1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn thạc sĩ thực trạng quản lý và chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt điều trị ngoại trú tại huyện vụ bản huyệt mỹ lộc tỉnh nam định năm 2018

90 8 2
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Quản Lý Và Chăm Sóc Người Bệnh Tâm Thần Phân Liệt Điều Trị Ngoại Trú Tại Huyện Vụ Bản Huyệt Mỹ Lộc Tỉnh Nam Định Năm 2018
Tác giả Lê Văn Cường
Trường học Đại học Điều dưỡng Nam Định
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2018
Thành phố Nam Định
Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 34,14 MB

Nội dung

Trang 3 Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả thực trạng quản lý, chăm sóc và phân tích một số yếu tô ảnh hưởng tới quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt liệt điều trị ngoại trú tại Nam Đ

Trang 3

Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả thực trạng quản lý, chăm sóc và phân tích một

số yếu tô ảnh hưởng tới quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt liệt điều

trị ngoại trú tại Nam Định năm 2018

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp định tính và định lượng trên 352 người chăm sóc trực tiếp và nhân viên y tế tham gia quản lý và chăm sóc người bệnh tâm thần phần liệt điều trị ngoại trú tại

tỉnh Nam Định từ tháng 12/2017 đến 4/2018

Kết quả nghiên cứu: Thực trạng quản lý và chăm sóc người bệnh tâm thần

phân liệt điều trị ngoại trú đạt mức độ tốt là: 40,1%; mức độ trung bình: 54,3%;

mức độ kém: 5,7% Trong đó tỷ lệ người bệnh được uống thuốc đều là 91,5%;

người bệnh được uống thuốc đúng cách đạt: 45,5%; người bệnh được tái khám định

kỳ đạt: 52,6% Người bệnh được hướng dẫn, đôn đốc, khuyến khích và có giám sát trong thực hiện chăm sóc vệ sinh đạt 61,1% Trong đó có 21% người bệnh có nhu cầu phải hỗ trợ chăm sóc hoàn toàn Tý lệ người bệnh được cung cấp đủ số lượng bữa ăn trong ngày khá cao, chiếm 88,7% Người bệnh được hướng dẫn, khuyến khích tham gia lao động là 52% và người bệnh được thường xuyên giao tiếp đúng cách đạt 80,7%

Có mối tương quan giữa nhóm tuổi của người chăm với mức độ quản lý và chăm sóc người bệnh (r = 0.246, n= 352, p <0.05) Hoàn cảnh kinh tế của gia đình

người bệnh ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt

(r=0.178, n=352, p<0.05) Mức độ quản lý và chăm sóc người bệnh có mối tương quan với trình độ học vẫn của người chăm sóc (r= -0.168, n=352, p<0.05) Mức độ tiếp cận các nguôn thông tin của người chăm sóc có mối tương quan với mức độ chăm sóc người bệnh (r= -0.I 1, n=352, p<0.05)

Kết luận: Thực trạng quản lý và chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt điều trị ngoại trú tương đối tốt Có một số yếu tố ảnh hưởng tới việc quản lý và chăm sóc

người bệnh như: tuổi, hoàn cảnh kinh tế, trình độ học vẫn, mức độ tiếp cận thông tin Từ khóa: Quản lý và chăm sóc, người bệnh, tâm thần phân liệt, ngoại trú

Trang 4

học Điều dưỡng Nam Định đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu

Tôi xin được trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Bệnh Tâm thần Nam Định cùng các bạn bè đồng nghiệp đã hết sức giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tơi hồn thành đề tài luận văn này

Tôi xin được gửi tới thầy hướng dẫn của tôi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất, người đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và truyền thụ cho tôi kinh nghiệm cũng như kiến thức về nghiên cứu, giúp tơi hồn thành luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Chỉ đạo tuyến Bệnh viện Tâm thần Nam

Định đã giúp đỡ tôi trong việc thu thập số liệu Xin gửi lời cảm ơn đến các bạn đồng

nghiệp là Bác sĩ, Điều đưỡng, gia đình người bệnh đã tham gia vào nghiên cứu,

giúp tôi thu thập số liệu thành công

Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình tôi, tới bố mẹ người đã

sinh ra và ủng hộ tôi suốt quãng thời gian vừa qua, cũng như các thành viên khác trong gia đình đã luôn động viên, khích lệ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Học viên

Lê Văn Cường

Trang 6

Nội dung Trang

TÓM TẮT i

LOI CAM GN ii

LOI CAM DOAN iti

DANH MUC CHU VIET TAT iv

DANH MUC CAC BANG Vv

DANH MUC CAC BIEU DO vi

DAT VAN DE 1

MUC TIEU NGHIEN CUU 3

Chuong 1: TONG QUAN TAI LIEU 4

1.1 Một số khái niệm về bệnh tâm thần phân liệt và quản lý bệnh 4

1.2 Tình hình dịch tễ học 6

1.3 Nguyên nhân gây bệnh tâm thần phân liệt 9

1.4 Triệu chứng lâm sàng: 10

1.5 Chân đoán bệnh tâm phân liệt 11

1.6 Đặc điểm tiến triển lâm sàng của bệnh 13

1.7 Tổng quan về quản lý và chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt 13 1.8 Các yếu tố liên quan đến quản lý và chăm sóc người bệnh tâm thân phân liệt 18

1.9 Khung nghiên cứu 19

1.10 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu 19

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20

2.1 Đối tượng nghiên cứu 20

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 20

2.3 Thiết kế nghiên cứu 20

2.4 Mẫu và phương pháp chọn mẫu 20

2.5 Các biến số nghiên cứu 22

2.6 Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá 23

2.7 Phương pháp thu thập số liệu 24

2.8 Phương pháp phân tích số liệu 25

2.9 Đạo đức trong nghiên cứu 25

2.10 Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số 25

2.11 Bộ công cụ 26

Chương 3: KẾT QUÁ NGHIÊN CỨU 28

3.1 Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu 28

3.2 Kết quả khảo sát thực trạng quản lý và chăm sóc người bệnh 36

3.3 Một số yêu tố liên quan đến quản lý và chăm sóc người bệnh 46

Chương 4: BÀN LUẬN 52

4.1 Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu 52

4.2 Kết quả khảo sát thực trạng quản lý và chăm sóc người bệnh 53 4.3 Một số yếu tố liên quan tới thực trạng quản lý và chăm sóc chăm sóc người bệnh

tâm thần phân liệt 58

Trang 7

PHU LUC 1: PHIEU DIEU TRA

PHU LUC 2: CAU HOI THAO LUAN NHOM

PHU LUC 3: PHIEU DONG Y THAM GIA NGHIEN CUU

Trang 9

Bang 1.1 Tình hình dịch tễ học các bệnh tâm thần ở Việt Nam 8

Bang 1.2 Tinh hinh dich té hoc tai tinh Nam Dinh 9 Bảng 3.1 Quan hệ của người chăm sóc với người bệnh 29 Bảng 3.2 Các nguồn thông tin người chăm sóc được tiếp cận 33 Bảng 3.3 Hiệu quả của việc tiếp cận các loại nguồn thông tin 34

Bảng 3.4 Tỷ lệ người bệnh tâm thần phân liệt theo tuổi và giới tính 36 Bảng 3.5 Tỷ lệ thời gian bị bệnh và tiền sử gia đình 37

Bảng 3.6 Thực trạng quản lý và chăm sóc dùng thuốc điều trị ngoại trú 38

Bảng 3.7 Thực trạng quản lý và chăm sóc khi có tác dụng phụ của thuốc 39

Bảng 3.8 Thực trạng hiểu biết tác hại của không tuân thủ điều trị 40 Bảng 3.9 Thực trạng quản lý và chăm sóc về vệ sinh 41 Bảng 3.10 Thực trạng chăm sóc về dinh dưỡng cho người bệnh 42 Bảng 3.11 Thực trạng loại thực phẩm trong bữa ăn của người bệnh 43 Bảng 3.12 Thực trạng quản lý và chăm sóc về lao động, tái hòa nhập xã hội 44

Bảng 3.13 Thực trạng tần xuất người bệnh được đưa đi khám bệnh định kỳ 45

Bảng 3.14 Thực trạng hiểu biết vai trò của tái khám định kỳ 46 Bang 3.15 Những yếu tô ảnh hưởng đến quản lý và chăm sóc người bệnh 46 Bảng 3.16 Phân loại mức độ về quản lý và chăm sóc cho người bệnh TTPL điều trị

ngoại trú 49

Trang 10

DANH MUC CAC BIEU DO

Biêu đô 3.1 Phân bô theo nhóm tuôi và giới của người chăm sóc Biêu đô 3.2 Nghê nghiệp chính của người chăm sóc

