1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận cán bộ quản lý giáo dục quản lý công tác giáo dục an toàn giao thông cho học sinh trường tiểu học đặng thị mành xã bình hiệu thị xã kiến tường tỉnh long an năm học 2021 2022

36 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 9,5 MB

Nội dung

Trang 1

| BO GIAO DUC VA DAO TAO TRUONG CAN BO QUAN LY GIAO DUC THANH PHO

HÒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN CUÓI KHÓA

(Lớp bằi dưỡng CBQL trường Mầm non & Tiểu học Long An

năm 2021)

QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẶNG THỊ

MÀNH XÃ BÌNH HIỆP, THỊ XÃ KIÊN TUONG, TINH LONG AN

NAM HOC: 2021-2022

Học viên: Lê Thị Dương

Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Đặng Thị Mành

Thị xã Kiến Tường - Long An

KIÊN TƯỜNG, THÁNG 10/2021

Trang 2

1 Lí do chọn chủ đề tiểu luận .5 < 5-5-5555 se sseEeEsezsesestsesssstsrsee 1 Diedee LO: PNG lý eesasiiskiiiiaddirkiesnsvlssasusnsnsesinsssmasaisstassnsfnlis934486101588653586đ 1.2 Lí do lí luận cassssnenenansennscnessenceneassnanennsnsnenseossacsasasesunsonuenesensasesenenenseas 2 OB) ee ee gvusowaegsnrifoosuitnlifrsgtstornngffibgggaarnnroe 4 2 Phan tich tinh hinh thực tế về công tác quản lý giáo dục an toàn giao thông

cho học sinh tại trường Tiêu học Đặng Thị Mành: -.o«.se<5ss<5555<<65 55552

2.1 Khải quát về trường tiểu học Đặng Thị Mành ¿+55 =<++<++++ 5

ZAL TINH hình THƯỜNG: TẤT gannagitgggitD Giãn 8AxES021080089901588B4483886385113650.E1938.03319 5 2b LIAR THHL AGT NU ccsceccsavewsuvvesvesevesoseacvorvvesaersescesnenssseasentersraunnmnanenecanganenses 5

Dad, 5 ler CEP VG EBIRE nên bdaustarflsakallltymgitrlhlkbshuitBtosBdllitganstipesdoristggsr2nSpeeniierh 6 2.1.4 Điều kiện kinh tế, xã NGI cecsessesssssseesssssesssesssssssssessssessssseeessseensecesseeeessn 7

2.2 Thực trạng về công tác quản lý giáo dục an tồn giao thơng cho học sinh tại

trường Tiêu học Đặng Thị Miành - - - «5 +1 1n ng ng ng g0 7

2.2.1 Xây dựng kế hoạch giáo đục an tồn giao thƠng -. - 8

2.2.2 Tổ chức lực lượng giáo dục an toàn giao thƠng + ©cec+ss+2 10

2.2.3 Cơng tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo đục an toàn giao thông 11 2.2.4 Công tác kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giáo dục an tồn giao thơng 2.3 Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để đôi mới công tác quản lý giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tại trường Tiểu học Đặng Thị Mành 14

2.3.1 TIIỂN THĨ «.essecessnsinessorssisearsesstteetdrsisisL400631GG80813801806155100830806860430 14

2.3.2 Điểm yếu " ¬ -~ sa vẽ 17

vi) rất, CA THẾ H sa sgaxssseasssesesfsstxExxiisssexsBAAsssgeaesasessasssserssasl3la4kbila SEIAMRRLuAskesS8Z0XNGESPI 17

s: Suối ÁJHIGTT ID TH: cay do ngG234G000936)8010009483100000141909990401000.VỐO3ViAS431990014P0002L5 61408346598 18

2.4 Kinh nghiém thuc té những việc đã làm của trường Tiểu học Đặng Thị Mành về công tác quản lý giáo dục an toàn giao thông cho học sinh - 18

2.4.1 Kinh nghiệm thực té ceccccccccccccssssssessesssssssssssessesessesescsssesssssessessaeseaeeseeneees 18

Trang 3

3 Kế hoạch hành động vận dụng những điều đã học trong quản lý công tác giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tại trường Tiểu học Đặng Thị Mành

"“- cố Ồ Ồ Ồ Ồ 22

4 Két luận và kiẾn ng] .o.s-sssssss< 9 s55 S955 939 1 3 9 9 9 0 5 80935080840080 28

Trang 4

1 Lý do chọn chủ đề tiểu luận 1.1 Lý do pháp lý

Tai nạn giao thông đã lẫy đi không biết bao nhiêu nước mắt và sinh mạng của hàng vạn người Nó đã và đang trở thành một vấn đề bức xúc gây ảnh hưởng và thiệt hại nghiêm trọng đối với nền kinh tế nhất là trong thời kỳ nền kinh tế Việt Nam đang trên đà hội nhập và phát triển Hiện nay mặc dù chính phủ đã đầu tư và đề ra nhiều hướng giải quyết song dường như vẫn chưa có sự thay đỗi øì nhiều Theo Tổ chức Y tế thế giới, Việt Nam là một đất nước tai nạn giao thông cao so với các nước khác trên thế giới Bởi vì, nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển, mức sống của người dân ngày càng nâng cao, song đi liền với nó là vấn đề ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông ngày càng gia tăng Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng giao thông của nước ta hiện nay như: phương tiện giao thông gia tăng, đường sá xấu, không đảm bảo chất lượng, nguyên nhân quan trọng hhất đó chính là ý thức khi tham gia giao thông của người dân còn rất kém Chính vì thế, giáo dục ATGT cho học sinh là một nội dung hết sức quan trọng trong trường phô thông Giáo dục ATGT sẽ giúp cho những chủ nhân tương lai của đất nước biết xây dựng và hình thành nếp sông văn hóa khi tham gia giao thông, góp phần làm cho giao thông của đất nước ngày càng văn minh và an toàn hơn Hiểu được tầm quan trọng của van dé, các cấp lãnh đạo đã ban hành những văn bản hướng dẫn giáo dục ATGT cho hoc sinh trong năm học 2020-2021 như:

Công văn số 2749/BGDĐT-GDCTHSSV ngày 24/7/2020 của Bộ GD-ĐT về tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về ATGT đầu năm học moi 2020-2021 cho HSSV

Công văn số 432/PGDĐT ngày 03 tháng 09 năm 2021 của của Phòng Giáo ŠiG về Đào tạo về việc tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp

luật về ATGT đầu năm học mới 2021-2022 cho học sinh

Công văn số 599/PGDĐT ngày 06/09/2021 của Phòng Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức thực hiện Tháng cao điểm ATGT cho học sinh đến trường — tháng 9/2021

Trang 5

1.2 Lý do lý luận

Theo sự phân tích của K.Mác thì “Bất cứ nơi nào có lao động, nơi đó có quản lý” Trong tác phẩm: “Những vẫn đề cốt yêu của quản lý” tac gia Harold Kontz viết “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm về thời gian, tiền bạc và sự

bất mãn cá nhân ít nhất”

Theo F Taylor: Quan ly la biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm, và sau đó hiểu được rằng họ đã hồn thành cơng việc một cách tốt nhất và rẻ nhất

Ngoài ra, quản lý còn được hiểu là quá trình thực hiện các công việc xây

dựng kế hoạch, sắp xếp tổ chức, phân phối nguồn lực, chỉ đạo, điều hành và

kiểm soát, đánh giá nhằm vận hành tô chức một cách hiệu quả nhất để đạt được mục tiêu đề ra

Giáo dục theo nghĩa rộng là quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách, được tổ chức một cách có mục đích và có kế hoạch, thông qua các hoạt động và quan hệ giữa người giáo dục và người được giáo dục, nhằm truyền đạt và chiếm lĩnh những kinh nghiệm xã hội của loài người

