1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Quy chế quản lý tài chính công ty trách nhiệm hữu hạn

23 15 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy chế quản lý tài chính công ty trách nhiệm hữu hạn
Trường học Công ty TNHH Phát triển dự án Hà Nội
Chuyên ngành Quản lý tài chính
Thể loại quy chế
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 299,5 KB
File đính kèm Quy chế tài chính công ty trách nhiệm hữu hạn.rar (46 KB)

Nội dung

Quy chế này đưa ra những quy định chi tiết trong hoạt động tài chính của Công ty trách nhiệm hữu hạn, nhằm bảo đảm cho hoạt động tài chính của Công ty được thực hiện một cách hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả và phù hợp với các quy định của Pháp luật. Quy chế này điều chỉnh các hoạt động quản lý tài chính của Công ty, bao gồm: a) Quản lý, sử dụng vốn và tài sản; b) Quản lý doanh thu, chi phí, phân phối lợi nhuận và các quỹ; c) Chế độ kế toán, thống kê, kiểm toán và công khai tài chính; d) Chế độ kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm.

Trang 1

Số: … /… /QC-HĐTV Hà Nội , ngày … tháng… năm …….

QUY CHẾ

TÀI CHÍNHHỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN

- Căn cứ Luật Kế toán số 88/2015/QH13;

- Căn cứ Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14;

- Căn cứ Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13;

- Căn cứ Điều lệ Công ty TNHH Phát triển dự án Hà Nội;

- Căn cứ Quy chế Quản trị và Điều hành số …./……/QC-HĐTV ngày

…./…./… của Hội đồng thành viên;

- Căn cứ Quy chế Tổ chức và hoạt động của Bộ máy điều hành số HĐTV ngày …./…./… của Hội đồng thành viên;

…./… /QC Căn cứ Biên bản họp Hội đồng thành viên số …./…./BB-HĐTV ngày …./…./

…… về việc thông qua dự thảo các văn bản định chế Công ty TNHH Phát triển dự

án Hà Nội;

- Căn cứ đề nghị của Tổng Giám đốc và Hội đồng Quản lý chi phí(nếu có),

QUY ĐỊNH:

Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1 Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1 Quy chế này đưa ra những quy định chi tiết trong hoạt động tài chính của Công

ty TNHH Phát triển dự án Hà Nội, nhằm bảo đảm cho hoạt động tài chính củaCông ty được thực hiện một cách hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả và phù hợp vớicác quy định của Pháp luật

2 Quy chế này điều chỉnh các hoạt động quản lý tài chính của Công ty, bao gồm:

a) Quản lý, sử dụng vốn và tài sản;

b) Quản lý doanh thu, chi phí, phân phối lợi nhuận và các quỹ;

c) Chế độ kế toán, thống kê, kiểm toán và công khai tài chính;

d) Chế độ kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm

3 Các quy định trong Quy chế này được áp dụng đối với Công ty và các Đơn vị

trực thuộc

Điều 2 Giải thích từ ngữ và viết tắt

1 Công ty: Công ty TNHH Phát triển dự án Hà Nội;

2 HỌP HĐTV: Họp Hội Đồng Thành Viên;

Trang 2

3 HĐTV: Hội đồng thành viên;

4 T GĐ: Tổng Giám đốc;

5 Đơn vị trực thuộc: Gồm các Chi nhánh, Văn phòng đại diện và các Đơn vị

khác mà Công ty sở hữu 100% vốn điều lệ; (nếu có)

6 Đơn vị: Các Phòng/Ban tại Trụ sở chính, Chi nhánh, Văn phòng đại diện và

Đơn vị khác trực thuộc Công ty; (nếu có)

7 CBNV: Cán bộ nhân viên;

8 TSCĐ: Tài sản cố định;

9 XDCB: Xây dựng cơ bản.

Chương II QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỐN VÀ TÀI SẢN TRONG CÔNG TY VÀ TRONG CÁC ĐƠN VỊ Điều 3 Nguồn vốn của Công ty

Nguồn vốn thuộc quyền quản lý của Công ty bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và

e) Chênh lệch đánh giá lại tài sản;

f) Chênh lệch tỷ giá hối đoái;

g) Quỹ đầu tư phát triển;

h) Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu;

i) Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối;

j) Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản

2 Các khoản nợ phải trả bao gồm:

a) Nợ ngắn hạn bao gồm:

 Vay và nợ ngắn hạn;

 Phải trả người bán;

 Người mua trả tiền trước;

 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước;

 Phải trả người lao động;

 Chi phí phải trả ngắn hạn;

 Phải trả nội bộ;

Trang 3

 Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng;

 Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn;

 Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác;

 Phải trả dài hạn người bán;

 Người mua trả tiền trước;

 Chi phí phải trả dài hạn;

 Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh;

 Phải trả dài hạn nội bộ;

 Doanh thu chưa thực hiện;

 Phải trả dài hạn khác;

 Vay và nợ dài hạn;

 Trái phiếu chuyển đổi;

 Cổ phiếu ưu đãi;

 Thuế thu nhập hoãn lại phải trả;

 Dự phòng phải trả dài hạn;

 Quỹ phát triển khoa học và công nghệ

Điều 4 Huy động vốn

1 Ngoài số vốn điều lệ, Công ty được quyền huy động vốn dưới mọi hình thức để

phát triển sản xuất kinh doanh theo quy định của Pháp luật Cụ thể:

a) Phát hành chứng khoán theo quy định của Nhà nước;

b) Được ký hợp đồng hợp tác liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoàinước nhằm bổ sung vốn kinh doanh cho Công ty;

c) Vay vốn của các tổ chức và cá nhân nước ngoài theo đúng quy định hiệnhành về quản lý vay và trả nợ nước ngoài của Ngân hàng Nhà nước;

d) Vay vốn của các tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp khác

2 Việc huy động vốn để kinh doanh thực hiện theo nguyên tắc tự chịu trách

nhiệm hoàn trả, đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn huy động, không được làm thayđổi hình thức sở hữu của Công ty

3 HĐTV quyết định hợp đồng vay vốn có giá trị bằng hoặc lớn hơn 10% tổng giá

trị tài sản được ghi trong Báo cáo tài chính gần nhất của Công ty, trừ trườnghợp thuộc thẩm quyền của Họp HĐTV HĐTV thông qua phương án vay, bảo

Trang 4

lãnh khoản vay và phân cấp cho TGĐ quyết định các hợp đồng vay vốn, bảolãnh vốn vay.

4 Các hợp đồng vay vốn khác có giá trị nhỏ hơn 10% tổng giá trị tài sản được ghi

trong báo cáo tài chính gần nhất của Công ty do TGĐ quyết định và phải được

sự chấp thuận của HĐTV

5 Các Đơn vị linh hoạt trong việc huy động vốn vay trên cơ sở tối ưu hóa chi phí

giao dịch và chi phí lãi vay Công ty phải kiểm soát được mức vay tối đa, cấutrúc tài chính của các Đơn vị TGĐ có trách nhiệm thực hiện điều động vốn vaycủa các Đơn vị để tối ưu hóa lợi ích chung của toàn hệ thống

Điều 5 Tham gia thị trường chứng khoán

1 Công ty sẽ tham gia thị trường chứng khoán khi được HỌP HĐTV thông qua

và được sự chấp thuận của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

2 Trường hợp phát hành cổ phiếu ra công chúng, Công ty sẽ thuê (các) Công ty

chứng khoán, Công ty luật và Công ty kiểm toán có uy tín để tư vấn và lập kếhoạch phát hành cũng như chuẩn bị các tài liệu và giấy tờ cần thiết cho việcphát hành Việc lựa chọn Công ty chứng khoán, Công ty luật và Công ty kiểmtoán do HĐTV quyết định Công ty, cổ đông, cán bộ quản lý và tất cả các nhânviên của Công ty phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về cung cấp thông tin

và hoạt động lành mạnh, minh bạch cũng như bất kỳ yêu cầu nào khác theoPháp luật về chứng khoán Nghiêm cấm mọi hành vi bán khống, mua bán nộigián, thông tin sai sự thật và lũng đoạn thị trường cũng như các hoạt động bấthợp pháp khác liên quan đến giao dịch chứng khoán

