1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Skkn giúp học sinh lớp 12 phát triển năng lực đọc hiểu văn bản

24 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề skkn giúp học sinh lớp 12 phát triển năng lực đọc hiểu văn bản
Trường học trường trung học phổ thông
Chuyên ngành ngữ văn
Thể loại đề tài nghiên cứu khoa học
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 209,65 KB

Nội dung

Trang 1

1 LI DO CHON DE TAI

Đọc hiểu van bản là một năng lực thiết yếu của con người trong mọi lĩnh vực cuộc sống, bởi suy cho cùng đời sống con người chính là quá trình tạo lập và lĩnh hội văn bản Nếu không có khả năng lĩnh hội nội dung, ý nghĩa của văn bản do người khác cung cấp thì coi như người đó có khiếm khuyết lớn về mặt trí tuệ Đó là nguyên do vì sao những năm trở lại đây, bộ môn Ngữ văn trong chương trình phổ thông rất chú

trọng đến việc hình thành và phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh Thế

nhưng, sau khi đã được rèn luyện kĩ năng đọc hiểu không phải học sinh nào cũng đáp ứng được yêu cầu đặt ra, thậm chí có nhiều em không biết ứng dụng kĩ năng này để giải quyết các bài tập cụ thể và đương nhiên cũng gặp nhiều lúng túng khi thực hành trong cuộc sống

Đối tượng mà để tài này hướng đến là học sinh lớp 12 trung học phố thông (THPT) Qua quá trình thực tế, bản thân tôi nhận thấy ở các em học sinh lớp 12 năng

lực đọc hiểu văn bản đã được hình thành ở một mức độ nhất định Tuy nhiên, ngay cả học sinh lớp 12 vẫn còn khá nhiều em chưa có được năng lực đọc hiểu văn bản một

cách tương đối nhất Đọc hiểu văn bản đơn giản đối với các em là đọc và trả lời các

câu hỏi cho sẵn Như vậy, đọc hiểu văn bản ở các em vô tình trở thành một kĩ năng máy móc, thụ động mà chưa hình thành được năng lực tự nguyện, chủ động với một thái độ đọc hiểu hứng thú, để rồi qua đó việc đọc hiểu văn bản trở thành một thói quen, thậm chí cao hơn là văn hóa đọc

Trong đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn những năm gân đây, phan doc hiểu văn bản chiếm số lượng điểm 3/10 của bài thi, đây thường được coi là phần “ưu ái điểm” cho người thi Tuy nhiên, do đây là phần “mở” của đề thi nên phần lớn các em sẽ không “kịp thích ứng” và thường giải quyết không trọn vẹn yêu cầu của đề, dẫn đến hiện tượng mắt điểm đáng tiếc Cho nên, việc lựa chọn và giải quyết đề tài này không chỉ giúp học sinh lớp 12 phát triển năng lực đọc hiểu, đem ứng dụng năng lực đó vào cuộc sống sau này mà còn giúp cho các em có đủ sự tự tin để giải quyết các dạng, kiểu

dé thi của môn Ngữ văn, đặc biệt là các dạng, kiểu đề thi ở phan đọc hiểu Một trong

Trang 2

2 NOI DUNG

2.1 Một số kiến thức chung

2.1.1 Về phương pháp đọc hiểu văn bản

Như đã nói, đọc hiểu không đơn thuần chỉ là đọc một đoạn trích văn bản, trả lời các câu hỏi có trước Đọc hiểu phải có tính tự nguyện, chủ động với một thái độ hứng

thú mới có thể rèn luyện cho người học những năng lực, tình cảm, thói quen hữu ích

để rồi từ đó nâng cấp thành văn hóa đọc Việc giáo viên lựa chọn một trích đoạn trong một văn bản hoàn chỉnh, yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi đặt ra từ trước khiến học

sinh hoàn toàn thụ động Đây là biện pháp “cơ học”, “cưỡng bức” để bộ não phải tư

duy và ghi nhớ Nhất là khi các câu hỏi theo một công thức, một dạng lặp đi lặp lại

giữa các văn bản tạo nên những lỗi mòn tư duy chăng những không có ích cho kĩ năng đọc hiểu mà còn không liên kết được câu hỏi với câu trả lời, giữa văn bản và người đọc văn bản Người đọc trở thành “người đọc” không đúng nghĩa, không có suy nghĩ độc lập Người đọc gần như quên ngay thông tin được nhắc đến trong văn bản Chính do quá trình quên nhanh chóng các nội dung quan trọng này, chúng ta thường không thể kết nối kiến thức, không thể thành công trong các kì thi và khơng thể hồn thành tốt công việc của chính bản thân mình

Phương pháp đọc hiểu này không thể khuyến khích học sinh niềm hứng thú với việc đọc, chưa hình thành cho học sinh văn hóa đọc Học sinh không có nhu câu tìm tòi văn bản mới để đọc, khi bat gặp các văn bản mới đòi hỏi đến kĩ năng đọc hiểu học

sinh hoan tồn khơng có khả năng đặt câu hỏi, tóm tắt thông tin hoặc tìm kiếm thông tin cần đến

Chính vì thế, trong quá trình giảng dạy và tham khảo tài liệu, chúng tôi có biết đến phương pháp SQ3R, đây là một kĩ thuật hữu hiệu nhăm giúp chúng ta năm hết

toàn bộ nội dung thông tin của một tài liệu, một quyền sách, một văn bản hàm chứa thông tin thông qua việc làm cho ta phải chú tâm đọc tài liệu một cách tích cực Các

chữ cái SQ3R là từ viết tắt của các kĩ thuật mà người đọc phải sử dụng liên tiếp để đạt mục đích cuối cùng là nắm toàn bộ nội dung của tài liệu: Survey - Question - Read - Recite - Review (Khảo sát - đặt câu hỏi - đọc - thuật lại - xem lại) Phương pháp này

Trang 3

* Bước 1, Survey (Khảo sát): Thu thập các thông tin cần thiết để tập trung và hình thành các mục đích khi đọc Đọc khảo sát giúp người đọc xây dựng nền tảng kiến

thức Khi không chuẩn bị trước kiến thức để đọc một vấn đề nào đó, người đọc sẽ đọc rất chậm và cảm thây khó hiểu Khảo sát là bước chuẩn bi dé bat đầu đọc một vấn đề

nào đó Khi đọc khảo sát, người đọc sẽ phải đọc chú ý đến những điểm như: đầu đề

của mỗi chương, mỗi phản, đọc câu đầu hoặc câu cuối của mỗi đoạn văn dé nắm ý chính, làm quen với tên nhân vật, đọc mục tiêu của văn bản để năm khái quát nội dung

của văn bản Đọc khảo sát giúp người đọc có óc tổ chức hệ thống vân đề tốt hơn Khi

xem xét toàn bộ văn bản trước khi đọc, người đọc sẽ có thể nhớ những gì mình đọc một cách chặt chẽ hơn Đọc khảo sát là một bước khởi động tư duy trước khi bắt đầu tập trung vào đọc Trước khi đọc bất kì tài liệu nào, hãy dành một phút ban đầu để xem xét tổng quát tài liệu băng cách xem qua mục lục, các tiêu đề của văn bản, các

câu chủ đề, phần mở đâu, phần kết luận Chú ý những bảng biểu, đồ thị, hình vẽ trong van bản néu có

* Bước 2, Question (Đặt câu hỏi): Việc đặt câu hỏi sau khi đọc khảo sat lam cho não của người đọc bắt đầu hoạt động và tập trung băng cách dựng lên một loạt câu

hỏi làm “khung sườn” cho nội dung

Đặt ra các câu hỏi trước khi bắt đầu đọc thật sự, sẽ giúp người đọc có chủ đích khi tiến hành đọc tài liệu Lí do duy nhất để đặt câu hỏi trước khi đọc là buộc người

đọc tập trung và chú ý đến các từ quan trọng, cần thiết hơn Người đọc có thê đặt những câu hỏi khác liên quan đến những øì mình đã đọc, ví dụ:

Đoạn văn này muốn nói điểu gì?

