TIÊU CHUẨN CHO

Một phần của tài liệu Kiểm soát ô nhiễm nhà máy xi măng gia lai (Trang 34 - 37)

HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY VÀ CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ ÁP DỤNG

TIÊU CHUẨN CHO

PHÉP < 4 mg/m 3 < 6 mg/m3 STT Vị trí đo Số mẫu đạt TCVS Số mẫu không đạt TCVS Số mẫu đạt TCVS Số mẫu không đạt TCVS 1 Kho xi măng 3,93

2 Kho chứa bán

thành phẩm 1,52

3 Khu vực sản xuất

đầu vào 2,69

4 Khu vực máy sấy 2,69

5 Mặt lò nung 2,04

6 Phòng KCS 0,03

Tổng cộng 06 0 0 0

(Nguồn: Báo cáo giám sát môi trường Công ty CP Xi măng Gia Lai, 2012 )

Ghi chú:

Tổng số mẫu bụi hô hấp: 06

Tổng số mẫu bụi toàn phần: Không

QĐ 3733/2002/QĐ–BYT: Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động (áp dụng với trường hợp lao động nặng vào mùa khô)

Nhận xét:

Đánh giá theo QĐ 3733/2002/QĐ/BYT tại thời điểm đo: nồng độ bụi tại các vị trí kiểm tra trong công ty đều đạt giá trị giới hạn của QĐ 3733/2002/QĐ–BYT. Tuy nhiên qua quan sát thực tế thì nhiều khu vực trong công ty phát sinh rất nhiều bụi nhưng công ty vẫn chưa thực hiện đo đạc tại các khu vực này như khu vực máy nghiền, khu vực đập đá vôi.

4.1.2 Khí thải

Nguồn phát sinh:

Nguồn thải chủ yếu là từ ống khói lò nung clinker như NOx , SO2, COx. Thành phần chủ yếu phụ thuộc nhiều vào thành phần than và hàm lượng lưu huỳnh.

Quá trình vận hành các máy phát sử dụng nhiên liệu là dầu DO với hàm lượng lưu huỳnh trung bình, khí thải có chứa bụi than (C), lưu huỳnh dioxyt (SO2), nito oxyt (NOX), cacbon oxyt (CO), hydrocacbon tổng (THC) và anđehit (RHO).

Bên cạnh khí thải lò nung còn có khí thải do các phương tiện lưu thông trong công ty.

Giải pháp đã thực hiện:

− Khí thải phát sinh tại lò nung clinker của cơ sở sản xuất xi măng được xử lý qua hệ thống xử lý khí thải bằng phương pháp lắng trọng lực và hấp thụ qua dung dịch nước vôi trong.

Khí thải Buồng lắng bụi Quạt hút Tháp hấp thụ Bể lắng cạn Nước vôi

Hình 4.2: Quy trình xử lý khí thải tại Công ty CP xi măng Gia Lai

− Đối với các phương tiện bốc dỡ và các xe vận chuyển thuộc tài sản của công ty, tiến hành bảo dưỡng định kỳ 1 năm/lần , vận hành đúng tải trọng để giảm thiểu các khí thải độc hại từ các phương tiện này.

− Máy phát điện được đặt trong nhà kho riêng của công ty.  Hiện trạng:

− Vị trí giám sát:

+ Khí xung quanh cách công ty 500m về hướng Tây. + Tại ống khói lò nung Clinker.

− Chỉ tiêu giám sát: bụi lơ lửng, bụi Silic, SO2, NO2, CO, H2S.

Bảng 4.2: Khí xung quanh cách Công ty 500m về hướng Tây

STT Các thông số Kết quả (µg/m3) QCVN/TCVN (QCVN 05 :2009 và QCVN 06 :2009/BTNMT) 1 Bụi lơ lửng (TSP) 210,2 300 2 Bụi Silic 43,1 -

3 Lưu huỳnh dioxit (SO2) 71,8 350

4 Nitơ dioxit (NO2) 70,1 200

5 Cacbon monoxit (CO) 7223,5 30000

6 Hydro sunfua (H2S) 0,1 42 (**)

Ghi chú:

- Dấu (**): so sánh theo QCVN 06:2009/BTNMT

- Dấu “ -”: không quy định

- QCVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.

- QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh.

Nhận xét:

Theo bảng 4.2 thì nồng độ các chất được đo tại điểm cách công ty khoảng 500m về hướng Tây đều nằm trong quy chuẩn cho phép của BTNMT đưa ra.

Bảng 4.3: Khí thải tại ống khói lò nung

STT Các thông số Kết quả (mg/Nm3) QCVN 23:2009/BTNMT

1 Bụi chứa Silic 37,6 50

2 Cacbon monoxit (CO) 920,5 1000

3 Lưu huỳnh dioxit (SO2) 471,4 1500

4 Nitơ dioxit (NO2) 228,7 1000

5 Hydro sunfua (H2S) 0,28 -

(Nguồn: Báo cáo giám sát môi trường Công ty CP xi măng Gia Lai, 6/2012)

Ghi chú: QCVN 23:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải ngành

sản xuất xi măng.

Nhận xét:

Tại thời điểm đo nồng độ SO2, NO2, CO, H2S, bụi chứa Silic đều đạt giá trị giới hạn của QCVN 23:2009/BTNMT.

Một phần của tài liệu Kiểm soát ô nhiễm nhà máy xi măng gia lai (Trang 34 - 37)

w