1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị kiến hưng

112 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị Kiến Hưng
Tác giả Nguyễn Bá Lập
Người hướng dẫn TS. Vũ Kim Yến
Trường học Trường Đại học Xây dựng
Chuyên ngành Quản lý xây dựng
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2016
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 43,24 MB

Nội dung

Trang 2 TRUONG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG KHOA ĐÀO TẠO | XÂY DỰNG SAU ĐẠI HỌC š ị | A BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO IN TRUONG DAI HOC XAY DUNG Nguyễn Bá Lập HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUAN LY DU AN DAU TƯ XÂY D

Trang 2

TRUONG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG KHOA ĐÀO TẠO | XÂY DỰNG SAU ĐẠI HỌC š ị |

A BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

IN TRUONG DAI HOC XAY DUNG

Nguyễn Bá Lập

HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUAN LY DU AN DAU TƯ XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY CỎ PHẢN ĐẦU TƯ

PHAT TRIEN ĐÔ THI KIEN HUNG

Trang 3

LOI CAM DOAN

Tôi xin cam đoan day là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bồ trong bất kỳ công trình nào

Tác giả

Trang 4

LOI CAM ON

Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo Trường Đại học Xây dựng, nhất là các cán bộ, giảng viên Khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng, Khoa Đào

tạo Sau Đại học đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi hồn thành bản luận văn

này Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn cô giáo hướng dẫn - TS Vũ Kim Yến hết lòng ủng hộ và hướng dẫn tơi hồn thành luận văn

Tơi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong Hội đồng khoa học đã đóng góp những góp ý, những lời khuyên quý giá cho bản luận văn này

Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, các phòng ban Công ty cô phần đầu tư phát triển đô thị Kiến Hưng, Thư viện trường Đại học Xây dựng đã quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong

việc thu thập thông tin, tài liệu trong quá trình thực hiện luận văn

Xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ, chia sẻ khó khăn và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này

Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày*%Š tháng 1a năm 2016 Tác giả

Trang 5

MUC LUC

DANH MUC BANG cccsscsssssssssssssssssssscuscesecssssusssscsasssscsssssusssscouscenceese vii DANH MỤC HÌNH 2 -Se+keSESeEESeSESeESeevssEzserssrez viii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIÉT TẮÁT ix

MCÍ TẤT soeecexrerersesgiEt6bSteieosoorusottroooootcerhsrrkrtmdotnsgtvEEE1413612251scxerrerzexemo 1 CHUONG I: CO SO LY LUAN VA THUC TIEN VE CONG TAC

QUAN LY DU AN DAU TU XAY DUNG wrcsssscsssssccsssessssssssssssccosseccsees 3

1.1 Dự án đầu tư xây dựng và các giai đoạn của dự án đầu tư xây

GEG ““ 7.5 L 3

1.1.1 Khái niệm dự án đầu tư xây dựng . cs k cv vs ccssy 3

1.1.2 Phân loại dự án đầu tư xây dựng - + << cscsxcs sxssecseea 3 1.1.3 Nội dung của dự án đầu tư xây dựng . 5 csscs sec cree +

1.1.4 Trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng sscccssssca 5

1.2 Quản lý dự án đầu tư xây UPI sass sastssseenesensnonnnocsnunennenseenvenenexeanasieess 8 1.2.1 Khái niệm quản lý dự án đầu tư xây dựng . -c-s<c<sc¿ 8 1.2.2 Mục tiêu của quản lý du an xAy dung woe eeeeesesesesessssssesssseseseees 9 1.2.3 Nguyên tắc quản lý dur Att.e ccsescesssessssessseesssecssecssessssssesssssesseceseeeses 9 1.2.4 Chức năng quản lý dự án và chu trình quản lý dự án II 1.2.5 Nội dung quản lý dự án tt +t St SEEEESESESESEEeEEsEsrsrsea 14 1.2.6 Hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng -sczzz- 25 1.2.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án 27 1.3 Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý dự án - 5s 29 1.3.1 Các chỉ tiêu định tính + ckkvEEEEEEESEcEEErErEerrrrrrrreee 29

1.3.2 Các chỉ tiêu định lượng -2-2222S 2221021 11s 29

Trang 6

1.5.1 Cac dé tài đã nghiên cứu trước liên quan đến nội dung đề tài .3 Ì 1.5.2 Kinh nghiệm quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình của một số doanh nghiỆp trong ƯỚC - ¿+ + 2+6 S132 233 51 51 1E cv re ru 32 1.5.3 Kinh nghiệm quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình của một số nước trên thế giỚới 2-2 + ©k+tE£EE+EEEEEEEEEEEEEESEESEESEEE21211212121 22c 33

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TU XAY DUNG CUA CONG TY CO PHAN DAU TU PHAT TRIEN DO THI KIEN HƯNG 2- se +se£seeseessecsscsz 34

2.1 Giới thiệu về Công ty cỗ phần đầu tư phát triển đô thị Kiến Hưng šgsgiig00a61561/555 595%54103368594g)19s.z.Exs3-030703940100040 000980010 t3900ini/tt0fiEYSiGEDSILSSSIĐI7E0000700516 34 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị Kiến Hưng - 2c + xt+EE2EE9EEE2EEE2E112212221252223e22xcEe 34 2.1.2 Cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị Kiến 2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban chức năng của Công ty cô phần đầu tư phát triển đô thị Kiến Hưng -2- 2 c2z22zzcszz- 35 2.1.4 Chức năng, nhiệm vụ, quyên hạn và cơ câu tô chức của Ban quản 2.1.5 Thực trạng năng lực quản lý dự án của Công ty cỗ phần đầu tư phát triển đô thị Kiến Hưng - 22 sex 2EEE22EE2EE22221222122252222xce2 45 2.2 Thực trạng tình hình đầu tư và thực hiện đầu tư các dự án tại Công ty cô phần đầu tư phát triển đô thị Kiến Hưng 46

2.2.1 Dự án đã thực hiện đầu tư xong và bàn giao đưa vào sử dụng tính

từ năm 2011 đến nay . -c-c5¿ fH EGER RRL SAE AR iin tcc meena 46

2.2.2 Du an dang thurc hién au tur eeeeccccsescesecsesessssescesesesesseseseesseevees 46

Trang 7

2.3.1 Thực trạng về quản lý phạm vi, kế hoạch công viỆc 47 2.3.2 Thực trạng về quản lý khối lượng công viỆc . «c2 47 2.3.3 Thực trạng về quản lý chất lượng xây dựng . 5 48

2.3.4 Thực trạng về quản lý tiến độ thực hiện 2: cs+zzzz2cszz 49

2.3.5 Thực trạng về quản ly chi phí đầu tư xây dựng - - 53 2.3.6 Thực trạng về quản lý an toản trong thi công xây dựng 55 2.3.7 Thực trạng về quản lý môi trường trong thi công xây dựng công 2.3.8 Thực trạng về quản lý lựa chọn nhà thầu và hợp đồng xây dung 56 2.3.9 Thực trạng về quản lý rủi ro dự At1.eeceecsecscsssessecsecssssessecseeseseseesees 59 2.3.10 Thực trạng về quản lý hệ thống thông tin công trình 60 2.4 Kết quả đạt được, những tôn tại hạn chế và nguyên nhân gay ra ton tại hạn chế trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Công ty cô phần đầu tư phát triển đô thị Kiến HĨHHĐ: suenneinnsrienorrnitdatoinrdboe 61

2.4.1 Kết quả đạt ƯỢC - - - c1 S911 E1 1E nga xec 61

2.4.2 Các tồn tại và hạn chế - s+sss t2 21221258 E11582551111111E151EeEe 62

2.4.3 Những nguyên nhân gây ra tồn tại và hạn chế -sss¿ 64

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CAC DU AN DAU TƯ XAY DUNG CUA CONG TY CO PHAN DAU TUPHAT TRIEN DO THI KIEN HUNG TU 2016 DEN 2020

3.1 Định hướng phát triển đầu tư xây dựng công trình của Công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị Kiến Hưng từ 2016 đến 2020 tầm nhìn 3.2 Một số giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý dự án đầu tư xây dựng của Công ty cỗ phần đầu tư phát triển đô thị Kiến Hưng từ 2016

Trang 8

3.2.1 Nâng cao năng lực quản lý dự án cho Công ty cỗ phần đầu tư phát

triển đô thị Kién Hung ecceccccsesssessesssessesssecsecssessecsecesessessessesssseseeeseess 73 3.2.2 Hồn thiện cơng tác lựa chọn nhà thầu . -2-s+s+z+E2Ezcz¿ 81

3.2.3 Hoàn thiện công tác bồi thường hỗ trợ tái định cư và GPMB 82

3.2.4 Hồn thiện cơng tác quản lý tiến độ thực hiện dự án 83

3.2.5 Hồn thiện cơng tác quản lý chất lượng - 2: s+cszzzcs2 9] 3.2.6 Hồn thiện cơng tác quản lý chi phí s5 5 se £ssces 95

Trang 9

DANH MUC BANG

Bảng 2.1 Tóm tắt tài sản có và tài sản nợ 3 năm tài chính gần nhất : 45 Bảng 2.2 TMĐT dự án Đầu tư xây dựng công trình nhà ở xã hội Kiến Hưng

—— mnssanasensanrencnen eS SSI ERNE SD ORE SH NEESER A 46 Bảng 2.3 Thời gian khởi công kế hoạch và thực tế các dự án - 50

Bảng 2.4 Tiến độ thực hiện dự án chung cư Phú Gia -2z- s22: 51

Trang 10

2016-il

DANH MỤC HÌNH

Trang 11

ill DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHU VIET TAT CĐT DAĐT DAĐTXD ĐTXD GPMB QLDA TKBVTC TDT TM ĐT UBND XD CT DA LCNT Chủ đầu tư Dự án đầu tư

Dự án đầu tư xây dựng

Trang 12

MO DAU

1 Ly do chon dé tai

- Trong giai doan vira qua, nén kinh té thé giới cũng như Việt Nam gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế, các lĩnh vực đầu tư trong đó có đầu

tư xây dựng tại Việt Nam bị ảnh hưởng lớn dẫn tới việc các dự án đầu tư xây dựng bị đình trệ, các doanh nghiệp xây dựng phá sản, làm ăn thua lỗ hoặc

hoạt động cầm chừng nhất là các doanh nghiệp tư nhân không nhận được

nhiều hỗ trợ từ Nhà nước

- Công ty cô phần đầu tư phát triển đô thị Kiến Hưng là doanh nghiệp

với 100% vốn tư nhân Công ty đã và đang thực hiện đầu tư các dự án: Chung

cư cao tầng CT18, Chung cư Phú Gia, Dự án khu đô thị mới Kiến Hưng.Tuy nhiên, trong quá trình triển khai dự án còn có nhiều vấn đề bát cập làm ảnh

hưởng đến tiến độ, chất lượng của dự án

- Xuất phát từ thực tế trên, luận văn: “ Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Công ty cỗ phần đầu tư phát triển đô thị Kiến Hưng” được thực hiện nhằm nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp hồn thiện cơng tác QLDA đầu tư xây dựng của Công ty cô phần đầu tư phát triển đô thị Kiến Hưng

2 Mục đích của đề tài

Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị Kiến Hưng

3 Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thông hóa những vấn đề lý luận cơ bản về dự án đầu tư xây dựng, quản lý dự án đầu tư xây dựng nói chung

Trang 13

- Đề xuất giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý dự án đầu tư xây dựng

tại Công ty cô phần đầu tư phát triển đô thị Kiến Hưng 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Công tác QLDA ĐTXD của Chủ đầu tư

- Phạm vi nghiên cứu: Công tác QLDA ĐTXD của các dự án ĐTXD do

Công ty cỗ phần đầu tư phát triển đô thị Kiến Hưng làm CĐT từ năm 2011 đến nay Đề xuất giải pháp từ 2016-2020, tầm nhìn chiến lược đến năm 2030

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp luận: duy vật biện chứng, duy vật lịch sử

- Phương pháp nghiên cứu: phương pháp phân tích định tính kết hợp với phân tích định lượng; phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp điều tra

thu thập số liệu

6 Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài

- Cở sở khoa học của đề tài: Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở các lý

luận về quản lý dự án, cơ sơ Pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã

hội, các Luật, Nghị định về xây dựng công trình và các kinh nghiệm về quản lý dự án từ các tổ chức trong và ngoài nước

- Cở sở thực tiễn: Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Công ty cổ phần đâu tư phát triển đô thị Kiến Hưng

7 Kết quả đạt được

- Khái quát hóa các cơ sở lý luận có liên quan đến hoạt động đầu tư xây

dựng, dự án đầu tư xây dựng, và những đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng

- Đánh giá khách quan và chỉ rõ thực trạng công tác quản lý đầu tư xây dựng các dự án do Công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị Kiến Hưng làm CĐT, chỉ ra những tôn tại, hạn chế và nguyên nhân gây ra tồn tại hạn chế đó

Trang 14

G2

CHUONG I:

CO SO LY LUAN VA THUC TIEN VE CONG TAC QUAN LY DU AN DAU TU XAY DUNG

1.1 Dự án đầu tư xây dựng và các giai đoạn của dự án đầu tư xây dựng 1.1.1 Khái niệm dự án đầu tư xây dựng

Theo khoản 15 Điều 3 của Luật xây dựng 2014 [8] thì “Dự án đầu tư xây

dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành

hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triền, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng”

1.1.2 Phân loại dự án đầu tư xây dựng

Các dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo điều 49 của Luật xây

dựng số 50/2014/QH13 ngày 26/11/2014 gồm [8]:

1.1.2.1 Phân loại theo quy mô, tính chát, loại công trình xây dựng

Dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo quy mô, tính chất, loại công trình xây dựng của dự án gồm dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự

án nhóm B, dự án nhóm C theo các tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công

Tiêu chí chủ yếu để phân chia dự án đầu tư xây dựng thành các nhóm là:

Tính chất, Lĩnh vực phục vụ của dự án; Tổng mức đầu tư của dự án; Diện tích

chiếm đất; Thời gian xây dựng công trình; Mức độ phức tạp của thiết kế và thi

Trang 15

1.1.2.2 Theo nguôn vốn sử dụng

- Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước;

- Dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư

phát triên của Nhà nước;

- Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước;

- Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợp

nhiều nguồn vốn

Y nghĩa của việc phân loại dự án:

+ Phân loại dự án để phân cấp quản lý, tức là cấp có thẩm quyền, người có thâm quyên

+ Phân loại để quản lý năng lực của các tổ chức, cá nhân hành nghề lập dự án và quản lý dự án

+ Phan loai dé quan ly chi phi

1.1.3 Nội dung của dự án đầu tư xây dựng

Nội dung của dự án đầu tư xây dựng được chia làm 2 phần:

- Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng: thuyết minh về sự cần thiết đầu tư, mục tiêu xây dựng, địa điểm xây dựng, diện tích sử dụng đất, quy mô, công suất, cấp công trình, giải pháp thi công xây dựng, an toàn xây dựng, phương án giải phóng mặt bằng xây dựng và bảo vệ môi trường, bồ trí kinh phí thực hiện, thời gian xây dựng, hiệu quả đầu tư xây dựng công trình

Trang 16

1.1.4 Trình tự thực hiện dự án dau tư xây dựng

Trình tự đầu tư xây dựng đối với dự án theo quy định tại điều 50 của

Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 26/11/2014 gồm có 3 giai đoạn chính đó là: giai đoạn chuẩn bị dự án; giai đoạn thực hiện dự án; giai đoạn kết thúc

xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng Quá trình thực hiện dự án đâu tư có thê mô tả băng sơ đô sau:

` ———— RSE SN em ~~ — ~ ` — peel Y

Báo cáo | Báo cáo kinh tế | Chuẩn bị Lựa chọn Thi công | Quyết toán, nghiên cứu |- kỹ thuật đầu mặt bằng, nhà thầu xây _ dựng, | bảo hành công tiền khả thi | tư xây dựng | Thiết kế nghiệm thu, | trình thanh toán Báo cáo nghiên cứu khả thi Báo cáo kinh tế kỹ thuật Chuẩn bị dự án Thực hiện dự án Kết thúc XD đưa CT của DA vào khai thác sử dụng

Hình 1.1: Trình tự đầu tư xây dựng đối với dự án a) Giai đoạn chuẩn bị dự án l

Là giai đoạn thực hiện các công việc từ khi hình thành chủ trương đầu tư

đến khi ra quyết định phê duyệt đầu tư cho dự án

Những công việc chủ yếu trong giai đoạn này gồm:

Trang 17

- Khảo sát tim địa điểm đặt dự án

- Khảo sát thu thập số liệu phục vụ lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi

- Chủ trương đầu tư xây dựng công trình

- Khảo sát thu thập SỐ liệu phục vụ lập báo cáo nghiên cứu khả thi, lập dự án hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật

- Lập báo cáo nghiên cứu khả thi, lập dự án hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật;

- Thẩm định, phê duyệt dự án, quyết định đầu tư xây dựng

b) Giai đoạn thực hiện dự án

Là giai đoạn thực hiện các công việc từ khi có quyết định đầu tư đến khi

xây dựng xong các công trình, hạng mục công trình Những công việc chủ yếu trong giai đoạn 2 gom:

- Làm các thủ tục về đất dai (Thực hiện việc glao đất hoặc thuê đất)

- Chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn; - Khảo sát xây dựng;

- Lập thiết kế xây dựng

Tùy theo quy mô, tính chất công trình xây dựng, việc thiết kế có thể thực

hiện theo một bước, hai bước hay ba bước

Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công áp dụng đối với công trình chỉ lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật

Thiết kế hai bước bao gồm Thiết kế cơ sở và Thiết kế bản vẽ thi công áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án đầu tư

Thiết kế ba bước bao gồm Thiết kế cơ sở, Thiết kế kỹ thuật và Thiết kế bản vẽ thi công áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án vả có quy mô là cấp đặc biệt, cấp I và công trình cấp II có kỹ thuật phức tạp do người quyết định đầu tư quyết định

Trang 18

sơ thiết kế - Tổng dự toán và trình lên cơ quan có thâm quyền phê duyệt Truong hop CDT không đủ năng lực thấm định thì thuê các tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thâm tra hồ sơ thiết kế - Tổng dự tốn cơng trình làm cơ sở cho việc phê duyệt

- Cấp giấy phép xây dựng

- Tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng - Thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị

- Giám sát, kiểm soát theo dõi chất lượng thi công xây dựng, cung ứng

và lắp đặt thiết bị

- Tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành - Nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành - Bàn giao cơng trình hồn thành đưa vào sử dụng;

- Vận hành, chạy thử và thực hiện các công việc cần thiết khác

c) Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng

Sau khi công trình được thi công xong theo đúng thiết kế đã được phê duyệt, đảm bảo các yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, CĐT thực hiện công tác bàn giao công trình cho cơ quan quản lý, sử dụng thực hiện khai

thác, vận hành công trình với hiệu quả cao nhất

Giai đoạn này gồm các công việc chính sau: - Cơng tác quyết tốn hợp đồng xây dựng - Công tác bảo hành, bảo trì công trình

- Công tác bàn giao và lưu trữ hồ sơ công trình

Trang 19

1.2 Quản lý dự án đầu tư xây dựng

1.2.1 Khái niệm quản lý dự án đầu tư xây dựng

Hiện nay có rất nhiều khái niệm về quản lý dự án của các tổ chức trên thế giới như:

- Theo PMBOK: Quản lý dự án là sự áp dụng kiến thức, kỹ năng, công cụ và kỹ thuật vào các hoạt động dự án để đáp ứng các yêu cầu của dự án Được thực hiện thông qua việc áp dụng các quá trình thuộc 5 nhóm quá trình:

Thiết lập, hoạch định, thực hiện, theo dõi và kiểm soát và kết thúc dự án

- Theo Liên hiệp hội QLDA Vương Quốc Anh: Quản lý dự án là việc lập

kế hoạch, tô chức, giám sát và kiểm tra tất cả các khía cạnh của dự án và thúc

đây tất cả các thành phần tham gia nhằm đạt được các mục tiêu của dự án một cách an toàn và trong khuôn khô thời gian, chi phí và phương pháp

- Theo thông lệ quốc tế: Quản lý dự án xây dựng là việc quản lý một dự án xây dựng cụ thể, bao gồm việc quản lý các giai đoạn khác nhau được thực hiện bởi các tổ chức khác nhau, Quản lý dự án xây dựng không chỉ là quản lý

các vấn đề nội bộ, mà còn liên quan nhiều đến việc điều phối và điều chỉnh tất

cả các yêu tơ cần thiết để hồn thành công việc

- Theo CIOB: Quản lý dự án xây dựng là việc hoạch định, phối hợp và

kiêm soát tổng thể một dự án từ khi có chủ trương cho đến khi kết thúc nhằm

đạt được yêu cầu của khách hàng để thực hiện được một dự án thỏa mãn các

yêu câu về chức năng và vốn đầu tư, được hoàn thành trong thời hạn cho phép, với chi phí được phê duyệt và đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng cần thiết

* Từ các định nghĩa về quản lý dự án trên có thể nhận xét như sau: Các định nghĩa đều đề cập đến quản lý dự án là việc tổ chức, phối hợp các bên

nhằm hoàn thành dự án theo các mục tiêu đặt ra về chất lượng, thời gian, chi

Trang 20

cách thức tác động của chủ thể quản lý đến đối tượng bị quản lý và mục tiêu cần đạt được của quản lý dự án

1.2.2 Mục tiêu của quản lý dự án xây dựng

Mục tiêu chung của quản lý dự án xây dựng là hồn thành các cơng việc của dự án theo đúng yêu cầu kỹ thuật và chất lượng, trong phạm vi chi phí và

tiến độ đã đề ra

Mục tiêu cuối cùng của quản lý dự án đầu tư là bảo đảm đạt được mục

đích đầu tư, tức là lợi ích mong muốn của Chủ đầu tư Tuy nhiên, trong mỗi giai đoạn của quá trình đầu tư, quản lý dự án nhằm đạt được các mục tiêu cụ

thể khác nhau Giai đoạn chuẩn bị dự án phải bảo đảm lập ra một dự án có các

giải pháp kinh tế - kỹ thuật mang tính khả thi; giai đoạn thực hiện dự án bảo

đảm tạo ra được tài sản có định có tiêu chuẩn kỹ thuật đúng thiết kế; giai đoạn khai thác vận hành phải bảo đảm đạt được các chỉ tiêu hiệu quả của dự án (tài chính, kinh tế, xã hội)

1.2.3 Nguyên tắc quản lý dự án

- Đảm bảo việc đầu tư xây dựng phải phù hợp với quy hoạch tông thê phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng,

quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất tại địa phương nơi có dự án đầu tư xây

dựng

- Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước kể cả các dự án thành phần, nhà nước quản lý toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng từ việc xác

định chủ trương đầu tư, lập dự án, quyết định đầu tư, lập thiết kế, tổng dự

toán, lựa chọn nhà thầu, thi công xây dựng đến khi nghiệm thu, bàn giao và đưa công trình vào khai thác sử dụng Người quyết định đầu tư có trách nhiệm

bồ trí đủ vốn theo tiến độ thực hiện dự án, nhưng không quá 3 năm đối với dự án nhóm C, 5 năm đối với dự án nhóm B

Trang 21

10

lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và vốn đầu tư phát triên của doanh nghiệp nhà nước thì nhà nước chỉ quản lý về chủ trương và quy mô đầu tư Doanh nghiệp có dự án tự chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và quản lý dự án theo quy định của pháp luật có liên quan

- Đối với các dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân, chủ đầu tư tự quyết định hình thức và nội dung quản lý dự án Đối với các dự án sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn khác nhau thì các bên góp vốn thỏa thuận về phương thức quản lý hoặc quản lý theo quy định đối với nguồn vốn có tỷ lệ % lớn nhất trong tông mức đầu tư

- Đối với dự án do Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư và dự án nhóm

A gồm nhiều dự án thành phần, nếu từng dự án thành phần có thể độc lập vận hành, khai thác hoặc thực hiện theo phân kỳ đầu tư được ghi trong văn bản phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì mỗi dự án thành phần được

quản lý, thực hiện như một dự án độc lập

- Đảm bảo xây dựng công trình theo đúng quy hoạch, thiết kế, bảo vệ

cảnh quan môi trường phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội, đặc điểm văn

hóa của địa phương

- Sử dụng hợp lý nguồn nhân lực, đảm bảo đúng mục đích, đúng đối

tượng sử dụng

- Đảm bảo chất lượng, thời gian, chỉ phí, an toàn và vệ sinh môi trường trong quá trình thực hiện dự án

- Tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quy định

- Tuân thủ các yêu cầu về điều kiện năng lực theo quy định của pháp

luật

- Đảm bảo công khai minh bạch, tiết kiệm, tránh lãng phí, thất thoát

Trang 22

II

1.2.4 Chức năng quản lý dự án va chu trình quản lý dự án 1.2.4.1 Chức năng quản lý dự án

Quản lý dự án có 3 chức năng cơ bản sau:

- Chức năng lập kế hoạch: Đây là giai đoạn xây dựng mục tiêu, xác định công việc, dự tính nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án và là quá trình tô chức dự án theo một trình tự logic, là việc chỉ tiết hóa các mục tiêu dự án thành những công việc cụ thể và hoạch định một chương trình để thực hiện

các công việc đó nhằm đảm bảo các lĩnh vực quản lý khác nhau của dự án đã

được kết hợp một cách chính xác và đầy đủ Tiến hành lập kế hoạch chỉ tiết đến một mức độ thích hợp Mục đích chính là phải lập kế hoạch về thời gian,

chỉ phí và nguồn lực đủ đảm bảo cho việc dự tính các công việc cần thiết và để quản lý có hiệu quả các rủi ro trong quá trình thực hiện dự án

- Chức năng tổ chức, điều hành thực hiện: Đây là quá trình phân phối nguồn lực bao gồm tiền vốn, lao động, thiết bị và đặc biệt quan trọng là điều phối và quản lý tiến độ thời gian

Để đảm bảo dự án hoàn thành như kế hoạch đề ra thì các công việc phải

có sự sắp xếp tuần tự một cách hợp lý bao gồm:

+ Tổ chức bộ máy, phương tiện dự án để giải quyết toàn bộ các cong việc trong suốt quá trình triển khai của dự án, thực hiện mục tiêu chung của quản lý dự án

+ Xuất phát từ mục tiêu cơ bản này để lập ra một biên chế có cơ cấu

phục vụ cho công việc, công việc phục vụ cho mục tiêu Bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài của dự án

+ Có thể dựa vào biên chế này dé tạo ra cương vị và sắp xếp nhân viên,

Trang 23

12

Chính vì vậy, quản lý dự án đã góp phần đảm bảo cho các công việc có

sự liên quan, thống nhất với nhau, diễn ra tuần tự như kế hoạch đề ra, gop

phần thúc đầy hoàn thiện dự án như kế hoạch

- Chức năng kiểm tra, kiểm soát và điều chỉnh: Đó là quá trình đo lường

kết quả thực tế đạt được; so sánh thực tế với kế hoạch, phát hiện các sai khác, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sai khác rồi đề xuất biện pháp hiệu chỉnh Các vấn đề cần kiểm tra, kiểm soát như sau:

+ Kiểm soát tình hình thực hiện dự án đầu tư (tiến độ thực hiện dự án,

khối lượng thực hiện, chất lượng công việc, các chi phi, các biến động)

+ Kiểm soát tình hình quản lý thực hiện dự án (lập kế hoạch triển khai, chi tiết hóa kế hoạch triển khai các nội dung quản lý thực hiện dự án, cập nhật tình hình thực hiện và điều chỉnh kế hoạch, cập nhật tình hình bảo đảm chất lượng và hiệu lực quản lý dự án)

+_ Cập nhật tình hình xử lý, phản hồi thông tin (tình hình bảo đảm thông tin báo cáo; tình hình xử lý thông tin báo cáo, tình hình và kết quả giải quyết các vướng mắc, phát sinh)

+ Kịp thời báo cáo và đề xuất các phương án xử lý các khó khăn, vướng mắc, các vấn đề vượt quá thẩm quyên

- Thường xuyên kiểm tra với các nội dung sau: + Tổ chức thực hiện và quản lý dự án

+ Chấp hành các quy định liên quan đến quản lý đầu tư

+ Phát hiện và kiến nghị các cấp có thẩm quyền xử lý kịp thời những

khó khăn, vướng mắc và sai phạm trong quá trình thực hiện dự án; tô chức

thực hiện các vấn đề đã xử lý

Trang 24

13

+ Cùng với hoạt động giám sát, công tác đánh giá dự án giữa kỳ và cuối

kỳ cũng được thực hiện nhằm tổng kết rút kinh nghiệm, kiến nghị các giải

pháp hợp lý cho dự án

1.2.4.2 Chu trình quan lý dự án

Chu trình QLDA là trình tự nhằm hoàn thành dự án theo đúng mục tiêu đề ra Chu trình QLDA có thể mô tả như sau: | Lập kế hoạch + Thiêt lập mục tiêu + Dự tính nguôn lực + Xây dựng kế hoạch |

Kiểm tra Tổ chức thực hiện

+ Ðo lường kết quả + Bồ trí tiến độ thời gian + So sánh với kế hoạch + Phân phối nguồn lực + Giải quyết các vấn đề sai le + Phối hợp các hoạt động

khác + Khuyến khích động viên

Hình 1.2: Chu trình quản lý dự án

Diễn giải chu trình: Trước tiên lập kế hoạch thực hiện dự án, khi lập xong kế hoạch cần tiễn hành tổ chức thực hiện các kế hoạch đó, trong quá trình thực hiện phải thường xuyên kiểm tra, kiểm soát để quá trình thực hiện

đúng với kế hoạch Nếu kết quả thực hiện có sai khác so với kế hoạch thì phải

Trang 25

14

xong thì phải lập báo cáo và rút ra bài học kinh nghiệm để cho việc lập kế

hoạch sau được tốt hơn

1.2.5 N6i dung quan ly dw an

Nội dung của quản lý dự án có thể tiếp cận xem xét qua ba góc độ: + Quản lý dự án theo giai đoạn đầu tư xây dựng

+ Quản lý dự án theo lĩnh vực quản lý dự án đầu tư xây dựng 1.2.5.1 Theo các giai đoạn đâu tư xây dựng

a Quản lý dự án ở giai đọan chuẩn bị dự án

Đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, trước khi lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, chủ đầu tư phải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng Những dự án khác trong trường hợp cần phải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng do người quyết định đầu tư xem xét, quyết định

- Quản lý công tác lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi

- Quản lý công tác thâm định và phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng - Quản lý công tác lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, lập dự án:

+ Thiết kế cơ sở được lập dé dat được mục tiêu của dự án, phù hợp với

công trình xây dựng thuộc dự án, bảo đảm sự đồng bộ giữa các công trình khi

đưa vào khai thác, sử dụng

+ Sự cần thiết và chủ trương đầu tư, mục tiêu đầu tư xây dựng, địa điểm

xây dựng và diện tích sử dụng đất, quy mô công suất và hình thức đầu tư xây dựng

+ Khả năng đảm bảo các yếu tố để thực hiện dự án như sử dụng tài

nguyên, lựa chọn công nghệ thiết bị, sử dụng lao động, hạ tầng kỹ thuật, tiêu

Trang 26

15

+ Đánh giá tác động của dự án liên quan đến việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, tái định cư; bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái, an toàn trong

xây dựng, phòng, chống cháy, nô và các nội dung cần thiết khác

+ Tổng mức đầu tư và huy động vốn, phân tích tài chính, rủi ro, chỉ phí khai thác sử dụng công trình, đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án

+ Trường hợp dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ cần yêu câu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm:

+ Công trình sử dụng cho mục đích tôn giáo

+ Công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu

tư dưới 15 tỷ đồng (Không bao gồm tiền sử dụng đất)

- Quản lý công tác lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật:

+ Thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế cơng nghệ và dự tốn xây dựng + Thuyết minh sự cần thiết đầu tư, mục tiêu xây dựng, địa đêm xây dựng, diện tích sử dụng đất, quy mô, công suất, cấp công trình, giải pháp thi công xây dựng, an toàn xây dựng, phương án giải phóng mặt bằng xây dựng và bảo vệ môi trường, bố trí kinh phí thực hiện, thời gian xây dựng, hiệu quả đầu tư xây dựng công trình

- Quản lý công tác điều chỉnh dự án:

+ Việc điều chỉnh dự án mang lại gồm: Hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế - xã hội đối với dự án sản xuất, kinh doanh, dự án có yêu cầu thu hồi vốn,

hiệu quả trong giai đoạn xây dựng, hiệu quả kinh tế - xã hội đối với dự án không có yêu cầu về thu hồi vốn

+ Việc điều chỉnh dự án khi quy hoạch xây dựng thay đổi có ảnh hưởng trực tiếp đến vị trí địa điểm xây dựng, hướng tuyến, quy mô, công năng sử

dụng các công trình thuộ dự án |

Trang 27

16

b Giai doan thuc hién du an

b1 Quản lý dự án ở giai đoạn tiền thi công

- Quản lý điều hành chung dự án

- Tổ chức, tuyển chọn nhà thầu thiết kế và các nhà thầu tư vấn

- Quản lý các hợp đồng tư vấn

- Quản lý công tác khảo sát phục vụ thiết kế xây dựng

- Tổ chức quản lý công tác thiết kế, và các thủ tục xin phê duyệt - Quản lý công tác bồi thường giải phóng mặt bằng

- Tổ chức lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng b2 Quản lý dự án ở giai đoạn thi công xây dựng - Quản lý hợp đồng thi công xây dựng

- Quản lý và giám sát chất lượng:

+ Kiểm tra vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thết bị lắp đặt vào

công trình

+ Thực hiện thí nghiệm kiểm tra chất lượng khi cần thiết

+ Kiểm tra biện pháp thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình

+ Kiểm tra, đôn đốc, giám sát nhà thầu thi công xây dựng công trình và các nhà thầu khác triển khai công việc tại hiện trường

+ Kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu

+ Tổ chức kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công

trình và tồn bộ cơng trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng - Quản lý khối lượng thi công xây dựng:

+ Việc thi công xây dựng phải được thực hiện theo khối lượng của thiết kế được duyệt

Trang 28

17

+ Khi có khối lượng phát sinh ngoài thiết kế, dự toán xây dựng công trình được duyệt thì chủ đầu tư và nhà thầu thi công phải xem xét đề xử lý

+ Nghiêm cấm việc khai khống, khai tăng khối lượng hoặc thông đồng giữa các bên tham gia nghiệm thu khối lượng

- Lập và quản lý tiễn độ thi công:

+ Tiến độ thi công xây dựng công trình do nhà thầu lập phải phù hợp với

tiền độ tông thê của dự án được chủ đầu tư chấp thuận

+ Đối với công trình có quy mô lớn và thời gian thi công kéo dài thì tiến

độ xây dựng phải được lập cho từng giai đoạn

+ Các bên liên quan phải có trách nhiệm theo dõi, giám sát tiến độ thi công xây dựng công trình và điều chỉnh tiến độ trong trường hợp tiến độ thi công xây dựng ở một số giai đoạn bị kéo dài nhưng không làm ảnh hưởng đến tiễn độ tông thể của dự án

+ Trường hợp xét thấy tiền độ tông thể của dự án bị kéo dài thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư quyết định điều chỉnh tiến độ tông

thể của dự án

- Quản lý an toàn lao động:

+ Nhà thầu thi công xây dựng phải lập các biện pháp an toàn cho người lao động, thiết bị, phương tiện thi công và công trình trước khi thi công

+ Nội quy về an toàn lao động phải được thể hiện công khai trên công trường xây dựng đề mọi người biết và chấp hành

+ Những vị trí nguy hiểm trên công trường phải bé trí người hướng dẫn, cảnh báo đề phòng tai nan

+ Nhà thầu xây dựng có trách nhiệm hướng dẫn, phổ biến, tập huấn các quy định về an toàn lao động |

+ Nhà thâu thi công xây dựng có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các trang thiệt bị bảo vệ cá nhân, an toàn cho người lao động

Trang 29

18

+ Các bên liên quan phải thường xuyên kiểm tra giám sát công tác an

toàn lao động trên công trường

- Quản lý môi trường xây dựng:

+ Nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm về môi trường cho người lao động trên công trường và môi trường xung quanh, bao gồm có biện pháp chống bụi, chống ồn, xử lý phế thải và thu dọn hiện trường Đối với những công trình xây dựng trong khu vực đô thị, phải thực hiện các biện pháp bao che, thu dọn ph thải đưa đến đúng nơi quy định

+ Trong quá trình vận chuyền vật liệu xây dựng, phế thải phải có biện pháp che chắn bảo đảm an tồn, vệ sinh mơi trường

+ Các bên có liên quan phải thường xuyên giám sát, kiểm tra việc thực hiện bảo vệ môi trường xây dựng

- Quản lý rủi ro công trình:

+ Phân tích độ nhạy, đánh giá các rủi ro dự án và xem xét các biện pháp

để làm giảm đến mức tối thiểu các rủi ro này

+ Cần đặc biệt chú ý đến các nhân tố hoặc sự kiện có thể tác động

nghiêm trọng đến quá trình thực hiện dự án hoặc làm giảm dang ké tinh kha

thi kinh tế của dự án

+ Trình bày tỉ mỉ về các rủi ro sẽ gặp phải và về các biện pháp dé lam giảm các rủi ro, và giải thích đầy đủ về hành động sửa chữa dự kiến sẽ thực

hiện

+ Đối với các dự án có rủi ro cao, bên cạnh phân tích độ nhạy, cần bổ

sung phân tích xác suất các giá trị có thể có các biến số, bở vì làm như vậy sẽ định lượng được các hậu quả có thể xảy ra Tuy nhiên khi tiến hành phân tích xác suất rủi ro, sẽ phải làm rất nhiều việc, nên phương pháp này chỉ được tiễn

hành đối với các dự án có mức rủi ro cao và đối với các dự án lớn mà vệc tính

toan sai co thé dan dén mat mát lớn cho nên kinh tê

Trang 30

19

- Quan ly chi phi đầu tư xây dựng:

+ Quan ly chi phi đầu tư xây dựng đảm bảo mục tiêu đầu tư, hiệu quả dự án, phù hợp với trình tự đầu tư xây dựng, nguồn vốn sử dụng

+ Chỉ phí đầu tư phải được tính đúng tính đủ theo từng dự án, công trình, gói thầu xây dựng phù hợp với yêu cầu thiết kế, điều kiện xây dựng và mặt bằng giá thị trường

+ Quản lý chi phí thông qua kiêm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật

+ Quản lý tổng mức đầu tư của dự án

+ Quản lý dự tốn xây dựng cơng trình

+ Quản lý giá gói thầu, quản lý hợp đồng xây dựng, định mức và giá xây dựng, chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng

+ Quản lý thanh toán và quyết toán hợp đồng xây dựng, thanh toán và quyết toán vốn đầu tưu xây dựng ông trình

+ Quản lý quyền và nghĩa vụ của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng trong quản lý chỉ phí đầu tư trong xây dựng

c Quản lý dự án ở giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng

- Nghiệm thu đưa công trình và khai thác sử dụng:

+ Công trình được đưa vào khai thác sử dụng khi đã xây dựng hoàn chỉnh theo thiết kế được duyệt, vận hành đúng yêu cầu kỹ thuật và nghiệm thu

đạt chất lượng

+ Trong quá trình xây dựng có thể bàn giao từng phần công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành, thuộc dự án thành phần để khai thác theo yêu cầu của chủ đầu tư

+ Biên bản nghiệm thu bàn giao từng phần công trình, hạng mục công

Trang 31

20

+ Hồ sơ tài liệu hướng dẫn sử dụng, vận hành, quy định bảo trì công, trình

+ Hồ sơ xây dựng công trình phải được nộp và lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ nhà nước

- Kết thúc xây dựng công trình:

+ Kết thúc xây dựng khi chủ đầu tư đã nhận bàn giao tồn bộ cơng trình và công trình đã hết thời gian bảo hành theo quy định

+ Trước khi bàn giao công trình, nhà thầu phải di chuyền hết tài sản của mình ra khỏi khu vực công trường xây dựng

+ Vận hành công trình xây dựng, dự án đầu tư xây dựng

+ Khi vận hành, khai thác đảm bảo hiệu quả công trình, dự án theo đúng mục đích và các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật đã được phê duyệt

+ Thực hiện duy tu, bảo dưỡng, bảo trì công trình 1.2.5.2 Theo lĩnh vực quản lý dự án đầu tư xây dựng

Theo khoản I Điều 66 của Luật Xây dựng năm 2014 thì nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng bao gồm 10 nội dung như sau [8]:

* Quản lý về phạm vi, kế hoạch công việc: Trong nội dung này, các cán

bộ quản lý dự án cần xác định được về mục tiêu của dự án, các công việc cần triển khai, các nguồn lực cần huy động và xây dựng kế hoạch thực hiện dự án

từ khi khởi đầu đến khi kết thúc đưa vào sử dụng Đây là nội dung vô cùng quan trọng trong bước chuẩn bị dự án vì nếu cán bộ quản lý dự án xác định thiếu, không lường trước được hết những công việc cần triển khai hoặc không hiểu rõ được mục tiêu của dự án thì dự án có thể đi chệch hướng và không đạt được hiệu quả như mong muốn, xấu hơn có thể phải hủy bỏ dự án trong quá

trình thực hiện thực tế;

Trang 32

zd

khi chuẩn bị dự án đến khi kết thúc dự án về khối lượng công việc cần thực

hiện như: khối lượng vật liệu, nhân công, máy thi công, khối lượng các công

việc tư vấn, thâm định, thâm tra cần thực hiện, Đây là cơ sở để cán bộ quản lý dự án có thể xác định được định lượng của công việc cần thực hiện và tính

toán chỉ phí, nguồn lực cần huy động đề thực hiện dự án;

* Quản lý chất lượng xây dựng: Đây là nội dung quan trọng quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng vì nó đảm bảo cho công trình xây dựng khi đưa vào sử dụng đạt được chất lượng, hiệu quả theo yêu cầu đã định trước Theo quy định hiện hành, các công trình xây dựng không kế nguồn vốn tại Việt Nam phải tuân theo Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, trong đó phạm vi quản lý chất lượng công trình xây dựng bao gồm quản lý chất lượng công tác khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, bảo trì công trình xây dựng và giải quyết sự cô công trình;

* Quản lý tiến độ thực hiện: là việc cán bộ quản lý dự án xác định, theo dõi, kiêm soát và điều chỉnh thời gian thực hiện (nếu cần thiết) của từng công

việc đã xác định nói riêng và của toàn dự án nói chung Theo Điều 67 của

Luật Xây dựng năm 2014 thì người quyết định đầu tư có trách nhiệm quyết định thời gian, tiến độ thực hiện khi phê duyệt dự án còn chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng công trình phải lập kế hoạch tiến độ, biện pháp thi công xây dựng va quản lý thực hiện dự án theo tiến độ thi công xây dựng được

duyệt [8] Tiến độ thực hiện là căn cứ để nhà thầu thi công thực hiện công việc, chủ đầu tư quản lý và có trách nhiệm bồ trí vốn đề tạm ứng, thanh toán

theo tiến độ Mặt khác, đối với các công trình thuộc dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì tiễn độ thi công xây dựng không được vượt quá thời gian thi công xây dựng công trình đã được người quyết định đầu tư quyết định;

Trang 33

2;

trọng vì đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới việc đánh giá hiệu quả của dự án,

chống thất thoát, tham những, lãng phí đặc biệt đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn nhà nước Đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư từ nguồn thu dé lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa

phương để đầu tư, vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh, vốn vay được bảo

đảm bằng tài sản nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước, vốn từ quỹ phát triên hoạt động sự nghiệp, giá trị quyền sử dụng đất của cơ quan, tô chức, doanh nghiệp nhà nước góp vốn để đầu tư xây dựng phải tuân thủ theo các quy định của Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng Nội dung cụ thể của công tác quản lý chỉ phí đầu tư xây dựng bao gồm: tông mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng, dự toán gói thầu xây dựng, định mức xây dựng, giá xây dựng, chỉ số giá xây dựng, chỉ phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng, thanh toán và quyết toán hợp đồng xây dựng: thanh toán và quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình; quyền và nghĩa vụ của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng và nhà thầu tư vấn trong quản lý chỉ phí đầu tư xây dựng

Trang 34

23

mất mát về con người, tài sản, tinh thần Hiện nay, các dự án đầu tư xây dựng

phải thực hiện công tác thi công xây dựng phải đảm bảo tuân theo Quy chuẩn s6 14:2014/BXD — Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia an toàn trong xây dựng được ban hành kèm theo Thông tư số 14/2014/TT-BXD ngày 04/9/2014 của Bộ

Xây dựng;

* Quản lý bảo vệ môi trường trong xảy dựng: Bảo vệ môi trường là một van dé được quan tâm không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới Điều đó đòi hỏi mọi hoạt động lao động sản xuất của con người phải lưu ý tới ảnh hưởng của nó tới môi trường nhằm phát triển bền vững, cân bằng môi trường sinh thái Hoạt động xây dựng là một trong những hoạt động ảnh hưởng rất nhiều tới môi trường như nguồn nước, đất đai, không khí, Vì vậy, trong quá trình thực hiện thi công xây dựng, cán bộ quản lý dự án cũng cần quan tâm đến việc bảo vệ môi trường Hiện nay, hoạt động xây dựng nói riêng cũng như mọi hoạt động lao động sản xuất của các tô chức, cá nhân phải tuân theo các quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và các văn bản hướng

dẫn khac.;

* Quản lý lựa chọn nhà thầu và hợp đông xây đựng: Đây là một công tác rất quan trọng vì chỉ khi chọn lựa được nhà thầu đủ năng lực và quản lý bằng hợp đồng một cách chặt chẽ theo quy định của Pháp luật thì hoạt động đầu tư

xây dựng mới đạt được hiệu quả cao Hiện nay, việc quản lý lựa chọn nhà

thầu và hợp đồng xây dựng phải tuân theo các quy định của Luật Xây dựng năm 2014, Luật Đầu thầu năm 2013, Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ quy định chỉ tiết về hợp đồng xây dựng và một số văn bản pháp luật liên quan khác;

* Quản lj rủi ro: Cũng như mọi hoạt động đầu tư khác, đầu tư xây dựng

công trình cũng có những yếu tố rủi ro trong quá trình thực hiện dự án như: sự

Trang 35

24

Công tác quản lý rủi ro hiện nay chưa được quy định riêng biệt cụ thé trong một văn bản pháp luật nào nhưng trong các văn bản về lựa chọn nhà thầu, quan ly chi phi, quan ly hop dong, quan ly thi công xây dựng đã có những quy định về yêu cầu xác định rủi ro của Chủ đầu tư hay nhà thầu Đó là một số yêu câu về bảo hiểm công trình xây dựng, xác định chi phí dự phòng về trượt giá và phát sinh khối lượng trong quản lý chi phí, lựa chọn nhà thầu và quản lý hợp đồng, xử lý sự cố trong quá trình thi công xây dựng Một số nội dung của quản lý rủi ro trong quản lý dự án đầu tư xây dựng như: xác định các yếu tố có thể gây rủi ro, xác định xác suất xảy ra rủi ro, lập kế hoạch ứng phó rủi

ro, theo dõi rủi ro trong quá trình thực hiện dự án để đưa ra các điều chỉnh, bổ

sung kip thoi va phản ứng với các rủi ro xảy ra đảm bảo dự án đi đúng mục

tiêu đã dé ra, tránh các tổn thất về tài sản, con người, tiết kiệm, hiệu quả;

* Quản lý hệ thống thông tin công trình: Đây là một nội dung tương đối mới được nêu trong Luật Xây dựng năm 2014 Trong công tác quản lý hệ

thống thông tin công trình, cán bộ quản lý dự án cần quan tâm tới một số nội

dung như: Hệ thống lưu trữ thông tin công trình, các biểu mẫu trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, quy trình trao đổi thông tin giữa các bên trong quá

trình thực hiện dự án đầu tư, cách thức xử lý thông tin,

* Các nội dung cân thiết khác: Ngoài các nội dung trên, Luật Xây dựng năm 2014 còn quy định nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng khác theo yêu cầu của Pháp luật có liên quan Nội dung này tùy thuộc vào tính chất dự

án, thực tế trong quá trình thực hiện dự án và các cán bộ quản lý dự án cần

nghiên cứu, xác định các nội dung trong quá trình thực hiện để áp dụng trong thực tế tùy từng dự án

Việc năm vững các nội dung quản lý dy án đầu tư xây dựng theo Luật Xây dựng năm 2014 là vô cùng quan trọng vì đây là những quy định bắt buộc phải thực hiện Vì vậy, trong quá trình quản lý dự án, các cán bộ quản lý dự

Trang 36

25

án cần nghiên cứu, cập nhật, sáng tạo và nâng cao kiến thức, kỹ năng đề đáp

ứng yêu cầu

1.2.6 Hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng

Theo Điều 62 của Luật Xây dựng năm 2014 [8]: Căn cứ quy mô, tính

chất, nguồn vốn sử dụng và điều kiện thực hiện dự án, người quyết định đầu tư quyết định áp dụng một trong các hình thức tổ chức quản lý dự án sau:

a Chủ đâu tư trực tiếp quản lý

Chủ đầu tư sử dụng bộ máy chuyên môn trực thuộc có đủ điều kiện năng

lực để quản lý thực hiện dự án cải tạo, sửa chữa quy mô nhỏ, dự án có sự

tham gia cộng đồng

b Ban quản lý dự án đâu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án

đầu tư xây dựng khu vực

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực thực hiện chức năng của chủ đầu tư và nhiệm vụ quản lý đồng thời nhiều dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực được áp dụng đối với các trường hợp:

Quản lý các dự án được thực hiện trong cùng một khu vực hành chính

hoặc trên cùng một hướng tuyến

Quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc cùng một chuyên ngành

Quản lý các dự án sửu dụng vốn ODA, vốn vay của cùng một nhà tài trợ có yêu cầu phải quản lý thống nhất về nguồn vốn sử dụng

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án

Trang 37

26

Thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư và trực tiếp tổ chức quản lý

thực hiện các dự án được giao

Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người quyết định đầu tư về các hoạt động của mình

Quản lý vận hành, khai thác sử dụng cơng trình hồn thành khi được người quyết định đầu tư giao

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực có thể được sắp xếp theo trình tự quản lý đầu tư xây

dựng của dự án hoặc theo từng dự án mà căn cứ vào số lượng dự án cần quản

lý, yêu cầu nhiệm vụ quản lý và điều kiện thực hiện cụ thé

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án

đầu tư xây dựng khu vực được thực hiện tư vấn quản lý dự án đối với dự án khác khi có yêu cầu và thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định

c Ban quan lý dự án đấu tư xây dựng một dự án

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án áp dụng đối với dự án sử dụng vốn nhà nước quy mô nhóm A có công trình cấp đặc biệt; có áp dụng công nghệ cao được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận bằng văn bản; dự án về quốc phòng, an ninh có yêu cầu bí mật nhà nước

Chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án dé

trực tiếp quản lý thực hiện một dự án

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án là tổ chức sự nghiệp trực

thuộc chủ đầu tư, có tư cách pháp nhân độc lập, được sử dụng con dấu riêng,

được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước và ngân hàng thương mại theo quy

định đề thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án được chủ đầu tư giao

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án chịu trách nhiệm trước

Trang 38

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án được phép thuê tổ chức, cá nhân tư vẫn có đủ điều kiện năng lực đề thực hiện một số công việc thuộc nhiệm vụ quản lý dự án của mình

d Thuê tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng

Chủ đầu tư ký kết hợp đồng tư vấn quản lý dự án với tổ chức, cá nhân có

đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng theo quy định của Luật xây dựng

số 50 năm 2014 của Quốc hội để thực hiện một, một số hoặc tồn bộ cơng

việc quản lý dự án;

Chủ đầu tư có trách nhiệm giám sát công việc tư vấn quản lý dự án và được ủy quyên cho tư vấn thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án theo hợp đồng

quản lý dự án

Tổ chức tư vấn quản lý dự án được lựa chọn phải thành lập văn phòng

quản lý dự án tại khu vực thực hiện dự án và phải có văn bản thông báo về

nhiệm vụ, quyền hạn của người đại diện và bộ máy trực tiếp quản lý dự án gửi chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan

1.2.7 Các nhân tô ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án

Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án là những nhân tố có tác động đến các tiêu chí của việc đánh giá công tác quản lý dự án Công tác quản lý dự án chịu sự ảnh hưởng của các nhân tổ sau:

1.2.7.1 Nhân tô chủ quan

a Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của dự án

Loại hình công trình, cấp công trình, quy mô công trình trong dự án Loại hình công trình, cấp công trình được quy định chỉ tiết trong Thông

tư số 03/2016/TT-BXD

Quy mô của dự án được hiểu là độ lồn hoặc độ phức tạp của dự án Dự

Trang 39

lớn, số lượng công việc phải thực hiện thường rất lớn, đòi hỏi quy mô và năng

lực của đội ngũ cán bộ quản lý lớn hơn rất nhiều, việc quản lý và điều hành dự án của CĐT cũng khó khăn hơn nhiễu, trong quá trình QLDA CĐT thường phải giải quyết rất nhiều mối quan hệ và xử lý rất nhiều tình huống nảy sinh so với dự án quy mô nhỏ, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng đảm bảo

chất lượng, thời gian và chỉ phí của các cơng việc hồn thành

Địa điểm đặt dự án: Chính quyền nơi dự án được xây dựng còn nhiều

lúng túng trong việc giải quyết các vấn đề về giải phóng mặt bằng Việc giải phóng mặt bằng chậm gây ứ đọng vốn, tăng giá thành xây dựng

b Năng lực quản lý dự án của Ban quản lý dự án

Con người đóng vai trò quan trọng mang tính chất quyết định tới công tác quản lý dự án Nhân lực quản lý dự án vững mạnh tạo nên một hệ thống quản lý quy mô và chuyên ngiệp

Đề tạo ra nguồn nhân lực quản lý dự án vững mạnh đòi hỏi cán bộ quản lý phải hội tụ được các yêu tố: trình độ, kinh nghiệm, năng lực và phâm chất

đạo đức

Cán bộ quản lý dự án có trình độ giỏi, kinh nghiệm, năng lực và phẩm chất đạo đức tốt sẽ quản lý tốt hơn những nhà quản lý dự án có trình độ chuyên môn, trình độ quản lý hay đạo đức kém Ý thức chấp hành pháp luật trong QLDA thể hiện đạo đức của nhà quản lý Chấp hành tốt pháp luật của

cán bộ QLUDA sẽ ảnh hướng tích cực đến chất lượng, thời gian và chi phí của các công việc được thực hiện của dự án Ngược lại, sự vi phạm pháp luật vô

tình hay hữu ý của các cán bộ QLDA đều ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng đạt được của dự án cũng như làm giảm chất lượng QLDA

c Kế hoạch phân bố nguồn vốn

Trang 40

trực tiếp tới việc đảm bảo nguồn vốn đầu tư cho DAĐT theo tiến độ và do đó làm kéo dài thời gian thực hiện dự án

Trong quản lý các DAĐTXD các hành vi tiêu cực như tham ô, hối lộ,

lãng phí vốn, chạy vốn còn tồn tại làm ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng và tiến độ công trình

1.2.7.2 Nhân tổ khách quan

Cơ chế, chính sách, văn bản pháp luật trong quản lý dự án

Chính sách, chế độ của nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản thể hiện qua các bộ luật, nghị định, thông tư Các văn bản pháp luật này có tính chất bồ trợ, hướng dẫn chỉ tiết cho nhau nhưng thường xuyên ban hành rất chậm, thiếu, không thống nhất giữa các Bộ, ngành có liên quan

Các dự án phải chạy theo các thông tư, nghị định Sự chồng chéo, thay đổi liên tục của các nghị định, thông tư gây lúng túng và khó khăn cho cơ quan quản lý vận hành và cơ quan kiểm tra kiểm soát

1.3 Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý dự án 1.3.I Các chỉ tiêu định tính

- Khả năng đưa ra quyết định kịp thời của nhà quản lý

- Sự hài lòng của khách hàng đối với các sản phẩm của dự án - Đánh giá trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý

- Mức độ tuân thủ luật pháp và thông lệ quốc tế - Khả năng phối hợp giữa các công việc

- Tinh gon nhẹ của bộ máy quản lý 1.3.2 Các chỉ tiêu định lượng

- Mức tiết kiệm chỉ phí quản lý dự án - Mức tiết kiệm thời gian quản lý - Khả năng sủ dụng vốn hiệu quả

Ngày đăng: 29/12/2023, 12:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN