- Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm n/v của Nguyễn Du : diễn biến tâm trạng n/v thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và NT tả cảnh ngụ tình.. Cách miêu tả chấm phá, hầu như không có một ch
Trang 1Tiết 33-34 : KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
A Mục tiêu
- HS cảm nhận được tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của nàng Kiều
- Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm n/v của Nguyễn Du : diễn biến tâm trạng
n/v thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và NT tả cảnh ngụ tình
B Chuẩn bị
- Sgk, sgv, bài soạn
- Những ý kiến bình luận về đoạn trích
C Tiến trình hoạt động
1 Kiểm tra : Đọc TL đoạn trích “ Cảnh ngày xuân ”
BT 1 Tr 87 sgk
2 Giới thiệu bài : Vì sao Kiều phải ra ở lầu Ngưng Bích, Tâm trạng nàng Kiều đã
được ngòi bút nhân đạo của ND thể hiện như thế nào? chúng ta sẽ cùng phân tích đoạn
trích để thấy được điều đó
3 Bài mới
Hoạt động GV - học sinh Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
? Nêu vị trí của đoạn trích
?
I Tìm hiểu chung về đoạn trích
1 Vị trí : Nằm phần 2 “ Gia biến và lưu lạc ” ( (Sau khi biết MGS lừa vào nhà chứa của Tú bà, Kiều uất ức định tự vẫn) gồm 22 câu + Đoạn trích nói về tâm trạng của Kiều khi ở lầu ngưng bích
Trang 2HS đọc đoạn trích
? Nêu kết cấu đoạn trích?
Hoạt động 2
HS đọc 6 câu đầu
? hoàn cảnh hiện tại của
Kiều ntn?
? Em hiểu “khoá xuân” là
gì ?
? Cảnh thiên nhiên ở lầu
ngưng bích trong cảm
nhận của Kiều như thế
nào?
2 Kết cấu
- 6 câu đầu : hoàn cảnh cô đơn, tội nghiệp K
- 8 câu tiếp: nỗi thương nhớ KTrọng và cha mẹ
- 8 câu cuối: Tâm trạng đau buồn lo âu của K thể hiện qua cách nhìn cảnh vật
3 Phương thức biểu đạt: Miêu tả và biểu cảm
II Phân tích
1 Sáu câu đầu : Hoàn cảnh cô đơn, tội nghiệp của Kiều
* Hoàn cảnh của Kiều
+ “ Khoá xuân”: Bị giam lỏng
.+ Tha hương, bơ vơ nơi đất khách quê người
* Thiên nhiên ở lầu Ngưng bích trong cảm nhận của Kiều
+ Không gian: mênh mông hoang vắng và rợn ngợp: “bốn bề bát ngát xa trông” “non xa” “trăng gần”, “cát vàng cồn nọ, bụi hồng
dặm kia” Cách miêu tả chấm phá, hầu như không có một chi tiết nào cụ thể, cách sử dụng NT đối => Một không gian thoáng
đãng như mở ra đến vô cùng, nhưng lại vô cùng heo hút, vắng lặng ( Không một bóng người, không một sự sống dù là nhỏ nhoi) => Không gian đó đã đánh thức trong nàng cảm giác về sự bơ vơ, trôi dạt, yếu đuối, cô đơn nơi đất khách, quê người Kiều bé nhỏ đến
Trang 3? Qua khung cảnh ấy có
thể thấy K đang ở trong
hoàn cảnh và tâm trạng ntn
?
? trong hoàn cảnh đó, tâm
trạng Kiều được TG diễn
tả ntn? ( Từ nào diễn tả
đắt tâm trạng đó?) Em có
thể hiểu ntn về tâm trạng
đó của Kiều?
