1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hiệu quả kinh tế và công bằng xã hội có mâu thuẫn

16 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giữa Hiệu Quả Kinh Tế Và Công Bằng Xã Hội Có Mâu Thuẫn
Tác giả Trịnh Thu Hà, Tô Thùy Trang, Phạm Thị Linh Trang, Phạm Thị Phương Thanh, Phạm Thị Hồng Nhung, Nguyễn Hương Giang, Trần Thị Hương Giang
Người hướng dẫn TS. Đặng Thị Lệ Xuân
Trường học Kinh tế công cộng
Thể loại bài tập nhóm
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 224,66 KB

Nội dung

Bản chất công bằng xã hội...6CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT...72.1.. Trường hợp nhà máy lọc dầu Dung Quất……….…….13Lời k

Trang 1

BÀI TẬP NHÓM

CHỦ ĐỀ: ĐỌC HỘP 3-3 (TRANG 185) VÀ BẢO VỆ QUAN ĐIỂM:

“ GIỮA HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI CÓ MÂU THUẪN”

Lớp tín chỉ: Kinh tế công cộng 1 (217) _5 Giảng viên : TS Đặng Thị Lệ Xuân

Thành viên nhóm 2:

Trịnh Thu Hà

Tô Thùy Trang

Phạm Thị Linh Trang

Phạm Thị Phương Thanh

Phạm Thị Hồng Nhung

Nguyễn Hương Giang

Trần Thị Hương Giang

Trang 2

MỤC LỤC

Lời mở đầu 3

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ 4

1.1 Hiệu quả kinh tế 4

1.1.1 Khái niệm và bản chất hiệu quả kinh tế 4

1.1.1.1.Khái niệm 4

1.1.1.2 Bản chất của hiệu quả kinh tế 4

1.1.2 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế 5

1.2 Công bằng xã hội 5

1.2.1 Khái niệm 5

1.2.2 Bản chất công bằng xã hội 6

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT 7

2.1 Tổng quan về dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất 7

2.1.1 Giới thiệu dự án 7

2.1.2 Mục tiêu 7

2.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế của nhà máy 8

2.3 Đánh giá tác động về mặt xã hội của dự án 11

CHƯƠNG III: GIỮA HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HÔI CÓ MÂU THUẪN……… ……… 12

3.1 Quan điểm giữa hiệu quả kinh tế và công bằng xã hội có mâu thuẫn… … 12

3.2 Trường hợp nhà máy lọc dầu Dung Quất……….…….13

Lời kết 16

TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Trang 3

Lời mở đầu

Khái niệm công bằng và hiệu quả trong kinh tế học phúc lợi đã được các nhà kinh tế đưa ra hàng thập kỷ nay Về cơ bản một nền kinh tế hiệu quả khi nhà nước sử dụng hợp lý các nguồn lực có hạn như tài nguyên, lao động, nguồn vốn để tạo ra năng suất lao động cao, sản phẩm, dịch vụ tốt nhất Còn với vấn đề công bằng, nhà nước phải phân bổ các nguồn lực kinh tế một cách bình đẳng giữa các cộng đồng dân cư, doanh nghiệp Giữa hai mục tiêu trên, nhiều nước phải chấp nhận đánh đổi, tức là hy sinh mục tiêu này để đạt mục tiêu kia hoặc hy sinh một phần Tuy nhiên vẫn có cách gần như đạt được cả hai mục tiêu, là phân bổ nguồn lực làm sao để đạt tới một sự cải thiện Pareto (Pareto improvement), nghĩa là làm cho một bộ phận dân cư này có cuộc sống tốt hơn nhưng vẫn không làm một bộ phận dân cư khác có cuộc sống kém đi Chính phủ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đặt ra mục tiêu phát triển đất nước theo hướng “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, chính là muốn hài hòa các mục tiêu phát triển kinh tế hiệu quả và công bằng xã hội Tuy nhiên trong những năm vừa qua chúng ta đã thực thi một số chính sách chưa thật sự hợp lý nhằm thực sự bảo đảm hài hòa các lợi ích Với việc bảo vệ quan điểm “ giữa hiệu quả kinh tế và công bằng xã hội có mâu thuẫn” nhóm 2 thông qua Dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất để làm rõ hơn quan điểm của mình

