Qua kết quả nghiên cứu đề tài “Nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức tại Cục QLTT tỉnh Tiền Giang” cho thấy, đây là nội dung có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn sâu sắc nhằm
Trang 1NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
Trang 2LUẬN VĂN THẠC SỸ HUỲNH THANH PHONG
Trang 11LÝ LỊCH KHOA HỌC
I LÝ LỊCH SƠ LƯỢC:
Họ & tên: HUỲNH THANH PHONG Giới tính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 03/6/1978 Nơi sinh: P1, TP Mỹ Tho, Tiền Giang
Quê quán: Hữu Đạo, Châu Thành, Tiền Giang Dân tộc: Kinh
Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: 36/3 Trần Hưng Đạo, Phường 6, Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang
Điện thoại cơ quan: 02733 876 649 Điện thoại nhà riêng:
Fax: E-mail: huynhthanhphong968@gmail.com
II QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO: 1 Trung học chuyên nghiệp:
Hệ đào tạo: Tại chức Thời gian đào tạo: 1995 -1998
Nơi học (trường, thành phố): Trường Trung học Tài chính kế toán 4 Ngành học: Thuế
2 Đại học:
Hệ đào tạo: Vừa học vừa làm Thời gian đào tạo từ 2001-2006 Nơi học (trường, thành phố): Trường Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh Ngành học: Kinh tế công cộng
Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp:
Trang 12III Q TRÌNH CƠNG TÁC CHUN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC:
Thời gian Nơi công tác Công việc đảm nhiệm 11/2002 -
8/2016
Chi Cục Quản lý thị trường Tiền
Trang 13LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tp Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 11 năm 2020
Trang 14CẢM TẠ
Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của quý Thầy Cô Phòng Sau đại học của Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Tp Hồ Chí
Minh, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của TS Trần Đăng Thịnh Qua đây, tôi
xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ này Bên cạnh đó, tơi chân thành cảm ơn tồn thể các anh chị đồng nghiệp Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang đã hỗ trợ nhiệt tình để tơi hồn thành luận văn này
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tp Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 11 năm 2020
Trang 15TÓM TẮT
Đề tài tập trung nghiên cứu năng lực thực thi công vụ của công chức tại Cục QLTT tỉnh Tiền Giang, phân tích và đánh giá các yếu tố cấu thành năng lực thực thi công vụ của công chức QLTT tại Cục QLTT tỉnh Tiền Giang và những yếu tố ảnh hưởng, trên cơ sở đó luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức QLTT tại Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Luận văn sử dụng các phương pháp phân tích tổng hợp; phương pháp thống kê, so sánh; phương pháp thu thập số liệu Số liệu thứ cấp được thu thập những văn bản quy phạm pháp luật của ngành QLTT, Cục QLTT tỉnh Tiền Giang trong giai đoạn 2015 - 2019 Số liệu sơ cấp được thu thập trên cơ sở khảo sát ý kiến đánh giá của đội ngũ công chức tại Cục QLTT Tiền Giang (phiếu khảo sát)
Qua kết quả nghiên cứu đề tài “Nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức tại Cục QLTT tỉnh Tiền Giang” cho thấy, đây là nội dung có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn sâu sắc nhằm đảm bảo việc thực hiện công tác quản lý đội ngũ CBCC nhà nước nói chung và công chức tại Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Với mục đích nghiên cứu - nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức tại Cục QLTT tỉnh Tiền Giang, luận văn đã hoàn thành các nội dung cơ bản sau:
Hệ thống hóa, làm rõ cơ sở lý luận về năng lực và năng lực thực thi công vụ của công chức nói chung và năng lực thực thi công vụ của công chức QLTT nói riêng Phân tích đánh giá thực trạng năng lực thực thi công vụ của công chức QLTT tại Tiền Giang Từ đó, đề xuất những giải pháp nâng cao năng lực thực thi công vụ công chức lực lượng QLTT Tiền Giang chú trọng vào giải pháp về đào tạo bồi dưỡng, đánh giá và quản lý công chức
Trang 16ABSTRACT
The thesis focuses on researching the civil service's capacity of civil servants, analyzing and evaluating the factors constituting the civil service execution capacity of market management officers at the market management department of Tien Giang province, and the influencing factors, on that basis, the thesis proposes many solutions to improve the civil service performance of market management officers at the market management department of Tien Giang province
Thesis using synthetic analysis methods; method of statistics, comparison; The method of data collection Secondary data are collected from legal documents of the market management industry, the market management department of Tien Giang province in the period 2015 - 2019 Primary data is collected based on an opinion survey evaluation of civil servants at the market management department of Tien Giang province
Through the research results of the topic “Improving civil service capacity of civil servants at the Market Management Department of Tien Giang” shows, this is meaningful content in both theory and practice to ensure ensuring the management of the contingent of State officials and civil servants in general and public servants at the Market Management Department of Tien Giang province in particular
For the purpose of researching - improving the civil service's capacity of civil servants at the Market Management Department of Tien Giang province, the thesis has completed the following basic contents: Systematize and clarify the rationale about public service execution capacity and capacity of public servants in general and public service execution capacity of market management officers in particular Analyzing and evaluating the current status of civil service execution capacity of market management civil servants in Tien Giang province Since then, proposing solutions to improve the civil service execution capacity of market management civil servants in Tien Giang province, focusing on solutions for training and retraining, evaluation and management of civil servants
Trang 17MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN iiiCẢM TẠ ivTÓM TẮT vABSTRACT viMỤC LỤC viiDANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT xiDANH SÁCH CÁC BẢNG xiiDANH SÁCH CÁC HÌNH xiiiA MỞ ĐẦU 11 Lý do chọn đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 3
2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 3
2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 4
3 Mục tiêu nghiên cứu 7
3.1 Mục tiêu chung 7
3.2 Mục tiêu cụ thể 7
4 Câu hỏi nghiên cứu 7
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
5.1 Đối tượng nghiên cứu 7
5.2 Phạm vi nghiên cứu 8
6 Phương pháp nghiên cứu 8
6.1 Phương pháp thu thập số liệu 8
6.2 Phương pháp xử lý số liệu 9
7 Điểm mới của luận văn 9
8 Kết cấu luận văn 10
B NỘI DUNG 11
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG CHỨC VÀ NĂNG LỰC THỰC THI CÔNG VỤ CỦA CÔNG CHỨC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG 11
1.1 Một số khái niệm cơ bản 11
1.1.1 Khái niệm công chức và công chức quản lý thị trường 11
1.1.1.1 Khái niệm công chức 11
1.1.1.2 Công chức Quản lý thị trường 12
1.1.2 Khái niệm về năng lực và năng lực thực thi công vụ 13
Trang 181.1.3 Khái niệm về công vụ và hoạt động công vụ 16
1.1.3.1 Công vụ và đặc điểm công vụ 16
1.1.3.2 Khái niệm về hoạt động công vụ 18
1.1.4 Khái niệm năng lực thực thi công vụ của công chức quản lý thị trường 19
1.1.4.1 Các quy định chung về công vụ và thực thi công vụ của ngành QLTT 20
1.1.4.2 Các quy định chung về công vụ và thực thi công vụ của ngành QLTT 23
1.1.5 Các tiêu chí đánh giá năng lực thực thi công vụ của công chức 23
1.2 Các tiêu chí đánh giá năng lực thực thi công vụ của công chức quản lý thị trường 27
1.2.1 Nhóm tiêu chí đánh giá dựa trên yếu tố cấu thành năng lực thực thi công vụ của công chức quản lý thị trường 27
1.2.1.1 Nhóm tiêu chí về kiến thức 27
1.2.1.2 Nhóm tiêu chí về kỹ năng 30
1.2.1.3 Nhóm tiêu chí về thái độ, hành vi, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc 31
1.2.2 Nhóm tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện công vụ và mức độ hài lòng của người dân 32
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực thực thi công vụ của công chức 32
1.3.1 Xác định vị trí việc làm và xây dựng khung năng lực 32
1.3.2 Công tác tuyển dụng 33
1.3.3 Công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ 33
1.3.4 Công tác đánh giá năng lực công chức 34
1.3.5 Công tác bố trí sử dụng 34
1.3.6 Tiền lương và chế độ đãi ngộ 34
1.4 Kinh nghiệm nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức quản lý thị trường và bài học kinh nghiệm 35
1.4.1 Kinh nghiệm nâng cao năng lực thực thi công vụ của một số Cục Quản lý thị trường 35
1.4.1.1 Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên 35
1.4.1.2 Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Thuận 36
1.4.1.3 Chi cục Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh 38
1.4.1.4 Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Nghệ An 38
1.4.2 Bài học kinh nghiệm tại Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang 39
Tóm tắt chương 1 41
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC THỰC THI CÔNG VỤ CỦA CÔNG CHỨC TẠI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG TỈNH TIỀN GIANG 42
2.1 Tổng quan về Cục quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang 42
Trang 192.1.1.1 Chức năng 42
2.1.1.2 Nhiệm vụ 42
2.1.2 Tổ chức bộ máy và biên chế của Cục QLTT Tiền Giang 45
2.1.2.1 Tổ chức bộ máy 45
2.1.2.2 Về số lượng biên chế của Cục QLTT Tiền Giang 46
2.2 Thực trạng năng lực thực thi công vụ của công chức tại Cục quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang 48
2.2.1 Thực trạng năng lực thực thi công vụ của công chức tại Cục quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang theo các yếu tố cấu thành năng lực 49
2.2.1.1 Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ 492.2.1.3 Về trình độ quản lý nhà nước 522.2.1.4 Kiến thức về ngoại ngữ 512.2.1.5 Kiến thức về tin học 522.2.1.6 Về trình độ lý luận chính trị 542.2.1.7 Về kiến thức pháp luật 542.2.1.8 Về kỹ năng thực thi công vụ 562.2.1.9 Về phẩm chất chính trị, đạo đức tác phong 59
2.2.2 Thực trạng năng lực thực thi công vụ theo kết quả đạt được 60
2.2.2.1 Công tác chỉ đạo điều hành 60
2.2.2.2 Kết quả kiểm tra xử lý 63
2.3 Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực thực thi công vụ của công chức tại Cục quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang 660
2.3.1 Xác định vị trí việc làm và xây dựng khung năng lực 70
2.3.2 Công tác tuyển dụng 67
2.3.3 Công tác đánh giá năng lực 68
2.3.4 Công tác bố trí sử dụng 69
2.3.5 Tiền lương và chế độ đãi ngộ 70
2.3.6 Phúc lợi và các khoản trợ cấp đãi ngộ, kích thích về mặt tài chính và phi tài chính 73
2.3.7 Ý thức tổ chức kỷ luật, thái độ tác phong công tác và trách nhiệm đạo đức công vụ 74
2.4 Đánh giá chung về năng lực thực thi công vụ của công chức Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang 80
2.4.1 Những kết quả đạt được 75
2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân 81
2.4.2.1 Những hạn chế 81
Trang 20Tóm tắt chương 2 80
CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC THỰC THI CÔNG VỤ CỦA CÔNG CHỨC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG TỈNH TIỀN GIANG 81
3.1 Định hướng và mục tiêu nâng cao năng lực thực thi công vụ công chức Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang đến năm 2025 81
3.1.1 Định hướng của Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang 81
3.1.2 Mục tiêu nâng cao năng lực công chức của Cục Quản lý thị trường Tiền Giang 81
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức Cục Quản lý thị trường Tiền Giang 83
3.2.1 Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức 83
3.2.2 Thực hiện đúng đắn việc bố trí, sử dụng, đề bạt, luân chuyển công chức 90
3.2.3 Tăng cường công tác đánh giá và kiểm sốt cơng chức 871
3.2.4 Tăng cường công tác giáo dục phẩm chất chính trị 92
3.2.5 Ổn định kiện toàn tổ chức 92
3.2.6 Ứng dụng công nghệ thông tin 93
3.2.7 Thông tin truyền thơng 94
3.2.8 Xây dựng hồn thiện hạ tầng pháp lý 94
3.2.9 Quan tâm lợi ích vật chất và tinh thần cho công chức QLTT 95
3.2.10 Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra công vụ 95
3.3 Một số kiến nghị nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức Cục QLTT Tiền Giang 100
3.3.1 Đối với Nhà nước 100
Trang 22DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG TRANG
Trang 23DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH TRANG
Trang 24A MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong nền hành chính nhà nước (HCNN), bộ phận quan trọng và đóng vai trò then chốt là đội ngũ cán bộ, công chức (CBCC) trong các cơ quan tổ chức nhà nước Nâng cao năng lực thực thi công vụ cho đội ngũ CBCC là một yêu cầu khách quan và đồng thời cũng là một nhiệm vụ thường xuyên, liên tục Để kết hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay đòi hỏi đội ngũ CBCC phải có đủ phẩm chất đạo đức năng lực thực thi công vụ đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới
Trong xu thế hội nhập mở cửa hiện nay, hàng hóa các nước trên thế giới tràn ngập vào thị trường Việt Nam Tuy nhiên, nạn buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đang phá hoại nền sản xuất trong nước, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân Với truyền thống trên 60 năm xây dựng và trưởng thành, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) đã có vai trò quan trọng trong công tác đấu tranh chống hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ Chống lại nạn đầu cơ hàng hóa, buôn lậu, gian lận thương mại và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Tại Hội nghị tổng kết công tác của lực lượng QLTT năm 2019 và triển khai nhiệm vụ năm 2020, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã ghi nhận những kết quả đã đạt được của lực lượng QLTT trong năm 2019, đặc biệt ghi nhận việc lực lượng QLTT đã tấn công được vào nhiều điểm nóng, đường dây, ổ nhóm về hàng giả, hàng lậu lớn mà trước đây chưa bao giờ làm được Bên cạnh những thành tích, kết quả đạt được, Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình chỉ ra những tồn tại cần khắc phục của lực lượng QLTT như năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của công chức QLTT chưa đồng đều nên đã ảnh hưởng đến công tác tham mưu, kiểm tra, xử lý vi phạm Vẫn còn có công chức thiếu tinh thần trách nhiệm, có biểu hiện bao che, tiếp tay cho hành vi vi phạm pháp luật và đã bị xử lý
Trang 25nghìn tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, Tiền Giang sớm trở thành một tỉnh có nền kinh tế phát triển hàng đầu trong khu vực miền Tây Nam Bộ Tuy nhiên, đi cùng với đó là nguy cơ về gian lận thương mại, hàng giả hàng nhái cũng tăng cao
Tiền Giang có tuyến biển phía Đông dài 32km, cửa ngõ để các đối tượng buôn lậu đưa hàng hóa nhập lậu với các mặt hàng chủ yếu là xăng, dầu, phân bón vào các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh tiêu thụ Tuyến sông Tiền một nhánh của sông Mê Kông, với chiều dài 120km tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng buôn lậu vận chuyển hàng hóa nhập lậu từ biên giới Tây Nam thuộc tỉnh An Giang như: đường cát, hàng điện tử, mỹ phẩm, rượu, quần áo cũ tập kết hàng hóa tại các huyện trên tuyến sông Tiền thuộc địa bàn tỉnh Tiền Giang để vận chuyển đi thành phố Hồ Chi Minh, các tỉnh miền Đông Nam bộ tiêu thụ
Về thị trường nội địa, Tiền Giang cũng là địa bàn trung chuyển hàng hóa giữa các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long với thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại, từ đó các hành vi vi phạm trên các lĩnh vực như gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng vi phạm về sở hữu trí tuệ, không đảm bảo chất lượng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đều có xảy ra
Chính vì thế, Cục QLTT Tiền Giang luôn xác định công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả là một nhiệm vụ quan trọng, khó khăn, lâu dài trong việc bảo vệ quyền lợi của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng, thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh nhà Đó cũng là thách thức về chất lượng năng lực thực thi công vụ của công chức Tiền Giang nói chung và công chức QLTT Tiền Giang nói riêng Năng lực thực thi công vụ của công chức QLTT có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thực hiện công vụ của cơ quan QLTT nhà phân phối ổn định, lành mạnh hóa nền kinh tế bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng
Trang 26Tỉnh, của Cục vẫn chưa được thực hiện tốt, chưa tạo ra được sức mạnh tổng hợp trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, ổn định thị trường
trong tỉnh Xuất phát từ những lý do trên nên tôi chọn đề tài “Nâng cao năng lực
thực thi công vụ của công chức tại Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang” làm
đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Alina Ciobanu và Armenia Androniceanu (2015), với đề tài “Civil Servants Motivation and Work Performance in Romanian Public Institutions”, đã phân tích toàn diện về các yếu tố thúc đẩy năng lực thực thi nhiệm vụ của công chức Romania, từ đó tìm ra hiệu quả và hiệu suất thực thi nhiệm vụ của họ Dữ liệu được phân tích trong bài báo của Ciobanu và cộng sự (2015), đã được thu thập thông qua một cuộc khảo sát được tiến hành từ ngày 01 tháng 07 đến ngày 31 tháng 08 năm 2013 tại một số cơ sở công lập ở Romania Bảng câu hỏi được thiết kế cho giai đoạn nghiên cứu này của chúng tôi bao gồm việc nhận diện sáu nhiệm vụ và mười mục được đánh giá trên thang điểm từ 1 đến 9 liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của công chức
Kết quả nghiên cứu của Ciobanu và cộng sự (2015), cho thấy việc thực thi nhiệm vụ của công chức bị ảnh hưởng bởi các yếu tố chủ yếu liên quan đến hoạt động hàng ngày như phong cách lãnh đạo của cấp trên; cơ hội được đào tạo chuyên nghiệp; cơ hội phát triển nghề nghiệp; sự an toàn nơi làm việc… Ciobanu và cộng sự (2015), đã kết luận rằng, năng lực thực thi nhiệm vụ của công chức ở Romania được gia tăng khi họ được đào tạo về kiến thức, về kỹ năng, về thái độ… đối với công việc
Trang 27Nghiên cứu cũng cho thấy, công chức nhà nước tìm thấy cơ hội quan trọng để thăng tiến, đảm bảo việc làm, tiếp theo là thu nhập cao Đồng thời, Houston (2000) cho rằng đối với công chức nhà nước, những lời khen thưởng, động viên của các lãnh đạo, của đồng nghiệp… có giá trị hơn so với các giá trị về vật chất như thu nhập cao hoặc thời gian làm việc ngắn
Dự án Hiệu quả Công chức Quốc tế (International Civil Service Effectiveness - InCiSE), được hợp tác bởi Trường Công lập Blavatnik tại Trường Đại học Oxford (2017), đã nhận định, một nền công vụ hiệu quả có thể đóng một vai trò quan trọng vai trò trong việc xác định sự tiến bộ và sự phồn thịnh của một quốc gia Dự án này đã xây dựng Bộ Chỉ số Đo lường hiệu quả thực thi công vụ của đội ngũ công chức của 31 quốc gia bao gồm các quốc gia thuộc Châu Âu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Châu Á và Australia Bộ Chỉ số Đo lường hiệu quả thực thi công vụ của đội ngũ công chức gồm các tiêu chí: Sự khéo léo; Sự cởi mở; Khả năng làm việc; Tính toàn diện…
2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Trong những năm qua, Chính phủ, Bộ Công Thương đã có rất nhiều văn bản chỉ đạo cùng như triển khai thực hiện các biện pháp, đề án nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC, nâng cao đạo đức và tác phong làm việc, nâng cao năng lực thực thi công vụ đáp ứng nhu cầu của người dân trong điều kiện mở cửa và hội nhập hiện nay Bên cạnh đó, đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến chất lượng đội ngũ công chức hành chính, năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức nói chung và công chức QLTT nói riêng, cụ thể như sau:
Lê Nguyễn Hải Quỳnh (2016) trong nghiên cứu: “Năng lực thực thi công vụ
của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh”,
Trang 28góp phần nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Quảng Ninh
Phan Trung Dũng (2017) trong nghiên cứu: “Năng lực thực thi công vụ của
công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Điện Biên”, đã tổng quan
những lý luận cơ bản về công chức, công vụ, công chức chuyên môn cấp tỉnh, năng lực thực thi công vụ của công chức, yếu tố cấu thành năng lực thực thi công vụ; xác định những tiêu chí đánh giá và yếu tố ảnh hưởng đến năng lực thực thi công vụ của công chức và sự cần thiết phải nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức; phân tích kinh nghiệm thực tiễn tại một số địa phương về nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức Nghiên cứu đã phân tích thực trạng và đưa ra đánh giá về năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Điện Biên Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức tại các cơ quan chun mơn thuộc UBND tỉnh Điện Biên
Ngơ Đồn Thúy Anh (2017) trong nghiên cứu: “Năng lực thực thi công vụ
của công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Bến Tre, tỉnh Bền Tre”, đã hệ thống
hóa cơ sở lý luận về năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã, phân tích thực trạng năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã trên địa bàn Tp Bến Tre, tỉnh Bến Tre Từ đó, đề xuất giải một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre
Trần Thị Thanh Hòa (2017) trong nghiên cứu: “Năng lực thực thi công vụ
của công chức tại Chi cục QLTT Thành phố Hà Nội”, đã hệ thống hóa cơ sở lý luận
về năng lực và năng lực thực thi công vụ của công chức QLTT Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực thực thi công vụ của công chức tại Chi cục QLTT Hà Nội Từ đó, đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức tại Chi cục QLTT Hà Nội
Trần Minh Chiến (2019) trong nghiên cứu: “Quản trị nguồn nhân lực tại Chi
cục Quản lý thị trường tỉnh Gia Lai”, đã làm rõ cơ sở lý luận về quản trị nguồn
Trang 29Lai và đề xuất một số giải pháp giải pháp nhằm thúc đẩy, hồn thiện cơng tác quản trị nguồn nhân lực của Chi Cục QLTT tỉnh Gia Lai trong thời gian tới
Phạm Trí Thức (2019) trong nghiên cứu: “Đánh giá thành tích của cán bộ
công chức tại Cục Quản lý thị trường Gia Lai”, đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về
đánh giá thành tích người lao động trong tổ chức; phân tích và đánh giá thực trạng công tác đánh giá thành tích CBCC tại Cục QLTT Gia Lai giai đoạn 2014-2018 Phát hiện những tồn tại, hạn chế trong quá trình đánh giá thành tích công chức tại Cục QLTT Gia Lai Từ đó, đề xuất một số giải pháp phù hợp với thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng đánh giá thành tích tại Cục QLTT Gia Lai
Nguyễn Thị Đông Kiều (2019) ) trong nghiên cứu: “Nâng cao chất lượng đội
ngũ công chức, viên chức tại UBND huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang”, đã hệ
thống được cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức và các chỉ tiêu ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ công chức, viên chức Tập trung phân tích thực trạng và đánh giá chất lượng đội ngũ công chức, viên chức Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức tại UBND huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang
Tóm lại, qua lược khảo tổng quan các tài liệu nghiên cứu có liên quan, đã có
khá nhiều đề tài nghiên cứu về nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào liên quan đến nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức tại Cục QLTT Tiền Giang Vì vậy, công trình nghiên cứu này không trùng với các nghiên cứu trước Tuy nhiên, tất cả những công trình nói trên, ở những mức độ khác nhau, đã giúp tác giả có một số tư liệu và kiến thức cần thiết để có thể hình thành những hiểu biết chung, các vấn đề lý luận về công chức,
năng lực công chức nói chung, giúp tiếp cận và đi sâu nghiên cứu vấn đề “Nâng cao
Trang 303 Mục tiêu nghiên cứu 3.1 Mục tiêu chung
Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận về năng lực thực thi công vụ của công chức, công chức QLTT, phân tích thực trạng năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức QLTT Tiền Giang Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức QLTT Tiền Giang
3.2 Mục tiêu cụ thể
Để hoàn thành mục tiêu chung, nghiên cứu đề ra các mục tiêu cụ thể sau: - Nghiên cứu cơ sở lý luận về năng lực và năng lực thực thi công vụ của công chức QLTT
- Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực thực thi công vụ của công chức tại Cục QLTT Tiền Giang
- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức tại Cục QLTT Tiền Giang
4 Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt mục tiêu đề ra, đề tài tập trung trả lời các câu hỏi sau đây:
(1) Thực trạng năng lực thực thi công vụ của công chức tại Cục QLTT Tiền Giang như thế nào?
(2) Các giải pháp nào nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức Cục QLTT Tiền Giang?
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1 Đối tượng nghiên cứu
Trang 315.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Luận văn được nghiên cứu tại Cục QLTT tiền Giang
- Về thời gian: Số liệu nghiên cứu về thực trạng cho giai đoạn 2015-2019,
kiến nghị giải pháp cho giai đoạn đến năm 2020-2025
- Về nội dung: Luận văn tập trung phân tích và đánh giá các yếu tố có tầm
ảnh hưởng đến năng lực thực thi công vụ của công chức QLTT tại Cục QLTT tỉnh Tiền Giang, trên cơ sở đó luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức QLTT tại Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
6 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích tổng hợp lý thuyết: được thực hiện nhằm phân tích
các tài liệu có liên quan đến năng lực thực thi công vụ của công chức;
- Phương pháp thống kê, so sánh: Được sử dụng để sánh theo số tuyệt đối,
tương đối, số bình quân, theo chuỗi thời gian liên quan đến năng lực thực thi công vụ của công chức;
- Phương pháp thu thập số liệu:
+ Xem xét các nguồn số liệu thống kê, các báo cáo có liên quan đến năng lực thực thi công vụ của công chức tại Cục QLTT tỉnh Tiền Giang (nguồn số liệu thứ cấp);
+ Điều tra phỏng vấn các nhân viên Cục QLTT tỉnh Tiền Giang thông qua phiếu điều tra được soạn sẵn theo yêu cầu của đề tài (nguồn số liệu thứ cấp)
6.1 Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu thứ cấp: Số liệu được thu thập từ các nguồn:
Trang 32+ Thông tin, số liệu về cơ cấu tổ chức, đội ngũ CBCC của Cục QLTT tỉnh Tiền Giang trong giai đoạn 2015 - 2019
- Thông tin, số liệu, báo cáo về đánh giá năng lực thực thi công vụ, kết quả hoạt động của Cục QLTT tỉnh Tiền Giang trong giai đoạn 2015 - 2019
- Số liệu từ các bài viết, luận văn, luận án đã công bố, từ Internet cũng được luận văn lựa chọn, đánh giá và tận dụng trong quá trình nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ hơn nội dung nghiên cứu của đề tài
- Số liệu sơ cấp:
+ Điều tra bằng phiếu khảo sát: được thu thập trên cơ sở khảo sát ý kiến đánh giá của 76 công chức đội ngũ công chức tại Cục QLTT Tiền Giang
+ Nội dung khảo sát: khảo sát về kiến thức pháp luật, các kỹ năng cơ bản trong thực thi công vụ như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng tham mưu đề xuất, kỹ năng soạn thảo văn bản, kỹ năng phối hợp, kỹ năng xử lý và giải quyết tình huống, kỹ năng sử dụng trang thiết bị văn phòng để xử lý công việc, kỹ năng tìm tòi giải pháp cải tiến công việc (có phụ lục kèm theo)
6.2 Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để tổng hợp số liệu điều tra và được xử lý trên máy tính theo phần mềm thống kê thông dụng Execl
7 Điểm mới của luận văn
Luận văn đã làm phong phú thêm về mặt lý luận về năng lực thực thi công vụ của công chức nói chung và của công chức QLTT nói riêng
Xác định được thực trạng năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức Cục QLTT Tiền Giang cùng với những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế
Trang 338 Kết cấu luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu của luận văn gồm 3 chương như sau:
Chương 1 Cơ sở lý luận về công chức và năng lực thực thi công vụ của công
chức quản lý thị trường
Chương 2 Thực trạng năng lực thực thi công vụ của công chức Quản lý thị
trường tỉnh Tiền Giang
Chương 3 Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực thực thi công
Trang 34B NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG CHỨC VÀ NĂNG LỰC THỰC THI CÔNG VỤ CỦA CÔNG CHỨC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm công chức và công chức quản lý thị trường
1.1.1.1 Khái niệm công chức
Công chức là một khái niệm được sử dụng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, để chỉ nguồn nhân lực làm việc thường xuyên trong cơ quan nhà nước, do NSNN chi trả
Do tính chất đặc thù của mỗi quốc gia, cho nên nội hàm khái niệm cơng chức của các nước cũng khơng hồn tồn đồng nhất Ở Việt Nam, khái niệm công chức được hình thành, phát triển gắn với sự hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Điều 4 khoản 2 Luật CBCC 2018 xác định “Công chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam, nhà nước, tổ chức chính trị xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện trong cơ quan thuộc đơn vị quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan đơn vị thuộc công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng cộng sản Việt Nam, nhà nước tổ chức chính trị xã hội (gọi chung là đơn vị công lập) trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước (NSNN); đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập theo qui định của pháp luật” (Luật CBCC 2018)
Trang 35Như vậy, có thể hiểu khái niệm chung nhất về công chức ở Việt Nam như
sau: Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức
vụ, chức danh, làm việc trong cơ quan nhà nước, trong biên chế nhà nước và hường lương từ NSNN
1.1.1.2 Công chức Quản lý thị trường
Khái niệm công chức nhà nước là thuật ngữ được dùng ở hầu khắp các nước, nhưng thuật ngữ công chức QLTT chỉ sử dụng ở một số nước như Hàn Quốc,Việt Nam, Malaisia, Úc, Pháp, Canada ; ở một số nước đội ngũ công chức có chức năng kiểm tra, kiểm soát hàng hóa trên thị trường lại là một bộ phận của lực lượng hải quan hay công an, an ninh như các nước: Nam Phi, Mỹ, Singapore, Ở Việt Nam, công chức QLTT là một bộ phận hợp thành đội ngũ công chức Việt Nam nên chịu sự điều chỉnh của Luật CBCC 2008
Công chức QLTT là những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch kiểm soát viên (KSV) thị trường và cả những người chưa được bổ nhiệm và ngạch đang công chức tại cơ quan QLTT trong biên chế hưởng lương từ NSNN chịu trách nhiệm trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường trên địa bàn được phân công quản lý
Công chức QLTT là những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào kiểm soát viên thị trường và cả những người chưa được bổ nhiệm vào ngạch đang công tác tại cơ quan QLTT, trong biên chế và đang được hưởng lương từ ngân sách nhà nước chịu trách nhiệm trong các hoạt động kiểm tra, kiểm sốt thị trường trên tồn lãnh thổ Việt Nam (Trần Thị Thanh Hòa, 2017, tr.13)
Theo Điều 10 của Pháp lệnh QLTT số 11/2016/UBTVQH13 ngày 08/3/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì khái niệm công chức QLTT được định nghĩa:
Trang 362 Các ngạch công chức QLTT: KSV cao cấp thị trường;KSV chính thị trường; KSV thị trường; KSV trung cấp thị trường
Như vậy, công chức QLTT là khái niệm hẹp hơn, là một bộ phận cấu thành công chức hành chính Việt Nam, cùng phải bảo đảm các điều kiện chung của công chức bị quản lý và chi phối của Luật CBCC năm 2008 Tuy nhiên, công chức QLTT còn bị quản lý và chi phối bởi Pháp lệnh QLTT 2016 có hiệu lực từ ngày 01/9/2016 thì nội hàm khái niệm công chức QLTT còn bao gồm: Công chức QLTT được hưởng lương, phụ cấp theo ngạch, bậc, chức vụ công chức chuyên ngành QLTT, phụ cấp thâm niên và các chế độ phụ cấp khác phù hợp với tính chất, nhiệm vụ, địa bàn hoạt động của lực lượng QLTT theo quy định của Chính phủ: công chức QLTT có thành tích trong khi thực hiện hoạt động công vụ được giao được xét khen thưởng, trường hợp có vi phạm trong hoạt động công vụ thì bị xử lý theo quy định của pháp luật
Tóm lại: Công chức QLTT là những người được tuyển dụng (hằng hình thức
thi tuyển, xét tuyển, chuyển ngành) vào cơ quan QLTT; được hưởng lương, phụ cấp theo ngạch, bậc, chức vụ, phụ cấp thâm niên và các chế độ phụ cấp khác từ NSNN, được bổ nhiệm vào các ngạch KSV thị trường (hoặc tương đương), chịu chi phối và quản lý bởi Luật Cán bộ, Công chức 2008 và Pháp lệnh QLTT2016
1.1.2 Khái niệm về năng lực và năng lực thực thi công vụ
1.1.2.1 Khái niệm năng lực
Theo quan điểm của các nhà tâm lý học, năng lực là tổng họp các đặc điểm, thuộc tính của cá nhân phù họp với yêu cầu đặc trưng của một hoạt động, nhằm đàm bảo cho hoạt động đạt hiệu quả cao
Trang 37thái độ, hành vi là trạng thái tinh thần, hành vi ứng xử của cá nhân đối với công việc, các mối quan hệ với những người khác trong công việc
Theo Trần Thị Thanh Hòa (2016): Năng lực là các đặc điểm cá nhân của một người nào đó, là khả năng làm việc tốt, nhờ có phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn “Năng lực" là những điều kiện được tạo ra hoặc vốn có để thực hiện một hoạt động nào đó Như vậy, có thể hiểu năng lực nghề nghiệp như là sự tương ứng giữa những thuộc tính tâm, sinh lý của con người với những yêu cầu do nghề nghiệp đặt ra Ở mỗi một nghề nghiệp khác nhau sẽ có những yêu cầu cụ thể khác nhau, nhưng tựu trung lại thì năng lực nghề nghiệp được cấu thành bởi 3 thành tố sau: (i) Tri thức chuyên môn; (ii) Kỹ năng hành nghề; (iii) Thái độ đối với nghề
Năng lực nói chung và năng lực nghề nghiệp nói riêng không có sẳn mà nó được hình thành và phát triển qua hoạt động học tập, lao động và trong hoạt động nghề nghiệp Chúng ta có thể khẳng định rằng học hỏi và lao động không mệt mỏi là con đưòng phát triển năng lực nghề nghiệp của mỗi cá nhân
Phụ lục số 05 của Thông tư số 05/2013/TT-BNV ngày 25/6/2013 của Bộ Nội Vụ về Bản mô tả công việc của vị trí việc làm thì yêu cầu về năng lực công chức gồm: năng lực cốt lõi (năng lực chung), năng lực quản lý và năng lực chuyên môn
Năng lực chung là năng lực cần thiết cho nhiều lĩnh vực, ngành nghề hoạt
động khác nhau như năng lực nhận thức, năng lực học tập, năng lực giao tiếp, năng lực ra quyết định
Năng lực quản lý xuất hiện khi công chức được bổ nhiệm vào một vị trí với
một chức vụ, chức danh nào đó trong tổ chức Năng lực quản lý được tích lũy, trải nghiệm, phát triển trong suốt thời gian công chức công tác khi thực hiện công việc quản lý trong tổ chức
Năng lực chuyên môn là năng lực đặc trưng trong một vị trí việc làm nhất
Trang 38Từ những phân tích ở trên, tác giả cho rằng: Năng lực là tổng hợp các đặc
điểm, thuộc tính tâm lý, kiến thức, kỹ năng, thái độ kinh nghiệm của chủ thể (cá
nhân hay tổ chức) được tích lũy và sử dụng nhằm đáp ứng những yêu cầu đặc trưng
của một hoạt động nhất định, bảo đảm cho hoạt động đó đạt hiệu qua cao
1.1.2.2 Khái niệm năng lực thực thi công vụ
Năng lực thực thi công vụ của công chức là khả năng đáp ứng về kiến thức, kỹ năng, thái độ và hành vi của công chức một cách tốt nhất trong thực thi công vụ để hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra (Trần Thị Thanh Hòa, 2017, tr.17)
Năng lực thực thi công vụ là khả năng sử dụng tổng hợp các yếu tố kiến thức, kỹ năng, thái độ trong thực hiện nhiệm vụ được giao là nói đến khả năng kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố đó trong những điều kiện hoàn cảnh cụ thể để giải quyết công việc với hiệu quả cao nhất Thực tế cho thấy một người có trình độ chuyên môn cao chưa hẳn là có năng lực cao nếu như không biết vận dụng kiến thức trình độ chuyên môn để đạt hiệu quả trong công việc, nhưng một người có năng lực thì không có trình độ chuyên môn nghiệp vụ Vì vậy trong hoạt động thực thi công vụ muốn có năng lực tốt đòi hỏi không những phải có kiến thức về lĩnh vực hoạt động mà còn phải có kỹ năng hoạt động và “Thái độ tích cực đối với hoạt động hiệu quả cao nhất”
Năng lực thực thi công vụ của CBCC trong quá trình nhận cách quản lý HCNN nhưng nằm ngoài mục tiêu nâng cao chất lượng hiệu quả của công tác quản lý HCNN với mục tiêu xây dựng một nền hành chính chuyên nghiệp hiện đại Điều đó đòi hỏi đội ngũ CBCC phải được đào tạo cả về phẩm chất và năng lực, có trình độ chuyên môn sâu về QLNN, về nghiệp vụ theo chức trách được giao
Tóm lại, năng lực thực thi công vụ của CBCC được tiếp cận trên nhiều khía cạnh, cụ thể như sau:
Thứ nhất, về kiến thức: là tổng hợp những tri thức mà CBCC thu nhận được
Trang 39tích lũy và học hỏi được trong cuộc sống Kiến thức có được qua đào tạo của CBCC bao gồm: trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ văn hóa, trình độ tin học, ngoại ngữ, lý luận chính trị (LLCT) và các kiến thức nền tảng về văn hóa, kinh tế - xã hội
Thứ hai, về kỹ năng: là tổng hợp các cách thức, phương thức, biện pháp tổ
chức và thực hiện công việc, thể hiện ở khả năng vận dụng kiến thức chuyên môn vào thực tế giải quyết các công việc cụ thể Để đạt được những kỹ năng xử lý công việc thành thạo, mỗi CBCC cần có những kỹ năng cơ bản như: kỹ năng thu thập và xử lý thông tin, kỹ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, kỹ năng ra quyết định…
Thứ ba, về thái độ: là sự phản ánh tâm lý về những công việc cụ thể mà
CBCC đang thực hiện với bản thân và với người khác liên quan đến sự thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu cá nhân Đó là tinh thần, ý thức trách nhiệm, sự nhiệt tình, mức độ nỗ lực cố gắng của CBCC với công việc mà họ đang thực hiện Thái độ là yếu tố có ảnh hưởng lớn tới quá trình thực hiện và kết quả công việc Khi người CBCC có thái độ làm việc đúng đắn, chuẩn mực, có tinh thần trách nhiệm cao sẽ ảnh hưởng tích cực tới hiệu quả công việc
Năng lực thực thi công vụ luôn gắn liền với một môi trường làm việc nhất định Vì thế, khi xem xét, đánh giá năng lực thực thi công vụ của CBCC không nên tách rời khỏi môi trường làm việc và những công việc cụ thể được phân công Năng lực thực thi công vụ cần được hiểu là khả năng thực hiện công việc một cách có hiệu quả trong một điều kiện nhất định, nó khơng hồn toàn đồng nghĩa với trình độ được đào tạo hay chứng chỉ, bằng cấp về một lĩnh vực nào đó Người có trình độ cao không đồng nhất với việc người đó có năng lực thực thi công vụ
1.1.3 Khái niệm về công vụ và hoạt động công vụ
1.1.3.1 Công vụ và đặc điểm công vụ
Trang 40Công vụ là thuật ngữ được xem xét đánh giá từ nhiều góc độ khác nhau Do đó, công vụ được hiểu theo các phạm vi rộng hẹp khác nhau Theo cách hiểu chung nhất, công vụ là các việc công Các việc này được thực hiện vì lợi ích chung, lợi ích cộng đồng, lợi ích xã hội, lợi ích của nhà nước Trong khi đó, ở một phạm vi hẹp hơn, công vụ chỉ giới hạn trong các hoạt động của nhà nước Đây cũng chính là cách quan niệm về công vụ của nhiều nước trên thế giới Theo cách hiểu này, công vụ gắn liền với con người làm việc cho Nhà nước và những công việc của Nhà nước do những con người đó thực hiện Chính vì vậy, ở nhiều nước hai khái niệm công vụ và công chức luôn gắn liền chặt chẽ với nhau Hẹp hơn nữa, một số nước coi công vụ chỉ giới hạn trong phạm vi hoạt động của các cơ quan hành pháp mà không tính đến các hoạt động lập pháp và tư pháp trong bộ máy nhà nước
Ở Việt Nam, các cơ quan của Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội là một hệ thống chính trị thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam Giữa các cơ quan này luôn có sự liên thông trong sử dụng nguồn nhân lực Do đó, công vụ không chỉ thuần túy là hoạt động của công chức nhân danh quyền lực công mà còn được hiểu là các hoạt động trong phạm vi rộng hơn Theo đó, công vụ là các hoạt động thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của CBCC làm việc trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập (Điều 2 Luật CBCC năm 2008) CBCC khi tham gia hoạt động công vụ phải tuân thủ các nghĩa vụ và có trách nhiệm thực hiện đúng quyền hạn được giao Để đạt được điều đó, bên cạnh năng lực, trình độ, CBCC còn phải hội đủ phẩm chất, đạo đức và cả trách nhiệm công vụ
Tóm lại, từ những quan niệm trên chúng ta có thể hiểu về công vụ như sau:
công vụ là hoạt động thực hiện các chức năng nhiệm vụ của CBCC theo các qui định của pháp luật nhằm thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước đáp ứng yêu cầu xây dựng đất nước và phục vụ nhân dân
b) Đặc điểm công vụ