Theo từ điển Tiếng Việt: “An toàn là đảm bảo tốt, không gây thiệt hại dù

lớn hay nhỏ về vật chất và tính mạng của con người” ATGT là khái niệm luôn gắn liền với hoạt động của con người trong lĩnh vực giao thông ATGT là sự việc đảm bảo không có những việc xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của con người Khi các đối tượng tham gia giao thông, đang hoạt động trên địa bàn giao thông công cộng tuân thủ các quy tắc ATGT, không có sự cố gây thiệt hại về người và tài sản cho xã hội Đây là một khái niệm có tính chất khái quát cao và có ý nghĩa khoa học vì ATGT luôn gắn với hành vi của con người trong lĩnh vực giao thông song không nhất thiết phải có phương tiện giao thông Như vậy,

ATGT là các hành vi văn hóa khi tham gia giao thông bao gồm việc chấp hành

luật giao thông, có ý thức khi tham gia giao thong

Trong trường phổ thông nói chung, trường Tiểu học nói riêng, giáo dục ATGT là dạy cho học sinh những kiến thức, hiểu biết về pháp luật khi tham gia

Trang 6

giao thông, giúp các em có cách ứng xử đúng, tạo thói quen tích cực, hình thành nếp văn hóa khi tham gia giao thông, cụ thể như: ngồi xe máy phải đội mũ bảo hiểm, đi đúng phần đường, không lạng lách, dàn hàng hai hàng ba, khi đi qua phà phải mặc áo phao, đặc biệt bị va chạm khi tham gia giao thông thì phải ứng xử một cách văn hóa

Giáo dục ATGT ở Tiểu học nhằm đạt được mục đích sau: Giúp học sinh phát triển nhận thức ATGT và các kỹ năng thực tế để áp dụng vào các hành vi hàng ngày khi các em di trên đường Học sinh phải biết về luật và hệ thống phương tiện giao thông, Ví dụ: Tránh xe thì phải tránh về bên phải, vượt xe là bên trái Khi sang đường phải đi đúng phần đường cho người đi bộ và tín hiệu

đèn xanh mới được đi Phải bắt đầu từ những cái sơ khai nhất như đèn đỏ phải

dừng lại, đèn xanh được đi Từng bước xây dựng thói quen ứng xử có van hoa, đúng pháp luật, xoá bỏ những thói quen tuỳ tiện vi phạm quy tắc giao thông, hình thành ý thức tự giác tuân thủ pháp luật khi tham gia giao thông góp phần xây dựng môi trường giao thông trật tự, an toàn, văn minh, thân thiện Có thái độ không đồng tình với ni hành vi vi phạm luật giao thông Hướng dẫn học sinh biết cách phòng tránh tai nạn giao thông khi đi trên đường phố có các tình huống phức tạp, biết lựa chọn đường đi bảo đảm an toàn và có thái độ ứng xử văn minh khi tham gia giao thông

Đề giảm thiểu tối đa những tai nạn giao thông đáng tiếc, những năm qua, các ban ngành, tô chức đã phối hợp với Bộ Giáo dục để triển khai các hoạt động giảng dạy, tuyên truyền trong trường học Trong đó phải kế đến những phương pháp giảng dạy mới mẻ và bỗ ích như lồng ghép, phố biến luật giao thông vào các hoạt động ngoại khóa, cuộc thi, văn hóa văn nghệ của học sinh, khiến cho nội dung tuyên truyền trở nên dễ hiểu, gần gũi và được các em hưởng ứng nhiệt tình hơn

Quản lý giáo dục ATGT được hiểu là hệ thống những tác động tự giác, có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật của chủ thê quản lý đên tập thê giáo viên, công nhân viên, tập thê học sinh, cha mẹ học sinh và các

Trang 7

lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục ATGT cho học sinh của nhà trường

Quản lý giáo dục ATGT là sự tác động chủ đích, có căn cứ khoa học, hợp quy luật và phù hợp các điều kiện khách quan của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm phát huy sức mạnh các nguôn giáo dục, từ đó đảm bảo các hoạt động của tổ chức hệ thống giáo dục đạt được mục tiêu giáo dục ATGT cho học sinh với chất lượng, hiệu quả cao nhất

Như vậy quản lý công tác giáo dục ATGT cho học sinh có thê được hiểu: Nhà quản lý xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra công tác giáo dục

ATGT cho học sinh của nhà trường nhằm đạt hiệu quả tốt nhất

1.3 Lý do thực tiễn

Mặc dù công tác giáo dục ATGT tại các trường học đã được ngành giáo dục các địa phương trong cả nước quan tâm, nhưng tình trạng HŠ vi phạm Luật Giao thông đường bộ vẫn xảy ra khá phổ biến Chính vì vậy, cùng với việc tăng cường giáo dục tuyên truyền, ban giám hiệu các trường cần thường xuyên phối hợp với gia đình học sinh để nhắc nhở con em; duy trì hiệu quả công tác kiểm tra học sinh chấp hành các quy định về bảo đảm ATGT tại công trường cả trước giờ vào lớp và giờ tan học Đặc biệt, ngành giáo dục cần chủ động phối hợp với cơ quan công an để vừa làm tốt công tác tuyên truyền về ATGT cho HS, vừa tăng cường công tác kiểm tra, xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm để răn đe, phòng ngừa; g1úp các em nâng cao ý thức tự giác tuân thủ những quy định của pháp luật khi tham gia giao thông, tránh xảy ra những vụ tai nạn giao thông đáng tiếc

Trường Tiểu học Đặng Thị Mành tọa lạc tại ấp Ông Nhan Tây, xã Bình Hiệp, thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An Trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, nằm ở vị trí cách xa lộ lớn, yên tĩnh, diện tích khá rộng, thuận tiện cho học sinh học tập và vui chơi Phụ huynh học sinh chủ yếu làm nông, làm công nhân điều kiện kinh tế chưa cao, cuộc sống của các em đôi lúc còn khó khăn Trình độ hiểu biết về luật giao thông của các bậc phụ huynh còn hạn chế, nên việc phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục ATGT cho các em học sinh còn gặp nhiều

Trang 8

khó khăn Đa số học sinh từ khối 4, khối 5 đến trường chủ yếu băng xe đạp, xe đạp điện còn những học sinh ở khối 1, 2, 3 thì được phụ huynh chở bằng xe máy Nhiều năm qua nhà trường đã có nhiều biện pháp tuyên truyền giáo dục ATGT cho học sinh Nhưng thực tế đây vẫn là vấn đề nan giải đối với nhà trường vì vẫn còn tình trạng phụ huynh chở con không đội mũ bảo hiểm, học sinh chạy xe đạp, xe đạp điện lạng lách, đánh võng, dàn hàng hai, hàng ba, chạy không đúng phần đường quy định, qua đường không đúng cách Bản thân là một cán bộ quản lý, tôi luôn trăn trở làm sao để việc giáo dục ATGT cho học sinh đạt hiệu quả tốt hơn? Sau khi được tham gia lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý Mầm non —Tiểu học Long An năm 2021, tôi nhận thấy bản thân nên chọn đề tài: “Quản lý công tác giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở trường Tiểu học Đặng Thị Mành, xã Bình Hiệp, thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An năm học 2021-2022” làm đề tài nghiên cứu, tôi hi vọng sẽ tìm ra được những giải pháp tốt cho việc quản lý công tác giáo dục ATGT cho học sinh tại trường Tiểu học Đặng Thị Mành nơi tôi đang công tác

2 Phân tích tình hình thực tế về công tác quản lý giáo dục ATGT cho học sinh tại trường Tiểu học Đặng Thị Mành |

Trang 9

+ Nhân viên: 05 người; Hợp đồng: 02 (01: Bảo vệ, 01 CNTT)

- Về chất lượng:

+ Tập thể giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao, có tay nghề vững vàng, năng nỗ, sáng tạo; dạy đủ các bộ môn theo quy định; trình độ đào tạo chuyên môn theo Luật Giáo dục 2005 đạt chuẩn và trên chuẩn có tỉ lệ: 97,2% (Đại học: 28/18, Cao đẳng 7/4), đạt chuẩn 2.8% (01GV) Tuy nhiên tỉ lệ có thay đôi kế từ

khi Luật Giáo dục năm 2019 có hiệu lực kế từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 Trường có tỉ lệ đạt chuẩn (ĐH: 28/36 chiếm tỉ lệ 77.8%; chưa đạt chuẩn 8/36 có

tỉ lệ 22.2%) Hàng năm được bồi dưỡng, học tập thường xuyên, để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn

+ Số lượng đảng viên là 22/41 đ/c đạt tỷ lệ 53,7% 2.1.3 Cơ sở vật chất:

Khuôn viên nhà trường rộng - xanh - sạch - đẹp; cơ sở vất chất 100% kiên cô và bán kiên cố, đủ 1 phòng học/1 lớp, đủ các phòng chức năng; trang thiết bị đáp ứng yêu cầu phục vụ cho dạy - học 2 buổi/ngày và tổ chức các hoạt động học tập; thiết bị dạy học đáp ứng thực hiện Chương trình giáo dục phố thông mới 2018

Tổng số Phòng học 22 /Tổng số lớp: 21 lớp

- Phòng học bộ môn: 05 (02 phòng Tin học, 01 phòng Ngoại ngữ, 01 phòng Lab, 01 phòng Âm nhạc, 01 phòng Mĩ thuật) diện tích đảm bảo chuẩn quy định

- Phòng thư viện-thiết bị: 02 (01 phòng thiết bị, 01 phòng thư viện) được sắp xếp khoa học gọn gàng, diện tích đảm bảo chuẩn quy định

- Khu hiệu bộ, phòng làm việc được đầu tư xây mới, diện tích đảm bảo chuân quy định, gồm 01 phòng Hiệu trưởng, 02 phòng Phó hiệu trưởng, 01 phòng Truyền thông Đội, 01 phòng giáo viên, 01 văn phòng, 01 phòng Y tế, 01 phòng Tư vấn tâm lí HS, 01 phòng Hội họp

- Hệ thống chiếu sáng điện, nước sinh hoạt, nhà vệ sinh đảm bảo đủ về SỐ

Trang 10

- Trang thiết bị, đồ dùng dạy học được đầu tư mua sắm, sửa chữa đáp ứng yêu cầu dạy và học 2 budi/ngay và tô chức các hoạt động học tập

- Sân chơi, bãi tập cho học sinh rộng, đủ diện tích, đảm bảo an toàn trường học, xanh hóa khuôn viên cảnh quang môi trường sư phạm

2.1.4 Điều kiện kinh tế, xã hội:

Trường Tiêu học Đặng Thị Mành thuộc xã Bình Hiệp, thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An, là ngôi trường thuộc vùng biên giới Người dân ở đây chân chất, thật thà, chủ yếu là làm nông, quanh năm với công việc đồng án Kinh tế và thu nhập của họ chủ yêu làm nông, làm công nhân, cuộc sống khá chật vật và khó khăn Trình độ dân trí ở đây cũng chưa cao, ý thức khi tham gia giao thông còn kém nên việc phối hợp chung tay cùng nhà trường giáo dục ATGT cho các em còn nhiều hạn chế

2.2 Thực trạng về công tác quản lý giáo dục ATGT cho học sinh tại trường Tiểu học Đặng Thị Mành

2.2.1 Xây dựng kế hoạch giáo dục ATGT:

Là người cán bộ quản lí, thực hiện đúng các quy định của Nhà nước và của ngành, của địa phương và nhận thức được vai trò quan trọng của việc chấp

hành ATGT đối với cuộc sống do đó ngay từ đầu năm học, tôi đã chủ động xây

dựng kế hoạch hướng dẫn công tác giáo dục ATGT cho học sinh nhà trường,

triển khai đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường bằng nhiều hình

thức: triển khai trong buổi họp hội đồng, niêm yết trên bảng thông báo của nhà trường, gửi mail cho các tổ chuyên môn và thông báo trên Zalo tập thể của trường

Mục đích yêu câu:

- Giáo dục ATGT trong học sinh và các tầng lớp nhân dân, đồng thời nâng cao trách nhiệm của các đoàn thê trong trường học đảm bảo công tác trật tự ATGT ở trường học cũng như ở mọi nơi

- Tăng cường công tác tuyên truyền phố biến pháp luật về TTATGT, phát động phong trào tất cả CB-GV-NV, phụ huynh, HS tham gia đảm bảo TTATGT

Trang 11

- Tạo cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, HS trong toàn ngành có ý thức tự giác chấp hành pháp luật về TTATGT khi tham gia giao thông; góp phần làm giảm thiểu tối đa các vụ tai nạn giao thông Xây dựng nền nếp cư xử văn hóa tham gia giao thông Coi đó là hành vi đẹp của học sinh thanh lịch và nhà giáo mẫu mực

- Nâng cao chất lượng giáo dục TTATGT trong các buổi sinh hoạt tập thể của trường, lớp; đây lùi tình trạng tắc giao thông công trường và các hành vi phạm pháp luật đảm bảo TTATGT;

Chủ đề giáo dục ATGT xoay quanh 8§ nội dung sau: Đi bộ và qua đường an toàn trên đường phố, trục lộ giao thơng An tồn khi ngồi trên xe máy, xe đạp Cách đi xe đạp an toàn trên đường phố (kỹ năng đi xe an toàn) An toàn khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng Hiểu biết các hiệu lệnh điều khiển và chỉ huy giao thông (Điều khiến giao thông của cảnh sát giao thông) Đèn tín hiệu giao thông, biển báo hiệu giao thông, vạch kẻ trên đường Những điều kiện an toàn, chưa an toàn của đường phố Các loại đường giao thông và phương tiện giao thông

Khi xây dựng kế hoạch, người cán bộ quản lí phải luôn dựa trên những

định hướng lớn về hoạt động giáo dục ATGT của Đảng, chính phủ, Bộ

GD&DT, các văn bản hướng dẫn thực hiện của các cấp quản lý và căn cứ vào điều kiện thực tế của nhà trường về tổ chức bộ máy, về nguồn lực và các điều kiện khác để xây dựng kế hoạch hoạt động Kế hoạch phải mang tính cụ thể, tức là xác định mục tiêu cần đạt, dự kiến các nguồn lực để thực hiện (nhân lực, tài

lực, vật lực), phân bố thời gian hợp lý và quyết định những biện pháp có tính khả thi để thực hiện Kế hoạch đó phải thể hiện được các yêu cầu chủ yếu sau:

Hiệu trưởng phải khảo sát tình hình thực trạng nhằm định hướng các nội

Trang 12

hơn là sau khi được giáo dục về ATGT thì các em học sinh sẽ đạt được mức độ như thế nào so với yêu cầu của pháp luật đối với một người tham gia giao thông

Hiệu trưởng phải dự kiến được các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực và thời gian) cho hoạt động giáo dục ATGT: Phải chuẩn bị được sẽ chọn giáo viên nào, chọn được ai, địa điểm ở đâu dé giao duc về ATGT; Hiệu trưởng phải dự trù được kinh phí để điều tiết mọi hoạt động về giáo dục ATGT sẽ ở nguồn nào;

chuẩn bị đầy đủ được tài liệu và phương tiện, cơ sở vật chất để phục vụ cho nội

dung giáo dục đó Nguồn tài liệu đầu tư cần phải đa dạng, sinh động, có sức tuyên truyền và ảnh hưởng (như hội trường, máy móc thiết bị, tranh ảnh tài liệu, mô hình, .) Tuy nhiên, để dung hòa được nội dung giáo dục ATGT trong năm học với nhiều nội dung giáo dục khác quan trọng của nhà trường, Hiệu trưởng phải dự kiến được thời lượng để thực hiện được chương trình giáo dục ATGT và tô chức vào thời gian nào trong năm học,