Gv bình :
? Em hiểu gì về dụng ý
nhà thơ khi miêu tả cảnh
tội nghiệp giữa thiên nhiên rộng lớn
+ Thời gian: “mây sớm đèn khuya” → tuần hoàn, khép kín hết sớm đến khuya, từ ngày đến đêm Sáng làm bạn với mây, khuya bạn với ngọn đèn → t0 cũng giam hãm con người Kiều chỉ biết đối diện với chính mình
GV: Thiên nhiên đẹp nhưng lai không thể giao hoà cùng nàng mà
lại có sự ngăn cách, chia xa ( (Xa, kia, này, nọ) Tất cả đều gợi lên
sự trống vắng vời vợi Và cũng vì vậy mà lòng nàng ngổn ngang bao mối tơ vò
* Tâm trạng bẽ bàng, chua xót, tủi hổ Bởi:
+ nàng vừa trải qua bao biến cố đau đớn của cuộc đời ( Gia đình oan ức, nàng phải bán mình, phải thất thân với MGS, bị đưa về lầu xanh, bị tú bà nhục mạ, muốn chết mà không chết được
+ Tuy đang sống yên ổn, nhưng trước mặt nàng, cánh cửa nhà chứa vẫn luôn rộng mở, nàng có thể bị đẩy vào bất cứ lúc nào
GV: Nỗi bẽ bàng ấy tràn ngập cõi lòng, nhưng Kiều không có ai
để chia sẻ Xung quanh nàng chỉ có thiên nhiên lạnh lùng, xa cách, mây sớm, đèn khuya, thời gian nhạt nhẽo lặp đi, lặp lại Nỗi cô đơn của Kiều là nỗi cô đơn tuyệt đỉnh
ND không chỉ đơn giản là miêu tả quang cảnh nơi K đang bị
Trang 4TN như vậy trước lầu
ngưng bích?
*Dặn dò:
-Về nhà thuộc thơ và soạn
………
Chuyển tiết 34
* Đọc 8 câu tiếp
? Theo em, ở đoạn này,
TG sử dụng nghệ thuật gì
để diễn tả nỗi nhớ của
Kiều?
? Trong cảnh ngộ của
mình K đã nhớ tới ~ ai ?
Nỗi nhớ ấy hướng về ai
trước? Tại sao?
? TG đã dùng những từ
ngữ ntn để diễn tả nỗi nhớ
Kim?
giam lỏng, mà mục đích là để tạo nền cho khung cảnh bi kịch nội tâm của nàng
bài tiếp tục tiết 34
………
2 Tám câu tiếp theo : nỗi nhớ người thân
Nỗi nhớ người thân của Kiều được TG diễn tả bằng ngôn ngữ độc thoại nội tâm ( Kiều nói với cõi lòng mình) => Có khả năng
lớn trong việc bộc lộ tâm trạng và tình cảm nhân vật
+ Kiều nhớ về cha mẹ và chàng Kim
* Nhớ chàng Kim: “ Tưởng người dưới nguyệt chén đồng” =>
Nhớ đến lời thề nguyền dưới trăng đêm nào.( (Nhớ Kim trước bởi nàng đã phụ bạc Kim Mọi người hiểu hoàn cảnh của nàng nhưng Kim lại chưa hề hay biết gì Kim lại càng không hay biết cảnh ngộ mà nàng đang trải, không hề biết được nỗi đau vì tình yêu tan
vỡ đang rỉ máu trong trái tim nàng) => Diễn tả nỗi nhớ Kim trước
là rất phù hợp với quy luật biện chứng của tâm hồn => Chứng tỏ
ND rất đồng cảm với tâm trạng, với nỗi đau của Kiều, tôn trọng
Trang 5? Từ “ Tưởng” gợi những
sắc thái gì
? Em hiểu câu “Tấm son
gột rửa ” ?
