1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kiểm soát ô nhiễm nhà máy xi măng gia lai

64 1,9K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 1,42 MB

Nội dung

Đề tài sẽ trình bày các nội dung chính sau đây: - Tổng quan về Công ty CP xi măng Gia Lai trong đó lần lượt sẽ giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển, quy trình công nghệ sản xuấ

Trang 1

KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KIỂM SOÁT Ô NHIỄM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG GIA LAI

Sinh viên thực hiện: PHAN THÀNH TIN Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Niên khóa: 2009 – 2013

Tháng 7/2013

Trang 2

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG GIA LAI

Tác giả

PHAN THÀNH TIN

Khóa luận được đệ trình đề để đáp ứng yêu cầu

cấp bằng Kỹ sư ngànhQuản lý môi trường

Giáo viên hướng dẫn:

KS NGUYỄN HUY VŨ

Tháng 7/2013

Trang 3

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM

KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

************

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN

Khoa: MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN

Họ và tên sinh viên: PHAN THÀNH TIN MSSV: 09149309

1 Tên đề tài: Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty cổ phần xi măng Gia Lai.

2 Nội dung KLTN:

SV phải thực hiện các yêu cầu sau đây:

• Tổng quan Công ty cổ phần xi măng Gia Lai

• Tổng quan về lý thuyết Kiểm soát ô nhiễm công nghiệp

• Hiện trạng môi trường Công ty cổ phần xi măng Gia Lai

• Các vấn đề môi trường còn tồn tại

• Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường tại Công ty

3 Thời gian thực hiện: Bắt đầu: tháng 02/2013 Kết thúc: tháng 06/2013

4 Họ tên GVHD: KS Nguyễn Huy Vũ

Nội dung và yêu cầu của KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn

Ngày tháng 07 năm 2013 Ngày tháng 07 năm 2013

KS NGUYỄN HUY VŨ

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quãng thời gian học tập và hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp tại trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, tôi đã nhận được sự giảng dạy nhiệt tình, giúp đỡ của trường, của khoa và sự hướng dẫn tận tình của Giáo viên hướng dẫn, của các thầy cô, bạn bè đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian qua, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:

 Ban giám hiệu, các thầy cô trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, tất cả các thầy cô khoa Môi Trường & Tài Nguyên đã tận tâm truyền đạt kiến thức, tận tình giảng dạy và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa học

 KS Nguyễn Huy Vũ đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp

 Ban lãnh đạo, Giám đốc Công ty CP xi măng Gia Lai cùng các anh chị trong Công ty đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt thời gian thực tập, thu thập dữ liệu và hoàn thành Khóa luận

 Gia đình tôi cùng các bạn bè đã quan tâm, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành Khóa luận

Xin chân thành cảm ơn!

Pleiku, ngày…tháng 07 năm 2013 Sinh viên thực hiện

Phan Thành Tin

4

Trang 5

Trong quá trình thực hiện đề tài đã sử dụng các phương pháp:

- Khảo sát thực địa tại Công ty

- Nghiên cứu tài liệu từ các phòng ban liên quan, sách báo và internet

- Phỏng vấn trực tiếp với nhân viên Công ty

Đề tài sẽ trình bày các nội dung chính sau đây:

- Tổng quan về Công ty CP xi măng Gia Lai trong đó lần lượt sẽ giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển, quy trình công nghệ sản xuất, những vấn đề môi trường phát sinh và các biện pháp kiểm soát đã thực hiện tại Công ty

- Xác định các vấn đề môi trường còn tồn đọng và đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục và nâng cao

Đề tài đã thu được những kết quả:

- Đem đến cái nhìn tương đối toàn diện về hiện trạng môi trường (không khí, nước, chất thải rắn) và công tác an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy, các giải pháp đã thực hiện tại Công ty CP xi măng Gia Lai

- Nhận diện các vấn đề môi trường chưa được giải quyết, có thể kể đến như ô nhiễm không khí do bụi, tiếng ồn, độ rung, ô nhiễm môi trường nước đặc biệt là nước mưa chảy tràn, công tác phân loại chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại, và công tác an toàn lao động, phòng chống cháy nổ

- Trên cơ sở của quá trình nhận diện, đã đề xuất các giải pháp giúp khắc phục và nâng cao: giám sát nồng độ bụi tại khu nghiền liệu, lắp đặt hệ thống lọc bụi tại trạm đập đá vôi, xây dựng kho chứa đá vôi – đất sét và các biện pháp quản lý khác

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

6

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BOD : Nhu cầu oxy sinh học

COD : Nhu cầu oxy hóa học

BTNMT : Bộ tài nguyên và môi trường

CBCNV : Cán bộ công nhân viên

PCCC : Phòng cháy chữa cháy

QCVN : Quy chuẩn Việt Nam

QĐ : Quyết định

SO2 : Khí sunfurơ

TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam

TCVS : Tiêu chuẩn vệ sinh

XM : Xi măng

Trang 8

DANH MỤC HÌNH

Trang

8

Trang 9

Trang

Trang 10

Chương 1

MỞ ĐẦU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Phát triển kinh tế, xã hội chính là nguồn gốc thiết yếu của cuộc sống, sinh hoạt của con người Việt Nam đang trong giai đoạn đổi mới, nền kinh tế chuyển mình phát triển mạnh mẽ Các quá trình phát triển như cơ giới hóa, đô thị hóa, sự bùng nổ dân

số phát triển mạnh mẽ nhiều đô thị nhà ở mọc lên khắp mọi nơi Do đó xi măng ngày càng đóng vai trò quan trọng và mang đến nhiều lợi ích cho con người Để đáp ứng nhu cầu to lớn ấy, nhiều nhà máy sản xuất xi măng đã hình thành và phát triển đảm bảo khả năng cung ứng cho thị trường trong và ngoài nước

Bên cạnh những lợi ích, ngành sản xuất xi măng gây ra những vấn đề ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người như khí thải, bụi, nhiệt độ…Vì thế, kiểm soát hữu hiệu các vấn đề môi trường ngành sản xuất xi măng đang là một yêu cầu cần thiết hiện nay Thực hiện hiệu quả nhiệm vụ này sẽ góp phần đảm bảo các giá trị kinh tế do ngành xi măng đem đến cùng với đảm bảo chất lượng cuộc sống con người, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững

Chính vì thế, tôi đã lựa chọn thực hiện đề tài Khóa luận tốt nghiệp:

“Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty cổ phần xi măng Gia Lai”.

1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

Tìm hiểu tình hình sản xuất và hiện trạng môi trường tại Công ty cổ phần xi măng Gia Lai, phát hiện các vấn đề gây ô nhiễm môi trường tại công ty từ đó đưa ra biện pháp khắc phục, làm giảm thiểu các tác động bất lợi đối với môi trường Tất cả nhằm hướng đến mục tiêu phát triển toàn diện môi trường tại Công ty cổ phần xi măng Gia Lai

1.3 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

−Nghiên cứu cơ sở lý thuyết kiểm soát và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường

−Nghiên cứu tổng quan, khảo sát tình hình sản xuất của Công ty

−Nhận diện các nguồn gây ô nhiễm và đánh giá hiện trạng quản lý môi trường đã

và đang thực hiện tại Công ty

Trang 11

−Nhận định những vấn đề còn tồn tại trong Công ty.

−Nghiên cứu đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường tại Công ty

1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

− Phạm vi là những vấn đề môi trường tại Công ty cổ phần xi măng Gia Lai

− Đối tượng là nước thải, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại và các vấn đề

an toàn

− Thời gian khảo sát từ 15/01/2013 đến 15/04/2013

− Thống kê và phân tích các dòng chất thải từ quá trình nhập nhiên – nguyên vật liệu đầu vào đến giai đoạn sản phẩm hoàn thiện

1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

− Nghiên cứu, tham khảo tài liệu:

+ Nghiên cứu các tài liệu về kiểm soát ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí trên sách, báo, trên mạng, báo cáo nghiên cứu khoa học, luận văn khóa trước, các tài liệu riêng của công ty như báo cáo giám sát, báo cáo đánh giá tác động môi trường tại công ty Từ đó đưa ra các nhận xét, biện pháp khắc phục phù hợp hơn nhằm giảm thiểu ô nhiễm và xử lý các vấn đề môi trường phát sinh

+ Tài liệu thu thập được từ các cơ quan, thư viện, trên mạng internet và từ việc kế thừa kết quả của những công trình nghiên cứu trước đây Ngoài ra còn có các tài liệu được cung cấp từ Giáo viên hướng dẫn và một số Thầy

Cô trong khoa cùng với bạn bè Tất cả được tổng hợp lại, đánh giá và lựa chọn những thông tin và dữ liệu cần thiết cho đề tài

+ Quá trình khảo sát sẽ giúp ta nhận định rõ hơn về hiện trạng môi trường và hiệu quả thực tế của công tác quản lý môi trường cũng như các vấn đề còn tồn tại ở công ty, hoặc các biện pháp công ty đã thực hiện nhưng chưa hoàn

Trang 12

thiện Từ đó đưa ra các nhận xét, biện pháp khác phù hợp hơn nhằm giảm thiểu ô nhiễm và xử lý các vấn đề môi trường phát sinh.

− Thu thập số liệu:

+ Thu thập các số liệu sơ cấp từ quá trình khảo sát thực địa và phỏng vấn trực tiếp như số lượng bảo hộ lao động cho công nhân được cấp phát, số liệu thực tế chất thải nguy hại (đặc biệt là phuy chứa nhớt), số lần vệ sinh các phân xưởng, công suất thiết bị lọc bụi; thu thập số liệu thứ cấp từ báo cáo đánh giá tác động môi trường, báo cáo giám sát môi trường định kỳ (các kết quả phân tích các chỉ tiêu môi trường, lượng chất thải, nhu cầu sử dụng nguyên - nhiên liệu)

+ Các số liệu thu thập được sẽ làm căn cứ để đánh giá hiện trạng, công tác quản lý môi trường và làm căn cứ để đề xuất giải pháp khắc phục

− Phương pháp điều tra, phỏng vấn cán bộ, công nhân viên liên quan:

+ Tham gia thực tập tại công ty và đặt ra các câu hỏi trực tiếp cho cán bộ công nhân và nhân viên của công ty bao gồm trưởng phòng KCS, trưởng ca của phân xưởng xi măng, công nhân làm việc trong phân xưởng xi măng về các vấn đề bản thân chưa nắm bắt được

− Phương pháp chuyên gia:

+ Tiến hành hỏi ý kiến các chuyên gia, thầy cô về các lĩnh vực mình đang thực hiện tìm hiểu để biết được cách thức thực hiện cũng như một số vấn đề liên quan tới bài làm của mình

Trang 13

Ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp là việc áp dụng một cách liên tục chiến lược ngăn ngừa tổng hợp về mặt môi trường với các quá trình sản xuất, các sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu rủi ro với con người và môi trường.

Ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp là việc sử dụng các vật liệu, các quá trình hoặc các thao tác vận hành sao cho giảm bớt hoặc loại trừ sự tạo ra ô nhiềm hoặc chất thải ngay tại nguồn Nó bao gồm các hành động làm giảm việc sử dụng các vật liệu độc hại, năng lượng, nước hoặc các nguồn tài nguyên khác, các hành động bảo vệ tài nguyên thiên nhiên thông qua việc bảo tồn và sử dụng hiệu quả hơn

2.2 MỤC TIÊU

Mục tiêu của kiểm soát ô nhiễm môi trường bao gồm ngăn ngừa ô nhiễm, làm giảm hoặc loại bỏ chất thải từ nguồn hay còn gọi là kiểm soát ô nhiễm đầu vào và làm sạch ô nhiễm, thu gom, tái sử dụng, xử lý chất thải để phục hồi môi trường

2.3 BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

2.3.1 Các bước thực hiện

Một chương trình ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp đòi hỏi thực hiện một cách liên tục theo chu trình khép kín, tất cả gồm các bước sau:

Giành được sự đồng tình của quản lý cấp cao

Duy trì chương trình IPP

Đánh giá chương trình kiểm soát ô nhiễmXác định và thực thi các giải phápĐánh giá chất thải và các cơ hội kiểm soátXem xét quá trình và xác định các trở ngại

Trang 14

Phân tích tính khả thi của các cơ hội kiểm soát

CHƯƠNG TRÌNH NGĂN NGỪA Ô NHIỄM CÔNG NGHIỆP

Hình 2.1: Sơ đồ các bước của chương trình ngăn ngừa ô nhiễm

1 Giành được sự đồng tình và ủng hộ của Ban lãnh đạo Công ty

2 Khởi động chương trình bằng cách thành lập nhóm ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp

3 Xem xét lại và mô tả một cách chi tiết các quá trình sản xuất cùng với các máy móc thiết bị để xác định các nguồn phát sinh chất thải, đánh giá các trở ngại tiềm ẩn về mặt tổ chức đối với việc thực hiện chương trình ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp

4 Xác định tất cả các khả năng ngăn ngừa ô nhiễm có thể được

5 Ưu tiên trước cho một số dòng thải và thực hiện đánh giá chi tiết tính khả thi

về mặt kỹ thuật, kinh tế và môi trường đối với các khả năng ngăn ngừa ô nhiễm đã được tập hợp

6 Tập hợp lại các khả năng ngăn ngừa ô nhiễm tốt nhất đối với công ty và thực thi những khả năng lựa chọn đó

7 Đánh giá những tiến bộ của chương trình ngăn ngừa ô nhiễm trên cơ sở một công ty điển hình để đánh giá các dự án ngăn ngừa ô nhiễm cụ thể

8 Duy trì ngăn ngừa ô nhiễm cho những sự phát triển liên tục và những lợi ích liên tục của công ty

2.3.2 Các biện pháp kỹ thuật ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp

2.3.2.1 Giảm thiểu tại nguồn

Giảm thiểu tại nguồn bao gồm các thủ thuật làm giảm về lượng hoặc độc tính của bất kỳ một chất thải, chất độc hại, chất ô nhiễm hoặc chất gây ô nhiễm nào đi vào các dòng thải trước khi tái sinh, xử lý hoặc thải bỏ ở bên ngoài

Nội dung bao gồm:

− Cải tiến việc quản lý nội tại và vận hành sản xuất

− Bảo toàn năng lượng

− Thay đổi quá trình

2.3.2.2 Tái chế và tái sử dung

− Tái chế hay tái sử dụng trong nhà máy

− Các cách tái sinh khác tại nhà máy

− Tái sinh bên ngoài nhà máy

− Bán cho mục đích tái sử dụng

Trang 15

− Tái sinh năng lượng.

2.3.2.3 Cải tiến sản phẩm

− Thiết kế các sản phẩm sao cho tác động đến môi trường là nhỏ nhất

− Tăng vòng đời sản phẩm

2.3.2.4 Biện pháp sử lý cuối đường ống

 Biện pháp xử lý nước thải

− Phương pháp cơ học: Dùng để tách các chất không tan, có kích thước lớn, các chất dạng keo có trong nước thải…gồm các công trình như: Đường ống, song chắn rác, bể lắng, bể lọc, bể tự hoại

− Phương pháp sinh học: Chủ yếu dựa vào các hoạt động của vi sinh vật có trong nước thải và kết quả là chất hữu cơ gây nhiễm bẩn sẽ được khoáng hóa trở thành các chất vô cơ và các khí đơn giản…

• Quy trình trong điều kiện tự nhiên: Cánh đồng tưới, bãi lọc, hồ sinh học…

• Quy trình nhân tạo: Bể lọc sinh học, bể Arotank…

− Phương pháp hóa lý: Là sử dụng các chất hóa học cho phản ứng với các chất gây

ô nhiễm làm thay đổi thành phần hóa học của nó chuyển nó thành các chất cặn chất hòa tan không gây ô nhiễm đến môi trường Các phương pháp thường ứng dụng là: Trung hòa, keo tụ, tuyển nổi, bay hơi…

 Biện pháp xử lý bụi, khí, tiếng ồn

− Đối với xử lý khí và hơi độc: Ứng dụng phương pháp hấp phụ

− Đối với bụi khô: có nhiều thiết bị thu hồi bụi dựa trên các nguyên tắc hoạt động khác nhau như: Trọng lực, quán tính, li tâm…

− Đối với tiếng ồn:

• Gắn thiết bị cách âm giữa khu vực nhà xưởng và khu vực lân cận (khu dân cư, khu sinh hoạt của công nhân…)

• Cải tiến thiết bị máy móc, hạn chế sử dụng loại máy sản xuất gây tiếng ồn cao

Trang 16

•Thiết bị lọc bụi dùng màng lọc: Thiết bị lọc túi vải, thiết bị lọc bằng vật liệu sơi…

− Thiết bị lọc bằng tĩnh điện

2.4 CÔNG CỤ NGĂN NGỪA Ô NHIỄM

2.4.1 Giải pháp hành chính, công cụ chỉ huy và kiểm soát

Là những biện pháp thể chế nhằm tác động tới hành vi của con người gây ô nhiễm môi trường, bằng cách cấm đoán hay giới hạn việc thải ra môi trường một số chất thải hay giới hạn hoạt động trong một khoảng thời gian hay khu vực nhất định thông qua các biện pháp cấp giấy phép, đặt ra tiêu chuẩn hoặc khoanh vùng

Với công cụ này, chính phủ có vai trò tập trung giám sát thông qua việc áp dụng hai công cụ chủ yếu: Bộ luật và các thanh tra – các nhà quản lý nhà nước Các công cụ này được áp dụng nhằm quy định và cưỡng chế thi hành các quy định về môi trường

2.4.2 Công cụ kinh tế

Công cụ kinh tế là những biện pháp kinh tế tác động tới việc đưa ra quyết định trước hành vi của những pháp nhân ô nhiễm bằng cách khuyến khích họ lựa chọn những phương án hoạt động có lợi cho bảo vệ môi trường Đó là những biện pháp như thuế ô nhiễm, lệ phí môi trường, ký quỹ môi trường…

2.4.3 Công cụ kỹ thuật

Ứng dụng các giải pháp khoa học – kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất như thay đổi công nghệ sản xuất, máy móc thiết bị; thay đổi nguyên nhiên liệu đầu vào; tái chế, tái sử dụng chất thải sản xuất; nâng cao công nghệ xử lý cuối đường ống; tăng cường quản lý nội vi…nhằm giảm thiểu tối đa sự phát sinh chất thải, loại trừ ô nhiễm

và phục hồi môi trường sau ô nhiễm

2.4.4 Công cụ thông tin

Công cụ thông tin là những biện pháp nhằm giáo dục, tuyên truyền phổ biến kiến thức và trách nhiệm về môi trường cho cộng đồng dân cư, các cá nhân, pháp nhân sử dụng môi trường, để qua đó tác động trực tiếp hoặc gián tiếp điều chỉnh hành vi của họ

Trang 17

2.5 LỢI ÍCH CỦA KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

2.5.1 Lợi ích về môi trường

− Sử dụng năng lượng, nước, nguyên liệu có hiệu quả hơn

− Giảm mức sử dụng các nguồn tài nguyên

− Giảm thiểu chất thải thông qua kỹ thuật tái sinh, tái chế, tái sử dụng và phục hồi

− Giảm thiểu lượng nguyên vật liệu độc hại đưa vào sử dụng Giảm thiểu các rủi

ro và nguy hiểm đối với công nhân, cộng đồng xung quanh, những người tiêu thụ sản phẩm và các thế hệ mai sau

− Cải thiện được môi trường lao động bên trong công ty

− Cải thiện các mối quan hệ với cộng đồng xung quanh cũng như các cơ quan quản lý môi trường

2.5.2 Lợi ích về kinh tế

− Tăng hiệu suất sản xuất thông qua việc sử dụng nguyên vật liệu và năng lượng

có hiệu quả hơn

− Tuân thủ các quy định môi trường tốt hơn, giảm bớt các chi phí cho việc quản lý chất thải (có thể loại bỏ bớt một số giấy phép về môi trường, giảm chi phí cho việc

kiểm kê, giám sát và lập báo cáo môi trường hàng năm…)

− Giảm bớt các chi phí cho việc xử lý chất thải cuối đường ống (do lưu lượng chất thải được giảm thiểu, dòng chất thải được tách riêng tại nguồn…)

− Chất lượng sản phẩm được cải thiện

− Có khả năng thu hồi vốn đầu tư với thời gian hoàn vốn ngắn, ngay cả khi vốn đầu tư ban đầu cao Tích lũy liên tục và dài hạn các khoản tiết kiệm tích lũy được, từ đó có khả năng mở rộng sản xuất, kinh doanh

− Tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường, hình ảnh của công ty ngày càng tốt hơn

Chương 3

Trang 18

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG GIA LAI

3.1 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH SẢN XUẤT XI MĂNG

3.1.1 Giới thiệu chung về sản xuất xi măng ở Việt Nam

Cùng với ngành công nghiệp than, dệt, đường sắt, nghành sản xuất xi măng ở nước ta đã được hình thành từ rất sớm Bắt đầu là việc khởi công xây dựng nhà máy

xi măng Hải Phòng vào ngày 25/12/1889, cái nôi đầu tiên của ngành xi măng Việt Nam Trải qua hơn một thế kỷ xây dựng và phát triển , đội ngủ những người thợ sản xuất xi măng Việt Nam ngày càng lớn mạnh Với lực lượng cán bộ, công nhân gần 50.000 người, ngành sản xuất xi măng Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước

Từ năm 1996, Hiệp hôi Xi măng Việt Nam được thành lập đến nay đã quy tụ gần 90 thành viên, trong đó có các công ty xi măng lớn đóng góp quan trọng vào nền kinh tế đất nước như Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, nhà máy xi măng Hải Phòng, Hà Tiên, Bút Sơn, Đông Nai Sản xuất xi măng hàng năm của các thành viên trong hiệp hội đều vượt kế hoạch được giao Riêng năm 2004 cả nước đã sản xuất và tiêu thụ đạt trên 27 triệu tấn, trong đó Tổng công ty xi măng Việt Nam đạt 12,5 triệu tấn, xi măng địa phương đạt 7,1 triệu tấn, các công ty thành viên lien doanh đạt 7,4 triệu tấn Tính đến năm 2009, đã có tổng số 97 dây chuyền sản xuất xi măng đi vào hoạt động, với tổng công suất thiết kế là 54,4 triệu tấn Năm 2010, dự kiến có thêm 13 dây chuyền mới đi vào hoàn thành, nâng công suất lên 11,7 triệu tấn Năm 2011, dự kiến có 12 dây chuyền mới đi vào hoạt động, với công suất 9,36 triệu tấn Sản xuất kinh doanh của toàn ngành luôn đạt mức tăng trưởng cao, đóng góp ngày càng tăng cho ngân sách Nhà nước, đời sống vật chất, tinh thần của người công nhân

Theo định hướng phát triển giai đoạn từ nay đến năm 2020 đã được chính phủ phê duyệt thì phải xây dựng thêm một loạt nhà máy xi măng mới nhằm nâng công suất của ngành sản xuất xi măng nước ta lên trên 40 triệu tấn/ năm với mức đầu tư gần 6 tỷ USD, để cho ngành công nghiệp xi măng Việt Nam tiến vững chắc trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế

Ngành xi măng đã trở thành ngành kinh tế then chốt, góp phần vào công cuộc xây dựng cơ sở hạ tầng, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Tuy nhiên là một loại hình sản xuất đặc thù, sản xuất xi măng cũng gây những hậu

Trang 19

quả về ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường không khí Tại nhiều nhà máy phải đối mặt với nhiều khó khăn về vấn đề sủ dụng và tái sử dụng nguồn năng lượng, việc tận dụng các phế thải làm nguyên liệu đầu vào chưa được chú trọng, công tác quản lý

và xử lý chất thải còn mang tính hình thức, đối phó gây sự phản ứng quyết liệt của người dân địa phương

Công nghệ sản xuất xi măng hiện nay sử dụng nguồn năng lượng chính là than

và điện Đá vôi, đất sét sau khi đập, sấy và nghiền sơ bộ được chuyển vào lò nung clinker ở nhiệt độ 14500C, sau khi nung xong sẽ tiến hành làm nguội và đưa vào nghiền thành phẩm Đây là hai công đoạn quan trọng nhất trong quy trình sản xuất xi măng Trong quá trình sản xuất, một lượng nhiệt khí thải và bụi khá lớn đã thải ra làm

ô nhiễm môi trường, lãng phí năng lượng, lãng phí nguồn tài nguyên và giảm hiệu quả đầu tư

Mặc dù vậy nhưng vẫn còn nhiều công ty địa phương, liên doanh nhập các công nghệ sản xuất lạc hậu, xi măng kém chất lượng, xây dựng ồ ạt các nhà mấy nhỏ với công nghệ lạc hậu tại địa phương gây nguy cơ về sự cố môi trường và nền kinh tế đất nước

Đây là vấn để đang được các nhà khoa học, các nhà đầu tư cũng như lãnh đạo các nhà máy chú ý quan tâm Tuy nhiên, vẫn chưa có giải pháp nào được ứng dụng nhằm giải quyết triệt để và hiệu quả nhất vấn đề này

3.1.2 Nguồn phát sinh chất thải của công nghệ sản xuất xi măng

Nguồn phát sinh chất ô nhiễm và thành phần chất ô nhiễm phát sinh do hoạt

động của công nghệ xi măng được trình bày một cách tóm tắt như sau:

Trang 20

Nguồn gây ô nhiễm Thành phần chất ô nhiễm

− Lò hơi, thiết bị nghiền đập nguyên

liệu, nhiên liệu, xi măng, clinker Lò

nung sơ bộ, lò nung clinker, máy phát

điện, khu đóng bao

− Hoạt động của các phương tiện vận

tải

+ Bụi than, bụi đất đá, bụi clinker, bụi xi măng, khí độc (SO2, CO, CO2, NO2)

+ Bụi, khí độc (SO2, CO, CO2, NO2)

− Tubin hơi nước, máy nghiền nguyên

liệu (đá vôi), xi măng, clinker, băng

tải, hoạt động của lò nung sơ bộ, lò

nung clinker, đóng bao

− Hoạt động của phương tiện vận

chuyển, máy phát điện

Mức tiếng ồn cao hơn tiêu chuẩn cho

phép (4dBA- 10dBA)

− Nước thải công nghiệp:

• Nước làm nguội thiết bị

• Nước thải từ quá trình nghiền

nguyên liệu, than

• Nước từ quá trình rửa thiết bị (kể

cả lọc bụi)

− Nước mưa chảy tràn qua các bãi vật

liệu, rác của nhà máy

− Nước thải sinh hoạt

+ Nhiệt độ cao, nhiễm dầu mỡ, cặn lơ lửng (bụi than)

+ Hàm lượng cặn lơ lửng cao, dầu, mỡ, kim loại nặng

+ Cặn lơ lửng, dầu, mỡ, COD lớn, độ

pH kiềm, một số ion kim loại

+ pH, BOD, COD cao, tổng Nitơ, tổng phốt pho khá cao

− Chất thải rắn công nghiệp:

• Lò hơi (dùng than)

• Băng tải than, nghiền than, xỉ, các

phân xưởng sản xuất khác

+ Tro, xỉ than, đá vôi rơi vãi

+ Xi măng bị đóng rắn

+ Bao bì, giấy phế thải

+ Rác thãi hữu cơ, thủy tinh, nhựa

− Chất thải nguy hại + Dầu nhớt thải, giẻ lau dính dầu

+ Bóng đèn hỏng

Bảng 3.1 Nguồn phát sinh chất thải của công nghệ sản xuất xi măng

3.1.3 Ảnh hưởng của chất thải trong công nghệ sản xuất xi măng

 Bụi đá và bụi xi măng

Bụi xi măng ở dạng rất mịn (cỡ hạt nhỏ hơn 3μm) lơ lững trong khí thải, khi hít vào phổi dễ gây bệnh về đường hô hấp Đặc biệt, khi hàm lượng SiO2 tự do lớn hơn

Trang 21

2% có khả năng gây bệnh silicon phổi, một bệnh được coi là bệnh nghề nghiệp nguy hiểm, phổ biến nhất của công nghệ sản xuất xi măng Ngoài ra, bụi theo gió phát tán rất xa, sa lắng xuống mặt đất và nước, lâu dần làm hỏng cây trồng, suy thoái hệ thực vật.

Bụi trong không khí là vấn đề nang giải nhất trong công nghiệp sản xuất xi măng Bụi phát sinh từ hầu hết các công đoạn sản xuất: nổ mìn, lấy đá, khai thác đất sét, nghiền nguyên kiệu, nghiền xi măng, vận chuyển, nung…

Bụi đất, đá, than vào phổi thường gây kích thích cơ học, sinh phản ứng sơ hóa phổi, bệnh về hô hấp

Tiếng ồn và độ rung cơ học

Tiếng ồn từ thiết bị đập nghiền, máy nghiền, tubin, phương tiện giao thông…tuy cường độ không lớn nhưng liên tục trong quá trình làm việc gây hậu quả lâu dài Tiếng ồn vượt quá giới hạn cho phép gây mệt mỏi, mất ngủ lâu ngày dẫn tới tăng huyết áp, điếc do nghề nghiệp

Chất thải rắn chứa các kim loại nặng

Các kim loại nặng có độc tố ảnh hưởng tới sức khỏe là Hg, Tl, Cd, Se, Zn, Pb,

Ag, Be, Ni, Ba, As Nói chung, các kim loại nặng từ nguyên liệu tồn tại trong clinker

là rất ít

Trong số các kim loại kể trên, hiện nay Cr là vấn đề phải quan tâm nhất Khi hít thở trong không khí chứa crom (20 ÷ 30 mg/Nm3), có thể gây tổn thương cấp tính đường hô hấp như hắc hơi, viêm mũi, viêm phế quản, lên cơn dị ứng, ho, nhức đầu, khó thở…Khi tiếp xúc với da, các hợp chất crôm gây dị ứng, viêm da nghề nghiệp khó chữa trị

Khí độc do khói thải từ ống khói nhà máy, từ các phương tiện có động cơ đốt

trong Tác dụng xấu tới môi trường chủ yếu do khí CO2, SO2, NOx, hydrocacbon và chì…

CO2 sinh ra do phân hủy CaCO3, do cháy nhiên liệu hoặc các chất hữu cơ lẫn trong nguyên liệu…Bản thân CO2 không gây độc với cơ thể như CO Tuy nhiên CO2

có ảnh hưởng lớn đến khí hậu trái đất do tạo ra hiệu ứng nhà kính, làm trái đất nóng lên

Trang 22

CO là khí thải do cháy không hoàn toàn nhiên liệu Phản ứng oxy hóa CO thành

CO2 trong điều kiện dư oxy ở 680oC Trong sản xuất xi măng, CO chủ yếu phát sinh

từ các thiết bị nung clinker, do nhiên liệu nhất là than cháy không hết Với động cơ đốt trong chủ yếu do xe chạy xăng, động cơ dung dầu diesel thải lượng CO ít hơn nhiều

CO vào máu cản trở tuần hoàn máu, gây đâu đầu, chóng mặt, liều lượng cao có thể gây chết người

NOx hình thành do oxy hóa hỗn hợp khí cháy nung clinker, từ các động cơ đốt trong của phương tiện giao thông

SO2 phần lớn từ khí thải khí đốt nhiên liệu, do oxy hóa S trong nhiên liệu, nguyên liệu hoặc do phân hủy các muối sunfat trong nguyên liệu

NOx và SO2 có tính axit là nguyên nhân gây ăn mòn hóa học nhất là các thiết bị làm nguội, gây bệnh đường hô hấp (rối loạn, đau đầu, nhức mỏi…) là nguyên nhân gây mưa axit hủy hoại môi trường

H2S chủ yếu ở khu vực lò nung, do cháy nhiên liệu hoặc từ nguyên liệu chứa lưu huỳnh trong môi trường thiếu oxy Là khí có mùi rất khó ngửi, rất độc, nhiễm độc toàn than gây đâu đầu, tụ máu trong mắt gây hại tế bào và enzim, suy yếu thần kinh

Nguồn nước thải do làm nguội lò, nước thải sinh hoạt, nước làm vệ sinh…chứa dầu mỡ, các hạt rắn lơ lửng bụi than, đất đá…Không thấy rõ tác hại trực tiếp tới

cơ thể Tác hại gián tiếp làm bẩn nguồn nước sạch, cảnh quan môi trường

3.1.4 Các biện pháp xử lý các loại chất thải

Đối với khí thải:

Hoạt động của nhà máy xi măng dung than hoặc dầu sẽ có tác động mạnh đến môi trường không khí do lượng khí thải chứa nhiều chất ô nhiễm rất lớn Do vậy để giảm thiểu tác động môi trường không khí có thể xem xét áp dụng các biện pháp sau:

− Dùng nhiên liệu (than hoặc dầu) có hàm lượng lưu huỳnh thấp

− Xây dựng ống khói có chiều cao phù hợp trong mối tương quan với lưu lượng, nồng độ khí thải, địa hình và điều kiện khí hậu khu vực

− Trong các phân xưởng nhà máy cần phải được thiết kế đảm bảo điều kiện vệ sinh công nghiệp, đảm bảo thong thoáng và đảm bảo chế độ vi khí hậu bên

Trang 23

trong công trình nhất là những vị trí thao tác của người công nhân bằng cách thiết lập hệ thống thong gió tự nhiên, hệ thống thông gió hút.