Khi thực hiện chương trình giáo dục ATGT, trong kế hoạch đề ra của Hiệu trưởng cần phải dự kiến được các biện pháp và hình thức thực hiện sao cho đảm bảo mục tiêu giáo dục Đây là một việc làm rất quan trọng trong kế hoạch, bởi biện pháp và hình thức giáo dục tốt thì mới đem lại kết quả thật cao trong công tác giáo dục ATGT Nó thể hiện việc tổ chức giáo dục tập trung cả thời gian, hay tập trung từng giai đoạn, tô chức thành lớp hay theo nhóm, ở tại trường hay tô chức kết hợp với tham quan thực tẾ,

Ưu điểm: Dựa trên kế hoạch của Hiệu trưởng, trên cơ sở đó hướng dẫn các bộ phận có liên quan trong nhà trường dễ dàng cụ thê hóa nội dung thực hiện đúng theo kế hoạch đề ra Các mục tiêu trong kế hoạch được thể hiện một cách rõ ràng, hình thức và biện pháp đề ra trong kế hoạch phải mang tính hiệu quả cao, có sức ảnh hưởng đối với học sinh, phụ huynh và các tầng lớp nhân dân

Hạn chế: Dự kiến các nguồn lực trong kế hoạch đôi lúc chưa rõ ràng Nội dung còn thể hiện chung chung, chưa cụ thể, mang tính hình thức, chưa sâu sát dẫn đến nội dung giáo dục được các bộ phận triển khai đến học sinh chưa sâu

2.2.2 Tô chức thực hiện giáo dục ATGT:

Trang 13

Sau khi xây dựng xong kế hoạch, tôi đã thành lập Ban chỉ đạo triển khai thực hiện giáo dục ATGT cho học sinh, cụ thể: Hiệu trường - trưởng ban, Chủ tịch cơng đồn- Phó trưởng ban, Phó hiệu trưởng, Tổng phụ trách đội, Bí thư Đồn, các tơ trưởng chuyên môn -là các thành viên

Hiệu trưởng phải phân công các thành viên quan sát, theo dõi, phụ trách và chịu trách nhiệm đối với lớp đó Các thành viên của từng lớp phải đôn đốc và

kiểm tra việc thực hiện nội dung của kế hoạch này Thầy Tông phụ trách có

nhiệm vụ tuyên truyền trên loa phát thanh của nhà trường về những nội dung tuyên truyền, giáo dục ATGT theo quy định của Nhà nước, của ngành, địa phương Thầy Tong phụ trách có nhiệm vụ tham mưu Hiệu trưởng phát động cuộc thi “Chúng em với ATGT” tới toàn bộ CBGVNV và HS trong trường Có

rất nhiều hình thức tổ chức hội thi: diễn kịch, hát, thơ, hò, vè, vẽ tranh Ban

chỉ đạo, các thành viên trong ban chỉ đạo trường phối hợp với Ban ATGT địa phương thực hiện phù hợp với điều kiện chung và đặc thù riêng của nhà trường

Ưu điểm: Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên dễ dàng thực hiện, các nhiệm vụ không bị chồng chéo hay ti nanh, co cầu giải thưởng của hội thi phải công bằng Ban giám khảo cham công tâm và có trình độ am hiểu về pháp luật, ATGT

Tổn tại: Đôi lúc phần nhận xét về các nội dung dự thi còn sơ sài, chưa chỉ ra được các nội dung cần giáo dục Một số nội dung dự thi còn chưa có sự đầu tư cao do các thành viên trong ban chỉ đạo đều là kiêm nhiệm nên không có nhiều thời gian tập trung nghiên cứu sâu về nhiệm vụ được phân công

2.2.3 Chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục ATGT:

Trong kế hoạch của Hiệu trưởng phải thể hiện thật cụ thể các công tác chỉ đạo như sau:

Chỉ đạo hoạt động của Ban ATGT: Trưởng ban có trách nhiệm quản lí

chung, phó ban phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh, chính quyền địa

phương, các thành viên còn lại: phó hiệu trưởng xây dựng các kế hoạch, các tô trưởng và tổng phụ trách đội triển khai tô chức, giám sát, kiểm tra, đôn đốc, giúp đỡ

Trang 14

Chỉ đạo thực hiện giáo dục đầy đủ chương trình văn hóa giao thông ở từng khối lớp: chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm thực hiện giảng dạy đúng và đầy đủ chương trình văn hóa giao thông theo quy định, soạn giáo án đầy đủ và rõ ràng Ngoài ra, giáo viên phải thường xuyên lồng ghép giáo dục ATGT trong những tiết sinh hoạt lớp hoặc những tiết học có nội dung tích hợp liên quan Ngoài ra, chỉ đạo giáo viên thực hiện giảng dạy nghiêm túc các bài giảng chuyên đề về pháp luật, Luật giao thông ở các cấp học theo chương trình của Bộ GD&ĐT; giảng dạy lồng ghép giáo dục ATGT qua các môn học khác, đồng thời phố biến và hướng dẫn các tiêu chí “Văn hóa giao thông” để học sinh làm theo

Chỉ đạo các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: Chỉ đạo Tổng phụ trách đội xây dựng các nội dung và hình thức tuyên truyền ATGT trong giờ sinh hoạt cờ, phát thanh măng non một cách ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ Ngoài ra, phải thường xuyên phối hợp với lực lượng công an có các buổi nói chuyện và cho các em trải nghiệm: cài nón an toàn, đi xe đạp an toàn, qua đường an toàn và tổ chức hội thi ATGT cấp trường thực sự chất lượng, mang đậm tính giáo dục, đạt hiệu quả cao

Chỉ đạo tất cả các bộ phận trong trường thực hiện giáo dục trật tự ATGT

một cách nghiêm túc Có thể bằng nhiều hình thức khác nhau: Tuyên truyền,

phô biến luật giao thông; tổ chức cho cán bộ, công chức, HS học tập luật giao thông; tổ chức trao đối thảo luận, xây dựng kế hoạch hành động triển khai thực hiện chấp hành luật khi tham gia giao thông Nội dung tuyên truyền giáo dục về văn hóa giao thông, thái độ hành vi tuân thủ các quy tắc, quy định khi tham gia giao thông; phô biến các chế tài xử phạt và giáo dục bắt buộc đối với người vi phạm khi tham gia giao thông Tuyên truyền bằng loa truyền thanh của nhà trường để học sinh và phụ huynh thực hiện tốt luật giao thông Giáo dục HS năm vững, thực hiện và biết yêu cầu người thân khi đưa đón chấp hành nghiêm quy định đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy, xe đạp điện Khẩu hiệu tuyên truyền: Công trường ATGT, ATGT là hạnh phúc của mọi nhà, An toàn cho con — Trọn tình cha mẹ Phải giáo dục thật sâu sát học sinh đội mũ bảo hiểm đạt

Trang 15

chuẩn, ngồi đúng cách trên xe máy, xe đạp điện Điều khiển xe đi đúng phần đường, làn đường quy định Dừng lại quan sát trước khi qua đường

Chỉ đạo Ban ATGT cần linh hoạt các hình thức giáo dục ATGT trong trường Tiểu học: Dạy, học ATGT theo tài liệu của BO GD&DT phối hợp với UB ATGT Quốc gia biên soạn từ lớp 1 — lớp 5 Thực hiện dạy lỗng ghép trong các môn học văn hóa: Đạo đức; tự nhiên xã hội, Khoa học, GDKNS, hoạt động GDNGLL Dạy lồng ghép những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học các môn học như: lồng ghép giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giao dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, ATGT vào các môn học có liên quan như Đạo đức; tự nhiên xã hội, Khoa học Tổ chức thông qua hoạt

động GDNGLL Tổ chức hội thi vẽ tranh, hội thi làm mô hình thể hiện những hiểu biết về ATGT Tổ chức sân chơi về ATGT nhằm thực hành kỹ năng ATGT

đường bộ Tổ chức ký cam kết thực hiện ATGT giữa trường, học sinh, gia đình Tham gia tốt các phong trào ATGT do ngành phát động