+ Tấm lòng son sắt của
nàng đ/v KT
+ K 0 bao giờ nguôi
quên
tấm lòng son bị hoen ố
biết bao giờ mới gột rửa
được
* Gv: tác giả đã đảo
ngược trật tự đạo lý PK
nhưng vẫn phù hợp với
quy luật tâm lý và còn thể
hiện sự tinh tế của ngòi
bút ND Bởi vì với cha mẹ
nàng đã bán mình báo
quy luật tình cảm của con người
+ Từ “ Tưởng” : mang sắc thái khắc khoải, da diết mà vô vọng
+ Một loạt các H.A chỉ tình yêu lứa đôi như “ Dưới nguyệt chén đồng”, “ Rày trông mai chờ”, “ Tấm son”
+ Giọng thơ thấm đượm nỗi khắc khoải, tuyệt vọng
GV:nhớ về Kim, nàng nhớ những kỷ niệm đep về tình yêu đôi lứa Đó là kỷ niệm của đêm trăng thề nguyền đính ước, nàng và Kim đã uống chén rượu đồng tâm nàng đã đinh ninh trọn đời chung tình Vậy mà giờ đây, tình yêu đẹp chỉ còn là dĩ vãng Vầng trăng vẫn còn giữa trời, chén rượu thề có thể chưa kịp ráo, nhưng nàng đã phản bội K, đã thuộc về người khác
+ Tưởng tượng Kim Trọng ngày đêm mong ngóng chờ đợi vô vọng ở Liêu Dương xa xôi để ngậm ngùi thương xót cho K Mặc
dù xa xôi cách trở nhưng nàng như đã hoá thân vào vào chàng K,
để đồng cảm với nỗi lòng của K bằng chínhtình yêu của nàng + Nhớ K bao nhiêu, nàng lại càng thương mình bấy nhiêu: Bơ vơ nơi chân trời góc bể, nơi đất khách quê người Vậy mà lòng vẫn không nguôi nhớ về K Tình yêu nàng dành cho K đã kết thành tấm son trong lòng nàng, dẫu có cố tình gột rửa cũng không bao giờ nhạt phai
Trang 6hiếu, nàng đã hy sinh hạnh
phúc tình yêu của mình,
giờ chủ yếu là day dứt với
KT Nàng luôn mặc cảm
mình là kẻ phụ bạc Kiều
không dấu diếm tình yêu
mãnh liệt da diết với KT
Quả thực trên quãng
đường lưu lạc, thời gian
và cảnh ngộ có đổi thay,
cung bậc nhớ thương có
thể khác nhau Nhưng
không bao giờ nàng có thể
quên được mối tình đầu
trong trắng thiết tha Hình
bóng chàng K luôn khắc
sâu trong tâm hồn
? Khác với nỗi nhớ chàng
Kim, Nỗi nhớ cha mẹ
được thể hiện ntn ?
“Tin sương chờ”
- Khẳng định tấm lòng thuỷ chung son sắt không nguôi quên
→ Trong nhịp thổn thức của một trái tim yêu thương nhỏ máu, nàng day dứt, ân hận, tiếc nuối mối tình đầu trong trắng, mãnh liệt
GV: Và chính tình yêu sâu sắc đó lại càng tăng thêm bi kịch, tăng thêm nỗi đớn đau cho nàng Tình yêu nàng dành cho K không chỉ sắt son, sâu sắc, mà còn ắp đầy sự vị tha Nàng cũng vô cùng tuyệt vọng bởi con đường trở về với nàng hầu như là không thể Mặc dầu vậy, nhưng tình yêu dành cho KT vẫn mãi mãi đinh ninh
và sắt son trong lòng nàng
=> ND thấu hiểu và cảm thông với sự đổ vỡ dang dở của mối tình cao đẹp → quan niệm tiến bộ, ngòi bút tinh tế cao tay
* Nỗi nhớ cha mẹ
“ Xót người tựa cửa hôm mai Quạt nồng ấp lạnh biết ai đó giờ”
+ cách dùng từ “ Xót”: Nhấn mạnh sắc thái xót xa, lo lắng của người con hiếu thảo khi hình dung cha mẹ yếu già mà vẫn hàng ngày tựa cửa chờ con
+ Sử dụng một loạt các điển tích, điển cố chỉ lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ như: “ Quạt nồng ấp lạnh”, “Sân lai”, “ Gốc
Trang 7HS phân tích
? Cùng là nỗi nhớ nhưng
lại là ~ cách nhớ khác
nhau với ~ lý do khác
nhau nên cách thể hiện
cũng khác nhau
? Hãy phân tích NT dùng
từ ngữ hình ảnh để làm rõ
điều đó ?
HS suy nghĩ phát biểu
? Nhận xét và cho lời bình
về NV K?
HS đọc 8 câu thơ cuối
? ấn tượng chung của em
về NT và nội dung của
tử” ( Ai sẽ thay nàng khi quạt nồng, lúc ấp lạnh để phụng dưỡng song thân Nàng xót xa hơn bởi mình là con cả mà chưa làm tròn bổn phận của người con chăm sóc mẹ già khi trái gió, trở trời) => các điển tích, điển cố, nhưng vẫn rất gần gũi, dễ hiểu, có
khả năng gây xúc động lòng người
+ “ nắng mưa” là từ vừa có ý nghĩa chỉ không gian, vừa có ý nghĩa
chỉ thời gian: Nỗi lo lắng tột bậc của nàng khi nghĩ tới cha mẹ ngày một yếu già, liệu có thể chờ đợi ngày nàng trở về được nữa hay không
GV: chẳng còn một sự kết nối nào giữa nàng với quê nhà và những
người thân yêu Người thân, chốn cũ đã vĩnh viễn lùi vào dĩ vãng Chỉ còn lại một không gian và thời gian vời vợi => Cảm nhận ấy càng tô đậm thêm thân phận lẻ loi, bơ vơ và cảm giác mất mát lớn lao ở nàng
* Kiều là con người thủy chung sâu sắc, rất mực hiếu thảo và có tấm lòng vị tha đáng trọng
3 Tám câu cuối Là 8 câu thơ tả cảnh ngụ tình vào loại hay nhất của truyện Kiều.( Là bút pháp quen thuộc của các nhà thơ
xưa: Tả cảnh thiên nhiên để thể hiện tình cảm con người Cảnh ấy
có thể ước lệ, nhưng luôn luôn thể hiện tình cảm con người Người
Trang 8đoạn thơ?
? Nhận xét gì về toàn cảnh
trong bức tranh?
? vậy, tình trong cảnh là
gì?
? Điệp ngữ “buồn trông”
đứng đầu các câu lục cho
em cảm nhận gì?
đọc có thể quên cảnh mà chỉ nhớ tình cảm con người ấn tượng về tình cảm con người là chủ yếu)
* Cảnh Là bức tranh thiên nhiên toàn cảnh phong phú về chi tiết: Có đường nét, màu sắc, âm thanh Có gần, có xa, có cao, có thấp, vô cùng sống động.( GV: Có thể, do ND đã đi nhiều nơi, trải
nghiệm nhiều, và những gì ông chứng kiến về thiên nhiên ở những nơi ông đi qua đã giúp ông viết nên những câu thơ miêu tả thiên
nhiên tuyệt tác đến như vậy) => Cảnh không còn là thiên nhiên
khách quan, lạnh lùng, xa lạ mà đã trở thành tiếng nói của NV Mỗi chi tiết tả cảnh là một chi tiết tả tình
* Tình Là tâm trạng của Kiều Là những dự cảm của nàng về ngày mai sóng gió.( Những dự cảm đó có sự vận động từ: Bâng
khuâng man mác đến lo sợ hãi hùng + Điệp ngữ “ Buồn trông” đứng đầu các câu lục cho thấy nét tâm trạng chủ đạo chi phối cái nhìn ngoại cảnh của TK là nỗi buồn sâu thẳm, không nguôi Nàng đã đem nỗi buồn trong lòng mình trông
ra bốn phía Vì vậy, bất cứ một vật nào lọt vào điểm nhìn của nàng cũng trở nên nhuốm buồn, trôi dạt, đau thương,
- “ Buồn trông” vang lên 4 lần liên tiếp càng nhấn mạnh thêm sắc thái sầu thảm ấy Nhìn về phía nào cũng chỉ thấy nỗi buồn, vì vậy
Trang 9? em nghĩ gì về những
hình ảnh thiên nhiên trong
đoạn thơ?