Trang 4

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ

VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI

1.1 Hiệu quả kinh tế

1.1.1 Khái niệm và bản chất hiệu quả kinh tế

1.1.1.1.Khái niệm

Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định Hiệu quả kinh tế là một khái niệm liên quan đến việc sử dụng nguồn lực khan hiếm để nâng cao lợi ích cho mọi người Hiệu quả đạt được khi lợi ích biên mà một đơn vị hàng hóa tăng thêm mang lại đúng bằng chi phí biên để tạo

ra nó

1.1.1.2 Bản chất của hiệu quả kinh tế

Thứ nhất, hiệu quả kinh tế phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh

doanh

Thứ hai, hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động,

thiết bị máy móc, nguyên nhiên vật liệu và tiền vốn…) để đạt được mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp – mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận

Tuy nhiên để hiểu rõ bản chất của phạm trù hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng cần phân biệt ranh giới giữa hai khái niệm hiệu quả và kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh

 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp là những gì mà doanh nghiệp đạt được sau một quá trình sản xuất kinh doanh nhất định, kết quả cần đạt cũng là mục tiêu cần thiết của doanh nghiệp Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp có thể là những đại lượng cân đong đo đếm được như số sản phẩm tiêu thụ mỗi loại, doanh thu, lợi nhuận, thị phần,

và cũng có thể là các đại lượng chỉ phản ánh mặt chất lượng hoàn toàn có tính chất định tính như uy tín của doanh nghiệp, là chất lượng sản phẩm,

 Về hình thức, hiệu quả kinh doanh luôn là phạm trù so sánh thể hiện mối tương quan giữa kết quả đạt được và nguồn lực bỏ ra Kết quả chỉ là cái cần thiết để tính toán và phân tích hiệu quả, muốn đánh giá được hiệu quả sản xuất kinh doanh phải dựa trên kết quả từng lĩnh vực, dựa trên hai chỉ tiêu là kết quả

Trang 5

(đầu ra) và chi phí (các nguồn lực đầu vào) để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh Vì vậy hai khái niệm này độc lập với nhau nhưng lại có mối liên hệ mật thiết với nhau

1.1.2 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế

Do có nhiều quan điểm khác nhau về công thức định nghĩa hiệu quả kinh tế nên ở phương diện lý thuyết cũng như thực tế có nhiều cách biểu hiện cụ thể khác nhau Có thể sử dụng hai công thức sau để đánh giá hiệu quả kinh tế:

Thứ nhất, tính theo chi phí tài chính:

Trong đó: H là hiệu quả kinh tế

QG là gía trị sản lượng

CTC là chi phí tài chính

Thứ hai, tính theo chi phí kinh doanh:

Trong đó: H là hiệu quả kinh tế

CTT là chi phí kinh doanh thực tế

CPĐ là chi phí kinh doanh phải đạt Công thức này được sử dụng nhiều trong phân tích, đánh giá tính hiệu quả của toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và từng bộ phận kinh doanh riêng

rẽ nói riêng

1.2 Công bằng xã hội

1.2.1 Khái niệm

Công bằng xã hội mang tính chuẩn tắc, nghĩa là tùy thuộc vào góc độ nhìn nhận

và tiêu thức xem xét của mỗi cá nhân có thể có những quan điểm khác nhau:

Thứ nhất là tiếp cận trên góc độ kinh tế học Công bằng ngang được hiểu là sự

đối xử như nhau với những người có tình trạng ban đầu như nhau Công bằng dọc là sự đối xử không giống nhau với nhưng người có tình trạng ban đầu khác nhau nhằm khắc phục những khác biệt sẵn có

Thứ hai là tiếp cận trên góc độ khoa học về phát triển Công bằng nghĩa là các cá

nhân cần có cơ hội như nhau để theo đuổi cuộc sống mà họ đã lựa chọn và phải tránh được những kết cục xấu trong giáo dục, y tế, mức tiêu dùng hay tham gia các hoạt động xã hội