Tuyên truyền tất cả các thành viên trong nhà trường hưởng ứng tháng ATGT với chủ đề “Tháng văn hóa giao thông” Vào giờ chào cờ đầu tuần phải phát động thật cụ thể đến toàn bộ nhà trường Làm sao phải tạo bước chuyên biến mới về nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật, trật tự ATGT của mọi học sinh; lấy đó làm cơ sở từng bước hình thành văn hóa giao thông của người học

sinh Đối với học sinh và gia đình phải giữ gìn đảm bảo trật tự ATGT, hưởng

ứng cuộc vận động “Học sinh gương mẫu thực hiện và động viên gia đình chấp hành nghiêm túc luật giao thông”

Giáo dục ý thức thái độ văn minh, lịch sự, ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông Chấp hành quy định xử phạt nếu vi phạm hành chính về giao thông, biển báo hiệu, tự giác chấp hành quy định của pháp luật về trật tự ATGT, kế cả khi không có lực lượng tuần tra kiểm soát trên đường Phê phán, ngăn chặn các hành vi gây nguy hiễm cho người tham gia giao thông như: lấn chiếm hành lang ATGT, sử dụng hành lang đường làm nơi buôn bán hàng hóa Tận tình giúp đỡ người tàn tật, người cao tuổi và trẻ em, người tham gia giao thông khi gặp hoạn

Trang 16

nạn Phối hợp với chính quyền địa phương, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên tiền phong HCM và các cơ quan chức năng giải quyết triệt đê hiện tượng ùn tắc giao thông tại công trường vào đầu giờ và cuối giờ tan học ở các trường học Tổ chức phân định khu vực phụ huynh đứng đón con, hướng dẫn phụ huynh HS đỗ xe đúng quy định; mở công trường cuối giờ học để cha mẹ HS đón con trong sân

trường |

Ưu điểm: Việc chỉ đạo nội dung rõ ràng, cụ thể từng thành viên, không bị chồng chéo hay tj nạnh lẫn nhau Các nội dung chỉ đạo sát với thực tẾ, có sức ảnh hưởng và thuyết phục

Tén tại: Công tác chỉ đạo đôi lúc còn chưa sâu sát, không định hướng, dẫn

đến khi thực hiện có bộ phận còn lúng túng, có bộ phận thực hiện không đúng theo kế hoạch, Đồng thời, do các thành viên trong ban chỉ đạo đều là kiêm nhiệm nên không có nhiều thời gian tập trung nghiên cứu sâu về nhiệm vụ được phân công

2.2.4 Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giáo dục ATGT:

Ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng phải thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện ATGT Hiệu trưởng nhà trường tô chức họp phụ huynh HS để tuyên truyền tới phụ huynh và HS nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông: đội mũ bảo hiểm khi tham giao thông; tổ chức kí cam kết giữa Gia đình —

Nhà trường — Học sinh thực hiện tốt các quy định đảm bảo trật tự ATGT Chỉ

đạo Tổng phụ trách giáo dục, phổ biến và tổ chức hoạt động có hiệu quả của Đội cờ đỏ, đội tự quản, bảo vệ nhà trường, đôn đốc việc giữ gìn trật tự ATGT tại công trường trước và sau giờ tan học Cần phối hợp với chính quyền địa phương, công an g1ao thông để theo dõi, năm bắt, cập nhật thường xuyên danh sách HS vi phạm luật khi tham gia giao thông để có hình thức phê bình, khiển trách, nhắc nhở kịp thời những HS vi phạm và kịp thời động viên khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc đóng góp cho phong trào

Trong quá trình thực hiện kế hoạch giáo dục ATGT cho các em học sinh, công tác kiểm tra cũng được thực hiện theo từng giai đoạn nhằm để năm được tiến độ thực hiện, kết quả thực hiện từng giai đoạn để có hướng chỉ đạo phù hợp

Trang 17

Ưu điểm: Thực hiện tốt việc kiểm tra, giám sat giúp cho nhà trường phát hiện được những trường hợp vi phạm để giúp đỡ, nhắc nhở; những gương tốt, việc tốt để tuyên dương hay nhân rộng mô hình

Tôn tại: Đôi lúc công tác kiểm tra, giám sát còn lơ là, chưa bám sâu thực

z,

A

te

2.3 Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hdi, thach thire dé doi méi cong

tác quản lý giáo dục ATGT cho học sinh tại trường Tiểu học Đặng Thị Mành

2.3.1 Điểm mạnh:

Tập thể nhà trường luôn có ý thức chấp hành tốt ATGT Nhận thức đầy đủ

và đúng đắn về ý nghĩa của việc giáo dục ATGT cho học sinh

Hiệu trưởng nhà trường là lãnh đạo có tâm huyết, có tầm nhìn, luôn đi đầu

trong mọi phong trào, luôn gương mẫu, luôn là nơi để cán bộ, giáo viên, nhân viên, đặt niềm tin Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đa số trẻ, khỏe, có trách nhiệm và luôn tích cực trong mọi phong trào Trình độ chuyên môn của giáo viên ngày càng nâng cao Tập thể sư phạm yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau cùng đưa nhà trường ngày càng phát triển

Giáo viên tuyên truyền, giáo dục pháp luật được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau Hằng tuần, ngoài buổi sinh hoạt chào cờ, các buổi sinh hoạt lớp, các giờ HĐ GDNGLL nên lồng ghép tuyên truyền phổ biến về Luật Giao thông đường bộ Nếu làm được như vậy, các em sẽ dần hình thành thói quen tốt, khi tham gia giao thông sẽ biết cách xử lý trong mọi tình huống Ngoài ra, để lý thuyết đi đôi với thực hành, nhà trường nên tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về ATGT, tạo ra các tình huống trong giao thông để các em tham gia tìm

giải pháp xử lý |

Nhà trường cần phải chú trọng việc tuyên truyền về ATGT, phải xem đây là điều hết sức cần thiết Trong những năm qua, trường đã có nhiều giải pháp thiết thực trong tuyên truyền, hướng dẫn, nâng cao ý thức cho các em khi tham gia giao thông Làm tốt việc này không những sớm hình thành cho các em thói

Trang 18

quen tốt khi tham gia giao thông, mà còn góp phần rất quan trọng bảo đảm an toàn cho cả nhà trường và từng Hồ

Hằng năm, trường đã đưa nội dung giáo dục ATGT cho học sinh thành một trong những nhiệm vụ xuyên suốt trong từng năm học Nhà trường đã linh hoạt, sáng tạo lồng ghép nội dung giáo dục ATGT vào môn học, trong lễ chào cờ đầu tuần, các chương trình giáo dục ngoại khóa, hoạt động giáo dục ngoài giờ với nhiều hình thức khác nhau như đố vui để học, các hình thức sân khấu hóa, cuộc thỉi Tất cả đều vì mục tiêu nâng cao ý thức về ATGT cho các em học sinh, nên nội dung giáo dục ATGT cho học sinh được thầy cô giáo triển khai thực hiện một cách linh hoạt, ngày càng đi vào hiệu quả, chiều sâu qua từng năm học Các chương trình, hoạt động giáo dục được chú trọng tập trung vào nâng cao tính thực tiễn, nhằm giúp các em có thể dễ dàng vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học ở trường vào thực tế khi tham gia giao thông

Nếu như trước đây, việc dạy kiến thức, kỹ năng ATGT cho học sinh có

phần mang tính áp đặt, truyền thụ kiến thức khiến học sinh rất khó tiếp thu và cảm thấy nặng nè, thì nay, các bài giảng mới đều được giáo viên soạn theo hình

thức trải nghiệm, để từ đó giúp học sinh tự học, tự khám phá và tự tìm tòi, phát

triển kỹ năng, năng lực Song song với đó, nhà trường tổ chức các hoạt động theo hình thức những ngày hội lớn dành cho các em học sinh theo từng chủ đề, chủ điểm Tổ chức các buổi tiếp xúc nói chuyện với phụ huynh, tuyên truyền thông điệp "Đội mũ cho con trọn tình cha mẹ"; "An toàn cho em, tương lai cho đất nước";

Nhà trường luôn chú trọng việc phối hợp tổ chức nhiều hoạt động, đôi mới phương pháp, đa dạng và thực tiễn hóa hình thức giáo dục ATGT trong nhà trường Với phương pháp giảng dạy lồng ghép, kết hợp lý thuyết và thực hành,

mỗi tuần duy trì 1 tiết học chính về ATGT cho học sinh, nhờ đó, nhận thức và ý

thức chấp hành pháp luật về ATGT của các em học sinh đã có chuyên biến tích cực Các em được vừa học vừa chơi, vừa tham gia các tình huéng giao thông mô phỏng thực tế, từ đó, nhận biết và nhớ lâu hơn các quy định về ATGT Đến nay,

Trang 19

mỗi em học sinh đều biết phân biệt hệ thống tín hiệu đèn giao thông, đi bên phải

đường, sang đường đúng nơi quy định

Nhà trường luôn nhận được sự phối hợp chặt chẽ và nhịp nhàng từ các

đồn thể như: cơng đoàn, đoàn thanh niên, ban đại diện cha mẹ học sinh Tất cả đều hoạt động tích cực, đều tay, đã tô chức thành công nhiều hoạt động trong đó co giao duc ATGT cho hoc sinh

Đa số học sinh của trường đều ngoan hiền, biết vâng lời thầy cô, có ý thức học tập tốt Phần lớn phụ huynh biết quan tâm đến việc học tập của con em và phối hợp cùng nhà trường giáo dục tốt cho các em, đặc biệt về vấn đề ATGT

Bên cạnh nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, nhà trường luôn chú trọng xây dựng nhiều mô hình ATGT mang lại hiệu ứng tích cực, thu hút học sinh tham gia như: Cổng trường ATGT, thi tuyên truyền viên ATGT giỏi giữa các lớp, gắn với công tác thi đua, khen thưởng Giờ chào cờ thứ hai hàng tuần,

nhà trường đều dành thời lượng nhất định để giáo dục, tuyên truyền, phố biến kiến thức pháp luật về ATGT cho học sinh Đồng thời, tổ chức ký cam kết 3 bên

giữa gia đình, nhà trường và học sinh về chấp hành nghiêm pháp luật ATGT từ nhà tới trường, từ trường về nhà

2.3.2 Diem yếu

Một số ít giáo viên chưa ý thức được tầm quan trọng của việc giáo dục

ATGT cho học sinh nên thực hiện chỉ để đối phó, hình thức Phần lớn cha mẹ học sinh ở trường đều làm nghề nông nên đôi khi nhận thức về kiến thức ATGT

còn hạn chế Học sinh tiêu học các em đang là lứa tuổi hiểu động, ham chơi, hay quên những lời giáo viên dặn dò nên chưa biết điều chỉnh hành vi tham gia giao thông của mình Các em còn mê chơi, thích khám phá, thích thể hiện nên có những hành vi sai phạm Trang thiết bị phục vụ cho việc giáo dục ATGT còn hạn chế Các phương tiện dé phuc vu cho giao duc ATGT nhu: cac biển báo giao thông, các đèn tín hiệu, còn rất ít, cũ kỹ và số lượng cũng còn ít Giáo viên lớn tuổi ngại ứng dụng công nghệ thông tin, truy cập mạng đề cập nhật các thông tin mới nhất để phục vụ giáo dục ATGT

2.3.3 Cơ hội

16

Trang 20

Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến cuộc sống an sinh xã hội của người dân, luôn quan tâm đến ATGT trên đất nước Chính vì thế, Bộ giáo dục và đào tạo đã phối hợp với Bộ Công An, Ủy ban ATGT quốc gia đề thực hiện các bài học giáo dục ATGT lồng ghép trong các tiết học chính khóa, đồng thời đây mạnh công tác tuyên truyền phô biến giáo dục pháp luật, trật tự ATGT trong học đường cho tất cả học sinh các bậc học nói chung và Tiểu học nói riêng, nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức của các em khi tham gia giao thông

Đặc biệt nền giáo dục luôn nhận được sự hỗ trợ, đồng hành và tài trợ của nhiều công ty, doanh nghiệp, Điển hình là chương trình giáo dục “ATGT cho nụ cười trẻ thơ” trong trường tiểu học do Honda Việt Nam phối hợp triển khai với Bộ Giáo dục & Đào tạo, Ủy ban ATGT Quốc gia Sở giáo dục tỉnh Long An đã thực hiện tổ chức cho giáo viên tham gia tập huấn chương trình “ATGT cho nụ cười trẻ thơ” Đây là chương trình giáo dục mang tính thực tiến, sinh động và hiệu quả, tạo được niềm tin, sự hứng thú cho các em học sinh và các thầy cô giáo trong hoạt động dạy - học về ATGT và xây dựng văn hóa giao thông

Không những thế, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có kế hoạch thực hiện công tác giáo dục ATGT trong trường học hàng năm Ngoài ra, được sự quan tâm của Nhà nước, hệ thống giao thông đường sá của xã Bình Hiệp, thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An cũng được cải thiện, ngày càng nâng cấp Đoạn đường vào tới công trường Tiểu học Đặng Thị Mành là đường nhựa sạch đẹp thuận tiện cho việc đi lại của học sinh và phụ huynh đưa rước con em rất nhiều Dọc theo đường là các áp phích tuyên truyền giao thông của các đơn vị như Vinaphone, Mobiphone, Viettel, Các phương tiện thông tin, tuyên truyền của địa phương ngày được đầu tư hiện đại góp phần nâng cao nhận thức của người dân về tuân thủ luật giao thông

2.3.4 Thách thức

Bên cạnh những thuận lợi và cơ hội có được, tôi nhận thấy còn một số thách thức cần phải đặt ra cho vấn đề ATGT trong trường học của mình:

Trang 21

- Trên địa bàn xã có 02 công ty doanh nghiệp hoạt động, giờ học sinh đến trường cũng chính là giờ công nhân đi làm việc nên vẫn đề đảm bảo ATGT cho học sinh cũng chưa đảm bảo Vẫn còn tình trạng phóng nhanh, chạy vội,

- Còn một số ít phụ huynh chưa ý thức tuân thủ luật giao thông làm ảnh hưởng đến nhận thức về ATGT của những học sinh trong những gia đình đó

- Mối quan hệ giữa các đoàn thể chính quyên và nhà trường về công tác giáo dục ATGT cho học sinh chưa chặt chẽ Giáo dục chủ yếu từ phía nhà trường, thiếu sự quan tâm của địa phương nên việc giáo dục chủ yếu tuyên truyền, khi gặp những phụ huynh cố tình vi phạm thì nhà trường không có chức năng xử lý, răn đe

2.4 Kinh nghiệm thực tế những việc đã làm của trường Tiểu học Đặng Thị Mành về công tác quản lý giáo dục ATGT cho học sỉnh

2.4.1 Kinh nghiệm thực tế:

Qua quá trình học tập và nghiên cứu thực tổ, tôi nhận thấy răng để giáo dục ATGT cho học sinh có hiệu quả, nhà trường cần xác định tầm nhìn về bộ mặt ATGT của xã Bình Hiệp trong những năm tiếp theo Nhà trường xác định gia tri cốt lõi là học sinh được an toàn, khỏe mạnh mới học tập tốt, từ đó quán triệt tất cả nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên về tầm quan trọng của giáo dục an toàn cho các em học sinh Từ đó, hiệu trưởng xây dựng kế hoạch liên đới nhiều bộ phận, phối hợp cùng giáo dục ATGT cho các em học sinh một cách hiệu quả nhất Đồng thời, để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông cho các em học sinh, nhà trường cần phải đặt ra mục tiêu: “ATGT học đường, phòng chống tai nạn thương tích”:cho học sinh Phải đặt sự an toàn của học sinh lên trên hết

