Nhu cầu sử dụng nguyên nhiên liệu

Một phần của tài liệu Kiểm soát ô nhiễm nhà máy xi măng gia lai (Trang 30 - 31)

Nguyên liệu

Thành phần hóa học để phối liệu nung clinker gồm các thành phần chủ yếu

như: Cao, SiO2 và Fe2O3. Để đảm bảo chất lượng của sản phẩm cần đảm bảo đủ các oxit trên.

- CaO thường do đá vôi cung cấp.

- SiO2 do đất sét cung cấp. Nếu đất sét không cung cấp đủ lượng SiO2 thì dùng cát để cung cấp cho nguyên liệu đầu vào.

- Fe2O3 do quặng sắt cung cấp.

Đá vôi : Là nguyên liệu chính để sản xuất xi măng. Đá vôi được khai thác tù

mỏ đá Chư Sê, cách Công ty 70 km. Các tính chất lý học của đá vôi:

+ Trọng lượng khô: 2,37 g/cm3. + Độ cứng theo thang Morh: 3 ÷ 4.

Đất sét và cát: Cung cấp oxit silic (SiO2) phối liệu cho nung clinker. Đất sét đuọc mua về từ thành phố KonTum, từ khu công nghiệp Hòa Bình. Chiếm từ 50 ÷ 60 % oxit silic.

Cát được cung cấp thêm khi không cung cấp đủ SiO2. Cát được mua về từ thành phố KonTum. Cát mua về có lẫn với đất. Chiếm 70 ÷ 80 % oxit silic.

Quặng sắt: Để cung cấp oxit sắt ( SiO2). Được mua từ khu công nghiệp Trà Đa, xã Yên Phú thành phố Pleiku.

Các phụ gia của xi măng: Thạch cao có tác dụng điều chỉnh thời gian đông kết

của xi măng. Đá phụ gia được mua từ mỏ đá thành phố Pleiku.  Nhiên liệu

Than được sử dụng để cung cấp nhiệt lượng. Than được mua từ Quảng Ninh đi theo đường biển đến cảng Quy Nhơn. Sau đó được ô tô vận chuyển đến công ty theo đường quốc lộ 19.

Các nguyên vật liệu sau khi được khai thác và được vận chuyển về công ty thì được để riêng biệt tại các khu chứa khác nhau. Sau đó được gia công để đạt kích thước theo quy định.

Bảng 3.2: Nhu cầu nguyên nhiên liệu

Nguyên nhiên liệu Tấn/ năm

Đá vôi 332105 Đất sét 4428 Than 442,8 Cát 442,8 Sắt 1771,2

(Nguồn: Báo cáo giám sát môi trường Công ty CP xi măng Gia Lai, 2012 )

Một phần của tài liệu Kiểm soát ô nhiễm nhà máy xi măng gia lai (Trang 30 - 31)

w