Có những chỉ tiết nào quan trọng hồ trợ cho ý chính? Vĩ dụ này có giúp cho ý chính của đoạn văn rõ hơn không? Tác giả đưa ra những dân chứng nào?

Đoạn văn này có chủ đề giống với đoạn văn nào từng đọc trước đó không? * Bước 3, Read (Đọc): Sau khi đọc khảo sát và đặt câu hỏi, chúng ta bắt đầu đi vào đọc từng đoạn trong văn bản Khi đọc, chúng ta chỉ cố gắng trả lời một câu hỏi trong đầu là đoạn văn này muốn nói gi Néu không thể trả lời được, bạn phải đọc lại

cho đến khi có thể trả lời được Bạn phải đọc và có găng hiểu tất cả các đoạn văn theo trình tự thì bạn mới có thê hiểu được nội dung của cả văn bản Cô găng đọc ý tưởng

Trang 4

và khái niệm mà tác giả muốn trình bày chứ không phải đọc từ Kết thúc một đoạn, dừng lại để trả lời câu hỏi về ý chính của đoạn trước khi sang phần khác

Trong quá trình đọc, hãy cô gắng tập trung tìm kiếm các chỉ tiết nhăm giúp ta trả lời những câu hỏi đã đặt ra Khi đọc, chúng ta có thê ghi chú đơn giản hoặc gạch ý để hệ thống các chỉ tiết

* Bước 4, Recite (Thuật lại): Ở bước này chúng ta giúp bộ não tập trung ghi

nhớ về nội dung vừa xem băng cách thuật lại, điễn giải nội dung đã doc bằng chính

ngôn ngữ của bản thân Nếu cần thiết, ngay sau khi đọc, người đọc hãy viết ra các diễn giải hay các câu trả lời băng chính suy nghĩ, diễn đạt của mình Đây là một điều rât quan trọng, qua cách diễn đạt của chính mình sẽ là cơ sở để minh chứng bạn hiểu

van đề được văn bản dé cập đến như thé nao?

Nếu có thể, hãy đọc hay diễn tả lại nội dung vừa xem bằng cách nói lớn tiếng, trình bày trong nhóm hoặc trước lớp Hãy tưởng tượng, bạn đang phải trình bày lại nội dung của cuốn sách, bài báo hay đơn giản là nội dung đoạn văn bản vừa đọc cho 1000 khán giả trước mặt, trong một khán phòng rộng lớn, những khán giả này đang chăm chú lắng nghe từng lời diễn giải của bạn

* Bước 5, Review (Xem lại): Bước xem lại này được tiễn hành sau khi người

đọc đọc xong toàn bộ văn bản Bước này kiểm tra chắc chắn xem mình có hiểu và nhớ

những gì mình đọc Trả lời những câu hỏi đặt ra ban đầu và liên kết các câu hỏi này thành một hệ thống để dễ nhớ và dễ hiểu Quá trình xem lại này không chỉ diễn ra ngay sau khi đọc mà nên thường xuyên xem lại Những điều đã đọc sẽ theo ta vào tiềm thức và giúp chúng ta ghi nhớ lâu hơn

Như vậy, với phương pháp SQ3R., người đọc sẽ rèn luyện cho mình kĩ năng học

và đọc một cách tích cực, tránh bị nhồi nhét kiến thức, năm vững nội dung và kiến thức trong các văn bản được đọc

2.1.2 Vẻ kĩ thuật đặt câu hỏi đọc hiểu

Người đọc cần tự tạo lập câu hỏi của riêng mình một cách độc lập, phân loại

Trang 5

Đọc thành công không chỉ đơn giản là quá trình cơ học của “giải mã” văn bản Thay vào đó, nó là một quá trình điều tra tích cực Các độc giả có năng lực tiếp cận

văn bản với các câu hỏi và phát triển các câu hỏi mới khi họ đọc, ví dụ:

Nội dung cơ bản của văn bản này là gì? Tác giả muốn đưa ra quan điểm gì?

Tác giả đã truyền đạt được điểu đó chưa? Nếu vậy thì sao?

Ngay cả sau khi khi đọc, người đọc vẫn có thể tự đặt các câu hỏi:

Ý nghĩa của những gì tôi đã đọc?

Tại sao tác giả kết thúc đoạn văn (hoặc văn bản) theo cách này? Mục đích của tác giả trong việc viết bài này là gì?

Băng cách này, đọc trở thành một sự hợp tác giữa người đọc và tác giả Để giúp

người đọc văn bản đặt ra các câu hỏi hữu hiệu, người đọc nên viết câu hỏi vào bên cạnh văn bản

Trước khi đọc văn bản, chúng ta có thể đặt những câu hỏi như: Tiêu đề bài viết cho tôi biết gì về câu chuyện?

Đáy là câu chuyện thực hay tưởng tượng?

Tại sao tôi lại đọc nó?

Tôi đã biết gì về ?

Tôi có thể dự đoán được những gì?

Trong quá trình đọc, hãy chọn trước một vài điểm dừng trong văn bản để hỏi và

trả lời câu hỏi Khi đọc văn bản có thể đặt những câu hỏi như:

Tôi hiểu gì từ những dòng tôi vừa doc? Ý tưởng chính là gì?

Hình ảnh tác giả hiện lên như thế nào trong đầu? Tôi có cần phải đọc lại để tôi hiểu không?

Sau đó, hãy hỏi những câu hỏi khi đã hoàn thành việc đọc văn bản:

Những dự đoản của tôi là đúng? Những thông tin nào từ văn bản nởi với tôi rằng tôi đúng?

Những ý tưởng chính là gì?

Tôi có thể kết nối với văn bản như thế nào ?Tôi cảm thấy thể nào về nó? Tôi có đồng ý với quan điểm của tác giả không?

Trang 6

Việc tự đặt các câu hỏi một cách chu đáo đã thể hiện phan nao nang luc hiéu biết của hoc sinh đối với việc tiếp cận văn bản, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi nếu các em hoạt động nhóm Câu hỏi và câu trả lời cần có mối liên hệ với nhau mà mục đích chính là làm rõ cách tiếp cận các nhiệm vụ đọc hiểu văn bản Đương nhiên, việc

đặt câu hỏi này cũng rất cần quá trình tư vấn, chỉ dẫn của giáo viên, có như vậy thì

việc đọc hiểu của các em sẽ thuận lợi hơn

2.2 Thực hành đọc hiểu văn bản

Như đã diễn giải ở phan Li do chon đề tài, việc đọc hiểu van ban là một kĩ năng quan trọng của học sinh, trong đó rẫt thiết thực với học sinh lớp 12 Vì vậy từ phần lí

thuyết chúng tôi cỗ găng xây dựng các bài tập thực hành phù hợp nhằm vận dụng những hiểu biết của mình vào việc giúp học sinh phát triển kĩ năng này

2.2.1 Bài thực hành số 1

Cân bằng là một khái niệm nhắm nhí

Đối với tôi, điều tuyệt vời về một sự nghiệp theo đuổi mối quan hệ là nó không phải đơn thuần là công việc mà thôi Nó là một phong cách sống Cách đây vài năm,

tôi bắt đầu nhận thấy rằng nổi kết là một cách thật tuyệt đề nhìn thế giới Khi tôi suy nghĩ và hành động theo cách này, phân chia cuộc sống thành hai cực, chuyên môn và riêng tư không cần thiết nữa Tôi nhận thấy rằng diéu giúp bạn thành công ở cả hai cực chính là thể giới con người và cách nổi kết với họ Cho dù những người này là gia đình, động nghiệp hay bạn bè, sự nổi kết thật sự cũng đòi hỏi bạn phải mang lại những giá trị trơng đương cho mỗi nối kết Vì vậy, tôi thấy không cần thiết phải phân biệt giữa hạnh phúc trong công việc và hạnh phúc trong đời sống riêng - đây là cả hai phần không thể thiếu trong tôi Cuộc đời tôi

Khi tôi hiểu rõ rằng chìa khóa quan trọng của cuộc đời là mối quan hệ, tôi nhận thấy mình không cần phải ngăn cách công việc ra khỏi gia đình hay bạn bè Tôi

có thể ăn mừng sinh nhật tại một hội thảo công việc, chung với những người bạn tuyệt

vời, như lấn gần đây, hay tôi có thé 6 nha tai Los Angeles hay New York với những người bạn thân

Trang 7

kêu gọi Cân bằng không phải là một món hàng để bán mua Cân bằng cũng không

phải “được thực hiện” Cân bằng là cách suy nghĩ, cũng đặc biệt và độc đáo như bộ

gene cua mỗi chúng ta vậy Khi bạn tìm thấy niềm vui, nghĩa là bạn đã thấy cân bằng

Lịch làm việc tất bật của tôi rất phù hợp với tôi, và chỉ có thể chỉ phù hợp với mỗi tôi

thôi Sự đan xen giữa công việc và cuộc sống không phải phù hợp với tất cả mọi người Điều quan trọng là phải nhìn nhận việc kết nói với người khác không phải là

một công cụ điểu khiển để đạt mục tiêu mà là một lỗi sống Khi bạn mắt cân bang,

bạn sẽ nhận thấy ngay vì mình bị hồi hả, giận dữ, thấy thiếu ý nghĩa Khi bạn cân bang, ban vui tươi, hăng hái và đây hàm ơn

(Đừng bao giờ đi ăn một mình, Ketth Ferrazz1, Tahl Raz, NXB Trẻ, 2008) HUONG DAN ĐỌC HIỂU

* Trước khi đọc văn bản:

Hãy đọc lướt qua nhan đề, nguôn trích dẫn, câu chủ đề, phân chia bố cục các đoạn, sau đó tự trả lời các câu hỏi dưới đây :

Tiêu đề của văn bản cho biết tác giả đang bàn về vấn dé gi ? Thái độ của tác giả đối với vấn đề đó ?

Tôi đã biết gì về vấn đề đó ?

Tôi có thể dự đoán được những gì ? * Trong khi đọc văn bản :

Đọc đoạn văn trên và trả lời các câu hỏi dưới đây: Cau 1 Thao tác lập luận được sử dụng trong văn bản 2

Câu 2 Khái niệm cân bằng được tác giả hiểu như thế nào ?

Câu 3 Tác giả đã lam thé nao dé cân bang hai cực chuyên môn và riêng tư ? Giải pháp đó có đúng với tât cả mọi người ?

Câu 4 Anh/ Chị muốn mình trở thành một con người của chuyên môn hay

riêng tư 2 Là một học sinh anh/ chị làm thế nào để cân băng việc học và các mỗi quan hệ

* Sau khi đọc văn bản:

Suy ngẫm của anh/ chi về thông điệp ma tac gia nhac đến trong văn bản đọc hiểu: Ki bạn mất cân bằng, bạn sẽ nhận thấy ngay vì mình bị hồi hả, giận dữ, thấy thiếu ý nghĩa Khi bạn cân bằng, bạn vui tươi, hăng hái và đầy hàm ơn

Trang 8

BAI LAM *Trudéc khi doc van ban:

Tiêu dé của văn bản cho biết tác giả đang bàn về sự cân bằng trong cuộc sống Đó có thể là sự cân băng giữa công việc chuyên môn bận rộn với các mối quan hệ gia

đình và cá nhân Đó là điều mà những con người hiện đại luôn bận rộn với guong

quay công việc rất khó có thê đạt được

Thái độ của tác giả phản đối khái niệm cân băng cuộc sông, coi đây là một khái

niệm sai lầm

Tôi đã biết: cân băng vốn là khái niệm khoa học quen thuộc như cân băng một

phân số, cân băng một phương trình hóa học nghĩa là làm hai về đối lập đều nhau băng việc bớt ở về bên này thêm vào về bên kia Vậy vì sao cân băng là một khái niệm nhảm nhí?

Tác giả sẽ đưa ra những lí lẽ dé chứng minh cân băng là một khái niệm nhảm nhí Tôi sẽ tìm được giải pháp để cân băng mọi thứ trong cuộc sống của mình Chưa chắc tôi đã đồng ý với điều đó vì mỗi người có một cuộc sông riêng chỉ chính mình mới thâu hiểu

* Trong khi đọc văn bản:

Đọc và trả lời các câu hỏi

Cau 1 Thao tác lập luận được sử dụng: bác bỏ

Câu 2 Theo tác giả: cân băng là cách suy nghĩ, bạn tìm thây niềm vui, nghĩa là bạn đã thây cân bằng

Câu 3 Đề có cuộc sống cân băng cần phải đan xen giữa công việc và cuộc sống: không cần thiết phải phân tách riêng giữa niềm vui công việc và niềm vui cuộc sống riêng tư

Giải pháp đó chỉ là quan điểm riêng từ kinh nghiệm cuộc sống của tác giả Thực tế có những người lấy niềm vui công việc làm niềm vui cuộc sống, có những người hạnh phúc khi chăm lo cho tình yêu gia đình, có những người luôn tách bạch việc công và việc tư Hạnh phúc không có khuôn mẫu mà do cảm nhận của mỗi người

Câu 4 Học sinh nên đưa ra quan điểm cá nhân của chính mình

- Nhiều bạn coi việc học là quan trọng nhất, đành toàn bộ thời gian của mình để

Trang 9

những nhà lãnh đạo, doanh nhân Thành công trong sự nghiệp có thể giúp bản thân có được hạnh phúc trong cuộc sông riêng