Hiệu trưởng phải chỉ đạo chặt chẽ bộ phận chuyên môn xây dựng và triển khai kế hoạch day học chương trình Văn hóa giao thông (tu lop 1 đến lớp 5), và chú trọng giáo dục nghiêm túc vào thời điểm đầu năm học, vào những tháng cao

điểm về ATGT như: tháng 9, tháng 10 Các thành viên trong nhà trường phải

nhận thức được ý nghĩa quan trọng của việc GD ATGT Nhà trường bổ sung thêm những đồ dùng, thiết bị phục vụ giảng dạy văn hóa giao thông Khuyến

Trang 22

khích giáo viên thường xuyên cập nhật tình hình giao thông của Việt Nam dé kịp thời nắm bắt những kiến thức chính xác nhất để phục vụ việc giảng dạy

Hiệu trưởng cần kiểm tra quá trình thực hiện kế hoạch giảng dạy của giáo viên để có những chỉ đạo kịp thời: nếu giáo viên nào gặp khó khăn trong quá trình thực hiện thì giúp đỡ, hỗ trợ; khi giáo viên có những ý tưởng mới, sáng tạo có hiệu quả thì nhân rộng, nêu gương cho các giáo viên khác học tập Theo tôi, nhà trường nên phối hợp cùng các trường lân cận trong thị xã Kiến Tường tổ chức chuyên đề về “Giáo dục Văn hóa giao thông cho học sinh” để giáo viên có thể trao đối, học tập kinh nghiệm lẫn nhau, không còn lúng túng khi dạy Văn hóa giao thông, góp phần giúp giáo dục ATGT cho học sinh đạt hiệu quả hon

Đối với Tổng phụ trách đội thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh cần có kế

hoạch Giáo dục ATGT chỉ tiết cụ thể, phải lập nên một đội học sinh cùng với mình (đội cờ đỏ) theo dõi mọi mặt sinh hoạt của học sinh, đặc biệt là vấn đề tham gia giao thông: đi xe đạp có lạng lách, đánh võng, dàn hàng hai, hàng ba hay không? Ngồi trên xe máy có đội mũ bảo hiểm hay không? Phát động chương trình phát thanh măng non về tuyên truyền ATGT, tổ chức hội thi ATGT cấp trường, Khi tổ chức phải tổng kết, tuyên dương và nhân rộng những tắm gương thực hiện đúng

Đối với Đoàn thanh niên, bí thư đoàn nên tích cực tham mưu với Chi bộ, Ban Giám hiệu nhà trường triển khai các biện pháp giảm thiêu nguy cơ tai nạn giao thông với học sinh; thành lập đội tự quản thực hiện đảm bảo ATGT khu vực công trường trong thời gian học sinh đến lớp và tan học Chú trọng thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về ATGT, kỹ năng tham gia giao thông an tồn cho học sinh thơng qua các giờ chào cờ, các hoạt động ngoại khóa Từ đó ý thức chấp hành trật tự ATGT của các em học sinh sẽ có nhiều

chuyển biến Cần lập những kế hoạch hành động như: quyên góp tặng mũ bảo

hiểm cho những học sinh nghèo, tạo những áp phích về chấp hành ATGT phát cho học sinh Xây dựng các công trình phục vụ giáo dục ATGT cho học sinh như: treo các khâu hiệu tuyên truyền: an toàn là bạn-tai nạn là thù, đội mỗ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy, không lạng lách, không đánh võng, không dàn

Trang 23

hàng, trên các cây xanh trong sân trường hay những khu vực dễ thấy, gần gũi với các em trong khuôn viên nhà trường; lập đội tình nguyện viên đứng trước cổng trường nhắc nhở những phụ huynh và học sinh chưa đội mũ bảo hiểm, Chú trọng tăng cường tuyên truyền trực quan, qua các trang mạng xã hội zalo, facebook, diễu hành, đồng thời đây mạnh hoạt động của các đội xung kích tình nguyện đảm bảo trật tự ATGT

Về phía hiệu trưởng nên phối hợp cơng đồn: động viên, hỗ trợ, giúp đỡ giáo viên thực hiện tốt giáo dục ATGT cho các em; phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh vận động phụ huynh thực hiện ký cam kết đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, cùng với nhà trường giáo dục các em trật tự, thực hiện đúng theo hướng dẫn của nhà trường khi đưa đón con em trước công trường: phối hợp với địa phương, nhờ sự hỗ trợ của lực lượng công an xã Bình Hiệp như: tuyên truyền về ATGT trong các buỗi sinh hoạt dưới cờ, nhắc nhở những trường hợp phụ huynh cố tình không đội mũ bảo hiểm hay chở quá số học sinh quy định thậm chí nên xử lý những trường hợp vi phạm nhiều lần Có như vậy từ từ phụ huynh sẽ có ý thức chấp hành tốt khi tham gia giao thông, việc giáo dục ATGT cho học sinh của trường Tiểu học Đặng Thị Mành ngày càng có hiệu quả

2.4.2 Tình huống eụ thể ở nhà trường Tình huống 1:

Đầu năm học 2021-2022 này, đối với công tác tuyên truyền phải đội mũ bảo hiểm trước khi ngồi trên xe máy học sinh thực hiện rất tốt: các em đều đội mũ bảo hiểm khi được cha mẹ chở đến trường bằng xe máy Nhưng một hôm, có một phụ huynh chở học sinh đến trường: học sinh thì đội mũ bảo hiểm, người cha lại không đội mũ bảo hiểm, thấy vậy hiệu trưởng bảo người cha nên đội mũ bảo hiểm cùng con khi ngồi trên xe máy Phụ huynh này bảo con ông đã thực hiện tốt quy định của nhà trường là được, còn ông thì nhà trường không có quyền can thiệp Ông ta rất bực mình và có một thái độ không hợp tác với hiệu trưởng

Trang 24

Từ tình huống trên, hiệu trưởng nhà trường thấy được các nguyên nhân: do ý thức của phụ huynh đó quá kém, việc tuyên truyền của nhà trường chưa sâu rộng (chỉ tuyên truyền bản thân học sinh đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy, chưa tuyên truyền các em nên vận động gia đình cùng tham gia), việc phối hợp giữa hiệu trưởng và công xã chưa chặt chẽ trong việc xử lý các tình huống như vậy Từ đó, hiệu trưởng bổ sung nội dung tuyên truyền: không chỉ các em đội mũ bảo hiểm khi ngồi xe máy mà phải vận động cả gia đình cùng tham gia đội mũ bảo hiểm khi ngồi xe máy; hiệu trưởng b6 sung mắt camera trước công trường để cung cấp thông tin cho công an xã, nhờ công an xã nhắc nhở thậm chí có biện pháp xử lý khi phụ huynh vẫn có tình vi phạm

Tình huống 2: |

Vào đầu năm học 2021-2022, giáo viên phát hiện một em học lớp 5 chạy xe đạp nhiều lần với hành động lạng lách, qua đường không đúng cách Giáo viên chủ nhiệm, Hiệu trưởng nhắc nhở em nhưng vẫn không được vì em này cũng là một trong những học sinh cá biệt của trường Hiệu trưởng đến gap mẹ em Mẹ em nói: “Con tôi học lớp Š rồi, nó đã lớn rồi nên sẽ biết xử lí đúng cách khi sang đường mà Với lại con tôi đã biết chạy xe đạp từ năm học lớp 3, nó chạy xe còn cứng hơn cả tôi nữa.”

