhđược xác lập trong quá trình phân cấp quản lý NSNN về lập, chấp hành, kiểmtra và quyết toán NSNN Vì vậy hệ thống NSNN theo điều 4 luật NSNN quyđịnh: NSNN gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương Ngân sáchđịa phương gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có HĐND vàUBND
NSTW gồm các dự toán kinh phí của các bộ ngành do trung ương quản
lý NSTW giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống ngân sách có tác động trực tiếpđến quá trình phát triển của toàn bộ nền kinh tế xã hội Các quan hệ tài chính
ở các lĩnh vực, các ngành quan trọng nhất và quyết định sự ổn định nền tàichính quốc gia để đảm bảo cân đối NSTW NSTW đảm nhận các khoản chichủ yếu của nền kinh tế quốc dân, đảm bảo các quan hệ cân đối lớn trong nềnkinh tế Vậy ngân sách trung ương cần được tập trung những nguồn thu quantrọng và có khả năng phát triển
Ngân sách địa phương các cấp hoạt động trong phạm vi địa bàn lãnhthổ của từng đơn vị hành chính và chế độ phân cấp quản lý kinh tế xã hội củamỗi cấp Nguồn thu ngân sách của mỗi cấp chính quyền địa phương cũngđược căn cứ vào nhu cầu chi tiêu của mỗi cấp và các nguồn thu của NSNN cótrên địa bàn Những khoản thu bắt nguồn từ kinh tế địa phương tuỳ theo phạm
vi hoạt động kinh tế để dành riêng thuế địa phương hưởng 100% và độ giaothu ổn định theo luật Những khoản thu từ các hoạt động kinh tế với quy mô
Trang 9lớn, phạm vi rộng trong đó có sự tham gia quản lý của địa phương thì loạithuế đó dùng để phân chia tỷ lệ % giữa các cấp, tỉ lệ % đó được giao ổn định
từ 3-5 năm Cả hai khoản thu trên đều là những khoản thu phát sinh trên địabàn, phụ thuộc mức độ phát triển kinh tế xã hội của địa bàn do đó cần khuyếnkhích địa phương đầu tư tạo điều kiện phát triển KTXH tạo nguồn lực tại chỗ,tăng thu NSNN Trường hợp hai khoản thu trên không đảm bảo nhu cầu chithì NSĐP được ngân sách cấp trên bổ sung nguồn cân đối Số bổ dung nàyđược coi là nguồn thu của cấp dưới và được giao ổn định từ 3-5 năm Ngoài
ra để thực hiện các mục tiêu dự án quốc gia như xoá đói giảm nghèo… cácnguồn thu phân cấp cho NSĐP quản lý không những để thực hiện các nhiệm
vụ mang tính chất chung của Nhà nước mà còn thực hiện các nhiệm vụ mangtính chất riêng của địa phương cho các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ… trên địabàn địa phương
1.4 THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.4.1 Khái niệm, đặc điểm và phân loại
1.4.1.1 Khái niệm
Khi Nhà nước ra đời, để có tiền chi tiêu cho sự tồn tại và hoạt động củamình, Nhà nước đã đặt ra chế độ thuế khoá để dân cư đóng góp hình thànhnên quỹ tiền tệ của Nhà nước Lúc đầu, Nhà nước sử dụng nó để nuôi bộ máyNhà nước, sau đó phạm vi sử dụng được mở rộng dần theo sự phát triển cácchức năng, nhiệm vụ của Nhà nước Ngày nay, Nhà nước còn dùng quỹNSNN để chi tiêu cho các khoản phúc lợi xã hội và phát triển kinh tế Do vậythu NSNN ngày càng được phát triển
Thu NSNN là quá trình Nhà nước sử dụng quyền lực để huy động một
bộ phận giá trị của cải xã hội hình thành quỹ ngân sách nhằm đáp ứng nhucầu chi tiêu của Nhà nước
Trang 101.4.1.2 Đặc điểm
Nguồn tài chính được tập trung vào NSNN tương ứng với phần giá trịcủa GNP được tập trung vào tay Nhà nước, nó là những khoản thu nhập củaNhà nước được hình thành trong quá trình Nhà nước tham gia phân phối củacải xã hội dưới hình thức giá trị Thu NSNN phản ánh các quan hệ kinh tế nảysinh trong quá trình phân chia các nguồn tài chính quốc gia giữa Nhà nướcvới các chủ thể trong xã hội Sự phân chia đó là một tất yếu khách quan, xuấtphát từ yêu cầu tồn tại phát triển của bộ máy Nhà nước cũng như yêu cầu thựchiện các chức năng kinh tế - xã hội của Nhà nước Đối tượng phân chia lànguồn tài chính quốc gia, kết quả do lao động sản xuất trong nước tạo ra đượcthể hiện dưới hình thức tiền tệ
Về mặt nội dung, thu NSNN chứa đựng các quan hệ phân phối dướihình thức giá trị nảy sinh trong quá trình Nhà nước dùng quyền lực tập trungmột phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ tiền tệ tập trung của Nhànước Một đặc điểm nữa của thu NSNN là gắn chặt với thực trạng kinh tế và
sự vận động của các phạm trù giá trị như giá cả, lãi suất, thu nhập… Sự vậnđộng của các phạm trù đó vừa tác động đến sự tăng giảm mức thu, vừa đặt rayêu cầu nâng cao tác dụng điều tiết của các công cụ thu NSNN
1.4.1.3 Phân loại thu NSNN
Việc phân loại thu NSNN có ý nghĩa thiết thực trong việc phân tíchđánh giá và quản lý các nguồn thu NSNN Có hai cách phân loại phổ biến là:
Phân loại theo nội dung kinh tế: Phân loại các khoản thu NSNN theo
nội dung kinh tế là cần thiết để thấy rõ sự phát triển của nền kinh tế, tính hiệuquả của nền kinh tế Theo cách phân loại này, có thể chia các khoản thuNSNN thành hai nhóm:
Trang 11- Nhóm thu thường xuyên có tính chất bắt buộc gồm thuế, phí, lệ phívới nhiều hình thức cụ thể do luật định
- Nhóm thu không thường xuyên bao gồm các khoản thu từ hoạt độngkinh tế của Nhà nước, thu từ hoạt động sự nghiệp, thu tiền bán hoặc cho thuêtài sản thuộc sở hữu Nhà nước và các khoản thu khác
Phân loại theo yêu cầu động viên vốn vào NSNN : có thể chia các
cư, các tổ chức kinh tế xã hội, vay từ nước ngoài
Cách phân loại này cho phép đánh giá sự lành mạnh của NSNN và rất
có ý nghĩa trong việc tổ chức điều hành NSNN
1.4.2 Chức năng của thu ngân sách Nhà nước
1.4.2.1 Chức năng phân bổ nguồn lực
