XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC VÀ NÂNG CAO 1 Môi trường không khí

Một phần của tài liệu Kiểm soát ô nhiễm nhà máy xi măng gia lai (Trang 48 - 54)

CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CÒN TỒN ĐỌNG TẠI CÔNG TY VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC

5.2 XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC VÀ NÂNG CAO 1 Môi trường không khí

5.2.1 Môi trường không khí

Bụi

− Thực hiện giám sát đo đạc nồng độ và tải lượng bụi tại khu vực máy nghiền nguyên liệu định kỳ 6 tháng/lần.

Nếu nồng độ vượt quy chuẩn thì có 4 giả thiết đặt ra: + Túi lọc bụi bị thủng, các lỗ thoát khí bị bịt kín.

+ Công ty không cho máy lọc bụi hoạt động khi nghiền. + Tần suất rủ bụi thấp ảnh hưởng đến khả năng lọc bụi. + Công suất của quạt hút nhỏ.

Ta cần xác định đâu nguyên nhân là do đâu để tiến hành đúng giải pháp của giả thiết để đạt được hiệu quả kinh tế:

+Kiểm tra, thay túi lọc bụi theo định kỳ, phát hiện sớm các hư hỏng . +Cho máy lọc bụi hoạt động khi nghiền.

+Tăng tần suất rũ bụi để đảm bảo túi lọc bụi thông thoáng từ 2s lên 1s.

+Xem lại công suất quạt hút có đảm bảo hút lượng bụi thực tế không. Yêu cầu công suất quạt hút phải lớn hơn lưu lượng bụi.

Dựa vào kết quả đo đạc, tính lưu lượng bụi Lưu lượng= Tải lượng / Nồng độ So với công suất quạt hút : 33000 m3/h

Như vậy đối với bụi còn tồn đọng ở khu vực máy nghiền, sau khi giám sát đo đạc, ta chỉ cần tiếp tục xem xét 4 giả thiết và thực hiện giải pháp tương ứng.

− Thực hiện thu gom và tái sử dụng bụi xi măng khi vệ sinh silo chứa, không thải trực tiếp ra môi trường.

− Thường xuyên thu gom xi măng rơi vãi tại khu vực máy nghiền, máy đóng bao và tái sử dụng.

− Thực hiện giám sát đo đạc nồng độ bụi tại trạm đập đá vôi định kỳ 6 tháng/lần, đồng thời tiến hành xác định lắp đặt hệ thống lọc bụi túi vải. Bên cạnh đó tại khu

vực này cần trồng thêm cây xanh lắp đầy diện tích đã quy hoạch để hạn chế một phần bụi phát tán ra môi trường xung quanh

Thu hồi bụi

Hoàn nguyên lại dây chuyền sản xuất Miệng hút

Đường ống hút Thiết bị lọc bụi túi vải

Quạt hút Bụi Miệng thổi cao

Hình 5.1 Sơ đồ công nghệ đề xuất phương án xử lý bụi

− Lắp đặt hệ thống phễu nối ống dẫn bụi từ sàn của các băng tải trên cao để công nhân quét dọn vệ sinh thu gom:

+ Bụi đổ vào phễu kích thước miệng phễu 0,7 m (có nắp, đóng khi không vệ sinh sàn) đặt ngang mặt sàn để công nhân thao tác dễ dàng.

+ Từ phễu, bụi theo hệ thống ống dẫn đường kính 0,3m đổ xuống hố ngầm có hệ thống phun sương, hệ thống này có lắp đặt công tắc sẽ chỉ hoạt động khi

+ Hố được thiết kế với kích thước 2 m x 2 m x 2 m , nắp đậy không cố định có thể mở nắp xúc bụi định kỳ khi đầy hố và thu hồi hay đem san lắp mặt bằng. Đặc biệt nắp hố phải có một cửa mở nhỏ kích thước 30cm để có thể thăm dò lượng bụi và tránh tình trạng nghẽn đường ống do áp lực.

Phễu

Hệ thống ống dẫn Hố chứa bụi thu gom

Hình 5.2 Sơ đồ hệ thống dẫn bụi thu gom khi vệ sinh sàn trên cao.

− Công ty có thể xây dựng kho chứa đá vôi + đất sét. Theo khảo sát thực tế lượng đá này chiếm diện tích mặt bằng khoảng 7 m x 25 m. Đề xuất xây dựng kho chứa với các kích thước:

+ Kho dài 30 m, rộng 10 m, cao 7 m vừa đảm bảo xe tải có thể vào đổ trong kho vừa hạn chế mưa cuốn trôi đất đá.

+ Kho có mái che bằng tôn, dọc theo chiều dài kho cứ mỗi 5 m bố trí 1chân trụ bê tông.

− Đảm bảo hệ thống quạt thông gió, quạt hút và hệ thống xử lý bụi để chúng hoạt động hiệu quả nhất:

+ Kiểm tra áp suất không khí, lưu lượn gió, vận tốc gió trong đường ống cũng như tại miệng hút của hệ thống thông gió có đảm bảo được các chỉ tiêu kĩ thuật hay không.

+ Cần chú ý vận hành hệ thống thông gió theo đúng quy định: do công ty nhiều bụi nên cần mở hệ thống thông gió hoạt động trước giờ làm việc 15 phút và đóng hệ thống sai khi đã nghỉ việc 15 phút.

+ Kiểm tra bảo trì quạt hút bụi để đảm bảo hiệu quả hoạt động của thiết bị lọc bụi

+ Thường xuyên bảo trì các loại thiết bị lọc bụi tại các công đoạn, tránh để xảy ra sự cố và thay túi vải mới theo đúng định kỳ (3 tháng/lần).

+ Xe vào công ty giảm tốc độ < 5 km/h vừa giảm được tiếng ồn vừa giảm được tải lượng bụi phát tán ô nhiễm hoặc tắt máy xuống xe dẫn bộ (đối với xe máy).

+ Bố trí xe chở sản phẩm hoạt động vào giờ tan ca của công nhân viên.

+ Sau khi việc bốc dỡ sản phẩm kết thúc cử người dọn dẹp vệ sinh các nguyên liệu bị rơi vãi và phun ẩm lên bề mặt đường để tránh phát tán bụi đi xa.

+ Tiến hành phun nước làm ướt đường vào những ngày nắng ở những tuyến đường xe tải chở liệu, xuất xi măng, clinker. Số lượng phụ thuộc tần suất xe lưu thông mà điều chỉnh hợp lý, ít nhất là 2 lần/ ngày lúc 10h và 14h.

+ Trồng cây xanh quanh công ty để đạt diện tích cây xanh trong công ty là 15%- 20% : trồng cây với độ cao khoảng 5 - 7 m, tán rộng như cây keo lai, cây dầu, cây sao.

Khí thải

− Máy phát điện chỉ sử dụng dự phòng khi mạng lưới điện gặp sự cố, thời lượng hoạt động không đáng kể (2- 3 lần/năm). Biện pháp để giảm lượng khí thải phát sinh từ máy phát điện là sử dụng nhiên liệu dầu DO có hàm lượng S ≤ 0,05%. − Đối với các phương tiện bốc dỡ và các xe vận chuyển thuộc tài sản công ty, tiến

hành bảo dưỡng định kỳ 1 lần/năm, vận hành đúng tải trọng để giảm thiểu các khí thải độc hại từ các phương tiện này

− Các phương tiện ra vào công ty không được nổ máy khi giao nhận hàng nhằm giảm thiểu các loại khí thải đồng thời tiết kiệm nhiên liệu, năng lượng cho phương tiện di chuyển.

Tiếng ồn và độ rung

− Thực hiện giám sát đo đạc tiếng ồn và độ rung tại trạm đập đá vôi định kỳ 6 tháng/lần.

− Kiểm tra các chân đế máy đập định kỳ 1 tháng/ 1 lần. − Kiểm tra, bôi trơn máy móc thiết bị định kỳ 1 tháng/ 1 lần.

− Trang bị đầy đủ nút tai chống ồn cho công nhân, về phía công nhân phải sử dụng bảo hộ lao động khi làm việc. Những ai không chấp hành nghiêm túc thì xử phạt hành chính.

− Nâng cao ý thức an toàn lao động cho công nhân thông qua các buổi tập huấn định kỳ 3 tháng/1 lần.

− Công ty cần thêm cập nhập QCVN 26:2010/BTNMT– Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn và QCVN 27:2010/BTNMT– Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ

5.2.2 Môi trường nước

− Nạo vét mương dẫn nước mưa chảy tràn định kỳ:

+ Từ đầu tháng 11 đến cuối tháng 4 (mùa khô), mương dẫn chủ yếu chứa lượng bụi và lá cây khô, để tránh ô nhiễm nguồn nước mưa chảy tràn trong mùa mưa tới cần tiến hành nạo vét định kỳ 1 lần/1 tháng.

+ Từ đầu tháng 5 đến cuối tháng 10 (mùa mưa), đất đá nhỏ rất dễ bị cuốn trôi theo nước mưa xuống mương dẫn nên cần nạo vét mương định kỳ 2 lần/ tháng.

+ Bùn sau khi nạo vét cho vào thùng chứa chất thải rắn và hợp đồng với công ty công trình đô thị thu gom xử lý.

− Xây dựng chương trình thực hành tiết kiệm nước, gắn các tấm bảng kêu gọi mọi người tham gia tiết kiệm nước từ các hoạt động vệ sinh, ăn uống…(tránh để nước chảy tràn, quên khóa vòi…) ở bồn nước, nhà vệ sinh, nhà ăn…

− Sữa chữa vòi nước tại khu vệ sinh của công nhân.

5.2.3 Chất thải rắn

Chất thải rắn sinh hoạt

− Ở các khu đều đã được bố trí các thùng rác, nên giải pháp cho vấn đề rác thải là thường xuyên nhắc nhở, nâng cao ý thức công nhân: bỏ rác sinh hoạt đúng nơi và thùng quy định, không để lẫn với chất thải nguy hại.

− Bố trí thêm 1 thùng rác tại khu vực đóng bao.

− Tại khu vực tập trung rác thải cần bố trí một biển báo tập trung để thuận tiện cho nhân viên vận chuyển thu gom rác thải.

− Thường xuyên nhắc nhở nhân viên trong các buổi tập huấn định kỳ không được vứt rác bừa bãi và có chế độ thưởng phạt nếu cần thiết.

− Trong phạm vi khuôn viên của công ty nên trang bị các loại thùng đựng rác có nắp đậy màu xanh và được dán nhãn “Rác sinh hoạt” để thu gom rác thải sinh hoạt tránh để công nhân nhầm lẫn với thùng chứa CTNH.

Chất thải rắn sản xuất

− Các thiết bị sản xuất bằng sắt thép bị hư hoặc được thay thế thì thu gom lại và bán lại cho các cơ sở thu mua phế liệu.

− Bố trí thùng đựng vỏ bao bì hư hỏng tại khu đóng bao và hợp đồng với Công ty công trình đô thị Thành phố Pleiku thu gom xử lý định kỳ 2 lần/ tuần.

− Công ty cần trang bị thùng chứa CTNH có nắp đậy màu cam dán nhãn “Rác nguy hại” để công nhân phân biệt với thùng chứa rác thải sinh hoạt.

− Thu gom các thùng phuy chứa nhớt đến kho chất thải nguy hại.

− Thống kê lại số lượng phuy nhớt và vận chuyển về kho chứa chất thải nguy hại tạm thời.

− Cũng như chất thải sinh hoạt, ở các khu đều đã được bố trí các thùng đựng CTNH, nên giải pháp cho vấn đề này là thường xuyên nhắc nhở, nâng cao ý thức công nhân thông qua các buổi tập huấn hay các lần kiểm tra an toàn vệ sinh lao động.

− Phân loại chặt chẽ chất thải nguy hại với các chất thải rắn thông thường. Đặc biệt là giẻ lau và găng tay dính dầu nhớt tuyệt đối không được để chung với chất thải rắn sinh hoạt. Cụ thể, tăng cường nhận thức cho cán bộ, công nhân trong nhà máy về chất thải nguy hại, chẳng hạn như tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về chất thải nguy hại trực tiếp hay thông qua trang web công ty.

− Công nhân sau khi bảo trì máy móc cần thu gom các giẻ lau dính dầu nhớt cho vào thùng chứa CTNH.

− Sửa chữa lại kho chất thải nguy hại, cần phải có mái che, tường bao, nền chống thấm. Việc lưu trữ phải đảm bảo tính an toàn: không bị rò rỉ, không bay hơi phát tán, không chảy tràn, bên ngoài có dán nhãn cảnh báo theo đặc tính nguy hại của chất thải, để riêng biệt từng loại trong kho.

− Đăng ký lại sổ chủ nguồn thải CTNH

5.2.4 Công tác an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy

− Tập huấn an toàn lao động định kỳ 3 tháng/ 1 lần, yêu công nhân tham gia đầy đủ. − Trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động như: mũ, giày, kính, tai chống ồn,

khẩu trang… và sẵn sàng xem xét để giải quyết các trường hợp phương tiện bảo hộ bị hư hỏng trước thời hạn cấp phép để đảm bảo cho công nhân luôn an toàn khi làm việc.

− Lắp đặt hệ thống chống sét đánh cho các phân xưởng.

− Hệ thống dây điện, các chỗ tiếp xúc, cầu dao điện có thể gây tia lửa phải bao cách điện đảm bảo an toàn.

− Kiểm tra định kỳ hàng tháng các thiết bị phòng chống cháy nổ. − Cấm tuyệt đối hút thuốc tại khu vực sản xuất và các nhà kho. − Đối với máy móc thiết bị cần thực hiện các biện pháp sau:

+ Các máy móc thiết bị đảm bảo không bị rò rỉ dầu mỡ.

+ Máy móc thiết bị phải sắp xếp trật tự, gọn gàng và khoảng cách an toàn cho công nhân làm việc khi có cháy nổ xảy ra.

− Đối với nguyên liệu, hóa chất sử dụng:

+ Các nguyên liệu dễ cháy cần chứa và bảo quản nơi thoáng có hàng rào cách ly và tường rào bao che để ngăn chặn không lan truyền khi có sự cố.

+ Kho chứa dầu được đặt ở nơi có khoảng cách an toàn với khu vực sản xuất, tránh xa khu vực có nhiệt độ cao, khu vực dễ cháy.

+ Khu vực chứa nguyên vật liệu dễ cháy cần bố trí hệ thống báo cháy kịp thời khi có sự cố.

Một phần của tài liệu Kiểm soát ô nhiễm nhà máy xi măng gia lai (Trang 48 - 54)

w