Trang 6

1.2.2 Bản chất công bằng xã hội

Bản chất của công bằng xã hội, là sự tương xứng (sự phù hợp) giữa một loạt các khía cạnh khác nhau trong quan hệ giữa cái mà họ làm cho tập thể, cho xã hội với cái

mà họ được hưởng từ tập thể, xã hội Cái mà họ làm có thể là điều tốt lành cho xã hội (lao động, cống hiến, nghĩa vụ, công lao, ) hoặc cũng có thể là điều xấu, có hại cho

xã hội Còn cái mà họ được hưởng có thể là tiền công, phần thưởng, quyền lợi, địa vị

xã hội, sự đánh giá, ghi công của xã hội,… và cũng có thể là sự trừng phạt bằng những hình thức từ thấp đến cao

Công bằng xã hội thường được xem xét ở nhiều phương diện: kinh tế, chính trị, pháp quyền, đạo đức,… trong đó phương diện kinh tế, tức là sự phù hợp, tương xứng giữa lao động, đóng góp (của cá nhân, nhóm xã hội) vào quá trình sản xuất với sự hưởng thụ những kết quả của sản xuất là phương diện cơ bản nhất Công bằng xã hội

là một động lực phát triển kinh tế - xã hội, bởi nó là yếu tố có tác động trực tiếp đến lợi ích của chủ thể hoạt động và do vậy, nó kích thích tính năng động, sáng tạo của mọi thành viên xã hội, huy động các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực trong và ngoài nước vào việc phát triển kinh tế Có công bằng xã hội, người lao động mới phát huy hết nhiệt tình và khả năng lao động, không ngừng nâng cao năng suất lao động để tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm có chất lượng cao Có công bằng xã hội, các nhà kinh doanh mới chịu bỏ vốn, chấp nhận rủi ro để đầu tư cho sản xuất Theo đó, có thể nói, công bằng xã hội là một trong những điều kiện quan trọng đảm bảo tăng trưởng kinh tế một cách ổn định, lâu dài, theo hướng tiến bộ xã hội

Trang 7

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ CÔNG BẰNG

XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT

2.1 Tổng quan về dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất

2.1.1 Giới thiệu dự án

Nhà máy lọc dầu Dung Quất, thuộc Khu kinh tế Dung Quất, là nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam xây dựng thuộc địa phận xã Bình Thuận và Bình Trị, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi Đây là một trong những dự án kinh tế lớn, trọng điểm quốc gia của Việt Nam trong giai đoạn đầu thế kỷ 21

Nhà máy lọc dầu Dung Quất được xây dựng với tổng mức đầu tư là hơn 3 tỷ đô

la Mỹ (khoảng 40.000 tỷ đồng) với tên dự án là Nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất của chủ đầu tư là Tổng công ty Dầu khí Việt Nam, nay là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam -PetroVietnam Để mô tả khối lượng công việc lớn của dự án tổng thầu của Technip đã

so sánh: "Tổng số tài liệu thiết kế và sổ tay vận hành chất đầy khoảng 100 xe tải; diện tích các gói thầu chính xấp xỉ 600 hecta, tương đương với 1.200 sân bóng đá; hơn 150.000 tấn vật tư, thiết bị, tương đương với một triệu xe máy; trên 5 triệu mét dây cáp điện, đủ để căng 2 lần từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh; gần 17.000 tấn thép các loại, đủ để xây dựng hai tháp Eiffel; và một nhà máy điện công suất trên 100 megawatt

đủ dùng cho cả thành phố Quảng Ngãi "Technip cũng thông báo: việc thiết kế thực hiện với tiêu chí sử dụng tối đa các nguồn lực và phương tiện kỹ thuật của Việt Nam, cho nên 75% công việc của nhà máy sẽ do người Việt đảm nhận Đã có 1.046 kỹ sư và nhân viên nhà máy được đưa đi đào tạo ở nước ngoài để chuẩn bị đảm đương việc vận hành nhà máy Dung Quất trong tương lai

