1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên ứu một số giải pháp giảm tổn thất điện năng của điện lực thành phố lai châu

84 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Một Số Giải Pháp Giảm Tổn Thất Điện Năng Của Điện Lực Thành Phố Lai Châu
Tác giả Quách Văn Biên
Người hướng dẫn TS. Dương Mạnh Cường
Trường học Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 3,54 MB

Nội dung

Nó giải quyết được vấn đề sử dụng tài nguyên tại chỗ để biến thành dạng năng lượng điện phục vụ cho nhu cầu ở khắp mọi nơi cách xa hàng nghìn Km không chỉ cho một quốc gia mà có thể cho

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

-

QUÁCH VĂN BIÊN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG CỦA ĐIỆN LỰC THÀNH PHỐ LAI CHÂU

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

HÀ N I 2018

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

-

QUÁCH VĂN BIÊN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG CỦA ĐIỆN LỰC THÀNH PHỐ LAI CHÂU

Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS Dương Mạnh Cường

HÀ N I 2018

Trang 3

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS Dương Mạnh Cường, Các số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố ở bất

Trang 4

ii

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian thực hiện luận văn này, tôi đã được sự quan tậm giúp đỡ rất nhiều từ phía nhà trường, các thày, các cô, bạn bè và đồng nghiệp mà tôi không thể nào quên

Đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn TS Dương Mạnh Cường đã tận tình hướng dẫ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn, sự nhiệt tình và kinh nghiệm n của thày đã truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức thực tế, ứng dụng hiệu quả vào giải pháp nghiên cứu của luận văn Trong quá trình viết luận văn, thày đã chỉ cho tôi những thiếu sót và hướng dẫn, phân tích để tôi hiểu một cách cặn kẽ, từ đó giải quyết tốt các vấn đề khó khăn

Tôi xin cảm ơn tất cả các Thày, cô, của Trường Đại học Bách khoa đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học Đặc biệt là sự quan tâm của Ban Giám hiệu trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trường Đại học Phú Châu đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi và các bạn cùng lớp có điều kiện hoàn thành khóa học

Tôi xin cảm ơn ban lãnh đạo, trưởng các hòng, Đội của Điện lực Thành phố PLai châu đã cung cấp đầy đủ số liệu cho tôi để tôi thực hiện phần tính toán thực tế trong luận văn Đồng thời hỗ trợ tôi rất nhiều trong công việc thu thập số liệu để thực hiện luận văn

Cuối cùng, tôi cảm ơn các bạn đồng nghiệp, bạn bè, người thân và gia đình

đã ủng hộ tôi, tin tưởng và chia sẻ nhũng thuận lợi, khó khăn cùng với tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện khóa học và làm luận văn này Luận văn này không thể hoàn hảo nếu không có sự giúp đỡ của họ

Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!

Trân trọng!

Quách Văn Biên

Trang 5

iii

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

LỜI CAM ĐOAN i

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi

DANH SÁCH CÁC BẢNG vii

DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ viii

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 : Ơ SỞ LÝ TC HUYẾT Ề TỔV N THẤT I Đ ỆN ĂN NG CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG TRÊN LƯỚI ĐIỆN 4 1.1 Ngành điện và vị trí của ngành điện trong nền kinh tế quốcdân 4

1.1.1 Đặc điểm chung của ngànhđiện 4

1.1.2.Vị trí của ngành điện trong nền kinh tế quốcdân 7

1.2.Yêu cầu cơ bản của việc quản lý kinh doanh điệnnăng 8

1.2.1.Nội dung công tác truyền tải và kinh doanh điệnnăng 8

1.2.2.Một số yêu cầu trong công tác quản lý truyền tải và kinh doanh điện năng 9

1.3.Tổn thất điện năng và những nhân tố ảnh hưởng đến tổn thất điện năng 10

1.3.1.Khái niệm và phân loại tổn thất điện năng 10

1.3.2.Phân Loại tổn thất điện năng 10

1.3.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến tổn thất điệnnăng 13

1.4.Chỉ tiêu đánh giá mức tổnthất 18

1.4.1.Chỉ tiêu tổn thất điện năng biểu hiện dưới hình thái hiệnvật 18

1.4.2.Chỉ tiêu tổn thất điện năng biểu hiện dưới hình thái giátrị 18

1.5.Ý nghĩa của việc giảm tổn thất điện năng 19

1.6 Các phương pháp xác định tổn thất điện năng trên lưới điện 20

1.6.1 Phương pháp đo trực tiếp: 21

1.6.2.Phương pháp đường cong tổn thất: 21

Trang 6

iv

1.6.3.Công thức Kenzevits: 23

1.6.4.Công thức Vanlander: 23

1.6.5 Phương pháp xác định theo τp và τq: 24

CHƯƠNG 2THỰC TRẠNG LƯỚI ĐIỆN VÀ TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG 25

TRÊN LƯỚI ĐIỆN CỦA ĐIỆN LỰC THÀNH PHỐ LAI CHÂU GIAI ĐOẠN TỪ 2005 ĐẾN 2016 25

2.1 Giới thiệu về Điện lực Thành phố Lai châu 25

2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Điện lực Thành phố Lai Châu: 25

2.1.2.Chức năng, nhiệm vụ, sản phẩm của Điện lực Thành Phố Lai Châu 25

2.2.Thực trạng lưới điện và tổn thất điện năng trên lưới điện của Điện lực Thành phố Lai Châu giao đoạn 2005 đến 2016 27

2.2.1.Quá trình hình thành và phát triển lưới điện của Điện lực Thành phố Lai Châu giai đoạn (2005- 2016) 27

2.2.1 Hiện trạng tổn thất điện năng trên lưới điện của điện lực Thành Phố Lai châu 34

2.2.3.Tác động của thực trạng tổn thất điện năng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của ĐIện lực Thành phố Lai châu 37

2.2 Phân tích các nguyên nhân dẫn đến tổn thất điện năng ở ĐIện lực Thành phố Lai châu 38

2.2.1.Các nguyên nhân có tính chất kỹthuật 38

2.3.2.Các nguyên nhân có tính chất thươngmại 40

2.4.Các giải pháp giảm tổn thất điện năng của điện lực Thành phố Lai châu đang áp dụng 46

2.4.1 Giải pháp kỹthuật: 46

2.4.2.Giải pháp thươngmại: 48

CHƯƠNG 3CÁC GIẢI PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG TRÊN LƯỚI ĐIỆN CỦA ĐIỆN LỰC THÀNH PHỐLAI CHÂU 50

Trang 7

v

3.1 Mục tiêu định hướng giảm tổn thất điện năng của Điện lực Thành phố Lai châu:

50

3.1.1.Mụctiêu: 50

3.1.2.Địnhhướng: 50

3.2 Cơ sở để đề xuất giải pháp giảm tổn thất điệnnăng: 51

3.3.Dự báo phụ tải tăng trưởng 2016-2020 52

3.4 Nhóm giải pháp về chỉ đạo điều hành 53

3 5 Nhóm Các giải pháp kỹ thuật: 55

3.5.1.Bù công suất phản kháng: 56

3.5.2 Đặt đầu phân áp hợp lý tại cácTBA: 58

3.5.3 Bố trí mạch vòng hợp lý trên lưới22kV: 58

3.5.4 Sửa chữa, cải tạo và xây dựng mới lướiđiện: 58

3.5.5.Điều hoà đồ thị phụtải 59

3.5.6 Nâng cao chất lượng công tác quản lý và bảo dưỡng đườngdây 61

3.6 Nhóm giải pháp về Kinh doanh 62

3.6.1.Nâng cao chất lượng công tác dịch vụ kháchhàng 62

3.6.2.Nâng cao chất lượng công tác quản lý kháchhàng 63

3.6.3 Thực hiện các biện pháp về thươngmại 65

3.6.4.Lắp đăt hệ thống đo đếm điện năng từ xa 65

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 67

KẾT LUẬN 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO 69

Trang 8

vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

HTĐ : Hệ thốngđiện

HĐKD : Hoạt động kinh doanh

MBA : Máy biếnáp

LBFCO : Dao cắt tải

EVN : Tập đoàn Điện lực Việt Nam

NPC : Tổng công ty Điện lực Miền Bắc

CTy : Công ty

ĐLTPLC : Điện lực thành phố Lai Châu

UBND : Uỷ ban nhân dân

Trang 9

DANH SÁCH CÁC BẢNG, BIỂU

Biểu 1.1 Giá bán lẻ điện sinh hoạt 6

Bảng 2.1: Chiều dài đường dây trung áp điện lực Thành phố Lai châu giai đoạn 2005-2016 (km) 28

Bảng 2.2: số liệu đường dây hạ áp giai đoạn 2005- 2016 (km) 29

Bảng 2.3: Số lượng trạm biến áp giai đoạn 2005–2016 (trạm) 31

Bảng 2.4: Dung lượng trạm biến áp giai đoạn 2005 – 2016 (MVA) 32

Bảng 2.5: Điện thương phẩm giai đoạn 2005–2016 (triệu kWh) 33

Bảng 2.6 Tổn thất điện năng giai đoạn 2005–2016 (%) 34

Bảng 3.1 Kế hoạch giảm tổn thất điện năng của ĐLTP Lai châu 50

đến 2020 50

Bảng 3.4: Dự báo tăng trưởng phụ tải giai đoạn 2016 2020 của PCLC và ĐLTP Lai -châu 52

Bảng 3.5: So sánh đặc tính kinh tế kỹ thuật của máy bù và tụ bù- 57

Trang 10

DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ biểu diễn tiến trình công tác kinh doanh điện năng 9

Sơ đồ 1.2: Phân loại tổn thất điện năng 11

Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hệ thống điện 13

Hình 1.1: Biểu đồ tổn thất điện năng 22

Hình 2.1: Phát triển đường dây trung áp giai đoạn 2005-2016 28

Hình 2.2: Phát triển đường dây hạ áp giai đoạn 2005 – 2016 30

Hình 2.3: Các loại trạm biến áp phân phối 31

Hình 2.4: Phát triển số lượng trạm biến áp giai đoạn 2005-2016 32

Hình 2.5: Phát triển dung lượng trạm biến áp giai đoạn 2005-2016 32

Hình 2.6: Tăng trưởng điện thương phẩm giai đoạn 2005-2016 33

Hình 2.7: Các thành phần tổn thất điện năng giai đoạn 2005-2016 34

Hình 2.8: Một số hình ảnh về vi phạm của khách hàng 37

Sơ đồ 2.1 Mô hình tổ chức quản lý và kinh doanh bán điện ở Điện Lực 41

Sơ đồ 3.1 Mô hình bán điện cấp điện lực 54

Trang 11

MỞ ĐẦU

Năng lượng, đặc biệt là điện năng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội Điện năng được sản xuất từ các dạng năng lượng khác nhau như: cơ năng của dòng nước, nhiệt năng của than đá, dầu mỏ… các nhà máy điện thường được xây dựng tại nơi có các nguồn năng lượng để đảm bảo tính kinh tế

và trong sạch về môi trường Do đó, xuất hiện vấn đề tải điện đi xa và phân phối điện đến nơi tiêu thụ Quá trình truyền tải và phân phối điện năng làm phát sinh tổn thất điện năng khá lớn, đây là một bộ phận cấu thành chi phí quan trọng của giá điện

Điện lực Thành phố Lai châu thuộc Công ty Điện Lực Lai châu là một đơn vị doanh nghiệp nhà nước hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh điện năng ( truyền tải và phân phối điện năng) Điện là một ngành độc quyền, được nhà nước bao cấp nên ngành điện có rất nhiều điều kiện phát triển đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi nước ta đang tiến tới công nghiệp hoá, hiện đại hoá Điện năng có vai trò quan trọng là vì nó có nhiều tính ưu việt hơn so với các loại năng lượng khác Một trong những tính quan trọng và quý giá nhất của điện năng là nó có thể truyền đi xa một cách nhanh chóng mà lại tổn hao ít so với các dạng năng lượng khác thông qua hệ thống truyền tải điện Nó giải quyết được vấn đề sử dụng tài nguyên tại chỗ để biến thành dạng năng lượng điện phục vụ cho nhu cầu ở khắp mọi nơi cách xa hàng nghìn Km không chỉ cho một quốc gia mà có thể cho nhiều quốc gia Việc giảm tổn thất điện năng làm cho lượng điện mà Điện lực cung ứng cho khách hàng sẽ nhiều hơn, do đó đảm bảo các nhu cầu sản xuất cũng như tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội

Điện là yếu tố đầu vào cho sản xuất, kinh doanh do đó nếu lượng điện tổn thất lớn, giá thành điện cao, chất lượng điện thấp làm cho chi phí đầu vào của các ngành này cao Việc tăng chi phí đầu vào của các ngành này dẫn đến giảm doanh thu, hiệu quả hoạt động kinh doanh không cao Và hệ quả tất yếu của việc này là giá thành các sản phẩm tăng lên để bù đắp cho chi phí dùng điện phát sinh thêm Ngoài ra đối với hộ gia đình sử dụng điện cho mục đích sinh hoạt, giá điện tăng dẫn đến họ sẽ phải chi trả nhiều tiền hơn cho điện sinh hoạt, nếu trong cùng một mức thu nhập khi chi phí cho dùng điện tăng thì tất nhiên chi phí cho các nhu cầu khác sẽ giảm hay

…Nói tóm lại, điện năng nó ảnh hưởng trực tiếp tới tất cả các ngành, các lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân cũng như cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của nhân dân Như vậy, giải pháp giảm tổn thất điện năng là một trong những mục tiêu hàng đầu của ngành điện Việt Nam nhằm giảm giá thành điện Giảm tổn thất điện năng

Trang 12

còn là một biện pháp quan trọng mang lại hiệu quả kinh tế cao không chỉ đối với ngành điện mà còn đối với toàn xã hội.

1 Lý do th c hiự ệ n đ ề tài

Giảm tổn thất là một trong những mục tiêu quan trọng trong sản xuất kinh doanh điện Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đặt mục tiêu phải giảm tỉ lệ tổn thất điện năng đến mức thấp nhất có thể Cụ thể trong 2017 toàn hệ thống điện Việt Nam phải đạt mức tổn thất 7,5% và phấn đấu đến 2020 đạt 6,5%

Thực hiện mục tiêu của Tập đoàn điện lực Việt Nam, các đơn vị thành viên trực thuộc Tập đoàn đều phải có trách nhiệm giảm tổn thất điện năng trên phần lưới điện thuộc đơn vị quản lý Đây cũng là một trong những biện pháp tối ưu hóa chi phí mà EVN đặt ra hiện nay và những năm tiếp theo Do đó cần phải nghiên cứu, đưa ra các giải pháp giảm tổn thất điện năng phù hợp với từng khu vực của đơn vị.Trong những năm gần đây nhu cầu về điện tăng cao, trong khi đó hệ thống lưới điện đã vận hành lâu năm, xây dựng chắp và chưa theo kịp quy hoạch, chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng cung cấp điện dẫn đến tổn thất điện năng tăng cao Do vậy, cần thiết phải tính toán đưa ra những giải pháp giảm tổn thất tối ưu, nhằm đáp ứng yêu cầu cung cấp điện an toàn, ổn định, liên tục và chất lượng tốt để phục vụ chính trị, an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu sinh hoạt của nhân dân cả nước Đặc biệt tình hình tồn thất điện năng của Điện lực Thành phố Lai Châu – Công ty Điện lực Lai Châu hiện nay vẫn ở mức cao, mục tiêu giảm tổn thất được đặt lên hàng đầu

Đó chính là lý do tôi chọn đề tài “Nghiên cứu một số giải pháp giảm tổn

thất điện năng của Điện lực Thành phố Lai Châu” trong luận văn tốt nghiệp của mình

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đế n đ ề tài

- Căn cứ công văn số 829/EVNNPC-B4+B9 ngày 12/3/2015 về việc xây dựng

đề án thực hiện chương trình giảm tổn thất điện năng giai đoạn năm 2016-2020;

- Căn cứ Quyết định số 4916/EVNNPC B4+B9 ngày 23/12/2015 về việc phê duyệt kế hoạch SXKD 5 năm giai đoạn 2016 2020 của Công ty Đ ện lực Lai Châu;- i

Căn cứ Quyết định số 1023/QĐ PCLC ngày 21/7/2016 của Giám đốc Công

-ty Điện lực Lai Châu về việc Ban hành đề án giảm tổn thất điện năng giai đoạn 2016-2020 của Công ty Đ ện lực Lai Châui ;

- Luận văn thạc sĩ quản trị năng lượng “Nghiện cứu một số giải pháp giảm tổn thất điện năng của Điện lực Thành phố Vĩnh Long” của Phạm Thị Lệ Thu

3 M c tiêu nghiên cụ ứ u đ ềtài

Trang 13

Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu cơ sở lý thuyết để phân tích tổn thất hiện tại trên lưới điện phân phối của Điện lực Thành phố Lai Châu Đánh giá những ưu, khuyết điểm về các giải pháp giảm tổn thất điện năng mà Điện lực Thành phố Lai châu đang áp dụng, từ đó sẽ đề xuất một số giải pháp giảm tổn thất điện năng một cách hữu hiệu nhằm giúp Điện lực Thành phố Lai châu triển khai thực hiện hiệu quả hơn trong công tác giảm tổn thất điện năng trong những năm tiếp theo

4 Phạm vi, đố i tư ợng nghiên cứ u đ ềtài

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là toàn bộ lưới điện phân phối của Điện lực Thành phố Lai Châu

Thời gian nghiên cứu là tổng hợp số liệu báo cáo công tác quản lý kỹ thuật từ

2005 đến nay của Điện lực Thành phố Lai Châu và Đề án giảm tổn thất điện năng giai đoạn 2016 2020 của Công ty Điện lực Lai Châu;-

Đối tượng nghiên cứu là tình hình tổn thất điện năng của ĐIện lực Thành phố Lai châu và các biện pháp của ĐIện lực nhằm giảm tổn thất điện năng

5 Phương pháp nghiên cứ u đ ềtài

Luận văn đã sử dụng các phương pháp: nghiên cứu tài liệu, phân tích tổng hợp, thu thập thông tin và số liệu, xử lý số liệu, thống kê mô tả, phân tích dữ liệu chuỗi thời gian và phương pháp suy luận và sáng tạo

6 B c ố ục của luận văn.

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung của Luận văn được giới thiệu trong 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý thuyết về Điện năng và tổn thất điện năng, các phương

pháp xác định tổn thất điện năng trên lưới điện

- Chương 2: Thực trạng lưới điện và tổn thất điện năng của Điện lực Thành phố Lai châu

- Chương 3: Các giải pháp giảm tổn thất điện năng trên lưới điện của Điện lực Thành phố Lai châu

Trang 14

CHƯƠNG 1 : Ơ SỞ LÝ T C HUY ẾT Ề TỔ V N THẤT I Đ ỆN

N N Ă G CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TỔN THẤT ĐIỆN

NĂNG TRÊN LƯỚI ĐIỆN

1.1 Ngành điện và vị trí của ngành điện trong nền kinh tế quốcdân

1.1.1 Đặc điểm chung của ngành điện

Ngành điện là một ngành cơ sở hạ tầng, tạo nên động lực của toàn bộ nền kinh xã htế ội Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã xác định: phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, đến năm 2020 phải vượt qua được tình trạng nước nghèo và kém phát triển xây dựng nền tảng để nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại Để thực hiện mục tiêu trọng đại này, ngành điện phải đi trước một bước Trong bất cứ tình huống nào điện cũng phải bảo đảm cho yêu cầu côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và yêu cầu sinh hoạt của nhân dân Tất cả các nước phát triển đều dựa trên cơ sở điện khí hóa Khi khoa học càng phát triển vai thì trò của điện khí hóa càng rõ nét

Điện năng là một sản phẩm đặc biệt, việc sản xuất và tiêu dùng diễn rađồng thời Khi tiêu thụ, điện năng được chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác nhau như: nhiệt năng, cơ năng, quang năng,…thoả mãn các nhu cầu sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân ân trong xã d hội Chính vì tính chất đặc biệt của sản phẩm điện nên quá trình sản xuất kinh doanh cũng có những khác biệt so vớinhững lĩnhvựckinh doanh khác

Trong kinh doanh hàng hoá thông thường, khâu đầu tiên là mua và nhận hàng , khâu cuối cùng là bán và xuất hàng Còn trong kinh doanh điện năng, khâu đầu tiên chính quá trình ghi là điện đầu nguồn ( do Tập đoàn điện lực Việt Nam bán và ) khâu cuối cùng chính là quá trình ghi điện từ các đồng hồ đo điện tại từng nhàhoặc hiện trường của khách hàng Do việc mua bán và diễn ra đồng thời

và ở nhiều nơi nên không thể quan sát toàn diện và rất khó khăn cho quá trình quản

Về phương tiện đo đếm cũng mang tính chất đặc biệt, ở những ngành kinh doanh thông thường, người bán có thể dùng phương tiện đo đếm chungđể cân, đong, đo đếm hàng hoá cho khách hàng, còn trong kinh doanh điện năng, đồng

hồ đo điện là phương tiện đặc biệt dùng để đo lường lượng điện khách hàng đã tiêu thụ tương tự như cân, thước đo,…và mỗi khách hàng phải dùng đồng hồ

Trang 15

riêng, nên tầm quản lý rộng và hết sức khó khăn Vì thế, chất lượng và kỹ thuật

đo đếm có ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng điện bán ra

Khác với những loại hàng hoá thông thường, sản phẩm điện được khách hàng tiêu thụ trước sau một thời gian mới ghi nhận và tính toán lượng điện năng khách hàng đã tiêu dùng Quá trình ghi nhận số liệu điện năng tiêu thụ đó được chuyên biệt hoá thành công tác ghi chỉ số công tơ Vì vậy, trong kinh doanh bán điện xuất hiện nhu cầu cần phải có những biện pháp quản lý chặt chẽ quá trình ghi chỉ số công tơ

Thời điểm lập hoá đơn, thu tiền và tiêu thụ hàng hoá trong kinh doanh điện cũng mang tính chất đặc thù Đối với những hàng hoá thông thường, hầu như chỉ sau khi tập hợp hoá đơn, xuất kho và thu tiền, khách hàng mới được tiêu dùng hàng hoá Đối với sản phẩm điện, khách hàng tiêu dùng xong mới lập hoá đơn và thu tiền, trong khi đó phải bánra chi phí lưu thông trước Nếu thu nhanh được tiền, tức là quay nhanh vòng vốn kinh doanh Chính vìvậy, trong kinh doanh điện xuất hiện nhu cầu quản chặt lý khâu thu tiền và rút ngắn thời gian khách hàng nợ.Giá cả trong kinh doanh điện năng cũng khác nhau Với hàng hoá thông thường, giá mua hàng và giá bán hàng do thị trường quyết định Còn trong kinh doanh điện, một mặt do điện năng là một loại vật tư kỹ thuật có tínhchiến lược, mặt khác do nước ta đang trong thời kỳ phát triển định hướng XHCN, nền kinh tếthị trường có sự quản lý của Nhà nước đang trong giai đoạn hình thành và phát triển, nên Nhà nước còn phải có những điều tiết nhất định, trong đó có giá mua

và giá bán điện Bên cạnh đó, bán điện cho khách hàng còn được điều chỉnh bởi mục đích sử dụng ( dùng cho sinh hoạt và hộ gia đình, dùng cho sản xuất và cơ quan hành chính sự nghiệp hay dùng để chạy bơm thuỷ lợi, tưới tiêu nước phục

vụ sản xuất công nghiệp,…) và sản lượng điện mà khách hàng tiêu thụ

Trang 16

Biểu 1.1 Giá bán lẻ điện sinh hoạt

Đối với hàng hoá thông thường, hàng hoá lưu kho lâu ngày có thể bị hư hỏng, biến chất nhưng thường vẫn tồn tại ở những dạng có thể quan sát được Ngược lại, trong kinh doanh bán điện, có một lượng điện tổn thất mà chúng ta không thể thấy được, bao gồm tổn thất kỹ thuật và tổn thất phi kỹ thuật Nếu như tổn thất kỹ thuật là tất yếu, phụ thuộc và tình trạng lưới điện thì tổn thất phi kỹ thuật là hoàn toàn do chủ quan của những người làm công tác sản xuất kinh doanh: bị ăn cắp điện, tính toán điện năng trên hóađơn sai,…tuynhiên, điều khókhăn là phân biệt được chính xác hai loại tổn thất này vì hầunhư không bao giờbiết được có tổn thất phikỹ thuậ thay không Điện ? năng vừa là tư liệu sảnxuấtvừa là tư liệu tiêu dùng Sản phẩm điện đặc biệt chỗ, ở nó ít có khả năng lựa chọn khách hàng Khách hàng sử dụng cũng rất đa dạng, từ những khách hàng vài kWh/ tháng (hộ dân dùng điện sinh hoạt) đến những khách hàng vài triệu kWh/ tháng (các công ty sản xuất lớnnhư các nhà máyximăng, luyện kim ) Điện luôn gắn bó với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và thân thiết trong sinh hoạt hàng ngàycủa toàn xã hội

Tính chất đặc biệt trong kinh doanh điện năng cho thấy quản lý kinh doanh điện năng thực sự là ức tạp ph Mọi chiến lược kinh doanh luôn phải xuất phát từ

Trang 17

những đặc thù đó mang lại năng xuất và hiệu quả tối ưu cho ngành điện: tăng doanh thu để tăng lợi nhuận nhưng phải đảm bảo tiết kiệm điện đến mức tốiđa.

1.1.2.Vị trí của ngành điện trong nền kinh tế quốcdân

Năng lượng mà đặc biệt là điện năng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội Việc phát triển ngành điện luôn phải đi trước một bước và đã được Nhà nước ta nhiều năm nay rất quan tâm

Đại hội Đảng lần thứ XII đã định ra phương hướng, nhiệm vụ chủ yếuvề kế hoạch phát triển kinh - xã hội giai tế đoạn 2016 2020: “phát huy mọi - nguồn lực

để phát triển sản xuất, đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đạihoá…tập trung sức cho mục tiêu đạt tốc độ phát triển kinh tế bình quân 7-từ 8%…”.Để thực hiện tốt những nhiệm vụ nêu trên, Đại hội Đảng lần thứ XIIcũng nêu rõ “ngành Điện phải tăng nhanh nguồn điện, hoàn thành và xây dựng một số cơ sở phát điện lớn để tăng thêm khoảng 45 –50 tỷ KWh điện công suất huy động đến năm 2020và gối đầu khoảng 70-80 tỷ KWh cho giai đoạn 2020 2025” Đồng - bộ với nguồn, có chính sách và biện pháp tích cực, hữu hiệu để sử dụng điện hợp lývàtiết kiệm

Từ phương hướng và nhiệm vụ nêu trên, qua thực tế, giúp ta thấy được rõrằng sản phẩm điện là giá trị đầu vào, nó tham gia, có mặt trong tất cả các hoạt động kinh tế – xã hội của cả nước; giá thành điện ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành các loại sản phẩm của nền kinh tế; lượng điện năng có liên quan mật thiết đến chất lượng các loại sản phẩm có quy trình sản xuất sử dụngđiện

Thật vậy, lĩnh vực kinh tế, ở điện năng giúp cho sản xuất công nghiệp tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả, giảm bớt sức lao động của con người Đặc trưng của nền sản xuất công nghiệp hiện đại hoá là tự động hoá.Muốn tự động hoá, các nhà máy phải chạy bằng điện Điện năng giúp cho việc đảm bảo tưới tiêu, thuỷ lợi, phục vụ sản xuất nông nghiệp Trong lĩnh vực kinh doanh du lịch, dịch vụ, điện là thành phần không thể thiếu để đẩy mạnh hoạt động này phát triển

Trong lĩnh vực văn hoá xã hội, điện phục vụ cho các công trình công cộng, phục vụ chiếu sáng sinh hoạt, cung cấp thông tin, nâng cao dân trí,góp phần giảm bớt tệ nạn xã hội, giúp người dân tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới

Tóm lại, điện năng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp Công nghiệp hoá Hiện - đạihoá đất nước, nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần của người dân cả nước nói chung và vùng sâu, vùng xa, miền núi nói riêng Do đó, ngành điện phải nâng cao hiệu quả

Trang 18

kinh doanh bằng cách phải đầu tư nhiều thiết kỹ thuật thích hợpbị nhằm đáp ứngđược nhu cầu sử dụng điện củacác phụ tải

1.2.Yêu cầu cơ bản của việc quản lý kinh doanh điệnnăng

1.2.1.Nội dung công tác truyền tải và kinh doanh điệnnăng

Công tác kinh doanh trong ngành điện bao gồm các nội dung:

+ Truyền tải điện từ Nhà máy sản xuất điện đến các trạm hạ áp, trạm biến

áp rồi đến các hộ tiêu dùng

+ Ký kết hợp đồng cung ứng sử dụngđiện

+ Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện hợp đồng

+Đặt và quản lý công tơ

+ Ghi chỉ số điện năng tiêu thụ

+ Làm hoá đơn

+Thu tiềnđiện

+Phân tích kết quả kinh doanh điện năng

Trang 19

KW tự dùng và tổn

phối và KD

KW thương phẩm

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ biểu diễn tiến trình công tác kinh doanh điện năng.

)

1.2.2.Một số yêu cầu trong công tác quản lý truyền tải và kinh doanh điện năng

Việc qu n lý quá trình truy n t i và phân phả ề ả ối điện năng phải đạt

đượ c m t s yêu cầu cơ bản: ộ ố

Điện năng phải cung cấp liên tục Mất điện sản xuất sẽ bị đình trệ Mất điện đột ngột, thiết bị và sản phẩm có thể bị hư hỏng Điện cung cấp cho các hộ tiêu dùng phải đảm bảo chất lượng điện năng

Bảo đảm tính an toàn cho sản xuất và tiêu thụ đối với thiết bị tiêu thụ điện: điện áp cung cấp phải ổn định, tần số dòng điện phải ổn định Vì hệ thống điện là một hệ thống khép kín và thống nhất, có tính đồng bộ cao từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ, nếu chỉ cần một khâu nào đó trong dây truyền sản xuất bị

xử dụng điện

Bán điện Ghi chỉ

số công

Hóa đơn Thu tiền Ngân hàng

Trang 20

trong quá trình phân Bảo đảm công tác quản lý truyền tải và phối điện năng : giảm lượng tổn thất điện năng trong quá trình truyền tải và phân phối kinh doanh điện năng

Nếu khâu quản lý tốt sẽ giảm được chi phí đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh, góp phần hạ giá thành của 1kWh điện, dẫn đến giảm giá bán điện, tạo điều kiện cho việc hạ chi phí đầu vào cho các ngành sản xuất và giảm chi phí cho các hộ tiêu dùng điện sinh hoạt, góp phần thúc đẩy nền sản xuất pháttriển và nâng cao đời sống của nhân dân

1.3.Tổn thất điện năng và những nhân tố ảnh hưởng đến tổn thất điện năng

1.3.1.Khái niệm và phân loại tổn thất điện năng

Hiệu số giữa tổng lượng điện năng do các nhà máy điện phát ra với tổng lượng điện năng các hộ tiêu thụ nhận được trong cùng một khoảng thời gianđượcxem là mất mát (tổnthất điện năng trong hệ thống truyền tải )

Lượng tổn thất được tính bằng côngthức:

∆Q =QSL - QHTD Trong đó:

∆Q : Lượng điện bị tổn thất trong quá trình truyền tải, tính từ nguồn phát đến các hộ tiêu thụ (đơn vị:KWh)

QSL : Sản lượng điện đầu nguồn (đơn vị:KWh)

QHTD: Sản lượng điện thương phẩm thực hiện bán cho các hộ tiêu dùng (đơn vị:KWh)

Mức tổn thất điện năng về mặt giá trị được tính bằng lượng điện bị tổn thất

về mặt hiện vật nhân với giá điện bình quân của một KWh điện trong khoảng thời gianđó:

GH =Ptb*∆QTrong đó:

GH: giá trị điện năng bị tổn thất (đơn vị : đồng, nghìn, triệu,… )

∆ Q: lượng điện năng bị tổn thất (đơn vị : KWh )Ptb : giá điện bình quân 1 KWh (đơn vị : đồng, nghìn, triệu,… )Tổn thất điện năng, như đã trình bày, là lượng tổn thất trong tất cả các khâu từ khâu sản xuất (phát điện) truyền tải phân phối điện (quá trình lưu thông) đến khâu tiêuthụ

1.3.2.Phân Loại tổn thất điện năng

Tùy theo phương pháp và mục đích phân loại mà tổn thất điện năng được phân loại theo nhiều cách khách nhau, điều này được minh họa qua sơ đồ1.2:

Trang 21

Tổn thất điện năng

Tổn thất điện năng trong quá trình truyền tải và phân phối

Tổn thất điện năng trong quá trình tiêu thụ

Tổn thất điện năng

trong quá trình sản xuất

Tổn thất kỹ thuật Tổn thất thương mại

1.2 đồ : Phân loại tổn thất điện năng

T ổ n ất đ ện ă g được th i n n chia là ba lo nh sau: m ạ i ư

1.3.2.1.T n th   t  n n ng trong á trình s i  qu  n xu t: 

Đây là l ng iượ đ ện n ng tiêu hao nga t nh máă y ại à y đ ệi n, nó được c địxá nh bởi

l ng ch nh l ch iượ ệ ệ đ ện ăn ng át ra t i u cph ạ đầ ực ủa c má phát i n vy đ ệ ới đ ệi n n nă g

đưa lên l i truyề ảướ n t i và i n n ng ph c vụ cho qu trình sđ ệ ă ụ á ản xu t i n L ng ấ đ ệ ượ

đ ệi n n ng t n th nà phá sinh là do qu trình truyă ổ ất y t á ền d n i n tron nh má pháẫ đ ệ g à y t

đ ệi n v do vià ệ đ ề đc i u ộ hệ thống i n không ồng b , h p lý đ ệ đ ộ ợ

1.3.2.2.T n th  t  n n n i   khâu tiêu th : 

Đây là l ng i n n ng tiêu hao và th t ượ đ ệ ă ấ t áho trong á trình st qu ử dụng các thi t ế

b iị đ ện của khách hà ing Đ ều đ được ó quyế địt nh b i m c ở ứ độ ệhi n đại, tiên ti n và ếcông ngh cệ ủa c ết ị đ ệcá thi b i n c ng nh rình ũ ư t độ ậv n hành, s d g cá trang thiử ụn c ết

b i n ó cị đ ệ đ ủa khách hàng

Mức độ tổn thất ở khả năng này phụ thuộc vào khả năng sử dụng, điều kiện trang bị các thiết bị phụ tải ở các hộ dùng điện Nguyên nhân gây nên tổn thất ở khâu này là việc sử dụng điện không hợp lý của các đối tượng sử dụngđiện

không

Ví dụ: Trong các hộ sử dụng điện, nếu sử dụng dây dẫn đủ lớn so với phụ tải, cách điện không tốt trên các phần cách điện thì sẽ dẫn đến mất mát điệnnăng

Tất cả mọi tổn thất đều diễn ra phía sau đồng hồ đo đếm điện của cơ sở kinh doanh điện, nên các thành phần, đối tượng sử dụng điện cần biết rõ nguyên nhân để giảm tổn thất cho chính mình bằng cách chọn phương thức sử dụng hợp

lý, tiết kiệm nhưng lại có hiệu quả nhất Đối với ngành điện, để giảm tỷ lệ tổn thất, trước tiên phải phân tích được nguyên nhân gây nên tổn thất điện năng, xác định được nơi nào, khâu nào điện năng thất thoát nhiềunhất

Trang 22

1.3.2.3.T n th   t  n n ng trong á trình truy i  qu   n t i, phân ph i: 

Trong quá trình truyền tải và phân phối điện năng, người ta chia tổn thất thành 02 loại:Tổn thất kỹ thuật và tổn thất thương mại



Tổn thất kỹ thuật là số lượng điện năng bị mất mát, hao hụt dọc đường dây trong quá trình truyền tải điện từ nguồn điện đến hộ tiêu thụ, bao gồmtổn hao trên đường dây, tổn hao trong máy biến áp ( cả tăng và giảm áp ), tổn hao trong cácđường cấp vàtổn hao trong cáccuộn của đồng hồ đo đếm

Tổn thất kỹ thuật cao hay thấp phụ thuộc vào công nghệ sản xuất truyền tải điện Thực tế trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, những cơ sở sản suất hay kinh doanh nếu có trình độ quản lý tốt thì có thể tránh được tình trạng hao phí thất thoát Nhưng đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh điện năng thì đây là một tổn thất tất yếu phải có, không thể tránh khỏivì phải có một lượng điện năng phục vụ cho công nghệ truyền tải điện Chúng ta có thể giảm lượng tổn thất này bằng cách đầu tư công nghệ, kỹ thuật nhưng không thể giảm tới 0 Ở mỗi trình

độ khoa học kỹ thuật nhất định, lượng tổn thất này có thể giảm tới một lượngtối thiểu để đảm ảocôngnghệtruyềntải.b

Thông thường, trong tổng điện năng tiêu thụ để phục vụ công nghệ truyền tải gồm khoảng 65% tiêu tốn trên đường dây, 30% trong máy biến áp, còn trong các phần tử khác của mạng cuộn điện kháng, thiết bị bù, ( thiết bịđo lường,…) chiếm khoảng5%

Bắt nguồn từ sai sót trong tổ chức quản lý kinh doanh điện, dẫn tới sai sót trong đầu tư xây dựng cải tạo lưới điện Tổn thất kỹ thuật xảy ra ở trên các đường dây, trong máy biến áp, phụ thuộc vào thông số kỹ thuật củađường dây và máy biếnáp

Chúng ta có thể tham khảo về tỉ lệ tổn thất kỹ thuật ở một số nước : các nước phát triển có trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến: Mỹ, Singapoer,…thì tỷ lệ này là 4% Các nước trong khối ASEAN tỷ lệ tổn thất là 6,7%, các nước chậm phát triển thì tỷ lệ này là 20-30%



tiêu dùng

Là lượng điện tổn thất trong quá trình phân phối điện đến người

do vi phạm quy chế sử dụng điện Đó là lượng điện tổn hao bị do tình trạng các tập thể, xí nghiệp, hộ tiêu thụ lấy cắp điện, khách hàng bị bỏsót, đội ngũ cán bộ quản lý yếu kém hoặc cố ý móc ngoặc thông đồngvới khách hàng, việc ghi sai

số công tơ, thu tiền điện không đúng kỳ hạn, giá điện không phù hợp với loại điện sử dụng

Trang 23

1.3.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến tổn thất điện năng

Từ khâu sản xuất đến khâu cuối cùng là khâu tiêu thụ, điện năng bị tổn thất một lượng không nhỏ Điện năng bị hao tổn do ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố Trong phạm vi luận văn này, tôi chỉ xin đề cập đến nguyên nhân dẫn đến tổn thất điện năng trong quá trình truyền tải và phân phối điệnnăng

1.3.3.1.Các nhân t khách quan

Để đảm bảo tính kinh tế và trong sạch về môi trường, các nhà máyđiện thường được xây dựng tại nơi có nguồn năng lượng: cơ năng của dòng nước, nhiệt năng của than đá, dầu má,…Do đó, phải truyền tải điện từ nhà máy điện đến các nơi tiêu thụ Nhiệm vụ này được thực hiện nhờ hệ thống điện Hệ thống điện là tập hợp các Nhà máy điện, đường dây truyềntảiđiện, mạng phân phối và các hộ dùng điện, nhằm thực hiện nhiệm vụ sản xuất, truyền tải, phân phối và

sử dụng điện năng một cách tin cậy, kinh tế và chất lượng đảm bảo

Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hệ thống điện

Nhà máy điện Trạm tăng Đường dây Trạm hạ áp Nơi tiêu thụ tải điện

Phần hệ thống điện bao gồm các trạm biến áp và các đường dây tải điện: gồm hàng chục các bộ phận rất đa dạng: máy biến áp, máy cắt, dao cách ly, tụ

bù, sứ xuyên thanh cái, cáp ngầm, cột, đường dây trên không; phụ kiện đi nối dây dẫn và dây chống sét với cột, sứ cách điện,…Các bộ phận này đều phải chịu tác động của thiên nhiên gió, ( mưa, ăn mòn, băng giá, sét, dao động, nhiệt

độ, bão từ, rung động do gió, văng bật dây,…) Hệ thống điện của nước ta phần lớn là nằm ở ngoài trời, do đó tất yếu sẽ chịu ảnh rất lớn của điều kiện tự nhiên

Sự thay đổi, biến động của môi trường tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn tới tổn thất điệnnăng của ngành điện

Nước ta nằm vùng nhiệt đới ở gió mùa, nên độ ẩm tương đối cao, nắng lắm mưa nhiều đó gây không ít khó khăn cho việc bảo dưỡng thiết bị và vận hành lưới điện Các đường dây tải điện và máy biến áp đều được cấu thành kim từ loại nên độ ẩm cao làm cho kim loại nhanh bị ô xi hoá và như vậy dẫn đến hiện

Trang 24

tượng máy biến áp và dây tải điện sử dụng không hiệu quả nữa, lượng điện bị hao tổn.

Mạng lưới truyền tải điện phải đi qua nhiều khu vực, điạ hình phức tạp Đồi núi, rừng cây,…nên khi sự cố điện xảy ra, làm tổn thất điện dophóng điện thoáng qua cây cối trong hoặc gần hành lang điện, đốt rừng làmrẫy trong hành lang điện Địa hình phức tạp làm cho công tác quản lý hệthống điện, kiểm tra sửa chữa, xử lý sự cố gặp không ít khó khăn, nhất là vào mùa mưabão, gây ramộtlượngtổnhao không nhỏ

Thiên tai do thiên nhiên gây ra: gió, bão, lụt, sụt,…làm đổ cột điện, đứt dây truyền tải, các trạm biến áp và đường dây tải điện ngập lụt bị trong nước, làm cho nhiều phụ tải lưới điện phân phối bị sa thải do mạng điện hạáp bị hư hỏng, ảnh hưởng đến sản lượng truyền tải điện Nhiệt độ môi trường cao làm cho dây tải điện nóng hơn so với bình thường nên sản lượng điện truyền tải không đạtchấtlượng,bịhao hụt do toả điện b ngoài ra ên

Thiên tai do thiên nhiên gây nên tổn thất lớn đối với nền kinh tế nói chung

và ngành điện nói riêng Đơn cử như năm 2016 với trận rét lịch sử làm băng tuyết bám trên đường dây làm đứt dây không thể vận hành được nhiều ngày trên khu vực Phong thổ, Sìn Hồ, năm 2017 với 16 cơn bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào nước ta gây ảnh hưởng nhiều đến các tuyến đường dây một số trạm biến , áp

và đường dây 110 KV bị ngập trong nước nhiều ngày liền, không thể vận hành được, nhiều phụ tải trên lưới điện phân phối bị sa thải do mạng lưới điện áp bị

hư hỏng, ảnh hưởng nhất định đến sản lượng truyền tải điện; sự cố sạt lở móngtrụ vị trí 371 đường dây 110 KV Sa pa - Lai châu có nguy cơ gây sự cố lớncho hệ thống,… Theo số liệu thống kê của cơ quan chức năng trong ngành thì những tổn thất do đợt thiên tai gây ra trong 2017của toàn ngànhvới 01 người chết, thiệt hạivề tài sản khoảng gần 30 tỷ đồng trong tổng số thiệt hại 3.300 tỷ đồng; có 55 vị trí cột điện, đường dây tải điện 110- 220 KV, 24 cột đường dây

500 KVBắc Nam có nguy cơ bị đổ do xói lở trụ và hố móng; 124,5 km đường dâycao, hạ thế và 61 trạm biến áp, dung lượng 22,380 KVA bị hư hỏng Đặc biệt là toàn bộ nhà máy thuỷ điện An Điểm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam bị phá huỷ hoàntoàn

Trang 25

thuật - lượng điện năng tiêu tốn để phục vụ cho công nghệ truyền tải điện Lượng điện năng tiêu tốn cho công nghệ này lớn hay nhỏ đều phụ thuộc vào trình độ kỹ thuật truyền tải Do đó, nếu kỹ thuật công nghệ của thiết bị càng tiên tiến thì sự

cố càng ít xảy ra, và có thể tự ngắt khi sự cố xảy ra,…dẫn đến lượng điện hao tổn càng ít Để vận hành máy truyền tải mất ít thời gian vận hành hơn, tốn ít năng lượng nên lượng điện mất mát giảm Ngược lại, thì lượng điện tổn thất sẽ rất lớn Chính điều này đã giải thích tại sao ở các nước kém phát triển tỷ lệ tổn thất điện lại cao hơn rất nhiều so với các nước pháttriển

Sự lạc hậu về thiết bị, công nghệ: hệ thống điện chắp vá, tận dụng, chưa đồng bộ, chưa hoàn chỉnh, sự cọc cạch trong hệ thống như với đủ mọi dây dẫn tận dụng khác nhau,…Các bộ phận của hệ thống điện, với cùng thời gian sẽ bị lão hóa Thêm vào đó phát triển như vũ bão của sự khoa học công nghệ - kéo theo

sự tiên tiến, hiện đại hoá các thiết bị, máy móc trong mọi lĩnh vực, kích thích tiêu dùng năng lượng nhiều hơn Vì vậy, nếu không quản lý, bảo dưỡng, giám sát đổi mới công nghệ truyền tải sẽ dẫn đến tổn thất lớn Những máy biến áp của thế hệ cũ không đáp ứng được nhu cầu tải điện trong giai đoạn hiện nay, xuất hiện tình trạng máy bị quá tải hoặc non tải, dây dẫn không có tiết diện đủ lớn để truyền tải dẫn đến tình trạng quá tải đường dây, công tơ cũ, lạc hậu, không hiển thị rõ chỉ số, cấu tạo đơn giản làm cho người sử dụng dễ lấy cắp điện Trong ngành điện, sự đổi mới kỹ thuật không đồng bộ cũng sẽ dẫn đến tổn thất điện năng Ví dụ như hiện nay, ngành điện đang cải tạo, đổi mới lưới điện để khắc phục tình trạng quá tải Ngành điện đã thay các trạm biến áp có cấp điện áp 35 KVbằngcác máy biến áp có cấp điện áp 22 KV nhưng đường dây và các trạm phân phối không được cải tạo đồng bộ dẫn đến tình trạng không khai thác được cuộn 22 KV mà các cuộn 35, 15, 10, 6 KV vẫn bị quá tải Nhưvậy, lượng tổnthất vẫn bị tăng do chạy máy không tải và do một số trạm quá tải

Tất cả những nhân tố trên đều dẫn đến tổn thất điện năng Muốn giảm được lượng điện tổn thất này thì phải cải tiến kỹ thuật công nghệ truyền tải nhưng phải cải tiến đồng bộ

doanh

Để quản lý tốt sản phẩm của mình, giảm lượng điện hao hụt trong quá trình phân phối và truyền tải điện năng, người lao động đóng vai trò không nhỏ, các công nhân, kỹ sư,…phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhất định Phải thông thạo về

kỹ thuật, kinh tế, nghiệp vụ về điện để tuyên truyền, hướng dẫn cho khách hàng trong quá trình mua hàng và phương pháp sử dụng, nhất là an toàn điện, tránh xảy

ra những tổn thất không đáng có Phải thông thạo trong việc sử dụng, kiểm tra các

Trang 26

thiết bị điện thuộc phạm vi mình quản lý Khi có sự cố xảy ra: chập, cháy, nổ,…thì những cán bộ công nhân ngành điện phải được đào tạo chính quy và có trình độ kỹ thuật nghiệp vụ tối thiểu Trình độ cán bộ, công nhân ngày càng cao thì xử lý các tình huống càng kịp thời, chính xác Bên cạnh đó, việc bố trí đúng người, đúng việc trong ngành điện rất quan trọng, một mặt giúp họ phát huy hết khả năng của mình, mặt khác đảm bảo được an toàn, bởi ngành điện là ngành có yêu cầu cao về kỹ thuật Được bố trí công việc phù hợp giúp cho cán bộ, công nhân say mê, sáng tạo, tránh được các hành vi tiêu cực do chán nản gây ra: làm việc thiếu nhiệt tình, không tận tuỵ hết lòng vì công việc, khi có sự cố xảy ra, xử lý chậm chạp, không đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật, gây thiệt hại lớn; nhân viên ghi công tơ không đều đặn theo lịch hàng tháng, ghi sai chỉ số, ghi chỉ số khống,…; hiện tượng cán bộ công nhân viên ngành điện móc ngoặc với các hộ sử dụng điện, ghi sai chỉ số công

tơ, thu tiền không đúng kì hạn, tính sai giá điện, làm hợp đồng không đúng với thực tế sửdụng,…

Theo mô hình tổ chức quản lý điện hiện nay, tổn thất điện năng do Phòng Kinh doanh hay điện lựcchịu trách nhiệm về tổn thất Các đội quản lý công tơ và đội thu tiền điện không chịu trách nhiệm về tổn thất Vì vậy, hiện nay tình hình tổn thất điện năng tương đối lớn Người quản lý khu vực sẽ dễ không chịu trách nhiệm

về tổn thất Người quản lý khu vực sẽ dễ dàng cùng với hộ tiêu thụ làm mất mát điện năng của Nhà nước Do họ không chịu trách nhiệm về tổn thất nên dẫn đến buông lỏng quản lý hộ tiêu thụ, tạo điều kiện cho hộ tiêu thụ câu, nối trước công tơ làm thất thoát điện của Nhà nước Mặt khác, các đơn vị chuyên trách kỹ thuật và Phòng Kinh doanh có mối liên hệ ngang, do đó dẫn đến sự chậm chạp trong việc xử

lý sự cố vận hành mạng lưới, tạo nên tình hình phức tạp trong công tác kinh doanh

do luồng thông tin quá lớn, số đầu vàonhiều

Vấn đề tổ chức sản xuất trong kinh doanh bán điện còn chưa hợp lý, dẫn đến

sự bất bình của người sử dụng điện Đó là tình trạng: nhiều đường dây, trạm là tài sản của khách hàng, ngành điện khai thác bán điện cho nhiều phụ tải khác chưa làm được thủ tục bàn giao tài sản nên khi có sự cố đã xảy ra tình trạng đùn đẩy trách nhiệm sửa chữa dẫn đến mất điện kéo dài của một số khách hàng Thủ tục, giấy tờ

và thời gian lắp đặt công tơ kéo dài, hiện tượng tiêu cực của một số cán bộ công nhân viên ngành điện cấu kết với khách hàng để lấy cắp điện vì mục đích vụ lợi vẫn còn phổ biến, nhiều nơi vẫn còn hiện tượng nhũng nhiễu, phiền hà khách hàng, còn nhiều hiện tượng thiếu trách nhiệm trong khi thực hiện ghi chỉ số công tơ hoặc còn hiện tượng các đơn vị hạch toán sai trong công tác kinh doanh Chính sự bất

Trang 27

bình này dẫn đến những hiện tượng tiêu cực của người sử dụng điện: câu móc trộm điện, can thiệp vào công tơ, vô hiệu hóa công tơ,…dẫn đến tổn thất điện năng.Vậy, để quản lý tốt sản phẩm của mình trong đó có giảm lượng điện năng hao tổn thì việc tổ chức sản xuất hợp lý, tạo mối liên hệ cân đối, hài hoà giữa các bộ phận, phải có một đội ngũ nhân viên có trình độ, tinh thần trách nhiệm cao vớicông việc là hết sức cần thiết.Tổ chức sản uất x kinh doanh không hợp lý tất yếu dẫn đến hoạt động của ngành kém chất lượng, điện cung cấp khôngđầy đủ cả về số lượng và chất lượng, hao tổn điện năng nhiều.

c/ 

Ngành điện là ngành cơ sở hạ tầng, tạo nên động lực của toàn bộ nền kinh tế

xã hội Điện năng là một loại sản phẩm hàng hoá đặc biệt quan trọng, gắn với đời sống hàng ngày của con người Chính vì vậy, khách hàng tiêu thụ điện rất đa dạng, thuộc mọi tầng lớp, mọi lĩnh vực, mọi miền và mọi vùng của quốc gia, từ khách hàng chỉ tiêu thụ 2 3 KWh/tháng đến những khách hàng tiêu thụ hàng triệu -KWh/tháng

Khách hàng của ngành điện gồm sản xuất công nghiệp, sản xuất nông nghiệp, thuỷ lợi, dịch vụ thương mại và sinh hoạt tiêu dùng ở đô thị, nông thôn và miền núi Là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong cơ chế mới, mục tiêu phát triển khách hàng của ngànhlà:

Hướng phát triển khách hàng vào các thành phần công nghiệp, xây dựng và dịch vụ thương mại, Đây là những khách hàng sử dụng nhiều điện, giá bán cao, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tăng doanh thu củangành

Đối với những khách hàng khác, hướng việc phát triển khách hàng vào các khu dân cư tập trung dọc trục đường giao thông, gần với lưới điện, có thể giảm bớt kinh phí đầu tư mà vẫn bán đượcđiện

Do khách hàng của ngành điện rất đa dạng và phong phú như vậy nên việc quản ký khách hàng đối với ngành điện là tương đối khó khăn Quản lý khách hàng không tốt dẫn đến việc tổng điều tra và ký lại hợp đồng mua bán chưa đầy đủ, tên người sử dụng điện khác với tên người ký hợp đồng, địa chỉ không rõ ràng, gây nên hiện tượng thất thu tiền điện Quản lý khách hàng theo từng khu vực, phân loại khách hàng theo từng đặc điểm sẽ giúp cho việc ghi công tơ và thu ngân được đúng tiến độ, không quá hạn lịch ghi công tơ hàng tháng, công việc này góp phần giảm tổn thất điện năng một cách đángkể

Khách hàng được quản lý sát sao, có hệ thống giúp cho ngành điện nắm vững được mục đích sử dụng điện của từng hộ để tính giá điện cho phù hợp, khi có sự cố xảy ra, biết rõ đang xảy ra ở khu vực nào, từ đó có biện pháp xử lý hợp lý, kịp thời

Trang 28

Quản lý khách hàng thông qua quản lý công tơ các hộ sử dụng điện; các công

tơ chết cháy không đạt chất lượng phải được thay kịp thời Các hình thức vi phạm hợp đồng sử dụng điện phải bị xử phạt nghiêm minh

Như vậy, công tác quản lý khách hàng tốt sẽ góp phần rất lớn vào việc giảm tổn thất điện năng của ngànhđiện

1.4.Chỉ tiêu đánh giá mức tổnthất

1.4.1.Chỉ tiêu tổn thất điện năng biểu hiện dưới hình thái hiệnvật

Để phản ánh mức độ tổn thất điện năng dưới hình thái hiện vật, ta có công thức tính:

Trong đó:

Kt : Tỷ lệ tổn thất điện năng(%)

Qs : Điện nhận đầu nguồn có tổn thất (KWh)

Qsh :Điện năng thương phẩm mà công ty Điện lực cung cấp cho các hộ tiêu dùng và thu tiền điện(KWh)

Tỷ lệ hao hụt hay tổn thất điện năng được chia thành các loại sau:

Tỷ lệ hao hụt điện năng theo định mức ngành: do nền kinh tế nước ta phát triển còn chậm, đồng thời khả năng vốn cũng hạn chế nên mức tổn thất sẽ lớn Do công nghệ sản xuất lạc hậu, lưới điện vận hành chắp vá nên tỷ lệ hao hụt định mức của ngành cho phép từ 10 15%, tuỳ từng địa phương, khu vực và tính chất phức tạp của -phụ tải

Tỷ lệ tổn thất điện năng thực tế phát sinh trong quá trình vận hành: Do đặc điểm điện năng là sản xuất đến đâu, tiêu thụ đến đó, không có khả năng tíchtrữ nên quá trình diễn biến trong khâu sử dụng, vận hành, các nhân tố gây nên tổn thất là tất yếu, không thể tránh khỏi

Trong từng thời kỳ, căn cứ vào trình độ công nghệ của thiết bị truyền tải và tuỳ thuộc vào mạng lưới của từng điện áp mà tỷ lệ tổn thất điện năng là khác nhau Trên cơ sở phân tích thực trạng của mạng lưới điện, trình độ quản lý và đặc điểm của các hộ tiêu thụ dùng điện, Tổng công ty Điện Lực Miền Bắc đã giao chỉ tiêu kế hoạch cho từng kỳ Đây là một trong những chỉ tiêu có tính pháp lệnh, đòi hỏi phải phấn đấu thựchiện

1.4.2.Chỉ tiêu tổn thất điện năng biểu hiện dưới hình thái giátrị

Chỉ tiêu này được xác định trên cơ sở lượng điện năng bị tổn thất trên hệ thống của ngành quản lý và được tính theo công thức :

Trang 29

Trong đó

Qs: Điện nhận đầu nguồn có tổn thất(KWh)

Qsh: Điện năng thương phẩm mà Điện lực cung cấp cho các hộ tiêu dùng và thu tiền điện(KWh)

G :Đơn giá bán sản phẩm điện bình quân (đ/KWh) Ktg: Tỷ lệ tổn thất về mặt giá trị (%)

Giá trị tổn thất điện được tính theo công thức:

GH = ( Qs Qsh)*G –

GH: Giá trị tổn thất điện năng ( đồng )

Như vậy, tỷ lệ tổn thất điện năng về mặt giá trị phụ thuộc vào nhiều yếutố:Sản lượng điện nhận đầu nguồn mà Điện lực có trách nhiệm quản lý,truyền tải, phân phối và bán điện cho các hộ tiêu dùng hay còn gọi là điện nhận có tổnthất Mức giá bán điện: Giá cả là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới tỷ lệ tổn thất điện năng Trong thời gian qua, sự biến động về giá là rất lớn

1.5.Ý nghĩa của việc giảm tổn thất điện năng

Giảm tổn thất điện năng là một vấn đề cần thiết không chỉ đối với ngành điện, không chỉ đối với riêng ngánh điện Việt Nam mà đối với ngành điện các nước trên thế giới Giảm tổn thất điện năng có một ý nghĩa to lớn đối với nền kinh tế quốcdân

Theo EVN, năm 2016 Việt Nam giảm được 1% điện năng tổn thất sẽ tiết kiệm được 237.400MW x 1.720,68đ/KWh tương ứng với gần 408 tỷ đồng (tổng sản lượng điện phát ra năm 2016 là 183,28tỷKWh)

Ngành điện là một ngành sản xuất kinh doanh sản phẩm điện nên muốn tiếp tục duy trì và phát triển thì ngành điện phải có lợi nhuận để thực hiện tái đầu tư mở rộng để phát triển Nếu sản phẩm điện mua về từ các nhà máy phát điện, trong quá trình truyền tải và phân phối bị tổn thất 100% thì các Công ty kinh doanh điện sẽ không có lợi nhuận, thâm hụt ngân quỹ do chỉ có đầu ra mà không có đầu vào và các Công ty kinh doanh thuộc ngành điện sẽ nhanh chóng bị phá sản, không tồn tại Trong trường hợp lượng điện tổn thất với tỷ lệ cao Do đây chính là một bộ phận cấu thành nên chi phí sản phẩm, nên khi tỷ lệ tổn thất cao tất yếu sẽ dẫn đến giá thành điện cao Công ty kinh doanh điện muốn có lợi nhuận để thực hiện tái đầu

tư thì giá bán phải cao hơn giá thành sản phẩm, giữa giá bán và giá thành là mối quan hệ tỷ lệ thuận Giá bán điện cao, theo quy luật cung cầu, dẫn đến sản lượng -

Trang 30

điện tiêu thụ giảm Đối với ngành điện, đây là một thiệt hại lớn, ngành sẽ thu hồi vốn lâu, như vậy, việc sử dụng đồng vốn không hiệu quả, tất yếu dẫn đến phá sản.Nền kinh tếquốc dân cũng bị thiệ thại rất lớn, bởi ngành điện có một vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân

Vì vậy, khi ngành điện không tự mình phát triển đi lên thì Nhà nước phải bù lỗ bằng Ngân sách Chính phủ, mà nguồn ngân sách Chính phủ được thu từ các thànhphần kinh tế Vậy, gánh nặng ngân sách buộc các thành phần kinh tế muốn tồn tại phải tăng giá bán sản phẩm của mình, dẫn đến tình trạng hạn chế tiêu dùng Đây không phải là điều mong muốn của thị trường, của các doanh nghiệp Điều này làm cho nền kinh tế bị đình trệ, sản phẩm hàng hoá không được lưu thông Vậy tổn thất điện năng vô hình chung đã kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội

Ngược lại, tỷ lệ tổn thất điện năng thấp sẽ mang lại lợi ích hết sức to lớn cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung và ngành điện nói riêng Theo số liệu tính toán và thống kê năm 2016, nếu giảm tổn thất điện năng xuống 0,5% thì sẽ tiết kiệm được trên 1 tỷ KWh, tương đương 20 vạn tấn nhiên liệu tiêu chuẩn không phải đốt và ít nhất tiết kiệm được hàng tỷ đồng cho Nhà nước Giảm được tổn thất điện năng tức là giảm được tỷ lệ thiết bị phát điện của nhà máy, đồng thời giảm được nhiên liệu tiêu hao,…Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến việc cải thiện đời sống nhân dân, góp phần vào việc giảm chi phí cho toàn bộ quá trình sản xuất, tạo điều kiện hạ giá thành bán điện cho các hộ dùng điện, kích thích tiêu dùng

Đối với các hộ sử dụng điện để sản suất, giá điện giảm sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thêm thu nhập thực tế Các sản phẩm hàng hoá được kích thích tiêu dùng hơn do giá bán thấp, sức mua tăng lên