Biêu đồ 3.3 Trình độ văn hóa của người chăm sóc chính

Trang 11

DAT VAN DE

Theo Tô chức Y tế Thế giới (TCYTTG) bệnh tâm thần phân liệt chiếm khoảng từ 0,7% đến 1% dân số và ước tính thế giới có khoảng 26 triệu người mắc

bệnh tâm thần phân liệt Ở Việt Nam theo điều tra dịch tễ lâm sàng, tý lệ người mac

bệnh tâm thần phân liệt là 0,47% [13] Người bệnh tâm thần phân liệt là người có biểu hiện khác lạ về lời nói, hành vi, nhân cách so với những người bình thường dẫn tới người bệnh có thể gây rối an nỉnh trật tự, hành hung những người xung

quanh hoặc gây nguy hại cho chính người bệnh Người có bệnh tâm thần phân liệt

thường không nhận thức được khuyết tật và sự bất thường của mình Khả năng thực

hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày và làm việc của người bệnh đều giảm sút Tình trạng bất thường về tâm thần có thể xuất hiện đột ngột hoặc từ từ sau hàng tháng Người bệnh đôi khi cũng có những lúc có những biểu hiện bình thường như

trước khi mắc bệnh [19]

Tại Việt Nam, trước năm 1998 người bệnh tâm thần phân liệt thường được

tập trung chăm sóc tại các bệnh viện làm cho quá tải bệnh viện, hiệu quả điều trị

tâm lý, phục hồi chức năng cho người mạnh chưa tốt Từ năm 1999 người bệnh tâm

thần phân liệt được chú trọng điều trị dựa vào cộng đồng bang viéc quan ly va cham

sóc điều trị ngoại trú [3]

Quản lý và chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt điều trị ngoại trú là xu

hướng rất tốt Đây là cơ hội tốt để người bệnh tâm thần phân liệt được tái hoà nhập

cộng đồng, tăng hiệu quả điều trị bệnh; nhưng cũng đòi hỏi hệ thống y tế và gia đình người bệnh phải làm tốt công tác quản lý và chăm sóc người bệnh điều trị ngoai tra [18] Người bệnh tâm thần phân liệt điều trị ngoại trú không được quản lý

và chăm sóc tốt thì bệnh có thể tái phát mà khơng được kiểm sốt, điều này có thể

dẫn đến các hậu quả nặng nÈ như: người bệnh gây rối trật tự, diễn biễn bệnh nặng

lên, tăng số lần phải nhập viện, người bệnh đồn thuốc lại để tự tử, tấn công những

người xung quanh gây hại đến sức khỏe và tính mạng của họ cũng như của người

Trang 12

trú không tốt làm tăng chi phí và kéo dài thời gian điều trị bệnh [45] [64] Người

chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt trong gia đình là người cho người bệnh dùng thuốc hàng ngày theo hướng dẫn của nhân viên y tế; chăm sóc về đinh đưỡng,

vệ sinh, đặc biệt là về tâm lý để phục hồi chức năng, phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường của người bệnh đề thông báo cho cán bộ y tế, nhờ đó kịp thời ngăn ngừa tái phát hoặc diễn biễn những cơn bùng phát cấp tính [12] [19]

Tỉnh Nam Định nằm ở phía nam đồng bằng Bắc Bộ, Việt Nam, thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ; tỉnh gồm có 1 Thành phố và 9 huyện với tổng cộng 229 xã phường Nam Định là một trong những tỉnh có SỐ lượng người bệnh tâm thần phân liệt được quản lý tương đối cao Theo số liệu báo cáo năm 2017, hiện nay toàn tỉnh Nam Định có 4235 người bệnh tâm thần phân liệt đang được quản lý điều trị ngoại trú Việc chăm sóc, quản lý người bệnh tại gia đình gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ người bệnh tâm thần phân liệt tái trong 2 năm đầu bị bệnh khoảng 40% [17]

Trang 13

MUC TIEU NGHIEN CUU

1 Mô tả thực trạng quản lý và chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt điều trị ngoại trú tại Nam Định năm 2018

2 Xác định một số yếu tố liên quan tới quản lý và chăm sóc người bệnh tâm thần

Trang 14

- Chương 1

TONG QUAN TAI LIEU

1.1 Đại cương về tâm thần phân liệt

Tâm thân phân liệt là một bệnh loạn thân nặng, tiên triên từ từ có khuynh

hướng mạn tính, căn nguyên chưa rõ, nhân cách bi biến đổi theo kiểu phân liệt, làm cho người bệnh tách đần ra khỏi cuộc sống bên ngoài, thu dần vào thế giới bên trong, làm cho tình cảm trở nên khô lạnh, học tập và làm việc sút kém [1]

Bệnh tâm thần phân liệt đã được biết từ lâu nhưng đến thế kỷ thứ XVIII mới được mô tả trong y văn

Năm 1857 nhà tâm thầm học người Pháp Morel B.A (1809 — 1873) lần đầu tiên mô tả một loại bênh tâm thần ở người trẻ tuổi và thường dẫn đến sa sút, gọi là

bệnh sa sút sớm

Năm 1863 nhà tâm thần học người Đức Khalbaum K.L (1828 — 1899) mô tả một bệnh tâm thần phát triển ở người trẻ tuổi mang tính chất đữ đội gọi là tâm thần thanh xuân (hebephrénia)

Năm 1874 Khalbaum K.L lại mô tả một bệnh tâm thần biếu hiện chủ yếu rỗi loạn tâm lý vận động gọi là bệnh căng trương lực (catatom1a)

Năm 1892 nhà tâm thần học Pháp Magran (1835 — 1816) mô tả bệnh loạn thần hoang tưởng mạn tính mà một số dẫn đến sa sút và vô cảm

Năm 1989 nhà tâm thần học Đức Karaepelin E đã thống nhất các thể bệnh

độc lập được tác giả trên mô tả thành một loại bệnh riêng gọi là bệnh sa sút sớm

Năm 1911 nhà tâm thần học Bleuler E (Thụy Sỹ) đưa ra kết luận lý thú về các rối loạn chủ yếu của bệnh là sự chia cắt trong các mặt hoạt động tâm thần, đó là lý do để ông đưa ra thuật ngữ mới: Bệnh tâm thần phân liệt (schizophrenia) Theo

ông nét đặc trưng của bênh tâm thần phân liệt gồm 4 chữ A (rỗi loạn sự liên tưởng: Association, réi loan loai cam xtc: Affect, tu ky: Autism va tinh hai chiéu trai

ngược : Ambevalence) [15]

Năm 1939 Schneider K mô tả một số triệu chứng hàng đầu, được ong coi la

Trang 15

tiến triển, căn nguyên chưa rõ ràng, làm biến đổi nhân cách của bệnh nhân theo kiểu

phân liệt, biểu hiện bằng sự mất thống nhất trong các hoạt động tâm thần, mat dan

liên hệ với thực tại xung quanh, cảm xúc ngày càng khô lạnh, tắc phong ngày càng

kỳ dị khó hiểu, tư duy ngày càng lệch lạc trầm trọng cả về hình thức lẫn nội dung

[16] [15]

Như vậy, các tác giả đều thống nhất rằng: Bệnh TTPL làm mất tính thống nhất, chia cắt các hoạt động tâm thần, bệnh có xu hướng tiến triển mãn tính, làm biến đổi nhân cách của ngời bệnh theo hướng thiếu hoà hợp và tự kỷ, cùn mòn cảm

xúc, tác phong kỳ dị khó hiểu

Người bệnh tâm thần phân liệt là người bệnh được chân đoán mắc bệnh tâm thần phân liệt

Khái niệm quản lý có tính đa nghĩa, có sự khác biệt giữa nghĩa rộng và nghĩa

hẹp và có sự nhận thức khác nhau theo thời đại, xã hội, nghề nghiệp nên cho đến

nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về quản lý

Henri Fayol (1841-1925): Quan ly 1a du báo, lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo,

điều phối và kiểm soát

Mary Parker Follet (1868-1933): Quản lý là nghệ thuật làm cho các công việc được thực hiện bởi mọi người

Harold Koontz (1909-1984): Quản lý là một nghệ thuật làm cho mọi công việc được thực hiện thông qua các nhóm người trong một tô chức chính thức

Vậy quản lý là sự tác động của đối tượng quản lý lên khách thể quản lý nhằm

đạt được mục tiêu đề ra trong điều kiện biến động của môi trường [7] Quản lý

người bệnh TTPL sẽ bao gồm: thu thập thông tin và nhu cầu của người bệnh, xây

dựng kế hoạch trợ giúp người bệnh, thực hiện kế hoạch trợ giúp người bệnh, theo

dõi, rà soát việc thực hiện kế hoạch trợ giúp người bệnh và đánh gia [5]

Chăm sóc người bệnh TTPL là hoạt động bao gồm: Hỗ trợ, đáp ứng các nhu cầu cơ bản của mỗi người bệnh nhằm duy trì hô hắp, tuần hoàn, thân nhiệt, ăn uống,

Trang 16

và phòng tránh cac nguy co ti méi trudng [6]

Người chăm sóc người bệnh TTPL ngoại trú là cá nhân, thường là thành viên trong gia đình người bệnh, người đã đành phần lớn thời gian trong việc chăm sóc,

cung cấp hỗ trợ các hoạt động hàng ngày, kiểm tra thuốc men cho người bệnh [3 1]

1.2 Tình hình dịch tễế học

1.2.1 Tình hình dịch tễ học thế giới

Từ xa xưa, những người bệnh tâm thần thường được coi là do ma quỷ, thánh

thần và không được điều trị, họ thường bị nhốt trong các nhà lao, trại giam Cùng

với sự phát triển của khoa học, xã hội, nền y học nói chung và tâm thần học nói riêng, quan niệm về bệnh tâm thần và sức khỏe tâm thần ngày càng đúng đắn Năm 1948 Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra định nghĩa về sức khỏe, bao gôm sự thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội, thì quan niệm về sức khỏe tâm thần mới được hiểu rõ

ràng hơn, phạm vi các rối loạn về tâm thần được mở rộng hơn [1] [4] [15]

Trên thế giới, tỷ lệ các bệnh tâm thần tăng dần từ sau đại chiến thế giới lần thứ 2

bởi các yếu tố [4] [15] [1]:

+ Tỷ lệ chết giảm, dân số tăng, tuổi thọ tăng Ví dụ: Tăng dân số ở độ tuổi

nguy cơ đối với bệnh tâm thần phân liệt (độ tuổi 15-45) nên tỷ lệ bệnh này tăng

Tăng dân số ở người cao tuổi nên tỷ lệ các bệnh tâm thần ở người già tăng

+ Sự biến động lớn về tâm lý- xã hội Trong hơn 40 năm qua do van đề cơng

nghiệp hố, đơ thi hoa Vi du: Tỷ lệ các rỗi loạn tâm thần tăng liên quan đến stress,

rỗi loạn hành vi và phạm pháp ở thanh thiếu niên, lạm dụng rượu, nghiện ma tuý,

tram cam, tu sat

Ở Hoa Kỳ, theo nghiên cứu của Darrell Regier: tỷ lệ mắc trong đời các rối loạn tâm thần là 32,2% dân số, ít nhất 15% dân số Hoa ky bi rỗi loạn tâm thần trong

1 năm Theo Harold I.Kaplan, tỷ lệ mắc trong đời 1 số bệnh tâm thần như sau [4]:

Bệnh Tâm thần phân liệt 1,5%

Rối loạn trầm cảm 1 cực 6,0%

Trang 17

Nghiện rượu 13,3% Nghiện ma tuý 5,9%

Rối loạn tâm căn 3-8%

Theo thông cáo báo chí của WHO năm 2001 Trên thế giới cứ 4 người thì có một người sẽ mắc chứng rỗi loạn tâm thần hoặc rối loạn thần kinh vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời Thế giới có khoảng 24 triệu người mắc bệnh tâm thần phân liệt, mỗi năm trong số đó có khoảng: 1 triệu người tự sát, 10-20 triệu người có ý định tự sát [4]

1.2.2 Tình hình dịch tễ học ở Việt Nam

Ở Việt Nam, từ năm 1964 đến nay đã có một số công trình điều tra cơ bản về

bệnh tâm thần và thu được một số kết quả Song do phương pháp, công cụ và đặc biệt là tiêu chuẩn chân đoán bệnh tâm thần ở mỗi thời kỳ có khác nhau nên tỷ lệ một số rối loạn tâm thần có thay đổi [4]

Năm 1981 Trần Văn Cường, Nguyễn Khánh Hợi điều tra tâm thần ở xã Hoà Bình Nguyễn Thị Mai và cộng sự điều tra về các bệnh tâm thần tại phường Lê Đại Hành, Hà Nội Nguyễn Văn Siêm và cộng sự điều tra Handicap tâm thần ở 4 xã (phường) Hà Nội Các công trình này cho tỷ lệ mắc bệnh tâm thần dao động 18- 20% dân số [4]

Năm 1994 được sự giúp đỡ của WHO khu vực Tây Thái Bình Dương, ngành

tâm thần Việt Nam đã tiến hành điều tra tâm thân tại 3 điểm : xã Tự Nhiên, xã Quất Động thuộc huyện Thường Tín, xã Tiên Kiên, huyện Lâm thao — Phú Thọ và xây

dựng mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào cộng động Cho tỷ lệ một số rối loạn tâm thần như sau [4]:

Bệnh TTPL: 0,3% - 1% dân số

Rối loạn cảm xúc trầm cảm:2,0% - 3,0% dân số

Rối loạn tâm căn ( lo âu, ám ảnh, suy nhược thần kinh): 4.0% - 5,0%

Nhân cách bệnh: 0,5% - 1,0%

Trang 18

Nghiện rượu: 0,21% - 3,0%

Rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên (độ tuổi 10 — 17) là: 0,3% - 3,7% Loạn thần do chấn thương sọ não: 0,15% - 0,2% Chậm phát triển tâm thần: 0,5% - 1,0% Động kinh: 0,5% - 1,5% Điều tra dịch tễ học 10 rối loạn tâm thần thường gặp tại cộng đồng từ năm 2000-2002 cho thấy [4]: Bảng 1.1 Tình hình dịch tễ học các bệnh tâm than ở Việt Nam STT Tên bệnh Tỷ lệ % 1 Tâm thân phân liệt 0,47 2 Động kinh 0,33 3 Trầm cảm 2,8 4 Lo âu 2,7

5 Cham phat trién tri tué 0,63

6 RLTT chân thương sọ não 0,51

7 RL hành vi thanh thiêu niên 0,9

8 Mat tri tudi già 0,88

9 Lam dụng rượu 5,3

10 Nghién ma tuy 0,3

1.2.3 Tình hinh dich té hoc tai tinh Nam Định

Theo điều tra dịch tễ học 10 rối loạn tâm thần thường gặp của Bệnh viện

Tâm thần Nam Định Tỷ lệ mắc bệnh tâm thân phân liệt trên địa bàn tỉnh là 0,31%

Tính đến năm 2017 trong danh sách quán lý và theo dõi của Bệnh viện Tâm than Nam Định có 4235 người bệnh tâm thần phân liệt [17]

Trang 19

4 | Vụ Bản 18 347 5_ | Xuân Trường 20 378 6 | Truc Ninh 21 500 7 | Hải Hậu 35 602 8 | Nghia Hưng 25 502 9_ | Nam Trực 20 460 10 |Y Yên 32 489 Tổng 229 4325

1.3 Nguyên nhân gây bệnh tâm than phân liệt

Hiện nay chưa xác định được nguyên nhân đơn độc nào gây bệnh TTPL, tuy

nhiên có một vài yếu tố cho thấy có liên quan tới việc phát bệnh [1] [15]:

+ Căng thắng thần kinh: Các căng thăng thần kinh thường là tiền đề cho việc khởi phát bệnh tâm thần phân liệt Những căng thắng thần kinh đóng vai trò như

biến cố thúc đây người dễ mắc bệnh Người bệnh TTPL thường trở nên lo âu, cáu

kỉnh và không thể tập trung tư tưởng Điều này gây rắc rối cho công việc và học hành, làm cho các mối quan hệ dần suy tàn

+ Dùng rượu bia và các chất ma túy khác: Dùng rượu, bia và các chất ma túy độc hại khác có thể khơi dậy triệu chứng loạn thần ở những người dễ mắc bệnh TTPL Mặc dù dùng chất ma túy không gây ra bệnh TTPL, việc sử dụng nó có liên quan mạnh mẽ tới tái phát bệnh Người bệnh TTPL dễ dùng rượu và các chất ma tủy khác hơn người bình thường và việc này có hại cho điều trị bệnh