? Nêu nhận xét về ngôn
ngữ được sử dụng trong
đoạn thơ
? Em có thể phân tích và
bình mỗi hình ảnh thiên
nhiên trong đoạn thơ?
mà nỗi buồn dường như dâng lên tràn ngập, mênh mang và kéo dài
vô tận Thời gian như ngưng đọng lại để cả không gian còn lại duy nhất một nỗi buồn ngập tràn
+ Các hình ảnh thiên nhiên trong đoạn thơ mang tính đa nghĩa : Vừa là hình ảnh về thiên nhiên, vừa ẩn dụ cho hoàn cảnh và tâm trạng của Kiều trong khoảnh khắc bình yên trước bão tố của cuộc đời
+ Hầu hết sử dụng lớp từ thuần việt với những từ láy giàu giá trị tạo hình và biểu cảm
* Nội dung: + Trông ra cửa bể chiều hôm, chỉ thấy một con
thuyền lênh đênh, vô định, không biết sẽ cập bến phương nào =>
ẩn dụ cho cuộc đời lênh đênh phiêu bạt, không biết bao giờ mới được sum vầy với người thân
+ Trông xuống ngọn nước mới sa, chỉ thấy một cánh hoa yếu ớt,
mong manh đang trôi nổi => ẩn dụ cho cuộc đời nổi trôi, tan tác, bị dập vùi giữa dòng đời rộng lớn
+ Trông ra nội cỏ chỉ thấy một màu xanh rầu rĩ, tẻ ngắt, kéo dài tới tận chân trời => ẩn dụ cho những tháng ngày vô vị, tẻ nhạt trong cuộc đời Kiều Giữa chân mây, mặt đất xa xăm ấy không hề có
Trang 10? 2 câu thư cuối gợi cảnh
có gì đặc biệt?
? “ Tiếng sóng ầm ầm
quanh ghế ngồi” gợi trong
em cảm nghĩ gì?
? Nhận xét về sắc thái biểu
cảm của những câu hỏi tu
từ trong đoạn thơ?
một nơi cho K bấu víu để mà hi vọng
+ Trông ra mặt duềnh chỉ thấy “gió cuốn” và “sóng kêu” Cảnh lúc này trở nên dữ dội bởi gió và sóng Phải chăng , nỗi buồn đau, lo
sợ ở nàng đã tích tụ lên đến cực điểm Tất cả như đang báo trước một tai ương đang bủa vây, rình rập quanh nàng
- “ Tiếng sóng ầm ầm” là biểu trưng cho những thế lực đen tối đang rình rập bủa vây quanh K, chuẩn bị nhấn chìm K xuống thẳm sâu ô nhục Những bất trắc đó đang đến rất gần và không thể nào tránh được
* những câu hỏi tu từ: Thể hiện sự phấp phỏng, lo âu của TK
trước tương lai buồn thảm
=> 4 bức cảnh cũng là 4 câu trả lời buồn đau của tâm trạng cho chính thân phận của nàng Đoạn thơ chứa đầy những hình ảnh thiên nhiên buồn thảm và ghê rợn Là biểu trưng cho cuộc sống lẻ loi, đơn độc trong hiện tại và báo hiệu một ngày mai đầy tai hoạ khủng khiếp
IV Tổng kết
1 NT: Bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình, bằng ngôn ngữ độc thoại
và bằng hệ thống ngôn ngữ dân tộc là chủ yếu Cách sử dụng điệp ngữ và từ láy một cách điêu luyện
Trang 11? NT đặc sắc của đoạn
trích ?
? Giá trị nội dung đtrích ?
2 ND: ND đã khắc hoạ thành công hình tượng TK trong khoảnh
khắc yên tĩnh trước bão tố: Cảnh ngộ tha hương, cô đơn, nỗi lòng tràn ngập chua xót, tuyệt vọng vì tình đầu tan vỡ, đau buồn vì cách biệt mẹ cha, và đặc biệt là linh cảm về một ngày mai bi thương của chính mình
D Củng cố dặn dò :
+ Học thuộc lòng đoạn trích
+ Viết đoạn văn phân tích 8 câu thơ cuối
+ Soạn bài mới