Đối với Nhà nước, tổn thất điện năng giảm, ngành điện tiêu thụ được nhiều điện, có lợi nhuận nên Nhà nước không phải bù lỗ, Ngân sách Nhà nước được sử dụng đầu tư vào các công việc có ích khác, tạo sự phát triển đồng đều cho xã hội.Người dân, hộ sử dụng điện được dùng điện với giá thấp, chất lượng cao: điện

áp cố định, tần số ổn định do hệ thống điện được đầu tư mới, không còn hiện tượngcâu móc điện làm cho điện sử dụng bị sụt tải,…nên độ bền của các

máy móc, thiết bị cao hơn Không còn xảy ra các tình trạng tai nạn về điện đáng tiếc

do vi phạm sử dụng điện, sự cố do điện gây ra: phóng điện, chậpđiện,…

Việc giảm tổn thất điện năng có ý nghĩa rất lớn đối với toàn xã hội từ Nhà nước đến ngành điện, các hộ tiêu dùng Chính vì lẽ đó nên tổn thất điện năng đã, đang và sẽ còn là vấn đề quan trọng, là mục tiêu số một của ngành điện cần được giải quyết

1.6 Các phương pháp xác định tổn thất điện năng trên lưới điện

Trang 31

1.6.1 Phương pháp đo trực tiếp:

Phương pháp xác định tổn thất điện năng thông dụng nhất là so sánh sản lượng điện ở đầu vào lưới và năng lượng tiêu thụ tại các phụ tải trong cùng khoảng thời gian, gọi là phương pháp đo trực tiếp, phương pháp này tuy có đơn giản nhưng thường mắc phải sai số lớn do một số nguyên nhân sau [5]:

Không thể lấy được đồng thời các chỉ số của các công tơ tại đầu nguồn và

ở các điểm tiêu thụ cùng một thời điểm

Nhiều điểm tải còn thiếu thiết bị đo hoặc thiết bị đo không phù hợp với phụ tải.Chủng loại đồng hồ đo rất đa dạng với nhiều mức sai số khác nhau, việc chỉnh định đồng hồ đo chưa chính xác hoặc không chính xác do đó chất lượng điện đo không đảm bảo

Để nâng cao độ chính xác của phép đo người ta sử dụng đồng hồ đo đếm tổn thất, đồng hồ này chỉ được sử dụng ở một số mạng điện quan trọng

Trong mạng điện phân phối người ta có thể xác định tổn thất điện năng trực tiếp bằng đồng hồ đo đếm tổn thất mắc ngay tại điểm nút cung cấp cần kiểm tra Đối với đường dây phân phối chỉ cần mắc một đồng hồ ở đầu đường dây là đủ Đối với MBA đồng hồ đo đếm tổn thất được đặt trên mỗi đầu cuộn dây của MBA ba cuộn dây và trên một trong hai cuộn dây của MBA 2 cuộn dây

Cách xác định tổn thất điện năng theo đồng hồ đo đếm tổn thất:

Công thức để xác định tổn thất điện năng:

∆A = 3.ki2.R.N.10-3 (kWh) (1.1)

Trong đó : ki - Tỷ số máy biến dòng

R - Điện trở tương đương của mạng điện

N - Chỉ số của đồng hồ đo đếm tổn thất điện năng được ghi trong thời gian T

và được xác định bằng công thức N = I2.T

Trong đó: I – Dòng điện chạy trong mạng

+ Ưu điểm: Sử dụng đơn giản, dễ thực hiện-

+ Nhược điểm: -

+ Phương pháp này chỉ xác định được tổng hao tổn năng lượng của mạng, không chỉ ra được các thời điểm cực đại và cực tiểu của phụ tải để từ đó có biện pháp san bằng đồ thị phụ tải

+ Chỉ xác định được lượng điện năng tổn thất tại thời điểm đo đếm

+ Nếu cần xác định đồng thời hao tổn điện năng tại nhiều vị trí, khi đó ta phải

sử dụng nhiều công tơ gây tốn kém vì vậy cách này thường áp dụng trong những trường hợp đặc biệt khi cần kiểm tra và số lượng công tơ sử dụng nhỏ

1.6.2.Phương pháp đường cong tổn thất:

Trang 32

Đường cong tổn thất công suất

Biểu đồ phụ tải

Thực chất của phương pháp tính tổn thất theo đường cong tổn thất là tiến hành tính toán trên cơ sở biểu đồ phụ tải điển hình Giả thiết với một cấu trúc lưới điện đã cho biết được đồ thị phụ tải và cosφ của tất cả các nút, coi thanh cái nguồn cung cấp

là nút cân bằng, tính toán phân bố dòng và xác định tổn thất công suất tổng ∆P ứng với mỗi thời điểm của biểu đồ phụ tải, từ đó xác định được tổn thất điện năng theo khoảng thời gian tính toán Tức là nếu lưới điện có cấu trúc và phương thức vận hành hoàn toàn xác định thì sẽ tồn tại một đường cong tổn thất duy nhất như hình vẽ [15]

Hình 1.1 : Biểu đồ tổn thất điện năng

Ta có thể xác định được tổn thất điện năng tổng trong ngày đêm thông qua biểu đồ phụ tải công suất tổng tại thanh cái dựa vào biểu đồ phụ tải của trạm biến

áp

a.Ưu điểm:

Khi đã xây dựng được đường cong tổn thất thì việc xác định tổn thất điện năng dễ dàng và nhanh chóng

Từ đường cong tổn thất và biểu đồ phụ tải ta xác định được ΔPmax, ΔPmin và

τ là công cụ rất hiệu quả để giải quyết các bài toán khác nhau liên quan đến tính kinh tế, kỹ thuật, vận hành cung cấp điện do xây dựng được họ đường cong với các giá trị khác nhau

b Nhược điểm:

Để xây dựng được đường cong tổn thất công suất ta phải thu thập nhiều thông tin, xây dựng biểu đồ phụ tải và tiến hành hàng loạt các phép tính xác định ΔPi, ứng với Pi, cách làm này mất nhiều thời gian và tính toán phức tạp

Trang 33

Biểu đồ phụ tải được xây dựng trên cơ sở đo đếm, khi ứng dụng thực tế do đođếm không đồng thời nên ít chính xác

Không sử dụng được cho mọi lưới điện vì mỗi lưới có một đường cong tổn thất công suất đặc trưng

: Phương pháp thời gian tổn thất công suất cực đại

Phương pháp xác định theo τ:

Đây là phương pháp đơn giản và sử dụng thuận tiện nhất Trong các trạng thái,

ta chọn trạng thái có ΔP lớn nhất và tính tổn thất ở trạng thái này, tổn thất tương đương gây ra bởi dòng điện cực đại chạy trong mạng với thời gian tổn thất cực đại theo công thức :

∆A = 3I2max.R.10 3τ = ΔPmax.τ-

Trong đó: Imax – Dòng điện cực đại chạy trong mạng (A)

τ – Thời gian tổn thất công suất cực đại, tức là nếu mạng điện liên tục tải Imax hay Pmax trong khoảng thời gian này thì sẽ gây ra tổn thất điện trong mạng vừa đúng bằng tổn thất trên thực tế

T: Thời gian khảo sát

Khi sử dụng phương pháp này ta coi đồ thị phụ tải của công suất tác dụng và công suất phản kháng đồng thời cực đại, giả thiết này dẫn đến sai số lớn trong tính toán Ngoài ra, phương pháp này không được sử dụng để tính toán khi điện trở của đường dây thay đổi ví dụ như dây thép

Tính toán đơngiản

Giá trị Imax hay Pmax xác định bằng tính toán hoặc đođếm

Trang 34

Nếu một đường dây cấp điện cho các trạm tiêu thụ có tính chất giống nhau thì khối lượng đo đếm không lớn.

Cho biết tình trạng làm việc của toàn lưới, xác định được phần tử nào làm việc không kinhtế

b Nhượcđiểm:

Việc xác định chính xác giá trị τ rất khó nếu không có đồ thị phụtải

Khi không có đồ thị phụ tải ta phải xác định τ theo Tmax thông qua các công thức thực nghiệm dẫn đến kết quả tính toán có sai sốlớn

Trên lưới điện có nhiều phụ tải để xác định được giá trị của τ ứng với nhiều phụ tải sẽ tốn rất nhiều công sức và thờigian

1.6.5 Phương pháp xác định theo τ p và q: τ

Để giảm bớt sai số khi tính toán tổn thất điện năng cần phải xét đến hình dáng của đồ thị phụ tải, hệ số công suất và trong một ngày đêm giá trị cực đại công suất tác dụng và phản kháng có xảy ra đồng thờikhông

Để xét đến điều kiện trên người ta dùng phương pháp xác định tổn thất điện năng theo τp vàτq

Trong công thức ∆A = ΔPmax.τ tổn thất công suất cực đại được phân tích thành hai thành phần ΔPp(tổn thất do công suất tác dụng P gây ra) và ΔPq (tổn thất do công suấtphản kháng Q gây ra) Thời gian tổn thất công suất cực đại τ cũng được phân tích thànhτp,τq.Khi đó tổn thất điện năng được xác định theo công thức:

ΔA=ΔPp.τp+ΔPq.τq

Khó khăn đối với phương pháp này là đồ thị công suất phản kháng ít khi được xây dựng nên phương pháp này ít được sử dụng

Tóm tắt chương 1: Chương này luận văn chủ yếu nêu đặc điểm chung về

ngành điện, vị trí vai trò của ngành điện trong nền kinh tế quốc dân, nêu những yêu cầu cơ bản của việc quản lý và kinh doanh điện năng, nêu khái niệm về điện năng

và tổn thất điện năng, phân loại, đặc biệt là ý nghĩa của việc giảm tổn thất điện năng, các phương pháp xác định tổn thất điện năng hiện nay đang áp dụng Kết quả nghiên cứu ở chương này đã cho cái nhìn tổng quát về khái niệm giảm tổn thất điện năng và yêu cầu cần thiết phải giảm tổn thất điện năng trong giai đoạn hiện nay, để

từ đó thấy rõ sự cần thiết phải sử dụng phương pháp xác định tổn thất điện năng phùhợp ở chương 2

Trang 35

25

CHƯƠNG 2

TRÊN LƯỚI ĐIỆN CỦA ĐIỆN LỰC THÀNH PHỐ LAI

CHÂU GIAI ĐOẠN TỪ 2005 ĐẾN 2016

2.1 Giới thiệu về Điện lực Thành phố Lai châu

2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Điện lực Thành phố Lai Châu:

Điện lực Thành phố Lai Châu trực thuộc Công ty ĐIện lực Lai Châu được thành lập từ năm 2004 trên cơ sở chia tách địa giới hành chính tỉnh Lai Châu cũ thành hai tỉnh Lai Châu và Điện Biên theo Quyết định số 50/QĐ-EVN-HĐQT, ngày 20/4/2004 của Hội đồng quản trị Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (nay là Tập đoàn ĐIện lực Việt Nam)

Theo QĐ số 2478 QĐ/EVN-ĐLI-P3 ngày 25/6/2005 của Công ty ĐIện lực I (nay là Tổng Công ty ĐIện lực Miền Bắc) thành lập điệc lực Thị xã Lai Châu trên

cơ sở chia tách từ Điện lực Tam Đường

Theo QĐ số 707/QĐ EVN NPC ngày 03/6/2010 của Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc đổi tên các chi nhánh điện trực thuộc Công ty Điện lực Lai châu thành các Điện lực hoạt động từ ngày01/7/2010

-Hiện nay nguồn lưới điện quốc gia cấp đã tương đối ổn định, Công ty điện lực Lai Châu đã không ngừng cải tạo và phát triển lưới điện của mình nhằm mụcđích đáp ứng đầy đủ nhu cầu điện năng cho các phụ tải, trên cơ sở đảm bảo yêu cầu kỹ thuật cho phép, không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh và đáp ứng nhiệm vụ chính trị chung của cả nước

2.1.2.Chức năng, nhiệm vụ, sản phẩm của Điện lực Thành Phố Lai Châu

2.1.2.1 Chức năng- nhi m vệ ụ

Điện lực Thành Phố Lai Châu – Công ty Điện lực Lai châu là một đơn vị hạch toán phụ thuộc trong Tổng công ty Điện Lực Miền Bắc, được Công ty Điện Lực Lai Châu uỷ quyền và mở tài khoản riêng tại ngân hàng địa phương; được sử dụng con dấu riêng để giao dịch và ký kết hợp đồng kinh tế với các cơ quan, xí nghiệp trong và ngoài ngành, trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm được giám đốc Tổng công ty Điện Lực Miền Bắc giao



- Nhậnđiệntừcáctrạm110KV E29.1, E29.3 truyền tải điện năng cung cấp cho các

hộ phụ tải trong phạm vi Thành phố Lai Châu

- Quản lý vận hành kinh doanh bán điện trên địa bàn Thành phố Lai châu

Trang 36

- Điện lực Thành Phố Công ty ĐIện lực Lai Châu là một đơn vị hạch toán phụ thuộc nằm trong dây truyền kinh doanh bán điện do Tổng công ty Điện Lực Miền Bắc quản lý, do vậy về kết cấu quản lý có những đặc thù chung của ngànhđiện

1.Giám đốc: Phụ trách chung, chỉ đạo hai phó giám đốc và cũng là người chịu

trách nhiệm cho toàn bộ hoạt động của Điện lực, quyết định mọi vấn đề liên quan đến Điện lực Giám đốc trực tiếp điều hành Phòng Tổng hợp, tổ Giám sát MBĐ

2.Phó giám đốc kỹ thuật:Tham mưu giúp giám đốc điện lực chỉ đạo việc cung

ứng điện năng đảm bảo liên tục và can toàn và chất lượng

3.Phó giám đốc kinh doanh:Tham mưu giúp Giám đốc điện lực điều hành

công tác kinh doanh bán điện và dịch vụ khách hàng

Các phòng

1.Phòng Kế hoạch kỹ thuật an toàn:Có nhiệm vụ tổ chức công tác quản lý

vận hành, công tác nghiệm thu các công trình điện, công tác thẩm kế, công tác đào tạo và giải quyết đơn thư khách hàng, công tác an toàn bảo hộ lao động – sản xuất cải tiến kỹ thuật

Tham mưu đề ra kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch cung ứng cấp phát vật tư và công tơ, quan hệ giao tiếp khách hàng, an toàn BHLĐ và kỷ luật lao động.Lập phương án kỹ thuật, công tác thiết kế, công tác giám sát, công tác thiết kế công tơ 1 pha + 3 pha và các công tác khác

2.Phòng Tổng hợp: Có nhiệm vụ tổ chức công tác chuyên môn như: quản lý

sản xuất, công tác tiền lương tiền thưởng và chế độ chính sách, công tác đào tạo, công tác thanh tra – pháp chế, Bảo hiểm

3.Phòng Kinh doanh:

Tiếp nhận đơn lắp đặt công tơ mới, đơn thư cũng như các ý kiến phản ánh của khách hàng, hoàn tất thủ tục hồ sơ cấp điện mới, sang tên hợp đồng, quản lý hồ sơ hợp đồng mua bán điện, lập báo cáo tổng quát kinh doanh bán điện, phối hợp chặt chẽ với đội quản lý khách hàng theo dõi lịch ghi chỉ số các công tơ đầu nguồn, phân tích tổn thất các trạm biến áp công cộng và tổn thất Điện lực, chủ động tham mưu

Trang 37

Đội Quản lý tổng hợp :

Quản lý điều hành sổ ghi chỉ số cơ quan, tư gia, kiểm tra tính chính xác của các hóa đơn và công tác ghi chỉ số công tơ của các đội quản lý khách hàng, lập báo cáo phát sinh tiền điện của các khách hàng tư gia, cơ quan, tiếp nhận và giải đáp thắc mắc của các khách hàng về các thông tin trên hóa đơn tiền điện

Tổ thu tiền có nhiệm vụ nhận bảo quản sắp xếp quản lý hóa đơn và các chứng

từ có liên quan theo đúng quy trình kinh doanh điện năng Thực hiện thu tiền đủ, đúng thời gian quy định Đối chiếu quyết toán hóa đơn với tổ điều hành hóa đơn Chấm xóa nợ khách hàng Hàng ngày báo cáo số thu và tiến độ thu nộp tiền điện với ban lãnh đạo Điện lực

Quản lý ghi chỉ số đầy đủ, đúng thời gian quy định của các công tơ cơ quan và các công tơ đầu nguồn công cộng Có kế hoạch kiểm tra chống mất cắp điện năng dưới mọi hình thức Hàng tháng lập phương án củng cố để công tơ hoạt động chính xác Phối hợp với các đơn vị liên quan để kịp thời xử lý hệ thống đo đếm bị sự cố trong vòng 24 giờ Thực hiện kiểm tra định kỳ hàng tháng các công tơ cơ quan trên lưới

Thực hiện kế hoạch thay định kỳ công tơ 1 pha và treo công tơ phát triển mới đảm bảo chất lượng, đúng thời gian quy định Thực hiện kế hoạch phúc tra công tơ

và kiểm tra kẹp chì niêm phong các công tơ Phối hợp tốt với các đơn vị liên quan,giải quyết tốt các công việc phát sinh, quan hệ giao tiếp với khách hang văn minh, lịch sự

2.2.Thực trạng lưới điện và tổn thất điện năng trên lưới điện của Điện lực Thành phố Lai Châu giao đoạn 2005 đến 2016

2.2.1.Quá trình hình thành và phát triển lưới điện của Điện lực Thành phố Lai Châu giai đoạn (2005 - 2016)

Lưới điện trung và hạ áp Điện lực Thành phố Lai châu trong hơn 10 năm qua (2005-2016) đã phát triển vượt bậc Năm 2004 Tỉnh Lai Châu tái lập chia tách, và Công ty Điện lực Lai Châu được thành lập lại tháng 4 năm 2004 Năm 2005 phụ tải của Điện lực Thành phố Lai châu chỉ được cấp nguồn bởi TBA 110kV 1x 25MVA (Trạm 110kV Phong Thổ), đến nay TBA 110kV được nâng lên 2x25MVA Song

Trang 38

Lộ 471 đi dọc phía đông thành phố Lai châu với chiều dài 14 km;

Lộ 474 đi dọc phía Tây Thành phố Lai Châu với chiều dài 21 km;

3lộ này có thể hỗ trợ kết nối mạch vòng để nhằm đảm bảo cấp điện liên tục an toàn cho toàn Thành phố Lai Châu

Sơ đồ đơn tuyến lưới điện trung áp của Điện lực TP Lai châu

Trang 39

29

 2016)

Nhậnxét:

Nhìn chung các phát tuyến trung áp 22kV Điện lực TP Lai châu đang quản lý đều có bán kính ngắn, dài nhất chỉ 21 km Dây dẫn có tiết diện lớn là 240mm2, 185mm2, tuy nhiên một số đoạn còn sử dụng dây tiết diện 120mm2,95mm2

Trên đường trục của một số phát tuyến 471, 473, có nhiều tiết diện khác nhau.Hai máy cắt của phát tuyến 475 và 477 còn ở chế độ dự phòng, chưa được xây dựng đường dây trung áp 22kV để đấu nối

Khối lượng đường dây gần như được lắp đầy, do đó tỉ lệ phát triển hàng năm thấp Sau 10 năm khối lượng đường dây tăng trưởng 314%, trong đó khối lượng đường dây thuộc tài sản Điện lực tăng 273 % và tải sản khách hàng tăng93,6%.Khối lượng đường dây thuộc tài sản khách hàng chiếm tỉ trọng rất thấp chỉ8,08%



Các đường dây hạ áp 0,4kV thuộc Điện lực Thành phố Lai Châu quản lý đều lấy nguồn từ các trạm phân phối có công suất khách nhau: Hiện tại Điện lực Thành Phố Lai Châu đang quản lý 130km đường dây hạ thế, trong đó đa phần là tài sản điện lực

Tiết diện dây dẫn hạ áp được sử dụng nhiều chủng loại trong đó có ABC 120mm2, 95mm2, 70mm2, 50mm2, cáp AV, cáp vặn soắn

Bảng 2.2: số liệu đường dây hạ áp giai đoạn 2005- 2016 (km)

 2016)

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng

1 37,82 TSĐL

1 32,7

Trang 40

30

L(km)

Hình 2 .2: Phát triển đường dây hạ áp giai đoạn 2005 – 2016

 2016)

Các đường trục hạ áp khu vực ven thành phố hầu như sử dụng dây nhôm bọc

đã vận hành lâu năm, có tiết diện nhỏ cần có kế hoạch cải tạo, sửachữa

Trong 10 năm khối lượng đường dây hạ áp tăng trưởng 200%

2.2.1.2 Trạm biến áp:

Các kiểu trạm biến áp phân phối hiện tại Điện lực Thành phố Lai châu

(TBA KIOS) (TBA kiểu 1 cột)

Ngày đăng: 22/01/2024, 16:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w