1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiết 7,8ÔN TẬP VỀ CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ doc

5 1,3K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 150,77 KB

Nội dung

Kiến thức: - Củng cố kiến thức về phép so sánh, nhân hóa, các kiểu so sánh, nhân hóa.. - Tác dụng của phép so sánh, nhân hóa.. - So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật , sự

Trang 1

Tiết 7,8 ÔN TẬP VỀ CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ

A Mục tiêu bài học

Qua bài này Hs cần đạt được:

1 Kiến thức:

- Củng cố kiến thức về phép so sánh, nhân hóa, các kiểu so sánh, nhân hóa

- Tác dụng của phép so sánh, nhân hóa

2 Kĩ năng

- Nhận biết và phân tích được giá trị của phép tu từ so sánh, nhân hóa

3 Thái độ:

- Có ý thức vận dụng phép so sánh , nhân hóa trong khi nói và viết, đặc biệt trong các bài viết văn

B Chuẩn bị

- Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài

- Học sinh: Ôn tập

C Tổ chức các hoạt động của giáo viên và học sinh

* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.(Lồng trong bài)

* Hoạt động 2: Giới thiệu bài

* Hoạt động 3: Bài mới

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt

Trang 2

? Thế nào là so sánh Lấy ví dụ

? Cấu tạo đầy đủ của phép so sánh

gồm các yếu tố nào?

? Có mấy kiểu so sánh

? So sánh có tác dụng gì

? So sánh có tác dụng gì trong văn

miêu tả ?

I Hệ thống kiến thức cơ bản

1 So sánh

- So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự

vật , sự việc khác có nét tương đồng để làm

tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt

Ví dụ Rừng đước dựng lên cao ngất như một dãy tường thành vô tận

- Cấu tạo của phép tu từ so sánh đầy đủ : Gồm 4 yếu tố sau: sự vật được so sánh, phương diện so sánh, từ so sánh, sự vật dùng để so sánh

- Có 2 kiểu so sánh:So sánh ngang bằng.So sánh không ngang bằng

- Tác dụng: Vừa có tác dụng gợi hình, giúp cho việc miêu tả vật, sự việc được cụ thể sinh động hấp dẫn.,vừa có tác dụng biểu hiện tư tưởng tình cảm sâu sắc

- Đối với miêu tả sự vật, sự việc: so sánh tạo hình ảnh cụ thể, sinh động

- Đối với việc thể hiện tư tưởng , tình cảm người viết : Tạo lối nói hàm súc

Trang 3

? Nhân hóa là gì? Đặt một câu có

sử dụng phép tu từ nhân hóa

? Nêu các kiểu nhân hóa

Học sinh tìm 4 phép so sánh

2.Nhân hoá:

- Nhân hoá là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ

vật bằng những từ ngữ vốn dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật,cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ ,tình cảm của con người

*Ví dụ: Trâu ơi, ta bảo trâu này

- Có 3 kiểu nhân hoá:

+Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật

+Dùng những từ vốn chỉ hoạt động tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật +Trò chuyện,xưng hô với vật như đối với người

+Tác dụng của phép nhân hóa: Làm cho lời thơ,lời văn có tính biểu cảm cao

II Luyện tập

Bài 1: trang 43 Tìm phép so sánh

- Dượng Hương Thư như pho tượng đồng đúc hiệp sĩ của Tây Sơn

Trang 4

Lớp nhận xét bổ sung

Học sinh trình bày hình ảnh so

sánh em thích

Học sinh đọc bài tập trao đổi

Tìm phép so sánh

Cả lớp nhận xét bổ sung

Giáo viên chốt

 miêu tả cụ thể sinh động vẻ đẹp con người lao động rắn chắc, khoẻ mạnh gân guốc và đầy

hào hùng, dũng mãnh trước thiên nhiên.Bài 2:

Viết đoạn văn Sử dụng phép so sánh

Và phép nhân hóa

Bài 2 Tìm và phân tích loại phép so sánh

a) Việt Nam đất nước ta ơi Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

b) Ta đi tới trên đường ta bước tiếp Rắn như thép, vững như đồng Đội ngũ ta trùng trùng điệp điệp Cao như núi, dài như sông

Chí ta lớn như biển đông trước mặt c) Đất nước

Của những người con gái con trai Đẹp như hoa hồng cứng hơn sắt thép

* Phân tích tác dụng của phép so sánh a) Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

So sánh không ngang bằng

Trang 5

b) Rắn như thép ngang bằng Vững như đồng

Đội ngũ cao như núi, dài như sông  ngang bằng

c) Đẹp như hoa hồng  ngang bằng

Cứng hơn sắt thép  không ngang bằng

D Hướng dẫn các hoạt động nối tiếp:

- Về nhà nắm chắc kiến thức về so sánh, nhân hóa

- Chuẩn bị bài ẩn dụ, hoán dụ

Ngày đăng: 22/06/2014, 12:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w