Nhà máy chiếm diện tích khoảng 810 ha, trong đó 345 ha mặt đất và 471 ha mặt biển Đã có khoảng 7.000 hộ gia đình phải tái định cư ở nơi khác trước năm 2015 để

có chỗ cho khu kinh tế Dung Quất Công suất tối đa của nhà máy là 6,5 triệu tấn dầu thô/năm tương đương 148.000 thùng/ngày, dự kiến đáp ứng khoảng 30% nhu cầu tiêu thụ xăng dầu ở Việt Nam

2.1.2 Mục tiêu

Nhà máy lọc dầu Dung Quất được xây dựng nhằm giúp Việt Nam chế biến dầu thô trong nước, đảm bảo từng bước về an ninh năng lượng, giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp xăng dầu từ nước ngoài tạo nền tảng phát triển khu kinh tế Dung Quất, cùng với khu kinh tế mở Chu Lai từng bước trở thành những hạt nhân tăng trưởng trung tâm đô thị - công nghiệp – dịch vụ của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, làm động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa khu vực miền Trung và cả

Trang 8

nước Ngoài ra đây sẽ là 1 đầu mối giao lưu quốc tế quan trọng, góp phần mở rộng thị trường khu vực miền Trung và Tây Nguyên và trở thành cầu nối với thị trường Nam Lào, Đông bắc Thái Lan Sự phát triển của khu kinh tế Dung Quất sẽ góp phần tạo việc làm, thúc đẩy đào tạo và nâng cao chấy lượng nguồn nhân lực trong vùng, tăng khả năng cạnh tranh Ngoài ra, nó sẽ thúc đẩy việc khai thác có hiệu qủa các lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý kinh tế và chính trị trong giao thương, dịch vụ quốc tế

và trong nước để thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực, tạo sự lan tỏa ra các vùng xung quanh, tiến tới thu hẹp khoảng cách phát triển với các vùng khác trong cả nước

2.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế của nhà máy

Tính từ khi NMLD Dung Quất cho ra dòng sản phẩm đầu tiên (tháng 2/2009) đến hết năm 2010 đã có tổng doanh thu trên 108 nghìn tỷ đồng NMLD Dung quất ra đời kéo theo hệ thống hạ tầng như giao thông, điện, viễn thông, các dự án công nghiệp nặng, các nhà máy thép,nhà máy đóng tàu, nhiên liệu sinh học, hạ tầng giao thông… phát triển NMLD Dung quất và các nhà máy sau lọc dầu đã tạo ra nhu cầu công nghiệp phụ trợ cho lọc hóa dầu, nhu cầu cung ứng các dịch vụ cao cấp, làm tăng thêm tính hấp dẫn của môi trường đầu tư Sau 4 năm kể từ ngày dự án NMLD Dung quất chính thức khởi công xây dựng, tăng trưởng kinh tế tại Quảng Ngãi đạt kết qủa vượt bậc

 GDP toàn tỉnh năm 2005 đạt 11,7% đến năm 2009 tăng vọt lên 21%

 Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ biến một tỉnh thuần nông thành tỉnh có nền công nghiệp tiên tiến

 Giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng năm 2005 đạt 3.415.103 triệu đồng, tăng 20,4% thì đến năm 2009 đạt 6.930.000 triệu đồng , tăng 144,7%

 Quảng Ngãi trở thành đầu tàu kinh tế của khu vực miền trung để kéo các tỉnh khác cùng phát triển

 Hiện nay NMLD Dung Quất đang là hạt nhân công nghiệp tại khu vực miền Trung, tạo đà cho sự phát triển toàn diện các ngành công nghiệp và kinh tế khu vực, đảm bảo cho sự phát triển kinh tế cân đối giữa các vùng miền trong cả nước

 Đóng góp vào ngân sách cho tỉnh Quảng Ngãi trên 17 nghìn tỷ đồng Trong đó riêng năm 2010 đã đóng góp 15 nghìn tỷ đồng trong tổng số 16 nghìn tỷ đồng ngân sách của tỉnh

Hiệu quả kinh tế của Nhà máy lọc dầu Dung Quất đến nay vẫn còn là một đề tài bàn cãi, bởi nhà nước phải bỏ tiền ra để gián tiếp trợ giá cho các sản phẩm từ nhà máy Theo tính toán của Petrovietnam vào năm 2015 thì nếu giá dầu ở mức 60 đô-la/thùng, thì chỉ riêng năm 2015, nhà nước phải bỏ ra 1.065,7 tỉ đồng và giai đoạn 2016-2018, mỗi năm phải bỏ ra 3.011 tỉ đồng để bù cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất Đầu năm

