1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Skkn kĩ năng tổ chức hoạt động khởi động

25 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sử Dụng Một Số Phương Pháp Và Kỹ Thuật Dạy Học Mới Trong Môn Vật Lí 8
Tác giả Nguyễn Thị Kim Dung
Trường học Trường Thcs Thụy An
Chuyên ngành Vật lí
Thể loại đề tài nghiên cứu
Năm xuất bản 2021 - 2022
Thành phố Ba Vì
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 6,63 MB

Nội dung

Và với môn Vật lí nhằm giúp học sinh đạt được trình độ văn hóa phổthông về vật lí; giúp học sinh hiểu được ý nghĩa của vật lí trong công nghiệp, nôngnghiệp, quốc phòng và đời sô

Trang 1

UBND HUYỆN BA VÌ TRƯỜNG THCS THỤY AN

“SỬ DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC MỚI TRONG MÔN VẬT LÍ 8” Lĩnh vực/ Môn: Vật lí Cấp học: Trung học cơ sở Tên tác giả: Nguyễn Thị Kim Dung Đơn vị công tác: Trường THCS Thụy An Chức vụ: Giáo viên

NĂM HỌC 2021 – 2022

MỤC LỤC

Trang 2

NỘI DUNG Trang

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 1

5 Phạm vi và thời gian thực hiện đề tài 2

3 Kết quả khảo sát đầu năm học 2021 – 2022 4

2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp 7

2.2 Phương pháp

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lí do chọn đề tài

Trang 3

Theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8, khóa XI về đổi mới căn bản toàndiện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy vàhọc theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo và vận dụngkiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghinhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở

để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực”

Việc đổi mới phương pháp dạy học là một nhiệm vụ quan trọng của tất cả cáccấp học và bậc học ở nước ta Nhằm góp phần đào tạo những con người tích cực, tựgiác, năng động, sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề Vận dụng kiến thức vàothực tiễn cuộc sống

Mục tiêu giáo dục là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, tri thứcnhằm “Tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng, bảo vệ

tổ quốc” Và với môn Vật lí nhằm giúp học sinh đạt được trình độ văn hóa phổthông về vật lí; giúp học sinh hiểu được ý nghĩa của vật lí trong công nghiệp, nôngnghiệp, quốc phòng và đời sống sinh hoạt của nhân dân; hình thành cho học sinhthế giới quan khoa học và nhân sinh quan cách mạng

Xuất phát từ mục tiêu giáo dục của môn học, việc dạy và học như thế nào đểđạt được kết quả học tập tốt nhất Bộ Giáo dục và Đào tạo, các ban ngành liên quan

đã có những biện pháp để nâng cao hiệu quả dạy vật lí và học vật lí trong trườngphổ thông Muốn thế phải đổi mới phương pháp, biện pháp dạy và học người giáoviên phải tổ chức một cách linh hoạt các hoạt động của học sinh từ khâu đầu tiênđến khâu kết thúc giờ học Những hoạt động đó giúp học sinh lĩnh hội kiến thứcmột cách tự giác chủ động, tích cực, sáng tạo

Trong quá trình giảng dạy trước đây, cá nhân tôi nhận thấy, học sinh thườngkhó tiếp thu các nội dung bài học Khi được hỏi và yêu cầu thuyết trình bài học,học sinh bị lúng túng, hiệu quả bài giảng không cao mặc dù cả giáo viên và họcsinh đã cố gắng Để xử lý những bất cập về việc: học sinh học thụ động, khó khăntrong việc ghi nhớ, hiểu và nắm bắt nội dung của bài học, cần thiết phải có một sốnhững phương pháp mô phỏng trực quan giúp các em hiểu bài và say mê, hứng thúvới môn học

Chính vì những lý do nêu trên tôi nhận thấy rằng đã đến lúc chúng ta nên đổimới phương pháp dạy học Trong những năm gần đây tôi đã mạnh dạn sưu tầm tàiliệu về các phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học Vật lí nóiriêng, cộng với quá trình giảng dạy và được sự giúp đỡ của đồng nghiệp đã tạo điều

Trang 4

kiện giúp tôi viết thành đề tài: “ Sử dụng một số phương pháp và kỹ thuật dạy

học mới trong môn Vật lí 8 ”.

2 Mục đích nghiên cứu

Việc “ Sử dụng một số phương pháp và kỹ thuật dạy học mới trong môn

Vật lí 8” nhằm giúp học sinh chủ động trong học tập, tăng kỹ năng làm việc nhóm

khi tiếp cận kiến thức bài giảng nhằm phát triển năng lực học theo yêu cầu mới,phù hợp với sự thay đổi của xã hội, góp phần nâng cao chất lượng trong dạy học

môn Vật lí

3 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu một số phương pháp dạy học mới áp dụng trong môn Vật lí

ở học sinh lớp 8B, 8D trường THCS Thụy An – Ba Vì – Hà Nội

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết: Sử dụng phương pháp này đểphân tích những vấn đề có liên quan đến phương pháp dạy học tích cực nói chungvà phương pháp dạy học mới trong Vật lí ở cấp Trung học cơ sở nói riêng từ đóchắt lọc, khái quát lại nội dung, làm cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tìm hiểu những thông tin lý luận về trêncác phương tiện: Sách báo, sách giáo khoa, sách tham khảo, mạng internet

- Phương pháp quan sát: Ghi nhận, thu thập thông tin về cơ sở vật chất vàphương tiện dạy học tại trường sở tại và một số trường trên địa bàn huyện

- Phương pháp trò chuyện, phỏng vấn: Tham khảo ý kiến của ban lãnh đạo,đồng nghiệp, thăm dò ý kiến của học sinh sau mỗi giờ dạy để rút kinh nghiệm

- Phương pháp thực nghiệm: Áp dụng các phương pháp đã nghiên cứu vào dạyhọc đối với học sinh khối lớp 8

5 Phạm vi và thời gian thực hiện đề tài

- Thực hiện tại học sinh lớp 8

- Thời gian thực hiện: Năm học 2021 - 2022

PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Trang 5

I CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN

Xuất phát từ xu thế giáo dục của thế giới hiện nay: Về đổi mới phương pháp làvấn đề cấp bách của thời đại đối với chúng ta Ngày nay sự đổi mới phương phápdạy học là rất cần thiết đối với giáo dục Việt Nam trên con đường hội nhập, sánhvai với các cường quốc Do vậy việc đổi mới phương pháp dạy học là không thểthiếu được trong nhà trường hiện nay

Dạy học, lấy học sinh làm trung tâm là cốt lõi của việc đổi mới phương phápdạy học, có như vậy thì mới phát huy được năng lực Năng lực đó phải được đàotạo và rèn luyện thành thói quen, phải được hình thành từ nhà trường phổ thôngcũng như từ các bộ môn khoa học tự nhiên cụ thể là bộ môn vật lí, một bộ mônkhoa học thực nghiệm Nó là cơ sở cho nhiều ngành kỹ thuật, các máy móc đượcchế tạo dựa trên các thành tựu vật lí như: Động cơ ô tô, máy bay được chế tạo dựavào kiến thức về nhiệt Động cơ điện, vô tuyến, truyền hình được chế tạo dựa trêncác kiến thức về điện Những thành tựu của vật lí và kỹ thuật phục vụ rất nhiều chocuộc sống của con người về mọi mặt Chính vì vậy đổi mới phương pháp trong dạyhọc Vật lí là không thể thiếu được

Trên tinh thần đổi mới giáo dục theo hướng tích cực hiện nay việc dạy học các

bộ môn khoa học nói chung cũng như bộ môn Vật Lí nói riêng Tính ưu việt củaphương pháp dạy học đã được thừa nhận và được đông đảo cán bộ giáo viên đồngtình, nhiệt liệt hưởng ứng

Đề tài này đã đưa ra một số phương pháp dạy học cơ bản phù hợp với đặctrưng của bộ môn Vật lí ở cấp trung học cơ sở, qua đó đóng góp một phần nào đócho việc đổi mới phương pháp dạy học bộ môn Vật lí nói riêng trong tình hình giáodục chung của đất nước ta hiện nay Nhằm tạo cho giáo viên có định hướng tốt hơn,vững vàng hơn, tự tin hơn trong việc soạn bài và giảng dạy đưa chất lượng giờ dạyđược nâng cao hơn, có hiệu quả hơn, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo củahọc sinh, giúp học sinh hiểu bản chất vấn đề và ghi nhớ lâu, chính xác Học sinhbiết tiến hành thí nghiệm, áp dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề vật lí đơngiản, nhờ đó các em thêm yêu thích môn học Vật lí

Với những căn cứ trên tôi thấy rằng đổi mới phương pháp dạy học có thểđược xem là các hoạt động dạy học mới rất phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh,không chỉ gây hứng thú cho người học mà còn cả lẫn người dạy khi mà đã sử dụnghợp lí các phương pháp

II THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ DẠY HỌC MÔN VẬT LÍ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THỤY AN

Trang 6

1 Thuận lợi

Phương pháp dạy học mới có vai trò quan trọng trong việc phát huy tính chủđộng, tích cực và sáng tạo của học sinh Tính ưu việt của một số phương pháp dạyhọc này đã được thừa nhận, được giáo viên nồng nhiệt hưởng ứng;

Nhà trường tổ chức các buổi tập huấn chuyên đề giúp giáo viên bồi dưỡngchuyên môn nghiệp vụ, tiếp thu các phương pháp mới;

Trong quá trình giảng dạy tôi luôn trao đổi, thảo luận với đồng nghiệp và đượccác đồng nghiệp đóng góp ý kiến; Với số lượng giáo viên của tổ chuyên môn gồm

có 02 giáo viên bộ môn Vật lí, trong đó có 01 giáo viên giảng dạy nhiều năm cókinh nghiệm và đã đạt thành tích cao trong nhiều cuộc thi;

Thực trạng, đã qua nhiều năm thay sách giáo khoa, học sinh đã được làm quenvới nhiều phương pháp dạy học qua nhiều môn học Và việc đổi mới phương phápdạy học đã có nhiều kết quả rất khả quan, học sinh ham tìm hiểu, tìm tòi nâng caokiến thức, học sinh từ học thụ động đã chuyển sang tự động lĩnh hội kiến thức

2 Khó khăn

* Đối với giáo viên

Trong thực tế giảng dạy cách dạy học truyền thống vẫn còn ăn sâu vào tiềmthức của một số giáo viên, do tính bảo thủ hoặc kém khả năng thích ứng

Trong quá trình dạy học còn nặng về truyền thụ lý thuyết, chưa thật sự đượcquan tâm đến việc rèn luyện kĩ năng sống, kĩ năng giải quyết vấn đề thực tiễn chohọc sinh thông qua khả năng vận dụng tri thức tổng hợp

Giáo viên sẽ vất vả hơn, phải xem xét, rà soát nội dung chương trình, sáchgiáo khoa hiện hành để loại bỏ những thông tin cũ, lạc hậu, đồng thời bổ sung, cậpnhật những thông tin mới, phù hợp Nội dung của phương pháp yêu cầu của giáoviên sắp xếp lại nội dung dạy học trong chương trình hiện hành theo định hướngphát triển năng lực học sinh nên không tránh khỏi việc giáo viên có cảm giác ngạithay đổi

Điều kiện cơ sở vật chất (thiết bị thông tin, truyền thông) phục vụ cho việcdạy học trong nhà trường còn nhiều hạn chế nhất là các trường ở nông thôn

*Đối với học sinh

Vật lí là môn học có phần khó hiểu, trừu tượng, học sinh còn “ ngại” học nên trong việc tiếp thu kiến thức của các em còn hạn chế và cũng như chưa có phương pháp học tập phù hợp, chưa yêu thích môn học

Trang 7

Học sinh hiện đang quen với lối mòn cũ nên khi đổi mới học sinh thấy lạ lẫmvà khó bắt kịp, còn thói quen thụ động, ghi nhớ và tái hiện một cách máy móc, rậpkhuôn, chưa chủ động tìm tòi, khám phá, lười suy nghĩ, ngại phát biểu

3 Kết quả khảo sát đầu năm học 2021 - 2022

Khi chưa áp dụng đề tài vào giảng dạy, tôi nhận thấy rằng học sinh tiếp nhậnkiến thức thụ động, máy móc, không được phát triển về tư duy tích cực, chủ động,sáng tạo Học sinh có thể nhớ và thuộc kiến thức nhưng không hiểu sâu bản chấtcủa kiến thức, vận dụng kiến thức không linh hoạt, nhạy bén, khả năng thực hànhcủa các em chưa cao Sau đây là minh chứng kết quả khảo sát đầu năm học 2021-

2022 khi chưa áp dụng đề tài

III GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1 Mục tiêu của giải pháp

Khi áp dụng các phương pháp mới trong dạy học Vật lí, tôi nhận thấy rằng giờgiảng trở nên sinh động, hấp dẫn và có ý nghĩa Học sinh là trung tâm nhưng vaitrò, uy tín của người thầy được đề cao hơn Bên cạnh đó, khả năng chuyên môn củangười thầy sẽ tăng lên, nội dung kiến thức của từng giờ giảng phải được cập nhậtliên tục để đáp ứng các câu hỏi của người học trong thời đại thông tin rộng mở.Trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập, người học được chia sẻnhững kiến thức và kinh nghiệm của mình đồng thời với việc bổ sung những kiếnthức, kinh nghiệm không chỉ từ người thầy mà còn từ chính các bạn trong lớp Họhạnh phúc khi được học, được sáng tạo, được thể hiện, được làm Nhờ học theohướng tích cực mà họ ghi nhớ sâu kiến thức và tăng khả năng áp dụng vào thực tế lên gấp 3-4 lần so với cách học thụ động một chiều

Trang 8

Dạy học bằng phương pháp mới chính là tìm mọi cách giúp người học đượcchủ động trong việc học, cho họ được làm việc, được khám phá tiềm năng củachính mình Người dạy cần giúp người học có được sự tự tin, có trách nhiệm vớibản thân để từ đó chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng.

2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp

Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực không đồng nghĩa với việcphải loại bỏ đi phương pháp dạy truyền thống như đàm thoại, dạy học thuyết trìnhhay luyện tập, mà điều cần làm chính là cải tiến chúng, để hạn chế các nhược điểmvà nâng cao hiệu quả trong việc giảng dạy Bên cạnh việc cải tiến cũng nên kết hợpgiữa dạy học truyền thống và phương pháp dạy mới, nhằm phát huy tính tích cựcnhận thức của các em học sinh

Thực tế không có một phương pháp dạy học nào lúc nào là tối ưu và phù hợpcho tất cả các nội dung, hay mục tiêu bài học Vì mỗi phương pháp dạy học cónhững ưu điểm và nhược điểm riêng của nó Do đó giáo viên cần phải biết vậndụng phối hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học trong tiến trình dạy học đểcác phương pháp này hỗ trợ lẫn nhau, giúp cho học sinh không bị nhàm chán vàtiếp thu kiến thức một cách chủ động, tích cực

Dựa trên sự kế thừa những phương pháp dạy học truyền thống tôi thực hiện ápdụng một số phương pháp và kỹ thuật dạy học theo chủ trương đổi mới hiện naycủa Bộ giáo dục nhằm khắc phục những nhược điểm.Vậy tôi xin mạnh dạn đề ramột số phương pháp đổi mới trong dạy học môn Vật lí :

ra còn rèn cho học sinh có ý thức tốt về bảo vệ môi trường

2.1.2 Hiệu quả khi sử dụng phương pháp này là gì?

- Trò chơi sẽ làm thay đổi không khí học tập của lớp, làm cho không khí trởnên dễ chịu, thoải mái hơn Học sinh sẽ thấy vui hơn, cởi mở hơn, thư thái và khoẻ hơn sau một quá trình tập trung cao vào việc tiếp nhận kiến thức

Trang 9

- Khi tham gia trò chơi, các em phải hoạt động, phải suy nghĩ nghiên cứu vấnđề, khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã họcvào các tình huống trò chơi.

- Trò chơi học tập đưa ra đa dạng về chủ đề, về phương pháp, về cách chơinên có tác dụng khích lệ tinh thần học hỏi của tất cả các đối tượng học sinh tronglớp

- Bên cạnh đó trò chơi học tập còn tạo cho các em khả năng quan sát tốt, tinhthần đoàn kết, giao lưu trong tổ, lớp tạo tính chủ động, tự tin, mạnh dạn, sáng tạocho các em Mặt khác trò chơi học tập là con đường thuận lợi để học sinh khắc sâukiến thức khi học

2.1.3 Tổ chức thực hiện:

Tổ chức trò chơi trong giờ học được thực hiện theo 5 bước sau:

Bước 1: Giới thiệu trò chơi

+ Giáo viên giới thiệu tên trò chơi, sau đó chia lớp thành các đội chơi (số

lượng thành viên trong đội phụ thuộc vào tình hình lớp học)

+ Giáo viên dự kiến thời gian tổ chức trò chơi

Bước 2: Hướng dẫn trò chơi

+ Giáo viên giải thích rõ ràng nội dung chơi, luật chơi và chơi thử (nếu cần)

Bước 3: Thực hiện chơi

+ Giáo viên cho học sinh thực hiện trò chơi

+ Giáo viên theo dõi quá trình tham gia trò chơi của học sinh, động viênkhuyến khích học sinh tham gia chơi

Bước 4: Nhận xét, đánh giá sau khi chơi

- Giáo viên giúp học sinh nhận xét về:

+ Mức độ thực hiện và nắm vững luật chơi

+ Thành tích của học sinh trong khi chơi

+ Tinh thần, sự phối hợp của các thành viên trong đội chơi

- Giáo viên nhận xét chung, phát phần thưởng (nếu có)

Bước 5: Củng cố

Thông qua trò chơi giáo viên liên hệ đến kiến thức bài học và vận dụng vàothực tế

2.1.4 Ví dụ: Trò chơi “Đi tìm bí mật bức tranh”

Ví dụ 1: Trò chơi được tổ chức trong bài “ Sự nổi ” như sau:

Trang 10

Bước 1: Giới thiệu trò chơi

+ Giáo viên giới thiệu tên trò chơi “ Đi tìm bí mật bức tranh ”

+ Giáo viên chia lớp thành 4 đội chơi

+ Thời gian tổ chức trò chơi: 03 phút

Bước 2: Hướng dẫn trò chơi

Giáo viên giải thích rõ ràng nội dung chơi, luật chơi:

+ Giáo viên nêu câu hỏi: Bí mật của các bức tranh sau đây là gì? ( Hình 1)

Hình 1 - Bí mật bức tranh: “ Dầu loang ” ( Tràn dầu)

+ Học sinh của mỗi đội bấm chọn 1 ô số để biết gợi ý về bức tranh Sau mỗimột gợi ý thì một mảnh ghép của bức tranh hiện ra Mỗi câu trả lời đúng được 2điểm Nếu đội nào tìm được bí mật bức tranh trước khi các mảnh ghép mở ra thìđược 10 điểm

Bước 3: Thực hiện chơi

+ Giáo viên cho học sinh thực hiện trò chơi

+ Giáo viên theo dõi quá trình tham gia trò chơi của học sinh, động viênkhuyến khích học sinh tham gia chơi

Bước 4: Nhận xét, đánh giá sau khi chơi

- Giáo viên nhận xét về:

+ Mức độ thực hiện và nắm vững luật chơi của mỗi đội

+ Thành tích của các trong khi chơi

- Giáo viên nhận xét chung, thông báo đội chiến thắng

Trang 11

du lịch cũng bị thiệt hại nặng nề.

Biển được các nhà khoa học công nhận là cội nguồn của sự sống trên Trái đất

Vì vậy ta có thể thấy được tầm quan quan trọng của biển đối với mọi sinh vật sống.Bảo vệ biển là bảo vệ môi trường chung của nhân loại, là bảo vệ tương lai của loàingười

Ví dụ 2: Trò chơi được tổ chức trong bài “ Áp suất chất lỏng – Bình thông nhau

” như sau:

Bước 1: Giới thiệu trò chơi

+ Giáo viên giới thiệu tên trò chơi “ Đi tìm bí mật bức tranh ”

+ Thời gian tổ chức trò chơi: 03 phút

Bước 2: Hướng dẫn trò chơi

Giáo viên thông báo rõ ràng nội dung chơi, luật chơi:

+ Chiếu bức tranh bí ẩn được che bởi 4 mảnh ghép Yêu cầu học sinh lựa chọnmảnh ghép, trả lời câu hỏi để tìm ra bức tranh bí ẩn ( Hình 2 )

Hình 2 – Các mảnh ghép

Trang 12

Bước 3: Thực hiện chơi

+ Giáo viên cho học sinh thực hiện trò chơi: Học sinh chọn mảnh ghép và trảlời câu hỏi

+ Giáo viên theo dõi quá trình tham gia trò chơi của học sinh, động viênkhuyến khích học sinh tham gia chơi

+ Cụ thể các mảnh ghép tương ứng với các câu hỏi:

1 Mảnh ghép số 1: Áp lực là gì?

- Đáp án: Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép

2 Mảnh ghép số 2: Nêu công thức tính áp suất?

- Đáp án:

F p S

3 Mảnh ghép số 3: Nêu đơn vị của áp suất?

- Đáp án: Pa hoặc N/m2

4 Mảnh ghép số 4: Nêu cách làm tăng áp suất?

- Đáp án: Tăng F, giảm S

+ Bức tranh xuất hiện đầy đủ ( Hình 3 )

Hình 3 - Bí mật bức tranh: “ Người thợ lặn đang lặn sâu dưới biển ”

Giáo viên đặt câu hỏi: Em quan sát thấy hình ảnh gì?

Bước 4: Nhận xét, đánh giá sau khi chơi

- Giáo viên nhận xét về:

+ Mức độ thực hiện và nắm vững luật chơi học sinh

+ Thành tích của học sinh trong khi chơi

- Giáo viên nhận xét chung, thông báo học sinh chiến thắng

Ngày đăng: 23/01/2024, 11:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w