− Rút ngắn đường vận chuyển khi thiết kế, vận chuyển nguyên liệu phải dùng thiết bị có vỏ che kín

− Tại các nguồn sinh ra khí thải độc hại và bụi cần lắp đặt các thiết bị xử lý khí, bụi có công suất phù hợp đảm bảo khí thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép

− Những phương pháp thường được áp dụng đối với việc xử lý khí độc đặc biệt

là SO2 là phương pháp hấp thụ, phương pháp oxy hóa khử

− Các loại thiết bị lọc bụi như lọc bụi tay áo, lọc bụi túi, lọc bụi tĩnh điện Thường được áp dụng để xử lý bụi than trong các nhà máy xi măng dùng nhiên liệu than

Đối với tiếng ồn:

− Công nhân phải dùng dụng cụ bịt tai khi sản xuất

− Các nhà xưởng kín, từng thiết bị bao kín

− Giảm tốc độ xe ra vào, tắt động cơ xe khi vào công ty

Đối với nước thải:

− Phân luồng dòng thải bao gồm: các loại nước sạch, nước ô nhiễm cơ học, nước nhiễm bẩn hóa chất và nước nhiễm bẩn dầu mỡ, chất rắn lơ lửng…Đây

là biện pháp vừa mang tính kỹ thuật vừa mang tính quản lý rất hữu hiệu

− Đối với nước thải làm lạnh tuy có ít chất ô nhiễm, song cần quan tâm làm giảm nhiệt độ của nước tới mức cho phép để không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái nơi nước thải đỗ vào

− Thông thường công nghệ xử lý nước thải thường ứng dụng các quá trình xử lý

cơ học, sinh học và hóa lý để xử lý cặn lơ lửng (SS), chất thải hữu cơ (BOD5, COD), độ đục, dầu mỡ, kim loại nặng…Hệ thống xử lý nước thải thường được chia làm 3 hệ thống phụ là: Xử lý bậc một, xử lý bậc hai và xử lý bâc ba/ bậc cao

− Lưu lượng nước thải thường thay đổi theo thời gian, do đó bể điều hòa phải có dung tích đủ lớn để tính chất nước thải vào hệ thống xử lý sinh học tiếp theo tương đối ổn định

Đối với chất thải rắn:

Chất thải rắn sinh ra trong quá trình hoạt đông của nhà máy xi măng bao gồm tro, xỉ than, xi măng đóng rắn, ngoài ra là phế thải, nguyên vật liệu rơi vãi trong quá trình vận chuyển

Do vậy có thể áp dụng các biện pháp sau:

Trang 24

− Xây dựng kho, bãi theo tiêu chuẩn để chứa và bảo quản xỉ than dung cho mục đích khác.

− Các chất thải rắn hữu cơ được tái sử dụng, các chất vô cơ bền vững ít độc hại như bao bì, giấy phế thải và rác thải sinh hoạt cần có biên pháp thu gom và xử

3.2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP XI MĂNG GIA LAI

3.2.1 Thông tin tổng quát

− Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG GIA LAI

− Chủ tịch hội đồng quản trị: Ông Nguyễn Văn Sang

− Giám đốc: Ông Nguyễn Văn Sang

− Loại hình: Công ty cổ phần

− Lĩnh vực hoạt động: Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm xi măng

− Công xuất sản xuất: 30.000 tấn/năm

− Địa chỉ: Số 75, đường Lữ Gia thuộc tổ 5, phường Yên Thế, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai

ủy ban Nhân Dân tỉnh Gia Lai thành công ty cổ phần xi măng Gia Lai

3.2.3 Vị trí địa lý

− Công ty nằm cách trung tâm thành phố Pleiku 9 km, với tổng diện tích 35000 m2

+ Phía Bắc giáp: khu dân cư

+ Phía Nam giáp: vườn cây

+ Phía Tây giáp: ruộng lúa

+ Phía Đông giáp: nghĩa trang phường Yên Thế

Công ty nằm trên đường Lữ Gia thuộc phường Yên Thế Nằm trên tuyến đường

thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên liệu và vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ

− Các hạng mục công trình của công ty bao gồm:

+ Nhà xưởng gia công phối liệu: 1.260 m2

Trang 25

+ Nhà bao che và lò nung clinker: 344m2.

+ Nhà kho thành phẩm: 2.270 m2

+ Kho vật tư: 215 m2

+ Sân chứa nguyên liệu, rào bảo vệ và các công trình phụ trợ: 30.000 m2

Vị trí này có một số thuận lợi và khó khăn:

− Thuận lợi

+ Gần thị trường tiêu thụ xi măng chủ yếu của nhà máy: Gia lai, Kontum, Ialy

+ Gần nguồn nguyên liệu khác, cũng như các vật tư, vật liệu chuyển từ Quy Nhơn lên

+ Nguồn điện , nước thuận lợi

+ Quy mô nhà máy phù hợp với trình độ tổ chức, quản lý và quy trình công nghệ

+ Gần trung tâm kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh Gia lai, các cơ sở cơ khí sửa chữa nhà ở và các công trình phúc lợi khác hỗ trợ được cho công ty

+ Đất đai bằng phẳng, san lấp ít lên trong quá trình xây dựng làm xói mòn thấp

− Khó khăn

+ Công ty phải đầu tư kinh phí lớn để xử lý ô nhiễm môi trường

+ Gần khu vực dân cư sinh sống

3.2.4 Cơ cấu tổ chức

Công ty có 110 cán bộ công nhân viên và công nhân.

Trong đó có 40 nhân viên văn phòng và 70 công nhân

 Bộ phân văn phòng: Giám đốc điều hành ,

Phó giám đốc,

Phòng kỹ thuật,Phòng dịch vụ - tài chính,

 Công nhân có 110 người chia làm 3 ca làm việc:

 Ca 1: Từ 6 h sáng đến 14 h chiều,

 Ca 2: Từ 14 h chiều đến 22 h tối,

 Ca 3: Từ 22 h tối đến 6 h sáng hôm sau

Phó giám đốc(cơ khí)Phòng tổ chức – Kế hoạchPhòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhPhòng dịch vụ - Tài chínhPhân xưởng khai thác đá

Tổ sản xuất nguyên liệu

Trang 26

Xi măng

Lò nungPhân xưởng xi măng

Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức tại Công ty CP Xi Măng Gia Lai

3.2.6 Tình hình sản xuất của công ty

3.2.6.1 Quy trình sản xuất của công ty

Hiện nay, Công ty cổ phần xi măng Gia Lai đang áp dụng công nghệ sản xuất bằng lò đứng, quy trình sản xuất như sau:

Trang 27

Đá vôi, đất sét, than, cát, quặng sắtChuẩn bị nguyên liệuNghiền phối liệuNung ClinkerSilo chứaNghiền xi măngSilô xi măngĐóng baoBụiBụi, khí thảiBụi

Hình 3.2 Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty

Thuyết minh quy trình

Dây chuyền sản xuất của Công ty được mô tả chi tiết như sau:

Đá vôi: Được khai thác và vận chuyển về từ mỏ đá Chư Sê của công ty, có kích

thước 30 ÷ 40cm, độ ẩm W ≤ 15%, vận chuyển về bằng xe tải và được đổ vào bãi chứa đá vôi Sau đó máy xúc đưa đá vôi từ bãi chứa đổ vào máy kẹp hàm Đá vôi tiếp tục được đưa qua máy đập đá Tại đây, đá vôi được đập nhỏ đến kích thước hạt nhỏ hơn 1 ÷ 2cm, W ≤ 15% (đá được dập càng nhỏ càng tốt) Sau đó tiếp tục được công nhân đưa vào thiết bị vận chuyển (gầu nâng) đưa lên silô chứa

Đất sét: Được mua và vận chuyển về công ty bằng ô tô, sau đó được đổ vào bãi

chứa đất sét Vào mùa nắng, đất sét được phơi tại sân phơi đất sét Khi đất sét khô, được chuyển vào trong két chứa bằng máy xúc Vào mùa mưa, đất sét được đưa vào máy sấy thùng quay để sấy

Than cám, quặng sắt, cát: Tất cả được mua về và được đổ vào các bãi chứa

riêng biệt Cũng giống như đất sét các nguyên liệu cũng được phơi tại sân phơi Sau

đó tất cả được chuyển vào két chứa

- Yêu cầu kỹ thuật:

Kích thước hạt vật liệu: 1 ÷ 2cm

Độ ẩm vật liệu vào: W = 8 ÷ 12%

Độ ẩm vật liệu ra: W = 1,5%

Trang 28

Tại điểm đổ nguyên liệu có lắp đặt máy lọc bụi túi để thu hồi nguyên liệu và giảm ô nhiễm môi trường.

- Có 2 silô chứa vật liệu đá vôi, mỗi silô có d: 6 x 12m và có khối lượng 300 ÷ 400 tấn, được xây bằng bê tông 1 két chứa đất sét, 1 két chứa quặng sắt, 1 két chứa than và 1 két chứa cát Mỗi két chứa khoảng 50 m3

Nghiền liệu: Các vật liệu được tháo qua các cửa tháo liệu ở đáy silô đi qua cân

băng định lượng (được lập trình trước) tháo xuống băng tải cao su vận chuyển đến gầu tải đưa đến máy nghiền liệu 15÷20 tấn/ giờ Vật liệu sau khi ra khỏi máy nghiền được chuyển qua máy phân ly để giữ lại các Sau đó tất cả được đổ vào silô chứa Có tất cả 4 silô chứa, mỗi silô chứa 400 tấn Tại đây bột liệu chưa đạt yêu cầu sẽ được đưa lại vào máy nghiền lại, bột liệu đạt mịn theo yêu cầu được vận chuyển lên các silô chứa

Trộn ẩm và vê viên: Bột liệu mịn trong các silô chứa được tháo qua các cửa

tháo liệu ở đáy silô nhờ các thiết bị tháo liệu đưa xuống gầu tải đổ vào lò nung Bột liệu được cấp vào máy làm ẩm trước Tại máy trộn nhờ có hệ thống phun nước và dưới tác dụng của cánh trộn bột vật liệu được làm ẩm đều và có kích thước ban đầu đạt 1÷3mm Bột liệu tiếp tục được đưa xuống máy vê viên qua cửa tháo liệu, dưới tác dụng của mâm quay và hệ thống cấp nước bổ sung, các hạt bột liệu được vo thành viên tròn có kích thước 6÷8 mm, độ ẩm đạt W = 12 ÷ 14 % Sau khi đạt tiêu chuẩn kỹ thuật các viên liệu được hệ thống rải liệu rải xuống xung quanh lò nung

Nung clinker: Các hạt vật liệu trải qua 3 giai đoạn tương ứng 3 phần:

Lò nung clinker là dạng lò đứng cơ khí hóa khi quay và sử dụng hệ quạt ROOT Theo chiều của lò viên liệu sẽ dịch chuyển từ trên xuống dưới và hoàn thành việc nung luyện Tại lò nung viên phối liệu được nung đến kết khối ở 1350 0C đến

1450 0C quá trình hóa lý xảy ra trong lò nung tạo ra các khoáng cần thiết cho clinker

Trang 29

Clinker sau khi được làm nguội, nghiền vỡ bằng hệ thống ghi quay cơ giới hóa ở cuối đáy lò.

Clinker ra lò qua các thiết bị vận chuyển lên các silô chứa clinker

Quá trình hóa lý diễn ra trong lò nung ở nhiệt độ 1350 0C ÷ 1450 0C:

• Đá vôi phân hủy:

CaCO3 600oC CaO + CO2

• Ở nhiệt độ 900 0C quá trình diễn ra mạnh mẽ Sau đó tới quá trình phân hủy ở các loại khoáng sét:

− Thạch cao ban đầu có kích thước 20 ÷ 30 cm hoặc 30 ÷ 40 cm, đá phụ gia ban đầu có kích thước 20 ÷ 30 cm Sau khi gia công cơ học kẹp hàm, tất cả có kích thước 1 ÷ 2 cm.Sau khi đạt yêu cầu về kích thước thạch cao và đá phụ gia được đưa về silô chứa, mỗi silô chứa được 200 tấn

− Phụ gia và clinker được định lượng theo tỷ lệ xác định bằng hệ thống điều khiển được lập trình sẳn Cân băng điện tử đưa phụ gia và clinker vào máy nghiền xi măng để nghiền mịn xi măng

− Thành phần phụ gia và clinker được thiết lập theo tỷ lệ:

Trang 30

Đóng bao và xếp kho: Bột xi măng trong mỗi silô được chuyển tới máy đóng

bao nhờ băng tải cao su Dưới silô chứa xi măng có các thiết bị vận chuyển lên

máy đóng bao xi măng Mỗi bao xi măng có trọng lượng 50 kg

Bao xi măng thành phẩm được vận chuyển bằng băng tải cao su vào kho chứa Các bao xi măng thành phẩm được xếp kho chờ xuất xưởng

3.2.2.2 Nhu cầu sử dụng nguyên nhiên liệu

Nguyên liệu

Thành phần hóa học để phối liệu nung clinker gồm các thành phần chủ yếu

như: Cao, SiO2 và Fe2O3 Để đảm bảo chất lượng của sản phẩm cần đảm bảo đủ các oxit trên

- CaO thường do đá vôi cung cấp

- SiO2 do đất sét cung cấp Nếu đất sét không cung cấp đủ lượng SiO2 thì dùng cát để cung cấp cho nguyên liệu đầu vào

- Fe2O3 do quặng sắt cung cấp

Đá vôi : Là nguyên liệu chính để sản xuất xi măng Đá vôi được khai thác tù

mỏ đá Chư Sê, cách Công ty 70 km

Các tính chất lý học của đá vôi:

+ Trọng lượng khô: 2,37 g/cm3

+ Độ cứng theo thang Morh: 3 ÷ 4

Đất sét và cát: Cung cấp oxit silic (SiO2) phối liệu cho nung clinker Đất sét đuọc mua về từ thành phố KonTum, từ khu công nghiệp Hòa Bình Chiếm từ 50 ÷ 60

Các phụ gia của xi măng: Thạch cao có tác dụng điều chỉnh thời gian đông kết

của xi măng Đá phụ gia được mua từ mỏ đá thành phố Pleiku

Nhiên liệu

Than được sử dụng để cung cấp nhiệt lượng Than được mua từ Quảng Ninh

đi theo đường biển đến cảng Quy Nhơn Sau đó được ô tô vận chuyển đến công ty theo đường quốc lộ 19

Trang 31

Các nguyên vật liệu sau khi được khai thác và được vận chuyển về công ty thì được để riêng biệt tại các khu chứa khác nhau Sau đó được gia công để đạt kích thước theo quy định.

Bảng 3.2: Nhu cầu nguyên nhiên liệu

(Nguồn: Báo cáo giám sát môi trường Công ty CP xi măng Gia Lai, 2012 )

3.2.2.3 Các thiết bị chính phục vụ cho sản xuất

Tất cả thiết bị và công nghệ của Công ty đang sử dụng đều của Trung Quốc

Bảng 3.3: Thiết bị máy móc công ty đang sử dụng STT Tên thiết bị Số lượng Nơi sản xuất Mục đích

4 Máy đập búa trục đứng 1 Trung Quốc Đập nhỏ nguyên liệu

Trang 32

10 Quạt ROOT 1 Trung Quốc Cấp gió lò nung

(Nguồn: Phòng kỹ thuật – Công ty CP xi măng Gia Lai, 2012)

Chương 4

HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY VÀ CÁC

BIỆN PHÁP ĐÃ ÁP DỤNG 4.1 MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ

Ngày đăng: 24/06/2014, 21:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Công ty cổ phần Xi măng Gia lai, 2010. Hồ sơ vệ sinh lao động của công ty. Sách Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ sơ vệ sinh lao động của công ty
2. Nguyễn Văn Hiển, 12/2002. Bài Giảng môn học ô nhiễm không khí và tiếng ồn, Trường Đại Học Nông Lâm TP, khoa Môi Trường và Tài Nguyên TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài Giảng môn học ô nhiễm không khí và tiếng ồn
3. Lê Thanh Hải, 2006. Tài liệu bài giảng môn học Ngăn ngừa và giảm thiểu ô nghiễm công nghiệp, Đại học Quốc gia TP HCM. Văn bản pháp luật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bài giảng môn học Ngăn ngừa và giảm thiểu ô nghiễm công nghiệp, Đại học Quốc gia TP HCM
6. Quốc hội. Luật Bảo Vệ Môi Trường, 2005. Tài liệu tham khảo từ internet Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Bảo Vệ Môi Trường
1. Vũ Yến, “Sáu chương trình quản lý CTNH đến năm 2025”. Ngày 10 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2013.http://phapluattp.vn/20101209104915834p0c1018/sau–chuong–trinh–quan–ly–ctnh–den–nam–2025.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sáu chương trình quản lý CTNH đến năm 2025
2. “Quy hoạch xi măng cân nhắc tới điện”. Ngày 6 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch xi măng cân nhắc tới điện
1. Công ty cổ phần Xi Măng Gia Lai, 2012. Báo cáo Giám sát môi trường năm 2012 tại Công ty cổ phần Xi Măng Gia Lai Khác
1. Vũ Thị Hồng Thủy, 2008. Tài liệu giảng dạy môn học Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp Khác
1. Bộ Tài nguyên và Môi Trường. QCVN 05:2009/BTNMT– Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh Khác
2. Bộ Tài nguyên và Môi Trường. QCVN 09: 2008/ BTNMT– Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước ngầm Khác
3. Bộ Tài nguyên và Môi Trường. QCVN 14: 2008/ BTNMT– Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt Khác
4. Bộ Tài nguyên và Môi Trường. QCVN 23: 2009/BTNMT– Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất xi măng Khác
5. Bộ Y tế. QĐ 3733/ 2002/QĐ– BYT– Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1 Nguồn phát sinh chất thải của công nghệ sản xuất xi măng - Kiểm soát ô nhiễm nhà máy xi măng gia lai
Bảng 3.1 Nguồn phát sinh chất thải của công nghệ sản xuất xi măng (Trang 20)
Bảng 3.2:  Nhu cầu nguyên nhiên liệu - Kiểm soát ô nhiễm nhà máy xi măng gia lai
Bảng 3.2 Nhu cầu nguyên nhiên liệu (Trang 31)
Bảng 3.3:  Thiết bị máy móc công ty đang sử dụng - Kiểm soát ô nhiễm nhà máy xi măng gia lai
Bảng 3.3 Thiết bị máy móc công ty đang sử dụng (Trang 31)
Bảng 4.2: Khí xung quanh cách Công ty 500m về hướng Tây - Kiểm soát ô nhiễm nhà máy xi măng gia lai
Bảng 4.2 Khí xung quanh cách Công ty 500m về hướng Tây (Trang 36)
Bảng 4.3: Khí thải tại ống khói lò nung - Kiểm soát ô nhiễm nhà máy xi măng gia lai
Bảng 4.3 Khí thải tại ống khói lò nung (Trang 37)
Bảng 4.5: Kết quả đo độ rung - Kiểm soát ô nhiễm nhà máy xi măng gia lai
Bảng 4.5 Kết quả đo độ rung (Trang 38)
Bảng 4.6: Kết quả đo các yếu tố vi khí hậu - Kiểm soát ô nhiễm nhà máy xi măng gia lai
Bảng 4.6 Kết quả đo các yếu tố vi khí hậu (Trang 39)
Bảng 4.7: Kết quả phân tích chất lượng nước thải sinh hoạt - Kiểm soát ô nhiễm nhà máy xi măng gia lai
Bảng 4.7 Kết quả phân tích chất lượng nước thải sinh hoạt (Trang 40)
Bảng 4.8 Chất lượng nước ngầm - Kiểm soát ô nhiễm nhà máy xi măng gia lai
Bảng 4.8 Chất lượng nước ngầm (Trang 41)
Hình 4: Công nhân hút thuốc lá tại - Kiểm soát ô nhiễm nhà máy xi măng gia lai
Hình 4 Công nhân hút thuốc lá tại (Trang 63)
Hình 3: Công nhân không đội mũ bảo - Kiểm soát ô nhiễm nhà máy xi măng gia lai
Hình 3 Công nhân không đội mũ bảo (Trang 63)
Hình 6: Kho chứa chất thải nguy hại      Hình 5: Sân phơi đất sét - Kiểm soát ô nhiễm nhà máy xi măng gia lai
Hình 6 Kho chứa chất thải nguy hại Hình 5: Sân phơi đất sét (Trang 64)
Hình 8: Mương dẫn nước mưa chảy trànHình 7: Kho chứa xi măng - Kiểm soát ô nhiễm nhà máy xi măng gia lai
Hình 8 Mương dẫn nước mưa chảy trànHình 7: Kho chứa xi măng (Trang 64)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w