+ Yếu tô di truyền: Bệnh TTPL có thể di truyền trong gia đình Nếu một

người cha hoặc mẹ mắc bệnh TTPL thì con cái có nguy cơ mắc là 10%

+ Yếu tố sinh hóa: Người ta tin rằng một vài chất sinh hóa trong não cũng liên can đến bệnh TTPL, đặc biệt là một chất dẫn truyền xung động thần kinh có tên là đôpa-min (dopamine) Một nguyên do khả dĩ gây ra việc mất quân bình hóa chất này là bản chất di truyền của người đó đối với căn bệnh này Những tai biến trong

lúc mang thai hay khi sinh nở làm tốn thương cấu trúc của não bộ cũng liên can tới

bệnh này

Trang 20

Người ta không tìm ra được bằng chứng gi dé hé tro cho dé nghi 1a cdc méi quan hệ trong gia đình gây ra căn bệnh này Tuy nhiên, một số bệnh nhân tâm than phân liệt đễ nhạy cảm với các căng thăng trong gia đình, mà theo họ thì việc này có

thể có liên quan đến các cơn bệnh tái diễn [62]

1.4 Triệu chứng lâm sàng:

* Giai đoạn khởi phát [1 ] [15 | [10]:

- Các biểu hiện tiến triển từ từ, lúc đầu khó nhận biết

- Người bệnh ngày càng giảm sút khả năng học tập và công tác, đầu óc mù

mờ khó suy nghĩ, cảm giác lạnh nhạt dân, khó thích ứng với ngoại cảnh, giảm dan

cac thich thu trudc day

- Một số người biểu hiện trang thái giống suy nhược thần kinh, đau dau, chóng mặt, mệt mỏi, mất ngủ, khó tiếp thu cái mới, bồn chôn lo lắng, để nổi cau

- Cảm giác bị động tăng dần, thấy như mình đuối sức trước cuộc sống, một

số người bệnh quan tâm nhiều đến các thế lực siêu nhiên Một số người trở nên say sưa đọc các loại sách triết học, lý luận viễn vông không phù hợp với thực tiễn

* Giai đoạn toàn phát [1] [10] [15]:

- Có nhiều thể tâm thần phân liệt, nhưng tất cả các thể đều có một số nét

chung

+ Tư duy:

- Thường có các hoang tưởng: tự cao, bị hại, bị từ chối Hoang tưởng tự cao: người bệnh nghĩ mình có mình có thể làm được những việc mà người bình

thường không làm được như có thê chữa khỏi mọi loại bệnh, là nhà bác học uyên

bác Hoang tưởng bị hại: là hoang tưởng mà người bệnh nghĩ có người âm mưu hại người bệnh, người đó có thể là hàng xóm, người thân trong gia đình người bệnh Hoang tưởng bị từ chối: người bệnh nghĩ có một thế lực vô hình nào đó đang kiểm soát và chi phối mọi suy nghĩ và hành động của người bệnh Từ đó người bệnh có

những phản ứng: lời nói và hành động không liên quan, khó hiểu, bịa từ mới, có lúc

Trang 21

- Thường là các ảo giác: Nghe tiếng nói hoặc nhìn thấy những điều mà trong thực tế không có (như người bệnh nghe thấy tiếng người chỉ trích hoặc ra lệnh cho người bệnh)

- Có lúc có cảm giác lạ trong cơ thể (có cảm giác như dòng điện chạy trong người, có con giun bò trong bụng )

+ Cảm xúc:

- Cảm xúc không phù hợp với hoàn cảnh thực tế

-Cảm xúc cùn mòn: Không thể hiện cảm xúc trước mọi hoàn cảnh + Hanh vi:

- Hanh vi di ky, không lường trước được

- Có các rỗi loạn hoạt động hàng ngày như ăn uống, vệ sinh (vệ sinh cơ thể kém, không vệ sinh khi ăn uống )

* Giai đoạn ốn định: Các triệu chứng hoang tưởng, ảo giác giảm dần [15] [1]

* Giai đoạn di chứng: Hành vi ngày càng kỳ đị, giảm dần các hoạt động có

ý chí, chức năng sống ngày càng hạn chế [1] [15] * Tái phat [1] [2] [15]:

- Rối loạn giấc ngủ

- Thay đổi hành vi và cách sinh hoạt

- Thu mình, mắt hứng thu trong công việc và các hoạt động giải trí - Quan tâm đến các vấn đề kỳ lạ

- Thay đổi tính tình: dễ cáu gắt, đa nghi, lo lắng

- Giám khả năng tập trung và đưa ra quyết định

1.5 Chan đoán bệnh tam phân liệt

+ Căn cứ theo tiêu chuân chân đốn của Tơ chức Y tê Thê giới vê các rôi

loạn tâm thần và hành vi thực hiện (CD), căn cứ thông tư số 20/2014/TT-BYT

ngày 12 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tý lệ tổn thương co thé

Trang 22

1 - Tu duy vang thanh tiéng, tu duy bị áp đặt, bị đánh cắp hay bị phát thanh

2 - Các hoang tưởng bị kiểm tra, bi tri phối hay bị động có liên quan rõ rệt

với vận động thân thể hay các chi có liên quan với những ý nghĩ, hành vi hay cảm giác đặc biệt, tri giác hoang tưởng

3 - Các ảo thanh bình luận thường xuyên về hành vi của bệnh nhân hay thảo luận với nhau về bệnh nhân hoặc các ảo thanh khác xuất phát từ một bộ phận nào đó của cơ thé

4 - Các hoang tưởng dai đẳng khác không thích hợp về mặt văn hố và hồn tồn không thể có được tính đồng nhất về tôn giáo hay chính trị hoặc những khả năng và quyền lực siêu nhân (thí dụ: có khả năng điều khiển thời tiết, hoặc đang tiếp xúc với người của thế giới khác)

5 - Ảo giác đai đẳng với bất cứ loại nào có khi kèm theo hoang tưởng thoáng qua hay chưa hồn chỉnh, khơng có nội dung cảm xúc rõ ràng hoặc có kèm theo ý

thức quá dai dẳng hoặc xuất hiện hàng ngày trong nhiều tuần hay nhiều tháng

6 - Tư duy gián đoạn hay thêm từ khi nói đưa đến tư duy không liên quan, lời nói không thích hợp hay bia dat

7 - Tác phong căng trương lực: kích động, giữ nguyên dáng, phủ định, không

nói, sững sờ

8 - Cac triệu chứng âm tính như vô cảm, ngôn ngữ nghèo nàn, cảm xúc cùn mòn hay đáp ứng cảm xúc không thích hợp dẫn đến cách ly xã hội hay giảm hiệu suất lao động Các triệu chứng không do trầm cảm hay thuốc gây ra

9 - Biến đổi thường xuyên và có ý nghĩa về chất lượng toàn diện tập tính của

cá nhân như mắt hứng thú, thiếu mục đích, lười nhác, mải mê suy nghĩ về cá nhân,

cách ly xã hội

- Tiêu chuẩn về lâm sàng phải có ít nhất 1 triệu chứng rõ ràng thuộc vào các

nhóm triệu chứng từ (1) đến (4), nếu không rõ thì phải có 2 triệu chứng trở lên Hoặc có từ 2 triệu chứng trở lên trong nhóm các triệu chứng từ (5) đến (9)

Trang 23

lên dù được điều trị hay không [8]

1.6 Đặc điểm tiến triển lâm sàng của bệnh

TTPL có 4 nhóm tiến triển như sau [1] [15] [19]:

- Bệnh nhân có một thời kỳ bị bệnh duy nhất sau đó bệnh ốn định hoàn toản

Kiểu tiến triển này chiếm 20% tổng số bệnh nhân tâm thần phân liệt

- Bệnh có nhiều đợt tái phát, giữa các đợt tái phát bệnh hầu như ổn định

(chiếm 35%)

- Bệnh có nhiều đợt tái phát, giữa các đợt tái phát có biểu hiện thiếu sót hành

vi tâm thần rõ ràng (8%)

- Bệnh tái phát, sau mỗi đợt tái phát các đi chứng tâm thần nặng nề dần lên

giống như kiểu tiễn triển liên tục nặng (chiếm 35%)

- Tý lệ tái phát, sau 2 năm, chiếm khoảng 40% và tỷ lệ này tăng lên đến 80%

nếu người bệnh không được điều trị liên tục Do vậy bên cạnh sự can thiệp điều trị của thầy thuốc thì gia đình và cộng đồng đóng vai trò rất lớn trong việc giám sát,

duy trì điều trị cho người bệnh để góp phần làm giảm tỷ lệ tái phát của bệnh

1.7 Tổng quan về quần lý và chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt

Quản lý và chăm sóc người bệnh TTPL điêu trị ngoại trú của người nhà

người bệnh là các hoạt động mà người nhà đặt ra và thực hiện được theo sự hướng

dẫn của chuyên gia tâm thần học về các nội dung sau: Tuân thủ điều trị thuốc, vệ

sinh, dinh dưỡng,tái khám định kỳ, phục hồi chức năng và tái hòa nhập cộng đồng

[55] [10] [9] [19]

Căn cứ vào tài liệu “Hướng dẫn quản lý và thực hiện phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng” của Cục quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế năm 2008, “Quy định về kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú” của Bộ Y tế năm 2016 vai trò của người chăm sóc trong gia gồm có:

-Tuân thủ điều trị của người bệnh TTPL:

Trang 24

© Dùng thuốc đều đặn hàng ngày: Nếu người bệnh không được uống thuốc

đều đặn hàng ngày thì tỷ lệ tái phát sẽ rất cao

© Uống thuốc đúng liều theo chỉ định của bác sỹ: Không có một liều thuốc chung cho mỗi NB tâm thần phân liệt, mỗi một NB sẽ có chỉ định về thuốc và hàm lượng tùy theo giai đoạn của bệnh Vì vậy người chăm sóc không được tự ý tăng hoặc giảm liều đột ngột

© Cách uống thuốc: Cách uống đúng nhất với NB tâm thần phân liệt là đưa thuốc cho NB và bảo NB uống trước mặt Hiện nay có khá nhiều NB tích thuốc để tự tử vì vậy NCS cần phải quản lý thuốc nghiêm ngặt, không được dé cho NB tr lay thuốc và uống NCS cũng phải kiểm tra xem NB có uống thuốc thật không do đó

việc bảo NB uống thuốc trước mặt nhằm hạn chế vấn đề NB tự ý bỏ thuốc hoặc

giấu thuốc

© Tái khám định kỳ hàng tháng: Người bệnh TTPL đang điều trị cần được đi khám định kỳ hàng tháng: người bệnh TTPL đã điều trị khỏi cần đi khám 6 tháng một lần Tốt nhất là hàng tháng gia đình nên đưa NB đến kiểm tra và lĩnh thuốc

Hiện nay trong chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần, thì khám định kỳ cho NB

là một trong những nhiệm vụ cần phải thực hiện trên người bệnh TTPL Việc tái

khám định kỳ sẽ giúp cho bác sỹ biết được tình trạng của NB, điều chỉnh thuốc theo từng giai đoạn bệnh nhằm ngăn ngừa tái phát Gia đình không nên đợi đến khi NB có dấu hiệu phát bệnh trở lại mới đưa đi khám

-Vệ sinh:

©_ Người chăm sóc cần khuyến khích và đôn đốc để NB tham gia vệ sinh cá nhân hàng ngày, bên cạnh đó NCS nên hướng dẫn tỷ mỹ và kiên nhẫn, khích lệ họ để họ cảm thấy vui, tích cực tham gia Nhưng người chăm sóc cần giám sát và trợ giúp khi cần, không nên dé người bệnh tâm thần phân liệt làm một việc gì lâu, mà nên nghỉ giải lao thường xuyên

o©_ Hỗ trợ của gia đình: Nếu người bệnh có thể tự tắm và gỘI, giặt quần ao

được được thì để cho NB tự vệ sinh và tắm rửa Gia đình có thể hỗ trợ NB trong

Trang 25

giặt quần áo giúp)

© Người chăm sóc cần phải giữ vệ sinh sạch sẽ cho người bệnh: Dù người bệnh có thê tự làm hay gia đình phải hỗ trợ thì hàng ngày NB cần phải được vệ sinh cá nhân, quân áo, đầu tóc phải gọn gàng Không nên để cho NB bản thíu và lôi thôi Có

như vậy NB mới cảm thấy không tự ti, và bớt ánh mắt kỳ thị từ người khác Hơn nữa

việc cơ thể được sạch sẽ có thê hạn chế được các bệnh nhiễm khuẩn hoặc viêm nhiễm khác Vì vậy người chăm sóc cần phải giúp đỡ để người bệnh luôn được sạch sẽ

-Dinh dưỡng :

© Người bệnh tâm thần cũng cần phải được ăn uống đầy đủ ít nhất 3 bữa/ngày

và ít nhất 2 bát/ bữa, đủ dinh đưỡng để đáp ứng nhu cầu của cơ thể

©o_ Hỗ trợ gia đình: Trong một chừng mực nào đó gia đình có thể hỗ trợ NB như đi chợ giúp hoặc nâu cơm giúp Tuy nhiên gia đình cũng nên khuyến khích người bệnh tham gia tự giác chủ động nấu cơm và tự lẫy cơm để ăn NB tam than phân liệt ở giai đoạn ôn định hoàn toàn có thể tham gia cùng gia đình thực hiện các công việc như nấu cơm hoặc rửa bát Gia đình không nên dé người bệnh thụ động, không tham gia hoặc hỗ trợ hoàn toàn giúp NB

-Lao động, phục hồi chức năng tâm lý và tái hòa nhập cộng đồng cho NB: © Lao động: Gia đình cần khuyến khích và đôn đốc NB tham gia lao động Khi người bênh làm được việc gì dù là nhỏ nhất thì gia đình cũng nên khuyến khích động viên Làm việc giúp cho người bệnh cảm thấy mình có ích, thoả mãn vì mình đã hoàn thành được một điều gì đó, tự tin vào khả năng của mình, đồng thời đóng góp

phần của mình vào cuộc sống xã hội Làm việc còn tạo cho con người cơ hội dé giao

tiếp với người khác, có bạn bè quan hệ tình cảm lành mạnh

© Giao tiếp: Muốn phục hồi chức năng tâm lý cho NB thì phải phục hồi khả năng giao tiếp của NB Muốn vậy thì NCS cũng như gia đình NB phải hiểu rõ và

tích cực giao tiếp để NB bớt mặc cảm, tự tin hơn Một trong những cách giúp cho

NB giao tiếp trở lại là gia đình nên để NB ăn cơm cùng gia đình Việc cho NB ăn

Trang 26

o Tham gia tập luyện thê dục thể thao: Tập thê dục và nghỉ ngơi hợp lý cũng

rất quan trọng đối với sức khỏe tâm thần của NB Đây cũng là phương pháp tốt để cho NB tái hòa nhập xã hội Do đó gia đình cũng nên khuyến khích và động viên để NB chủ động tham gia

© Tái hòa nhập cộng đồng: Gia đình giành tình cảm, sự yêu thương, sự quan tâm cho người bệnh và phải làm cho người bệnh thấy họ thuộc về gia đình, cho

người bệnh cảm giác được đảm bảo an toàn

Gia đình phải chấp nhận sự thay đối hành vi của người bệnh là hậu quả của

bệnh tật, làm cho người bệnh có cảm giác được yêu thương, là thành viên của gia

đình và cộng đồng

Giải thích cho mọi người trong cộng đồng rõ thay đôi hành vi của người

bệnh là do bệnh chứ không phải là đo người bệnh có ý làm như vậy Làm sao để

mọi người trong cộng đồng quan tâm giúp đỡ người bệnh, chăm sóc cho người bệnh hòa nhập xã hội

Bệnh tâm thần phân liệt thường không gây chết người đột ngột nhưng làm

giảm sút khả năng lao động, học tập, làm đảo lộn sinh hoạt trong cuộc sống, tôn hai

về kinh tế, gây căng thắng cho các thành viên trong gia đình Người bệnh tâm than phân liệt không được quản lý và chăm sóc tốt dẫn đến trạng thái tâm thần sa sút, người bệnh trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội, chất lượng cuộc sống của

bệnh nhân sẽ giám [30] [35] Trong khi đó nếu quán lý và chăm sóc tốt người bệnh

TTPL điều trị ngoại trú thì tỷ lệ tái phát bệnh sẽ giảm [36] [37]

Căng thắng về môi trường được xem như là một nhân tố quan trọng trong việc tái phát bệnh TTPL được điều trị bằng thuốc Trong nghiên cứu có đối chứng

cho thấy người bệnh TTPL được quán lý tại gia đình ít tái phát bệnh và tiến triển tốt

hơn [60] [25]

Chăm sóc người bệnh TTPL là một gánh nặng về kinh tế cho gia đình do suy giảm khả năng lao động, số lần tái phát phải nhập viên cao, nhưng tỷ lệ có thể giảm

Trang 27

[52] Việc tuân thủ điều trị sẽ được cải thiện nếu những thuốc dùng cho người bệnh TTPL hạn chế tác dụng phụ, kiến thức về bệnh của người chăm sóc được nâng cao, thái độ hợp tác trong điều trị của người bệnh tốt [43] [46] [47] [48] [51] [65]

Không tuân thủ điều trị là một vẫn dé thường gặp trong việc quản lý và chăm sóc bệnh nhân tâm thân phân liệt Nguyên nhân là do người bệnh không hợp tác trong quá

trình điều trị, không có niềm tin khi điều trị [26] [27] Nguyên nhân khác do sự chủ quan khi bệnh tiến triển tốt, người bệnh không muốn dùng thuốc để tiếp tục điều tri do lo ngại tác dụng phụ của thuốc [32] [34] [38] [40] [44] Nó dẫn đến hận quả làm kinh tế gia

đình người bệnh nghèo hơn, tăng nguy cơ tái phát bệnh phải điều trị nội trú, giảm chất lượng cuộc sống, tăng nguy cơ tự sát, cũng như mất chỉ phí cao hơn cho việc phải điều

trị nội trú Vì vậy việc quản lý tuân thủ điều trị thuốc là rất quan trọng trong việc quản lý và chăm sóc người bệnh TTPL [21] [63] [45] [25] [59]

Theo nghiên cứu của Chandra tỷ lệ không tuân thủ tuốc là 41,9%, những

người bệnh TTPL không tuân thủ thuốc có tuổi thọ trung bình (32,36 +7,59) thấp

hơn những người bệnh TTPL tuân thủ thuốc (37,69 + 11,59) [33] [53]

Theo lý thuyết tự chăm sóc của Dorothea Orem, tùy theo mức độ hạn chế của

tự chăm sóc, người bệnh được xếp cấp độ phụ thuộc vào sự chăm sóc bao gồm: Phụ

thuộc hoàn toàn, phụ thuộc một phần và không phụ thuộc (tự chăm sóc) [7] Người

bệnh TTPL có sức khỏe răng miệng kém; tỷ lệ răng bị mục, thiếu răng khá cao do

vệ sinh răng miệng không tốt [22] [39] [42] [50] [68]

Người bệnh TTPL có tuổi thọ thấp hơn so với mặt bằng dân số, một trong

những guyên nhân là do lối sống, đinh đưỡng cho người bệnh không hợp lý [23]

[41] Quản lý và chăm sóc người bệnh TTPL về dinh dưỡng sẽ giúp người bệnh

phòng ngừa tăng cân, béo phì, rối loạn chuyên hóa [56] [61]

Những người bệnh TTPL đang được điều trị và đã điều trị khỏi cần được gia

đình người bệnh quản lý và chăm sóc thường xuyên về tái khám định kỳ Những

Trang 28

cơ sở y tế chủ quản để điều chỉnh thuốc phù hợp, theo đõi diễn biến của bệnh va

được hướng dẫn cách chăm sóc người bệnh phụ với diễn biến của bệnh Những

người bệnh TTPL được điều trị khỏi cần tái khám định kỳ 6 tháng một lần tại cơ sở y tế chuyên khoa tâm thần, bởi vì người bệnh vẫn có nguy cơ tái phát bệnh [20]

Phục hồi chức năng và tái hòa nhập cộng đồng cho người bệnh TTPL bị ảnh hưởng

rất lớn bởi nhận thức của xã hội, sự kỳ thị người bệnh TTPL, đặc biệt là người chăm sóc về bệnh TTPL [29] [54] [66] Người bệnh TTPL được phục hồi chức năng và tái hòa nhập

cộng đồng sẽ có tiến triển tốt và chất lượng cuộc sống tốt hơn [58]

1.8 Các yếu tố liên quan đến quản lý và chăm sóc người bệnh tâm thân phân liệt

1.8.1 Tuân thủ điều trị thuốc tâm thân phân liệt

Theo tác giả Khasawneh FT các thuốc chống loạn thần có thể gây ra những phản ứng phụ trên tim mạch như loạn nhịp tim, huyết áp Trong quá trình chăm sóc

người bệnh TTPL gia đình người bệnh phải định kỳ kiểm tra tim mach và huyết áp

cho người bệnh [49]

1.8.2 Kiến thức của người chăm sóc:

Theo nghiên cứu của Đinh Quốc Khánh và cộng sự tại huyện Bình Xuyên

tỉnh Vĩnh Phúc năm 2010: Trình độ học vẫn của người chăm sóc ảnh hưởng đến việc chăm sóc người bệnh TTPL [14]

1.8.3 Điều kiện kinh tế gia đình:

Theo nghiên cứu của Yu Y và cộng sự năm 2017 tại Trung Quốc: Gánh nặng tài

Trang 29

Tuân thủ điều trị Vệ sinh QUẢN LÝ VÀ CHĂM ¬ SÓC NGƯỜI BỆNH

Dinh dưỡng TAM THAN PHAN LIET

Yếu tố lao động và tái hòa

nhập cộng đồng

1.10 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu _ ,

Tinh Nam Dinh nam ở phía nam đông băng Băc Bộ, Việt Nam, thuộc vùng

Trang 30

- - Chương 2 „ R „ ĐÔI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

2.1.1 Nghiên cứu định lượng: Ộ

* Đôi tượng nghiên cứu: Người chăm sóc người bệnh T'TPL điêu trị ngoại trú * Tiêu chuân chọn mâu

- Người trực tiêp và thường xuyên chăm sóc người bệnh được chân đoán TTPL >18 tuổi

- Có khả năng giao tiếp và đồng ý tham gia nghiên cứu

* Tiêu chuẩn loại trừ

- Người có thời gian tham gia quản lý và chăm sóc người bệnh TTPL liên tục dưới Ï tháng

2.1.2 Nghiên cứu định tính: , Ộ

* Đôi tượng nghiên cứu: l7 người bao gôm: Ban giám độc, phòng điêu dưỡng, phòng chỉ đạo tuyến, điều dưỡng trưởng các khoa điều trị nội trú bệnh viện Tam Than tinh Nam Định, cán bộ y tế tại Trung tâm y tế, trưởng trạm y tế

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian: Từ tháng 12/2017 đên tháng 4/2018

- Địa điểm: TP Nam Định, huyện Mỹ Lộc, huyện Vụ Bản của tỉnh Nam Định

2.3 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu được thiệt kê theo phương pháp mô tả cắt ngang 2.4 Mẫu và phương pháp chọn mẫu

2.4.1 Cỡ mâu

* Nghiên cứu định lượng: - Đơn vị mẫu: Người chăm sóc - Công thức chọn mẫu:

Chọn mâu ngâu nhiên theo phân mêm tính cỡ mâu của Tô chức Y tê thê giới (Simple size) theo công thức:

Z^4„zp(1-p)*N

n= Công thức (I)

Trang 31

Toàn tỉnh Nam Định có 4325 người bệnh tâm thần phân liệt đang được điều

trị ngoại trú tại cộng đồng Do vậy, quân thể nghiên N= 4325

p = 0,50 là tỷ lệ giả định người quản lý và chăm sóc người bệnh tâm than phân liệt thực hiện đạt công việc của mình (do không có nghiên cứu

tương tự)

Z = 1,96 (œ=0,05, độ tin cay 95%)

d= 0,05 là sai số tuyệt đối

Thay các giá trị trên vào công thức (I) ta được n = 352 người chăm sóc * Nghiên cứu định tính: (thảo luận nhóm)

Có 3 cuộc thảo luận nhóm được thực hiện, cụ thê:

- Cuộc thảo luận nhóm 1: 9 người gồm: Lãnh đạo bệnh viện, Trưởng phòng điều dưỡng, Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến, Cán bộ trung tâm y tế, Trưởng trạm y tế

- Cuộc thảo luận nhóm 2: 8 người gồm: Điều dưỡng trưởng các khoa, Phòng

điều dưỡng

- Cuộc thảo luận nhóm 3: 17 gồm có: Lãnh đạo bệnh viện, Phòng điều dưỡng, Phòng Chỉ đạo tuyến, Điều đưỡng trưởng các khoa, Cán bộ trung tâm y tế, Trưởng trạm y tế

2.4.2 Phương pháp chọn mẫu -

* Nghiên cứu định lượng: Chọn mâu nhiêu giai đoạn

Trước tiên lập danh sách toàn bộ các gia đình có người bệnh TTPL điều trị

ngoại trú theo thống kê của bệnh viện Tâm thần tỉnh Nam Định Kế tiếp sắp xếp các hộ gia đình theo thứ tự tên của chủ hộ Cuối cùng lấy đủ số hộ tham gia nghiên cứu theo công thức đã tính cơ mẫu

+ Giai đoạn 1: Lập danh sách người bệnh TTPL cùng với hộ gia đình

Toàn tỉnh có tổng số 229 xã, phường, thị trần với 4325 người bệnh TTPL đang được quản lý và chăm sóc ngoại trú tại gia đình theo thống kê của cơ quan quản lý Bệnh viện Tam than tinh Nam Dinh

Lập danh sách tên tất những người bệnh TTPL và gia đình quản lý, chăm sóc họ

Trang 32

+ Giai đoạn 2: Chọn mẫu cho nghiên cứu

Với danh sách hộ gia đình quản lý và chăm sóc người bệnh T'TPL ở giai đoạn ]

đã được lập khi người bệnh tái khám định kỳ lĩnh thuốc hàng tháng tại trạm y tẾ xã, ta chọn lần lượt từ bệnh nhân đến tái khám đầu tiên khi đủ cỡ mẫu thì đừng lại Theo công

thức tính cỡ mẫu, ta sẽ chọn 352 người chăm sóc tham gia nghiên cứu * Nghiên cứu định tính :

Các cuộc thảo luận nhóm diễn ra độc lập, do nghiên cứu viên điều hành, có sự

hộ trợ của 1 thư ký Các nội dung của buổi thảo luận được thư ký phi, quay video

2.5 Các biến số nghiên cứu 2.5.1 Biên độc lập

- Tuổi: được xác định khoảng thời gian kế từ ngày sinh đến thời điểm lấy số liệu - Giới: có hai giá trị là nam và nữ

- Trình độ học vấn của người chăm sóc: bậc giáo dục cao nhất đã đạt được bao gồm: không biết chữ, Cấp 1, Cấp 2, Cấp 3, Trung cấp/ Cao đẳng, Đại học hoặc sau đại học

- Nghề nghiệp: là nghề nghiệp hiện tại của người chăm sóc như là nông dân, viên chức, nghỉ hưu,

- Thu nhập gia đình: Thu nhập bình quân của gia đình tính theo đầu người

- Trình độ chuyên môn của nhân viên y tế tham gia quản lý người bệnh:

Trung học, cao đăng, đại học, sau đại học

- Số năm mắc bệnh: Số năm người bệnh TTPL mắc bệnh

- Mối quan hệ với người bệnh TTPL: Mối quan hệ của người chăm sóc với người bệnh TTPL

2.5.2 Biến phụ thuộc

- Quản lý: Tuân thủ điều trị

- Chăm sóc: vệ sinh, dinh dưỡng, phục hồi chức năng và tái hòa nhập cộng đồng 2.6 Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá

Trang 33

Được phát triển bởi nhà nghiên cứu bao gồm: Tuổi, giới tính, mối quan hệ

với người bệnh, tình trạng học van, nghé nghiép, số năm mắc bệnh của người bệnh

TTPL sau khi tham khảo ý kiến của chuyên gia lĩnh vực tâm thân 2.6.2 Thước đo:

Dựa vào hướng dẫn chăm sóc người bệnh tâm than phân liệt tại gia đình,

chúng tôi lập nên bộ câu hỏi khảo sát thực trạng chăm sóc người bệnh TIPL tại gia

đình Theo phiếu khảo sát dành cho người chăm sóc, cứ mỗi tiêu chí đạt chúng tôi

cho điểm, không đạt chúng tôi cho 0 điểm Mỗi tiêu chí có tổng điểm là 10 chia đều

cho số lượng câu hỏi của từng tiêu chí Sau đó tính điểm dựa trên thang điểm 10 cho mỗi tiêu chí

2.6.3 Tiêu chuẩn đánh giá

Đánh giá mức độ quản lý và chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt của người

chăm sóc về các mặt: Chăm sóc đùng thuốc và quản lý đùng thuốc; chăm sóc và quản lý về vệ sinh; chăm sóc và quản lý về dinh đưỡng: chăm sóc về lao động và tái hòa

nhập xã hội; quản lý về khám bệnh định kỳ

- Chăm sóc dùng thuốc và quản lý dùng thuốc: Từ câu CI-C8 với tổng số điểm

là 18 Đạt 12-18đ: Người chăm sóc dùng thuốc và quản lý thuốc tốt Đạt 9-1 1đ: Người

chăm sóc dùng thuốc và quản lý thuốc trung bình Đạt dưới 9đ là: Người chăm sóc dùng thuốc và quản lý thuốc kém

- Chăm sóc và quản lý về vệ sinh: Từ câu C9-C13 với tổng số điểm là 10 Đạt 8-10đ: Người chăm sóc và quản lý vệ sinh tốt Đạt 5-7đ: Người chăm sóc và quản lý vệ sinh trung bình Đạt dưới 5đ: Người chăm sóc và quản lý vệ sinh kém

- Chăm sóc và quản lý về đinh đưỡng: Từ câu C14-C18 với tổng số điểm là 20

Đạt 16-20đ: Người chăm sóc và quản lý về dinh dưỡng tốt Đạt 10-15đ: Người chăm sóc và quản lý về dinh dưỡng trung bình Đạt dưới 10đ: Người chăm sóc và quản lý về

dinh dưỡng kém

- Chăm sóc về lao động và tái hòa nhập xã hội: Từ câu C19-C23 với tổng số

Trang 34

5-7đ: Người chăm sóc về lao động và tái hòa nhập xã hội trung bình Đạt dưới 5đ: Người

chăm sóc về lao động và tái hòa nhập xã hội kém

- Quản lý về khám bệnh định kỳ: Từ câu C24-C28 với tổng số điểm là 15 Đạt 10-15đ: Người chăm sóc quản lý về khám bệnh định kỳ tốt Đạt 5-9đ: Người chăm sóc quản lý về khám bệnh định kỳ trung bình Đạt dưới 5đ: Người chăm sóc quản lý về khám bệnh định kỳ kém

- Tổng điểm chung: Từ 49-73đ: Người quản lý và chăm sóc người bệnh tâm thân phân liệt điều trị ngoại trú mức tốt Từ 36-48đ: Người quản lý và chăm sóc người

bệnh tâm thân phân liệt điều trị ngoại trú mức trung bình Dưới 35đ: Người quản lý và

chăm sóc người bệnh tâm thân phân liệt điều trị ngoại trú mức kém

2.7 Phương pháp thu thập số liệu

* Nghiên cứu định lượng:

- Người thu thập số liệu: 8 sinh viên Đại học chính quy năm thứ 4 sau khi đã

được tập huấn về kỹ năng thu thập số liệu và trưởng nhóm do nghiên cứu viên dam nhiệm (học viên)

- Sử đụng bộ câu hỏi cấu trúc do nhóm nghiên cứu xây dựng để khảo sát thực

trạng quản lý và chăm sóc người bệnh TTPL điều trị ngoại trú Bộ câu hỏi này được

phát cho những người chăm sóc tham gia nghiên cứu, nhóm nghiên cứu sẽ đọc các nội dung thông tin để đối tượng nghiên cứu trả lời cho từng câu hỏi sau khi được nghiên cứu viên giải thích về mục đích, cách trả lời từng câu hỏi và cách điền mẫu phiếu (Phụ lục 1)

- Việc tham gia vào nghiên cửu của gia đình người bệnh là hoàn toàn tự nguyện và có thể ngừng trả lời câu hỏi bất cứ lúc nào Nếu gia đình người bệnh đồng ý tham gia vào nghiên cứu thì ký vào bản đồng thuận (Phụ lục 3)

- Thời gian cho mỗi trường hợp khoảng 15 - 20 phút

- Ngay sau khi người chăm sóc trả lời đủ thông tin, nghiên cứu viên sẽ kiểm tra lại bộ câu hỏi để đảm bảo tất cả những thông tin liên quan không bị bỏ sót

Trang 35

- Các nhóm sẽ thảo luận về chủ đề quản lý và chăm sóc người bệnh TTPL

điều trị ngoại trú

- Sau thảo luận đưa ra được nguyên nhân, các yếu tố liên quan đến thực trạng quản lý và chăm sóc người bệnh TTPL

- Các cuộc thảo luận nhóm do nghiên cứu viên trực tiếp điều hành có sự hỗ trợ của 1 thư ký, các nội dung của cuộc họp được thư ký phi lại

2.8 Phương pháp phân tích số liệu

- Sử dụng phần mềm thống kê SPSS phiên bản 16.0 để phân tích

- Các phân tích mô tả: Các biến số về nhân khẩu học (Tuổi, giới tính, mối

quan hệ với người bệnh, tình trạng học van, nghé nghiép, số năm mắc bệnh của

người bệnh TTPL); thực trạng quản lý và chăm sóc người bệnh TTPL

- Phân tích mối tương quan: Tính hệ số Pearson để xác định sự ảnh hưởng của các yêu tố: Kinh tế gia đình, mối quan hệ với người chăm sóc, trình độ của người chăm sóc, tuổi của người chăm sóc Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p<0.05