Chức năng phân bổ nguồn lực của NSNN là khả năng khách quan mànhờ vào đó các nguồn tài lực thuộc quyền chi phối của Nhà nước, được tổchức, sắp xếp, phân phối một cách có tính đến các hiệu quả kinh tế - xã hộicủa việc sử dụng các nguồn tài lực đó, đảm bảo cho nền kinh tế phát triểnvững chắc và ổn định theo các tỉ lệ cân đối đã định của chiến lược và kếhoạch phát triển kinh tế xã hội
Kết quả của việc vận dụng chức năng phân bổ nguồn lực là quỹ ngânsách được tạo lập, được phân phối và sử dụng Việc tạo lập, phân phối và sửdụng một cách đúng đắn, hợp lý các quỹ ngân sách đó chính là sự phân bổ
Trang 12một cách tối ưu các nguồn lực tài chính thuộc quyền chi phối của các chủ thểcông, nó tác động mạnh mẽ đến việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tàichính của toàn xã hội; thúc đẩy hoàn thiện cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế xãhội bằng việc tính toán, sắp xếp các tỉ lệ tương đối quan trọng trong phân bổcác nguồn lực tài chính Một sự phân bổ như thế sẽ là nhân tố quan trọng ảnhhưởng tới sự phát triển bền vững và ổn định của nền kinh tế.
1.4.2.2 Chức năng phân phối lại thu nhập
Chức năng phân phối lại thu nhập của NSNN là khả năng khách quan
mà nhờ vào đó ngân sách được sử dụng vào việc phân phối và phân phối lạicác nguồn tài chính xã hội nhằm thực hiện mục tiêu công bằng xã hội trongphân phối và hưởng thụ kết quả của sản xuất xã hội
Trong chức năng này, chủ thể phân phối là Nhà nước trên tư cáchngười có quyền lực chính trị , còn đối tượng phân phối là các nguồn tàichính đã thuộc sở hữu công cộng hoặc đang là thu nhập của các pháp nhân vàthể nhân trong xã hội mà Nhà nước tham gia điều tiết
Công bằng về phân phối được thể hiện trên hai khía cạnh: công bằng vềmặt kinh tế và công bằng về mặt xã hội Công bằng về kinh tế là yêu cầu nộitại của nền kinh tế thị trường, do giá cả thị trường quyết định Tuy nhiên,trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, do những yếu tố sản xuất của cácchủ thể kinh tế hoặc cá nhân không giống nhau như sức khoẻ, trình độ, hoàncảnh… mà thu nhập của các chủ thể kinh tế hoặc cá nhân có sự chênh lệch
Sự chênh lệch thu nhập này vượt quá giới hạn nào đó sẽ dẫn đến bất côngbằng xã hội Yêu cầu công bằng xã hội là duy trì sự chênh lệch trong phạm vihợp lý, thích ứng với từng giai đoạn mà xã hội có thể chấp nhận được Tronglĩnh vực này, thu NSNN được sử dụng làm công cụ để điều chỉnh lại thu nhập
mà các chủ thể trong xã hội đang nắm giữ Sự điều chỉnh này được thực hiện
Trang 13theo 2 hướng là điều tiết bớt các thu nhập cao và hỗ trợ các thu nhập thấp Đốivới những thu nhập do thị trường hình thành như tiền lương của người laođộng, lợi nhuận của doanh nghiệp, thu nhập về cho thuê, thu nhập về tài sản.
1.4.3 Các nguồn thu ngân sách Nhà nước
Theo điều 2 nghị định số 60/2003/NĐ-CP thì thu NSNN bao gồm:1) Thuế do các tổ chức và cá nhân nộp theo quy định của pháp luật.2) Phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật từ các khoản phí, lệ phí.3) Các khoản thu từ hoạt động của kinh tế Nhà nước theo quy định củapháp luật gồm:
- Lợi tức từ vốn góp của Nhà nước vào các cơ sở kinh tế
- Tiền thu hồi vốn của Nhà nước từ các cơ sở kinh tế
- Thu hồi tiền vay của Nhà nước (cả gốc và lãi)
4) Thu từ hoạt động sự nghiệp
5) Thu tiền sử dụng đất, từ hoa lợi công sản và đất công ích
6) Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước
7) Huy động từ các tổ chức các nhân theo quy định của pháp luật
8) Các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức cá nhân ở trong vàngoài nước
9) Thu từ huy động vốn đầu tư xây dựng cho các công trình kết cấu hạtầng theo quy định tại khoản 3 điều 8 luật NSNN
10) Phần nộp NSNN theo quy định của pháp luật từ tiền bán hoặc chothuê tài sản thuộc sở hữu Nhà nước
11) Các khoản viện trợ không hoàn lại của chính phủ các nước, các tổ
Trang 14chức, cá nhân ở nước ngoài cho chính phủ Việt Nam, các tổ chức Nhà nướcthuộc địa phương theo qui định của pháp luật
12) Thu từ quỹ dự trữ tài chính
13) Thu từ kết dư ngân sách
14) Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật gồm:
- Phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật từ các khoản phạt, tịch thu
- Thu hồi dự trữ Nhà nước
- Thu chênh lệch giá, phụ thu
- Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên
- Thu chuyển nguồn ngân sách từ ngân sách năm trước chuyển sang
- Các khoản thu khác
1.4.4 Phân cấp thu ngân sách Nhà nước
Phân cấp quản lý NSNN là xác định phạm vi, quyền hạn, trách nhiệmcủa các cấp ngân sách trong việc quản lý ngân sách thu chi ở từng cấp, thựchiện theo chức năng nhiệm vụ ở từng cấp dựa trên cơ sở thống nhất về luậtpháp, về chính sách và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội nhằm đảm bảo thựchiện chính sách thu chi hợp lý các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, quốcphòng an ninh, đề cao trách nhiệm, khuyến khích tính chủ động sáng tạo của
cơ quan địa phương trong việc quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm và hiệuquả, nâng cao khả năng tạo vốn cho quá trình quản lý NSNN Phân cấpNSNN thực chất là giải quyết mối quan hệ tài chính (quyền thu, chi) giữatrung ương với các cấp chính quyền địa phương Phân cấp quản lý NSNN làyêu cầu trong quá trình phát triển KTXH, bắt nguồn từ sự phân cấp quản lýhành chính, phân cấp quản lý KTXH giữa các cấp hành chính của Nhà nước
Trang 15Phương pháp được áp dụng rộng rãi ở các nước để phân cấp nguồn thugiữa các cấp là hình thức tách thuế ( hưởng 100%) và điều tiết (tỉ lệ %) và bổsung nguồn từ ngân sách cấp trên.