Điều 6 Đầu tư ra ngoài Công ty

1 Vốn của Công ty do các cổ đông đóng góp để hoạt động sản xuất kinh doanh

Công ty có trách nhiệm không ngừng phát triển vốn từ kết quả hoạt động sảnxuất kinh doanh của mình trên quan điểm đem lại lợi ích cao nhất cho các cổđông

2 Công ty được đầu tư vốn ra ngoài Công ty nhưng không được trái với quy định

của Pháp luật và phải theo nghị quyết của Họp HĐTV

3 Các hình thức đầu tư ra ngoài Công ty:

a) Mua trái phiếu, cổ phiếu;

b) Góp vốn liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp khác;

c) Các hình thức đầu tư khác theo quy định của Pháp luật

4 Thẩm quyền quyết định dự án đầu tư ra ngoài Công ty: Do HĐTV quyết định

và được ủy quyền, phân cấp cho TGĐ quyết định các dự án đầu tư ra ngoàiCông ty

5 TGĐ chịu trách nhiệm trước HĐTV về hiệu quả đầu tư ra ngoài Công ty, bảo

toàn và phát triển vốn Định kỳ hàng quý và kết thúc năm tài chính, TGĐ báocáo với HĐTV về tình hình và kết quả đầu tư

6 HĐTV cử người có trình độ nghiệp vụ chuyên môn và đạo đức để đại diện quản

lý phần góp vốn của Công ty vào các doanh nghiệp khác

Trang 5

Điều 7 Bảo toàn và phát triển vốn

Bảo toàn và phát triển vốn là biện pháp để bảo vệ lợi ích của các Cổ đông thựchiện đầu tư vào Công ty, đồng thời tạo điều kiện cho Công ty hoạt động ổn định

và phát triển Các biện pháp bảo toàn và phát triển vốn bao gồm:

1 Thực hiện đúng chế độ quản lý, sử dụng vốn và tài sản theo quy định của Quy

chế này, quản lý chặt chẽ các loại vốn trong Công ty, sử dụng vốn có hiệu quả;

2 Được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh các khoản chi phí dự phòng

theo quy định: Dự phòng phải thu nợ khó đòi, dự phòng giảm giá đầu tư chứngkhoán và các dự phòng khác theo quy định hiện hành của Nhà nước;

3 TGĐ tổ chức kiểm tra thường xuyên, giám sát việc huy động, sử dụng, quản lý

vốn và tài sản trong Công ty và các Đơn vị Thực hiện kiểm toán báo cáo tàichính hàng năm theo sự chỉ đạo của HĐTV, lập và công bố báo cáo tài chính,đảm bảo tính chính xác, trung thực và hợp lý

Điều 8 Quản lý sử dụng vốn và tài sản trong Công ty và các Đơn vị

1 Tài sản của Công ty và các Đơn vị bao gồm: TSCĐ và đầu tư dài hạn, tài sản

lưu động và đầu tư ngắn hạn được hình thành từ nguồn vốn do các cổ đông góp

và các nguồn vốn khác Mọi tài sản do Công ty và các Đơn vị đi thuê hoạtđộng, đi mượn, nhận giữ hộ, nhận gia công, nhận bán đại lý không phải là tàisản của Công ty và của các Đơn vị

2 Công ty và các Đơn vị có trách nhiệm mở sổ và ghi sổ kế toán theo dõi chính

xác toàn bộ vốn và tài sản hiện có theo đúng Luật Kế toán, Chế độ kế toán vàChuẩn mực kế toán hiện hành, phản ánh trung thực, hợp lý tình hình sử dụng,biến động của vốn và tài sản trong quá trình hoạt động