- Bạn có thê là người giàu tình cảm, trân quý yêu thương gia đình Nhiều người sẵn sảng chấp nhận hy sinh để làm tròn bồn phận gia đình để người thân có cơ hội

thăng tiễn trong sự nghiệp xã hội

- Cuộc sống khó có sự cân băng, không thể nắm bắt trước được tương lai Có những giai đoạn trong cuộc đời bạn dành thời gian cho công việc, có những giai đoạn

gia đình là số một trong bạn

Với học sinh có thể cân băng học tập và các mối quan hệ như: coI sự trưởng thành trong học tập là niềm tự hào của cha mẹ, học nhóm để tăng cường gắn kết, chia

sẻ giúp đỡ với bạn thân, kết hợp với vui chơi giải trí sau những giờ học căng thăng, tham gia các câu lạc bộ để rèn luyện kĩ năng sông

* Sau khi đọc văn bản:

Suy ngẫm của anh/ chi về thông điệp ma tac gia nhac đến trong văn bản đọc hiểu: Ki bạn mất cân bằng, bạn sẽ nhận thấy ngay vì mình bị hồi hả, giận dữ, thấy thiếu ý nghĩa Khi bạn cân bằng, bạn vui tươi, hăng hái và đầy hàm ơn

Gợi ý: * Giải thích

Cân bằng là trạng thái cuộc sông, thể hiện sự hài hòa giữa những nhu cầu, giữa mong muốn và năng lực; mục đích cuối cùng là cảm thấy bình yên, hạnh phúc Từ một trạng thái, cân băng có thể nâng lên thành một lỗi sống, một tính cách

* Phân tích, chứng minh

Mỗi người đều có 24 giờ để sống trọn vẹn Bất cứ ai trong chúng ta đều cũng muôn có thành công tột đỉnh mà lại vẫn được sông thánh thoi, khong chút căng thăng Nếu cuộc sống không cân bằng nghĩa là cuộc sống có nhiều khoảng trống cần lấp đây Có thể công việc khiến bạn bận rộn không còn thời gian nghỉ ngơi, thư giãn hay dành cho gia đình Khi đó sức khỏe có thể bị tổn hại, tâm lí hay giận dữ vì cơng việc khơng hồn thiện Bạn đánh mắt những phút giây hạnh phúc bên người thân và chắng bao giờ

được hưởng thụ cuộc sống thực sự Cũng có người rơi vào trạng thái không thỏa mãn với sự thành công, dù là nhỏ nhặt nhất Khi đó người ây sẽ luôn dăn vặt, hối hận vì

Trang 10

* Binh luan

Chắc chắn sẽ có một buổi sáng đẹp trời, bạn đứng ở cửa số phòng làm việc, nhìn qua khung cửa và bỗng nhận ra răng mình đã bỏ lỡ quá nhiều cơ hội để nhận được những món quà vô giá mà cuộc sống trao tặng Đó là vẻ đẹp huy hoảng và rực rỡ của ánh bình minh, hay những nụ cười của con trẻ Khi đó, bạn sẽ tự hỏi: “không biết bao lâu nay niềm vui trong cuộc sông của ta là gì nhỉ?” Và khi cuộc sống của bạn diễn ra êm á, tốt đẹp, bạn sẽ có tinh thần tập trung và thảnh thơi suy nghĩ về những dự án

cuộc đời mà bạn biết mình có khả năng thực hiện tốt

*#Bài học và liên hệ ban than

Hãy học cách hân hoan, vui mừng với những thành quả đạt được và tạo ra sự

cân băng giữa công việc, gia đình, bạn bè và những thú vui đời thường của bản thân Nếu như bạn không cân băng được những giá trị cốt lõi của đời sống, bạn sẽ không bao giờ cảm thấy mình hạnh phúc và thực sự sông Gandhi từng nói: “Con người đừng để rơi vào tình trạng: không thể làm tốt một lĩnh vực trong cuộc sống, nhưng lại mat quá nhiều thời gian để làm sai trong một lĩnh vực khác Cuộc sống là một tổng thể không thể chia cắt được”

2.2.2 Bài thực hành số 2

Một buổi sáng, cô hiệu trưởng gặp toàn thể học sinh trong căn phòng lớn và thông báo: “Hôm nay chúng ta sẽ tiễn hành một thí nghiệm mới” Cô giơ cao hai cây thường xuân bé xíu đựng trong hai cải chậu con giống hệt nhau “Chúng ta có hai cây cơn Trông chúng hệt nhự nhau, phải không?” Tất cả bọn trẻ, tò mò nhìn vào hai chậu cây, đồng thanh đáp: “Dạ phải” “Chúng ta sẽ nuôi dưỡng hai cây con này với cùng chế độ ánh sáng, cùng chế độ tưới nước, nhưng với sự chăm sóc khác nhau” Cô nói tiếp: “Chúng ta sẽ theo dõi xem, điều gì sẽ xảy ra khi đặt một cây trong nhà bếp, cách xa chúng ta, và một cây ngay tại đây, trong phòng này, trên lò sưởi ”

Sau khi đặt một chậu lên mép lò sưởi, cô hiệu trưởng dat bọn trẻ vào bếp, đặt

Trang 11

còn cái cây trong bếp thì sao?” Cô hiệu trưởng mừm cười thích thú: “Ching ta sé dùng cây ấy làm cây “đối chứng” trong thí nghiệm tuyệt vời của chúng ta Theo các em, chúng ta sẽ làm gì? `”

“Chúng ta sẽ không nói chuyện với nó? ” “Đúng, dù chỉ là một lời thì thâm ”

“Chúng ta sẽ không gửi cho nó lời chúc tốt đẹp nào?” “Dung Và chúng ta xem chuyện gì sẽ xảy ra ”

Bốn tuân sau, mắt của tôi cũng mở to ngạc nhiên y như bọn trẻ Cây thường xuân trong nhà bếp yếu ớt, mảnh khánh và chang lớn được tí nào Còn chậu cây đặt trong phòng lớn, được bao bọc bởi những lời yêu thương êm dịu, được bọn trẻ hát cho nghe mỗi ngày, đã lớn gấp ba với những chiếc lá biếc xanh tràn đầy nhựa sống Để chứng mình kết quả cuộc thí nghiệm và cũng để lau khô những giọt nước mắt của những đứa trẻ nhạy cảm, lo lắng cho số phận của cây thường xuân kia, cô hiệu trưởng giải thoát cho chậu cây thứ hai khỏi cảnh lẻ loi trong bếp và mang nó đặt trong phòng

lớn, bên cạnh chậu cây thứ nhất

Ba tuân sau, chậu cây thứ hai đã bắt kịp chậu cây thứ nhất Bốn tuần sau, chúng cùng lớn mạnh như nhau Tôi ghỉ nhớ mãi bài học này và tự đúc kết cho mình cấu kết luận: Không ai, không vật gì lớn lên được nếu không có tình yêu

(Lắng nghe điều bình thường, Nhiều tác giả, NXB Trẻ, 2005) HUONG DAN ĐỌC HIỂU

* Trước khi đọc văn bản:

Hãy đọc lướt qua nguôn trích dẫn, tìm kiếm các ý chính sau đó tự trả lời các câu hỏi:

Câu chuyện này diễn ra ở đâu, các nhân vật là ai? Đáy là câu chuyện thực hay tưởng tượng?

Tại sao tôi lại đọc nó?

Tôi có thể dự đoán được những gì? * Trong khi đọc văn bản:

Đọc và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?

Trang 12

Câu 2 Sự khác biệt giữa cây thường xuân được đặt trong nhà bếp và cây thường xuân được đặt trong phòng học cạnh các bạn học sinh Nguyên nhân nào dan

đến sự khác biệt trong thi nghiệm đó?

Câu 3 Anh/ Chị có tin rằng những cái cây có thể nghe được lời thì thâm,

những bài hát của cac ban hoc sinh? Vi sao?

Câu 4 Từ câu chuyện của hai cái cây, anh/ chị có thể rút ra bài học gì cho mỗi

chúng ta trong cuộc sống?

* Sau khi đọc văn bản:

Suy nghĩ của anh/ chị về thong diép duoc nhac đến trong văn bản: K?”ông ai, không vật gì lớn lên được nếu không có tình yêu

BÀI LÀM * Trước khi đọc văn bản:

Câu chuyện diễn ra trong lớp học, ở một giờ thí nghiệm sinh học

Đây là câu chuyện có thể có thực được kể lại nhăm truyền tải một thông điệp

nào đó

Đây là một thí nghiệm thông thường mà học sinh đã thực hiện trên lớp Vậy

điều gì bất ngờ, khác thường trong câu chuyện này Có lẽ thông điệp năm 6 phan kết thúc của câu chuyện

* Trong khi đọc văn bản:

Câu 1 Phương thức biểu đạt: tự sự

Câu 2 Cây thường xuân đặt trong bếp yếu ớt, mảnh khánh và chăng lớn được tí nào Cây đặt trong phòng lớn được chăm sóc, yêu thương lớn gấp ba, với những chiếc la biéc xanh tran day nhựa sông

Nguyên nhân quan trọng không phải bởi ánh sáng, nước hay phân bón ma là do

sự chăm sóc khác nhau

Câu 3 Học sinh có thể đưa ra những suy luận của riêng mình:

- Các loại thực vật cũng có khả năng giao tiếp, khi sống trong một môi trường tích cực sẽ phát triển tốt hơn

Trang 13

- Do ý chí chủ quan của con người luôn yêu quý và muốn cây phát triển nên có

thể dành nhiều sự chăm sóc hơn

Cau 4 Bài học từ nội dung câu chuyện:

- Con người nhất là những đứa trẻ rất cần sự chăm sóc, ân cần bảo ban, dành tình yêu thương để các em có thể lớn khôn

- Không ngừng trao đi yêu thương cho người thân, bạn bè

* Sau khi đọc văn bản: Suy nghĩ của anh/ chị về thông điệp được nhặc đến trong văn bản: Không ai, không vật gì lớn lên được nếu không có tình yêu

Gợi ý: * Giải thích

Tình yêu thương là một điều cần thiết đề cuộc sống và những mối quan hệ trong xã hội trở nên tốt đẹp hơn Tình yêu thương là sự đùm bọc chở che găn kết giữa con ñĐƯỜI VỚI COn người

* Phân tích, chứng minh

Tôi có thể cùng một lúc yêu thương chính mình, gia đình mình, yêu thương mọi người, yêu mục đích của tôi và yêu cả thể giới này Nhân ái làm cho ta đồng cảm sẻ

chia với những số phận bất hạnh, làm thay đối những mảnh đời cơ cực, biến cái xâu

xa thành lương thiện Con người sẽ thấy tâm hồn minh trở nên phong phú tràn đầy nhiệt huyết khi được cho và nhận tình yêu thương Khi lời nói của tôi mang đến hoa hồng thay vì gai nhọn, tôi tạo nên một thể giới tốt đẹp hơn Còn trong câu chuyện Người ăn xin của Tuốc - ghê - nhép, cậu bé không có tiền nhưng trao đi cả tâm lòng Người ăn xin nhận được biết bao đồng cảm, thấu hiểu

* Bình luận

Trong xã hội hiện đại, câu chuyện MC Phan Anh kêu gọi giúp đỡ đồng bào miền Trung lũ lụt, ca sĩ Mỹ Tâm dừng lại để hát ủng hộ một ca sĩ tật nguyễn trong đêm giáng sinh là những tâm gương sáng về lòng nhân ái

* Bài học và liên hệ bản thân

Khi ta cảm thây lòng mình rộng mở sẵn sàng ân cần cảm thông, ta sẽ thật dễ dàng để yêu thương Hãy xóa bỏ sự ích kỉ, hẹp hòi, hòa giải những hận thù và gửi tình yêu thương Hãy bién những trái tim chai sạn, trái tim nhỏ nhen thành những trái tim nhân hậu trái tim quảng đại

Trang 14

2.2.3 Bài thực hành số 3

Sự quen thuộc thường làm cho ta không thấy đặng những cải hay đẹp của chỗ ta ở hằng ngày Kẻ ngoại bang đến xử ta, thấy biết bao nhiêu là việc lạ mà chính ta không dè Ta phải phản động ngay với những thái độ tiêu cực ấy: hãy xem xét chung quanh ta với cặp mắt của người xứ lạ Ta sẽ thấy, đời ta sẽ đổi khác với nhiễu tư tưởng mà xưa nay ta chưa từng có Thành kiến, cũng làm cho tai ta lãng, mắt ta lờ

Khoa học dạy ta: nước lạnh đặc lại thì bớt thé voc cua no ẩi Ta tin như vậy, nhưng có

máy ai chịu để ý quan sát tại sao máy thùng nước đây bề đi khi nước đặc lại không? Ta phải dé cho trì thức ta bao giờ cũng tỉnh mình Đừng để cho những thành kiến, những thói quen ấy làm cho đê mê Chẳng phải tập cho giác quan ta luôn luôn tỉnh táo mà thôi, ta cần phải làm cho nó biết khao khát sự nhận thức mới đặng Biết quan sát tức là biết cật vấn, bắt kì đối với người hay vật Đừng để trong trí rằng dưới đời không còn có gì mới lạ cả, và cải cho gọi là mới lạ, đều đã có rồi, không cần phải quan sát thêm làm gì nữa Không! Bất kì là sự gì, vật gì đối với ta, phải là một sự vật

mới lạ đề nghiên cứu, dé học hỏi

(Óc sáng suối, Thu Giang Nguyễn Duy Cần, NXB Trẻ, 2011) * Trước khi đọc văn bản:

Hãy đọc lướt nguồn trích dẫn, câu chủ đề, sau đó trả lời các câu hỏi:

Văn bản bàn về vấn đề gì?

Thái độ của tác giả đối với vấn đê đó? Bài viết hướng đến đối tượng nào? Tơi có thể dự đốn được những gì? * Trong khi đọc văn bản:

Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi:

Cau 1 7ao rác lập luận chính của văn bản

Câu 2 Tại sao tác giả lại cho rằng: Sự quen thuộc thường làm cho ta không thấy đặng những cái hay đẹp của chỗ ta ở hằng ngày

Câu 3 Tác giả đã chỉ ra những tác hại nào của thành kiến Lời khuyên nào của tác giả dành cho bạn trẻ đương thời?

Trang 15

* Sau khi doc van ban:

Hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ về thông diép trong doan trich: Bat ki

su gi, vat gi đối với ta, phải là một sự mới lạ để nghiên cứu, đề học hỏi

BÀI LÀM * Trước khi đọc văn bản:

Văn bản không có tiêu dé, néu quan sát và đọc lướt câu chủ đề của từng đoạn có thể đoán đoạn văn bản bàn về sự quen thuộc, thành kiến trong cuộc sống nói chung và trong học tập nói riêng

Thái độ của tác giả: phê phán lỗi sống nhiều thành kiến, chỉ quanh quần với cái quen thuộc

Tác giả hướng đến những người dân đương thời còn lạc hậu, chưa có nhận thức

khoa học đặc biệt là thế hệ trẻ

Tôi không biết liệu đây có phải là một thông điệp cũ kĩ Liệu nó có còn phù hợp

với thời đại mới

* Trong khi đọc văn bản:

Cau 1 Thao tac lap luận: bác bỏ

Câu 2 - Sự quen thuộc là lặp đi lặp lại, thường thấy hằng ngày, xung quanh tạo nên sự nhàm chán làm ta bỏ qua hoặc phớt lờ không thây dù nó có ích

- Không gây được sự tò mò tìm hiểu, khám phá và sáng tạo

- Không khơi gợi sự quan sát nên khong thay được cái đẹp, cái hay của

sự vật

Câu 3 Theo tác giả, tác hại của thành kiến: - Làm cho tai ta lãng, mặt ta mờ

- Những thói quen đó làm ta đê mê Lời khuyên của tác giả:

- Phải biết khao khát sự nhận thức

- Biết quan sát, biết cật vân ngay cả những cái quen thuộc

Câu 4 Những lời khuyên đó vẫn còn ý nghĩa trong nghiên cứu và học tập hiện

nay Vì những cái mới sẽ trở thành cái cũ; khoa học thời đại nào cũng cần sự quan sát,

sáng tạo Học tập phải đi liền với liên hệ thực tế mới khắc sâu kiến thức Học sinh có thể tự đưa ra chia sẻ của mình Dưới đây là một vài gợi ý:

Trang 16

- Quan sát phải luôn đi liên với đặt câu hỏi đê truy tìm nguôn gôc, căn nguyên của vân đê

- Phải luôn tỉnh táo để không bị chi phối bởi thành kiến và những thói quen xưa * Sau khi đọc văn bản: Hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ về thông

điệp trong đoạn trích: Bất kì sự øì, vật gì đổi với ta, phải là một sự mới lạ dé nghién cứu, để học hỏi

Gợi ý: * Giải thích

Quan sát, khám phá sẽ nhìn thây điểm mới của một sự vật hiện tượng Đó cũng

là một trong những phẩm chất đáng quý của con người, cho thấy con người đang suy nghĩ, tồn tại, khao khát học hỏi và năng động, là cơ sở để tạo nên hứng thú và sáng

tạo

* Phân tích, chứng minh

Nhìn sự vật hiện tượng băng con mắt mới luôn cần thiết đối với mọi công việc, mọi nơi và sáng tạo thực chất cũng chính là học kết hợp với hành Điều đó còn cho

thây khả năng về trí tuệ con người là không có giới hạn, rất đáng khâm phục Có rất nhiều tâm gương sáng tạo, cải tiến kĩ thuật từ những cái cũ, có sẵn, như cậu học sinh chế tạo bàn tay robot cho người tàn tật, nhà chống lũ cho đồng bào miền Trung, phần mêm nhận diện ngôn ngữ dành cho người khiếm thính Một nhà văn dùng điểm mới của mình để khám phá đề tài đã cũ giống như nhà thám hiểm không phải khai phá ra mảnh đất mới mà là đi trên con đường mới Tất cả đều gdp phan làm nên sự lớn mạnh

khối tri thức của nhân loại

* Bình luận

Cần phê phán những con người sông thụ động, ý lại, lười suy nghĩ, thích hưởng

thu Su hoc không do quan sát, quan sát không tạo ra cái mới thì sự học thật vô ích

Trong lao động thiếu quan sát sẽ thành ra lí thuyết giáo điều, áp dụng rập khuôn, máy móc Trong cuộc sông có thể là bệnh quan liêu xa rời thực tế vô tình tạo nên những điều bất hợp lí khi vận dụng

Trang 17

Sự sáng tạo không nhất thiết phải là một điều hoàn toàn mới mẻ, đó có thể bắt nguôn từ những điều gần gũi trong cuộc sông mà ta quan sát được Hãy nhìn sự vật ở nhiều khía cạnh hơn để thây được ở đó những bài học Khả năng học hỏi quan sát đều có ở mỗi người, vì vậy, cần phải đánh thức nó băng những suy nghĩ, việc làm cụ thể (dù nhỏ nhất) vì: “Sống trên đời là để ghi lại dấu ấn ”

2.2.4 Bài thực hành số 4

Ta phải luyện tư cách và muốn vậy, phải rèn luyện nghị lực Một tư cách cao là một quyên lực mạnh Một em nhỏ có tư cách cũng làm cho người lớn kiêng nể

Đã sử Hi Lạp ghi truyện ristagoras đem vàng bạc lại dáng vua xứ Sparte là Cléomène để xin giúp y quân đội chiếm một xứ láng giêng Lúc đó, một đứa con gái của nhà vua, mới sáu tuổi, ngồi chơi rong phòng, Aristagoras muốn đuổi em đó ra sân chơi để dễ nói chuyện Nhà vua không ưng Em bé nghe được hết, không hiểu gì

cả, nhưng thấy cha có vẻ bối rồi bèn nắm tay cha kéo ra ngoài, bảo: “Thôi, đi ra ba,

người này muốn ép cha làm việc xấu đấy” Nhà vua nghe lời con mà tránh được một hành vi làm ton thương danh dự của quốc gia và của mình Em nhỏ đó đã thắng được một người lớn là Aristagoras và làm cho cả xứ Sparte than phuc

Có tư cách như vậy thì ai mà không trọng, ở trong nghịch cảnh nào mà không có người quý?

Không có vốn sẽ có người bỏ vốn cho làm ăn, không biết việc sẽ có người chỉ bảo cho học tập, và lo gì không thành công, không có của cải và danh vọng?

Xã hội thời nào cũng tìm kiếm những người chính trực, trong sạch, không đem bán đấu giá lương tâm của mình, những người biết trọng sự thực và danh dự đáng được tin cậy, không ngại khó nhọc mà chịu kiên nhân, không trông ở sự may mắn mà

biẾt tạo lấy su may Muốn có một tư cách như vậy phải có nghị lực, nên việc đầu tiên

trong sự tu thân là rèn nghị lực Bạn bảo: - Tôi cũng biết vậy Nhưng muốn rèn nghị

lực phải có một chút nghị lực đã, mà tôi thiếu hẳn nghị lực

(Rèn nghị lực để lập thân, Nguyễn Hiến Lê, NXB Văn hóa - Thông tin) HUONG DAN ĐỌC HIỂU

* Trước khi đọc văn bản:

Hãy đọc lướt qua tiêu dé, nguôn trích dẫn, câu chủ đề, phân chia bố cục các đoạn sau đó trả lời các câu hỏi:

Trang 18

Nguồn trích dan cho biết tác giả đang bàn về van dé gi? Thái độ của tác giả đối với vấn đê đó?

Bài viết hướng đến đối tượng nào? Tôi có thể dự đoán được những gì? * Trong khi đọc văn bản:

Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 Theo tác giả “tư cách”có phụ thuộc vào tuổi tác hay quyên lực không? Câu 2 Anh/ Chị hiểu “tư cách” được tác giả nhắc đến trong văn bản là gì? Câu 3 Tại sao tac gia lai cho rang: “Ta phải luyện tư cách và muốn vậy, phải

rèn luyện nghị lực”

Câu 4 Câu chuyện về em bé trong văn bản đã gửi gắm tới chúng ta thông điệp ý nghĩa nào?

* Sau khi đọc văn bản:

Hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ về thông điệp trong đoạn trích: “Ä⁄Zó

tư cách cao là một quyền lực mạnh `

BÀI LÀM * Trước khi đọc văn bản:

Văn bản không có tiêu đề Nếu quan sát và đọc lướt câu chủ đề của từng đoạn cũng như nguôn trích dẫn có thể đoạn văn bản bàn về tư cách và nghị lực

Thái độ của tác giả: phê phán những người thiếu tư cách, thiểu nghị lực

Tôi chưa thực sự hiểu khái niệm tư cách và nghị lực vì thế nên tôi phải đọc kĩ

văn bản này Tôi hi vọng tác giả sẽ dẫn ra một số tắm gương hay câu chuyện để tôi hiéu hon về mối quan hệ giữa tư cách và nghị lực

*Trong khi doc van ban:

Câu 1 Theo tac gia “tu cach” không phụ thuộc vảo tuổi tác hay quyền lực Bởi vì một tư cách cao làm nên một quyên lực mạnh nhưng không có nghĩa ngược lại Và một đứa trẻ có tư cách cũng khiến người lớn phải kiêng nể

Câu 2 “Tư cách” trong văn bản được tác giả hiểu là những phẩm chất làm nên giá trị đạo đức của con người như chính trực, trong sạch, có lương tâm, trọng sự thực và danh dự, kiên nhẫn, tạo sự may mãn

Trang 19

Tư cách được hiểu như những phẩm chất cao đẹp và trong sạch Muốn tu luyện được điều đó bạn phải vượt qua những cám dỗ của hoàn cảnh, chiến thăng cái ác trong bạn, dám đâu tranh chống lại cái xâu để đứng về phe cái thiện Điều đó không phải ai cũng đủ dũng khí, đủ nghị lực để làm được

Câu 4 Học sinh có thể nêu ra một trong những thông điệp ý nghĩ từ câu chuyện của cô bé:

- Tuổi trẻ cũng có thể được người lớn tôn trọng nếu đứng về phía lẽ phải

- Bạn sẽ luôn được lang nghe nêu điều bạn nói vi người khác, vì lợi ích của

cộng đồng

- Bạn cần có nghị lực mới đứng lên chống lại cái ác, cái xấu

* Sau khi đọc văn bản:

Hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ về thông điệp trong đoạn trích: “Ä⁄Zó

tư cách cao là một quyền lực mạnh `

Gợi ý: * Giải thích

Tư cách là một vị trí, chỗ đứng trong lòng người khác, để thực hiện một chức năng xã hội nào đó Khi bạn thực hiện bat ki công việc hay lời nói nào tức là bạn đang

đại diện cho chính nhân cách của mình Bạn có là người “tử tế” thì tiếng nói mới có trọng lượng, hành động “tử tế” mới được tin tưởng và lắng nghe Tư cách làm nên quyên lực chứ không phải quyền lực làm nên tư cách

*Phân tích, chứng minh

Quyền lực có thể ra lệnh cho người khác nhưng nếu đó là yêu cầu ép buộc hay bất chính thì cho dù có đồng ý cũng là sự gượng ép Quyên lực chỉ dành cho người bề

trên nói với người bề dưới Còn tư cách đại diện cho lòng tốt, sự chân chính thì dù bạn

là ai cũng được coi trọng Đó có thể là một cậu bé đánh giày, là một cụ bà ăn xin hay một cậu học trò nghèo Chúng ta ai cũng biết đến nhà giáo Chu Văn An vốn là người thăng thăn, nghiêm trực, có uy tín cao Ông đã đũng cảm dâng sớ xin chém bảy ninh thần nhưng không được lắng nghe nên đã cáo quan về ở ân Hay câu chuyện trong văn học về một Huấn Cao - con người có thiên lương trong sáng đã gửi gắm lời khuyên dành cho viên quản ngục Những tư cách ây xứng đáng được trân trọng

* Bình luận

Trang 20

Trước khi muốn người khác coi trọng mình thì bản thân phải tự coi trọng mình băng việc kiểm soát từng lời ăn tiếng nói, lối ứng xử sao cho có văn hóa Muốn khuyên người khác thì mình phải làm được, muốn chỉ trích hay phê bình người khác thì mình phải có thành tựu hơn thế Điều đáng sợ nhất là có những ngừoi lấy tư cách cái thiện để chỉ trích cái xấu, đội lốt nhân cách để lên tiếng rao giảng đạo đức

*#Bài học và liên hệ ban than

Nguyễn Du từng gửi gắm triết lí sâu sắc răng: “Thiện căn ở tại lòng ta/ Chữ tâm

kia mới băng ba chữ tài” Dù bạn tài năng như thế nào, dù bạn ở vị trí ra sao bạn vẫn

phải không ngừng hoàn thiện tư cách của mình Hãy sống và làm việc với trọn vẹn cái tâm trong sáng của mình và không ngừng trao đi giá trị Con người không ai hoàn thiện nhưng chỉ cần có tư cách nếu không may mặc lỗi sẽ được mọi người nhìn nhận bỏ qua

2.2.5 Bài thực hành số 5

Mục đích cuộc đời là dưỡng tầm

Chắc các bạn cũng giống như tôi, thời trẻ ai cũng vẽ ra hình ảnh lí tưởng cho cuộc đời mình: nào là “mình sẽ sống thé nay”, nào là “mình sẽ thành người thé kia (rong tương lại ”

Với tôi, khi đang là sinh viên Đại học Kagoshima, tôi mong muốn trở thành chuyên gia kĩ thuật hàng đầu Và tôi cũng đã từng mơ nhận được giải Nobel cho những phát mình tuyệt vời

Kế từ khi lập công ty Kyocera, tôi luôn nỗ lực và bằng mọi cách biến nó thành một công ty tâm cỡ, điều kiện làm việc tốt và mọi người đêu hăng say lao động Thật may mắn, tôi đã gặt hái thành công trên cả hai phương diện là chuyên gia kĩ thuật và doanh nhân

Tuy nhiên, đến một lúc nào đó thì tôi cũng sẽ từ giã cõi đời Con người không thé mang theo được chút gì sang thế giới bên kia Công ty Kyocena sẽ ra sao?Công fy KDDI sẽ ra sao? Tổ chức Quỹ Inamori sẽ ra sao? Tát cả những thứ tôi phải vất vả tự lập sẽ ra sao? Vì cái gì mà tôi làm việc hết mình như vậy?

Mục đích của cuộc đời là gì? Như tôi đã nhiều lần đề cập, mục đích cuộc đời

Trang 21

phai nhằm mục đích có được địa vị, danh tiếng, tiền bạc Và việc đó cũng phù hợp với

ý chí của vũ trụ mà tôi đã nói tới khi nấy

Chỉ riêng việc được sống trên thế gian này đã không phải là ý chí của bản thân tôi Và trong cuộc đời dài hơn 70 năm qua, tôi gặp biết bao hoạn nạn cũng như được

hưởng biết bao hạnh phúc Một lần nữa tôi nhận thấy, mục đích của cuộc đời tôi là đối đầu với thứ thách, nuôi dưỡng tâm hôn, làm tâm hôn thêm cao thượng

(Ước mơ của bạn nhát định thành hiện thực, Inamori Kazuo, NXB Trẻ, 2006) HUONG DAN ĐỌC HIỂU

* Trước khi đọc văn bản:

Hãy đọc lướt qua nhan đề, nguôn trích dẫn, câu chủ đề, phân chia bố cục các đoạn, sau đó tự trả lời các câu hỏi:

Đọc lướt và đưa ra dự đoán tác giả đang bàn về vấn đề gì? Thái độ của tác giả đối với vấn đê đó?

Tôi đã biết gì về vấn đề đó?

Tôi có thể dự đoán được những gì? * Trong khi đọc văn bản:

Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 Phương thức biểu đạt của văn bản trên là gì?

Câu 2 Tác giả chia sẻ quan niệm của mình như thế nào về địa vị, danh tiếng va

tiền bạc trong cuộc đời?

Cầu 3 Mục đích cuộc đời của tác giả thực sự hướng tới là gì? Anh/ Chị có suy nghĩ gì về mục đích đó?

Câu 4 Hình ảnh lí tưởng của cuộc đời bạn như thế nào? Hãy chia sẻ điều đó * Sau khi đọc văn bản:

Hãy suy nghĩ và chia sẻ những bài học anh/ chị nhận được khi tự hỏi: vì cdi gi mà tôi làm việc hết mình như vậy?

BÀI LÀM *TIrước khi đọc văn ban:

Nhan đề mục đích cuộc đời là dưỡng tâm không mang tính chất tranh luận mà

thiên vê chia sẻ nhiêu hơn

Trang 22

Tôi thây thể loại của văn bản là tự truyện, tác giả chia sẻ về cuộc đời qua đó thê hiện quan điểm triết lí về cuộc đời

Tôi hi vọng triết lí về mục đích sống mà tác giả chia sẻ sẽ tạo nên sự lan tỏa,

tạo sức ảnh hưởng tới nhiều người Tôi muốn đọc để bổ sung cho mục đích cuộc đời mình làm hình ảnh của mình trong tương lai sẽ hoàn thiện hơn

* Trong khi đọc văn bản:

Cau 1 Phương thức biểu đạt: biểu cảm và nghị luận

Cau 2 Tác giả dành cả cuộc đời phân dau dé có được địa vị, danh tiếng và tiền

bạc Nhưng đó không phải là mục đích của cuộc đời ông Đó là những thứ mà không ai có thể mang qua thế giới bên kia sau khi từ giã cõi đời

Cầu 3 Mục đích cuộc đời thực sự mà tác giả hướng tới là dưỡng tâm - đối đầu với thử thách, nuôi dưỡng tâm hồn, làm tâm hồn thêm cao thượng

Đó là sự đúc kết sau hành trình cuộc đời trải qua nhiều đau khổ và hạnh phúc của chính tác giả Một tâm hồn cao thượng có thể góp phần làm nên thành công và giúp ông vượt qua những thử thách, khó khăn của cuộc đời Điều đó làm nên giá trị

của sự tồn tại mỗi người trong cuộc đời, nhờ nó mà ta vượt qua những cám dỗ phù phiém

Câu 4 Học sinh có thể chia sẽ suy nghĩ riêng của ban than:

- Trở thành người thành công có học thức, với công việc mơ ước, được nhiều

người ngưỡng nộ

- Trở thành một người giá trỊ, được mọi người trân trọng và luôn trao di gia tri

cần thiết cho mọi người *Sau khi đọc văn bản:

Hãy suy nghĩ và chia sẽ những bài học anh/ chị nhận được khi tự hỏi: Vì cái gì mà tôi làm việc hết mình như vây?

Gợi ý: * Giải thích

Làm việc hết mình là nỗ lực tối đa, dành toàn bộ thời gian, công sức thậm chí tiền bạc để thực hiện công việc và đam mê của mình Chỉ đến khi nỗ lực hết mình để

theo đuổi mục tiêu, con người mới thấy hết lòng nhiệt tình với công việc, mới phát

Trang 23

người thành công trên thế giới khi họ đã có tiền bạc và đanh vọng, họ vẫn đang miệt mài làm việc, vậy họ làm việc hết mình như vậy là vì cái gì?

* Phân tích, chứng minh

Quả thực, chính niềm đam mê muốn tự làm việc đã thúc day ho công hiến hết

sức mình cho công việc, mà không đơn thuần vì danh lợi Thậm chí, ngay cả khi họ có

thể điều khiển được cuộc sống, họ cũng không từ bỏ công việc Một số nhà tâm lí học phát hiện, khi tiền bạc nhiều đến một mức độ nhất định nó sẽ không còn sức mê hoặc

con người nữa Cuộc sống không đơn giản là sự tôn tại, con người còn có những ham muốn cao hơn Trong đó, mong muốn tự mình làm việc ở mức độ cao nhất, cho con

người ta động lực mạnh mẽ nhất Khi một người làm việc mà anh ta thích, đồng thời

công việc đó cũng phù hợp với anh ta, anh ta có thể phát huy khả năng của mình một cách tốt nhất

* Bình luận

Chúng ta hãy nghĩ răng, tiền bạc chắng qua cũng chỉ là một loại báo đáp, cái mà chúng ta thu được từ lao động là khả năng hoàn thiện bản thân, vì thể hãy giữ một thái

độ tích cực khi làm việc Những tư tưởng tiêu cực sẽ kìm hãm khả năng phát huy tiềm lực bản thân, làm chúng ta mat di động lực làm việc và sự tự tin, làm tuột khỏi tay

chúng ta nhiều cơ hội quý giá, kéo chúng ta ra xa cái đích của thành công *#Bài học và liên hệ ban than

Lòng nhiệt tình là nhiên liệu cần thiết phải được chuẩn bị tốt cho ước mơ cất cánh Loại nhiên liệu này một khi đã được nhóm lên sẽ tăng thêm năng lượng cho bạn

bay cao hơn Từ trước đến nay, lòng nhiệt tình luôn là động lực thúc đây những nhân

vật kiệt xuất của thế giới, đưa họ lên đỉnh cao những lĩnh vực họ đam mê, tất nhiên

cũng thúc đây xã hội phát triển Hãy để lòng nhiệt tình giúp bạn thực hiện những việc vĩ đại ấy

Thành công trên con đường học vấn không chỉ ở sự nhiệt tình của người dẫn đường mà rất cần ở sự nỗ lực của người đi đường Những bài tập trên đây như một vải gợi ý nhăm giúp cho học sinh, nhất là học sinh lớp 12 biết chuyển hóa kĩ năng doc hiểu văn bản thành năng lực thật sự của bản thân Làm được điều đó chắc chăn các em

sẽ tự tin trong học tập cũng như trong cuộc sông

Ngày đăng: 29/12/2023, 03:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w