Trang 9

2016 với việc thuế nhập khẩu xăng từ các nước trong khu vực ASEAN giảm từ 20%

về 10% và thuế nhập khẩu diesel giảm về 0%, Petrovietnam tuyên bố sẽ phải cắt giảm sản lượng, thậm chí tạm đóng cửa Nhà máy lọc dầu Dung Quất nếu như không được

hạ mức thuế Tính chung từ khi nhà máy hoạt động vào năm 2010 đến năm 2014, nhà máy đã lỗ trên 1.000 tỉ đồng Tuy nhiên nếu không tính phần nhà nước trợ giá trợ giá bằng thuế số tiền lỗ trong thời gian này sẽ phải lên tới 27.600 tỉ đồng (tức khoảng 1,2

tỷ USD) Theo dự tính ban đầu, việc trợ giá này sẽ kéo dài tới năm 2018, nhưng vào tháng 6/2015, PetroVietnam tiếp tục kiến nghị lên Chính phủ cho gia hạn những ưu đãi trên đến năm 2027 Ngoài ra nhà máy lọc dầu Dung Quất còn được hưởng thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ 10% trong vòng 30 năm, trong đó miễn thuế hoàn toàn trong vòng 5 năm đầu, giảm 50% thuế trong 9 năm tiếp theo Việc nhà máy vận hành trễ hơn

sơ với dự kiến ban đầu đến 9 năm, cũng làm cho các Báo cáo nghiên cứu khả thi của

dự án đã không còn chính xác và các biến động thị trường khiến nó càng xa những tính toán ban đầu hơn Sau 7 năm đi vào vận hành thương mại, đến hết quý 2/2017, nhà máy đạt tổng doanh thu trên 37 tỷ USD, lợi nhuận gần 14.000 tỷ đồng và nộp ngân sách trên 7 tỷ USD, gấp đôi tổng mức đầu tư nhà máy

Đối với một dự án lọc dầu, thông thường thì giá dầu thô (nguyên liệu) và giá xăng dầu (sản phẩm) là các yếu tố quyết định đến hiệu quả kinh tế Tại sao giá dầu thô trên thế giới giảm mạnh, khiến giá xăng dầu thành phẩm cũng giảm theo thì tại dự án Dung Quất, sản phẩm được sản xuất ra từ nguồn dầu thô trong nước (mỏ Bạch Hổ) lại không cạnh tranh được với giá xăng dầu nhập khẩu.Vấn đề là ở chỗ, ngay từ khi được phê duyệt và đi vào vận hành thương mại (từ tháng 2/2009), dự án lọc dầu Dung Quất

đã không vận hành theo cơ chế thị trường

 Từ năm 2009 đến nay Nhà máy lọc dầu Dung Quất nhận được hàng loạt ưu đãi rất lớn: thời gian khấu hao dự án là 20 năm (dài hơn thời gian 15 năm nêu trong Báo cáo nghiên cứu khả thi), được hưởng mức giá trị ưu đãi tính trong giá bán đối với xăng, dầu là 7%, LPG là 5% và sản phẩm hóa dầu là 3%

 Ngoài ra, dự án còn được hưởng thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% trong thời gian 30 năm, thấp hơn nhiều so với mức thuế mà các doanh nghiệp trong khu kinh tế Dung Quất được hưởng, miễn thuế 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp cho 9 năm tiếp theo

Như vậy có nghĩa là nếu thị trường có lên, có xuống, doanh nghiệp dầu khí nào

lỗ thì lỗ chứ với chừng ấy ưu đãi, Dung Quất vẫn có khả năng cân đối tài chính.Tuy nhiên, để cho Dung Quất có lãi tính đến hết năm 2015 (năm 2015 lãi gần 6.000 tỉ đồng) thì khoản lãi này phải xuất phát từ ưu đãi, từ cơ chế cấp bù thuế, cộng vào giá bán cho dự án mà từ trong các văn bản của Chính phủ là “cơ chế điều tiết nguồn thu”