- Hình thức tách thuế: Nhà nước lựa chọn các loại thuế dành riêng chomỗi cấp (mỗi cấp được hưởng một số loại thuế 100%)
- Hình thức điều tiết: Nhà nước lựa chọn một số loại thuế để phânchia tỷ lệ % cho ngân sách các cấp ( các nước có các khoản thuế tập trungvào một quỹ rồi chia cho từng cấp và cũng có nước phân chia tỉ lệ % theotừng loại thuế)
Những đơn vị hành chính nếu thiếu hụt tài chính được bổ sung nguồn
từ ngân sách cấp trên
Mỗi phương pháp phân cấp nguồn thu đều có tác dụng khuyến khíchcác đơn vị hành chính tạo điều kiện nuôi dưỡng nguồn thu, phối hợp giữacác cấp chính quyền kiểm soát nguồn thu cho các đơn vị hành chính thiếuhụt tài chính
Ở Việt Nam, việc phân cấp nguồn thu NSNN được thực hiện theonguyên tắc sau:
- NSTW và ngân sách mỗi cấp chính quyền được phân cấp nguồn thu cụ thể
- NSTW giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chiếnlược, quan trọng của quốc gia và hỗ trợ những địa phương chưa cân đối đượcthu chi ngân sách
- NSĐP được phân cấp nguồn thu bảo đảm chủ động trong thực hiệnnhững nhiệm vụ được giao dDDND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương(gọi chung là cấp tỉnh) quyết định việc phân cấp nguồn thu giữa các cấp chínhquyền địa phương phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng,
an ninh và trình độ quản lý kinh tế của mỗi cấp trên địa bàn
Trang 16- Thực hiện phân chia theo tỉ lệ % đối với các khoản thu phân chia giữangân sác các cấp bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới đểđảm bảo công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng, các địa phương Tỷ lệphần trăm (%) phân chia các khoản thu và số bổ sung cân đối từ ngân sáchcấp trên cho ngân sách cấp dưới được ổn định từ 3 đến 5 năm Số bổ sung từngân sách cấp trên là khoản thu của ngân sách cấp dưới.
1.4.5 Các nhân tố tác động đến thu ngân sách Nhà nước
1.4.5.1 Sự tăng trưởng của nền kinh tế
Thu NSNN được lấy từ nhiều nguồn khác nhau, cả trong và ngoàinước, từ mọi lĩnh vực hoạt động khác nhau, cả sản xuất và lưu thông Bởivậy, thu NSNN luôn gắn chặt với kết quả của hoạt động kinh tế trong nước
Kết quả của các hoạt động kinh tế trong nước được đánh giá bằng cácchỉ tiêu chủ yếu như: tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ suất doanh lợi của nền kinhtế Đó là các nhân tố khách quan quyết định mức động viên của NSNN.Ngoài ra sự vận động của các phạm trù kinh tế như giá cả, thu nhập lãisuất cũng có tác động đến thu NSNN Chúng vừa có tác động đến sự tănggiảm mức động viên của NSNN vừa đặt ra yêu cầu sử dụng hợp lý các công
cụ thu của NSNN để điều tiết các hoạt động kinh tế xã hội cho phù hợp
Như vậy, trong tổng thu của NSNN phải coi trọng nguồn thu trongnước là chủ yếu, mà quan trọng hơn cả là nguồn của cải mới được sáng tạo ratrong các ngành sản xuất Ngày nay, cùng với các hoạt động sản xuất vật chất,các hoạt động dịch vụ cũng là nơi tạo ra nguồn thu chủ yếu của NSNN Do
đó, để tăng thu cho NSNN, về lâu dài, con đường chủ yếu là nâng cao trình độphát triển, tìm cách mở rộng sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất của nềnkinh tế
Trang 17Đối với công tác thu NSNN của một tỉnh, thành phố, nhân tố quyếtđịnh tới nguồn thu NSNN trên địa bàn cơ bản vẫn là thực trạng phát triển kinh
tế trong phạm vi lãnh thổ Tuy nhiên, khác với NSNN, nguồn thu ngân sáchtrên địa bàn tỉnh còn chịu sự tác động của phạm vi địa giới Vì vậy, khi xemxét tác động của nhân tố tăng trưởng nền kinh tế trên địa bàn tỉnh tới nguồnthu NSNN phải loại bỏ các tác nhân đó
Có thể khẳng định, nhân tố tăng trưởng vừa là nguồn để thu NSNN lạivừa là đối tượng tác động của các chính sách thu
1.4.5.2 Hệ thống pháp luật và các chính sách trong lĩnh vực thu
Nếu như kết quả hoạt động của nền kinh tế tạo ra nguồn thu cho ngânsách thì hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách về nguồn thu và tổ chức thuchính là căn cứ, là quy định để chúng ta biết thu như thế nào, thu những gì
ở nguồn thu ấy
Thu ngân sách có thể lấy từ nhiều nguồn, dưới nhiều hình thức nhưngnét đặc trưng là luôn gắn liền với quyền lực chính trị của Nhà nước, thể hiệntính cưỡng chế và mang tính không hoàn trả là chủ yếu Do đó, các luật lệ,chính sách do Nhà nước quy định về nguồn thu và tổ chức quản lý thu là căn
cứ cho quá trình động viên vào ngân sách Các quy định nguồn thu bao gồmcác luật thuế, các quy định về phí, lệ phí, về bán tài nguyên, tài sản quốc gia,
về các doanh nghiệp Nhà nước…
Yêu cầu đối với các chính sách huy động nguồn thu ngân sách là phảiđảm bảo tập trung một bộ phận nguồn lực tài chính quốc dân vào tay Nhànước để trang trải các khoản chi phí cần thiết cho việc vận hành bộ máy cũngnhư thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước Đồng thời đảm bảokhuyến khích, thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo nguồn thu ngày càng lớn Đặcbiệt, coi trọng yêu cầu công bằng xã hội, điều tiết thu nhập giữa các thành
Trang 18phần trong nền kinh tế Trước những yêu cầu đó, hệ thống pháp luật tronglĩnh vực thu ngân sách được xây dựng dựa trên những tiêu chí nhất định:
Thứ nhất, đó là nhu cầu chi tiêu của chính phủ Tuỳ thuộc chức năng
nhiệm vụ mà Nhà nước đảm nhận, quy mô hệ thống bộ máy Nhà nước, chiếnlược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, quan điểm phát triển … mà hình thànhnên nhu cầu chi tiêu thường xuyên, chi cho đầu tư phát triển và chi cho cácvấn đề xã hội của mỗi quốc gia
Thứ hai, đó là khả năng tạo ra nguồn thu ngân sách của nền kinh tế Khả
năng này thể hiện thông qua: GDP của nền kinh tế, GDP/người, tỉ lệ tiết kiệm
…
Thứ ba, đó là căn cứ trên quan điểm của Nhà nước về công bằng xã
hội Như đã nói, một trong những chức năng chủ yếu của thu NSNN làphân phối lại thu nhập giữa các tầng lớp dân cư thông qua bộ máy quyềnlực của Nhà nước Sự phân phối đó là cần thiết cả về khía cạnh kinh tế vàkhía cạnh xã hội Chính vì vậy, huy động nguồn tài chính vào ngân sáchphải luôn coi trọng khía cạnh công bằng xã hội Đối với mỗi quốc gia, quanđiểm về sự công bằng xã hội có những khác biệt nhất định, cho nên tuỳthuộc vào những quan điểm riêng đó mà cơ chế chính sách thu cũng cónhững nét đặc trưng riêng
Có thể khẳng định kết quả thu NSNN phụ thuộc rất lớn vào hệ thốngpháp lý trong lĩnh vực thu Đây là nhân tố mang tính chủ quan vì Nhà nước làchủ thể ra các quyết định này, vừa mang tính khách quan vì hệ thống phápluật được xây dựng trong mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố khác của nềnkinh tế
Ở Việt Nam, ngay từ khi mới thành lập, Nhà nước Việt Nam dân chủcộng hoà đã củng cố và xây dựng pháp luật về ngân sách phù hợp với vai trò
Trang 19và tính chất của Nhà nước cách mạng Theo đó NSNN được thiết lập vàotháng 1 năm 1946, một số văn bản pháp luật đầu tiên về NSNN được banhành, đó là sắc lệnh số 11 ngày 7/9/945 và sắc lệnh ngày 27/9/1945 Tronggiai đoạn 1955-1975, miền bắc tiến hành xây dựng xã hội chủ nghĩa, miềnnam đấu tranh thống nhất đất nước, NSNN chuyển từ cơ chế tập trung sang
cơ chế phân cấp theo hướng tăng thêm một số quyền hạn cho một số địaphương Theo đó, địa phương hạch toán độc lập, được giao những khoản thuđích danh cho các chương trình trong khuôn khổ địa phương Các văn bảnquan trọng được ban hành trong giai đoạn này là: Điều lệ lập, chấp hành ngânsách Nhà nước năm 1961 (nghị định 168/CP ngày 20-10-1961….Đến ngày20-3-1996 Luật NSNN đầu tiên chính thức ra đời và có hiệu lực từ năm ngânsách 1997 Đến ngày 16-12-2002, Quốc Hội đã thông qua luật NSNN mớithay thế luật NSNN năm 1996 và có hiệu lực thi hành từ năm 2004
Như vậy, trải qua 40 năm xây dựng và phát triển, luật NSNN đã trảiqua nhiều chặng đường phát triển Từ chỗ chỉ là những văn bản, quy định,điều lệ, hệ thống pháp luật về ngân sách đã dần dần được hoàn thiện, đến năm
2002 luật NSNN mới một lần nữa được ban hành và đến nay là luật ngân sáchhiện hành trong lĩnh vực ngân sách ở nước ta
1.4.5.3 Tổ chức, quản lý thực hiện thu ngân sách
Cách thức tổ chức thực hiện, phân cấp, quản lý thu ngân sách chính làtrả lời cho câu hỏi thu như thế nào Đó là quá trình thực hiện, cụ thể hoá các
cơ chế chính sách thu đối với nền kinh tế Quá trình này quyết định số thuthực tế mà NSNN huy động được, đồng thời cho phép nhìn nhận lại các chủtrương chính sách thu ngân sách, từ đó có những điều chỉnh, biện pháp thuphù hợp Đây là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng lớn đến kết quả thực tế thungân sách
Trang 20Việc xây dựng bộ máy thu NSNN phải căn cứ vào sự hình thành hệthống các cấp chính quyền và quá trình thực hiện phân cấp quản lý KTXH các
cơ quan Nhà nước Để đảm bảo công tác thu đạt hiệu quả cao, tổ chức bộmáy thu phải đảm bảo một số yêu cầu nhất định
Thứ nhất, phải đảm bảo thống nhất, tập trung dân chủ Yêu cầu này đòihỏi việc phân chia trách nhiệm, quyền hạn trong quản lý thu ngân sách phải rõràng, mang lại hiệu quả cao nhất Chính quyền các cấp có trách nhiệm hướngdẫn kiểm tra giám sát, điều chỉnh, đảm bảo thực hiện nghiêm túc các chínhsách, chế độ thu ngân sách
Thứ hai, tổ chức quản lý thu theo phân cấp chính quyền đảm bảo pháthuy tính tích cực, chủ động sáng tạo của từng địa phương, đồng thời nâng caohiệu quả thu nhờ hiểu biết sát thực tình hình kinh tế trong phạm vi lãnh thổcủa địa phương đó Một cách tổ chức khoa học, sự phân cấp phù hợp sẽ là tiền
đề đảm bảo hiệu quả công tác thu Điều đó cũng đồng nghĩa việc tổ chức quản
lý quyết định đến kết quả thu có đúng như mong đợi hay không
Yếu tố công nghệ kĩ thuật, phương tiện thông tin phục vụ cho việc quản
lý thu, giám sát, thanh tra kiểm tra cũng tác động không nhỏ tới kết quả thungân sách Tuy cơ chế chính sách thu là tương đối ổn định nhưng tình hìnhkinh tế xã hội lại vận động và biến đổi hàng ngày Trong hoàn cảnh đó, kĩthuật công nghệ đóng vai trò quan trọng giúp việc quản lý thu theo sát thực tế
Ngoài ra, trong công tác tổ chức quản lý thu ngân sách còn phải tínhđến nhân tố con người Để thực hiện tốt công việc của mình cán bộ làm côngtác thu ngân sách cần phải có năng lực chuyên môn, có phẩm chất đạo đứcbởi dù có cơ chế chính sách tốt, có cách thức tổ chức phù hợp nhưng nếu cán
bộ không hội đủ chuyên môn công tác thu cũng không thể hoàn thành tốtđược Hơn nữa lợi ích cá nhân có thể là động cơ thúc đẩy các hành vi vi phạm
Trang 21pháp luật, để cán bộ thu bắt tay với đối tượng thu dẫn đến hành vi trốn thuế,gian lận thuế… gây thất thu NSNN, bởi vậy yêu cầu người làm công tác thungân sách phải có phẩm chất đạo đức tốt.
Quá trình thu vừa là hiện thực hoá các cơ chế chính sách huy độngnguồn lực tài chính vào NSNN, vừa là sự kiểm nghiệm tính đúng đắn của cácchính sách đó và thông qua những nảy sinh trong thực tiễn mà có những gợi
mở để hoàn thiện hệ thống pháp luật về lĩnh vực thu Vì vậy, phương thứcquản lý và quá trình tổ chức thực hiện có ý nghĩa quyết định tới kết quả thungân sách
1.5 NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGUỒN THU NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG
1.5.1 Quy định về các khoản thu ngân sách của tỉnh.
1.5.1.1 Các khoản thu ngân sách trên địa bàn tỉnh được để lại 100%
- Thuế nhà đất
- Thuế tài nguyên
- Thuế môn bài
- Thuế chuyển quyền sử dụng đất
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp
- Tiền sử dụng đất
- Tiền cho thuê đát, thuê mặt nước
- Tiền đền bù thiệt hại đất
- Tiền cho thuê và bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước
- Lệ phí trước bạ
Trang 22- Thu từ hoạt động sổ xố kiến thiết
- Thu nhập từ vốn góp của ngân sách địa phương, tiền thu hồi voón của ngânsách địa phương tại các cơ sở kinh tế, thu từ quỹ dự trữ tài chính của cấp tỉnh
- Viện trợ không hoàn lại của các cá nhân tổ chức ở nước ngoài trựctiếp cho địa phương theo quy định của pháp luật
- Phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật từ các khoản phí, lệphí do các cơ quan, đơn vị thuộc địa phương tổ chức thu, không kể phí xăngdầu và lệ phí trước bạ
- Thu từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản khác
- Phần nôp ngân sách theo quy định của pháp luật từ các đơn vị sựnghiệp của các đơn vị do địa phương quản lý
- Huy động từ các tổ chức cá nhân theo quy định của pháp luật
- Đóng góp của các cá nhân trong và ngoài nước
- Thu từ huy động đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theoquy định tại khoản 3 điều 8 luật NSNN 2002
- Thu từ kết dư ngân sách địa phương
- Các khoản phạt, tịch thu và thu khác của NSNN theo quy định của pháp luật
- Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên
- Thu chuyển nguồn từ ngân sách địa phương năm trước sang ngânsách địa phương năm sau
1.5.1.2 Các khoản thu ngân sách tỉnh hưởng theo %
Theo khoản 2 điều 30 luật NSNN 2002 thì các khoản thu mà ngân sáchcấp tỉnh hưởng theo % gồm:
Trang 23- Thuế giá trị gia tăng, không kể thuế GTGT hàng hoá nhập khẩu
- Thuế thu nhập doanh nghiệp, không kể thuế thu nhập của các đơn vịhạch toán toàn ngành
- Thuế thu nhập với người có thu nhập cao
- Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài
- Thuế tiêu thụ đặc biệt từ hàng hoá dịch vụ trong nước
- Trong các khoản thu của ngân sách thị xã, thành phố trực thuộc tỉnhthì ngân sách thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh được hưởng tối thiểu 50%khoản thu lệ phí trước bạ nhà đất
- Tỷ lệ % phân chia các khoản thu ngân sách các cấp chính quyền địaphương sẽ được HĐND quyết định theo căn cứ trên
1.5.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến thu ngân sách địa phương
1.5.2.1 Quy mô sản xuất của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện
Thuế là nguồn thu chủ yếu của nhà nước Do đó, quy mô sản xuất củadoanh nghiệp của một địa phương ảnh hưởng rất lớn đến nguồn thu NSNN củađịa phương đó Các loại thuế của nhà nước đều tác động vào doanh nghiệp Nếudoanh nghiệp càng lớn thì khoản thuế đóng góp cho NSNN càng lớn
Trang 241.5.2.2 Năng lực quản lý của các cơ quan chịu trách nhiệm về ngân sách
Năng lực quản lý của các cơ quàn thực hiện nhiệm vụ thu NS ảnhhưởng rất lớn tới việc đảm bảo ngân sách Để tránh tình trạng thất thu NS thìviệc nâng cao đạo đức và năng lực của các cán bộ làm nhiệm vụ thu ngânsách là rất quan trọng
1.6 Ý NGHĨA VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC ĐẢM BẢO THU NGÂN SÁCH
Vai trò của thu NSNN được xem xét trên hai khía cạnh: là công cụ tậptrung nguồn lực đảm bảo duy trì sự tồn tại, hoạt động của bộ máy nhà nước và
là công cụ góp phần tổ chức quản lý nền kinh tế
Thu NSNN là công cụ động viên, huy động các nguồn tài chính cầnthiết nhằm tạo lập quỹ tiền tệ tập trung của NSNN: động viên huy động cácnguồn tài chính cần thiết vào tay Nhà nước là sứ mạng của mọi hệ thống thudưới bất kì chế độ nào Đó là đòi hỏi tất yếu của mọi Nhà nước Nhà nướcmuốn thực thi chức năng, nhiệm vụ lịch sử của mình tất yếu phải có nguồn tàichính Nguồn tài chính mà Nhà nước có được đại bộ phận do áp dụng hệthống thu ngân sách mang lại Để thực hiện đầy đủ vai trò này điều quantrọng đối với hệ thống thu ngân sách Nhà nước là khai thác, phát hiện tínhtoán chính xác các nguồn tài chính của đất nước có thể động viên được, đồngthời không ngừng hoàn thiện các chính sách, chế độ thu, cơ chế tổ chức quản
lý thu
Vai trò góp phần tổ chức quản lý nền kinh tế: gắn liền với vai trò lãnhđạo của Nhà nước, thu NSNN chi phối hoạt động của nền kinh tế Thu ngânsách là một công cụ thực hiện chức năng, nhiệm vụ, định hướng phát triểnKTXH của Nhà nước Hoạt động cùng với chi như tấm gương phản ánh cácđịnh hướng phát triển đó Nhà nước thông qua chính sách thu của mình thể
Trang 25hiện sự ưu đãi với các ngành nghề cần bảo hộ hay khuyến khích phát triển,hoặc tỏ thái độ đối với những ngành nghề gây thiệt hại lợi ích chung của toàn
xã hội
Thông qua công cụ thuế, với các mức thuế suất, chính sách ưu đãi khácnhau, NSNN có vai trò định hướng đầu tư, điều chỉnh cơ cấu của nền kinh tếtheo các định hướng phát triển của Nhà nước cả về cơ cấu ngành và cơ cấuvùng lãnh thổ, kích thích hoặc hạn chế sản xuất kinh doanh theo ngành hoặctheo sản phẩm Hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp cần nâng đỡ, khuyếnkhích sẽ góp phần tạo điều kiện sản xuất thuận lợi, hoàn thiện cơ cấu sảnxuất, đảm bảo tính cân đối của nền kinh tế, đảm bảo tăng trưởng và phát triểnbền vững
Thu NSNN đóng vai trò tạo nguồn đảm bảo giải quyết các vấn đề xãhội, thực hiện công bằng xã hội Trong đó, thực hiện công bằng xã hội thểhiện ở các chức năng phân phối lại thu nhập Điều tiết chênh lệch thu nhậpcủa các tầng lớp dân cư bằng cách đánh thuế thu nhập cao, giảm thuế tiêu thụvới hàng hoá thiết yếu, trợ cấp
Trang 26Chương 2 THỰC TRẠNG THU NGÂN SÁCH HUYỆN LẠNG GIANG
GIAI ĐOẠN 2006-2008
2.1 NSNN HUYỆN LẠNG GIANG
2.1.1 Các cơ quan thực hiện nhiệm vụ thu NSNN huyện Lạng Giang
Việc thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước nói chung và thuNSNN của một địa phương nói riêng liên quan tới rất nhiều cơ quan và cácphòng ban, Tuỳ các khoản thu khác nhau mà có các cơ quan chịu trách nhiệmthu khác nhau Đối với huyện Lạng Giang cũng không ngoại lệ Việc thựchiện nhiệm vụ thu ngân sách của huyện được chịu trách nhiệm bởi nhiều cơquan chức năng khác nhau Đối với các loại thuế kinh doanh thì cơ quan chịutrách nhiệm la chi cục thuế huyện Lạng Giang Các khoản thu từ đất thì nơichịu trách nhiệm là phòng Địa chính huyện Các khoản thu từ phí cũng chiutrách nhiệm bởi nhiều cơ quan và nhiều cấp ngành, các phí phạt được nộp vàokho bạc nhà nước huyện… Nói chung, hệ thống các cơ quan chịu tráchnhiệm thu ngân sách của huyện Lạng Giang nói riêng và các địa phương trêncảc nước nói chung đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau để có thể đảm bảoviệc thu đạt hiệu quả cao nhất
2.1.2 Đánh giá tổng quát kết quả thu NSNN huyện Lạng Giang giai đoạn 2006-2008
Trong những năm gần đây, huyện Lạng Giang đã đạt được nhiều thànhtựu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội Từ một huyện nghèo của tỉnhBắc Giang, hiện nay, lạng Giang đã vươn lên trở thành một trong nhữnghuyện có mức sống người dân cao hang đầu của tỉnh Tăng trưởng GDP bình
Trang 27quân của huyện luôn ở mức cao Tình hình thực hiện nhiệm vụ thu ngân sáchcủa huyện cũng có những thành tựu đáng kể Tỷ lệ huy động từ GDP vàoNSNN bình quân hàng năm khá cao Cơ cấu thu ngân sách chuyển dịch theohướng tăng tỷ trọng các nguồn thu từ sản xuất, kinh doanh tại địa phương, tậptrung vào các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá và dịch vụ.
Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện qua các năm đều vượt kếhoạch đề ra Cụ thể tình hình thu ngân sách trên địa bàn giai đoạn 2006-2008như sau:
Bảng2.1: Kết quả thu ngân sách huyện Lạng giang
Năm Nhiệm vụ được giao
(tỷ đồng )
Thực hiện (tỷ đồng) % kế hoạch
Tốc độ tăng (%)
Nguồn: UBND huyện Lạng Giang
Do thời kỳ này, nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế huyện nóiriêng có nhiều biến động lớn nên quy mô cũng như tốc độ tăng ngân ngânsách của huyện cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ Năm 2008, do chịu ảnhhưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nên việc thực hiện thu NSNN
có phần chững lại, mặc dù vẫn vượt chỉ tiêu đề ra cụ thể có thể thấy tình hìnhthực hiện nhiệm vụ từng năm của huyện như sau:
Năm 2006, ước thực hiện thu trên địa bàn cả năm đạt 47,5 tỷ đồng, đạt179% dự toàn giao và bằng 103% so với cùng kỳ năm trước Một số chỉ tiêuđạt cao như; Thuế GTGT vượt 25%, thuế trước bạ nhà đất vượt 59%, thu tiền
sử dụng đất vượt 117%, thu phạt an toàn giao thong vượt 133% Trong năm
do Nhà nước đã ban hành nhiều chế độ chính sách phù hợp với điều kiện hàon
Trang 28cảnh kinh tế - xã hội của nước ta, đáp ứng với nhu cầu nguyện vọng của nhândân, phù hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phân kinh tế phát triển,tạo sự công bằng với các đối tượng nộp thuế, do đó công tác thu ngân sáchtrên địa bàn huyện đã đạt được những kết quả đáng khích lệ và có những chỉtiêu vượt cao.
Năm 2007, tong thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện đã hoànthành vượt mức kế hoạch tỉnh giao Tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt56,3 tỷ đồng, đạt 153,4% so với dự toán tỉnh đề ra Tốc độ tăng so với năm
2006 là 18,5% Trong giai đoạn này, thu ngân sách trên địa bàn đạt được làcao nhất trong 3 năm Đạt được những kết quả trên là do có sự chỉ đạo sátsao của các cấp uỷ đảng và chính quyền từ huyện tới xã Từ đầu năm,Huyện uỷ, UBND, HĐND huyện đã lãnh đạo các ngành hữu quan tập trungtriển khai đồng bộ các biện pháp thu ngân sách, thực hiện rà soát các nguồnthu trên từng khu vực, từng sắc thuế, từng đơn vị đảm bảo thu đùng thu đủ.Chấp hành nghiêm túc các quy trình thu ở tất cả các khu vực kinh tế, đặcbiệt là chú trọng các khu vực công thương nghiệp Có sự kết hợp chặt chẽgiữa các ngành trong công tác chông buôn lậu, gian lận thương mại, đã xửcác vi phạm hành chính và tịch thu hàng nhập lậu, hang lâm sản trái phép,những vi phạm về an toàn giao thông, kịp thời nộp NSNN
Năm 2008, do chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu,kinh tế huyện Lạng giang cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ, từ đó cũng tácđộng tới nguồn thu NSNN trên địa bàn huyện Năm 2008, tổng thu NSNNtrên địa bàn đạt 54,9 tỷ đồng, ước tính đạt 112% dự toán Tuy nhiên so vớitổng thu NSNN trên địa bàn năm 2007 chỉ bằng 85% Tuy vậy, kết quả đạtđược cũng được đành giá là hoàn thnàh xuất sắc Đạt được kết quả này cũng
có sự chỉ đạo sát sao của các cơ quan có thẩm quyền và sự nỗ lực khôngngừng các cơ quan chức trách
Trang 29Nhìn chung những năm vừa qua thu ngân sách huyện Lạng Giang cónhiều biến động do nhiều nguyên nhân Có những năm thu ngân sách tăng rấtcao nhưng cũng có những năm tốc độ tăng thu ngân sách chững lại dù chovẫn hoàn thành vượt dự toán.
2.1.3 Kết quả thu ngân sách Nhà nước huyện Lạng Giang chia theo từng khoản mục
Như đã nói ở phần lí luận chung đối với công tác thu NSNN của một địaphương, nhân tố quyết định tới nguồn thu NSNN trên địa bàn cơ bản vẫn làthực trạng phát triển kinh tế trong phạm vi lãnh thổ, hay nói cách khác làchúng ta thường quan tâm tới tỷ lệ động viên từ GDP vào NSNN Tuy nhiên,khác với NSNN, nguồn thu ngân sách trên địa bàn huyện còn chịu sự tác độngcủa phạm vi địa giới, những chính sách, quy định riêng của một doanh nghiệpkhông nằm trên địa bàn, nhưng trụ sở doanh nghiệp nằm trên phạm vi lãnhthổ tỉnh cũng quy mang lại nguồn thu theo quy định, và do đó, nguồn thu nàykhông gắn với sự tăng trưởng kinh tế trên địa bàn Vì vậy, khi xem xét tácđộng của nhân tố tăng trưởng nền kinh tế trên địa bàn tỉnh tới nguồn thuNSNN phải loại bỏ các tác nhân đó Do đó, chuyên đề không xét đến tỉ lệđộng viên vào ngân sách để đánh giá công tác thu
Tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện Lạng Giang bao gồm chủ yếu làcác khoản nội thu trong địa bàn huyện Do hoạt động xuất khẩu của huyệnchưa phát triển mạnh và còn chiếm tỷ trọng nhỏ, không đáng kể trong tổngthu ngân sách trên địa bàn của huyện Các khoản thu chính của huyện chủ yếubao gồm:các khoản thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh (thu từ DNNN trungương, DNNN địa phương, DN có vốn đầu tư nước ngoài, DN ngoài quốcdoanh); các khoản thu từ thuế sử dụng đất, thu từ phí, lệ phí và các khoản thukhác như thu từ sổ xố kiến thiết Dựa trên nhiệm vụ kế hoạch ngân tỉnh Bắc
Trang 30Giang giao, huyện Lạng Giang đã dự toán kế hoạch thu ngân sách cho từngkhoản mục giai đoạn 2006-2008 như sau:
Bảng 2.2: Dự toán thu ngân sách huyện Lạng Giang giai đoạn 2006-2008
- THUẾ MÔN BÀI
- THU KHÁC NGOÀI QUỐC DOANH
5030
2400 2000 580 50
6500
3700 2200 600
7800
4842 2034 724
- THU CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
- THU TIÊN THUÊ NHÀ THUỘC SỞ HỮU NN
- THU TỪ QUỸ ĐẤT CÔNG ÍCH VÀ HOA LỢI CÔNG SẢN
17272
450 7 15000 550 40 1225
21995
500 40 20000 165 40 1250
32167
1023 30 29400 170
2720
300 1350 560 510
3256
508 1842 400 506
5492
5422 70
5707
5577
103
Nguồn: UBND huyện Lạng Giang
Thực hiện kế hoạch thu ngân sách trên, thu ngân sách giai đoạn
2006-2008 đã đạt được kết quả như sau:
Bảng 2.3: Kết quả thu ngân sách huyện Lạng Giang giai đoạn 2006-2008
(đơn vị:triệu đồng)
Trang 31Nguồn: UBND huyện Lạng Giang
2.1.2.1 Thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh
Thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh đặt trong mối tương quan vớitình hình tăng trưởng kinh tế từng thành phần kinh tế bao gồm: thu từ doanhnghiệp Nhà nước, thu từ doanh nghiệp ngoài quốc doanh, thu từ doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài Tổng thu từ SXKD giai đoạn 2006-2008 đạt 20965triệu đồng, trung bình 6988 triệu đồng/năm, tăng 8,46% so với kế hoạch đề ra.Đây là khoản thu chiếm gần 13,2% trong tổng thu NSNN trên địa bàn, lànguồn thu gắn liền với tình hình phát triển kinh tế và là nguồn thu bền vững,lâu dài có thể nuôi dưỡng được Trong những năm vừa qua, do Đảng và Nhànước đã có những chủ trương chính sách nhằm phát triển doanh nghiệp nhưluật Doanh nghiệp, luật khuyến khích đầu tư nước ngoài tạo hành lang pháp
lý thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phầnkinh tế Tính đến cuối năm 2008, toàn huyện có 32 doanh nghiệp đang hoạtđộng sản xuất kinh doanh, tăng 122,6% so với năm 2005 Hiện nay trên địabàn có 3 doanh nghiệp Nhà nước do trung ương quản lý, 7 doanh nghiệp Nhànước do địa phương quản lý và 20 doanh nghiệp ngoài Nhà nước
Bảng 2.4: Kết quả thu ngân sách từ hoạt động SXKD Huyện Lạng Giang
đơn vị: triệu đồng
Trang 32Thu từ hđ SXKD 5030 6500 7800 5613 6572 8780
Thuế tiêu thụ ĐB hàng hoá
dịch vụ trong nước
Nguồn:UBND huyện Lạng Giang
Bảng2.5: Tốc độ tăng thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh
Thuế tiêu thụ ĐB hàng hoá
dịch vụ trong nước
Nguồn: UBND huyện Lạng Giang
Năm 2006 thu ngân sách từ hoạt động sản xuất kinh doanh của huyện
Lạng Giang khá cao so với mặt bằng chung của tỉnh, tổng thu ngân sách từ
hoạt động sản xuất kinh doanh đạt 5,613 tỷ đồng vượt kế hoạch 12% và tăng
12,5% so với năm 2005, duy chỉ có các khoản khác ngoài quốc doanh là
không đạt chỉ tiêu đề ra, còn lại thu từ các bộ phận đều vượt kế hoạch đề ra
và tăng khá so với năm 2005 Việc thực hiện thu thuế giá trị gia tăng VAT
được kết quả đáng kể, tổng thu khu vực này đạt 3,01 tỷ đồng, vượt 25% so
với kế hoạch đề ra và tăng 18,5% so với năm 2005 Các khoản thuế thu nhập
doanh nghiệp cũng hoàn thành 100% kế hoạch mà HĐND, UBND huyện đề
ra Thuế môn bài thu vượt 15,7% so với năm 2005 và đạt 103% kế hoạch với
Trang 33mức thu là 596 triệu Duy chỉ có các khoản thu ngoài quốc doanh khác làthường xuyên không đạt mục tiêu đề ra và năm 2006 cũng vậy, nếu huyệngiao thực hiện thu ở khu vực này là 50 triệu thì thực tế thu của huyện năm
2006 chỉ là 7 triệu, xấp xỉ 14% so với kế hoạch và chỉ băng nửa thực thunăm 2005
Năm 2007, tổng thu ngân sách từ hoạt động sản xuất kinh doanh vẫntăng khá nhanh, đạt 6,572 tỷ đồng, tốc độ tăng thu từ hoạt động sản xuất kinhdoanh so với năm 2006 cao hơn khá nhiều, tốc độ tăng đạt 17,1% so với tổngthu ngân sách năm 2006 ở khu vực này Tuy nhiên, so với kế hoạch đề ra chỉđạt 101% Trong năm 2007, việc thực hiện thu thuế VAT đạt khá cao, vượtgần 30% so với năm 2006 và vượt 6% so với dự toán Tuy nhiên việc thựchiện nhiệm vụ thu thuế thu nhập doanh nghiệp của huyện lại giảm so với năm
2006 và không hoàn thành mục tiêu của huyện đề ra Mức thu chỉ đạt 1,939 tỷđồng, đạt 88% so với kế hoạch và giảm 3,1% so với năm 2006 Việc thu thuếmôn bài của huyện năm 2007 cũng đã đạt được kết quả đáng ghi nhận, thựcthu thuế môn bài đạt 679 triệu, bằng 113% kế hoạch và tăng 13,9% so vớinăm 2006 Cũng như năm 2006, các khoản thu khác ngoài quốc doanh luôn làđiểm yếu của huyện Năm 2007, huyện không đề ra kế hoạch thu mục nàynhưng thực tế thu cũng không cao, thực thu chỉ đạt 45 triệu Tuy nhiên, so vớithu năm 2006 thì cũng đã được cải thiện đáng kể so với 7 triệu năm 2006
Năm 2008, thu ngân sách từ hoạt động sản xuất kinh doanh của huyệnLạng Giang tăng mạnh, đạt 8,78 tỷ đồng vượt 13% kế hoạch của huyện đề ra
và tăng 33,6% so với năm 2007 Đây là năm có số thu ngân sách từ hoạt độngSXKD tăng cao nhất trong cả giai đoạn Nói chung, tất cả các lĩnh vực thuđều tăng và tăng với một tỷ lệ khá cao so với năm 2007 Đây có thể coi là mộtnăm thành công của thu ngân sách huyện Hầu hết các lĩnh vực thu của huyệnđều thực hiện vượt kế hoạch mà HĐND, UBND cũng như tình đề ra Kết quả