Từ tình huống trên, hiệu trưởng nhà trường thấy được các nguyên nhân: do ý thức của các em, của phụ huynh đó quá kém, bất chấp nguy hiểm của bản thân và mọi người, việc tuyên truyền của nhà trường chưa sâu rộng (các em và gia đình chưa nắm mức nguy hiểm khi đạp xe lạng lách, qua đường không đúng cách sẽ nguy hiểm như thế nào) Từ tình huống đó, Hiệu trưởng nhận thấy răng không chỉ tuyên truyền các em phải đội mũ bảo hiểm, chạy xe đạp không lạng lách, qua đường phải xin phép đúng cách mà còn phải tuyên truyền sâu rộng đến gia đình các em Cho nên, hiệu trưởng quyết định phải phối hợp với các ban ngành của xã để giáo dục ATGT cho các em Vào tiết chào cờ đầu tuần, hiệu trường mời công an xã về sinh hoạt ATGT cho các học sinh của trường nắm và đồng thời phối hợp với thông tin xã để tuyên truyền vào mỗi buối sáng

Trang 25

3 Kế hoạch hành động vận dụng những điều đã học trong quản lý công tác giáo dục ATGT cho học sinh tại trường Tiểu học Đặng Thị Mành

Việc lập kế hoạch có vai trò rất quan trọng trong việc thê hiện vai trò lãnh đạo của người hiệu trưởng khi điều tiết các hoạt động của nhà trường Xác định rõ vai trò, trách nhiệm của từng cán bộ, giáo viên, nhân viên của toàn thể nhà trường cùng với những kiến thức và kinh nghiệm trong quá trình học tập nghiên cứu thực tế, tôi xây dựng kế hoạch hành động về quản lý công tác hoạt động giáo dục ATGT cho học sinh trường Tiểu học Đặng Thị Mành, xã Bình Hiệp, thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An năm học 2021-2022 như sau:

Trang 32

4 Kết luận và kiến nghị

4.1 Kết luận:

Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm trước Đảng và Nhà nước về chất

lượng và hiệu quả giáo dục của trường mình Việc đưa giáo dục ATGT vào trong trường học có thực hiện thành công hay không, đầu tiên phải phụ thuộc vào nhận thức, trình độ tổ chức và năng lực triển khai trong thực tiễn của hiệu trưởng GD ATGT ở trường không thê triển khai được nếu hiệu trưởng không

nhận thức đúng đắn về sự cần thiết phải giảng dạy ATGT Để có thể hướng dẫn

người dưới quyền thực hiện, hiệu trưởng phải có trình độ tổ chức và năng lực triển khai ứng dụng những lý luận dạy học mới trong thực tiễn nhà trường, biết tổ chức học tập và tổng kết kinh nghiệm để nhân rộng Ngoài ra, uy tín của hiệu trưởng trong tập thể sư phạm có tác dụng như chất xúc tác, thúc đây sự phát triển của nhà trường Giáo dục ATGT trong trường phố thông là nhiệm vụ mang tính cấp bách và lâu dài Các em phải được bảo vệ an toàn, sức khỏe tốt thì học tập mới đạt hiệu quả Hơn ai hết, hiệu trưởng nhà trường là người có vai trò rất quan trọng, là người quyết định, người đi đầu trong công tác giáo dục ATGT

cho các em, giúp các em trở thành những mầm xanh tương lai có hiểu biết nhiều, nhận thức sâu và cư xử có văn hóa khi tham gia giao thông

Đề tài: “Quản lí công tác giáo dục an tồn giao thơng cho học sinh trường Tiểu học Đặng Thị Mành, xã Bình Hiệp, thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An năm học 2021-2022” này đã phản ánh được thực trạng giáo dục ATGT cho học sinh trong thời gian qua của trường Tiểu học Đặng Thị Mành

Đồng thời, đề tài cũng xây dựng được kế hoạch hành động về giáo dục ATGT

cho học sinh trong năm học 2021-2022 này Kế hoạch được sự ủng hộ nhiệt tình của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh, học sinh của trường và sự hỗ trợ của xã Bình Hiệp nên đạt được kết quả rất tốt Qua đây, tạo được nét văn hóa giao thông trong phụ huynh và học sinh của trường Tiểu học Đặng Thị Mành

4.2 Kiến nghị:

Trang 33

sinh, nhằm để nâng cao hiệu quả lãnh đạo và quản lí của Hiệu trưởng nói riêng trong công tác GD ATGT và cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nói chung tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau:

* Đối với sở GD &ĐT Long Án:

Sở giáo dục hàng năm ngoài tập huấn bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, Sở giáo dục cần tô chức bồi dưỡng cho cán bộ tổ trưởng và giáo viên về các kỹ năng, kiến thức, chuyên đề về ATGT góp phân nâng cao chất lượng day va hoc

Tổ chức các buôi hội thảo nhằm tạo cơ hội cho đội ngũ cán bộ quản lý các nhà trường có điều kiện trao đổi, chia sẻ và học tập lẫn nhau về những kinh nghiệm trong công tác quản lý đặc biệt là sự sử dụng thành công các kỹ năng hỗ

trợ quản lý |

* Đối với phòng GD &ÐT thị xã Kiến Tường:

Cần có văn bản hướng dẫn giảng dạy văn hóa giao thông cụ thể để giáo viên dễ dàng thực hiện

Hỗ trợ thêm một số đồ dùng, phương tiện cho nhà trường trong việc dạy học ATGT

Tổ chức thêm các buổi sinh hoạt chuyên môn cụm, thao giảng về nội dung GD ATGT để các giáo viên có thể học tập kinh nghiệm lẫn nhau

* Đối với Hiệu trưởng: cần tranh thủ vận động thêm nguồn kinh phí hỗ trợ cho công tác giáo dục ATGT của nhà trường đạt hiệu quả cao hơn

* Đối với địa phương xã Bình Hiệp: nên hỗ trợ nhà trường nhiệt tình với tỉnh thần đầy trách nhiệm, tất cả vì học sinh thân yêu

* Đối với Ban đại diện cha me hoc sinh, Cơng đồn, Đoàn thanh niên: nên phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng chung tay cùng nhà trường trong công tác giáo dục ATGT cho các em học sinh

Trang 34

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Luật Giáo dục điều chỉnh, sửa đôi năm 2019

2 Nghị quyết số 29-NQ/TW về đôi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đảo tạo

3 Công văn số 2749/BGDĐT-GDCTHSSV ngày 24/7/2020 của Bộ GD-ĐT về tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về ATGT đầu năm học mới 2020-2021 cho HSSV

4 Công văn số 432/PGDĐT ngày 03 tháng 09 năm 2020 của của Phòng Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về ATGT đầu năm học mới 2020-2021 cho học sinh

5 Công văn số 599/PGDĐT ngày 06/09/2019 của Phòng Giáo dục và Đào tạo về việc tô chức thực hiện Tháng cao điểm ATGT cho học sinh đến trường — tháng 9/2020

6 Trường cán bộ quản lý giáo dục Thành phó Hồ Chí Minh (2013), Tài liệu bồi

dưỡng các bộ quản lý trường phố thông 7 Một sô tiêu luận của các khóa trước

Trang 35

2021 CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM Doc lap — Tu do —- Hạnh phúc PHIEU NHAN XET NGHIEN CUU THUC TE 1- Người nhận xét Họ và tên: Lê Phước Hùng Chức vụ: Hiệu trưởng 2- Người được nhận xét: - Họ và tên: Lê Thị Dương - Năm sinh: 1988

- Học viên lớp: Cán bộ quản lí trường mâm non và tiêu học Long An, năm

- Đơn vị công tác: Trường tiểu học Đặng Thị Mành, xã Bình Hiệp, thị xã Kiến Tường, Long An

3- Nội dung nghiên cứu thực tế:

Quản lí công tác giáo dục an tồn giao thơng cho học sinh trường tiêu học

Đặng Thị Mành, xã Bình Hiệp, thị xã Kiến Tường, Long An năm học 2021-2022

4- Nhận xét:

4.1- Tình thân, thái độ nghiên cứu

- Tỉnh thần làm việc với trách nhiệm cao - Nghiêm túc trong quá trình nghiên cứu 4.2- Tĩnh chính xác của thông tin

- Các thông tin thu thập đều chính xác, đúng với đơn vị

4.3- Đảm bảo kế hoạch thời gian

- Thời gian nghiên cứu đảm bảo đúng với kế hoạch qui định 5- Đánh giá chung: Đạt yêu cầu

Binh Hiép, ngay 10 thang 10 năm 2021

T ký tên, đóng dau)

Lê Phước Hùng

Ngày đăng: 06/01/2024, 08:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN