BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP.HCM
KHOA MÔI TRƯỜNG
CHUYEN NGANH QUAN LY MOI TRƯỜNG
LUUY:
Tài liệu trong thư viện điện tử của trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP HCM chi duoc sit dui RS uc dich học tập và nghiên cứu cá nhân
Nghiêm cấm mọi hình th 1
không được sự chấp thị af
Trung tam Thong tin- ThE leg trans frong cam on Quy NXB, Quy Tac gia da tạo điều kiện hỗ trợ việc hong hiên cứu của các bạn sinh viên
KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ RỦI RO MÔI TRƯỜNG LIEN QUAN DEN CAC HE THONG
XU LYNUOC THAI TAP TRUNG O CAC KHU CONG NGHIEP TREN DIA BAN
Trang 2Được học tập và rèn luyện trong môi trường giáo dục năng động và sáng tạo như trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TPHCM là niềm hạnh phúc của rất nhiều sinh viên, trong đó có bản thân em Quan trọng hơn hết, để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này, trước tiên em xin gởi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc nhất đối với quý Thầy Cô giảng viên của trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, những người đã trực tiếp hướng dẫn và giảng dạy em hết sức tận tình Bên cạnh đó, quý Thầy Cô cũng chính là cầu nối giữa tri thức và tâm huyết với chúng em, là người đã truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong hơn 4 năm học tập tại trường Đặc biệt em xin gửi lời tri ân tới Cô Phạm Thị Diễm Phương đã tận tình quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành tốt Luận văn tốt nghiệp
Em xin gửi lời cảm ơn đến các Anh/Chị ở Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Long An, Ban quản lý của các Khu công nghiệp đã tạo điều kiện trao đổi, cung cấp tài liệu
giúp em có đủ thông tin, số liệu để hoàn thành Luận văn này
Em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Ba Mẹ đã nuôi dưỡng, tạo điều kiện học tập tốt
nhất cho em và gửi lời tri ân đến những người bạn luôn sẵn sàng bên cạnh chia sẻ, động viên mỗi lúc em gặp khó khăn, thăng thắn góp ý để em hoàn chỉnh Luận văn
Cuối cùng, vì kiến thức của bản thân em còn hạn hẹp nên trong quá trình làm bài
không tránh khỏi những thiếu sót Chính vì thế, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý Thầy Cô để Luận văn tốt nghiệp này đạt được kết quả tốt hơn, đó cũng sẽ
là hành trang quý giá giúp em hoàn thiện kiến thức của mình sau này
Kính chúc quý thầy cô luôn đổi đào sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong
công việc Em xin chân thành cảm on!
Trang 3TOM TAT LUAN VĂN
Môi trường là vấn đề có tính liên ngành, liên vùng và toàn cầu Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá sự cố rủi ro môi trường liên quan sự cố thuộc hệ thống xử lý nước thải tập trung tại KCN, xác định các tác nhân gây rủi ro, mức độ tác động, tần xuất rủi
ro của nước thải công nghiệp đối với môi trường xung quanh đặc biệt là TP.HCM
Kết quả đánh giá cho thấy tiềm năng rủi ro cao nhất từ HTXLNTTT là hệ thống xử lý không vận hành nước thải thải trực tiếp ra môi trường ảnh hưởng đến chất lượng
nguồn tiếp nhận với nồng độ ô nhiễm cao Sau đánh giá cho điểm, từ bảng check list
đề tài xác định được 4 KCN có tiềm năng liên vùng cao như KCN Xuyên Á, KCN Hải
Sơn, KCN Tân Đức, KCN Long Hậu Trong đó, Tân Đức có tiềm năng rủi ro cao nhất Từ kết quả đánh giá đề tài đề xuất các giải pháp ngăn ngừa giảm thiểu, góp phần kiểm soát tác động của nước thải công nghiệp đến môi trường Đề tài cần được tiếp tục
Trang 4Environment is an interdisciplinary, inter-regional and global issue This research aimed to assess the environmental risks from of waste water treatment plant, focused
on the industrial parks , identify the risk factors, the impacts and the frequency of sewage industrial risks to the environment especially in HCMC
Evaluation results showed that, the highest potential risks from the waste water
treatment plants when the plants inactive and discharge directly into the environment,
that cause plants water pollution After evaluation, 4 industrial parks have indentified as potential including Xuyen A, Hai Son, Tan Duc and Long Hau Industrial Park In
which, Tan Duc is the most high risk potential industrial park
From the evaluation results, this study suggests some response solutions to control
the impact of industrial waste water to the environment This study should be further
Trang 5NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DAN
Ngày tháng năm 2016
Giáo viên hướng dẫn
Trang 7MỤC LỤC
MUC LUC ose essecscsecesecsseessessvessvessessecssvesevesecssecsusssevssssevssecsevssevsseessesssessevsseessveseveseseeeesees i DANH MỤC HÌNH 22 ©2222 S2E22E92E2E15712122112112112112112212212112112121211 21211 eExcey iv DANH MUC BANG oun ccccccssessesssessessessessesseesessesssssssusssessessesusssesassssssesaesstestsanssseeseeseese Vv DANH MUC TU VIET TAT ouececccsecssssessessessessessessessessssssssuessessesivsuessessessesseatsaneeseesees vi MO DAU ooo ecccccsesssessessessessessesessuesusssessesussseesssesssssessussussssssessessesassasssessessussusaseseeseeneese 1 1 DAT VAN DEL cccccccccssessesssesessuessesuessessessessessessucsussussussuesssssessessesatssesusaeeaesneesees 1 2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 2 2s2222EE22E52215223522122112E1121122112212112211211211211221E2EE xe 2 3 NỘI DUNG ĐÈ TÀI 2 2+2122ES2E221251251211221221271211221212212112121E 2112112 xe 2 4 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 22-2222 2E122122E5225122112212221221122112112212212EeE 3 5 ĐÓI TƯỢNG VÀ PHẠM VI THỰC HIỆN - 2+ 2+2E+2E+EEE2EE2EE2EE2EEzEEzzxrrx 3 CHƯƠNG 1 TỎNG QUAN -2-22222222E1222122112211211221121122112211211212221 2E ecee 4 1.1 CƠ SỞ LÝ THUYÉTT -.-22+Ss+EES2E92E2EE22512E125122121121122112121271211211211211 21x xer 4
1.1.1 Tổng quan về sự cố môi trường . - 22 22++2+++2+EE++EEE+2EE2222E222Ee+rrerrrrcee 4 1.1.2 Khái niệm và phương pháp đánh g1á rủi rO 2- 5222 +2++S+s+zz£z>z>zzzezezee 5
1.1.3 Co sO phap ly ỐỐốỐỒ 4 6
1.1.4 Thực trạng phòng ngừa, khắc phục sự cố môi trường Việt Nam 10
1.1.5 Kinh nghiệm thế giới về phòng ngừa, khắc phục sự cố môi trường 13
1.1.6 Tổng quan các phương pháp DGSCRRMT trén thé giới và Việt Nam 15
1.2 NHỮNG NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN . 2222222E22EE22EE2EE22252225222222xse2 31 CHƯƠNG 2 TỎNG QUAN VẺ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH LONG AN 2-52 52222E221251211211221221221271211211211211 2112112112111 Ecxe 35
2.1 TONG QUAN VE DIEU KIỆN TỰ NHIÊN TỈNH LONG AN 35 2.1.1 Điều kiện tự nhiên 2+2s+22E+2EE27E2EE271E2717112712TE.7E.-1erree 35 2.1.2 Điều kiện thủy văn -2-©222-22ESE221221122711271112711221121112711211211 21a 39 2.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên 2-22©2222+EE22EEE22EE2222Ee2EEerrrrerree 44 2.2 TONG QUAN VE CAC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH LONG AN 44 2.2.1 Tinh himnh KCN hién tai ees eccceeccscecseeesseesssessseesseesseessecsssvsssesesevessesesetesseeereeeeee 44
2.2.2 Nguồn tiếp nhận nước thải KCN và các vấn đề môi trường của KCN 45
Trang 83.2 XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ RỦI RO LIÊN VÙNG LIÊN
QUAN DEN HTXLNTTT GO CAC KCN TINH LONG AN DEN TP.HCM 52
3.2.1 Xem xét vị trí, quy mô, phạm vi, công suất, tuyến lan truyền của tác động 52
3.2.2 Nhận điện nhóm rủi ro đo HTXLNTTT 2-222E++EEE+2EEE2EEE2EE+zZEE+zrxxzrz 54
3.2.3 Đánh giá phơi nhiễm 222 S22+2E2EE92EE9EE2E12221171227112112711271711271211 211222 55 K0 0000 161534 55
3.2.5 Mô tả mức độ rủi ro liên vùng từ HTXLNTTT khi xảy ra sự cố đến nguồn nước vessuesssvssssessivessssssivessssssitessuessivessiessisessuessisessiessivessissiessisessisetsuessiesitessiessiessiesesesseeeese 56 CHƯƠNG 4 ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ RỦI RO CHO KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH LONG AN 22222E2527112271127112271E271E227121 cE-errrreree 60
4.1 KET QUA DIEU TRA HIỆN TRẠNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP 60 4.2 XÁC ĐỊNH KCN CÓ NGUY CƠ LIÊN VÙNG LIÊN QUAN ĐÉN CÁC HỆ THONG XU LY NUGC THAI TAP TRUNG TREN DIA BAN TINH LONG AN DOI VOI TPH CM o.oo ecccccccscssecscssessessessvssuesscssessesusssessessessucavssussussuessesersaesaesaeeseeeneens 61 43 DANH GIA RUI RO LIEN QUAN DEN HTXLNTTT O CAC KCN LONG AN DOI VOI TPLHCM 2 cc ccccesssessessessesvessessessesusssessessessucsessussussuessesarsaesaseaeesseeneens 66 4.3.1 Nhan dién méi nguy .e.cecccecseessseesssessseesssesssessssesssessssesssessseessseesseessaeesstessseeese 66
4.3.2 Phân tích cây sai lầm - cây hiện tượng - 22 22+2z2+2EE22EE222EEe+EEerrrrrrree 66
4.3.3 Đặc tính rủI rO + + S21 S 1E 1E 51 211 511 1 n1 T11 ky nH KT ng Hưyn 71 4.3.4 Mô tả mức độ TỦI 10 eee eee eeccecccecceecececccecececcesececececeverecereveseceseceseceseveresesees 73 CHUONG 5 DE XUAT CAC BIEN PHAP PHONG NGUA, GIAM THIEU RUI RO
¬ 76
5.1 CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LLÝ - 2 2+2E22E2EE22E12E12E12E12E1271221221 212122 eExcer 76 5.2 CÁC BIỆN PHÁP VẺ KỸ THUẬTT 2- 2+22+2E+2EE+EE2EE2EE2EE22E2E+ZEezErzrxcrx 76 5.3 ĐÓI VỚI NƯỚC THÁI TẠI TỪNG KCN 2-2222E2EE2EE22E+ZE+ZEzrrzrxcex 71 5.4 CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ RỦI RO -2 2222222+2EE+27EE2EEE27EE2EEecrrrrrrer 78
b 090i: i0) 00 78
5.4.2 Công cụ kinh tẾ -2++222+2EE22E2122212221122112111221121111112111111.11 21 e6 78
5.4.3 COmg CU QIAO na 719
Trang 9TÀI LIỆU THAM KHẢO -2- ++2s+E12EE+EE2EE2EE2E52E12E12E121121122122127127121E2122 2E cxe2 81 PHU LUC coeccccccecscccsccssessesssecsuessecssessuessesssessvessuesuessuessesssessuesssssessuessessuesavesseessessessneesees 82
PHU LUC 1 PHIEU KHAO SAT Ý KIÊN KHU CÔNG NGHIỆẸP - 83 PHU LUC 2 CAC NGANH NGHE TRONG KHU CONG NGHIEP CO HE
THONG XU LY NƯỚC THÁI TỈNH LONG AN -222+22+EE+EE+ZE+zE+zzzzzez 88
PHU LUC 3 CÂU HỎI CHECKLISTS CHO KCN Ở LONG AN 92
PHỤ LỤC 4 BẢN ĐÒ VỊ TRÍ CÁC KCN CÓ HỆ THÓNG XỬ LY NUGC THAI
TẬP TRUNG TỈNH LONG AN -.-2222222221221522122211221221221122112112112212E1 xe 95
Trang 10Hình 1.1 Khung đánh giá rủi ro sinh thái - 5-5-2 +++++s+*+£+£vEexezererrrererererrrs 17
Hình 1.2 Mô hình đánh giá rủi ro môi trường dự báo - 5-5 52525+s+s+s+e><5+ 22 Hình 1.3 Cây sai lầm-cây hiện tượng - ¿5+ 2222222 2322322232122 rrree 24
Hình 1.4 Mô hình đánh giá rủi ro môi trường hồi có - 222222222E22z+2222zzz2 26 Hình 3.1 Phương pháp thực hiện của đề tài 2 ©2222¿22222zcScCcvzrrrrrrrrrrre 51
Hình 3.2 Quy trình xác định rủi ro có khả năng liên vùng 225252552 5s5=52 53
Hình 3.3 Các thành phần đánh giá 22 222222 SEEE2EEEEEEEE227121711222122711 221.1 57 Hình 4.1 Kết quả khảo sát KƠN ©2-222222222222222211222711222712222112222121222 eee 62
Hình 4.2 Cây sai lầm - cây hiện tượng cho HTXLNTTT do sự cố trong vận hành 67 Hình 4.3 Tuyến lan truyền chất ô nhiễm trong nước thải từ các nhà máy đến nguồn
nước tiếp nhận - + s + csxEczxcczzeczxe
Hình 4.4 Tiềm năng ảnh hưởng của nước thải công nghiệp đến nguồn nước 69
Hình 4.5 Mô hình lan truyền coliform của nước thải -22©2222222E2222222z22222zzzz 70
Hình 4.6 Mô hình lan truyền T-N, T-P của nước thải -22-222222z22222z22222zzz 70 Hình 4.7 Mô hình lan truyền COD trong nước thải 222222222E22222222222222zz2 70
Hình 4.8 Mô hình lan truyền KLN trong nước thải -22-©22222E2222222z222222z2 71
Trang 11DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Ước lượng ảnh hưởng đối với đối tượng bị nguy hại 22-2222 25
Bảng 1.2 Các phương pháp tiếp can dé khảo sát chất lượng nước -2 28
Bang 1.3 Lý giải điểm rủi ro qui đỒi 2-©222+2E222EE2EEE27122721222322221221 222 cre 30
Bảng 2.1 Mực nước đỉnh lũ tại vùng đồng tháp mười 2-22+2z+2zz+tzzz+rez 41
Bang 2.2 Nguồn tiếp nhận từ HTXLNT 22+2222EE+EEE2EE222EE22232222122222222 re, 46 Bảng 3.1 Thang điểm đánh giá đối với khả năng xảy ra rủi ro của nước thải CN 55 Bảng 3.2 Thang điểm đánh giá mức độ thiệt hại của nước thải công nghiệp đối với
MO] CUO 1 55 Bang 3.3 Ma trận thang diém ri 10 ooo eee eccececssesssesssvesssesseessseesseessseesseesnseesseessseeses 56
Bảng 3.4 Đề xuất thang điểm đánh giá rủi ro rủi ro cho từng yếu tố liên quan đến
¡009.40 11u11a 56 Bảng 3.5 Tổng điểm rủi ro quy đổi liên quan HTXLNTTT -22222222222222Z 56 Bảng 3.6 Thang điểm phân loại mức độ rủi ro quy đổi do công suất 57
Bang 3.7 Thang diém phân loại mức độ rủi ro quy đổi do % lượng nước thải độc hại 57
Bảng 3.8 Thang điểm phân loại mức độ rủi ro quy đổi cho chỉ tiêu chất lượng nước.58 Bảng 3.9 Thang điểm kết quả phân loại mức độ rủi ro quy đổi 2-22£ 58
Bảng 4.1 Công suất vận hành HTXLNTTT của các KCN 2222222222222 60
Bảng 4.2 Các loại hình sản xuất độc hại ở KCN -2222S22E22222E2252EE2EEEEEEEsE re 64
Bảng 4.3 Đánh giá chất lượng nước thải trước xử lý của các KCN - 65 Bảng 4.4 Bảng cho điểm Tần suất x Mức độ rủi ro ảnh hưởng đến nguồn nước 71
Bảng 4.5 Ma trận rủi ro thê hiện mức độ thiệt hại, khả năng xảy ra và phân vùng mức
đỘ TỦI TO Q2 C01 2111211 21 911 911 91111 ngư 72
Bảng 4.6 Cho điểm mức độ rủi ro do cơng suắt -2-©22+22222E2222EE22E2z+£zzzvrzz 73
Bảng 4.7 Cho điểm mức độ rủi ro do %lượng nước độc hại - 55552 =+=+s 74 Bang 4.8 Cho điểm mức độ rủi ro do các chỉ tiêu chất lượng nước - 74
Trang 12ATLĐ An toàn lao động
BVMT Bảo vệ môi trường
CN Công nghiệp
DN Doanh nghiệp
DTTN Diện tích tự nhiên
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
DGRRMT Đánh giá rủi ro môi trường
ĐGRRSB Đánh giá rủi ro sơ bộ
DNB Đông Nam Bộ
DRM Đánh giá rủi ro môi trường
EcoRA Đánh giá rủi ro sinh thái
EL Giới hạn dòng chảy
HRA Đánh giá rủi ro sức khỏe
HTXLNTTT Hệ thống xử lý nước thải tập trung
IRA Đánh giá rủi ro công nghiệp
KLN Kim loai nang
KCN Khu công nghiệp
Trang 13Khóa luận tốt nghiệp „
Đánh giá rủi ro môi trường liên quan đên các hệ thông xử lý nước thải tập trung ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An đôi với thành phô Hô Chí Minh
MỞ ĐẦU
1 ĐẶT VẤN ĐÈ
Ngày nay, công nghiệp hóa đang phát triển tạo ra nhiều lợi ích kinh tế, thu hút nhiều dự án đầu tư, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động, giúp nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp trong tổng GDP vùng, tạo ra nhiều sản
phẩm thiết yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu Bên cạnh đó là một loạt các vấn đề môi trường không chỉ trước mắt mà còn có những mối nguy hại,
rủi ro tiềm tàng
Việc hình thành, phát triển các KCN là hạt nhân và động lực phát triển của tỉnh
Long An và đang tạo ra bước đột phá trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
thúc đây quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việc hình thành các trung tâm kinh tế
gắn với phát triển đô thị, giải quyết việc làm và các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường
bền vững Đồng thời kéo theo sự phát triển các loại hình dịch vụ, đáp ứng nhu cầu hoạt
động của các doanh nghiệp trong KCN và cộng đồng dân cư
Với vị trí địa lý cận kể và dễ dàng tiếp cận với các cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội,
nguồn lao động, dịch vụ phát triển và thị trường tiêu thụ rộng lớn của Thành phố Hồ
Chí Minh (TP.HCM), cùng với hệ thống giao thông thủy bộ liên vùng thuận lợi nối
liền miền Đông Nam Bộ với Đồng bằng Sông Cửu Long, Long An có nhiều lợi thế để
phát triển công nghiệp
Hiện nay, tỉnh Long An có 35 khu công nghiệp, trong đó có 22 khu đã đi vào hoạt động với tông diện tích trên 5.753 ha Ngoài ra, tỉnh còn có 40 cụm công nghiệp với
tổng diện tích đất quy hoạch là 4.428,24 ha, trong đó có 9 cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động, tổng diện tích là 723,73 ha với GDP bình quân đầu người đạt 36,6 triệu đồng Với mô hình sản xuất tập trung, các KCN luôn có điều kiện thuận lợi hơn trong
việc kiểm soát, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường Tất cả các dự án trước khi được
cấp phép xây dựng đều đã hoàn tất các quy định về báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường Các doanh nghiệp đang hoạt động trong các KCN đều tách rời toàn bộ hệ thống thoát nước mưa, nước thải và đấu nói đúng quy định vào hệ thống thoát nước của KCN và có hệ thống xử lý nước thải cục bộ trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải tập trung của KCN đúng theo quy định Hiện nay, có
11 KCN đi vào hoạt động đã đưa hệ thống xử lý nước thải tập trung vào hoạt động
chính thức, trong đó có 4 nhà máy xử lý nước thải tập trung đã lắp đặt và vận hành hệ thống quan trắc tự động Tỷ lệ KCN đi vào hoạt động có nhà máy xử lý nước thải tập
trung đạt 69%
Gần đây có các công trình nghiên cứu nhằm giảm thiểu các tác động của công nghiệp như xây dựng mô hình cụm công nghiệp sinh thái, cải thiện chất lượng mơi
SVTH:_ Nguyễn Đồn Cẩm Giang 1
Trang 14bàn tỉnh Long An đôi với thành phô Hô Chí Minh
trường KCN, di dời các doanh nghiệp gây ra ô nhiễm ra khỏi khu trung tâm thành phó, nhưng các ảnh hưởng của công nghiệp đặc biệt là từ KCN tập trung vẫn còn đe dọa đến môi trường và sức khỏe cộng đồng xung quanh Rủi ro tiềm tàng của hoạt động công nghiệp đến nguồn nước cũng như các hệ thống xử lý nước thải tập trung có
thể ảnh hưởng đến lưu lượng cũng như chất lượng nước của nơi tiếp nhận, rò rỉ hóa
chat, nước rò ri từ bãi chôn lắp chat thải rắn, chất thải nguy hại gây ảnh hưởng đến
nước ngầm, ô nhiễm ảnh hưởng đến sinh vật thủy sinh cũng như các hoạt động sử dụng nguồn nước, gây mất mỹ quan đô thị và đăc biệt gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người Ngoài ra còn ảnh hưởng đến các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội khu
vực
Vì vậy vai trò của đánh giá sự cố rủi ro môi trường trong vấn đề bảo vệ môi
trường đặc biệt là các hệ thống xử lý nước thải tập trung ở KCN là hết sức cần thiết Đây là lý do đề tài “Đánh giá rủi ro môi trường liên quan đến các hệ thống xử lý nước
thải tập trung ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An đối với thành phố Hồ
Chí Minh” được thực hiện 2 MỤC TIÊU ĐÈ TÀI
Mục tiêu chính của đề tài là đánh giá sự cố rủi ro của các hệ thống xử lý nước thải
tập trung ở các KCN trên địa bàn tỉnh Long An có ảnh hưởng đến TP.HCM Từ đó đề
xuất giải pháp phòng ngừa giảm thiêu sự cố
3 NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Nội dung 1: Tổng quan về các tài liệu tương tự và thu thập số liệu - Tìm và thu thập các bài báo cáo có liên quan đến rủi ro môi trường
- Thu thập số liệu:
+ Tình hình phát triển công nghiệp, hoạt động của các KCN
+ Hiện trạng kiểm sốt ơ nhiễm nước thải ở các KCN
+ Hiện trạng quản lý nguồn nước trong khu vực
- Tìm hiểu đặc tính của nước thải đầu vào/ra, chất lượng và lưu lượng nước của các hệ thống xử lý tập trung gần lưu vực sông giáp thành phố Ví dụ như KCN Xuyên A nam
trên lưu vực kênh Cầu An Hạ - tuyến kênh nối sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông,
KCN Long Hậu giáp với sông Kinh và rạch Bà Đăng đều chảy qua TP.HCM Nội dung 2: Tiêu chí xác định khu công nghiệp có khả năng rủi ro liên vùng
Trang 15Khóa luận tốt nghiệp „
Đánh giá rủi ro môi trường liên quan đên các hệ thông xử lý nước thải tập trung ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An đôi với thành phô Hô Chí Minh
Nội dung 3: Đánh giá rủi ro môi trường của nước thải công nghiệp ở các khu xử
lý tập trung ảnh hưởng đến TP.HCM
- Đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước
- Xác định các tác nhân gây rủi ro, đối tượng chịu tác động, tần xuất rủi ro của nước
thải công nghiệp đối với môi trường xung quanh đặc biệt là TP.HCM
- Đánh giá rủi ro của nước thải công nghiệp đến TP.HCM
Nội dung 4: Đề xuất giải pháp giảm thiểu sự cố tác động của nước thải công
nghiệp đến môi trường
- Đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu sự cố thuộc hệ thống xử lý nước thải tập
trung tại KCN
4 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN - Phương pháp tổng quan tài liệu
Thu thập, tổng hợp và phân tích dữ liệu từ những dữ liệu đã thu thập sẽ được tổng hợp, phân tích và sàng lọc rút ra những thông tin dữ liệu chủ yếu, cần thiết nhất cho quá trình nghiên cứu
- Phương pháp điều tra khảo sát
Khảo sát thực tế, xem xét tình hình môi trường xung quanh nhà máy xử lý tập trung và công nghệ xử lý nước thải tại nhà máy
- Phương pháp đánh giả rủi ro
+ Rủi ro = xác suất biến cố X mức độ thiệt hại
+ Nhận diện rủi ro
+ Ước lượng mối nguy hiểm
+ Đánh giá tuyến tiếp xúc
+ Đặc tính rủi ro
+ Quản lý rủi ro
- Phương pháp phân tích cây sai lầm - cây hiện tượng
- Phương pháp tham khảo ý kiến đánh giá của các chuyên gia
5 ĐÓI TƯỢNG VÀ PHẠM VI THỰC HIỆN
Đối tượng: Các hệ thống xử lý nước thải tập trung ở các KCN tỉnh Long An có nguy cơ ảnh hưởng và tiềm năng rủi ro đến TP.HCM
Phạm vi: Các KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung ở tỉnh Long An
SVTH:_ Nguyễn Đoàn Cẩm Giang 3
Trang 16bàn tỉnh Long An đôi với thành phô Hô Chí Minh CHƯƠNG 1 TỎNG QUAN 1.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1.1 Tổng quan về sự cố môi trường a Định nghĩa
Sự cố môi trường là những tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động
của con người hoặc biến đôi thất thường của tự nhiên gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng
b Phân loại
Phân loại theo giai đoạn: ĐRM được tiễn hành theo 2 giai đoạn:
- Đánh giá rủi ro sơ bộ: được thực hiện trên cơ sở điều kiện số liệu, thông tin hiện có chưa đầy đủ và độ tin cậy thấp với mục tiêu là xác định được các rủi ro chính
- Đánh giá rủi ro chị tiết: được tiến hành trên cơ sở kết quả của ĐGRRSB và các số
liệu được bổ sung, củng cố từ các kết quả đo đạc, quan trắc, nghiên cứu, thực hiện theo đề xuất của ĐGRRSB
Phân loại theo lĩnh vực xảy ra sự có: Tương ứng với cách phân loại rủi ro theo lĩnh
vực, đánh giá rủi ro môi trường cũng được chia thành 3 loại: đánh giá rủi ro sức khỏe, đánh giá rủi ro sinh thái và đánh giá rủi ro công nghiệp
- Đánh giá rủi ro sức khỏe (HRA): HRA quan tâm đến những cá nhân, tình trạng bệnh
tật và số người tử vong HRA là tiến trình sử dụng các thông tin thực tế để xác định sự
phơi nhiễm của cá thể hay quần thể đối với vật liệu nguy hại hay hoàn cảnh nguy hại Đánh giá rủi ro sức khỏe có ba nhóm chính: rủi ro vật lý; rủi ro hóa chất; rủi ro sinh
học
- Đánh giá rủi ro sinh thái (EcoRA): được phát triển từ HRA, EcoRA đánh giá trên
diện rộng, chú trọng đến quần thể, quần xã và những ảnh hưởng của các chất lên tỉ lệ tử vong và khả năng sinh sản EcoRA có ba nhóm: đánh giá rủi ro sinh thái do hóa
chất; đánh giá rủi ro sinh thái đối với hóa chất bảo vệ thực vật; đánh giá rủi ro sinh thái đối với sinh vật biến đổi gen
- Đánh giá rủi ro công nghiệp (IRA): Bao gồm đánh giá rủi ro đối với các hoạt động công nghiệp như: khu vực có sự phát thải; đánh giá rủi ro trong việc lập kế hoạch sản xuat-kinh doanh; đánh giá rủi ro sản phâm và vòng đời sản phẩm
Trang 17Khóa luận tốt nghiệp „
Đánh giá rủi ro môi trường liên quan đên các hệ thông xử lý nước thải tập trung ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An đôi với thành phô Hô Chí Minh
- Cấp 2: đánh giá bán định lượng - Cấp 3: đánh giá định lượng c Nguyên nhân
Có 3 nguyên nhân gây SCMT: SCMT do thiên nhiên gây ra, SCMT do con người gây ra, SCMT do cả thiên nhiên và con người kết hợp gây ra:
- Sự có môi trường do thiên nhiên gây ra là các tai biễn tự nhiên như: động đất, bão, sóng thần, cháy rừng Thiên tai là SCMT gây ra bởi quá trình tự nhiên, thường được coi là bất khả kháng, con người cần sống hoà hợp với chúng Việc lựa chọn phương án
phòng chống thiên tai tập trung vào lựa chọn cách sống và né tránh những ảnh hưởng
không mong đợi
- Sự cố môi trường do con người gây ra là những hoạt động của con người như xả thải
chất ô nhiễm hoặc sự cố kỹ thuật như cháy, nỗ nhà máy lọc dầu, vỡ ống dẫn khí, rò ri
hoá chất nguy hại
- Sự cô môi trường do cả con người và thiên nhiên gây ra là hậu quả do các hoạt động
của con người và quá trình tự nhiên như hiện tượng mưa acid Hiện tượng này có
nguyên nhân là do con người đã thải ra cac khi Ch, SO phat tan lên bầu khí quyền va tao ra mưa axit HCI hay HaSO¿
1.1.2 Khái niệm và phương pháp đánh giá rủi ro
e Rỏủi ro (Risk) được định nghĩa là xác suất xảy ra các thiệt hại hay sự việc ti tệ,
khi hậu quả của sự thiệt hại tính toán được
Rủi ro = Mức độ thiệt hại X Tần suất của biến cố
¢ Rui ro mdi truong la xác suất các thiệt hại sẽ xảy ra liên quan đến môi trường Rủi ro môi trường có thé do sự tiếp xúc với các nguy hại môi trường, hoặc các rủi ro
xây ra đối với môi trường do thiên tai, lũ lụt, hạn hán
e Đánh giá rủi ro môi trường (Environmental Risk Essessment) là liên quan đến việc đánh giá định tính và định lượng của rủi ro đến sức khỏe con người và môi trường do hiện diện hoặc sử dụng các chất gây ô nhiễm Đánh giá rủi ro môi trường là một công cụ được sử dụng để dự đoán các mối nguy hiểm đến sức khỏe con người, môi trường và hệ sinh thái
¢ Quan ly riti ro (Risk Management) là thiết lập và thực hiện chính sách phản ứng lại rủi ro và giảm bớt rủi ro sao cho chỉ phí là kinh tế nhất Quản lý rủi ro là cung cấp các thông tin nguy cơ cho các nhà quản lý dự án để phục vụ cho việc ra quyết định
© Phuong pháp đánh giá rủi ro gồm 5 bước: nhận diện sự nguy hiếm ước
lượng mối nguy hiểm — đánh giá tuyến tiếp xúc — đặc tính của rủi ro — quản lý rủi ro
SVTH:_ Nguyễn Đoàn Cẩm Giang 5
Trang 18bàn tỉnh Long An đôi với thành phô Hô Chí Minh
- Nhận diện sự nguy hiểm là bước đầu tiên của đánh giá rủi ro môi trường, cung cấp
dự báo dự tính cho các tác động môi trường và liệt kê những khả năng có thể xảy ra
của các nguồn nguy hại
- Ước lượng mối nguy hiểm với mục đích xem xét hệ thống chung và xem xét tách
riêng từng thành phần, trả lời câu hỏi về tần số xuất hiện và mức độ nguy hiểm của các
hậu quả, thiết lập một giới hạn thực tiễn trong công tác đánh giá rủi ro
- Đánh giá tuyến tiếp xúc là nghiên cứu các tuyến đường khác nhau mà con người tiếp
xúc với vật chất nguy hiểm và sự truyền vào cơ thể con người, môi trường và hệ sinh
thái cùng các ảnh hưởng xảy ra đối với sức khỏe con người Thông thường có 3 tuyến
tiếp xúc chính: tiếp xúc qua da, hô hấp và tiêu hóa Tuyến tiếp xúc có thể xác định bằng phương pháp phân tích cây hiện tượng (Event tree) và cây sai lam (Fault tree) - Đặc tính rủi ro là sự biểu hiện nguy cơ đối với từng cá thể, các cộng đồng hay từng
đối tượng bị tác động khác trên cơ sở lượng hóa, qua đó ta được các giá trị định lượng
cao hơn mức trung bình (số người mắc bệnh, thương tật tử vong, đơn vị thời gian) Rủi
ro có thể được phân loại trên các nền tảng của tần suất của sự xuất hiện và tính khốc
liệt của các hậu quả hay thiệt hại
- Quản lý rủi ro là thiết lập và thực hiện chính sách phản ứng lại rủi ro và giảm bớt rủi
ro sao cho có chỉ phí kinh tế lợi nhất Quản lý rủi ro nhằm cung cấp các thông tin nguy cơ xảy ra rủi ro, dự báo mức tác hại cho các nhà quản lý dự án để phục vụ cho việc ra quyết định Quản lý rủi ro bao gồm việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, tập huấn, chỉ đạo và theo dõi giám sát rủi ro
1.1.3 Cơ sở pháp lý
Hoạt động bảo vệ môi trường tại Việt Nam chính thức được ghi nhận từ năm 1993
khi Luật Bảo vệ Môi trường được Quốc hội thông qua ngày 27 tháng 12 năm 1993, đây là văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất của Nhà nước Việt Nam về vấn đề bảo vệ môi trường Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của hoạt
động bảo vệ môi trường đối với việc phát triển kinh tế — xã hội của đất nước Trải qua
20 năm, Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trường và tô chức thực thi khá hiệu quả các chương trình,
dự án thực hiện chiến lược bảo vệ môi trường
Trang 19Khóa luận tốt nghiệp „
Đánh giá rủi ro môi trường liên quan đên các hệ thông xử lý nước thải tập trung ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An đôi với thành phô Hô Chí Minh
trọng bảo đảm phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi trong sự nghiệp công nghiệp hóa — hiện đại hóa đất nước
Trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chiến lược phát triển kinh tế — xã hội 2001 — 2010, quan điểm phát triển bền vững đã
được tái khẳng định: “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi
đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng
định trong Chiến lược phát triển kinh tế — xã hội 2011 — 2020: “Nâng cao ý thức bảo
vệ môi trường, gắn với nhiệm vụ, mục tiêu bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế —
xã hội Đổi mới cơ chế quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường Đưa nội dung bảo vệ
môi trường vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, vùng và các chương trình, dự án”
Ngày 15 tháng 11 năm 2004, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 41/NQ-TW về “Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”
Đây là Nghị quyết đầu tiên của Bộ Chính trị đặc biệt quan tâm tới công tác bảo vệ môi
trường và phát triển bền vững trong thời kỳ đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước
Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17 tháng § năm 2004 của Thủ tướng Chính
phủ về việc ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam) đã nêu nguyên tắc “chủ động gắn kết và có chế tài bắt buộc lồng ghép yêu cầu bảo vệ môi trường trong việc lập quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển kinh tế — xã hội, coi yêu cầu bảo vệ môi trường là một tiêu chí quan trọng trong đánh giá phát triển bền vững”, “thể chế hóa việc đưa yếu tố môi trường vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế — xã hội hằng năm, 5 năm và dài hạn của cả nước, các bộ, ngành và địa phương từ cấp Trung ương đến cấp cở sở”
Nhận thức rõ được tầm quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường nói chung, công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường nói riêng, Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành, địa phương đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực này:
- Hiển pháp năm 1992 chỉnh sửa năm 2001, sửa đổi bồ sung 2013
Hiến pháp là đạo luật cơ bản, có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật, Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bỗ sung năm 2001) đã có những quy định mang tính nguyên tắc về bảo vệ môi trường Tại Điều 29, quy định:
SVTH:_ Nguyễn Đoàn Cẩm Giang 7
Trang 20bàn tỉnh Long An đôi với thành phô Hô Chí Minh
“Co quan nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, mọi cá nhân
phải thực hiện các quy định của Nhà nước về sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và
bảo vệ môi trường
Nghiêm cắm mọi hành động làm suy khô tài nguyên và huỷ hoại môi trường” Tuy nhiên, là văn bản có tính nguyên tắc, các quy định về quyền và nghĩa vụ của
các cá nhân, tổ chức trong việc bảo vệ môi trường chưa được cụ thể hóa Việc cụ thể hóa những tinh thần cơ bản của Hiến pháp được thể hiện trong các đạo luật và các văn
bản dưới luật về bảo vệ môi trường nói chung và công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường nói riêng
Đến năm 2013, các nguyên tắc về bảo vệ môi trường được sửa đổi bổ sung quy định tại Điều 63:
“1 Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường; quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu
2 Nhà nước khuyến khích mọi hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển, sử dụng
năng lượng mới, năng lượng tái tạo
3 Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy khô tài nguyên thiên nhiên
và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi
thường thiệt hại.”
- Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 sửa đổi năm 2014
Luật Bảo vệ môi trường có thể coi là đạo luật trung tâm trong hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó, công tác phòng ngừa, khắc phục sự cố môi trường được quy định tại Chương IX của Luật bao gồm các nội dung quan trọng là: Phòng ngừa sự cố môi trường (Điều 86); An toàn hoá chất (Điều 88); An toàn hạt nhân và an toàn bức xạ (Điều 89); Ứng phó sự có môi trường (Điều 90); Xây dựng
lực lượng ứng phó sự cố môi trường (Điều 91); Khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi
trường ( Điều 93) - Nhằm cụ thê hoá Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005, Chính phủ
đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn như: Nghị định 175-CP ngày 18/10/1994 hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ Môi trường, Nghị định 121/2004/NĐ-CP ngày 12/5/2004 về
xử phạt hành chính trong lĩnh vực Luật Bảo vệ Môi trường, Nghị định 121/2004/NĐ-
CP quy định hành vi vi phạm các quy định về phòng chống sự cố môi trường trong tìm
kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển dầu khí; Quyết định số 103/2005/QĐ-TTg về
quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu; Nghị định 29/2011/NĐ-CP của Chính phủ
Trang 21Khóa luận tốt nghiệp „
Đánh giá rủi ro môi trường liên quan đên các hệ thông xử lý nước thải tập trung ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An đôi với thành phô Hô Chí Minh
ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường: Thông tư 26/2011/TT-BTNMT ngày
18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi
trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường và các quy định pháp luật khác có liên quan; Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ ngày 29 tháng 5 năm 2008 về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với
hoạt động khai thác khoáng sản
Luật BVMT năm 2014 đã quy định cụ thể một số nội dung liên quan đến trách
nhiệm của các Bộ, ngành trong việc điều tra, thống kê, đánh giá nguy cơ các loại sự cố môi trường có thê xảy ra trong phạm vi cả nước, từng khu vực, địa phương Xây dựng năng lực phòng ngừa, cảnh báo nguy cơ và ứng phó sự cố môi trường Đồng thời, Luật
cũng quy định rõ nội dung, trách nhiệm xác định, khắc phục và bồi thường thiệt hại do
sự cố môi trường: gây ra
Cụ thể, Luật BVMT năm 2014 đã bỗ sung Điều 111 và Điều 112 về xác định thiệt hại đo sự cố môi trường và trách nhiệm khắc phục sự cố môi trường Đối với nội dung xác định thiệt hại đo sự cố môi trường, Luật đã quy định nội dung điều tra, xác định
thiệt hại do sự cố môi trường, bao gồm: Phạm vi, giới hạn khu vực bị ô nhiễm do sự cố
môi trường; Mức độ ô nhiễm; Nguyên nhân, trách nhiệm của các bên liên quan; Biện
pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường: Thiệt hại đối với môi trường làm căn cứ để yêu cầu bên gây ô nhiễm, sự cố phải bồi thường
Bên cạnh đó, Luật cũng đã quy định khá cụ thể trách nhiệm điều tra, xác định phạm vi ô nhiễm, thiệt hại do sự cố môi trường gây ra Trong đó, UBND cấp tỉnh tổ chức điều tra, xác định phạm vi ô nhiễm, thiệt hại do sự cố môi trường gây ra trên địa
bàn; Bộ TN&MT chỉ đạo UBND các tỉnh tổ chức, điều tra, xác định phạm vi ô nhiễm,
thiệt hại do sự cố môi trường gây ra trên địa bàn liên tỉnh Kết quả điều tra về nguyên
nhân, mức độ, phạm vi ô nhiễm và thiệt hại về môi trường phải được công khai
Một trong những điểm mới của Luật BVMT năm 2014 so với Luật BVMT năm
2005 đó là, Luật quy định cụ thể hơn trách nhiệm của các cơ quan, tô chức và cá nhân trong công tác khắc phục sự cố môi trường Theo quy định này, tổ chức, cá nhân khi gây sự cố môi trường có trách nhiệm Thực hiện yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước
về BVMT trong quá trình điều tra, xác định phạm vị, giới hạn, mức độ, nguyên nhân,
biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường; Tiến hành ngay biện pháp ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của nhân dân trong vùng Đồng thời thực hiện biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về BVMT; Bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật và quy định của pháp luật có liên quan; Báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về BVMT việc ứng phó và khắc phục sự cố môi trường
SVTH:_ Nguyễn Đoàn Cẩm Giang 9
Trang 22bàn tỉnh Long An đôi với thành phô Hô Chí Minh
Trong trường hợp có nhiều tổ chức, cá nhân cùng gây ra sự cố môi trường mà không tự thỏa thuận về trách nhiệm thì cơ quan quản lý nhà nước về BVMT có trách
nhiệm phối hợp với tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ trách nhiệm của từng đối
tượng Đối với các trường hợp xảy ra sự cố môi trường trên địa bàn liên tỉnh, việc khắc
phục ô nhiễm và phục hồi môi trường sẽ được thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Thủ
tướng Chính phủ
Luật BVMT năm 2014 cũng quy định về trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương trong việc xác định sự cố môi trường do thiên tai gây ra hoặc chưa xác định được nguyên nhân và trách nhiệm thì huy động các nguồn lực để tổ chức xử lý, khắc
phục ô nhiễm môi trường
Trên cơ sở đó, thời gian tới, để thuận lợi hơn trong quá trình thực hiện và triển khai có hiệu quả công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường, Nhà
nước cần xây dựng và ban hành những văn bản quy định, hướng dẫn cụ thể hơn về
nguồn lực (nhân lực, các công trình, phương tiện, thiết bị chuyên dụng) phục vụ công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường Đồng thời, xây dựng các hướng
dẫn, định mức kinh tế kỹ thuật trong việc đánh giá, xác định mức độ ô nhiễm cũng như
mức bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường gây ra; Quy định cụ thể các hành vi vi
phạm về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường và các chế tài khen thưởng,
xử phạt
- Luật Hóa chất năm 2007 gồm 10 chương, 71 điều; có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2008 Trong đó, Luật Hóa chất đã quy định một số nội dung liên quan đến phòng
ngừa, khắc phục sự cố môi trường như: xây dựng kế hoạch ngăn ngừa và ứng phó sự
cố hóa chất; quy định trách nhiệm kiểm soát hóa chất trong các sản phâm phục vụ đời sông
- Pháp lệnh về phòng, chống lụt bão năm 1993 đã được chỉnh sửa một số điều vào năm 2000 và sửa đổi bổ sung vào 2014, trong đó có các quy định cụ thể việc phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường do thiên tai lụt, bão gây ra
- Ngoài ra, việc phòng ngừa, khắc phục sự cố môi trường còn được quy định trong nhiều văn bản Luật khác, như: Luật phòng cháy chữa cháy đã có những quy định về việc phòng ngừa, ứng phó đối với các sự cố do cháy nỗ Luật Thuỷ sản 2003 (khoản 1 Điều 7) nêu trách nhiệm của các chủ thể khi tham gia khai thác nguồn lợi thuỷ sản là phải bảo vệ môi trường sống của các loài thuỷ sản, tạo cơ sở bảo vệ các nguồn thuỷ sản khi bị sự cố môi trường gây ô nhiễm tác động
Trang 23Khóa luận tốt nghiệp „
Đánh giá rủi ro môi trường liên quan đên các hệ thông xử lý nước thải tập trung ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An đôi với thành phô Hô Chí Minh
Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ, các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
đã xây dựng, ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn tổ chức thực hiện và các văn bản quy định chỉ tiết về bộ máy quản lý nhà nước trong thực hiện phòng chống lụt, bão, phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường do thiên tai gay ra
Nhìn chung, trong thời gian qua, hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương đã xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và tô chức thực hiện có hiệu quả Trong đó, tập trung giao các cơ quan quản lý nhà nước thuộc
tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ về phòng chống, khắc
phục sự cố môi trường do thiên tai gây ra Trường hợp xảy ra thiên tai lũ lụt gây ô
nhiễm môi trường, việc khắc phục tình trạng ô nhiễm này được thực hiện bằng nhiều
hình thức khác nhau, trong đó, tập trung vào tuân thủ thực hiện các hướng dẫn kỹ thuật của cơ quan quản lý nhà nước có thâm quyền
Thực tế đáng ghi nhận những năm qua, thiên tai đặc biệt là bão, lũ xảy ra thường
xuyên ở nước ta nhưng với sự chủ động, tích cực trong công tác phòng ngừa và giải
quyết các hậu quả của thiên tai gây ra của các cấp, các ngành và người dân nên đã
phần nào hạn chế được những thiệt hại của thiên tai, góp phần sớm ôn định đời sống nhân dân sau khi xảy ra sự cố thiên tai
- Phòng ngừa, khắc phục sự cỗ môi trường do tràn dầu
Luật Bảo vệ môi trường đã quy định một số nội dung có liên quan đến phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự có tràn dầu Để cụ thể, ngày 12 tháng 5 năm 2005 Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành Quyết định số 103/2005/QĐ-TTg về quy chế hoạt động ứng
phó sự có tràn dầu, theo đó, các quy định của Quyết định này tập trung vào các nội dung liên quan đến trách nhiệm của các tô chức, cá nhân trong việc ứng phó, khắc
phục hậu quả sự cố tràn dầu trên phạm vi cả nước
Công tác ứng phó với sự cố tràn dầu được triển khai khá hiệu quả ở nước ta trong thời gian qua Bên cạnh việc triển khai các kế hoạch nhằm ứng phó với sự cố tràn dầu, nguồn lực và trang thiết bị để khắc phục hậu quả tràn dầu cũng được tăng cường, cụ thể: đã thành lập được 4 trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu và hình thành một số cơ sở có dịch vụ ứng phó sự cố tran dau; trang bị tàu đa năng ứng phó sự cố tràn dầu; xây dựng hệ thống giám sát bờ biển Tuy nhiên, công tác phòng ngừa và nhất là khắc
phục sự cố tràn dầu tại nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt còn yếu về phương tiện,
kỹ thuật và nhận thức của các chủ thê như các công ty vận tải, chủ tàu thuyền đối với
việc ứng phó sự cố tràn đầu chưa cao
SVTH:_ Nguyễn Đoàn Cẩm Giang 11
Trang 24bàn tỉnh Long An đôi với thành phô Hô Chí Minh
- Hoạt động phòng ngừa, khắc phục sự cỗ môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
Pháp luật đã quy định khá cụ thể về trách nhiệm của các doanh nghiệp đối với việc
bảo vệ môi trường, phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường trong từng giai đoạn trước khi đầu tư và trong khi tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ Tuy nhiên, nhìn chung, công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động phòng ngừa,
khắc phục sự cố môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong thời gian qua vẫn
còn nhiều hạn chế Hiện nay, ô nhiễm môi trường do phát thải từ các cơ sở sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ diễn ra nghiêm trọng, trên diện rộng và tại hầu hết các loại hình sản xuất Mặc dù các văn bản pháp luật hiện hành quy định về trách nhiệm của các
doanh nghiệp sản xuất đối với phòng ngừa, khắc phục sự cố môi trường song trên thực tế nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chưa chấp hành nghiêm chỉnh các quy định pháp luật, thậm chí có cơ sở còn lợi dụng thiên tai để xả thải ra môi trường, gây hậu quả nghiêm trọng Việc thanh tra, kiểm tra hoạt động phòng ngừa, khắc phục sự cố môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh mặc dù thời gian qua đã được chú trọng
song hiệu quả vẫn chưa cao
Đánh giá chung: Với mức độ và tần suất xảy ra sự cố môi trường ngày càng nhiều, tuy nhiên công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục ô nhiễm môi trường hiện nay chưa được thực hiện theo một quy trình chuẩn Thực tế, mỗi vùng, mỗi địa phương
tiến hành theo một cách khác nhau và gặp không ít khó khăn trong việc triển khai thực
hiện như:
- Địa phương chưa chủ động điều tra, đánh giá nguy cơ xảy ra sự cố môi trường đề chủ động có biện pháp phòng ngừa, ứng phó và xử lý các vấn đề về ô nhiễm môi trường do thiên tai, tràn dầu, rò ri hóa chất;
- Chưa có các kế hoạch, phương án thích hợp, được thử nghiệm đề giảm thiểu ô nhiễm
môi trường do thiên tai, tràn dầu, rò rỉ hóa chất;
- Do không có quy trình ứng phó cụ thể nên lúng túng trong quá trình thực hiện khi sự
có Xảy ra;
- Chưa có phương án phòng ngừa và ứng phó đối với từng loại thiên tai, tràn dầu, rò rỉ hóa chất khác nhau và đặc thù đối với điều kiện kinh tế, xã hội và điều kiện tự nhiên
của mỗi khu vực
Như vậy, việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường do thiên tai và sự cố tại các vùng
nhạy cảm, các khu công nghiệp, khu kinh tế, các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ
Trang 25Khóa luận tốt nghiệp „
Đánh giá rủi ro môi trường liên quan đên các hệ thông xử lý nước thải tập trung ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An đôi với thành phô Hô Chí Minh
Đánh giá SCMT đã bước đầu được quan tâm Luật BVMT Việt Nam giới thiệu
những quy định chung về SCMT và phòng ngừa SCMT; Chính phủ ban hành quy chế quản lý an toàn trong các họat động dầu khí Lê Huy Bá giới thiệu tổng quan về SCMT và phương pháp đánh gía SCMT; Huỳnh Thị Minh Hằng giới thiệu tổng quan về rủi ro và quy trình đánh giá rủi ro trong họat động dầu khí; Lê Văn Khoa giới thiệu tổng
quan về tai biến môi trường và cách ứng xử tai biến môi trường: Chế Đình Lý giới
thiệu về phân tích hệ thống môi trường và hướng dẫn đánh giá rủi ro môi trường, TS Lê Thị Hồng Trân hướng dẫn đánh giá rủi ro sinh thái và rủi ro sức khỏe; TCT dầu khí Việt Nam ban hành các văn bản hướng dẫn giám sát ATLĐ trong các họat động dầu khí, hướng dẫn quản lý rủi ro và ứng cứu khân cấp trong các hoạt động dầu khí, hướng dẫn quản lý ATLĐ và VSLĐ trong các họat động dầu khí đề cập chủ yếu tới công tác hướng dẫn quản lý an toàn trong chế biến dầu khí Tuy nhiên, đánh giá sự cố được giới
thiệu trong các văn bản nói trên hầu như chỉ mang tính chất định tính Một số báo cáo đánh giá RRMT cho các dự án cụ thể đã được thực hiện như ĐGRRSB môi trường
vùng biển ven bờ thành phố Đà Nẵng được thực hiện bởi nhóm chuyên gia đa ngành với sự tham vấn của các chuyên gia của chương trình hợp tác khu vực trong quản lý môi trường biển Đông nhằm nâng cao năng lực của địa phương trong quản lý tài
nguyên, môi trường vùng ven bờ, tạo cơ sở để hoàn thiện chương trình quan trắc môi trường và các kế hoạch, quy định về quản lý tài nguyên, môi trường liên quan và một số báo cáo khác Trong nền kinh tế phát triển như Việt Nam hiện nay, các nghiên cứu
đánh giá về SCMT hiện có chưa đáp ứng yêu cầu BVMT với phát triển kinh tế Đã đến
lúc, đánh giá SCMT cần được nghiên cứu áp dụng rộng rãi hơn nữa nhằm sử dụng hiệu quả hơn các cơ sở dữ liệu môi trường thu thập được trong những năm qua, hoàn thiện các chương trình quan trắc môi trường trên cơ sở các thông tin quan trọng được xác định, tập trung vào những vấn đề ưu tiên, có nguy cơ gây rủi ro cao, tạo cơ sở khoa học tin cậy cho các đề xuất quản lý rủi ro môi trường
1.1.5 Kinh nghiệm thế giới về phòng ngừa, khắc phục sự cố môi trường
Nghiên cứu về đánh giá SCMT trong sản xuất và đời sống được quan tâm nhiều
trên thế giới ĐGRRMT đã và đang được sử dụng rộng rãi, đặc biệt ở Mỹ, Canada va
các nước khối cộng đồng châu Âu Phương pháp giải quyết vấn đề dựa vào việc xem
xét những rủi ro trở nên nổi bật trong công nghiệp hạt nhân và được tiến hành rộng rãi
trong công nghiệp không gian, là ngành có nhiều hệ thống phức tạp và cần thiết phải có độ tin cậy rõ ràng Trong những năm 1960, phương pháp đánh giá xác xuất của rủi
ro — Probabilistic Risk Assessement (PRA) đã phát triển trong ngành công nghiệp này
Sau những sự cố công nghiệp vào những năm giữa thập niên 70 (đáng chú ý nhất là vụ nổ cyclohexane ở Flixborough (Anh) năm 1974 và vụ rò ri hơi dioxin tai Seveso
(Italia) năm 1976, khung phương pháp luận của công nghiệp hạt nhân được áp dụng
SVTH:_ Nguyễn Đoàn Cẩm Giang 13
Trang 26bàn tỉnh Long An đôi với thành phô Hô Chí Minh
trong công nghiệp hóa chất và công nghiệp dầu mỏ ở châu Âu những năm 1980 Có nhiều quy định đối với những chất nguy hại được hình thành như hướng dẫn Seveso ở châu Âu Vào những năm 1970, phương pháp đánh giá định lượng rủi ro —
Quantitative Risk Assessment (QRA) va hướng dẫn Seveso đã được sử dụng trong công nghiệp hóa chất Từ những năm 1990, trong công nghiệp tàu biển đã áp dụng
phương pháp đánh giá độ an toàn — Formal Safety Assessement (FSA) Gan day nhiéu
nghiên cứu tại các nước phát triển đã đưa ra nhiều phương pháp đánh giá rủi ro liên quan đến môi trường, bao gồm đánh giá rủi ro sức khỏe (HRA), đánh giá rủi ro sinh thai (ERA) va danh gia rui ro cong nghiép (IRA) Joseph F va B Diane Louvar nghiên cứu về đánh giá SCMT do hóa chất với phương pháp đánh gía quan hệ liều lượng- phản ứng ĐGRRMT sơ bộ và chi tiết được áp dụng cho eo biên Malacca (chung của
ba nước Singapo, Malaixia và Inđônêxia) năm 1999, đưa ra các kết luận quan trọng về
khả năng rủi ro do tràn dầu và các đề xuất liên quan cho ba quốc gia nói trên
DGRRSB da hoàn thành đối với vịnh Manlla, Philipin, bước đầu xác định và lượng hóa được mức độ của các rủi ro chính đối với môi trường nước của vịnh
Thiên tai, sự cố môi trường, ô nhiễm môi trường là nguyên nhân gây nên những thảm họa môi trường ngày càng trở nên trầm trọng hơn ở các quốc gia Chính vì thé,
hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có những chính sách nhằm phòng ngừa, ứng phó
và khắc phục sự cố môi trường
Ở Trung Quốc, không có luật qui định riêng về công tác khắc phục, ứng phó, phòng ngừa sự cố môi trường, các qui định về môi trường chỉ được tìm thấy trong Luật bảo vệ môi trường và năm rải rác ở một số luật chuyên ngành khác Khung pháp lý cho các vấn đề môi trường của Trung Quốc lấy Hiến pháp làm nền tảng và Luật bảo
vệ môi trườnglàm cơ sở chính Luật bảo vệ môi trường nước này đã quy định nội dung
về Phòng ngừa và kiêm sốt mơi trường và các thảm họa khác tại Chương 4 Riêng đối với việc khắc phục, ứng phó, phòng ngừa sự cố của từng môi trường cụ thể, Trung Quốc đã tiến hành thông qua một số luật riêng Hoa Kỳ là quốc gia ngay từ đầu đã chú trọng công tác phòng ngừa, khắc phục sự cố môi trường với 2 văn bản pháp luật chính điều chỉnh đó là CERLA (thường được gọi là Superfund- Qui chế về trách nhiệm pháp
ly và bồi thường đối với những sự cố môi trường) và OPA (Luật ô nhiễm dầu 1990)
Trong khi CERLA cung cấp các qui định về khắc phục tài nguyên thiên nhiên và/hoặc
các dịch vụ liên quan đến cấp phát các chất độc hại thì OPA đưa ra các qui định tương tự liên quan trực tiếp đến hoạt động thải dầu Các qui chế về vấn đề trên của Hoa Kỳ
thậm chí có tầm ảnh hưởng lớn đối với việc ban hành chỉ thị chung của Châu Âu về
phòng ngừa và khắc phục sự cố môi trường
Trang 27Khóa luận tốt nghiệp „
Đánh giá rủi ro môi trường liên quan đên các hệ thông xử lý nước thải tập trung ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An đôi với thành phô Hô Chí Minh
chung trong Chỉ thị số 2004/35/EC của Nghị viện và Tòa án Châu Âu ngày 2 tháng 4
năm 2004 về trách nhiệm pháp lý đối với các vẫn đề môi trường (ELD) liên quan đến
phòng ngừa và khắc phục thảm họa môi trường Trên cơ sở các qui định chung này, các quốc gia thành viên phải hoàn thành việc xây dựng pháp luật quốc gia trước tháng
7 năm 2010 Đến thời điểm này, hầu hết các quốc gia thuộc liên minh châu âu đều có luật qui định riêng vấn đề phòng ngừa và khắc phục sự cố môi trường
1.1.6 Tổng quan các phương pháp ÐĐGSCRRMT trên thế giới và Việt Nam a Trên thế giới
Rủi ro là khả năng xảy ra một tác động có hại đối với con người và môi trường khi
tiếp xúc với một chất nào đó Rủi ro có thể được xác định trong đánh giá dự báo hay
đánh giá hồi cố Trong đánh giá hồi cố, câu hỏi chính là về phạm vi mà các yếu tối môi
trường có khả năng gây tác hại quan sát được lên một đối tượng cụ thể Đánh giá dự
báo xem xét phạm vi mà các điều kiện hiện tại hay điều kiện tương tự xảy ra trong
tương lai do hoạt động phát triển mới, có khả năng gây nguy hại hay không Cả hai
loại đánh giá này được sử dụng làm cơ sở cho quản lý môi trường, đáp ứng nhu cầu kiểm soát các hoạt động, điều kiện không gây hại, nhưng không phải ở mức “không'
Phương pháp ĐRM đã và đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới, đặc biệt ở Mỹ, Úc, Canada và các nước Khối Cộng Đồng Châu Âu ĐRM sơ bộ và chỉ tiết được áp dụng cho Eo biển Malacca (chung của 3 nước Singapore, Malasia và Indonexia) năm 1999, đưa ra các kết luận quan trọng về khả năng rủi ro tràn dầu và các đề xuất liên quan cho 3 quốc gia nói trên
Năm 1980 ở Châu Âu đề xuất phương pháp luận của ngành công nghiệp hạt nhân
được áp dụng trong công nghiệp hóa chất và công nghiệp dầu mỏ và có nhiều quy định với chât nguy hại được hình thành Ở Anh những quy định này được thực hiện thông qua quy định CIMAH, ở Châu Âu thông qua Seveso Cùng thời điểm này Hội đồng khoa học về các vấn đề môi trường (SCOPE) và hiệp hội quốc tế về khoa học đã xuất
bản báo cáo đánh giá rủi ro môi trường Tuy nhiên, từ những thập niên 70, phương
pháp đánh giá rủi ro định lượng rủi ro và hướng dẫn Seveso (I và II) đã được sử dụng
trong công nghiệp hóa chất SCOPE và Hiệp hội quốc tế về khoa học đã xuất bản báo
cáo ĐRM
Vào năm 1987, Hội đồng quốc tế về môi trường và phát triển đã đưa ra các kỹ
thuật phát triển đã đưa ra các kỹ thuật phát triển sâu hơn, các phương pháp luận ĐRM
và hướng đến phát triển bền vững
Năm 1998 Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Ky (EPA) xuất bản tài liệu Hướng dẫn đánh giá rủi ro sinh thai (Guidelines for Ecological Risk Assessment) Danh gia rủi
ro sinh thai bao gom ba giai doan chinh: xac dinh van dé, phân tích, và đặc tính rủi ro
SVTH:_ Nguyễn Đoàn Cẩm Giang 15
Trang 28bàn tỉnh Long An đôi với thành phô Hô Chí Minh
Trong xác định vấn đề, giám định viên đánh giá các mục tiêu và chọn điểm cuối đánh giá, chuẩn bị các mô hình khái niệm, và phát triển một kế hoạch phân tích Trong giai đoạn phân tích, giám định viên đánh giá sự phơi nhiễm với tác nhân gây hại và mối quan hệ giữa mức độ gây hại và tác động sinh thái Trong giai đoạn thứ ba, đặc tính rủi ro, giám định viên ước tính rủi ro bằng việc tích hợp sự phơi nhiễm với nguy cơ đáp ứng cấu hình, mô tả rủi ro bằng cách thảo luận về bằng chứng cơ sở và xác định bắt lợi
Trang 29Khóa luận tốt nghiệp „ „
Đánh giá rủi ro môi trường liên quan đên các hệ thông xử lý nước thải tập trung ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An đôi với thành phô Hô Chí Minh Kế hoạch (chuyên gia đánh giá rủi ro/ nhà quản lý rủi ro/ các bên có liên quan) Tích hơn thông tin sẵn có XÁC ĐỊNH — —
Điêm cuôi Mô hình
đánh giá khái niêm
Kế hoạch
phân tích
Dac tính phơi nhiễm Đặc tính tác động
Đo lường đặc
Đolường |<_—»| tính nguôn nước Đo lường
phơi nhiễm tiếp nhận và hệ tác động sinh thái | Phan tich Phan tich phoi nhiém đáp ứng Mô tả phơi nhiễm Ước lượng rủi T0 ĐẶC TÍNH lu) nụ) nộI[ Ip 22) qui enb rey dey va 2g) uenb *d RUIRO
Thong tin két qua dén nha quản lý rủi ro
Thực hiện quán lý rủi ro và thông tin kết quá cho các bên liên
LÌ Đầu vào <> Các hoạt động C Đầu ra
Trang 30bàn tỉnh Long An đôi với thành phô Hô Chí Minh
2 ee z ˆ- Ẩ À
Giai đoạn xác định vân đề
Giai đoạn này được tiến hành sau bước lập kế hoạch, nó cung cấp một cơ sở cho
toàn bộ việc đánh giá rủi ro dựa trên kết quả của bộ ba sản phẩm:
(1) Điểm cuối đánh giá: phản ánh mục tiêu quản lý và hệ sinh thái mà nó đại diện Ba tiêu chí chủ yếu được sử dụng để chọn các giá trị sinh thái mà có thể lựa chọn
thích hợp là phù hợp sinh thái, tính nhạy cảm và phù hơp với mục tiêu quản lý Trong
đó, phù hợp sinh thái và tính nhạy cảm là rất cần thiết cho việc lựa chọn thiết bị đầu cuối đánh giá một cách khoa học
(2) Mô hình khái niệm: mô tả mỗi quan hệ giữa một áp lực và một điểm cuối đánh giá
hoặc giữa nhiều áp lực với nhiều điểm cuối đánh giá
Chúng có thê gồm những quá trình của hệ sinh thái tác động lên nguồn tiếp nhận hoặc các kịch bản phơi nhiễm được liên hệ định lượng giữa những hoạt động sử dụng
đất với các áp lực Chúng có thể mô tả những con đường phơi nhiễm sơ cấp hoặc thứ
cấp
Một mô hình khái niệm bao gồm hai thành phần chính là một tập hợp các giả
thuyết rủi ro mơ tả sự dự đốn mối quan hệ giữa các tác nhân gây áp lực, phơi nhiễm
và phản ứng điểm cuối đánh giá, cùng với các lý do cho lựa chọn của họ và một sơ đồ minh họa các mối quan hệ trong giả thuyết rủi ro
(3) Kế hoạch phân tích: các giả thuyết rủi ro sẽ được kiêm định để xem có thê sử dụng trong các đánh giá dựa trên các dữ liệu sẵn có hay cần dữ liệu mới
Kế hoạch phác họa đề cương đánh giá, nhu cầu dữ liệu, phương pháp đo đạc và
phương pháp thực hiện cho giai đoạn phân tích tiếp theo Các kế hoạch phân tích bao
gồm các con đường và các mối quan hệ được xác định trong quá trình lập vấn đề đó sẽ được theo đuổi trong suốt giai đoạn phân tích
s Giai đoạn phân tích
Giai đoạn này là quá trình nghiên cứu hai thành phần cơ bản của rủi ro là đặc tính phơi
nhiễm và đặc tính tác động, đồng thời phân tích mối liên hệ giữa chúng với nhau và
giữa chúng với những đặc tính của hệ sinh thái
(U Đặc tính phơi nhiễm: mô tả mỗi liên hệ hay sự tiếp xúc hiện hữu hoặc tiềm năng
giữa các áp lực lên những nguồn tiếp nhận
Mục tiêu là để tạo ra một hồ sơ tóm tắt phơi nhiễm xác định nguồn tiếp nhận (ví
Trang 31Khóa luận tốt nghiệp „
Đánh giá rủi ro môi trường liên quan đên các hệ thông xử lý nước thải tập trung ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An đôi với thành phô Hô Chí Minh
tích phơi nhiễm để tạo thành thông tin tóm lược phơi nhiễm là nền tảng cơ bản cho
giai đoạn nhận diện rủi ro
- Phân tích phơi nhiễm: phân tích mối liên hệ hay tiếp xúc giữa một nguồn áp lực và một nguồn tiếp nhận Mục tiêu phân tích là để mô tả phơi nhiễm ở các mặt cường độ,
không gian và thời gian phơi nhiễm
- Hồ sơ tóm tắt phơi nhiễm: giúp xác định nguồn tiếp nhận và mô tả cách thức phơi
nhiễm về cường độ, không gian và thời gian kết hợp với đánh giá tác động
(2) Đặc tính tác động hệ sinh thái: mô tả tác động gây ra bởi áp lực, liên kết chúng
với các điểm cuối đánh giá và mô tả sự thay đổi của hệ sinh thái khi mức độ của các áp lực thay đổi Khi một tác động được xác định, việc phân tích đáp ứng sẽ được tiến
hành và tạo thành hồ sơ tóm tắt áp lực — đáp ứng là đầu vào cho giai đoạn nhận diện TỦI ro
Phân tích đáp ứng xác định chứng cứ cho thấy áp lực nào gây ra tác động và đo lường sự nhạy cảm của tác động với sự thay đôi của các áp lực, đồng thời liên kết với các điểm cuối đánh giá
Vào cuối giai đoạn phân tích, với sự áp lực - phản ứng và hồ sơ tóm tắt phơi nhiễm này được sử dụng để ước tính rủi ro và cung cấp cơ hội để xem lại những gì đã
được tóm tắt trong các định dạng hữu ích nhất cho đặc tính rủi ro
¢ + Giai đoạn đặc tính rủi ro
Đây là giai đoạn cuối cùng của việc đánh giá rủi ro sinh thái và là đỉnh cao của
việc lập kế hoạch, xây dựng van dé, va phân tích, ước lượng các tác động sinh thái hoặc điểm cuối đánh giá Quá trình này sẽ cho phép các nhà xác định rủi ro hiểu rõ
mối quan hệ giữa tác nhân, tác động và các thực thể sinh thái và đi đến kết luận về quá trình phơi nhiễm và ảnh hưởng bắt lợi
(1) Ước lượng rủi ro: là quá trình tích hợp dữ liệu phơi nhiễm và những tác động đồng thời đánh giá tính không chắc chắn Quá trình này sử dụng những thông tin sơ lược về phơi nhiễm và thông tin áp lực - đáp ứng đã có ở bước phân tích Ước lượng rủi ro có thê được phát triển bằng cách sử dụng một hoặc nhiều kỹ thuật sau:
-_ Nghiên cứu khảo sát thực địa: cung cấp những bằng chứng kinh nghiệm nối kết quá
trình phơi nhiễm với các tác động Khảo sát thực địa đo lường những biến đổi sinh thái
thông qua việc thu thập dữ liệu về phơi nhiễm và các tác động đến thực thể hệ sinh thái đã được xác định trong phần xác định vấn đề
Ưu điểm chủ yếu của phương pháp này là chúng có thể được sử dụng để đánh giá những mối quan hệ không thể tái tạo trong phòng thí nghiệm giữa nhiều áp lực lên một hệ sinh thái phức tạp Chúng mô tả cả quá trình phơi nhiễm và những tác động (bao
SVTH:_ Nguyễn Đoàn Cẩm Giang 19
Trang 32bàn tỉnh Long An đôi với thành phô Hô Chí Minh
gồm cả tác động thứ cấp) được tìm thấy trong các hệ thống tự nhiên, trong khi đa phần những ước lượng từ nghiên cứu trong phòng thí nghiệm phác họa những phơi nhiễm,
tác động trong điều kiện được kiểm soát
Tuy nhiên, nó có thê bị giới hạn bởi các yếu tố sau: thiếu sự tái tạo, có xu hướng
chọn mẫu đại diện, không đại diện được những thành phần đặc biệt của hệ thống hay các biến động ngẫu nhiên
- Phân loại và phân cấp: trong nhiều trường hợp, đánh giá của chuyên gia hay các kỹ thuật đánh giá định tính khác có thể được sử dụng để phân cấp rủi ro theo từng loại, ví dụ rủi ro thấp/ trung bình/ cao hoặc có/ không có rủi ro Người ta thường sử dụng
phương pháp này khi thiếu dữ liệu về phơi nhiễm và tác động hoặc không đễ dàng biểu
thị định lượng rủi ro
- So sánh các tác động và phơi nhiễm điểm đơn lẻ: khi dữ liệu sẵn có cho ước lượng
định lượng các phơi nhiễm và tác động, phương pháp đơn giản nhất để so sánh ước lượng là một tỷ số (thương số) được biểu thị bằng cách lấy nồng độ phơi nhiễm chia
cho nồng độ ảnh hưởng Phương pháp thương số thường được sử dụng cho áp lực là hóa chất với những giá trị độ độc chuẩn và tham chiếu gần như sẵn có
Điểm thuận tiện của phương pháp thương số là sử dụng đơn giản và nhanh chóng Nó cung cấp một phương tiện hiệu quả, không đòi hỏi chỉ phí cao để xác định trang
thái của rủi ro là cao hay thấp, từ đó cho phép nhà quản lý rủi ro ra quyết định mà không cần tìm thêm thông tin
- So sánh mối quan hệ áp lực — đáp ứng: Nếu một đường cong mức độ áp lực với độ lớn của phản ứng có sẵn thì ước lượng rủi ro có thể kiểm tra các rủi ro liên quan đến
nhiều mức độ phơi nhiễm khác nhau
Các ước tính này đặc biệt hữu ích khi kết quả đánh giá rủi ro là không theo một
quy tắc xác định trước, chẳng hạn như mức độ độc tính chuẩn mực
Có lợi thế và hạn chế để so sánh một đường cong áp lực với một phân phối tiếp
xúc Độ dốc của đường cong hiệu cho thấy tầm quan trọng của sự thay đổi các hiệu ứng kết hợp với thay đổi trong tiếp xúc, và khả năng để dự đoán những thay đổi trong
mức độ và khả năng của các hiệu ứng cho các kịch bản tiếp xúc khác nhau có thể được
sử dụng để so sánh các phương án quản lý rủi ro khác nhau - $o sánh kết hợp thay đổi da dang trong tiếp xúc
Nếu tiếp xúc hoặc áp lực phản ứng hồ sơ mô tả các biến đổi trong phơi nhiễm thì
Trang 33Khóa luận tốt nghiệp „
Đánh giá rủi ro môi trường liên quan đên các hệ thông xử lý nước thải tập trung ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An đôi với thành phô Hô Chí Minh
Một lợi thế lớn của phương pháp này là khả năng dự đoán những thay đổi trong mức độ và khả năng của các hiệu ứng cho các kịch bản tiếp xúc khác nhau và cung cấp phương tiện để so sánh các phương án quản lý rủi ro khác nhau
Hạn chế bao gồm các yêu cầu dữ liệu tăng lên so với các kỹ thuật được mô tả trước đây và giả định ngầm rằng đầy đủ các biến đổi trong các dữ liệu phơi nhiễm và các hiệu ứng được đại diện đầy đủ Như với các phương pháp thương, hiệu ứng phụ
không dễ dàng đánh giá với kỹ thuật này
- Ấp dụng mô hình quá trình
Mô hình quá trình là biểu thức toán học mà đại diện cho sự hiểu biết của chúng ta về các hoạt động cơ học của một hệ thống được đánh giá và là công cụ hữu ích trong phân tích và đặc tính rủi ro
Một lợi thế lớn của việc sử dụng mô hình quá trình là ước lượng rủi ro nếu kịch bản vượt quá giới hạn của dữ liệu quan sát được trên thực nghiệm Ngoài ra, có thể dự
báo được tác động tổng hợp của nhiều nguyên nhân, ước lượng điểm, phân phối hoặc mối tương quan
(2) Mô tả rủi ro
Sau khi ước lượng rủi ro, những nhà thẩm định rủi ro cần thảo luận và làm sáng tỏ
những thông tin có thể có về rủi ro ảnh hưởng đến điểm cuối đánh giá Mô tả rủi ro
bao gồm một bảng đánh giá phạm vi chứng cứ ủng hộ hoặc bác bỏ những ước lượng rủi ro ở trên và làm sáng tỏ ý nghĩa đáng kể của những tác động bắt lợi lên các điểm cuối đánh giá
a Tại Việt Nam
Đánh giá rủi ro môi trường không phải là vẫn đề mới, ở Việt Nam vấn dé nay dang
được quan tâm bởi nhu cầu nâng cao sức khỏe con người Có hai cách tiếp cận để bảo vệ môi trường và sức khỏe con người thường được sử dụng để đánh giá rủi ro môi
trường là Đánh Giá Rủi Ro Môi Trường Dự Báo (ĐRMDB) và Đánh Giá Rủi Ro Môi Trường Hồi Cố (ĐRMHC)
Mô hình đánh giá rủi ro môi trường dự báo
Mô hình đánh giá rủi ro môi trường dự báo sẽ được thể hiện ở hình 1.2
SVTH:_ Nguyễn Đoàn Cẩm Giang 21
Trang 34bàn tỉnh Long An đôi với thành phô Hô Chí Minh Nhận diện mối nguy hại Vv Đánh giá độc tính Vv Danh gia phoi nhiém Vv Mô tả đặc tính rủi ro Quản lý rủi ro
Hình 1.2 Mô hình đánh giá rủi ro môi trường dự báo
(Nguôn: Smith, 1988 và ADB, 1991) Nhận diện mỗi nguy hại
Là bước đầu tiên của ĐRM, cung cấp cho chúng ta dự báo định tính cho các tác động môi trường và liệt kê những khả năng có thể xảy ra của các nguồn nguy hại, bao
gồm đánh giá định tính sự hiện diện: mức độ của các mối nguy hại tiềm tàng Công việc thực hiện gồm sự thu thập các dữ liệu tổng hợp và đánh giá dữ liệu lên các loại ảnh hưởng đến sức khỏe và những bệnh tật mà có thể được sinh ra bởi chất hóa học
hay mối nguy hại Những điều kiện phơi nhiễm với môi trường ô nhiễm, các thương
tốn hoặc bệnh tật sẽ được phát sinh Nhận diện và lựa chọn những chất hóa học đặc biệt có nguy cơ tiềm tàng hay mối nguy hại thì dựa trên đặc tính độc hại và các kết quả
của những nghiên cứu đánh giá
s* Các phương pháp thường được sử dụng đề nhận biết mỗi nguy hại
- Mối nguy hại và nghiên cứu kịch bản (HAZOP): là phương pháp nghiên cứu để
qphát hiện nguy hại do sự cố của phần cứng hoặc do lỗi con người
- Sự cố và phân tích ảnh hưởng của những sự cố (FMEA): là một nghiên cứu qui nạp để phát hiện những sự cố của phần cứng
Trang 35Khóa luận tốt nghiệp „
Đánh giá rủi ro môi trường liên quan đên các hệ thông xử lý nước thải tập trung ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An đôi với thành phô Hô Chí Minh
- Hazid: Kỹ thuật nhận biết các mối nguy hại tiêu biéu bang cach sit dung thiết kế dự
báo dự án
- Checklist: Sử dụng các bảng liệt kê các mối nguy hại
- Fault tree analysis: Phân tích cây sai lầm nhận biết mối nguy hại
- Thanh tra (Appraisal)
- Safety Review: Điều tra tai nạn, bệnh tật, lời phàn nàn, các vấn đề an toàn - Thống kê tình hình tai nạn, sự cố xuyt bi, chan thuong va bénh tat
- Khảo sát đo đạc môi trường lao động, kết hợp phỏng vấn người lao động và những
dụng cụ đo đạc trong vệ sinh lao động
e_ Đánh giá độc tính
Là bước thứ hai trong quá trình đánh giá, ước lượng mối nguy hại đôi khi có tính
chất chủ quan do có sự can thiệp của con người ĐRM cần phải xét đến ước lượng mối nguy hại, trong bước này nhiều mô hình thường sử dụng để ước lượng cùng với phương pháp đánh giá độc tín để xác định các chất ô nhiễm Ước lượng mối nguy hại với mục đích:
- Xem xét hệ thống chung có thành phần là các vấn đề riêng
- Xác định tần suất xuất hiện và mức độ nguy hiểm của các hậu quả
- Xác định ranh giới của những vấn đề thực tiễn tương ứng về mặt quản lý, công nghệ
của dự án
Các phương pháp nghiên cứu thượng được sử dụng để xác định độc tính, quan hệ giữa liều lượng và đáp ứng trong ĐRM là phương pháp thí nghiệm độc tố, phương pháp bệnh học, triệu chứng lâm sàng và nghiên cứu dịch tế học
e_ Đánh giá phơi nhiễm
Đánh giá phơi nhiễm nhằm ước lượng mức độ trên thực tế hay các nguồn tiếp
nhận tiềm năng đến khả năng phơi nhiễm với chất ô nhiễm môi trường
Với quan điểm không có sự tiếp xúc có nghĩ là không có rủi ro Do đó cần phải xác định tuyến tiếp xúc khi xác định các rủi ro môi trường, Đánh giá tuyến tiếp xúc là nghiên cứu các tuyến đường khác nhau mà con người tiếp xúc với vật chất nguy hiểm và sự truyền vào cơ thể con người, môi trường và hệ sinh thái cùng các ảnh hưởng xảy ra đối với sức khỏe con người Thông thường có 3 tuyến tiếp xúc chính bao gồm: tiếp xúc qua da, qua hô hấp và tiêu hóa
SVTH:_ Nguyễn Đoàn Cẩm Giang 23
Trang 36bàn tỉnh Long An đôi với thành phô Hô Chí Minh
Tuyến tiếp xúc có thể được xác định bằng phương pháp phân tích cây hiện tượng (Event Tree) và cây sai lầm (Fault Tree)
e Phan tich cay hiện tượng (Event Tree) = hậu quả
Cây hiện tượng là trích ra từ một nhánh cây sai lầm Đây là phương pháp liệt kê tất
cả các hiện tượng sắp xảy ra hoặc theo sự lựa chọn Cây hiện tượng được sử dụng phổ
biến cho những qui trình phức tạp chia thành nhiều mức độ an toàn khác nhau hoặc
cho những trường hợp khẩn cấp khác nhau Vì thế để thực hiện phương pháp phân tích cây sự kiện chúng ta cần phân tích những hiện tượng ban đầu, các chỉ thị biểu hiện, xác định các lớp, các tầng bảo vệ và sau đó xác định các sự cố, rủi ro, lợi ích và sự thành công Phân tích cây hiện tượng dựa trên cơ bản là phân tích hậu quả của sự
việc
© Phân tích cây sai lam (Fault Tree) = nguyén nhan
Là phương pháp giúp chúng ta xác định được sự liên kết, sự kéo theo sai lầm của
các hiện tượng mà các hiện tượng này có thể dẫn đến những mối nguy hại, các tai nạn Đồng thời cây sai lầm giúp cho ta xác định rõ con đường đi trong suốt quá trình hình thành các nguyên nhân sai sót Ngoài ra, cây sai lầm còn giúp chúng ta xác định được mối quan hệ giữa các nguyên nhân khác nhau và mô hình phân tích cây sai lầm là nền tảng cơ bản để phân tích nguyên nhân và hậu quả
Phân tích các nguyên nhân | Phan tich hau qua
Hinh 1.3 Cay sai lam-cay hién tugng
se Đặc tính của rủi ro
Đặc tính rủi ro hay mô tả rủi ro là bước cuối cùng trong mô hình đánh giá rủi ro Là sự biểu hiện của nguy cơ đối với từng cá thê các cộng đồng hay từng đối tượng bị tác động khác trên cơ sở lượng hóa, qua đó ta đượng các giá trị định lượng cao hơn mức trung bình (số người mắc bệnh, thương tật tử vong, đơn vị thời gian) Rủi ro có
Trang 37Khóa luận tốt nghiệp „ „
Đánh giá rủi ro môi trường liên quan đên các hệ thông xử lý nước thải tập trung ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An đôi với thành phô Hô Chí Minh Bảng 1.1 Ước lượng ảnh hưởng đối với đối tượng bị nguy hại Xã nie TA ca ^ Sinh vật Ảnh Nguôn gôc/ | Ô nhiễm | Ô nhiễm O mn va n ⁄ x , x (động, thực |_ hưởng 2 chat nguy nguon nước | nhiễm xa , , | Tông : CỐ x , vật, vi sức khoẻ
hại nước mặt | ngâm đât - X
sinh) con người
Nguyên liệu XI.VI XI.V2 X2.VI XI.W3 XI.V4 Ki
Nước thải X4.VI XI.V3 X2.VI XI.VI XI.V2 Ko
Bun thai X3.VI XI.V4 XI.W3 X2.Y1 XI.VI K3 Chat thai ran nguy X2.VI XI.V2 XI.VI X3.VI XI.W Ka hai Téng Ks Ke K; Kg Ko Ghi chu: x: tần suất xuất hiện y: mức độ thiệt hại
K: tổng ảnh hưởng đối với nguồn tiếp nhận
Mức độ thiệt hại Tần suất xuất hiện:
A: Thiệt hại rất nghiêm trọng(Š đ) 5: rất cao (đ) B: Thiệt hại nghiêm trọng (4d) 4: cao (đ)
C: Có thiệt hại (3 đ) 3: trung bình (đ)
D: Thiệt hại không đáng kể (2 đ) 2: thấp (đ)
E: Không có (1đ) 1: rất thấp (đ)
0: không xảy ra (đ)
Mô hình đánh giá rủi ro môi trường hồi cố
Đánh giá rủi ro hồi cố là quá trình xác định các nguyên nhân gây rủi ro trên cơ sở các tác động đã xảy ra, qua đó xác định các tác nhân nghi ngờ và mối liê hệ giữa
chúng vớicác tác động có hại, thể hiện qua các chuỗi số liệu và bằng chứng liên quan
thu thập được Nội dung của đánh giá rủi ro hồi cố được thể hiện qua các bước sau:
SƯTH:_ Nguyễn Đoàn Cẩm Giang 25
Trang 38bàn tỉnh Long An đôi với thành phô Hô Chí Minh Xác định các nguồn gây mối nguy hại L Xác định các phơi nhiễm Xác định mức độ phơi nhiễm của đối tượng đối với tác nhân, đánh giá độc tính Vv
Xác định ngưỡng chấp nhận của đối tượng và các tác động vượt ngưỡng với đối tượng (đặc tính rủi ro)
Hình 1.4 Mô hình đánh giá rủi ro môi trường hồi cố
Đánh giá rủi ro hồi cố là đánh giá mối quan hệ nhân quả giữa các tác động sinh thái quan sát được và các tác nhân có trong môi trường Đánh giá đề cập đến những rủi
ro do các hoạt động diễn ra trong quá khứ và do đó nó dựa trên các số liệu đo đạc về
hiện trạng môi trường Đánh giá rủi ro hồi cố, một bộ câu hỏi với các câu trả lời: có,
không, có thé, thiếu dữ liệu được xây dựng để tìm các bằng chứng về sự suy giảm, cũng như các nguyên nhân và hậu quả của sự suy giảm đó
Để thuận lợi cho đánh giá, thành lập thành bảng ma trận, tại đó mỗi đối tượng
được đánh giá theo một loạt câu hỏi Câu trả lời cho các câu hỏi này dựa trên những thông tin có được về các đối tượng và tác nhân
Các mức độ khác nhau về khả năng gây hại bao gồm: -_ Rất có khả năng - Có khả năng - _ Có thể có khả năng - Ítcó khả năng - _ Không có khả năng -_ Không biết
Trong mô hình trên việc xác định các nguồn gây nguy hại, xác định đường phơi nhiễm rủi ro, đánh giá độc tính cũng được áp dụng giống như mô hình đánh giá rủi ro
mô hình dự báo
Trang 39Khóa luận tốt nghiệp „
Đánh giá rủi ro môi trường liên quan đên các hệ thông xử lý nước thải tập trung ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An đôi với thành phô Hô Chí Minh
trong đánh giá rủi ro được xem xét dựa vào tiêu chuẩn môi trường ở từng nước tại khu
vực nghiên cứu của từng quốc gia
Đánh giá rủi ro do yếu tố phát thải
Để hoàn thành mục tiêu bảo vệ chất lượng nước mặt một cách hiệu quả, U.S EPA đã đưa ra cách tiếp cận tổng hợp để thực hiện các mục tiêu chất lượng nước và xây
dựng giới hạn xả nước thải dựa trên chất lượng nước Cách tiếp cận tổng hợp này bao
gồm ba yếu tố: (1) Thành phân hóa học riêng, (2) Độc tính toàn bộ dòng thải (WET)
và (3) Đánh giá sinh học (Trân, 2008) Mỗi phương pháp được miêu tả ngắn gọn dưới đây:
(1) Phân tích chỉ tiêu hóa lý
Các tiêu chuẩn được sử dụng là cơ sở phân tích dòng thải, nhằm quyết định thành
phần hóa học nào cần được kiểm soát và đưa ra giới hạn cho phép đề kiểm soát những
chất này nằm trong dãy giá trị cần thiết, đạt được tiêu chuẩn chất lượng nước của
nguồn nước tiếp nhận
(2) Đánh giá độc tính toàn bộ dòng thải (WET)
Phương pháp tiếp cận này dựa trên các độc tính nhằm bảo vệ nguồn nước tiếp nhận khỏi ảnh hưởng độc kết hợp của tất cả các chất ô nhiễm trong nước thải Thử nghiệm WET đo mức độ phản ứng của các thủy sinh khi tiếp xúc với nước thải WET thường được áp dụng cho nước thải có thành phần, mà ở đó khó có thể nhận diện và điều chỉnh tất cả các chất ô nhiễm độc trong nước thải hoặc ở những nơi có ngưỡng giới hạn từng chất ô nhiễm hóa học riêng, nhưng có vấn đề về cộng hưởng độc tố
Có hai dạng thử nghiệm WET: cấp tính và mãn tính Thử nghiệm độc cấp tính thường được tiến hành trong một thời gian ngắn (48 giờ) và điểm đo cuối là số cá thé chết Điểm cuối của thử nghiệm độc cấp tính được mô tả bằng giá trị LCso (là nồng độ nước thải gây chết 50% sinh vật thử) Thử nghiệm độc mãn tính được tiến hành trong
giai đoạn dai hon (7 ngày) Điểm cuối đo là số sinh vật chết và ảnh hưởng dưới mức
gây chết chăng hạn như sự biến đổi trong sinh sản và phát triển Điểm cuối này được đánh giá qua một trong các thông số nồng độ không bị ảnh hưởng (No Observed Effect Concentration, NOEC), nồng độ ảnh hưởng thấp nhất quan sát được (Lowest
Observed Effect Concentration, LOEC) hoặc là nồng độ gây ức chế (Inhibitory
Concentration, IC) (Salizzato, 1998) (3) Đánh giá sinh học
Đánh giá sinh học là đánh giá điều kiện của nguồn nước bằng cách khảo sát điều
tra sinh học và đo đạc trực tiếp các vùng cư trú của sinh vật trong mặt nước Điều tra
sinh học bao gồm thu nhập, xử lý và phân tích phần đại diện của cộng đồng thủy sinh
SVTH:_ Nguyễn Đoàn Cẩm Giang 27
Trang 40bàn tỉnh Long An đôi với thành phô Hô Chí Minh
để xác định cấu trúc và chức năng của chúng Kết quả của những khảo sát sinh học có
thể so sánh với nguồn nước tham khảo để xác định nếu các tiêu chí sinh học cho đối
tượng sử dụng nguồn nước đáp ứng được
Không nên sử dụng một phương pháp để phủ nhận hoặc kiểm soát kết quả của những phương pháp khác Mỗi phương pháp có những đặc tính, thuộc tính, sự nhạy cảm và các chương trình áp dụng riêng Do đó, để tìm ra ảnh hưởng, không một phương pháp đơn lẻ nào được xem như mẫu mực chuẩn cho những phương pháp khác Các phương pháp tiếp cận để khảo sát chất lượng nước cùng với ưu điểm và hạn chế
của chúng được mô tả
Bảng 1.2 Các phương pháp tiếp cận để khảo sát chất lượng nước
Phương Ưu điểm Hạn chế
pháp tiếp cận
Thành phần | - Bảo vệ sức khỏe con người | - Không xem xét hết tất cả các chất
hóa học riêng - Độc tính đầy đủ - Cách xử lý đơn giản - Quá trình dễ hiểu - Thử nghiệm ít tốn kém nếu chỉ có vài độc chất hiện diện - Tránh được các tác động độc hiện diện
- Không đo được lợi ích sinh học
- Không tính đến tương tác giữa các chất - Thử nghiệm hoàn chỉnh có thê rất dat - Không đo được mức độ suy yếu sinh học trực tiếp Độc tính toàn bộ dòng thải - Độc tính tông - Xác định được các chất độc chưa biết - Đo được lợi ích sinh học - Độc tính chính xác - Tránh được các tác động - Không trực tiếp bảo vệ sức khỏe COn người