3 Lãnh đạo các Đơn vị có trách nhiệm quản trị cấu trúc tài chính theo các tiêu

chuẩn và chịu sự quản lý giám sát của Công ty

Điều 9 Quản lý và sử dụng tài sản cố định

1 TSCĐ được quản lý và hạch toán chính xác, trung thực và hợp lý Công ty và

các Đơn vị có trách nhiệm quản lý, sử dụng, bảo quản và theo dõi tình trạng tàisản

2 Mọi TSCĐ trong Công ty và trong các Đơn vị đều phải có tài liệu kèm theo

như: Biên bản giao nhận tài sản, Hợp đồng kinh tế, Hồ sơ mua sắm Đối vớimỗi TSCĐ, kế toán phải đánh số và mở Thẻ (sổ) TSCĐ để theo dõi theo quyđịnh

3 Việc quản lý theo dõi TSCĐ phải ghi nhận đầy đủ các thông tin:

Trang 6

g) Giá trị còn lại.

4 Nguyên giá TSCĐ được xác định theo các quy định hiện hành của Bộ Tài

chính, nguyên giá TSCĐ chỉ thay đổi trong các trường hợp:

a) Đánh giá lại theo quyết định của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

b) Đánh giá lại khi góp vốn liên doanh, đầu tư ra ngoài Công ty;

c) Gá lắp thêm, nâng cấp, cải tạo hoặc tháo dỡ, đập phá, bớt đi;

d) Đánh giá lại theo các trường hợp khác theo quy định của Pháp luật

5 Khi có sự thay đổi nguyên giá TSCĐ, Công ty và các Đơn vị phải lập hồ sơ,

chứng từ để làm căn cứ ghi vào sổ sách kế toán và các tài liệu có liên quan

Điều 10 Mua sắm tài sản cố định

1 TSCĐ của Công ty bao gồm TSCĐ hữu hình và vô hình, TSCĐ thuê tài chính,

tài sản dở dang dài hạn.Tiêu chuẩn xác định TSCĐ thực hiện theo quy định của

Bộ Tài chính

2 HĐTV phân cấp cho TGĐ quyết định việc mua sắm TSCĐ thuộc thẩm quyền

quyết định của HĐTV đã được phê duyệt hàng năm

3 TGĐ có quyền quyết định mua sắm TSCĐ có giá trị mỗi lần mua không quá

500 (năm trăm) triệu đồng

4 Trình tự mua sắm TSCĐ phải tuân thủ theo quy định hiện hành của Công ty và

phù hợp với quy định của Pháp luật

Điều 11 Cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản

1 Công ty được quyền cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản của Công ty theo nguyên

tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn theo quy định của Pháp luật

2 HĐTV quyết định các hợp đồng cho thuê tài sản, sử dụng tài sản của Công ty

mang đi thế chấp, cầm cố để vay vốn và ủy quyền hoặc phân cấp cho TGĐ thựchiện

3 Việc sử dụng tài sản để cho thuê, thế chấp, cầm cố phải tuân theo đúng các quy

định của Bộ luật Dân sự và các quy định khác của Pháp luật

4 Những TSCĐ cho thuê, cầm cố, thế chấp của Công ty và các Đơn vị vẫn phải

lập hợp đồng, phải trích khấu hao theo quy định Thu nhập và chi phí phát sinhphải được hạch toán theo quy định

5 Giám đốc các Đơn vị không tự ý cho thuê, thế chấp tài sản được giao Các giao

dịch này đều phải được TGĐ phê duyệt mới có thể thực hiện được

Điều 12 Thanh lý, nhượng bán tài sản và các khoản đầu tư dài hạn

1 Những TSCĐ kém, mất phẩm chất, lạc hậu kỹ thuật không còn nhu cầu sử

dụng, tài sản hư hỏng không thể phục hồi được cần phải thanh lý, các khoảnđầu tư dài hạn không có nhu cầu tiếp tục đầu tư để thu hồi vốn thì TGĐ định kỳ

06 (sáu) tháng một lần phải lập danh sách đệ trình HĐTV phê duyệt

2 HĐTV quyết định phương án thanh lý, nhượng bán các khoản đầu tư dài hạn,

tài sản cố định có giá trị còn lại đến 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo

Trang 7

cáo tài chính gần nhất của Công ty.

3 Các phương án thanh lý, nhượng bán TSCĐ, các khoản đầu tư dài hạn có giá trị

lớn hơn mức phân cấp cho HĐTV sẽ do HỌP HĐTV quyết định

4 Việc nhượng bán tài sản được thực hiện thông qua tổ chức bán đấu giá hoặc do

Công ty tự tổ chức thực hiện công khai theo đúng trình tự, thủ tục quy định củaPháp luật về bán đấu giá tài sản Việc nhượng bán được thực hiện dưới hìnhthức đấu giá hoặc thỏa thuận Trường hợp bán theo hình thức thỏa thuận thì giábán phải phù hợp với giá thị trường

5 Giám đốc các Đơn vị không tự ý thanh lý, nhượng bán tài sản được giao Các

giao dịch này đều phải được thông qua bởi TGĐ mới có thể thực hiện được

6 Khi thanh lý nhượng bán, Công ty phải thành lập Hội đồng đánh giá thực trạng

về mặt thẩm định kỹ thuật, thẩm định giá trị tài sản Tài sản nhượng bán có thể

tổ chức đấu giá, thông báo công khai Nếu thanh lý theo hình thức dỡ bỏ, pháhủy phải tổ chức Hội đồng thanh lý Hội đồng thanh lý tài sản bao gồm:

a) TGĐ Công ty hoặc Phó TGĐ Công ty làm Chủ tịch Hội đồng thanh lý;b) Kế toán trưởng làm Phó Chủ tịch Hội đồng thanh lý;

c) Trưởng phòng và các Cá nhân có liên quan

Điều 13 Kiểm kê đánh giá tài sản và xử lý tổn thất tài sản

TGĐ có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác kiểm kê, đánh giá lại tài sản, xử

lý các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản theo đúng các quy định của Nhànước Với TSCĐ mất, thiếu mà có giá trị còn lại dưới 100 (một trăm) triệu đồngTGĐ ra quyết định xử lý và báo cáo kết quả với HĐTV, nếu giá trị còn lại từ

100 (một trăm) triệu đồng trở lên, TGĐ lập phương án xử lý trình HĐTV Côngty

Điều 14 Khấu hao tài sản cố định

TSCĐ sẽ được khấu hao theo quy định của Công ty và Pháp luật hiện hành

Điều 15 Quản lý vốn về đầu tư trang thiết bị, xây dựng cơ bản

1 Trách nhiệm quản lý đầu tư XDCB

a) TGĐ chịu trách nhiệm trước HĐTV và trước Pháp luật về toàn bộ công tácđầu tư XDCB của Công ty

b) TGĐ chịu trách nhiệm trước HĐTV về quản lý chất lượng công trình, chiphí đầu tư theo đúng các quy định của Công ty và Pháp luật về quản lý đầu

tư XDCB

2 Vốn đầu tư quyết toán là toàn bộ chi phí hợp lý và hợp lệ đã thực hiện trong quá

trình đầu tư để đưa công trình vào khai thác sử dụng Chi phí hợp lý và hợp lệ làtoàn bộ chi phí theo đúng hợp đồng đã ký kết và dự toán đã được phê duyệt;đảm bảo đúng quy chuẩn, định mức đơn giá, chế độ tài chính kế toán và nhữngquy định của Pháp luật hiện hành Vốn đầu tư được quyết toán trong giới hạntổng mức đầu tư được HĐTV phê duyệt Trường hợp chi phí vượt tổng mứcđầu tư, TGĐ phải báo cáo HĐTV

Trang 8

3 Khi công trình XDCB hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng quyết toán chưa được

phê duyệt, TGĐ phải bố trí các Bộ phận chức năng kịp thời tổ chức việc xácđịnh giá trị công trình (giá tạm tính) để có căn cứ hạch toán và trích khấu haoTSCĐ theo quy định

Điều 16 Tài sản cố định vô hình

1 TSCĐ vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất cụ thể như lợi thế

thương mại, chi phí về đất sử dụng, chi phí về bằng phát minh, sáng chế, bảnquyền tác giả

2 Khối Tài chính, Phòng kế toán và các Đơn vị phải tổ chức theo dõi và hạch toán

các loại tài sản này theo đúng quy định của Pháp luật hiện hành

Điều 17 Tài sản cố định thuê ngoài

Khi cần thiết Công ty có thể đi thuê TSCĐ phục vụ cho sản xuất kinh doanh

1 TSCĐ thuê tài chính tuân theo quy định của Pháp luật hiện hành

2 Các trường hợp thuê TSCĐ còn lại được gọi là thuê TSCĐ hoạt động

3 Tất cả TSCĐ thuê tài chính phải được ghi trong kế hoạch sản xuất kinh doanh

hoặc đệ trình để HĐTV phê duyệt Các trường hợp thuê TSCĐ hoạt động đượcquy định như sau: Việc thuê TSCĐ có nguyên giá đến 500 (năm trăm) triệuđồng hoặc mức tiền thuê đến 15 (mười lăm) triệu đồng/tháng do TGĐ quyếtđịnh Nếu vượt quá mức quy định ở trên thì TGĐ lập báo cáo trình HĐTV phêduyệt

Điều 18 Quản lý vốn bằng tiền

1 Vốn bằng tiền của Công ty bao gồm tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng, vàng bạc,

kim loại quý, đá quý, các chứng khoán có giá Công ty phải có tổ chức quản lý

và sử dụng theo các quy định của Công ty và Pháp luật hiện hành

2 Việc sử dụng vốn bằng tiền của Công ty cho cá nhân vay phải được HĐTV

thông qua

3 Tiền mặt: Khi nhập, xuất quỹ tiền mặt đều phải có phiếu thu, phiếu chi và tuân

thủ các quy định kiểm soát nội bộ khác của Công ty

4 Mức dư quỹ tiền mặt tại Công ty do TGĐ quy định cụ thể theo từng thời kỳ

Định kỳ hoặc đột xuất phải tổ chức kiểm kê và lập biên bản kiểm kê, thực hiệnviệc xử lý thừa, thiếu tiền mặt (nếu có), phải thực hiện việc lưu giữ tài liệu, hồ

sơ, chứng từ kế toán tiền mặt theo các quy định của Công ty và Pháp luật hiệnhành

5 Tiền gửi Ngân hàng: Mọi thủ tục thanh toán qua Ngân hàng phải được thực

hiện theo các quy định của Công ty và Ngân hàng thực hiện giao dịch Phảithường xuyên đối chiếu với các Ngân hàng để kịp thời phát hiện các chênh lệchthừa, thiếu số dư tiền gửi Ngân hàng

6 Giám đốc Khối Tài chính có trách nhiệm thực hiện quản lý nhằm tối ưu hóa đầu

tư vốn bằng tiền tại Công ty và các Đơn vị nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động.Tổng hợp kế hoạch về lưu chuyển vốn bằng tiền của toàn Công ty nhằm tối ưu

Trang 9

hóa điều động lưu chuyển vốn bằng tiền trong toàn hệ thống

Điều 19 Quản lý công nợ phải thu, phải trả, hàng tồn kho

1 Công ty và các Đơn vị trực thuộc phải mở sổ theo dõi chi tiết tất cả các khoản

nợ phải thu, phải trả, hàng tồn kho

2 Các khoản nợ, hàng tồn kho phát sinh phải có chứng từ hợp lý, hợp lệ để chứng

minh

3 Mọi hợp đồng kinh tế có liên quan đến việc phát sinh công nợ (mua chịu, bán

chịu) phải thể hiện rõ: Thời hạn nợ, hạn mức nợ, điều kiện được hưởng chiếtkhấu, tỷ lệ chiết khấu, tỷ lệ lãi suất phải trả nếu vượt quá thời hạn cho phép(nếu có)

4 Công ty và các Đơn vị đều có trách nhiệm tích cực thu hồi các khoản công nợ

phải thu, bao gồm: Phải thu của khách hàng, tạm ứng, phải thu khác Kế toánphải thường xuyên phân tích nợ phải thu, đặc biệt là nợ quá hạn và các khoản

nợ khó đòi Các tổn thất do không thu hồi được nợ cần xác định rõ nguyênnhân, mức độ, trách nhiệm và biện pháp xử lý Khi có công nợ không thu hồiđược xử lý như sau:

a) Lập Hội đồng xử lý nợ do TGĐ làm Chủ tịch Hội đồng và các thành viên làđại diện các Bộ phận có liên quan;

b) Nếu khoản nợ không thu hồi được do lỗi chủ quan gây ra thì người phạm lỗiphải bồi thường;

c) Một khoản nợ khi xử lý xóa sổ cần phải đủ bằng chứng theo quy định củaCông ty và Pháp luật hiện hành;

d) TGĐ quyết định xử lý các khoản nợ khó đòi có giá trị không quá 100 (mộttrăm) triệu đồng/khoản, các trường hợp khác phải trình HĐTV quyết định;e) Với các khoản nợ khi đã xử lý xoá sổ, Công ty và các Đơn vị vẫn phải theodõi ở tài khoản ngoài bảng và tiếp tục đòi nợ khi có điều kiện

5 Định kỳ vào các thời điểm cuối quý phải thực hiện việc đối chiếu và xác nhận

công nợ với các đối tác

6 Trưởng phòng Tài chính có trách nhiệm thực hiện quản lý và kiểm soát công nợ

tại Công ty và các Đơn vị nhằm duy trì tính thanh khoản tối ưu hóa cấu trúc tàichính đồng thời gia tăng hiệu quả quản trị công nợ của toàn hệ thống

7 Kế toán trưởng có trách nhiệm xây dựng hệ thống quản lý công nợ, xây dựng

chính sách công nợ, xây dựng và nhất quán quy trình duyệt công nợ, thườngxuyên theo dõi, định kỳ kiểm tra báo cáo công nợ và lập kế hoạch hành độngnếu tình hình công nợ có chiều hướng xấu đi Dự trù cho các khoản nợ khó đòi,lên kế hoạch, triển khai đòi nợ và trích lập dự phòng đối với khoản nợ phải thukhó đòi theo quy định kế toán hiện hành

8 HĐTV, TGĐ có trách nhiệm xử lý kịp thời các khoản nợ phải thu khó đòi, nợ

không thu hồi được Nếu không xử lý kịp thời các khoản nợ không thu hồi đượctheo và dẫn tới không thu hồi được nợ thì HĐTV, TGĐ phải chịu trách nhiệmtrước cổ đông và trước Pháp luật

Trang 10

Điều 20 Xử lý vi phạm

Mọi vi phạm các điều khoản trong việc quản lý, sử dụng tài sản, các cấp lãnhđạo và các cá nhân có liên quan trực tiếp gây ra phải chịu trách nhiệm theo quyđịnh của Công ty và Pháp luật

Chương III

KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH, KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ

VÀ QUẢN LÝ HỢP ĐỒNG KINH TẾ Điều 21 Kế hoạch tài chính

1 Hàng năm, TGĐ tổ chức lập và đệ trình lên HĐTV phê duyệt kế hoạch tài chính

cho năm tài chính tiếp theo

2 Kế hoạch tài chính phải được lập từ chi tiết đến tổng hợp, đảm bảo được tính

toán căn cứ trên các thông tin đầy đủ về kế hoạch kinh doanh thường niên vàcác kế hoạch đầu tư ngắn và dài hạn trong tương lai, kế hoạch với những dựkiến biến động của thị trường và môi trường kinh doanh trong tương lai Kếhoạch tài chính phải đảm bảo tính khả thi và bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

Kế hoạch doanh thu, kế hoạch chi phí, kế hoạch lợi nhuận và phân phối lợinhuận, kế hoạch trích lập và sử dụng các quỹ, kế hoạch chi bằng tiền, kế hoạchhuy động và sử dụng vốn

3 TGĐ chịu trách nhiệm thực hiện Kế hoạch tài chính của Công ty, Giám đốc các

Đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện Kế hoạch tài chính của Đơn vị mình đã đượcduyệt

4 Kết thúc năm tài chính, sau khi số liệu được kiểm toán TGĐ có trách nhiệm báo

cáo và giải trình trước HĐTV về tình hình thực hiện kế hoạch tài chính của cảnăm

Điều 22 Kế hoạch đầu tư

1 Kế hoạch đầu tư trang thiết bị:

Kế hoạch đầu tư trang thiết bị hàng năm được lập trên cơ sở tổng hợp nhu cầutrang thiết bị, đánh giá thực trạng trang thiết bị hiện có và phải tính đến hiệuquả sử dụng trang thiết bị trong tương lai

2 Kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản:

TGĐ chịu trách nhiệm tổ chức lập kế hoạch dài hạn, trung hạn và kế hoạch đầu

tư hàng năm theo định hướng sản xuất kinh doanh của Công ty để trình HĐTV

Trang 11

c) TGĐ được phép ủy quyền cho người cấp dưới thay mình ký hợp đồng kinh

tế theo quy định

2 Ký kết hợp đồng

TGĐ chịu trách nhiệm trình HĐTV phê duyệt các hợp đồng, theo quy định sau:a) Hợp đồng kinh tế thuộc hạng mục của dự án đầu tư XDCB hoặc dự án muasắm TSCĐ đã được HĐTV thông qua báo cáo đầu tư có giá trên 500 (nămtrăm) triệu đồng

b) Hợp đồng liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân khác ngoài Công tyliên quan đến việc sử dụng vốn

c) Hợp đồng thuê mướn lao động nước ngoài

d) Hợp đồng chi trả một lần (không phải là hợp đồng nguyên tắc) có giá trị trên

500 (năm trăm) triệu đồng

e) Các hợp đồng kinh tế khác do TGĐ quyết định

Điều 24 Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh

1 Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh là toàn bộ tiền bán sản phẩm, hàng

hóa, cung ứng dịch vụ sau khi trừ đi các khoản giảm giá hàng bán, hàng bán bịtrả lại, được khách hàng chấp nhận thanh toán (không phân biệt đã thu đượctiền hay chưa thu được tiền) Doanh thu từ hoạt động kinh doanh còn bao gồm:Các khoản thu ngoài giá bán (nếu có), trợ giá, phụ thu theo quy định của Nhànước mà Công ty được hưởng Giá trị sản phẩm, hàng hóa đem biếu, tặng, traođổi hoặc tiêu dùng nội bộ

2 Doanh thu bán hàng của Công ty bao gồm:

a) Doanh thu phát sinh tại Công ty;

b) Doanh thu phát sinh tại các Đơn vị theo quy định của Chuẩn mực kế toán

3 Toàn bộ doanh thu phát sinh trong kỳ phải được thể hiện trên hóa đơn, chứng từ

hợp lệ và được phản ánh đầy đủ vào sổ kế toán theo chế độ Nhà nước quy định

Điều 25 Chiết khấu

Điều kiện để chi chiết khấu phải được nêu trong hợp đồng kinh tế, phản ánhtrong hóa đơn bán hàng TGĐ căn cứ vào quy định của Pháp luật và chính sáchcủa Công ty trong từng thời điểm để quyết định tỷ lệ chiết khấu cho từng khuvực thị trường, từng đối tượng khách hàng, từng loại sản phẩm tiêu thụ

Điều 26 Giảm giá hàng bán

Công ty thực hiện chính sách giảm giá khi khách hàng mua một lần với sốlượng lớn hoặc khách hàng thường xuyên Tỷ lệ giảm giá không quá 2% và doTGĐ quyết định, nếu tỷ lệ cao hơn phải báo cáo HĐTV phê duyệt

Điều 27 Hàng bán bị trả lại

1 Hàng bán bị trả lại của Công ty hoặc các Đơn vị thì sẽ được hạch toán giảm trừ

doanh thu của Công ty hoặc các Đơn vị

Ngày đăng: 23/01/2024, 11:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w