Trang 10

Kể cả trong trường hợp thuế suất thuế nhập khẩu xăng dầu xuống thấp dưới 7% thì Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vẫn phải cấp bù số chênh lệch này

Tính từ năm 2010 đến nay, Dung Quất có năm lỗ, năm lãi (đỉnh cao là năm 2013 lãi 3.000 tỉ đồng), theo Báo cáo của PVN năm 2015 Nhưng nếu tính chung từ năm 2010-2014, nhà máy vẫn lỗ trên 1.000 tỉ đồng Còn nếu tính sòng phẳng, loại trừ trợ giá bằng thuế ra khỏi giá sản phẩm thì cũng từ năm 2010-2014, Dung Quất lỗ lên tới 27.600 tỉ đồng Điều đó có nghĩa là PVN cấp bù chừng đó tiền cho Dung Quất Và số tiền cấp bù cho Dung Quất được hạch toán vào lợi nhuận trước thuế của PVN.Vì thế, nhiều khi PVN công bố lợi nhuận trước thuế hàng năm là vậy song thực chất khoản lợi nhuận đó không về ngân sách đầy đủ mà chỉ mang tính hạch toán sổ sách kế toán.Như vậy, Nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào vận hành từ những năm giá dầu thế giới cao, cộng với hàng loạt ưu đãi mà còn thua lỗ thì khi giá thế giới giảm sâu, cơ chế ưu đãi vẫn tồn tại nhưng bị thị trường (ở đây là lộ trình thực hiện các FTA) “vô hiệu hóa”, việc thua lỗ thực tế còn lộ ra rõ hơn

Đó là từ đầu năm 2016 thuế nhập khẩu xăng từ các nước trong khu vực ASEAN giảm từ 20% về 10% và thuế nhập khẩu diesel giảm về 0% theo lộ trình đã định sẵn Ngoài ra, thuế nhập khẩu với sản phẩm xăng từ Hàn Quốc cũng được đưa về mức 10% theo biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của hiệp định thương mại tự do Việt Nam -Hàn Quốc.Trong khi đó, theo một cơ chế rất đặc thù, sản phẩm xăng dầu Nhà máy lọc dầu Dung Quất bán ra thị trường nội địa phải nộp điều tiết dựa trên thuế suất thuế nhập khẩu chung và mức thuế họ đang chịu là 20%.Thử hỏi nếu là khách hàng mua xăng dầu, chúng ta sẽ mua từ đâu, từ các nước ASEAN hay Hàn Quốc để chỉ chịu mức thuế 10% (và 0% nếu mua diesel) hay mua từ Dung Quất và phải chịu mức thuế 20% (và 10% nếu mua diesel)? Đó chính là lý do vì sao các khách hàng lớn của Dung Quất tiếp tục giảm mạnh khối lượng mua hàng của Dung Quất; ví dụ như Petrolimex chỉ đăng

ký mua 80.000 mét khối diesel/tháng, bằng 2/3 so với khối lượng 120.000 m3/tháng

mà họ thường mua trước đây

Bất cứ nhà kinh doanh xăng dầu nào cũng đều biết cơ chế tài chính đặc thù đối với nhà máy lọc dầu Dung Quất theo Quyết định 925/2012 của Chính phủ.Theo đó, việc áp thuế cho xăng dầu Dung Quất còn liên quan đến cơ chế ưu đãi nhà máy này cũng như nguồn thu điều tiết về ngân sách Trung ương.Q.định 925 cho phép, lọc dầu Dung Quất được giữ lại mức giá trị bằng 7% thuế nhập khẩu trên giá bán tại nhà máy đối với các mặt hàng xăng dầu Nếu thuế nhập khẩu được ban hành cao hơn 7% thì phần chênh lệch cao hơn này được nộp về ngân sách, nếu thấp hơn 7% thì Nhà nước, thông qua Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) để bù giá cho nhà máy này.Hiện nay, trong 20% giá trị thuế nhập khẩu thì xăng Dung Quất chỉ phải nộp 13% chênh lệch

Ngày đăng: 22/01/2024, 18:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w