2.9 Đạo đức trong nghiên cứu

Mọi thông tin của đối tượng nghiên cứu chỉ nhằm mục đích nghiên cứu chứ không nhằm mục đích nào khác Các đối tượng được mời tham gia phỏng vấn có quyên từ chối nếu không đồng ý Quá trình nghiên cứu không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường

2.10 Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số

Đôi tượng nghiên cứu không hiêu rõ câu hỏi hoặc trả lời không đúng Đê hạn

chế sai số chúng tôi tập huấn cho điều tra viên thật kỹ trước khi tiến hành thu thập

số liệu Hướng dẫn cách trả lời và kết hợp cả số khám bệnh của người bệnh và số theo dõi quản lý, cấp thuốc TYT

Trang 36

2.11 Bộ công cụ

* Nghiên cứu định lượng:

Bộ công cụ được tự xây dựng căn cứ theo:

- Hướng dẫn người khuyết tật và gia đình về phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng của các chuyên gia về phục hồi chức năng và phục hồi chức năng dựa

vào cộng đồng của Bộ Y tế, Nhà xuất bản Y học năm 2008

- Phục hồi chức năng người có bệnh tâm thần của Bộ Y tế, Nhà xuất bản Y học năm 2008

- Thông tư 05/2016/TT-BYT, ngày 29 tháng 2 năm 2016 của Bộ Y tế quy

định về kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú

Bộ công cụ gồm 3 phan:

- Phần A: Thông tin về người chăm sóc chính trong gia đình (câu A1-A8)

- Phan B: Thông tin về người bệnh TTPL được chăm sóc (câu B1-B§)

- Phần C: Quản lý và chăm sóc người bệnh TTPL điều trị ngoại trú (câu C1-C28)

+ Chăm sóc dùng thuốc và quản lý dùng thuốc tông 10 điểm được tính điểm

như sau Câu l1: a-2 điểm; b-1 điểm; c-0 điểm Câu 2: Biết tên thuốc-1 điểm; không biết tên thuốc-0 điểm Câu 3: a-6 điểm; b-5 điểm; c-4 điểm; d-3 điểm; e-2 điểm; f-1 điểm; g-0 điểm Câu 4: a-2 điểm; b-3điểm; c-1 điểm Câu 5: a-l điểm; các dap an

còn lại-0điểm Câu 6: a-1 điểm; các dap an con lại-0điểm Câu 7: a-0 điểm; lựa

chọn 1 đáp án (trừ đáp án a)-I điểm Câu 8: 0 điểm

+ Chăm sóc và quản lý về vệ sinh tông 10 điểm được tính điểm như sau: Câu

9: Có-1 điểm; Không-0 điểm Câu 10: a-I điểm; b-2 điểm; c-0 điểm Câu 11: Chọn

mỗi đáp án-l điểm Câu 12: a-2 điểm; b-1 điểm; c-0 điểm Câu 13: 0 điểm

+ Chăm sóc và quản lý về dinh đưỡng tông 10 điểm được tính điểm như sau: Câu 14: a-0 điểm; b-3 điểm; c-4 điểm; d-2 điểm; e-1 điểm Câu 15: a-0 điểm; b-3

điểm; c-4 điểm; đ-2 điểm; e-l điểm Câu 16: Lựa chọn mỗi đáp án Có-l điểm; Không-0 điểm Câu 17: a-2 điểm; b-1 điểm; c-0 điểm Câu 18: 0 điểm

Trang 37

tính điểm như sau: Câu 19: Có-1 điểm; Không-0 điểm Câu 20: Lựa chọn mỗi đáp

án Cé-1 điểm; Không-0 điểm Câu 21: Có-1I điểm; Không-0 điểm Câu 22: Cé-1 điểm; Không-0 điểm Câu 23: 0 điểm

+ Quản lý về tái khám bệnh định kỳ tổng 10 điểm được tính điểm như sau:

Câu 24: Cé-1 điểm; Không-0 điểm Câu 25: a-6 điểm; b-5 điểm; c- 4 điểm; d-3 điểm; e-2 điểm; f-1 điểm; g-0 điểm Câu 26: a-lđiểm; b-1 điểm; c-I điểm; d-1 điểm

Câu 27: a-0 điểm; b-1 điểm; c-I điểm; d-1 điểm Câu 28: 0 điểm

- Bộ công cụ được đánh giá độ tin cậy bằng phần mềm SPSS 20 và xin đánh

giá từ chuyên gia trong lĩnh vực tâm thần * Nghiên cứu định tính:

- Hướng thảo luận nhóm: Hỏi về thực trạng quản lý và chăm sóc người bệnh

TTPL, đâu là nguyên nhân, đưa ra giải pháp để thay đổi

; Chương 3 „

Trang 38

Nhom 18-40 Biéu đô 3.1 Phân bô theo nhóm tuéi và giới của người chăm sóc * Nhận xét: Nhóm 41-59 Nhóm t uw Bi Nam DO &

Người chăm sóc chính và thường xuyên người bệnh TTPL điều trị ngoại trú là nữ giới nhiêu hơn nam giới Trong đó nhóm tuôi người chăm sóc từ 60 tuôi trở lên là chủ yêu

Kết quả thảo luận nhóm: Thống nhất những người chăm sóc chính người bệnh TTPL thường ở >60 tuổi Lãnh đạo bệnh viện nhắn mạnh: “Những người ở độ tuổi lao động trong gia đình có người bệnh TTPL phải tham gia lao động làm kinh tế Họ là những người làm ra kinh tẾ chỉnh trong gia đình nên ít giành thời gian cham va quan ly người bệnh TTPL” Trạm trưởng trạm y tế xã: “Ở nông thôn, những người trong độ tuổi lao động thì phải đi làm ăn xa, những người ở nhà thường là người lớn tuổi ”

Bang 3.1 Quan hệ của người chăm sóc với người bệnh

TT Quan hệ với người bệnh SỐ lượng Tỷ lệ %

Trang 39

B6/me 130 36,9 Vợ/chồng 106 30,1 Con 38 10,8 Anh/chi/em 55 15,6 Ho hang 23 6,5 Tổng cộng 352 100

_* Nhận xét: Đỗi tượng chăm sóc chính cho người bệnh TTPL điều trị ngoại trú

chủ yêu là những người trong gia đình, sông cùng với người bệnh Bô/mẹ (36,4), vợ/chông (30,1%), anh/chựưem (15,6%), con (10,8%), còn lại là hàng xóm (6,5%)

Tại các cuộc thảo luận nhóm với đối tượng nghiên cứu cũng thống nhất thực trạng người bệnh TTPL điều trị ngoại trú được chăm sóc bởi chủ yếu là người thân trong gia đình Lãnh đạo bệnh viện: “?zên fhực tế có rất nhiều người bệnh TTPL sống người thân, nhưng lại bị tách biệt ra một khu riêng bởi nhiễu lý do khác nhau Có những người bệnh ở trạng thái kích thích phải nhốt lại, do thói quen sinh hoạt

Trang 40

Biéu dé 3.2 Nghé nghiép chinh của người chăm sóc * Nhận xét:

Qua khảo sát những người chăm sóc chính cho người bệnh tâm thần phân liệt có kết quả về nghề nghiệp của người chăm sóc chính phân bố theo các nhóm nghề

như sau: nhóm người chăm sóc chính làm nghề công nhân chiếm tỷ lệ cao nhất

(28,1%) Nhóm người chăm sóc chính là cán bộ công chức, viên chức nhà nước

chiếm tỷ lệ thấp nhấp (7,4%) Ngoài ra người chăm sóc chính người bệnh TTPL còn

làm các nghề sau: lao động tự do (20,5%), hưu trí (18,8%), nông dân (15,6%), nội trợ (9,7%) Không có người chăm sóc chính nào thuộc đối tượng sinh viên/học sinh

Kết quả thảo luận nhóm: Các đối tượng nghiên cứu đồng ý với kết quả khảo sát Nhóm chăm sóc người bệnh TTPL điều trị ngoại trú làm nghệ công nhân có số lượng lớn nhất, nhóm người chăm sóc là cán bộ công chức, viên chức nhà nước chiếm tỷ lệ thấp nhất Ngoài ra, người chăm sóc người bệnh TTPL còn thuộc các nhóm nghề: lao động tự do, hưu trí, nông dân, nội trợ 13% 0 tih EI mung h EI [FHPT 48% Biểu đô 3.3 Trình độ văn hóa của người chăm sóc chính Nhận xét:

Kết quả cho thấy người chăm sóc chính có trình độ từ trung học phố thông

chiếm chủ yếu (47,7%) Người chăm sóc có trình độ tiêu học vẫn chiếm tỷ lệ tương

Ngày đăng: 08/01/2024, 23:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w